Hồ Hữu Tường


COVID-19 Update

☆ ☆ ☆ ☆ ⚟

Bản Đồ Cập Nhật Tình Hình COVID-19 Trên Thế Giới

Coronavirus COVID-19 Global Cases by the Center for Systems Science and Engineering (CSSE) at Johns Hopkins University (JHU)

Click đường link này: https://gisanddata.maps


COVID-19 Coronavirus Pandemic

Cases: 1,347,689; Deaths: 74,783; Recovered: 286,463
Last updated: April 07, 2020, 06:26 GMT

Click HERE: Coronavirus Info (https://www.worldometers.info)

Worlddometers Website: Worldometer is a reference website that provides counters and real-time statistics for diverse topics. It is owned and operated by a data company, Dadax, which generates revenue through online advertising. (Wikipedia)
Date launched: 29 January 2008

☆ ☆ ☆ ☆ ☆ ☆


Ho Huu Tuong
Hồ Hữu Tường,
© hsphuyen.com

Hồ Hữu Tường (1910-1980).


1. CON THẰN LẰN CHỌN NGHIỆP…

2. Hồ Hữu Tường (1910-1980)

3. ĐÔI NÉT VỀ HỒ HỮU TƯỜNG VÀ TIỂU THUYẾT PHI LẠC SANG TÀU

4. Văn học miền Nam 54-75 (529): Hồ Hữu Tường (kỳ 1)


CON THẰN LẰN CHỌN NGHIỆP…

HỒ HỮU TƯỜNG, BẬC THỨC GIẢ…. TÁC PHẨM CHẤT CAO HƠN CHIỀU CAO TÁC GIẢ !!

Source: © https://cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com

NNQ sưu tầm và post on Sep 25, 2020


1. Giữa một đường truông thăm thẳm, vắng vẻ và âm u, không một xóm nhà, ít người qua lại, có một cái am nhỏ. Am ấy mới cất, độ non ba năm thôi. Trong am, chỉ có một sư cụ già, thui thủi một mình, quanh năm chẳng được ai thăm viếng. Trước am, nơi giữa sân, chất sẵn một đống củi, vừa lớn, vừa cao ngất, củi sắp vuông vắn, thẳng thắn, dường như được săn sóc chẳng khác một vườn kiểng do một vị lão trưởng giả chăm nom.

Một hôm, trời đã tối rồi, nhà sư vừa lên đèn được một chặp, thì có hai người khách đến trước ngưỡng cửa, vái mà thưa rằng:

Bạch sư cụ, nhờ ngọn đèn dắt dẫn, chúng tôi mới dõi đến đây. Mong nhờ sư cụ cho tá túc một đêm, sáng mai chúng tôi sẽ lên đường.

Nhà sư ung dung, chắp tay đáp:

Mô Phật, cửa thiền bao giờ cũng mở rộng cho người lỡ bước.

Rồi dừng một phút, dường như để trấn tĩnh nỗi vui đương sôi nổi trong lòng, nhà sư tiếp:

− Ngót ba năm nay, tôi mở am nơi này, không được một ai đến viếng. Ngày nay là ngày ước nguyện, may được hai ngài quá bước, ghé nghỉ chân. Âu cũng là duyên trước…

Nói xong, nhà sư dọn cơm chay cho khách dùng, và câu chuyện không đề, vô tình dẫn khách đến câu hỏi:

Bạch sư cụ, chẳng hay sư cụ thích tụng kinh nào?

Vui sướng, vì như gặp bạn tri âm, nhà sư đáp:

Tôi quy y Phật pháp từ thuở bé, rừng thiền có thể nói rằng đã viếng khắp nơi. Cách ba năm nay, lòng huệ được mở ra… .Và từ ấy, tôi chỉ tụng kinh Di Lặc.

Một người khách hỏi: − Sư cụ có thể cho tôi biết duyên cớ vì sao chăng?

− Mô Phật. Chỉ có lời nói mà độ được người, tôi sao dám tiếc lời? Vậy tôi xin vui lòng nói cho hai ngài rõ. Bởi tôi đọc qua các kinh sách, thấy rằng Phật Thích Ca khi đắc đạo, có dạy: Hai ngàn năm trăm năm về sau, Phật pháp sẽ đến chỗ chi ly, ấy là hồi mạt pháp. Di Lặc sẽ xuống trần mà cứu độ chúng sanh và chỉnh đạo lại. Nay cũng đã gần đến kỳ hạn. Chắc là Phật Di Lặc đã xuống trần mà độ kẻ thành tâm tu hành. Bởi lẽ ấy tôi có nguyện tụng đủ một nghìn lần kinh Di Lặc. Nếu lời nguyện được y, ấy là tôi sẽ đắc đạo.

Người khách thứ hai hỏi:

Sư cụ đã tụng được bao nhiêu lần rồi?

− Đã được chín trăm chín mươi chín lần rồi. Bây giờ, chỉ còn lần thứ một nghìn; lần tụng của đêm nay. Chắc hai ngài trước có duyên lành, đêm nay đến mà chứng kiến tôi tụng lần thứ một nghìn ấy…

Đến đây, bữa cơm chay đã mãn. Khách mệt mỏi, xin ngả lưng. Nhà sư dọn dẹp trong am cho thanh khiết, rồi bước tới trước bàn Phật, khêu bấc đèn dầu, mở kinh ra mà khởi sự tụng. Tiếng tụng kinh chậm rãi, như nện vào không gian. Thỉnh thoảng một tiếng chuông ngân lên, đánh dấu chuỗi tiếng mõ dài đăng đẳng…

Con thằn lằn
Photo1 @ cuuhocsinhphuyen.com

2. Trước khi nhắm mắt ngủ, hai người khách còn trao đổi vài câu:

− Tội nghiệp thay cho sư cụ già, quá mê tín, mất sáng suốt, mà không giác ngộ. Phật pháp lập ra đã hai nghìn năm trăm năm về trước, tránh sao cho chẳng có chỗ lỗi thời. Nhận thấy chỗ lỗi thời, các môn đệ ắt phải lo tài bồi, phát triển mối đạo. Thế là có tư tưởng này, học thuyết nọ; rồi sanh ra môn ra phái. Ấy là nguồn gốc của sự chi ly. Nay rừng thiền đã hơn tám mươi bốn ngàn cội khác nhau, ấy là lẽ dĩ nhiên vậy.

− Tôi cũng đồng ý với anh về chỗ đó, và nghĩ thêm rằng:− Nếu bây giờ có một vị Di Lặc xuống trần, thì vị ấy có trọng trách cất nhắc Phật pháp cho kịp với mọi sự tiến hóa của mọi sự việc từ hơn hai nghìn năm nay. Và trách nhiệm của mỗi tín đồ của Phật là dọn mình cho sẵn, để đón rước cái Pháp mới sắp ra đời. Chớ mê mải trong việc gõ mõ tụng kinh, há chẳng phải là phụ lòng mong của Thích Ca chăng?

Lời nói của hai người khách giữa cái am vắng vẻ, không dè có kẻ trộm nghe. Kẻ nghe trộm này là một con thằn lằn, đến ở am khi am vừa mới dựng lên, và đã từng nghe 999 lần kinh, nên có linh giác, nghe được tiếng người, biết suy nghĩ và phán đoán. Câu phê bình của hai người khách đã giúp cho con thằn lằn giác ngộ. Nó vốn biết nguyện vọng của nhà sư: là hễ tụng xong lần thứ một nghìn, thì nhà sư sẽ lên giàn hỏa mà tự thiêu… Rồi nó nghĩ: nhà sư lòng còn mê tín, chưa được giác, phỏng có thiêu thân, thì làm sao nhập được Niết Bàn? Hay là ta tìm thế ngăn người, đừng để cho người thiêu thân, đợi chừng nào người được giác rồi sẽ hay?

Rồi con thằn lằn quyết định: Phải ngăn ngừa, đừng để nhà sư tụng xong lần thứ một nghìn. Nó nghĩ được một kế: Ấy là bò lên bàn Phật, đến dĩa đèn dầu, rán sức mà uống cạn dĩa dầu. Bấc sẽ lụn, đèn tắt, nhà sư không thấy chữ mà tụng nữa.

Một sức mầu nhiệm đã giúp cho con thằn lằn đạt được ý nguyện: chỉ trong một hơi mà dĩa dầu đã cạn: bộ kinh chỉ tụng được quá nửa mà thôi. Đèn tắt, nhà sư ngạc nhiên, nhưng nghĩ: hai người khách là kẻ phàm tục, không được duyên lành chứng giám việc đắc đạo của mình. Âu là xếp kinh, nghỉ, chờ ngày mai khách lên đường, sẽ tụng lần thứ một nghìn ấy.

Nhưng, sau đó đêm nào cũng vậy, buổi đọc kinh chưa xong mà đèn lại tắt đi. Nhà sư có lúc tính tụng kinh lần này vào khoảng ban ngày, nhưng nhớ lại khi xưa đã có lời nguyện tụng kinh vào lúc khuya, tĩnh mịch, nên không dám đổi.

Và một đêm kia, dằn lòng không được, tuy tụng kinh mà mắt chốc chốc nhìn lên dĩa dầu để xem sự thể do đâu, nhà sư bắt gặp con thằn lằn kê mỏ mà uống dầu. Nổi giận xung lên, nhà sư dừng gõ mõ, và mắng rằng:

Loài nghiệt súc! Té ra mi ngăn ngừa không cho ta được đắc đạo!

Rồi tay cầm dùi mõ, nhà sư nhắm ngay đầu con thằn lằn mà đập mạnh. Con thằn lằn bị đánh vỡ đầu, chết ngay. Hôm ấy, nhà sư tụng xong lần kinh, bước lên dàn hỏa, tự châm lửa mà thiêu mình.

Con than lan
Photo2 @ cuuhocsinhphuyen.com

3. Và cũng đêm ấy, hai cái linh hồn được đưa đến trước tòa sen của Phật. Uy nghiêm, ngài gọi nhà sư mà dạy:

Nhà ngươi theo cửa thiền từ thuở bé, mà chẳng hiểu bài học vỡ lòng của pháp ta là thế nào! Pháp ta đã dạy phải trừ hết dục vọng thì mới đắc đạo, mà ngươi dục vọng lại quá nhiều: bởi việc muốn đắc đạo, để được thành Phật kia cũng là một cái dục vọng. Có dục vọng ấy là Tham; bởi tham nên giận mắng con thằn lằn, ấy là Sân; bởi sân nên tưởng rằng trừ được con thằn lằn thì tha hồ tụng kinh, rồi đắc đạo, ấy là Si. Có đủ Tham Sân Si tất phải phạm tội sát sanh, thì dầu ăn chay trường trọn đời, cũng chưa bù được.

Tội ngươi lớn lắm, phải rán tu luyện thật nhiều mới mong chuộc được. Vậy ta truyền cho Kim Cang, La Hán hốt cho hết đống tro do xác ngươi thiêu mà hóa ra, rồi đem tro ấy tung khắp bốn phương trời. Mỗi một hột tro đó sẽ biến sanh thành một người. Chừng nào mọi người ấy đắc đạo, đám chúng sanh ấy sẽ được quy nguyên, trở hiệp lại thành một, thì nhà ngươi sẽ đến đây mà thành chánh quả. Rồi Phật cho gọi hồn con thằn lằn mà dạy:

Nhà sư chưa được giác mà làm tội, tội ấy đáng giá là một mà thôi. Còn nhà ngươi, được giác một phần rồi, mà làm tội, thì tội đáng kể là mười.

Con thằn lằn lạy mà thưa rằng: − Bạch Phật tổ, lòng của đệ tử vốn là muốn độ nhà sư, dầu nát thân cũng không tiếc. Chẳng hay đệ tử có tội chi?

Phật phán: − Muốn độ người, kể thiếu chi cách, sao ngươi ngăn đón việc tụng kinh của người? Đã đành rằng việc tụng làm của nhà sư là một việc mê tín, nhưng dầu là mê tín, song vẫn là một tín ngưỡng. Cõi Phật vốn là cõi tự tại. Nếu phạm đến tự do tín ngưỡng, gọi là để dắt người vào, thì làm sao cho được. Bởi ngươi không dùng phương pháp tự do, người là kẻ mất tự do, thì cả hai làm sao được vào cõi tự tại?

Một lần nữa, con thằn lằn được giác, quì lạy mà xin tội: − Xin Phật tổ mở lòng từ bi, cho đệ tử hóa sanh một kiếp nữa, để dùng phương pháp tự do mà độ vô số chúng sanh do những hột tro, mà các vị Kim Cang, La Hán vừa tung ra đó.

Phật đáp: − Ta cho ngươi được toại nguyện.

Hồn con thằn lằn vừa muốn lạy Phật mà đi đầu thai, thì sực nhớ lại, nên bạch rằng: − Xin Phật tổ dạy đệ tử phải hóa sanh làm kiếp chi?

Phật đáp: − Nhà ngươi đã gần bến giác, phải tự mình chọn hình thể mà hóa sanh. Tự do chọn lựa mới có thể luyện mình để bước vào cõi tự tại.

Con than lan

4. Hồn con thằn lằn từ ấy trôi theo mây gió, không biết trụ vào đâu, để có thể vừa dùng phương pháp tự do mà độ người, vừa có thể độ được đông người, số người đông như số hột tro do một cái xác thiêu ra. Thật chưa hề có lúc nào có một linh hồn bị trừng phạt phải đau khổ đến thế…

Một hôm trong hồi xiêu bạt, hồn con thằn lằn thấy bóng của một trong hai người khách đã đến am thuở nọ, mà câu chuyện nghe lóm đã làm duyên cho mình mấy năm đau khổ.

Thằn lằn vội vã bay theo vái chào và kể nỗi niềm đau đớn: − Ngài đã giúp cho tôi giác ngộ được một ít, có hay đâu tôi phải mang cái nghiệp vô định này. Đã trót làm ơn, xin độ cho tôi đến bờ bến.

Hai ông khách đáp: − Chúng tôi đâu dám lên mặt thầy đời mà dạy người, huống chi lại dám đèo bồng mang lại một giải pháp cho một vấn đề nan giải. Nhưng đã lỡ gieo trong trí ngươi một ý nghĩ làm cho ngươi phải khổ như bây giờ, thì phải góp ý kiến để cho ngươi suy xét mà gỡ rối. Ấy gọi là chuộc lỗi.

Hồn con thằn lằn gật đầu, cảm ơn trước. Một người khách nói: − Chúng tôi đây là bọn chơi văn giỡn chữ, quanh năm chỉ lấy việc đem ý hay lời đẹp mà làm cho vui lòng kẻ đọc mình, rồi lấy sự vui của người làm sự sung sướng của mình, cho đó là sự “đắc đạo” của mình. Nếu phải mong muốn điều gì, thì cố gắng trình bày cho bóng bẩy, văn hoa: được thì tốt, bằng không thì thôi, chớ chẳng hề khi nào phạm đến tự do của người…

Nghe đến đó, thì một điểm linh quang bắt đầu hiện trong trí con thằn lằn. Người khách thứ hai nói tiếp: − Xưa nay, trong bọn chúng tôi cũng được một vài tay lỗi lạc, kể một chuyện lý thú, hát một bài thơ hay, chuyện ấy thơ này được truyền ở hàng triệu miệng. Vậy, nếu ngươi có lòng muốn độ hằng hà sa số chúng sanh, thì cố gắng trau dồi văn tài cho tương xứng, văn ngươi tung ra là có thể cảm hoá triệu triệu người… Rồi, cũng phải luyện văn tâm, để cho văn ngươi có thể nhen nhúm được trong lòng mỗi người một điểm lửa thiêng. Lửa bắt cháy, văn của ngươi như dầu rót thêm vào, làm cho ngọn lửa sáng lên…

Hồn con thằn lằn gật đầu ba cái để tạ ơn và nói rằng: − Con đường ấy khó đi cho đến hết được, song chắc chắn là đi cùng đường, ắt có thể đến trước tòa sen mà chầu Phật tổ. Vậy tôi xin cố gắng.

Hồ Hữu Tường | 1953

Ho Huu Tuonh trong tu

Hồ Hữu Tường (1910-1980)


Source: © http://thuykhue.free.fr

© Thụy Khuê | Paris, tháng 5/2003

Hồ Hữu Tường, chính trị gia, nhà văn, nhà báo và là một nhân vật kỳ lạ, sống 70 năm trong thế kỷ XX, trải nhiều vòng tù tội dưới tất cả các chính quyền: thực dân, quốc gia và cộng sản. Tác phẩm của ông phản ảnh tính chất nổi loạn trong con người, một con người vừa trào lộng, vừa bi đát, suốt đời đi tìm phương cách giải phóng dân tộc ra khỏi mọi hình thức quản trị giáo điều: từ bị trị đến hủ tục, từ độc tôn đến độc tài, nhưng cũng suốt đời “thất bại” trong việc “chống lại định mệnh”, cho đến phút chót vẫn muốn “cưỡng lại số trời” mà không được. Có lẽ ở bên kia thế giới, Hồ vẫn tiếp tục con đường thiên lý của một Phi Lạc đã đại náo trần gian: Tây, Tàu, Nga, Mỹ và giờ đây, xuống âm ty đại náo địa ngục.

Cuộc đời tranh đấu trên hai mặt trận chính trị và văn hóa của Hồ Hữu Tường đầy tính cách tiểu thuyết chiêu hồi như một truyện Tàu, nhưng cũng lại gắn bó sâu xa với định mệnh bát nháo của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ vừa qua. Hồ Hữu Tường luôn luôn giữ hai vai: một Tôn Ngộ Không nổi loạn trong Tây Du Ký và một quân sư du thuyết trong Tam Quốc Chí, khi Khổng Minh, Lỗ Túc, lúc là thằng mõ Cổ Nhuế, thằng mõ Phù Ninh…. Hành động của nhà chính trị Hồ Hữu Tường và những người cùng thời biến thành những thế võ tiếu lâm, hài hước trong tiểu thuyết, hồi ký của nhà văn. Hồ Hữu Tường là tác giả hiếm hoi, trong một xã hội đầy nghi thức, đã hóa giải những trịnh trọng của chính trị thành chuyện giễu để hóm hỉnh chọc cười và đó là một trong những lý do khiến không chế độ nào “dung” Hồ Hữu Tường. Nhưng có lẽ lý do sâu xa nhất vẫn là những gì Hồ Hữu Tường thuyết minh trong tác phẩm toát ra một chủ nghĩa dân tộc độc đáo, lấy văn hóa dân tộc làm phương châm và mục đích cấu thành. Hồ Hữu Tường suốt đời biện hộ cho một Việt Nam trung lập chế, chống chiến tranh. Hồ dùng văn hóa thay súng ống để giải phóng dân tộc ra khỏi cảnh tối tăm nô lệ. Tranh đấu chống thực dân bằng ngòi bút của nhà báo, bằng tổ chức thợ thuyền tổng đình công, muốn đánh đuổi hai chữ “căm hờn” mà ông gọi là ác quỷ ra khỏi tâm hồn người Việt.

Con đường ông đi không có nhiều đồng hành, bởi tiếng kêu gọi của ông chỉ là những tiếng kêu trong sa mạc, không ai nghe và cũng ít người hiểu. Một con người như thế, từ đâu đến và những lý do nào đã thúc đẩy ông có một nghị lực khác thường triền miên trong hành động đấu tranh cũng như trong ngòi bút?

Hồ Hữu Tường xuất thân trong một gia đình nghèo, cha mẹ phải làm tá điền cho người cậu là điền chủ, hội đồng. Tại nhà cậu, sáu tuổi đã đọc Nam Phong. Đọc đâu nhớ đấy. Cha đặt cho cái tên là thằng Thuộc vì đọc gì cũng thuộc. Bị Nam Phong “đầu độc”, gieo và đầu chất “tân hủ nho” từ nhỏ, sau phải nhờ Phan Văn Hùm “gột rửa”. Lớn hơn chút nữa, đọc và chịu ảnh hưởng tinh thần yêu nước của Đông Pháp Thời Báo. Tại trung học Cần Thơ, Hồ Hữu Tường và các bạn tổ chức tờ báo “trường” đầu tiên. Báo tiếng Việt, nhưng Hồ viết bài tham luận bằng tiếng Pháp để “cho Tây nó đọc”, ký tên Pierre Vutren, Vutren là chữ nói lái của Ventru, dịch từ biệt hiệu Tường Bụng (Tường bụng to). Ký tên như thế là “lậy ông tôi ở bụi này”, thêm việc tổ chức bãi khóa nhân vụ xử Nguyễn An Ninh, cả nhóm bị đuổi.

Lúc ấy mới 16 tuổi, gia đình cho Hồ Hữu Tường sang Pháp du học, năm 1926. Tại Pháp, kết bạn với Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, vào đảng Đệ Tứ Quốc Tế. Bốn năm sau, 1930, Hồ Hữu Tường ở Lyon đang chuẩn bị thi thạc sĩ toán học thì được tin cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Nguyễn Thái Học và các đồng chí bị xử tử; Hồ bỏ học, lên Paris, liên lạc với Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, làm báo bí mật lấy tên là Tiền Quân. Báo chưa ra thì ban biên tập bị bắt vì tổ chức những cuộc biểu tình, đặc biệt là biểu tình trước điện Elysée, cả bọn bị trục xuất về Việt Nam, trừ Phan Văn Hùm và Hồ Hữu Tường trốn thoát, chạy sang Bỉ, liên lạc với nhóm cách mạng cộng sản ở Bỉ, rồi trở lại Paris tiếp tục làm tờ Tiền Quân trong năm tháng trước khi về nước hoạt động chính trị.

Từ 1931 đến 1939, Hồ Hữu Tường làm lý thuyết gia cho nhóm Đệ Tứ ở Việt Nam, đồng thời dạy học để sinh sống và điều khiển các tờ báo bí mật như tờ Tháng Mười, từ 1931 đến 1932, tờ Thường Trực Cách Mạng từ 1934 đến 1937, tờ Quần Chúng từ 1937 đến 1938. Hoặc các tờ báo công khai như Le militant năm 1936, tờ Tháng Mười năm 1938, tờ Tia Sáng năm 1939 và tham gia tờ La lutte của Nguyễn An Ninh và Tạ Thu Thâu.

Tháng 11 năm 1932, Hồ Hữu Tường bị Pháp bắt lần đầu, giam 6 tháng. Ngày 1/5/1933 ra tòa bị xử án treo ba năm. Trong thời gian bị giam giữ, ông xuất bản nhật báo “nhẩm” Thiên Thu. Thiên Thu là “cứu cánh” của tạp chí Tháng Mười sau này. Trong suốt mười năm làm báo (1930-1939), ông đã viết rất nhiều nhưng nay không còn lưu lại được gì.

Đầu tháng 6 năm 1939, Hồ Hữu Tường bỏ Đệ Tứ và chủ nghĩa Mác; ngày 29 tháng 9 năm 1939, bị nhà cầm quyền Pháp bắt, cuối năm 40 bị đầy đi Côn Đảo cùng với Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu… và những người chống Pháp khác. Đến cuối năm 1944 mới được trả tự do (Phan Văn Hùm bị phù thũng, Nguyễn An Ninh mất trong tù ngày 14/8/1943).

1945 Nhật đảo chính Pháp. Hồ Hữu Tường ra Hà Nội để sang Tầu nhưng bị kẹt tại Hà Nội cùng với Tạ Thu Thâu; có đề nghị với Hồ Chí Minh nên để Việt Nam trung lập nhưng không được chấp nhận. Thời gian này bắt đầu viết Xã hội học nhập môn, chống lại biện chứng pháp, và một loạt sách chính trị, kinh tế khác.

Suốt đời vào tù ra khám, Hồ Hữu Tường là khuôn mặt trí thức độc đáo của Việt Nam trong thế kỷ XX: một trí thức hành động. Là nhà chính trị, nhưng biết lợi khí của văn hóa, ông luôn luôn tuyên bố: “Tôi là kẻ dụng văn, chớ không phải nhà văn.” Lời tuyên bố có vẻ khiêm tốn này nói lên tính chất minh họa tư tưởng trong các tác phẩm của Hồ Hữu Tường. Là một tác giả đa năng, đa dạng, ông viết nhiều thể loại, nhưng thành công nhất ở những tiểu luận, tham luận, tự thuật, truyện ngắn và tiểu thuyết trào phúng.

Một số những tác phẩm Hồ Hữu Tường:

Chính trị, kinh tế, triết học: Xã hội học nhập môn (Minh Đức, 1945), Kinh tế học và kinh tế chánh trị nhập môn (Tân Việt, 1945), Tương lai kinh tế Việt-nam (Hàn Thuyên, 1945). Phong kiến là gì? (Minh Đức, 1946), Vấn đề dân tộc (Minh Đức, 1946), Muốn tìm hiểu chánh trị (Minh Đức, 1946),Tương lai văn hóa Việt-nam (Minh Đức,1946, Huệ Minh, 1965).

Văn học sử: Lịch sử văn chương Việt-nam (quyển 1) (Lê Lợi, 1950).

Văn phạm: Phép nói và viết hỏi ngã (1950), Em học tiếng mẹ (1950), Em tập đọc (1951).

Dịch: Tam quốc chí (quyển 1, 1951)

Truyện:

Bộ Một thuở ngàn năm (truyện trào phúng chính trị) gồm có: Phi Lạc sang Tàu (Sống Chung, 1949), Phi Lạc náo Hoa Kỳ (Vannay, Paris, 1955), Tiểu Phi Lạc náo Sàigòn (Nam Cường, 1966), Diễm Hồng xuất giá (Nam Cường, 1966).

Bộ Hồn bướm mơ hoa (tiểu thuyết lịch sử xã hội, miền Hậu Giang) gồm 4 tập: Mai Thoại Dung, Tam nhơn đồng hành, Ông thầy Quảng, Bủa lưới người (Nam Cường, 1966).

Bộ Gái nước Nam làm gì? (tiểu thuyết tranh đấu chống Pháp) gồm Thu Hương và Chị Tập (Sống Chung, 1949).

Nỗi lòng thằng Hiệp (Lê Lợi, 1949).

Kế thế (tiểu thuyết dã sử) (Huệ Minh, 1964).

Bộ Thuốc trường sanh gồm 3 tập: Xây mộng, Phúc đức và Vẹn nguyền (Huệ Minh, 1964). Hoa dinh cẩm trận (tiếp theo Thuốc trường sanh).

Người Mỹ ưu tư (tác giả xuất bản, Paris, 1968)…

Tiểu luận: Những kỹ thuật căn bản của nghề làm báo (in tại Paris, 1951, Hòa Đồng, 1965), Trầm tư của một tên tội tử hình (Lá Bối, 1965), Luận lâm I (Huệ Minh, 1965), Nói tại Phú Xuân (những bài tham luận đọc tại Đại Học Huế) (Huệ Minh, 1965).

Truyện ngắn, tạp văn: Quả trứng thần (1952), Kể chuyện (Huệ Minh, 1965), Nợ tinh thần (Huệ Minh, 1965).

Tự truyện và hồi ký: Thằng Thuộc con nhà nông (An Tiêm, 1966), 41 năm làm báo (Trí Đăng, Đông Nam Á tái bản tại Paris, 1984), Un fétu de paille dans la tourmente (Paris, 1969, chưa in).


Hồ Hữu Tường:

Tôi muốn cất tiếng mà kêu to. Kêu thật to để ai nấy cùng nghe. Tôi muốn có một giọng tha thiết. Thực tha thiết để ai nấy cùng cảm. Tôi muốn có những luận điệu đanh thép. Thực đanh thép để ai nấy cùng tin. Nghe, cảm, tin,… để cùng tôi đem một cái vinh quang chưa hề có trên quả địa cầu về cho dân tộc ta, dân tộc Việt” (trích Tương lai văn hóa Việt Nam, in lần thứ ba, Huệ Minh, Sài Gòn, 1965)…

Trong Phi Lạc sang Tàu, Hồ Hữu Tường tấn công vào vạn lý trường thành của một ngàn năm đô hộ: Người Việt đã trở thành một thứ con nuôi của nhà Hán, sách vở “mở ra thì nếu không phải là “Tử viết” thì cũng là một anh ba Tàu nào đó viết, chớ không có ai trích lục tư tưởng của một người Việt nào đó để mà viết.”

Đối với Hồ Hữu Tường, sự thần phục người Tầu trên hơn hai ngàn năm, phát xuất trên núi từ Không Tử, Mạnh Tử, rồi hạ san xuống đến Mao, hậu Mao … như một feuilleton hồi đoạn, một sự xuống dốc ăn theo độ trượt không phanh của nước Tàu.

Để chống lại sự leo thang xuống dốc ấy, Phi Lạc như một con rối, đứng ngã ba đường, huơ tay, huơ chân, đáng trống, khua chuông, hú hồn những nhà tư tưởng Việt Nam như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, như Đức Phật Thày Tân An, như Cống Quỳnh … về nhập thế. Họ nhập vào Phi Lạc, nói ra những điều “minh triết” trong tư tưởng Việt…

Phi Lạc sang Tàu còn là tiếng cười cay đắng của người dân nhược tiểu, biết mình kém thua đủ đường nhưng vẫn muốn nổi loạn, tìm chỗ đứng cao nhất trong lòng một cộng đồng nhân loại mà phi lý và bất công phủ trùm lên tất cả. Đây là một sự phản kháng toàn diện của những người thấp cổ bé miệng, của những trí thông minh xuất chúng, không tháo gỡ được thân phận mình ra khỏi sự gò ép của những cơ chế cứng nhắc mà tựu trung chỉ là những trò hề lập nghiêm. Phi Lạc đã đi vào lòng người và sẽ ở lại lâu dài bởi nó đã cười lên được cái bi đát của những thân phận cùng khốn, những kiếp mõ làng trong lòng những dân tộc nhược tiểu.

© Thụy Khuê | Paris, tháng 5/2003


Hồ Hữu Tường – Wikipedia tiếng Việt

Source: https://vi.wikipedia.org

Hồ Hữu Tường (1910-1980) là một chính trị gia, nhà văn, nhà báo Việt Nam.

Tiểu sử:

Ông sinh tại làng Thường Thạnh, quận Cái Răng, tỉnh Cần Thơ.

Năm 1926, Hồ Hữu Tường sang Pháp học tại trường Đại học Marseille và nạp luận án thi Cao học Toán tại Đại học Lyon. Tại Pháp ông kết bạn và tham gia hoạt động chính trị với những nhà ái quốc lưu vong như Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh v.v. và gia nhập Đệ Tứ Quốc tế.

Vận động thời Pháp thuộc

Năm 1930, Hồ Hữu Tường được giao làm chủ nhiệm tờ báo bí mật tên là Tiền quân. Thành viên của ban biên tập là những chính khách sau này như Tạ Thu Thâu, Hồ Văn Ngà, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương, Lê Bá Cang… Báo chưa phát hành số đầu thì ban biên tập bị bắt vì tổ chức cuộc biểu tình ngày 22 tháng 5 năm 1930 trước điện Élysée (dinh Tổng thống Pháp) để xin giảm án cho các liệt sĩ trong cuộc Khởi nghĩa Yên Bái bị kết tội tử hình. Cả nhóm bị trục xuất về Việt Nam, ngoại trừ Phan Văn Hùm và Hồ Hữu Tường trốn thoát sang Bỉ. Sau đó ông về nước.

Tháng 11 năm 1932, Hồ Hữu Tường bị Pháp bắt vì phụ trách tạp chí lý luận chính trị bí mật Tháng Mười (theo xu hướng Trotsky chỉ trích hoạt động của đảng Cộng sản Đông Dương), đến ngày 1 tháng 5 năm 1933 bị xử án treo ba năm. Sau đó ông được mời gia nhập ban biên tập của nhật báo Công luận và tuần báo Đồng Nai.

Năm 1936, Hồ Hữu Tường xuất bản tạp chí Thường trực Cách mạng, một tạp chí bí mật duy nhất trong nước được in bằng chữ in. Tạp chí này được dùng làm công cụ đối lập với Đảng Cộng sản Đông Dương. Cũng trong thời gian này ông bỏ nhóm La Lutte và cho xuất bản một tuần báo tiếng Pháp tên là Le Militant (Chiến sĩ), công khai công kích chủ nghĩa Stalin. Cùng với Đào Hưng Long ông cho ra tờ Thày Thợ cổ xúy đường lối của Đệ tứ Quốc tế.

Từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản

Tháng 6 năm 1939, ông tuyên bố từ bỏ Đệ Tứ và chủ nghĩa Mác. Ngày 29 tháng 9 năm 1939, chính phủ thuộc địa mở chiến dịch tổng đàn áp, bắt hết những đảng phái đối lập. Đến cuối năm 1940 Hồ Hữu Tường bị đày ra Côn Đảo cùng với các nhà cách mạng chống Pháp khác như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu… Năm 1944, ông được trả tự do. Trong thời gian ở tù, Hồ Hữu Tường đã hình thành một hệ thống tư tưởng mới: chủ nghĩa dân tộc, không lệ thuộc Tây, Tàu, Nga, Mỹ. Ông tuyên bố: “Tôi trở về con đường dân tộc; tôi cho rằng việc giai cấp vô sản giải phóng nhân loại là một huyền thoại lớn của thế kỷ 19 và tiềm năng cách mạng của giai cấp vô sản ở châu Âu và Bắc Mỹ là một huyền thoại lớn của thế kỷ 20.”

Năm 1945, Hồ Hữu Tường ra Bắc Kỳ. Trong thời gian này ông viết Xã hội học nhập môn, chống lại phép biện chứng và một loạt sách chính trị, kinh tế khác như: Muốn hiểu chánh trị, Kinh tế học, Kinh tế chánh trị nhập môn, Tương lai kinh tế Việt Nam, Vấn đề dân tộc, Tương lai văn hóa Việt Nam. Tháng 8 cùng năm ông cùng với các nhà trí thức Nguyễn Văn Huyên, Ngụy Như Kon Tum, Nguyễn Xiển đã cùng ký tên vào bức điện gửi cho vua Bảo Đại yêu cầu thoái vị.

Năm 1946, Hồ Hữu Tường được mời tham dự hội nghị Đà Lạt với tư cách cố vấn trong phái đoàn Việt Nam đang điều đình với Pháp. Sau đó, ông tham gia soạn chương trình sách giáo khoa bằng tiếng Việt cho bậc trung học cho bộ Giáo dục Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Năm 1947, Hồ Hữu Tường bị Pháp bắt trong lúc tản cư về Hải Dương. Sau đó ông trở về Sài Gòn viết văn, làm báo. Năm 1948, Hồ Hữu Tường hợp tác với báo Sài Gòn Mới và bắt đầu viết tiểu thuyết Phi Lạc sang Tầu.

Cổ võ con đường Trung lập

Năm 1953, Hồ Hữu Tường đưa ra giải pháp Trung lập chế (Neutrality). Năm sau ông sang dự hội nghị Genève, ra sức vận động cho giải pháp trung lập Việt Nam nhưng không thành công.

Tháng 3 năm 1955, Hồ Hữu Tường bị bắt vì làm cố vấn cho Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia (Cao Đài, Hòa Hảo, Lực lượng Bình Xuyên) chống lại chính phủ của Thủ tướng Ngô Đình Diệm.

Năm 1957, Hồ Hữu Tường bị kết án tử hình, nhưng nhờ Albert Camus và những trí thức khác như thủ tướng Ấn Độ Nehru viết thư can thiệp nên chỉ bị đày ra Côn Đảo. Ngày 31 tháng 1 năm 1964 (sau khi Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam sụp đổ) Hồ Hữu Tường được trả tự do rồi được đại xá ngày 14 Tháng Bảy 1967.[1] Ra tù, ông viết bài cho tờ Ánh Sáng và đưa ra giải pháp: đề nghị Liên Hiệp Quốc hóa miền Nam Việt Nam.

Năm 1965, ông làm Phó Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh và vào ban biên tập tuần báo Hòa đồng Tôn giáo.

Năm 1967, Hồ Hữu Tường trúng cử dân biểu đối lập trong Hạ viện Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa, thời gian này ông tham gia viết bài cho các tờ báo: Tiếng Nói Dân tộc, Quyết Tiến, Đuốc Nhà Nam, Tin Sáng, Sài gòn Mới, Điện Tín v.v…

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Hồ Hữu Tường chưa bị chính quyền mới bắt đưa đi học tập cải tạo cho đến khi ông có sáng kiến là in một tập tài liệu gởi trực tiếp bằng đường bưu điện cho giới lãnh đạo Đảng về nhu cầu bắt buộc Việt Nam phải trung lập trong bối cảnh tình hình của khu vực Á Châu, vào năm 1978. Khi ông bệnh nặng, khó có thể cứu chữa thì được trả tự do và mất vài ngày sau đó (26 tháng 6 năm 1980) tại Sài Gòn.

Giai thoại về cuộc đời tù:

Khi bị giam ở phòng giam tập thể, một người tù hỏi Hồ Hữu Tường:

Bác Tường ơi! Thời Tây, thời Ngô Đình Diệm và cả thời này nữa, thời nào bác cũng đi tù. Bác có hiểu tại sao bác cứ ở tù hoài vậy không ?

Hồ Hữu Tường nhìn anh ta, vừa cười, vừa hỏi:

Mày trả lời giùm tao đi, tại sao ?

Anh ta nhanh nhẩu trả lời:

Dễ quá mà! Tên bác là ” Hữu Tường” nên bác phải “hưởng tù” dài dài!

Hồ Hữu Tường cười buồn:

Có thể thằng nầy nói đúng!

Tham khảo và chú thích

  • Nguyễn An Tiêm. “Sổ luân lưu”. Khởi hành năm XIV, số 166. Tháng 8, 2010
  • Hémery, Révolutionnaires vietnamiens et pouvoir colonial en Indochine, Francois Maspero, Paris Vè, 1975
  • Đỗ Thái Nhiên, Hồ Hữu Tường: Người Chết U Uẩn, Tài liệu chép trên Internet, VMAFORUM, 2-18-02
  • Hồ Hữu Tường, 41 Năm Làm Báo, Hồi Ký, ISBN 2-85881-011-7, Đông Nam Á, Imprimerie Sudestasie, 17 rue Cardinal Lemoine-75005, Paris, 1984.
  • Ngô Văn, Việt Nam 1920-1945, ISBN 2-908744-14-7, L’Insomniaque, Paris, juillet 1995.
  • Ngô Văn, VIỆT NAM 1920-1945, ISBN 2-908744-40-06, Chuông Rè-L’Insomniaque, California, USA, 2000.

Trang liên hệ


ĐÔI NÉT VỀ HỒ HỮU TƯỜNG VÀ TIỂU THUYẾT PHI LẠC SANG TÀU


Source: © http://lainguyenan.free.fr

Có lẽ trong các thế hệ người Việt mới lớn lên vài ba chục năm gần đây hầu như ít ai biết gì về tác gia Hồ Hữu Tường!

Thế nhưng, nếu chịu khó lục tìm trong các tủ sách, các thư viện, người ta sẽ thấy có một tác gia Hồ Hữu Tường, dưới nhiều bút danh khác nhau, với một di sản trứ tác khá đồ sộ và đa dạng.

Ông là soạn giả một loạt sách chính trị, kinh tế, triết học như Xã hội học nhập môn (1945), Kinh tế học và kinh tế chánh trị nhập môn (1945), Tương lai kinh tế Việt Nam (1945), Phong kiến là gì? (1946), Vấn đề dân tộc (1946), Muốn hiểu chính trị (1946), Tương lai văn hoá Việt Nam (1946, 1965).

Ông là soạn giả một loạt sách văn phạm, văn học sử như Phép nói và viết hỏi ngã (1950), Em học tiếng mẹ (1950), Em tập đọc (1951), Lịch sử văn chương Việt Nam, quyển 1 (1950).

Ông là tác giả 4 bộ truyện dài: bộ Một thuở ngàn năm (truyện trào phúng chính trị) gồm 4 cuốn: Phi Lạc sang Tàu (1949), Phi Lạc náo Hoa Kỳ (1955), Tiểu Phi Lạc náo Sài Gòn (1966), Diễm Hồng xuất giá (1966); bộ Hồn bướm mơ hoa (truyện lịch sử xã hội miền Hậu Giang) gồm 4 cuốn: Mai Thoại Dung (1966), Tam nhơn đồng hành (1966), Ông thầy Quảng (1966), Bủa lưới người (1966). Bộ Gái nước Nam làm gì? (truyện chống Pháp) gồm 2 cuốn: Thu Hương (1949) và Chị Tập (1949). Bộ Thuốc trường sanh gồm 3 tập: Xây mộng (1964), Phúc đức (1964), Vẹn nguyền (1964). Cạnh đó là các cuốn tiểu thuyết: Nỗi lòng thằng Hiệp (1949), Kế thế (1964), Hoa dinh cẩm trận (1967), Người Mỹ ưu tư (1968), và các tập truyện ngắn, tạp văn: Quả trứng thần (1952), Kể chuyện (1965), Nợ tinh thần (1965).

Ông còn có các sách tiểu luận: Những kỹ thuật căn bản của nghề làm báo (1951, 1965), Trần tư của một tên tội tử hình (1965), Luận lâm 1 (1965), Nói tại Phú Xuân (1965); là tác giả các thiên tự truyện và hồi ký: Thằng Thuộc con nhà nông (1966), 41 năm làm báo (1968)…

Sách Từ điển văn học, bộ mới (Nxb. Thế giới, H., 2003) cho biết, Hồ Hữu Tường sinh ngày 8/5/1910 ở làng Thường Thạnh huyện Cái Răng tỉnh Cần Thơ; cha mẹ làm tá điền cho người cậu là một viên Hội đồng (tức là thành viên Hội đồng quản hạt Nam Kỳ, cơ quan dân cử của xứ Nam Kỳ thời thuộc Pháp). Sống tại nhà người cậu này, Hồ Hữu Tường từ 6 tuổi đã đọc tạp chí Nam phong, từng nhiễm chất “tân hủ nho” bởi tờ tạp chí ấy, sau chơi với bạn là Phan Văn Hùm, được người này “gột rửa” giúp. Năm 16 tuổi Hồ Hữu Tường lại mê đọc tờ Đông Pháp thời báo (nhật báo xuất bản ở Sài Gòn từ 1923, do Nguyễn Kim Đính làm Giám đốc chính trị), chịu ảnh hưởng tinh thần yêu nước của tờ này, cùng các bạn làm tờ báo trường, lên tiếng phản đối vụ án xử Phan Bội Châu. Việc bị lộ, gia đình phải cho Tường sang Pháp du học (1926). Tại Pháp, Tường kết bạn với Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm và gia nhập Đệ Tứ quốc tế. Năm 1930, khi đang chuẩn bị thi Thạc sĩ toán học ở Lyon, nghe tin khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Tường bỏ thi lên Paris cùng các bạn làm tờ báo bí mật Tiền quân, nhưng chưa ra được báo thì cả ban biên tập bị bắt, bị trục xuất về nước; riêng Tường cùng Phan Văn Hùm trốn thoát sang Bỉ, liên lạc với tổ chức cách mạng ở Bỉ rồi lại quay lại Paris làm tờ Tiền quân trong 5 tháng, sau đó trở về nước hoạt động chính trị.

Những năm 1931-1939, Hồ Hữu Tường là lý thuyết gia của nhóm Đệ Tứ ở Việt Nam, vừa đi dạy tư vừa điều khiển nhiều tờ báo của nhóm này, hoặc bí mật (như các tờ Tháng Mười, 1931-32; Thường trực cách mạng, 1934-37; Quần chúng, 1937-38) hoặc công khai (như các tờ Le militant, 1936; Tháng Mười, 1938; Tia sáng, 1939), tham gia tờ La lutte của Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu.

Tháng 11/1932, Hồ Hữu Tường bị nhà cầm quyền thực dân Pháp bắt giam lần đầu, giam 6 tháng, ra toà ngày 1/5/1932 bị án treo 3 năm. Giữa năm 1939, Hồ Hữu Tường rời bỏ Đệ Tứ quốc tế, sau đó bị nhà cầm quyền Pháp bắt đày đi Côn Đảo cùng với Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu,… đến cuối năm 1944 mới được trả tự do.

1945, sau khi quân Nhật làm đảo chính Pháp, Hồ Hữu Tường ra Hà Nội, định sang Trung Quốc nhưng bị kẹt lại Hà Nội cùng với Tạ Thu Thâu.

1946, Hồ Hữu Tường được chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mời dự hội nghị Đà Lạt với tư cách cố vấn trong phái đoàn Việt Nam. Tiếp đó, giúp Bộ giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hoà xây dựng chương trình, soạn sách giáo khoa trung học. 1947 khi tản cư về Kẻ Sặt (Hải Dương), Hồ Hữu Tường bị quân Pháp bắt, sau đó trở về Sài Gòn viết văn làm báo.

1948-49, hợp tác với tờ Sài Gòn mới của bà Bút Trà. Đầu 1949 sang Pháp. Ở Pháp, năm 1952 chủ trương tạp chí Pacific, thử vạch một “đường lối thứ ba” cho các nước Á-Phi. 1953 trở về nước, chủ trương nhật báo Phương Đông, nêu giải pháp “trung lập chế” không tưởng. 1954 sang dự hội nghị Geneve với tư cách ký giả, hết sức vận động cho giải pháp trung lập, nhưng thất bại.

Tháng 3/1955, vì có liên lạc với các nhóm chống chế độ Ngô Đình Diệm nên bị bắt, ra toà bị kết án tử hình, song nhờ các nhóm trí thức Pháp, trong đó có nhà văn A. Camus, viết thư can thiệp nên án lệnh bị đình chỉ và Hồ Hữu Tường bị đày ra Côn Đảo. Đầu năm 1964 được trả tự do sau khi chính quyền Diệm đổ.

1964 Hồ Hữu Tường cộng tác với nhật báo Ánh sáng, 1965 cộng tác với tuần báo Hoà đồng, làm Phó Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh. 1967 được bầu làm Dân biểu Hạ nghị viện Việt Nam Cộng hoà.

Sau tháng Tư 1975, Hồ Hữu Tường bị đưa đi học tập cải tạo trong 5 năm, được trả tự do ít lâu thì qua đời tại Gia Định ngày 26/6/1980.

Nhìn vào hành trạng và sự nghiệp Hồ Hữu Tường, người ta thấy đây là một nhân vật ít nhiều kỳ lạ, một hành nhân có rất ít bạn đồng hành, một tiếng nói dù gắng sức bao nhiêu vẫn giống như tiếng nói giữa sa mạc, ít người nghe thấy, ít người hiểu thấu. Sống với giả tưởng, sống trong giả tưởng dường như là thực tại sống của nhà tư tưởng kiêm nhà văn này. Tác phẩm của ông, nhất là các tác phẩm tự sự, bộc lộ khá rõ tính chất nổi loạn của con người, − nổi loạn không phải theo nghĩa đòi tự do cá nhân, mà rộng hơn, con người ấy tìm mọi phương cách chống lại các dạng thức cai quản dân tộc mình, tìm mọi cách giải thoát cộng đồng mình khỏi các dạng thức kìm kẹp mà ông ý thức được; nhưng con người ấy suốt đời thất bại, là tù nhân dưới mọi chế độ; luôn luôn “cưỡng lại số trời”, cũng luôn luôn thất bại.

Ở Hồ Hữu Tường cũng thấm đậm khí chất kẻ sĩ đất Lục tỉnh, khí chất con người Việt Nam. Một trong những huyền thoại mà ông say mê, vừa là tín đồ vừa là kẻ tân tạo nó, − ấy là huyền thoại về dòng họ Hồ với hai vị vua Hồ Quý Ly và Quang Trung (Nguyễn Huệ tương truyền gốc họ Hồ, được gọi là Hồ Thơm); những “dự phóng” làm mới tương lai dân tộc ở tầm vĩ mô được ông phác hoạ trong sự gắn kết với vị trí tương lai những con người thuộc dòng họ ấy!

Điều vừa nói trên liên quan đến một loạt cuốn truyện của nhà văn này, trong đó có cuốn Phi Lạc sang Tàu được giới thiệu lại ở đây.

☆ ☆ ☆ ☆ ☆ ☆

Phi Lạc sang Tàu là một thiên trào phúng khá đặc sắc. Nhân vật chính là một anh bợm, vốn là thằng mõ làng Phù Ninh, vô học nhưng tài phét lác, lại giả danh là dòng dõi họ Hồ, là con cháu của Hồ Thơm tức Nguyễn Huệ Quang Trung đế. Anh bợm này bị một anh bợm khác là thằng mõ làng Cổ Nhuế lừa “bán” cho một vị tu hành Trung Hoa là sư Hồng Hạc, vốn có sứ mệnh xuôi Nam tìm một “Khổng Minh mới” rước về trung nguyên làm thánh sư cho sự nghiệp phò Minh đuổi Thanh phục quốc. Chuyến Bắc du của chàng Phi Lạc trải ra với những cuộc du thuyết bất tận trong đó thằng mõ làng Việt này hiện diện trong vai trò một ngài cố vấn, vai trò một vị “phu tử”, đã khuynh đảo nền văn minh vĩ đại kia bằng các trò tán phét, nói láo … như thật!

Phi Lạc sang Tàu là một thứ “truyện bợm”, truyện phiêu lưu, thấm đậm chất trào phúng. Chàng bợm Phi Lạc thuyết phục các yếu nhân xứ người bằng cách đảo lộn các giá trị tinh thần hàng ngàn năm, đem chúng ra thao tác theo lối diễu nhại, xuyên tạc. Ở phương diện này, tác giả Phi Lạc sang Tàu tỏ ra khá gần gũi với tinh thần nổi loạn tiền phong chủ nghĩa của văn nghệ thế giới đầu thế kỷ XX. Đọc lại tác phẩm được viết những năm giữa thế kỷ XX này thậm chí ta còn thấy sự gần gũi thú vị của nó với những xu hướng phát triển mới trong văn nghệ cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.

☆ ☆ ☆ ☆ ☆ ☆

Xin trân trọng giới thiệu tiểu thuyết Phi Lạc sang Tàu với bạn đọc.

Hà Nội, 18/6/2008


Mời bà con cô bác đọc truyện Phi Lạc sang Tàu của học giả Hồ Hữu Tường @: https://letungchau.blogspot.com
hay download sách dưới dạng PDF @: TẠI ĐÂY

Các trang web liên hệ:

1. Tưởng Niệm Hồ Hữu Tường (1910-1980) @ vietnamvanhien.net

4. Trầm Tư Của Một Tên Tội Tử Hình HHT


Văn học miền Nam 54-75 (529): Hồ Hữu Tường (kỳ 1)


Hồ Hữu Tường (1910-1980) là một chính trị gia, nhà văn, nhà báo Việt Nam.

Ông sinh tại làng Thường Thạnh, quận Cái Răng, tỉnh Cần Thơ.

Năm 1926, Hồ Hữu Tường sang Pháp học tại trường Đại học Marseille và nạp luận án thi Cao học Toán tại Đại học Lyon. Tại Pháp ông kết bạn và tham gia hoạt động chính trị với những nhà ái quốc lưu vong như Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, v.v. và gia nhập Đệ Tứ Quốc tế.

Năm 1930, Hồ Hữu Tường được giao làm chủ nhiệm tờ báo bí mật tên là Tiền quân. Thành viên của ban biên tập là những chính khách sau này như Tạ Thu Thâu, Hồ Văn Ngà, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương, Lê Bá Cang… Báo chưa phát hành số đầu thì ban biên tập bị bắt vì tổ chức cuộc biểu tình ngày 22 tháng 5 năm 1930 trước điện Élysée (dinh Tổng thống Pháp) để xin giảm án cho các liệt sĩ trong cuộc Khởi nghĩa Yên Bái bị kết tội tử hình. Cả nhóm bị trục xuất về Việt Nam, ngoại trừ Phan Văn Hùm và Hồ Hữu Tường trốn thoát sang Bỉ. Sau đó ông về nước.

Tháng 11 năm 1932, Hồ Hữu Tường bị Pháp bắt vì phụ trách tạp chí lý luận chính trị bí mật Tháng Mười (theo xu hướng Trotsky chỉ trích hoạt động của đảng Cộng sản Đông Dương), đến ngày 1 tháng 5 năm 1933 bị xử án treo ba năm. Sau đó ông được mời gia nhập ban biên tập của nhật báo Công luận và tuần báo Đồng Nai.

Năm 1936, Hồ Hữu Tường xuất bản tạp chí Thường trực Cách mạng, một tạp chí bí mật duy nhất trong nước được in bằng chữ in. Tạp chí này được dùng làm công cụ đối lập với Đảng Cộng sản Đông Dương. Cũng trong thời gian này ông bỏ nhóm La Lutte và cho xuất bản một tuần báo tiếng Pháp tên là Le Militant (Chiến sĩ), công khai công kích chủ nghĩa Stalin. Cùng với Đào Hưng Long ông cho ra tờ Thày Thợ cổ xúy đường lối của Đệ Tứ Quốc tế.

Tháng 6 năm 1939, ông tuyên bố từ bỏ Đệ Tứ và chủ nghĩa Mác. Ngày 29 tháng 9 năm 1939, chính phủ thuộc địa mở chiến dịch tổng đàn áp, bắt hết những đảng phái đối lập. Đến cuối năm 1940 Hồ Hữu Tường bị đày ra Côn Đảo cùng với các nhà cách mạng chống Pháp khác như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu… Năm 1944, ông được trả tự do. Trong thời gian ở tù, Hồ Hữu Tường đã hình thành một hệ thống tư tưởng mới: chủ nghĩa dân tộc, không lệ thuộc Tây, Tàu, Nga, Mỹ. Ông tuyên bố: “Tôi trở về con đường dân tộc; tôi cho rằng việc giai cấp vô sản giải phóng nhân loại là một huyền thoại lớn của thế kỷ XIX và tiềm năng cách mạng của giai cấp vô sản ở châu Âu và Bắc Mỹ là một huyền thoại lớn của thế kỷ XX.”

Năm 1945, Hồ Hữu Tường ra Bắc Kỳ. Trong thời gian này ông viết Xã hội học nhập môn, chống lại phép biện chứng và một loạt sách chính trị, kinh tế khác như: Muốn hiểu chánh trị, Kinh tế học, Kinh tế chánh trị nhập môn, Tương lai kinh tế Việt Nam, Vấn đề dân tộc, Tương lai văn hóa Việt Nam. Tháng 8 cùng năm ông cùng với các nhà trí thức Nguyễn Văn Huyên, Ngụy Như Kon Tum, Nguyễn Xiển đã cùng ký tên vào bức điện gửi cho vua Bảo Đại yêu cầu thoái vị.

Năm 1946, Hồ Hữu Tường được mời tham dự hội nghị Đà Lạt với tư cách cố vấn trong phái đoàn Việt Nam đang điều đình với Pháp. Sau đó, ông tham gia soạn chương trình sách giáo khoa bằng tiếng Việt cho bậc trung học cho bộ Giáo dục Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Năm 1947, Hồ Hữu Tường bị Pháp bắt trong lúc tản cư về Hải Dương. Sau đó ông trở về Sài Gòn viết văn, làm báo. Năm 1948, Hồ Hữu Tường hợp tác với báo Sài Gòn Mới và bắt đầu viết tiểu thuyết Phi Lạc sang Tàu.

Năm 1953, Hồ Hữu Tường đưa ra giải pháp Trung lập chế (Neutrality). Năm sau ông sang dự hội nghị Genève, ra sức vận động cho giải pháp trung lập Việt Nam nhưng không thành công.

Tháng 3 năm 1955, Hồ Hữu Tường bị bắt vì làm cố vấn cho Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia (Cao Đài, Hòa Hảo, Lực lượng Bình Xuyên) chống lại chính phủ của Thủ tướng Ngô Đình Diệm.

Năm 1957, Hồ Hữu Tường bị kết án tử hình, nhưng nhờ Albert Camus và những trí thức khác như thủ tướng Ấn Độ Nehru viết thư can thiệp nên chỉ bị đày ra Côn Đảo. Ngày 31 tháng 1 năm 1964 (sau khi Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam sụp đổ) Hồ Hữu Tường được trả tự do rồi được đại xá ngày 14 Tháng Bảy 1967.[1] Ra tù, ông viết bài cho tờ Ánh Sáng và đưa ra giải pháp: đề nghị Liên Hiệp Quốc hóa miền Nam Việt Nam.

Năm 1965, ông làm Phó Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh và vào chủ bút tuần báo Hòa đồng’.

Năm 1967, Hồ Hữu Tường trúng cử dân biểu đối lập trong Hạ viện Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa, thời gian này ông tham gia viết bài cho các tờ báo: Tiếng Nói Dân tộc, Quyết Tiến, Đuốc Nhà Nam, Tin Sáng, Sài gòn Mới, Điện Tín, v.v.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Hồ Hữu Tường chưa bị chính quyền mới bắt đưa đi học tập cải tạo cho đến khi ông có sáng kiến là in một tập tài liệu gởi trực tiếp bằng đường bưu điện cho giới lãnh đạo Đảng về nhu cầu bắt buộc Việt Nam phải trung lập trong bối cảnh tình hình của khu vực Á Châu, vào năm 1978[2]. Khi ông bệnh nặng, khó có thể cứu chữa thì được trả tự do và mất vài ngày sau đó (26 tháng 6 năm 1980) tại Sài Gòn…

Source: © Văn Học Miền Nam !954-75 Kỳ 1 @ vanviet.info

Hoa bần


 “Hoa bần thôi rụng xuống phù sa”

Source: © https://www.banvannghe.com


Nhà văn Kiên Giang
Nhà thơ Kiên Giang (1929-2014)

1. Tôi làm quen với “Chương trình thi văn Mây Tần” trên đài phát thanh Sài Gòn từ thập niên 60 của thế kỷ trước qua bài thơ “QUÊ NGOẠI”. Mấy chục năm dài trôi qua, bây giờ đọc lại, mới thấy rõ những vụng về trong vần điệu, ngôn từ… của thơ thời học trò hồn nhiên, trong sáng. Nhưng tôi yêu quí bài thơ vô cùng, bởi nhờ nó mà tôi mới có cơ hội gặp gỡ, gắn bó lâu dài với một nhà thơ lớn miền Nam: Kiên Giang – Hà Huy Hà.

Bài thơ được diễn ngâm liên tục hai kỳ trong chương trình “Thi văn Mây Tần”. Sau đó, qua phần nhắn tin, anh Kiên Giang muốn gặp tôi để thực hiện môt cuộc phỏng vấn về nhóm Về Nguồn-Tây Đô mà tôi và một số anh em văn nghệ tại Cần Thơ như Huyền Vân Thanh, Trân Khanh, Lăng Cảnh Huy… sáng lập từ năm 1964. Tôi và anh Lê Hà Uyên lên Sài Gòn để trả lời phỏng vấn. Cần Thơ-Sài Gòn chỉ hơn trăm cây số, nhưng phải qua hai phà Cần thơ, Mỹ Thuận lại thêm những bất trắc của đoạn đường thời chiến, nên dù đi từ sáng sớm mà đến xế trưa anh em tôi mới tới Sài Gòn! Nơi gặp là môt quán cà phê nhỏ nằm trên đường Phát Diệm, cạnh tòa soạn báo Tin Sáng lúc bấy giờ. Điều tôi không ngờ được là trong buổi chiều hôm đó, tôi lại vô cùng vinh hạnh được diện kiến đến hai ngôi sao trên khung trời văn nghệ miền Nam: nhà thơ Kiên Giang và nhà văn Sơn Nam. Bằng thái độ hết sức chân tình, hai anh đã hỏi thăm chúng tôi về những hoạt động văn nghệ ở Cần Thơ, trao đổi về các sáng tác của nhóm Về Nguồn.

Tôi không thể nào quên được buổi chiều hôm ấy dù đã trên 40 năm với bao nhiêu sao dời vật đổi. Hình ảnh những bậc đàn anh văn nghệ lại rất mực gần gũi, khiêm tốn ngay cả với những thế hệ đi sau – cho đến hôm nay – vẫn mãi là một ấn tượng khó phai trong lòng tôi. Suy cho cùng, bài học về đạo lý làm người nầy, chắc hẳn đâu chỉ riêng tôi, mà còn cho bao nhiêu người làm văn nghệ trong cuộc sống hôm nay. Cũng trong chiếc quán nghèo đó, ngồi cạnh bàn chúng tôi, còn có diễn viên điện ảnh La Thoại Tân và nhà văn đang “ăn khách” Nghiêm Lệ Quân. Những người “muôn năm cũ” đó, giờ ai còn, ai mất, hay đang trôi dạt nơi xứ lạ trời xa?

Từ lần gặp gỡ nầy, tôi được hai anh hết lòng giúp đỡ. Qua anh Kiên Giang, tôi có dịp làm quen với bao nhiêu người bạn văn nghệ khắp miền đất nước: Trần Ngọc Hưởng, Như Uyên Thủy, Mặc Tuyền, Ngô Nguyên Nghiễm, Việt Chung Tử… Năm 1970, tôi và các bạn thực hiện tạp chí KHƠI DÒNG, thì cũng chính hai anh Kiên Giang và Sơn Nam góp tiếng với các sáng tác của mình mà không hề đòi hỏi một đồng nhuận bút. Kiên Giang với bài thơ “Lúa sạ miền Nam” và Sơn Nam với truyện ngắn “Người đẹp Cần Thơ”. Đây là những sáng tác của hai anh chưa từng đăng trên bất kỳ tạp chí, nhật báo nào ở miền Nam. (Lúc đó, tập thơ “Lúa sạ miền Nam” của Kiên Giang cũng chưa xuất bản). Nếu bạn là những người làm văn nghệ ở miền Nam trước 1975, hiểu được vị trí của hai cây “cổ thụ” nầy trên văn đàn, thì bạn mới biết đây là một góp mặt lớn lao và ý nghĩa đến dường nào . Cũng từ sự động viên của hai anh, tôi đã cùng các anh chị em văn nghệ tại Cần Thơ cộng tác với Đài phát thanh Cần Thơ để thực hiện “Chương trình thi văn Về Nguồn”, hoạt động liên tục từ năm 1968 cho đến tháng 4 năm 1975.

2. Từ sau 1975, anh em chúng tôi như những nhánh sông đời trôi về vạn nẻo. Nhóm Về Nguồn xẻ đàn tan nghé, mỗi người một cuộc đời riêng. Tôi mỏi mòn chạy theo “nghiệp dĩ”, gắn với nghề dạy học. Con đường xa tăm tắp, nặng nợ áo cơm, thêm bao nhiêu đổi thay sau 1975 , đã làm cằn khô trong tôi những ước mơ, nhiệt tình về văn nghệ. Đôi khi nhớ quay quắt kỷ niệm một thời, nhớ bạn bè… nhói lòng, nhưng cũng cố quên… Với ước mơ ngày đất nước thanh bình của một người trẻ lớn lên từ ly loạn, trong bài viết nhân kỷ niệm 7 năm (1971) thành lập nhóm Văn nghệ Về Nguồn – một nhóm văn nghệ học trò – tôi đã nói lên cảm xúc tự lòng mình: “Ngày nào thôi làm văn nghệ, tôi sẽ bắt chước Kiều Phong, đưa A Châu về bên kia ải Nhạn Môn quan chăn cừu độ nhật. Kiều Phong rửa tay gác kiếm, bỏ một bên những ân oán giang hồ. Tôi sẽ hứa với nàng là chẳng làm thơ nữa, nếu có chăng là đặt vài câu lục bát để nàng thay ca dao hát ru con ngủ.” Cái ước mơ mang hơi thở “kiếm hiệp Kim Dung“ có pha chút ngông nghênh thời trai trẻ đến hôm nay phần nào đã bị thời gian ma chiết. Nhưng cũng có lẽ chính ước mơ nầy đã thắp lại ngọn lửa nhen nhúm trong lòng. Một điều lạ là những năm đầu tiên sau 1975, tôi lại gặp anh Kiên Giang nhiều hơn. Anh thường xuống Cần Thơ và lần nào cũng ghé nhà tôi. Trong những lần đó, anh luôn động viên phải gắng “giữ lửa”, gắng đi tiếp con đường văn nghệ. Cũng trong những lần đó, tôi mới hiểu thêm một phần về sự thủy chung, ân nghĩa trong trái tim nhà thơ lớn. Lần nào, anh cũng rủ tôi (có khi có cả anh Lê Hà Uyên), đến thắp hương cho cố nhân trong bài thơ “Hoa trắng thôi cài trên áo tím”. Trong ngôi nhà nhỏ nằm phía sau nhà thờ Chánh tòa Cần Thơ, anh thường ngồi yên lặng nhìn lên chân dung người đã mất sau làn khói hương nghi ngút. Hai người con của chị hiện sống ở đây – đều là giáo viên – rất hiền hành, mực thước, rất quí trọng nhà thơ và gọi anh là cậu. Một điều cũng rất lạ là tên anh em trong gia đình đều bắt đầu bằng vần Tr. (Ba của các em cũng có tên Trinh, giống như tên nhà thơ Kiên Giang. Có phải chăng từ một góc sâu thẳm trong trái tim người con gái xóm đạo vẫn là nỗi hoài niệm khôn nguôi về một mối tình thời học trò thơ dại?

Ít nhất một lần, anh Kiên Giang rủ tôi cùng theo anh vào nghĩa trang Công giáo viếng mộ người xưa. Nhìn anh đứng lặng lẽ thật lâu trước ngôi mộ trong buổi trưa cuối năm vắng ngắt, lòng tôi dâng lên bao nỗi cảm hoài tha thiết. Hình như hôm đó, trời đất đã chuyển mùa, gió bấc phương Nam đủ làm se lạnh lòng người, mái đầu nhà thơ qua mấy mươi năm xuôi ngược giang hồ cũng đã ngã màu sương gió. Trong khoảnh khắc đó, tôi nhận ra cái phù du của kiếp người, cuối cùng rồi cũng lấp vùi trong cát bụi thời gian. Và cũng trong khoảnh khắc đó, càng thấm thía hơn hai câu thơ của anh:

“ Trong lòng con – giữa màu hoa trắng,
Cứu rỗi linh hồn con, Chúa ơi!”.

Mấy năm sau nầy, vì tuổi tác, anh Kiên Giang ít có dịp lên xuống Cần Thơ. Giật mình khi chợt nghĩ nhà thơ đã vượt tuổi tám mươi. Đọc báo, nghe tin anh bị người khác mượn danh làm chuyện không tốt do anh ưa để mất điện thoại di động, càng ngậm ngùi hơn khi nhớ lại cuộc gặp gỡ năm nào chỉ như là giấc mộng! Tuổi già làm cho ta dễ nhớ, dễ quên, con đường “phiêu bạt giang hồ” của người thi sĩ tài hoa ấy cũng ngắn lại như con đường thời gian của một kiếp người mong manh, là hạt bụi trong vũ trụ vô cùng. Nhưng tôi tin rằng, với tâm hồn đầy ắp lòng nhân ái đó, Kiên Giang vẫn mãi mãi là một “ hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê”…

3. Tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo nằm ven bờ sông Tiền bốn mùa miên man sóng vỗ. Từ những năm thơ ấu, trong tâm hồn đứa học trò nhà quê nhiều mơ mộng đã không biết bao lần bâng khuâng khi nhìn những cánh hoa bần rụng xuống trường giang. Hồi đó, tôi chưa quen và cũng chưa được đọc bài thơ nào của anh Kiên Giang. Sau nầy, khi đã vào Trung học có dịp biết đến tập thơ “Hoa trắng thôi cài trên áo tím”, tôi rất tâm đắc mấy câu thơ anh viết trong bài “Đẹp Hậu Giang”:

Nếu cô thôn nữ ngừng câu hát,
Nếu bạn thương hồ bặt tiếng ca
Đờn nguyệt không hòa câu vọng cổ
Hoa bần thôi rụng xuống phù sa.

Có lẽ những câu thơ nầy tác giả viết ra từ nguồn rung cảm về những tiếng hát câu hò một thời trên sông nước miền Nam. Khi tôi vừa lớn lên, cũng là lúc chinh chiến tràn lan, tiếng đạn nổ bom gầm đã giết chết bao âm thanh ngọt ngào, trong trẻo của những chàng trai, cô gái miệt vườn cất lên trong những đêm trăng trải dài theo từng vàm sông, ngọn rạch. Nhưng, bất chấp qui luật khắc nghiệt của những đổi thay từ cuộc sống, bất chấp chiến tranh, và ngay khi cả tiếng đàn nguyệt lắng sâu vào quá vãng, thì hoa bần vẫn rụng xuống phù sa! Có phải chăng đó chính là nguồn mạch quê hương, là tự tình dân tộc vẫn âm thầm cuộn chảy trong trái tim ta khi bao lượn sóng đời cứ muốn xô dạt ân nghĩa, thủy chung về cuối trời quên lãng?

Và cũng phải chăng cánh bông bần mang sắc trắng tinh anh đó, cũng chính là tấm lòng của những con người nặng nợ văn chương như Sơn Nam, Kiên Giang, như bao nhiêu đứa con của vùng đất phương Nam, góp hương làm đẹp cho đời rồi cuối cùng âm thầm gửi trọn kiếp nhân sinh cho mạch đất phù sa ngọt ngào ân tình quê mẹ?

Bài viết ngắn ngủi nầy xin được gửi đến anh, một đàn anh văn nghệ mà tôi vô cùng yêu mến và trân trọng. Mấy mươi năm gặp gỡ và quen biết quả thực không nhiều so với đất trời vô tận, nhưng riêng tôi, là những tháng năm đầy hạnh phúc. Anh Kiên Giang ơi, biết đến bao giờ anh em mình mới có dịp qua chuyến đò Xóm Chài trong buổi hừng đông, bỏ lại sau lưng thành phố Cần Thơ rộn ràng xe ngựa để anh viết trọn những dòng thơ đầy lãng mạn: “Cô lái đò ngang cười chúm chím – Thầm trêu hàn sĩ lúc sang sông”?. . . .

© Lê Trúc Khanh

Cần Thơ, những ngày cuối năm. (từ: sangtao.org)


Lê Trúc Khanh – nhà thơ của một thời vang bóng

Cách nay trên năm thập niên, vào mỗi thứ năm hằng tuần, bắt đầu từ lúc bảy giờ tối, trong âm thanh u huyền thơ mộng của tiếng sáo, tiếng đàn tranh trên làn sóng đài Phát thanh Cần Thơ, khán giả cùng Đồng bằng sông Cử Long lại được nghe một giọng nói quen thuộc: “Đây là Tiếng nói của Thi văn đoàn Về Nguồn… Lê Trúc Khanh và toàn ban xin kính chào Quí thính giả và các bạn… ”

Lê Trúc Khanh
Lê Trúc Khanh</span

Lê Trúc Khanh tên thật là Lê Phước Nghiệp, sinh năm 1949 tại làng Tân Thạch, huyện Trúc Giang, tỉnh Bến Tre. Anh học tại trung học Nguyễn Đình Chiễu (Mỹ Tho) rồi theo mẹ về sống tại một hẻm nhỏ đầu đường Phan Thanh Giản – cạnh bờ sông Cái Khế (nay là đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP Cần Thơ). Sau đó, anh tiếp tục học trường trung học Phan Thanh Giản (nay là trường PTTH Châu Văn Liêm – Cần Thơ). Lê Trúc Khanh tốt nghiệp ĐHSP ban Việt Hán, dạy môn Văn tại các trường trung học Công lập và Tư thục tại Cần Thơ từ năm 1970…

Source: https://vanchuongphuongnam.vn


Cô Gái Điếm Và Người Tu Sĩ


© Nguyễn Thế Duyên

Source: http://nguoiphuongnam52.blogspot.com


Hoa Sen
© nguoiphuongnam.blogspot img

Tên cô là Bạch Liên, bông sen trắng giữa đầm lầy hôi thối và nhơ nhớp. Nhà cô đã hai đời làm điếm. Mẹ cô và bây giờ lại đến cô. Cô không biết cha mình là ai. Khi đã khôn lớn, sau một lần bị khách hàng bạo hành cô đã hỏi mẹ

– Bố con là ai?

Bà đã ngạc nhiên nhìn cô và hỏi lại.

– Mày muốn biết để làm gì?

– Để con mang xăng đến đốt nhà lão! – Cô nói và nhìn mẹ với một ánh mắt đầy thù hận. – Sao lại có loại bố để cho con mình ra nông nỗi này.

Vừa nói, cô vừa chìa cái váy bị khách hàng xé rách bươm ra trước mặt mẹ và dùng nó để lau hai hàng nước mắt.

Nghe cô nói, mẹ cô bỗng run bắn lên. Người bà lảo đảo như muốn ngã. Hình như có một cái gì đó đánh rất mạnh vào trong tiềm thức của bà. Bà ôm lấy cô nghẹn ngào.

– Mẹ cũng không biết bố con là ai cả. Có lẽ là tại mẹ! Kiếp trước chắc là tại mẹ sống không ra gì, một kiếp của mẹ không trả hết nợ nên đến con vẫn phải trả nợ thay.

Sau lần nói chuyện ấy, mẹ cô tự nhiên rất chăm đi lễ chùa. Lần nào đi lễ, bà cũng dắt cô đi theo.

Nhà cô ở cạnh một ngôi chùa nhỏ. Chùa của làng. Mỗi khi đi lễ, bà bao giờ cũng bắt cô quỳ bên cạnh mình, ngước mắt lên nhìn vào pho tượng phật tổ, với ánh mắt thành kính và có một cái gì đó như một sự van vỉ, cầu xin, bà khấn nhỏ trong miệng nhưng vì ngồi bên cạnh nên cô luôn nghe thấy.

– Con chẳng dám cầu xin đức phật điều gì. Cuộc đời con, cuộc đời con con đã quá khốn nạn rồi, nhưng con xin người nếu như kiếp trước con đã làm nên tội lỗi gì thì cũng xin người hãy tha cho cháu của con.

Từ khi bà biết đi lễ chùa cho đến khi bà mất, bà luôn luôn chỉ cầu xin duy nhất có mỗi một điều ấy. Trước khi mất, bà bảo cô dựng bà dậy, tựa lưng vào tường, bà nắm lấy tay cô.

– Con ạ! Mẹ nói điều này con phải nhớ cho kĩ. Cuộc đời những kẻ làm gái điếm như mẹ con mình  chẳng hi vọng có một gia đình yên ấm đâu. Con hãy có lấy một đứa con để làm niềm vui trong cái cuộc sống khốn khổ này. Nhưng con đừng như mẹ, có con với bất cứ kẻ nào mà phải chọn lấy  một người đức hạnh mà xin lấy một đứa con thì mới hi vọng may ra nó thoát khỏi số kiếp này.

Nói rồi bà nhắm mắt lại, một dòng nước mắt lo lắng trào ra lăn dài trên gò má đã nhăn nheo vì năm tháng, cực nhọc và lo lắng.

Cô là dân ngụ cư nên làng không cho đất để chôn cất mẹ mình. Cô lại không có tiền để mà mua đất. Những người hàng xóm thương hại cô bèn bảo.

– Hay là mày sang bên chùa xin sư thày cho chôn cất mẹ trong đất của chùa.

Chẳng còn cách nào khác, hôm sau, cô mang một đĩa hoa quả vào chùa xin gặp sư thày trụ trì.

– Bạch thày! Mẹ con vừa mất hôm qua. Con là dân ngụ cư nên làng không cho chôn cất tại nghĩa trang của làng. Con xin thày cho con được chôn cất mẹ con ở trong đất của chùa. Nếu được thì từ nay trở đi con xin suốt đời quét dọn cho chùa.

Nhà sư nhìn cô với ánh mắt đầy thương cảm rồi không hiểu tại sao ông ta nhắm mắt lại, một tay lần tràng hạt, một tay đưa lên trước ngực hành lễ.

– Mô phật! Nhà chùa đồng ý cho con chôn cất mẹ mình trong đất của chùa. Nhưng con không cần phải quyét dọn chùa cả đời để đền cái ơn ấy mà con hãy lên chánh điện thắp một nén hương cắm vào dưới chân của đức phật tổ để tạ ơn ngài.

Cô gái vâng lời lên chính điện thắp một nén hương và theo như lời dặn của sư thày, cô không cắm nén hương vào bát hương mà len người lách qua những chỗ chật hẹp để cắm được nén hương dưới chân phật tổ. Không hiểu cô động vào cái gì mà bức tượng bỗng nghiêng đi. Hoảng hốt, cô kêu lên một tiếng và ôm lấy pho tượng giữ cho nó khỏi đổ.

Trong trai phòng, nghe tiếng cô kêu, sư thày vội vàng chạy lên và giúp cô dựng lại pho tượng cho ngay ngắn. Cô buồn rầu nói với sư thày.

– Có lẽ tại thân thể con nhơ bẩn nên phật tổ không muốn nhận thẻ hương của con chăng?

– A Di đà Phật! – Nhà sư niệm một tiếng phật hiệu rồi chăm chú nhìn cô hỏi lại. – Con không thấy bàn tay của người đặt lên đầu con sao? Không phải người không muốn nhận nén hương của con đâu mà là người cúi xuống để xoa đầu con đấy.

Cô ngẫm lại và nhận thấy đúng là khi bức tượng nghiêng đi, bàn tay của bức tượng đặt ở đầu mình.

Tối hôm ấy, nhà chùa huy động những già trong làng đến tụng kinh cho mẹ cô suốt đêm. Sáng hôm sau, tất cả lại đưa mẹ cô sang bên chùa chôn cất bà trong khuôn viên của chùa. Đích thân sư trụ trì mặc áo vàng gõ khánh, tụng kinh dẫn đầu đoàn người. Dân làng thấy thế kéo nhau đến xem rồi không biết từ lúc nào, tất cả đều nhập vào đoàn người đưa mẹ cô đến nơi yên nghỉ cuối cùng thành ra đám ma của mẹ cô trở thành một đám ma đông nhất xã.

Sau bốn mươi chín ngày của mẹ, cô bắt đầu thực hiện lời hứa của mình. Sáng nào cô cũng cầm chổi sang bên chùa quét  dọn. Chùa làng đất rộng nhưng khách thập phương không có nên nghèo. Mọi công việc của chùa đều do những già làng cùng góp tay lo liệu. Nhà chùa không có sư, không có tiểu, chỉ có những bà già trong làng ban ngày rỗi việc thường kéo nhau ra chùa giúp nhà chùa những việc vặt, vừa làm vừa nói chuyện với nhau cho vui tuổi già theo cái kiểu “ Trẻ vui nhà, già vui chùa”, nên chùa cũng không được phong quang sạch sẽ cho lắm. Thường các bà chỉ chú ý quét dọn mỗi cái khoảng sân chùa chỗ chính điện và trai phòng của sư thày, còn những chỗ khuất trong chùa cỏ và mạng nhện chăng đầy. Nhất là mấy cỗ tượng phật, những kẽ nhỏ khó lau bụi bám nhiều năm không ai lau chùi nên trong vô cùng thảm hại.

Từ ngày có cô sang giúp việc dọn dẹp, chùa thay đổi hẳn. Một hôm, sau khi đã quyét dọn xong, cô đi ra chỗ mộ mẹ thắp một nén nhang. Cô ngồi xuống bên cạnh ngôi mộ trầm tư nhìn khói nhang bay lên.

Chiều buông xuống một màu tím nhạt. Mọi nhà đã bắt đầu nổi lửa nấu cơm chiều, khói bắt đầu bò lan trên những mái nhà trong xóm. Tiếng lũ trẻ con nô đùa vọng đến chỗ cô ngồi khiến tự nhiên cô gái cảm thấy trong lòng mình trống trải. Từ khi mẹ mất, cô mới hiểu rằng trong mọi nỗi khổ trong đời, cô đơn mới là điều đáng sợ nhất. Ngày xưa, khi mẹ còn sống, cô khổ hơn bây giờ nhiều vì còn phải nuôi mẹ. Bây giờ mẹ mất, cô cảm thấy chống chếnh. Cô cần một chỗ để làm nơi nương tựa cho tâm hồn mình. Mệt mỏi và chán nản, cô thiếp đi. Cô thấy mẹ mình đi về, đến ngồi bên cô, Bà nắm lấy bàn tay gày guộc của cô và bảo: “ Con! Hãy nhớ lời mẹ dặn” Nói xong bà biến mất. Cô bừng tỉnh thì thấy sư thày đang đứng nhìn mình.

– Mô phật! – Thấy cô thức dậy, sư thày chắp một tay trước ngực niệm một tiếng phật hiệu và bảo – Con thấy mệt sao không vào trai phòng nhà chùa mà nghỉ sao lại nằm ở đây?

Cô hấp tấp đứng dậy. Nhìn vào mắt nhà sư, cô chợt nhận thấy trong con mắt ấy có một cái gì đó dăng đầy như sương như khói mênh mông và bất tận. “ Hãy nhớ lời mẹ dặn” Tự nhiên tiếng mẹ cô trong giấc mơ vang lên trong tâm trí. Cô rùng mình! Mẹ! Phải chăng mẹ muốn báo cho con biết đây chính là người ấy?

– Chùa nghèo không có gì để có thể giúp con. – Nhà sư nói với một giọng trầm buồn. – Ta rất tiếc.

Tối hôm đó, cô trằn trọc không sao ngủ được. Tiếng mõ tụng kinh đêm từ chùa bay sang, trầm tư nhỏ từng giọt vào lòng làm cho cái cảm giác trống vắng cô đơn trở nên đáng sợ. Cô ngồi dậy nhìn sang bên chùa. Cốc! Một làn hương trầm bay theo tiếng mõ khiến cho cô như một kẻ mộng du. Cô bám vào tiếng mõ lần đi và rồi bất chợt cô thấy mình đang đứng ở cửa chính điện. Hoảng sợ, cô thu người nép vào bên cạnh cửa.

Chính giữa điện, một pho tượng sống đang ngồi, mặt hướng lên nhìn không chớp vào pho tượng phật tổ, một tay lần tràng hạt, miệng lẩm nhẩm tụng kinh còn tay kia thả từng tiếng mõ khoai thai vào đêm. Nhìn cảnh tượng ấy, trong cô dâng lên một cảm xúc thần bí, vừa ngưỡng mộ, vừa kính trọng. Nhưng trên hết là một ý nghĩ chợt bừng lên trong tâm trí cô

“ Con phải tìm lấy một người đức hạnh mà xin lấy một đứa con” cô nhớ đến lời mẹ dặn. Còn ai đức hạnh hơn cái người đang ngồi kia? Mình phải quyến rũ cho được người. Cô gái tự nhủ.

Cô định bước vào trong điện để thực hiện ý định của mình. Nghe động, tiếng tụng kinh dừng lại.

– A di đà phật! Muộn rồi con còn sang đây làm gì?

Nghe nhà sư hỏi. cái mạnh bạo lúc ban đầu của cô biến mất. Cô lúng túng.

– Bạch thày…

Rồi cô dừng lại chẳng biết nói gì. Nhà sư từ từ quay đầu lại nhìn cô với ánh mắt trang nghiêm và bao dung. Nhìn ánh mắt ấy, cô hiểu không thể dùng cái cách mà cô vẫn thường dùng với khách hàng của mình để quyến rũ người. Nhìn ra ngoài sân chùa, đêm rằm, trăng sáng vằng vặc, một ý nghĩ chợt nẩy ra trong đầu.

– Bạch thầy! Trời nóng bức quá, nhà con lại không có giếng, con xin thầy cho con sang tắm nhờ ở giếng của chùa.

Nhà sư gật đầu đồng ý.

– Từ nay con không cần phải đi gánh nước nữa. Cần con cứ sang giếng chùa mà dùng

Nói rồi nhà sư quay lại tiếp tục buổi tụng kinh tối.

Giếng chùa ở xế bên góc sân đối diện với chính điện. Hơi ngần ngừ một chút. Một chút thôi, rồì gái bắt đầu trút bỏ quần áo của mình. Ánh trăng bàng bạc thoa một lớp phấn mỏng lên tấm thân vốn đã trắng nõn của cô. Cô hơi nghiêng người lại hướng toàn bộ tấm thân kiều diễm của mình về phía chính điện và lắng tai nghe.

Cốc!… Cốc! … Tiếng mõ giòn và trầm tư như tan loãng trong ánh trăng, Thong thả và điềm tĩnh. Có lẽ người không biết là mình đã ở bên giếng. Cô thầm nghĩ. Cô cầm lấy cái gầu thả thật mạnh xuống giếng rồi kéo lên một gầu nước. Xối thật mạnh gầu nước lên cơ thể mình. Một cơn gió mạnh từ cuối vườn thổi đến nâng mái tóc cô bay lên. Ánh trăng trượt trên lớp nước mỏng trên cơ thể cô loáng lên như một ảo ảnh. Cô lắng tai nghe.

Cốc!… Cốc! …Cốc Tiếng mõ vẫn điềm tĩnh thong thả điểm từng tiếng một không hề bấn loạn.

Từ đấy, tối nào cô cũng sang sân chùa tắm. Tối nào cô cũng lắng tai nghe và tiếng mõ chưa tối nào bấn loạn.

Đã gần hết thời kì trăng sáng, Cô gái hiểu, mình không thể quyến rũ nổi một bậc chân tu. Cô vô cùng đau khổ. Nhưng cái lòng kính trọng người thì không vì thế mà giảm đi mà ngược lại nó càng tăng lên trong cô gấp bội.

Sáng nay cô cầm chổi đi sang quét chùa. Sư thầy đi vắng. Cô lên đại điện tỉ mẩn lau bức tượng phật tổ cho đến khi bức tượng sạch bóng. Lau xong, cô ngước lên nhìn vào khuôn mặt phúc hậu của pho tượng và thốt lên một lời cầu khẩn.

 – Con xin người hãy cho con người đệ tử của người.

Nói xong, nước mắt cô tự dưng lại trào ra.

Lau xong chính điện, cô đi ra mộ mẹ thắp hương cho bà. Cô ngồi xuống bên cạnh mẹ, tựa lưng vào nấm mộ trong lòng buồn rầu khôn xiết.

– Mẹ ơi! Con không thể lay chuyển được người.

Cô thì thầm với mẹ và rồi cô cứ thế thiếp đi. Cô mơ thấy mẹ mình trở về ôm cô vào lòng.

– Sao con ngốc thế! Làm sao con có thể quyến rũ được một người đã bước qua ngũ giới. Nhưng nếu con cầu xin người thì có khi lại được con ạ.

Cô bừng tỉnh. Ngay tối hôm đó cô đi sang bên chùa định theo làm theo lời mẹ dặn. Đến cửa đại điện, khi nhìn thấy cái bóng dáng ngồi nghiêm trang của sư thày trước phật tổ thì cô lại nghĩ “Không được! Đây là một việc rất thiêng liêng và hệ trọng, mình cần phải giữ mình cho sạch sẽ và sám hối những tội lỗi của mình trước đức phật thì may ra ngài mới cho mình được toại nguyện”. Nghĩ rồi, cô lùi lại, quay lưng định trở về thì nghe thấy tiếng nhà sư bảo.

– A di đà phật! Con đến có việc gì? Sao không vào mà lại quay về?

Vừa nói, nhà sư vừa quay hẳn mình lại phía cô. Cô bước vào, chắp tay quỳ trước mặt nhà sư.

– Bạch thầy! Con xin thày cho con được xám hối trước đức phật trong bảy tối để rửa sạch thân thể mình trước khi con muốn cầu xin người một việc.

Nhà sư nhíu lông mày suy nghĩ một lúc rất lâu rồi quay người lại ngước nhìn lên bức tượng phật tổ ở trên cao như muốn hỏi ý kiến của ngài.

– Con hãy ngồi xuống bên cạnh ta và hãy bắt đầu xám hối về những tội lỗi của mình từ đêm nay.

Cô vâng lời, ngồi xuống bên cạnh nhà sư, nhìn đăm đăm vào bức tượng  phật tổ.

“ Con không có tội dù cho cơ thể con nhơ bẩn! Con chỉ có một cái tội duy nhất là dám mang cái thân nhơ bẩn này để xin ngài cho con một người đệ tử băng thanh, ngọc khiết đến nhường kia”

Nước mắt cô trào ra. Lời xám hối hòa vào khói hương lan tỏa khắp đại điện.

Hết đêm thứ bảy, khi buổi tụng kinh đêm kết thúc, nhà sư đứng dậy và bảo cô lên trai phòng cùng với mình. Nhà sư bảo cô.

– Bây giờ con muốn cầu xin ta cái gì con hãy nói ra.

Cô gái quỳ xuống, lạy nhà sư ba lạy và cứ quỳ nguyên như thế cô nói.

– Bạch thày! Con nghe đức phật dạy: “ Cứu một người còn hơn xây bảy tháp phù đồ” vậy nên con cúi xin người hãy cứu vớt cuộc đời con.

– Vậy con muốn ta cứu vớt cuộc đời con bằng cách nào?

– Con xin người hãy cho con một đứa con.

Cô nói điều mình cầu xin ấy bằng một giọng điềm tĩnh. Hình như với cô, đây không phải là cái điều gì xấu xa mà là một điều cầu xin rất chính đáng không hề có một chút nhục dục bên trong.

– Con nói sao?

Nhà sư hoảng hốt hỏi lại. Cô gái nhắc lại lời cầu xin của mình và nói thêm.

– Con biết, cơ thể con nhơ bẩn không xứng để cầu xin người điều này nhưng con không còn cách nào khác.

Nhà sư thở dài một tiếng. niệm một câu phật hiệu.

– Không phải ta chê cơ thể con nhơ bẩn. Con đã trong sạch sau bảy ngày sám hối. Nhưng sao lại là ta? Một đứa con! Điều đó con có thể xin ở bất cứ người đàn ông nào.

– Bạch thầy! Có lẽ tại kiếp trước mẹ con mắc vào tội lỗi quá nặng nên một đời mẹ con không thể trả hết mới kéo sang tận đời con. Thân con đã ra thế này thì chắc rằng con không thể có được một gia đình yên ấm. Nhưng con là đàn bà, con cần một đứa con để làm chỗ nương tựa cho tâm hồn và cuộc đời mình nhưng mẹ con sợ rằng con của con cũng lại vướng vào cái kiếp nạn này nên trước khi mất, bà có dặn con hãy tìm một người đức hạnh để xin lấy một đứa con. Ngoài thầy ra, con tìm đâu được một người đức hạnh nữa đây?

Nghe cô nói, nhà sư đứng lên bảo với cô.

– Con hãy cứ đợi ta ở đây, rồi nhà sư đi lên trên chính điện. Cô nhìn theo, dáng ông đi như lao về phía trước. Đột nhiên cô nghe thấy tiếng mõ vang lên dồn dập

Cốc! Cốc! Cốc!… Cốc! cốc! Cốc … Ba tiếng một, đanh và dồn dập. Tiếng mõ như muốn phá tan đi màn đêm. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng cô được nghe một tiếng mõ bấn loạn. Đột ngột tiếng mõ tắt lịm. Lặng đi một lúc rất lâu, lâu đến cái mức những mảnh vỡ của đêm từ từ tụ lại để cho ánh trăng giát một mầu vàng lên nó. Rồi tiếng mõ lại nổi lên.

Cốc!… Cốc… Cốc… Từng tiếng một trầm tư và sâu lắng. một lúc sau nhà sư đi lên trai phòng bảo với cô với một giọng bình thản.

– Con cởi quần áo ra đi!

Sáng hôm sau cô ngủ dậy muộn, cô đã chết lặng khi nghe người ta bảo: “ Tối qua sư thày đã quyên sinh”. Cô chạy vội sang chùa mở cửa vào trai phòng, giữa tấm ga trải giường cô thấy một vệt máu đỏ tươi. Cô lấy kéo cắt một băng vải đúng ở chỗ có vệt máu gấp thành một cái khăn tang chít vội lên đầu rồi đi như chạy lên chính điện.

Xác của nhà sư đã được mọi người hạ xuống đặt ngay ngắn giữa phòng. Cô phục xuống bên xác ông và ngất lịm.

Cô thấy mình bị đẩy vào một gian điện to lớn. Giữa phòng là sư thầy  đang quỳ dưới nền nhà. Đứng cạnh sư thầy là một người có bộ mặt dữ tợn trông giống như những bức tượng hộ pháp mà cô vẫn thấy ở nơi đình chùa. Người ấy chắp tay vái một vái và thưa.

– Bẩm sư tổ! Tên nhà sư này đã dan dâm với một cô gái, chúng con đưa lên đây để người định liệu.

– Không phải! – Cô kêu lên và chạy lao ra giữa điện quỳ xuống bên cạnh nhà sư. Cô ngước nhìn lên và nhận ra đức phật tổ đang ngồi trên một toàn sen, chung quanh có rất đông người. Cô không chắp tay như mọi lần mà dùng hai bàn tay bóp chặt lấy ngực mình để thể hiện sự đau khổ cùng cực. – Sư thày không phải là gian dâm mà là cứu vớt con.

Cô kêu lên!

– Con đừng bào chữa cho ta. – Nhà sư nói với vẻ mặt điềm tĩnh không lộ chút gì của sự lo lắng hay sợ hãi. – Ta đã phạm vào giới luật và ta phải chịu sự trừng phạt.

– Không phải vậy. Chính con…

Cô định trình bày cho đức phật tổ biết nhưng người xua tay bảo.

– Chúng ta biết cả rồi. – nói rồi ngài quay sang bên phải hỏi người đứng ngay bên cạnh. – A nan! Ngươi thấy thế nào?

Người ấy chắp tay lại thưa.

–  Bạch thầy! Nếu đã là luật thì không ai được phép vượt qua.

– Còn ngươi! Ca diếp?

Phật tổ quay sang hỏi người đứng cạnh bên tay trái. Người đó cũng chắp tay lại kính cẩn nói.

– Bạch Thầy! Con cũng nghĩ thế.

Sắc mặt của phật tổ tỏ vẻ tức giận. Điều đó làm cô gái lo lắng. Đức phật là người buồn vui tức giận không để lộ ra ngoài mà sắc mặt người thế kia thì sư thầy nguy mất. Nghĩ thế cô vùng đứng dậy, bao nhiêu sợ hãi biến mất. Cô dõng dạc nói to

– “Một trăm cái lí không bằng một tí cái tình”, Người thân là phật tổ mà còn không phân biệt được phải trái đúng sai thì sao có thể phổ độ được chúng sinh đây? Nếu có người phải chịu phạt thì người đó chính là con!

Nhà sư đang quỳ bên cạnh vội vàng kéo tà áo cô ngăn lại. Đức phật cúi xuống nhìn cô một thoáng với vẻ mặt ngạc nhiên rồi ngửa mặt lên nhìn nóc đại điện cười ha hả. Tiếng cười làm rung chuyển cả nóc điện.

– Giỏi lắm! Giỏi lắm! – rồi ngài nhìn khắp lượt đám đệ của mình bảo. – Các ngươi có nghe thấy cô gái này đang mắng các ngươi không? “Một trăm cái lí không bằng một tí cái tình” Cô gái này chỉ dựa vào mỗi một câu nói đó mà làm lay chuyển cả ngũ giới của ta. Kể từ nay, ngũ giới của ta chỉ dùng để khuyên ngăn mà không phải là cấm đoán. Đáng thưởng! Đáng thưởng! – Nói rồi ngài quay lại phía sau bảo. – Mang ra.

Từ phía sau lưng phật tổ, Phật bà quan âm bước lên tay bế một đứa bé.

– Phật tổ thưởng cho ngươi.

Phật bà khẽ hẩy tay, đứa bé bay về phía cô, chạm vào người cô thì biến mất.

– Còn ngươi! – Phật tổ quay sang phía nhà sư. – Ngươi dám hi sinh hạnh căn để cứu vớt một con người. Ngươi dục mà không dâm, điều đó, chính ta đây thủa chưa đắc đạo cũng không làm được. Ngươi đã đắc chánh quả.

MƯỜI NĂM SAU.

Có một người đàn bà dắt một bé gái quay về chùa làng xin xuống tóc quy y. Bà mở cánh cửa trai phòng xưa dắt con gái bước vào phòng. Mọi thứ vẫn y như cũ. Bà đứng lặng trước ảnh sư thày và chỉ vào bức ảnh nói với con gái.

– Đây là bố con!

Hà nội ngày 29/3/ 2020 | Nguyễn Thế Duyên

Đọc thêm tại: http://nguoiphuongnam52.blogspot.com


Vẫn Còn Cái Gốc


Vẫn Còn Cái Gốc

© Tiểu Tử
Source:© Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp Vĩnh Long

Sưu tầm & Post on Sep 11th, 2020

* * *

Tôi sanh ra vào thời Pháp thuộc, lớn lên, ra đời với Mỹ Diệm, Mỹ Thiệu rồi… già trước tuổi sau ngày “cách mạng thành công!” Để thấy tôi đã có cái may mắn biết thằng Tây, biết Chú Sam, biết Bác Hồ. Thằng Tây đội nón cối thực dân ngồi trên đầu thằng dân đội nón lá. Chú Sam với cái nhãn bàn tay của chú nắm bàn tay người bạn mà chú giúp đỡ – cái nhãn chưa kịp tróc, chú đã buông rơi thằng bạn như buông rơi một vật vô tri! Bác Hồ cũng đội nón cối như thằng Tây thực dân nhưng Bác không thực dân, Bác chỉ bắt người dân làm chủ để cho bác – cũng ngồi trên đầu dân như thằng Tây! – lãnh đạo theo đường lối Mác Lê ngoại lai, mất gốc. Trải qua ba trào như vậy mà tôi đã không thành Tây, không thành Mỹ, cũng không thành Bôn-sê-vít, nhờ truyền thống của ông cha: Biết giữ gìn cái gốc. Điều này, tôi rất tự hào.

Bây giờ, tôi xin tự giới thiệu…

Tôi tên là Tư – Lê Di Tư – Theo ông nội tôi kể lại thì tôi thuộc dòng họ Lê Di ở Huế, một dòng họ nổi tiếng khoa bảng. Hồi đó, ông sơ ông sờ gì của tôi đã làm quan lớn trong triều đình. Ổng được lệnh vua, đưa dân đi dài vào Nam khai hoang, dựng làng lập ấp, để mở mang bờ cõi. Khi ổng vào đến vùng rừng thiêng nước độc mà sau này người ta gọi là Tây Ninh, ổng ngã bịnh rồi chết. Sau đó, không nghe ông nội tôi kể tiếp. Điều mà tôi biết là đến đời ông nội tôi, cái gia tài quyền uy chữ nghĩa của dòng họ Lê Di chỉ còn lại đủ để ông nội tôi… bắt mạch hốt thuốc độ nhựt! Rồi qua đến đời cha tôi, đời anh chị tôi… chỉ còn làm ruộng dài dài, mà mớ chữ nghĩa thì vừa đủ để ngâm nga mấy truyện thơ bình dân như Chàng Nhái Kiểng Tiên hay Bạch Viên Tôn Các.

Hồi đó, có người thắc mắc tại sao tôi đã mang cái họ Lê Di rất văn vẻ, rất… quí phái mà lại có cái tên Tư nghe quá cộc lốc khô khan? Nói cho có vẻ… văn chương, cái họ của tôi như tấm lụa mềm mà sao cái tên của tôi thì như hòn sỏi nhám? Đó là do bản chất thật thà của cha tôi. Ổng đặt tên anh em chúng tôi giống như ổng đếm bầy con! Đầu tiên là anh cả tôi: Lê Di Một. Kế đó là anh Lê Di Hai. Tiếp theo là chị tôi: Lê Thị Ba. À! Chỗ này được cha tôi giải thích… gọn bâng: Tại nó là con gái, mang họ Lê Di sao được, nữ sanh ngoại tộc mà! Cuối cùng là tôi, Lê Di Tư, sanh cách chị tôi đến chín năm. Vì vậy, ở nhà gọi tôi là thằng Út, còn hàng xóm thì gọi tôi là Út Tư, chắc là để khỏi lầm với những thằng Út khác.

Năm đó, tôi đến tuổi vào trường Tiểu Học. Cha tôi xách xe đạp chạy ra nhà việc (hồi đó, chỗ ban hội tề –là những người chức trách trong làng – làm việc được gọi là nhà việc, cũng có người gọi là nhà vuông bởi vì ngôi nhà đó có bốn cạnh bằng nhau) để trích lục khai sanh của tôi. Khi ổng về đến nhà, ổng cầm tờ khai sanh vừa chỉ chỏ vừa phàn nàn: “Con mẹ thằng lục bộ! Hồi đó tao khai là Lê Di Tư, nó nghe rõ chớ, lại còn gục gặc đầu nói đứa thứ bốn phải không. Vậy mà nó đánh dấu ư cách xa chữ u đến cả thước lận, thành ra là dấu sắc. Bây giờ thằng chả chết mất rồi, lấy ai mà đối chất đây? Còn thằng lục bộ mới này thì nó đọc sao là chép y ra vậy. Con mẹ nó! Làm thằng nhỏ bây giờ tên là Tú. Coi vô duyên không?”.

Vậy là trong khai sanh – và mãi về sau này – tôi tên là Lê Di Tú! Phiền một điều là hồi đó cái tên Tú này tôi nghe không quen lỗ tai. Cho nên, ngày đầu trong trường Tiểu Học, khi thầy giáo điểm danh, gọi đến Tú là tôi vẫn tỉnh bơ ngồi yên. Còn dòm qua ngó lại coi là đứa nào! Cũng may là thầy giáo lớp chót đó là cậu Sáu An – bà con bạn dì với má tôi – nên cẩu đã biết qua cái sự trục trặc trong cái tên của tôi. Thẩy bèn gọi “Tư” làm tôi giựt mình dạ một tiếng lớn. Cả lớp cười rộ. Rồi mấy ngày sau đó, khi gọi đến Tú là thẩy… chêm ngay tiếng Tư cho xong chuyện. Trẻ con dễ thấm, nên chỉ mấy hôm sau là tôi đã quen với cái tên Tú văn vẻ đó, như đã quen lâu!

Lật bật rồi tôi cũng trèo tới lớp Nhứt, rồi đậu xép-phi-ca (certificat). Hồi này, ở nhà trúng mấy mùa lúa, nên cha tôi quyết định cho tôi học tới. Ổng nói: “Thằng Út nó lanh lợi, bắt nó làm ruộng cũng uổng” (Bây giờ nhớ lại, tôi không khỏi phì cười: ổng làm như phải là… cù lần mới đi làm ruộng!) Vậy là tôi được xuống Sài Gòn thi vào trường lớn (hồi đó, bậc Trung Học đã được gọi là trường lớn, bởi vì nó… lớn hơn trường Tiểu Học). Tôi thi đậu và ở nội trú. Cha tôi sắm cho tôi cái nón cối hiệu Con Gà Trống và đôi xăng-đan (sandales). Xưa nay, lúc nào tôi cũng đầu trần và đi chân không – đôi guốc chỉ dùng để… rửa chân ban đêm trước khi leo lên ván ngủ. Bây giờ, vào trường lớn phải khác!

Ở trường lớn, người ta gọi tôi là Tú Lê để phân biệt với thằng Tú Phạm học cùng lớp và cũng ở nội trú như tôi. Tôi mang cái tên Tú Lê được hai năm thì trong nước có giặc. Sài Gòn bị đồng minh gì gì đó dội bom. Trường lớp bị đóng cửa, dân chúng thị thành tản cư. Cha tôi vội vã đem tôi về làng. Từ đó, tôi tập tành làm ruộng. Điều này không đi đúng với sự mong muốn của cha tôi. Lâu lâu ổng hay nhắc: “Con mẹ nó! Nếu không có giặc thì thằng nhỏ đã không phải về làm ruộng. Dòng họ Lê Di bây giờ chỉ còn có mình nó là khá. Vậy mà…”. Câu nói thường bị bỏ lửng. Để thấy ổng cũng hơi phiền trách ông Trời đã không giúp tôi đi theo “con đường chữ nghĩa” cho dòng họ Lê Di được nở mặt, mà đẩy tôi về với ruộng lúa, con trâu, cái cày… Riêng tôi thì lại thích được như vậy. Có lẽ tại vì cái gốc “ruộng” của tôi đã ăn quá sâu vào đất. Tôi sung sướng được trở về với cái tên “Út Tư” bình dị mà hàng xóm dùng để gọi tôi từ thuở ấu thời. Và tôi cũng quên dễ dàng cái tên “Tú Lê” văn vẻ đã bỏ lại ở một góc sân nào đó trong trường lớn…

Vào thời ông Diệm/ông Thiệu, tôi “đi” dân vệ. Để được ở lại làng giúp gia đình làm ruộng ngoài giờ công tác ở đơn vị địa phương. Bởi vì gia đình tôi không có tá điền tá thổ gì hết. Ngoại trừ mùa cấy hay mùa gặt phải mướn thêm người giúp cho “kịp mưa kịp nắng”, kỳ dư đều do người trong gia đình tôi làm lấy, kể cả mẹ tôi, mấy chị dâu anh rể tôi và vợ tôi nữa (hồi này tôi đã có vợ con). Kể lại như vậy để thấy rằng gia đình chúng tôi thuộc loại “tay làm hàm nhai” chớ không phải loại “chỉ tay năm ngón, ngồi không trục lợi”! Và nhờ trời, gia đình tôi làm ruộng mà “lúa ăn không hết”…

Sau biến cố tháng Tư 1975, tôi đi học tập hết ba hôm rồi về nhà tiếp tục làm ruộng. Yên chí rằng mình thuộc giới công nông đem “mồ hôi đổi lấy bát cơm”, lấy sức “lao động làm nên của cải” (mấy câu này tôi mới học được của mấy cán bộ cách mạng, cha nào cha nấy nói y như nhau, còn lập đi lập lại nữa nên… dễ nhớ!) Chớ không thuộc loại “Mỹ Ngụy ác ôn” hay “trí thức vong bản” hay “địa chủ phú nông, cường hào ác bá“ gì gì… Tôi đã thật tình tin tưởng rằng mình “không có nợ máu với nhân dân” thì không có gì phải lo âu sợ sệt. Chẳng dè ít lâu sau ruộng bị “sung” vào hợp tác xã, còn chúng tôi thì làm công lại cho họ. Ngang ngược một cách rất… tự nhiên! (May quá! Cha mẹ tôi đã thất lộc trước ngày “cách mạng thành công”. Mừng cho ổng bả!)

Vào hợp tác xã chưa đủ. Còn phải đi lao động (làm như đi làm ruộng mỗi ngày chưa phải là lao động!) Rồi đi họp hành, học tập đường lối chủ trương (làm như phải có những thứ đó thì lúa… mới tốt!) Rồi đi mết tinh, rồi hô khẩu hiệu, rồi khai lý lịch khai tới khai lui… Có đêm tôi nằm trăn trở, nghĩ tiếc cho cái gốc của ông bà để lại, bây giờ không còn đứng vững nữa. Cái gì không giống cái gì hết! Lai căn tạp nhạp.

Vậy là sau một thời gian nhẫn nhục làm một “nhân khẩu” của chế độ, tôi thấy tối ngày cứ hô “sống mãi, sống mãi, sống mãi” chắc… chết quá! Tôi đành liều mạng mang vợ con vượt biên. Nhờ ơn trên phò hộ, chúng tôi đi thoát và tấp lên đảo Pulau Bidong (Mã Lai).

Sau hơn bốn tháng “nằm” đảo, chúng tôi được chánh quyền Pháp nhận cho định cư. Đó là nhờ chút ít tiếng Pháp còn sót lại của thuở thiếu thời xa xưa. Thuở đó, mỗi ngày học trò phải chào cờ “Đại Pháp”, phải hát bài “Maréchal! Nous voilà!”. Vào lớp phải đứng thẳng, đợi thầy nói “Asseyez-vous” rồi chấm câu với tiếng roi mây hay cây thước bảng đập lên bàn. Chừng đó, cả lớp đồng nói “Nous nous asseyons” rồi mới ngồi xuống. Ở cái thời như vậy mà sao cái “gốc” vẫn còn. Có lẽ nhờ truyền thống của ông cha và nhờ mấy quyển Quốc Văn Giáo Khoa Thư đã âm thầm nhen nhúm tình thương quê hương dân tộc.

Chúng tôi được “bốc” về đất liền ở thị xã Trenganu, rồi từ đó về Kuala Lampur, thủ đô Mã Lai, để làm thủ tục giấy tờ.

Hôm chuẩn bị lên xe để ra phi trường Kuala Lampur “bay” đi Paris, lòng tôi như mở hội. Ngày mai chẳng biết ra sao, nhưng chân trời mới này đã thấy rộng thênh thang. Không phải cho tôi, mà là cho hai thằng con tôi đang trong tuổi lớn! Điều này tôi muốn chia sẻ với những người ti. nạn đang đứng chùm nhum ở Lãnh Sự Quán Pháp đợi gọi lên xe ca, nhưng tiếc quá họ toàn là người Tàu Nam Vang và người Miên người Lào. Họ không biết tiếng Việt Nam, thành ra tôi… cụt hứng.

Chính ông Phó Lãnh Sự gọi tên từng gia đình để trao thông hành và mời lên xe. Khi ổng gọi đến gia đình “Lơ đi”, chẳng thấy ai nhúc nhích. Ổng đưa mắt tìm trong đám đông rồi cái nhìn của ổng ngừng lại ở tôi. Ổng mỉm cười hỏi bằng tiếng Pháp: ”Gia đình ông người Việt phải không?”. Tôi gật đầu “Ùy mong xiừ” mà tự hỏi làm sao ổng nhận ra cái gốc Việt Nam của mình? Ổng bèn trao tờ thông hành rồi chúc thượng lộ bình an. Lên xe ca, tôi đọc tấm giấy thấy đề: “Nom: Ledi- Prénom: Tu”. Tôi nhổm dậy định xuống xe phân trần, nhưng xe đã rồ máy và tôi cũng nghĩ lại: Cái vốn Pháp ngữ quá ít ỏi của mình không đủ để giải thích những gút mắt của cái họ cái tên Việt Nam, của dấu ê dấu sắc trong tiếng Việt Nam. Tôi đành ngồi xuống, thở dài…: Thân phận lưu vong, bỏ hết mất hết đã đành, chỉ có cái họ cái tên là mang theo được bên mình, vậy mà bây giờ nó cũng không còn nguyên vẹn hình hài và âm thanh của nó nữa! Nghĩ đến đó, tôi bỗng nghe tủi thân đến ứa nước mắt….

Ở Pháp, tôi không “hành” nghề làm ruộng. Tôi làm thợ nhà in. Chắc tổ tiên dòng họ Lê Di, nhứt là vong hồn của cha tôi, muốn cho tôi -dù sống ở xứ người- cũng vẫn được gần với… chữ nghĩa! Ở đây, người ta hay gọi tôi bằng cả họ lẫn tên “Ledi Tu”, bởi vì phát âm “Lơ đi tuy” theo tiếng Pháp có nghĩa là “Mầy có nói ra không?”. Tôi không thích, nhưng phải chấp nhận, như tôi đã chấp nhận định cư ở xứ này, bởi vì điều quan trọng vẫn là tương lai của hai thằng con. Tuy nhiên, lâu lâu tôi vẫn thèm được nghe gọi “Út Tư”, cái tên có âm thanh hiền lành bình dị, cái tên sao mà gợi nhớ quê cha đất mẹ vô cùng…

Bây giờ tôi đã về hưu. Ngày ngày tôi “chăn” bầy cháu nội, dạy dỗ chúng nó từng chút để chúng nó đừng thành “Tây con”. Khi nói chuyện với cha mẹ của chúng, tôi thường ví von: “Ba giống như cây bần cây đước đã bị cơn bão năm 1975 bứng ra khỏi đất. Trôi nổi bập bềnh theo sóng gió đại dương đến khi đụng một bến bờ nào đó, cho dù đất khô đá cứng, cây bần cây đước đó vẫn cố bám rễ. Để giữ lấy cái gốc. Bởi vì những nhánh nhóc bên trên rồi sẽ đâm chồi nẩy lộc. Cái gốc đó – chắc các con còn nhớ – nó tên là Việt Nam”.

© Tiểu Tử | Aug 27, 2020
Nguồn @ Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp Vĩnh Long


☆ ☆ ☆ ☆ ☆ ☆


Chuyện Kỳ Thị

© Từ Thức
Source: © Đàn Chim Việt

NNQ Sưu tầm & Post on Sep 22nd, 2020

george-floyd

Ảnh minh họa – George Floyd, © danchimviet

Chuyện xẩy ra khi tôi còn trẻ, nghĩa là chuyện cổ tích.

Chạy xe trên xa lộ Paris-Caen. Một chiếc xe từ đằng sau, vượt ẩu, khi mình đã chạy vận tốc tối đa. Rồi ngoằn ngoèo trước mặt. như rắn say rượu.

Bực mình, tôi cằn nhằn:
− Cái thằng đen này, chơi trò gì vậy?

Hai đứa con gái ngồi đằng sau. Cô lớn, 12, 13 tuổi gì đó, phản kháng:
− Mais ça n’a rien à voir avec sa couleur de peau! (Chuyện đó không liên hệ gì tới mầu da của anh ta!)

Con nít sống ở ngoại quốc, khi cần nói cái gì nhanh, hơi phức tạp, đều dùng tiếng địa phương. Câu đối đáp tiếp theo bằng tiếng Pháp, cho lẹ

Bác tài hơi ngượng, chợt nhớ ở Âu Châu, con nít được dạy từ nhỏ kỳ thị chủng tộc là một điều cấm kỵ, một thói xấu. Người ta nhìn nhận dễ dàng những tính xấu, trừ thói kỳ thị.

Thay vì nhận lỗi, nhưng một ông bố An Nam không thể xin lỗi, bèn chống chế:
− Đùa một chút, không được à?

Con nhỏ nghiêm trang như một bà cụ:
− Có những chuyện không đùa được!

Ông bố thấm đòn, cô ái nữ thứ hai bồi thêm:
− Et c’est même pas drôle (và câu đùa cũng chẳng có gì vui).

Nhờ con cái dạy bảo, từ đó ông bố An Nam bớt kỳ thị, bớt ngạo nghễ, và bớt ngụy biện đôi chút.

Bất Đồng Văn Hóa

Nhớ chuyện cũ, tôi nói với vài người bạn đồng hương: người ta có quyền phản đối chuyện cảnh sát đè cổ George Floyd tới chết, bởi vì “lives matter’’, cũng như các bạn có quyền phản đối, đả kích những kẻ lợi dụng cơ hội để đập phá, ăn cướp.

Cả hai đều là những chuyện xấu.

Một bên làm mất thanh danh của cảnh sát, một bên làm mất thanh danh của những người biểu tình ôn hoà. Và đe doạ tính mạng, tài sản của người khác.

Ăn cướp là ăn cướp, không thể nhân danh cái gì để bào chữa cho hành động đốt phá, trộm cướp.

Nhưng coi chừng. Lên án bạo hành, bất lương là một chuyện, gọi người khác là mọi, là bọn đen, nhọ, khỉ, kèm theo đủ mọi tĩnh từ tục tĩu, khinh miệt, đầy dẫy trên mạng xã hội, là chuyện khác.

  • Thứ nhất: không ai chịu trách nhiệm về chuyện mình sinh ra đen hay đỏ
  • Thứ hai: chúng ta hơn ai để khinh miệt? Người da đen ít nhất cũng đứng hàng đầu về nhạc, thể thao, và… chuyện tranh đấu cho quyền bình đẳng.
  • Thứ ba: đó là kỳ thị chủng tộc, bị luật pháp nơi bạn đang sống nghiêm trị.
  • Thứ tư: thái độ, ngôn ngữ đó sẽ gây xung đột trong chính gia đình bạn.

Bởi vì trẻ em hay những người trẻ tuổi sinh ra, lớn lên ở nước ngoài, được dạy dỗ để gột rửa óc kỳ thị chủng tộc, đối với thế giới, và con cháu chúng ta, là cái xấu nhất trong những cái xấu.

Ở trường học, họ sống chung, bình đẳng, thân thiện với bạn bè đủ mọi mầu da. Họ sẽ ngỡ ngàng thấy cha mẹ có những ngôn ngữ như vậy, đối với chúng ta không có gì nghiêm trọng

Thái độ kỳ thị của bạn sẽ làm cho không khí gia đình căng thẳng hơn, cái hố giữa các thế hệ VN sâu hơn.

Đừng ngạc nhiên khi thấy con cháu không muốn trao đổi gì với chúng ta nữa. Không phải chỉ vì ngôn ngữ bất đồng. Tệ hơn: văn hoá bất đồng.

Cuối cùng, nạn nhân đầu tiên chính là bạn.

Bình An

Với những người làm báo Đảng trong nước, hồ hởi vì Mỹ có biểu tình bạo động, hỗn loạn, khác với xứ “bình an’’ là VN, Tàu, Bắc Hàn, tôi nhắc lại câu của Churchill: chế độ dân chủ là chế độ tồi nhất, nếu không kể những chế độ khác. (Democracy is the worst form of government, except for all the others)

Biểu tình hỗn loạn là một trong những yếu điểm của các nước dân chủ. Rất khó có giải pháp, bởi vì tại các nước dân chủ, người ta không thể dàn quân, bắn bỏ người biểu tình như tại những xứ độc tài. Nhưng biểu tình là một hình thức diễn tả tự do tư tưởng. Dân có quyền cho mọi người biết mình nghĩ gì.

Tôi sống ở Pháp, nơi không có ngày nào không có biểu tình, đôi khi vì những lý do vớ vẩn. Bực mình thiệt, nhưng giữa một nước biểu tình suốt ngày, và một xứ “bình an”, “tụ tập đông người” là một cái tội, mở miệng là đi tù, việc lựa chọn không khó khăn. Tôi ghê sợ, vắt giò lên cổ, chạy thoát khỏi xứ bình an, dù là quê hương yêu dấu.

Từ Thức | Paris, tháng 6/2020
Nguồn: @ http://tuthuc-paris-blog.com/


Chuyện Phiếm: Người Nam Kỳ…

© Nguyễn Gia Việt
Hiển Kỳ sưu tầm
Source: https://sites.google.com/

NNQ sưu tầm & post on Sep 11, 2020

“Người Nam Kỳ không lập gia phả”. Đó là một câu khẳng định chắc như đinh đinh đóng cột nhà.

Gia phả là gì? gia phả (家譜) hoặc gia phổ là phả hệ của một dòng họ, gia đình, là cuốn sách chép tên ông bà tổ tiên, con cháu của một dòng tộc nào đó.

Người Bắc Kỳ xưa rày ta nghe tới là thói “lũy tre làng“, có gia phả, có dòng tộc nghiêm ngặt, có trưởng tộc, có nhà thờ tổ, mả tổ, thủy tổ và những quy định ná thở với con cháu. Nhưng với dân Nam thì không có, hoặc có hời hợt, hình thức.

Dân Nam Kỳ có câu cười Bắc Kỳ là “Tổ tiên đại bác thụt chưa tới“.

Chúng ta biết tổ tiên khai phá dựng lên Nam Kỳ Lục Tỉnh là dân khai hoang, kêu là lưu dân. Lưu dân (流民) dân phiêu lưu, dân đi xa, dân bỏ làng quê gốc mà ra đi.

Đó là người Ngũ Quảng: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (Huế), Quảng Nam, Quảng Ngãi hiệp cùng người Minh Hương, đồng hóa người Khmer, người bổn địa Stieng…. mà trộn ra dân Nam Kỳ ngày nay.

Đó là dân nghèo rách nát, dân bị lưu đày, bị truy nã, bị làng ruồng bỏ, gái chửa hoang, học trò thất chí, quan bị biếm chức, người thích phiêu lưu, giang hồ lãng tử…

“Tới Cà Mau – Rạch Giá
Cất chòi đốt lửa giữa rừng thiêng
Muỗi vắt nhiều hơn cỏ
Chướng khí mù như sương
Thân không là lính thú
Sao chưa về cố hương?”
(Sơn Nam)

Xa hơn dân Ngũ Quảng là những người ở mạn Bắc di cư theo chúa Nguyễn Hoàng vô Trung Kỳ mà Phạm Duy tả là “Gió tiễn người về đến quê hương câu ca giọng Hời.”

“Mộng ngoài biên giới mơ hồ
Chẳng ngăn được sóng vỡ bờ
Với đêm mờ hồn về trên Tháp ma”

Rồi thời chúa Nguyễn, lưu dân Việt từ Ngũ Quảng theo bà Ngọc Vạn vô Mô Xoài, Đồng Nai:

“Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về”

Gia Định (嘉定) là nơi đô hội, trù phú nhứt Nam Kỳ, có nghĩa là định cư nơi an ổn, phước lớn.

Là những lưu dân tạo ra hợp chúng quốc Nam Kỳ, ông bà chúng ta tạo ra một nền văn hóa đặc trưng riêng của Nam Kỳ mà nhìn lại có phần khác ngoài Trung, đối lập với ngoài Bắc.

Thí dụ Bắc ăn bánh chưng cắt 8 miếng hình trụ nhọn, Nam Kỳ ăn bánh tét – tét ra khoanh tròn, Bắc Kỳ uống trà kêu uống chè, Nam Kỳ kêu trà.

Văn hóa Bắc là lũy tre làng bốn góc chôn chặc cái làng ở giữa, làng nào sống kiểu làng đó, cấm giao lưu trai gái, có hương ước ngặc nghèo, có thầy Lý hắc ám, có con Thị Màu lẳng lơ, có chị Dậu bế tắc, có những người con gái chửa hoang bị cạo đầu bôi vôi thả bè chuối trôi sông.

Nam Kỳ khác Bắc Kỳ nhiều

Nam sống mở, làng của Nam dựa vô mé sông, giao lưu với làng khác bằng ghe xuồng, bằng những con lộ, người Nam luôn mời khách xa xôi vô ở chung, giúp đỡ nhau cùng an cư vui vẻ, gái làng thích lấy trai xa xứ và thương chồng đứt ruột đứt gan vì cái quá khứ “trôi sông lạc chợ” đó.

“Rồng chầu ngoài Huế ngựa tế Đồng Nai
Nước sông trong chảy lộn sông ngoài
Thương người quân tử lạc loài tới đây,
Tới đây thì ở lại đây
Bao giờ bén rễ xanh cây sẽ về”

Gái Nam Kỳ chịu chơi, dám theo người mình yêu, dám nhận hậu quả do tình yêu đó đem lại.

“Đi đâu cho thiếp theo cùng
Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam
Ví dầu tình có dở dang
Thì cho thiếp gọi đò ngang thiếp dzìa”

Ông bà tổ tiên Nam Kỳ mình quá hãi hùng ở đất Bắc hắc ám nên vô Nam bỏ tục gần hết. Họ không muốn con cháu họ phải sống cái cảnh mõ làng rùng rợn phiên xử “hương ước” ở đình làng như ngoài Bắc.

Làng xóm Nam Kỳ không có hương ước, lệ làng, làng Nam Kỳ là làng mở, nhưng có những luật bất thành văn, mọi người phải tôn trọng, làng Nam Kỳ tuân luật triều đình, tôn trọng quan chủ quận, tri huyện.

Thành ra gái Nam thất tiết thì bị gia đình xử bằng cách đuổi ra khỏi nhà, nhưng đuổi là thủ tục thôi vì lén nhét tiền của cho nó đi trốn khuất mắt một thời gian hoặc đày nó xuống nhà sau cấm ló mặt lên nhà trước trong một hai năm, hoặc ra vườn sau cất nhà mà ở. Hết thời gian đó cô gái sống lại bình thường, con cháu máu mủ mình mà.

Nên ai làm phim làm cạo đầu bôi vôi, thả bè chuối trôi sông, thả rọ heo xuống sống, quăng người xuống giếng là không hiểu gì về văn hóa Nam Kỳ. Tổ tiên Nam Kỳ chúng tôi chưa bao giờ có ý nghĩ đó trong đầu với con cháu mình.

Người Nam Kỳ không lập gia phả, vì sao?

Đừng bao giờ nói người Nam Kỳ là lưu dân dốt không biết chữ mà không lập gia phả.

Các bạn nghiên cứu thấy rằng Nho giáo Bắc Kỳ là đầu môi chót lưỡi, tức thể hiện bằng cái miệng, Nho giáo Nam Kỳ thể hiện bằng cách sống.

Có ai đó nói “Người Bắc cao đạo một cách ngây ngô còn người Nam thì thực tế một cách trần trụi”.

Cái chữ trần trụi hơi quá, nhưng những quy tắc bất thành văn ở Nam Kỳ nó vô hình dữ lắm nha, thí dụ dân Nam Kỳ mời bạn ăn cơm, mà bạn ăn hỗn trong mâm cơm quá, họ không nói, nhưng lần sau sẽ không mời. Người Nam Kỳ luôn để khách tự giác và không nhắc nhỡ.

Trong làng Nam Kỳ vẫn có người biết chữ Nho, sau là chữ Quốc Ngữ, nên biết chữ Quốc Ngữ được dạy ở Nam Kỳ đầu tiên.

Nhìn đền chùa, miếu mạo Nam Kỳ xưa đi, hoành phi câu đối rất nhiều, đó là bằng chứng.

Không viết gia phả vì thấy không cần thiết. Một xã hội mở thì không cần gia phả. Xưa đất rộng người thưa, con cháu đi tứ tán, ở nhà toàn nhờ láng giếng gần đó, có câu “Bán họ hàng xa mua láng giềng gần”.

Là dân gốc lưu dân, dân Nam muốn xóa bỏ quá khứ hãi hùng từ Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

Cách xưng hô “anh Cả” ở Bắc so với “anh Hai” ở Nam là điển hình. Rất nhiều người đặt câu hỏi tại sao người Nam gọi “anh Cả”, “chị Cả” (người con trưởng, theo cách gọi miền Bắc) là “anh Hai”, “chị Hai”?

Nhiều người giải thích rằng thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng dân ở Bắc vào khai phá vùng đất Phương Nam, rằng trong đoàn quân Nam tiến lúc đó, hầu như không có ai là “anh Cả”, vì đi mở cõi thì nguy hiểm, theo tục Bắc phải để người con trưởng ở lại để phụng dưỡng cha mẹ và chăm sóc mộ phần tổ tiên; những người ra đi đều là con thứ.

Nói vậy không trúng. Có những gia đình họ ôm cả nhà cả dòng họ của họ vô Nam kìa.

Chuyện anh hai ở Nam Kỳ là chuyện đặc trưng, không thể giải thích là ông cả cọp gì đó mà sợ nên Nam Kỳ tránh “Anh Cả”, vậy chứ ông Hương Cả thì sao? Nam Kỳ có Hương Cả trong ban hội tề.

Đơn giản người Nam cố tình làm cho khác Bắc Kỳ khi bỏ cả, chỉ gọi người lớn là anh hai, chị hai. Bỏ chữ cả là một dạng dứt áo, cắt đứt với hương ước, lũy tre làng, với họ tộc kinh hoàng kiểu Bắc Kỳ.

Ông Hương Cả trong Nam đâu có quyền hành gì, chỉ tượng trưng và là cả duy nhứt trong Nam, có lẽ là một chút hoài vọng.

Người Bắc thừa tự là con trưởng, nhưng thừa tự, cúng kiếng trong Nam là con trai út, Nam Kỳ rất thực tế, thằng út lúc nào cũng trẻ trung, nó sẽ gánh vác gia đình ở mức hăng hái, thằng hai thì già chát, nhỏ hơn cha mẹ không nhiều gánh gì nổi.

Câu “Giàu út ăn nghèo út chịu” cũng của Nam Kỳ đưa ra. Thằng út giữ hương hỏa trong nhà, nhưng vẫn không hạ bệ thằng anh hai nha. Bằng chứng là trong những ngày giỗ chạp, cúng kiếng tổ tiên, đám cưới thì ông anh hai vẫn đứng ra tế lễ, thằng út đứng sau lưng anh hai.

Trong họ tộc thì người thứ hai vẫn mang tiếng người đứng đầu, đám cưới thưa gửi là ông bác hai hết thảy, ông này chết thì ông bác ba lên thế. Nhưng anh hai làm lễ thôi, anh hai không có quyền xen vô chuyện cúng kiếng của thằng út như cúng lớn, cúng nhỏ, cúng ra làm sao. Nam Kỳ chia quyền hết là ở đây.

Ngày nay Nam Kỳ thực tế luôn ở kiểu chia bàn thờ, anh hai giỗ cha, út giỗ mẹ, tới ngày tụ lại hai nhà vui vẻ. Không gia phả, không họ tộc, không có khái niệm nhà thờ tổ, nhưng Nam Kỳ mặc định nhà thằng Út là nhà thờ tổ, tức là nhà nào mà cha mẹ, ông bà chết và thờ là nhà tổ.

Ông nào giữ hương hỏa có nghĩa vụ làm đám giỗ, không có quyền chỉ trỏ, ra lịnh này nọ nghĩa vụ với con cháu như tộc trưởng ngoài Bắc. Con cháu trong Nam sướng là vậy, cứ về ăn đám giỗ, giàu mua đồ nhiều, nghèo mua đồ ít, không ai dám nói.

Với bản chất trọng người sống, kính người chết ở mức tượng trưng, việc cúng kiếng Nam Kỳ cũng khác Bắc Kỳ. Thường giữa nhà người Nam đặt cái bàn thờ “Cửu Huyền Thất Tổ” (九玄七祖) tức “7 đời tổ tiên trên chín tầng trời. Nhưng thực ra người miền Nam cúng giỗ chỉ 3 đời tới ông cố bà cố thôi, hết 3 hoặc 4 đời là không cúng kiếng gì nữa.

Có câu: “Ngũ đại mai thần chủ” (五代埋神主) (Đến 5 đời thì chôn thần chủ), tức đem bài vị chôn hoặc đốt, nhập lại làm một gọi là “Cửu huyền thất tổ’ và giỗ chung tượng trưng.

“Nước chảy ra thương cha nhớ mẹ
Nước chảy vào thương mẹ nhớ cha”

Cái đình Nam Kỳ rất chan hòa, vui vẻ, là nơi dân làng tụ hợp lại cúng thành hoàng rồi ăn uống vui chơi, coi hát bội, nó như một cái sân khấu. Gánh hát về đình là niềm vui bất tận của người Nam Kỳ. Nam Kỳ không có thằng mỏ tay chưn của lý trưởng, không có cảnh phạt vạ kiểu Thị Màu.

Trong cái làng Nam Kỳ có nhà việc là chỗ làm việc của làng, tra án ở đó, không mang vô đình như Bắc Kỳ.

Coi ‘Con nhà nghèo’, bà Cai Hiếu đòi đóng gông Ba Cam thì Hương Quản đáp lại “Tôi đang tra án nó, mà thủa nay làng tôi có gông đâu mà đóng”.

Là gốc lưu dân, không viết gia phả, không lập họ tộc, không lập lũy tre làng, không có ông lý trưởng hét ra lửa.

Để ý coi đi trong đám giỗ Nam Kỳ luôn cúng một mâm ngoài sân nhà, đó là mâm cúng lề, cúng những người khai hoang bỏ mình hồi xưa, sau 1975 CS kêu “mâm chiến sĩ”

Tất cả các miếu, am, và bàn thông thiên Nam Kỳ đều có cúng mấy hủ muối, gạo và nước, có nơi cúng bó củi.

Đó là cúng tổ tiên gốc lưu dân của mình hồi xưa.

Người Nam Kỳ cúng lề, cúng đất, cúng cô hồn.

Cúng tổ tiên Nam Kỳ chung là ngày 25 tháng Chạp, khi con cháu tụ về dẫy mả, tảo mộ, họ sẽ làm mâm cơm cúng ở nhà, thường là nấu cháo gà cháo vịt.

Tục thờ ông bà ở Nam Kỳ rất đơn giản, chỉ ba bốn đời, nhưng không được bỏ bàn thờ tổ tiên.

Đồ Chiểu chửi rằng “Sống làm chi theo quân tả đạo-Quăng vùa hương đạp bàn độc thấy lại thêm buồn”

Xưa nam Kỳ có cái bàn thờ và giường thờ.

Người Pháp qua, đem qua Nam Kỳ cái tủ chén đứng kiểu thời Louis XVI, không cao không thấp, trước tiên là ở xứ Thủ Dầu Một, sau thợ Gò Công sáng tạo đóng cái tủ thờ dựa trên nguyên lý ráp mộng đi khung của tủ kiểu Pháp, nhưng cải tiến theo phong tục Nam.

Từ đó cái tủ thờ này là đặc trưng Nam Kỳ Lục Tỉnh, hiệp cùng tranh kiếng nữa, ra cái hồn tổ tiên Nam kỳ mình.

Trong “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức có đoạn:

“Vùng Gia Định…. đất đai rộng, lương thực nhiều, không lo đói rét, nên dân ưa sống xa hoa, ít chịu súc tích, quen thói bốc rời. Người tứ xứ. nhà nào tục nấy…. Gia Định có vị trí nam phương dương minh, nên người khí tiết trung dũng, trong nghĩa khinh tài….”

Đó là tánh hiếu khách, hào phóng, không câu nệ hình thức, sống thực dụng.

Dân Nam Kỳ hay đờn ca xướng hát, làm ra đờn ca tài tử và cải lương vang danh, hệ thống bài lý nhiều nhứt Việt Nam.

Người Nam Kỳ trọng tôn giáo, nhưng kiểu của họ. Đạo Phật vô Nam biến thể, phải trộn với tín ngưỡng dân gian. Dân Nam Kỳ không phải là những tín đồ Phật giáo thuần thành. Các phái Phật trong Nam đều là biến thể, chùa trong Nam không lớn.

Công giáo trong Nam Kỳ xưa khác ngoài Bắc, Nam không có các giáo xứ, người Công giáo Nam Kỳ hòa nhập, thế tục.

Sông rạch và đồng bằng tạo cho dân Nam Kỳ tánh khẳng khái, bộc trực, ít chịu cúi lòn, kém thủ đoạn trong chánh trị, nhưng tràn trề tình thương, biết nhìn người khác, biết cúi mình xuống với Quốc Gia.

Dân Nam Kỳ không những nói ngay mà hay nói lớn tiếng, thiếu trau chuốt, đôi lúc bổ bả.

Biết cái hay cái tệ của mình để nhìn lại bản thân mình.

Và tính cho ra cách thức tồn tại của xứ sở mình trước thời cuộc….


Hiển Kỳ sưu tầm
Nguồn: https://sites.google.com/

Ngày Từ Phụ – Father Day


Mỗi năm cứ đến ngày Chủ nhật thứ nhất của tháng 9, người Úc dành riêng ngày này để bày tỏ lòng tôn kính đối với Cha mình. Đó là Ngày Từ Phụ, Ngày Của Cha – Father’s Day. Ngày Father’s Day năm 2020 này là ngày Chủ nhật Sep-6.


Ngày Từ Phụ

Source: Cỏ Thơm Magazine
© Đoàn Xuân Thu

Năm 1961, thằng em thứ sáu, vừa lên 5 của tôi, bị viêm màng não rồi chết. Thân phụ tôi đang làm trưởng ty Bưu Ðiện Rạch Giá buồn bã quá, xin đổi về Sài Gòn làm ở Bưu Ðiện Trung Tâm gần Vương Cung Thánh Ðường, dắt cả gia đình chạy trốn một kỷ niệm buồn đau!

Nhà thì chính phủ cho một căn, ở lầu hai cư xá Bưu Ðiện trên đường Hai Bà Trưng, nằm trong con hẻm lớn, đối diện nhà thờ Tân Ðịnh.

L & T image
© L & T image

Rồi năm 63, cuộc đảo chánh 1/11 của các tướng lãnh. Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và bào đệ là Cố Vấn Ngô Ðình Nhu bị giết. Cái chết của Tổng Thống Diệm đã chấm dứt luôn cuộc sống tương đối dễ thở của các công chức bậc trung. Nhà đông con, vật giá càng lúc càng tăng, con cái ngày một lớn, tiền ăn tiền quần áo tiền trường đè nặng lên vai Ba. Nên Ba phải làm thêm ‘job’ nữa. Ðánh máy mướn!

Vốn xuất thân từ thư ký, sau vừa làm vừa học, thi đậu cải ngạch thành Cán Sự Bưu Ðiện, Ba đánh máy rất nghề, chỉ nhìn vào văn bản mà không cần nhìn vào bàn phím chữ. Ðánh bằng mười ngón, tốc độ nhanh, nghe như tiếng rào rào đổ trên mái tôn. Mưa!

Cuối đường Phan Ðình Phùng, đi về phía Chợ Lớn rồi quẹo tay phải sang đường Lý Thái Tổ có rất nhiều tiệm Ronéo. Trong tiệm, ngoài giàn máy Ronéo, còn có vài cái máy đánh chữ, bàn ghế ngồi do chủ tiệm cung cấp. Làm ăn chia, tứ lục, 6/4.

Muốn in Ronéo, phải đánh trên giấy stencil. Ðó là loại giấy có tráng sáp để khi đánh, chữ sẽ khắc dấu trên sáp; rồi khi đưa vào máy, mực sẽ tràn ra phủ đầy trên những dấu lõm. Dán stencil vào máy, rồi quay bằng tay hay bằng điện. Bài viết sẽ lần lượt được in ra.

Khách hàng đến là các giáo sư mướn đánh máy bài giảng ở trường đại học, bán “cours” cho sinh viên. Khách hàng cũng có thể là các nhà văn chuyên viết truyện dài đăng trên báo hằng ngày mà Miền Nam lúc bấy giờ gọi là viết “feuilleton” như Dương Hà, An Khê, Ngọc Linh, Sơn Nam… Họ mang những bản thảo viết tay, thường là khó đọc, đến mướn đánh máy cho rõ ràng để thợ sắp chữ nhà in dễ đọc, dễ sắp chữ trên bản kẽm rồi in ra thành tiểu thuyết.

Giá cả có khác nhau tùy theo khách hàng thường xuyên như các giáo sư hay các nhà văn. Ngoài ra cũng có nhận đánh đơn từ các loại.

Mỗi ngày, Ba cỡi chiếc xe đạp đòn dông đi làm theo giờ hành chánh từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Tan sở lại phải chạy xuống tiệm Toàn Thắng ở cuối đường Phan Ðình Phùng để làm cái “job” thứ hai.

Khoảng 9, 10 giờ đêm, mệt mỏi, rã rời sau 16 tiếng đồng hồ làm việc, Ba mới theo đường Phan Thanh Giản, chỉ cho chạy một chiều để quay trở về Hai Bà Trưng, Tân Ðịnh.

Má vẫn thường chờ Ba cơm tối; còn 8 anh em tôi thì đã đi ngủ mất rồi. Hôm nào được lãnh lương hoặc đánh máy có tiền nhiều, Ba vẫn thường ghé qua xe bán bánh mì Tám Cẩu ở ngã tư Cao Thắng và Phan Thanh Giản, gần rạp hát Ðại Ðồng, mua vài ổ bánh mì về cho con.

Về nhà Ba vô giường, bế từng đứa dậy, đặt ngồi ngoài bàn rồi bảo: “Ăn đi con!” Ăn thì khoái thiệt nhưng “buồn ngủ” híp con mắt luôn! Em gái tôi cắn miếng bán mì nhai, chưa kịp nuốt thì gục xuống bàn… ngủ tiếp. Ba lại bế từng đứa, cho vào giường ngủ.

Người ta thường bảo người mẹ như cánh cò. Cánh cò lặn lội bờ sông… Ba tôi không phải là cánh cò, Ba tôi là đại bàng nhưng con đông quá, bám vào đôi cánh của Ba nặng trĩu. Ba không bay cao, bay xa được mà chỉ bay là đà; nhưng vẫn phải rán mà bay để tìm mồi về cho vợ và con trong thời khốn khó!

Ba chưa từng bao giờ từ bỏ ước vọng là con mình sẽ được ăn học đàng hoàng, tới nơi tới chốn để cuộc đời chúng nó sau không phải vất vả như Ba!

Bước ra đời, nếu mình có thành công, có giỏi hơn người khác thường là bị gièm pha, xúc xiểm, ganh tị… nhưng mỗi thành công dù rất nhỏ trên trường đời của con thì Ba lại tự hào, hãnh diện coi thành công đó là rất lớn và là chính của Ba luôn!

Năm 63, tôi thi đậu vào Petrus Ký. Ðỡ cho Ba không phải lo tiền trường. Vì nếu rớt, phải đi học tư, tốn lắm! Việt Nam lúc đó đậu vào một trường công lập nổi tiếng như Petrus Trương Vĩnh Ký cho con trai hay Gia Long cho con gái là rất khó. Trường rất có kỷ luật nên học trò trường công không dám “cúp cua” đi chơi nên thường học giỏi hơn học trò trường tư dù giáo sư trường tư lại nổi tiếng dạy hay hơn: Dạy hay hơn nên mới được chủ trường tư mời dạy!

Ngày coi kết quả thi vào Petrus Ký, trời đổ trận mưa to. Thầy Trường dạy luyện thi đệ thất, có danh sách học trò thi đậu, báo tin vui. Ba nhường áo mưa cho con, còn mình đội mưa đến. Thầy và Ba bắt tay nhau, hỉ hả cười rạng rỡ, dù nước mưa còn chảy ròng ròng trên má. Tôi thấy thương Ba quá trời. Sao mà khổ dữ vậy! Tôi thấy đậu vô đệ thất, cho dù là của một trường trung học nổi tiếng nhứt miền Nam đi chăng nữa thì có gì là… lớn lao lắm đâu! Mấy thằng bạn học chung với tôi cũng thi đậu đó thôi.

Rồi khi thi đậu tú tài một, tú tài hai, Ba cũng mừng như chính Ba thi đậu vậy!

Khi vào đại học, Ba muốn con học Luật Khoa để trở thành luật sư chẳng hạn… Có lẽ đường hoạn lộ công danh của Ba đã từng bị xui xẻ, bị đối xử bất công quá hay chăng mà Ba không muốn con mình phải gánh chịu: Phải biết Luật để cho tụi nó sợ mà không dám áp bức lại mình?

Tôi thì thấy những chồng “cours” là đã “ớn.” Lại phải tốn rất nhiều tiền để mua nên không muốn đi học Luật; dù trường đó, trên con đường Duy Tân, thơ mộng và có biết bao nhiêu là con gái, tiểu thơ con nhà giàu chưng diện, ẹo tới, ẹo lui…

Ba nói một, hai lần thì tôi vẫn giả bộ tảng lờ. Nhưng lần thứ ba thì con Ba, cái thằng bất hiếu, cứng đầu cãi lại: “Con là con ếch mà Ba muốn con to bằng con bò! Không được đâu!

Tôi đã nhẫn tâm làm tan nát niềm ước vọng của Ba tôi rồi; mà tôi cứ “thản nhiên” như không. Trời ạ!

Sau nầy vào Ðại Học Sư Phạm ra trường, đi dạy, một hôm Ba nói: “Thôi không làm luật sư, làm giáo sư cũng được!” Dù tôi chỉ là Giáo Sư Trung Học Ðệ Nhứt Cấp “quèn” mà thôi!

Rồi 75 đến, nước mất nhưng nhà tôi nhứt định không tan. Cũng sống lầm than mà cũng không nghe Ba một tiếng thở than: Ði tù cải tạo sáu tháng vì là viên chức ngụy quyền, cấp trưởng ty. Trong tù, Ba tôi vẫn ăn mặc một cách đàng hoàng, tề chỉnh. Ðêm trong trại, Ba xếp quần áo lại, lót dưới gối trên đầu nằm cho thẳng thớm. Sáng ra, mặc áo bỏ vô quần, mang giày như thuở còn đi làm; dù mấy thằng cán bộ nhiều lần mỉa mai, phê bình Ba là còn giữ tác phong ”tiểu tư sản”! Ba chỉ nói: “Mình mất nước chớ không mất tư cách!

Ra tù, Ba lại trở về Sài Gòn, ra Lý Thái Tổ ngồi đánh máy mướn để nuôi đàn con: đứa thì đi tù vì là sĩ quan Ngụy, đứa thì bị đuổi! Ba vẫn ăn mặc rất đàng hoàng, vẫn áo trắng bỏ vô quần, vẫn mang giày, dù cũ, ra đánh máy mướn, làm đơn cho bà con cô bác Sài Gòn đi thăm nuôi chồng, con đang ở tù cải tạo.

Cuộc sống cực kỳ khốn khó mà Ba vẫn không than van; vẫn không phiền trách ai đã làm cho mình mất nước!

Bà con ở Hố Nai, có thời đi lính Liên Hiệp Pháp, xuống nhờ Ba đánh đơn gởi Tổng Thống Francois Mitterrand để xin đi định cư. Là người học chương trình Pháp, Ba viết thơ giùm họ cảm động làm sao đến nỗi ông chánh văn phòng của tổng thống hồi đáp ngay, rồi Ba dịch ra tiếng Việt cho bà con nghe là: “Tổng Thống Cộng Hòa Pháp đã nhận được thơ ông và đã chỉ thị chuyển hồ sơ qua Bộ Ngoại Giao để hoàn tất tiếp hồ sơ!”. Sau đó cũng có vài gia đình được đi Pháp định cư.

Có lần ông chủ một cây xăng ở Rạch Giá bị đánh tư sản, bị đuổi đi vùng kinh tế. Khổ quá, ông trốn về Sài Gòn và gặp lại Ba. Ông vẫn còn gọi Ba là ông trưởng ty như ngày cũ! Ông nói vì không có hộ khẩu nên không làm được thông hành và chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ; dù con ông đã gởi đơn về bảo lãnh. Ba lại giúp ông làm đơn gởi cho bọn công an, bộ phận xuất nhập cảnh ở đường Nguyễn Trãi Chợ Lớn và Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Bangkok, Thailand. Ðơn thành công và ông được ra đi! Bùi ngùi từ giã, ông nói: “Tôi đi rồi, không biết chừng nào mới có dịp gặp lại ông trưởng ty.” Rồi rưng rưng nước mắt, bắt tay chào vĩnh biệt!

Ðọc sử thế giới, tôi nhớ rằng Raoul Wallenberg (1912-1947), nhà ngoại giao Thụy Ðiển, đã cứu hàng chục ngàn người Do Thái ở Hungary thoát khỏi Holocaust, lò hơi ngạt của Phát Xít Hitler trong Thế chiến thứ hai. Ông đã cấp những thông hành bảo vệ (Schutz-Pass) và cho những người Do Thái ẩn náu trong những tòa nhà thuộc tòa đại sứ Thụy Ðiển ở hải ngoại. Ngày 17 tháng 1, 1945, Hồng quân Cộng Sản Liên Xô tiến vào Budapest, Hungary bắt ông giam cầm và ông chết ngày 17 tháng 7, 1947 trong nhà tù Lubyanka ở Moskva. Trái tim vĩ đại của một con người nhân hậu đã mãi mãi thôi đập nữa!

Chủ Nghĩa Phát Xít và Chủ Nghĩa Cộng Sản đều tàn ác như nhau. Chính bọn chúng đã giết đi những người nhân hậu!

Dĩ nhiên thân phụ tôi không thể cứu được nhiều nạn nhân như ông Raoul Wallenberg đã từng làm; nhưng chí ít Ba tôi cũng đã giúp được một số người, dù con số đó rất nhỏ nhoi, vượt thoát khỏi gông cùm cộng sản. Chỉ có một trái tim nhân đạo mới dám làm được như thế! Ba từng nói: “Giúp được ai, dù là chuyện nhỏ, để làm cho họ bớt thống khổ hơn là điều phải làm con ơi!”

Năm 81, thằng em thứ 5 của tôi liều chết vượt biên đến được Pulau Bidong, Mã Lai. Về Adelaide, Nam Úc định cư, nó lần lượt bảo lãnh Ba và các anh em qua. Cuối cùng cả gia đình đoàn tụ!

Ðêm nay, ngồi trước bàn phím computer, viết bài này do anh Hoàng Ðịnh Nam, báo Trẻ Garland Texas đặt bài, nhân Father’s Day bên Mỹ, tôi lại nhớ đến cái bàn máy đánh chữ của Ba. Nhớ mười ngón tay xương xẩu, cong vòng của Ba gõ trên bàn đánh máy mà ngày xưa người ta thường cảnh báo về già sẽ bị đau tim mà chết. Nhưng Ba không sợ! Mười ngón tay đó của Ba đã nuôi anh em con ăn học, đủ để sống sót và làm lại cuộc đời nơi đất lạ quê người. Tụi con xin cảm ơn Ba!

Ba bỏ tụi con đi, năm nay nữa là 15 năm chẵn. Tiếng gõ trên bàn máy chữ vẫn rào rào như tiếng mưa rơi… vẫn còn vang động đâu đây!Nhớ và thương vô cùng cái dáng của Ba còng lưng trên xe đạp trong những ngày ngược gió. Nhớ bánh mì Tám Cẩu Ba mua; mà đút vào miệng chưa kịp nhai tụi con đã gục đầu xuống bàn… mà ngủ tiếp. Nhớ cái bắt tay của Ba với thầy Trường ngày con đậu vào đệ thất.

Người ta cần tới Father’s Day, Chúa Nhựt, tuần lễ thứ ba của Tháng Sáu như ở Hoa Kỳ hay Chúa Nhựt, tuần lễ thứ nhứt của Tháng Chín ở Úc để kỷ niệm ngày từ phụ, để nhớ tới phụ thân!

Còn con, con nhớ Ba mỗi ngày, khi còn sống…
Và cho đến lúc nào đó con sẽ được gặp lại Ba!

© Ðoàn Xuân Thu

Cha và Con

Source: © http://www.banvannghe.com

© Phùng Nguyễn

Father-and-Daughter-Film_Poster-MDW.img

Father and Daughter (bích chương quảng cáo phim hoạt họa cùng tên) by Michael Dudok de Wit.

Tiếng ho của Vi Hương làm anh giật mình tỉnh dậy. Những chữ số màu đỏ của chiếc đồng hồ báo thức trên cái bàn đêm cạnh giường chỉ ba giờ sáng. Nghiêng đầu nhìn qua chiếc giường nhỏ bên cạnh, anh nhìn thấy Vi Thanh –đứa con gái bốn tuổì– đang nằm ngủ say mê, miệng vẫn ngậm ngón tay cái, đôi má bầu bĩnh lẫn vào đám chăn gối hỗn độn. Vi Hương nằm ở phía trong, quay lưng lại phía anh, đôi vai nhỏ run rẩy theo nhịp tiếng ho lẫn với tiếng thở khó nhọc. Anh nhẹ nhàng ngồi dậy, nghiêng mình qua đưa tay sờ trán con. Bàn tay anh chạm phải cái trán nóng hừng hực và mái tóc đẫm mồ hôi của đứa bé. Giật mình, anh hấp tấp vặn sáng ngọn đèn ngủ, rón rén đứng lên đi ra ngoài tủ thuốc gia đình tìm cái ống thủy. Anh đánh thức con dậy, dịu dàng bảo:

⚊ Con há miệng ra cho ba lấy nhiệt độ.

Cặp chân mày nhăn tít lại vì bị chói, Vi Hương ngoan ngoãn há miệng ra ngậm đầu ống thủy. Anh vừa lau mồ hôi cho con, vừa lo lắng chờ đợi. Một tràng tiếng bíp bíp vang lên từ cái máy đo thân nhiệt nhỏ xíu. Anh lấy ra, đưa vào gần ngọn đèn ngủ quan sát. Một trăm lẻ bốn độ F. “Kiểu này phải đưa nó đi nhà thương rồi,” anh rầu rĩ nghĩ thầm.

⚊ Cám ơn bác sĩ, tôi sẽ mang cháu đến nhà thương ngay.

Anh gác ống điện thoại, vội vã thay quần áo. Còn một cú điện thoại nữa mà anh phải gọi ngay. Có tiếng trả lời của Ðông ở đầu dây phía bên kia. Anh ngập ngừng một chút rồi nói nhỏ:

⚊ Bé Hương bị sốt nặng lắm, tôi phải đưa nó đi nhà thương ngay. Ðông soạn sẵn cái thẻ bảo hiểm y tế, lát nữa tôi ghé lấy được không?

Có tiếng lục đục ở trong ống nghe. Hình như nàng vừa đánh đổ một vật gì đó. Nàng cất tiếng, giọng nói có vẻ hốt hoảng:

⚊ Trời đất! Nó có bị làm kinh không vậy?

Anh chưa kịp trả lời, Ðông đã hỏi tiếp, giọng nàng bỗng cao hẳn lên, chát chúa trong đêm vắng:

⚊ Mà sao kỳ vậy? Mới hồi chiều nó còn chơi giỡn ào ào với em nó ở đây mà! Hay là anh dắt tụi nó đi đâu…

“Cũng cái giọng kiếm chuyện đó nữa,” anh bực bội nghĩ thầm.

Tôi sẽ ghé qua lấy giấy tờ trong vòng mười lăm phút.

⚊ Anh nói cộc lốc rồi gác điện thoại sau khi dứt câu. Bước qua phòng bên cạnh, anh nhẹ nhàng mở cửa. Duy Phiên –đứa con trai đầu lòng–nằm ngang trên giường, ngủ mê mệt. “Cái thằng nằm ngủ kỳ cục,” anh cằn nhằn trong đầu. Anh đến gần, vỗ nhẹ vào má con mấy cái cho nó tỉnh ngủ. Duy Phiên giật mình tỉnh dậy, ngơ ngác.

⚊ Con qua phòng ba với Vi Thanh, Ba phải đưa bé Hương đi nhà thương, anh nói.

⚊ Vi Hương bị gì vậy ba? Phiên hỏi, vẻ lo lắng.

⚊ Nó bị sốt nặng lắm, bác sĩ bảo phải đi nhà thương ngay. Có thể đến sáng ba mới về được, con ở nhà với Vi Thanh. Nhớ cho nó ăn sáng dùm ba.

Anh vừa giải thích vừa dặn dò con trai. Duy Phiên ngồi dậy một cách khó nhọc, kéo lê cái gối ôm ưa thích đi vào phòng anh. Nó cúi mình xuống hôn Vi Hương đang nằm yên lặng, hai mắt mở thao láo. Đôi môi nhỏ khô nứt nẻ cố nhoẻn một nụ cười, Vi Hương nói:

⚊ Anh Phiên đừng có chọc em nghen, em bị bịnh đó!

⚊ Anh biết rồi, bịnh hoài à!

Phiên cằn nhằn em gái mình một cách trìu mến.

Lúc anh bấm chuông, Ðông đã chờ sẵn tự bao giờ. Cặp mắt của hai người thoáng chạm nhau rồi cùng lảng đi nơi khác. Anh đưa tay cầm mớ giấy tờ, miệng lí nhí hai tiếng “cám ơn” rồi quay ra xe một cách vội vã. Có tiếng chân của Ðông đuổi theo phía sau. Anh lặng lẽ mở rộng cánh cửa xe phía Vi Hương đang ngồi rồi đi vòng qua phía bên kia ngồi vào sau tay lái, chờ đợi.

Ðông chồm hẳn người vào xe, ôm lấy con. Bàn tay nàng dịu dàng áp vào vầng trán nhớp nháp mồ hôi của đứa con gái nhỏ, miệng thì thầm “tội nghiệp con tôi, tội nghiệp con tôi.” Vi Hương vòng tay ôm lưng mẹ, miệng bắt đầu mếu máo. Ðông dùng mặt trong của chiếc áo thun nàng đang mặc lau nước mắt cho con. Nếu là ngày xưa, anh đã lên tiếng cự nự hoặc chọc quê cái thói quen mất vệ sinh này rồi. Bây giờ thì…

Ðông hôn lên má con rồi lùi lại đóng cửa xe. Nàng hỏi anh với giọng nhỏ nhẹ, mắt vẫn dán vào Vi Hương:

Có cần mang thêm áo quần gì cho nó không?

Không cần. Nó đang bị sốt, mặc nhiều quần áo không tốt đâu.

Anh nhấn nút quay kiếng xe lên. Mùi da thịt quen thuộc của người vợ cũ bỗng trở nên đậm nồng trong chiếc xe bít bùng. Anh nhắm mắt hít vào rồi thở ra một hơi dài để trấn tĩnh nỗi xúc động dang ào đến đột ngột. Mở mắt, anh liếc nhìn Vi Hương như sợ con đọc được tư tưởng thầm lén của mình, rồi cúi xuống gài số cho xe lùi lại.

Lúc vòng xe ra khỏi khu chung cư, anh còn thấy Ðông đứng sau cửa sổ đưa mắt trông theo. Tự nãy giờ ngồi yên lặng trong xe, Vi Hương bỗng lên tiếng: “Chắc em bé ngủ hả Ba?” “Ừ, chắc vậy,” anh trả lời, giọng chìm xuống. Buổi chiều hôm qua, lúc đến đón con sau giờ tan sở, anh muốn vào thăm Tiểu Trần, đứa con út, mà lại ngần ngại không muốn hỏi Ðông, cuối cùng lại thôi không nói gì.

Áp cái đầu nóng hổi của con vào ngực mình, anh ẵm Vi Hương đi vào phòng cấp cứu. Thủ tục nhập viện tương đối mau lẹ cũng nhờ phòng cấp cứu hôm nay vắng bịnh nhân. Người y tá trực bảo anh, “Lúc nãy bác sĩ của em bé có gọi vào cho biết trước. Chúng tôi sẽ cho em bé nhập viện ngay, xin ông yên tâm.” Anh nháy mắt trấn an Vi Hương lúc con được chuyển vào trong, rồi đi qua phía bên kia làm thủ tục giấy tờ.

Khi người bảo vệ đưa anh vào, Vi Hương đang nằm trên giường bịnh khóc thút thít, bộ đồ bệnh nhân càng tăng thêm vẻ xanh xao trên khuôn mặt thanh tú. Anh nắm tay con bóp nhè nhẹ, hỏi:

⚊ Sao con khóc vậy? Bộ bác sĩ chích con hả?

Vi Hương lắc đầu, phụng phịu,

⚊ Hồi nãy con muốn ba mà ba đi đâu vậy?

⚊ Ba phải đi lo giấy tờ để người ta chữa bịnh cho con chứ đâu có đi đâu.

Anh dỗ dành con, lòng vừa cảm thấy xót xa, vừa cảm thấy buồn cười. Lúc anh và Ðông còn ở với nhau, bạn bè cứ hay chọc phá anh mỗi khi con anh chạy ra kêu réo om sòm “Ba ơi, mẹ muốn ba!” hoặc “Ba muốn mẹ!

⚊ Mai mốt ba đừng có đi như vậy nữa nghe!

Vi Hương lại lên tiếng, giọng nghiêm trọng.

⚊ “Yes, ma’am,” anh làm mặt xấu trả lời.

Vi Hương cười khúc khích, cao giọng trách móc:

⚊ Con biểu ba đừng có nói tiếng Mỹ với con nữa mà!

Anh cúi xuống hôn lên trán con thay cho câu trả lời.

Lúc anh đưa Vi Hương về đến nhà, cây kim giờ của chiếc đồng hồ tay đã nhích qua số mười. “Thế là mất toi hết sáu tiếng đồng hồ,” anh nghĩ thầm. Cái thời gian mà cha con anh được quây quần bên nhau không có bao nhiêu, chỉ hai ngày cuối tuần, nên anh không muốn mất đi những giây phút quý báu được cùng bầy con đoàn tụ. Theo sự giao kết giữa anh và người vợ cũ, anh chỉ được đón con mỗi hai tuần một lần, từ chiều thứ Sáu đến chiều Chủ Nhật. Tuy nhiên, Ðông cũng dễ dãi về vấn đề này nên anh hầu như được gặp con mỗi cuối tuần ngoại trừ những lúc anh có công việc phải đi xa. Chuyện anh yêu con thì ngay cả Ðông trong lúc hận anh dữ dội cũng không chối cãi. Có lẽ vì vậy mà Ðông không nỡ chia cách cha con anh nhiều.

Lúc anh bước vào nhà, Vi Thanh đang ăn sáng. Thả cái muỗng xuống bàn, mặc cho sữa văng tung tóe, Vi Thanh chạy ra ôm chầm lấy anh cự nự:

⚊ Ba đi chơi với bé Hương mà không cho con đi theo, con giận ba rồi đó!

Vi Thanh bốn tuổi, mặt bầu bĩnh, mắt to và đen nhánh, tính hay giận hay hờn. Anh đang tìm lời giải thích thì Vi Hương đã lên giọng đàn chị:

⚊ Ba đưa chị đi bác sĩ mà. Chị bị chích đau lắm biết không?

Nghe Vi Hương bị chích đau, Vi Thanh quên cả giận, quay lại hỏi:

⚊ Chích đau ở đâu?

Vi Hương đưa cánh tay khẳng khiu khoe cục bông gòn cầm máu và miếng băng keo màu vàng. Vi Thanh đưa mắt nhìn có vẻ khâm phục, rồi hỏi tiếp:

⚊ Bé Hương đeo cái gì đẹp vậy? Cho em được không?

Vi Hương giơ cao cánh tay, hãnh diện chỉ vào cái vòng nhựa màu trắng dùng để nhận dạng bệnh nhân mà cô y tá gắn cho nó lúc mới nhập viện, trả lời:

⚊ Không được đâu! Chỉ có bị bịnh như chị mới được đeo cái này, bé Thanh không có bị bịnh bác sĩ không cho đeo đâu.

Duy Phiên, tự nãy giờ đứng nhăn nhó chờ tới phiên mình hỏi chuyện, bực mình nạt lớn:

⚊ Hai đứa im đi. Nói gì mà nói nhiều quá vậy?

Hai đứa nhỏ cụt hứng, nhìn ba cầu cứu. Thấy anh không nói gì, hai cô bé “lắm mồm” tiu nghỉu bỏ đi chổ khác. Duy Phiên quay lại hỏi anh:

⚊ Bé Hương có sao không ba?

⚊ Không sao. Nó đỡ nhiều rồi. Chút nữa con đọc hướng dẫn trên mấy chai thuốc rồi cho em nó uống thuốc đàng hoàng cho ba.

Anh xoa đầu con trai, hỏi với vẻ quan tâm:

⚊ Ở nhà hai anh em có ngủ được không?

⚊ Dạ được, nhưng bé Thanh lúc thức dậy không thấy ba, nó khóc um sùm đòi về với mẹ.

Anh nghe tưng tức trong lòng. Mấy đứa nhỏ ở với Ðông quen rồi, về với anh chỉ mấy hôm vẫn thường xuyên nhắc đến mẹ. Mẹ con thế này, mẹ con thế kia. Mẹ bảo làm thế này, mẹ bảo không được làm thế kia… Nỗi lo âu pha lẫn ganh tị về cái mênh mông, choáng ngợp của Ðông so với cái mong manh, mờ nhạt của anh trong lòng mấy đứa con nhỏ đã như một chất độc dai dẳng ăn ruỗng trái tim anh từng ngày.

⚊ Lúc nãy mẹ gọi qua hỏi thăm bé Hương. Con nói ba chưa về, mẹ có vẻ lo lắm. Hay là ba gọi cho mẹ biết đi, Phiên nói tiếp.

Nghĩ đến cái giọng cáo buộc của Ðông trong cuộc điện đàm hồi khuya, anh ngần ngừ một chút rồi bảo con:

⚊ Thôi con gọi cho mẹ con đi, ba muốn đi nghỉ một chút.

Duy Phiên hí hửng quay đi, nói vói lại:

⚊ Con dùng điện thoại trong phòng con nghe ba?

Anh mỉm cười không trả lời. Chắc cu cậu có tâm sự gì muốn kể lể với mẹ hoặc đang thèm ăn món gì rồi đây!

Duy Phiên mười sáu tuổi, chào đời tại Việt Nam chỉ một năm sau khi anh và Ðông thành hôn. Khi anh và Ðông quyết định xa nhau, hai người đồng ý để Duy Phiên lựa chọn nơi nó muốn ở, với cha hoặc với mẹ. Duy Phiên chọn anh. Khi chỉ còn có hai cha con với nhau, sau khi anh gạn hỏi mãi, Duy Phiên mới ngập ngừng cho anh biết cái lý do muốn ở với anh: “Tại vì mẹ có mấy em còn ba không có ai hết.” Ðơn giản vậy thôi! Anh nửa đùa nửa thật hỏi lại:

⚊ Vậy là con chỉ thương hại ba thôi, phải không?

⚊ Không phải đâu. I love you, Dad.

Anh cảm động ôm con vào lòng, nói nhỏ: “Cám ơn con.”

⚊ Chút nữa ba phải dẫn con đi Chuck E. Cheese’s.

Vi Thanh từ trong chạy ra vòi vĩnh. Ðúng theo dự định, chiều nay cha con anh sẽ kéo nhau ra Chuck E. Cheese’s, cái tiệm “pizza” quyến rũ của bầy con anh. Ở đó, anh sẽ ngồi nhấm nháp ly bia, chỉ một ly thôi, nhìn con chạy nhảy tung tăng, cỡi con ngựa nâu, lái chiếc xe đỏ, những món đồ chơi sặc sỡ gắn liền với tuổi thơ. Ở đó, Duy Phiên sẽ kiêu hãnh khoe với anh đống “tickets” mà nó thắng được sau khi “hạ cái computer” trong một cuộc chiến đấu khốc liệt, đẫm máu với Lý Tiểu Long hay Mohamed Ali. Ở đó, Vi Hương và Vi Thanh sẽ có dịp làm quen với Chuckee, con chuột khổng lồ có hai lỗ tai dựng đứng và cái mũi tròn đen bóng. Ở đó, anh sẽ thấy lại cái tuổi thơ xa lắc xa lơ qua cặp mắt của bầy con anh. Ở đó, niềm hạnh phúc hiếm hoi, nỗi an bình quý giá sẽ trở lại, dù trong một lúc thôi cũng làm cho lòng anh ấm áp.

Hôm nay thì không được rồi, Vi Hương chưa khỏe hẳn, không thể mang con đến đó được. Nhìn vẻ thất vọng của đám con, anh nhẹ giọng an ủi:

⚊ Thôi để Phiên đi mướn phim hoạt họa về cho mấy con coi. Tuần tới ba sẽ dẫn mấy đứa đến đó chơi.

⚊ Dẫn em bé đi nữa nghe Ba, Vi Hương nhắc nhở.

Nhắc nhở? Anh nào có quên đâu! Tiểu Trần. Tiểu Trần. Anh kêu nhỏ trong lòng, khóe mắt bỗng cay cay. Ðứa con út của anh còn quá nhỏ, anh đâu có thể mang theo được. Ðứa con mà ngay từ buổi đầu của hình thành đã mang mầm ly biệt, sự đổ vỡ đã thấy trước, đã không còn phương cứu vãn.


Tiểu Trần, hạt bụi nhỏ nhoi, một lần bám vào khóe mắt anh, làm mắt anh cay, tay anh run, trái tim anh tan nát. Cái hạt bụi nhỏ vẫn nằm mãi nằm hoài ở nơi mà những giọt lệ lặng lẽ đã ứa ra trong đêm khuya, một mình. Nhắc nhở! Anh nào có quên đâu. Chiếc trán cao bướng bỉnh, một bên tai có cái bớt nhỏ giống anh như đúc, cái miệng nhỏ xíu mếu máo, đôi mắt đen tròn nhìn anh lạ lẫm. Thỉnh thoảng Ðông thương tình cho anh vào thăm con, anh phải mất một lúc để làm quen lại với con, để được nhìn cái miệng nhỏ xíu tươi cười mỗi khi anh tung con lên đùa giỡn, để được nhìn cặp mắt to đen không còn ngơ ngác dò hỏi “Ông là ai?”


⚊ Em bé có tám cái răng! Vi Thanh phát biểu.

⚊ Sao con biết?

⚊ Mẹ nói. Con cũng thấy nữa.

⚊ Con cũng thấy nữa đó ba, Vi Hương không chịu kém chen vào. Bốn cái trên với lại bốn cái dưới.

⚊ Anh ôm hai đứa con nhỏ vào lòng, nói dịu dàng:

⚊ Khi nào em bé có được mười hai cái răng, ba sẽ dẫn đi chơi với mấy con.

⚊ Thiệt hả ba?

⚊ Thiệt mà — Anh trả lời, nhẹ như tiếng thở dài.

Vào buổi tối, Vi Hương đã khá hơn nhiều. Với nhiệt độ trong người đã gần như bình thường, Vi Hương có vẻ tươi tỉnh, cùng với Vi Thanh theo dõi cuốn phim hoạt họa “Cây Ðèn Thần Của Aladdin” một cách thích thú. Dứt cuốn phim, anh đưa con đi ngủ. Khi những hơi thở ngắn và nhẹ của hai đứa con nhỏ đều đặn vang lên, anh rón rén đứng dậy đi ra phòng khách, ngồi vào chiếc bàn giấy nhỏ. Anh còn có công việc quan trọng cần phải quyết định.

Anh lục lọi trong đống thư từ chưa giải quyết lấy ra một phong bì lớn màu vàng anh nhận được hôm qua. Phong thư gởi từ một tiểu bang xa xôi ở miền Ðông và một công ty điện toán tăm tiếng. Phong thư anh chờ đợi đã lâu, chứa tấm giấy mời anh đi nhận nhiệm sở mới và những tài liệu liên quan đến trách nhiệm và quyền lợi của công việc anh sắp được giao phó. Công việc thích hợp với khả năng, thù lao khá cao, quyền lợi đầy đủ, có thể coi như là một thăng tiến đáng kể so với công việc anh đang làm hiện nay. Sau bao nhiêu ngày tháng kiên nhẫn tung đơn đi tìm việc khắp nơi, và sau nhiều lần buồn bực ném những lá thư “cám ơn” với lời lẽ lịch sự vào thùng rác, cuối cùng nỗ lực của anh đã mang đến kết quả. Anh mở phong bì lấy lá thư ra đọc lại. Trong tay anh là tấm vé tốc hành mầu nhiệm có khả năng mang anh đến một nơi trú ẩn an toàn, để anh — con thú bị thương — có cơ hội và thời gian liếm láp những vết thương còn loang máu.

Ý định bỏ đi xa đã nhen nhúm trong anh từ lâu. Ðã quá nhiều thị phi, quá nhiều thêu dệt, quá nhiều tổn thất kể từ khi anh và Ðông chia tay. Anh buồn rầu nhìn những tình bạn tưởng đã keo sơn nối tiếp nhau tan vỡ như bong bóng xà phòng chỉ sau một lần thử thách. Anh đau đớn nhìn mảnh đời mình nhăn nhúm, co rút lại như tấm da lừa trong một điển tích Hy Lạp mà chi tiết anh chỉ còn nhớ lờ mờ. Anh cong mình lại như con nhím tội nghiệp trong tư thế tự vệ, giương những cái lông cứng cùn quằn ra chống đỡ búa rìu dư luận. Anh chỉ muốn rời xa cái thành phố bội bạc mà có lần anh đã tưởng sẽ gắn bó với nó cho hết cái phần đời còn lại của kiếp tha hương, nơi có lần anh đã có một mái ấm gia đình, những bữa cơm đông vui, và bầy con thân yêu lúc nào cũng quây quần bên cạnh. Cũng chính ở thành phố này, sau nhiều năm cố gắng làm việc không ngừng nghỉ, anh đã tưởng ước mơ một ngày nào đó anh có thể mang lại cho những người thân yêu một tương lai tươi sáng sắp trở thành hiện thực, vậy mà cây yêu thương bỗng tàn lụi và trái hạnh phúc bỗng rụng rời, oan uổng.

Bây giờ thì ước muốn bỏ đi xa đã có thể thực hiện. Anh nghĩ đến thành phố xa lạ anh sẽ đến ở một tiểu bang rét mướt. Không biết nơi đó có lạnh lắm không? Ở vùng Cali ấm áp này đã lâu, anh không có nhiều cảm tình với xứ lạnh, nơi mà mỗi khi ra đường lại “lù lù một đống tôi” như một nhà văn đã diễn tả. Cũng chả quan trọng gì, anh nghĩ, càng xa chốn này càng tốt. Rồi anh nghĩ đến cư dân ở nơi anh sắp đến. Không nhiều thì ít, thế nào cũng có người Việt sinh sống ở đó. Rồi anh sẽ có những người bạn mới, những quan hệ mới, dè dặt hơn, chín chắn hơn. Rồi thời gian và khung cảnh mới sẽ chữa lành những vết thương đã có lần rướm máu. Rồi anh sẽ cởi bỏ bộ da nhím xơ xác, bước ra khỏi cái hang ổ chật hẹp. Ðể tìm lại mùi hoa hồng buổi sớm và dạ lan buổi đêm. Ðể — biết đâu — trái tim anh lại một lần mở ra đón nhận một cuộc tình mới, để phần đời còn lại của anh bớt trống trải, cô đơn.

Anh đứng dậy mở cửa sổ. Hơi đêm lùa vào lạnh ngắt. Cũng phải chịu thôi, anh nghĩ thầm. Anh đang thèm một điếu thuốc lá, nhưng lại không muốn khói thuốc làm ảnh hưởng đến mấy đứa nhỏ. Anh nhớ Duy Phiên hay cằn nhằn anh việc hút thuốc. “Ba cứ hút thuốc hoài!” Anh lúng túng chống chế qua loa, rồi cũng chứng nào tật nấy. Không biết ở thành phố đó có người ta có chống thuốc lá gắt gao lắm không? Anh tự hỏi. Sự liên tưởng lại đưa anh quay trở về với dòng suy nghĩ lúc trước. Phải rồi, ở nơi chốn mới mẻ ấy, anh sẽ có một người yêu, một mái ấm để chui ra chui vào. Rồi thỉnh thoảng anh và Duy Phiên sẽ gọi về thăm Vi Hương, Vi Thanh, và Tiểu Trần. Rồi thỉnh thoảng anh sẽ về thăm con.

Thỉnh thoảng? Một tháng, hai tháng? Một năm, hai năm? Thời khóa biểu bận rộn, công việc gò bó, những chuyến bay vội vã. Rồi những đứa con anh sẽ có lúc đau yếu, bệnh hoạn. Rồi Ðông với ba đứa con thơ dại lúng túng xoay xở. Rồi Vi Hương xanh xao trong bộ đồ nhà thương, khóc thút thít, “Con muốn ba mà bây giờ ba ở đâu?” Rồi Duy Phiên sẽ không có dịp cúi xuống hôn em cằn nhằn “Bịnh gì mà bịnh hoài à!” Rồi biết bao giờ anh mới lại có dịp nhấm nháp ly bia, chỉ một ly thôi, nhìn con đùa giỡn với con chuột khổng lồ có cái mũi tròn đen bóng. Rồi Tiểu Trần với cặp mắt đen tròn nhìn anh lạ lẫm. Rồi Vi Thanh nhìn anh lạ lẫm. Rồi Vi Hương nhìn anh lạ lẫm…

Anh ngồi một mình trong đêm sâu, đốt thuốc lá mù mịt, lòng dạ rối beng. Trái tim anh đau thắt như con cá mắc lưới tội nghiệp, hết phương vùng vẫy. Hơi lạnh của đêm tiếp tục lùa vào qua khung cửa mở. Anh cảm thấy lạnh, hắt hơi. Một giọt nước mắt ứa ra trên khóe mắt, rồi giọt thứ hai từ khóe mắt bên kia. Những giọt nước mắt tiếp tục lăn xuống một cách tự do. Bởi vì đêm thì sâu và anh thì một mình.

Anh cầm chiếc hộp quẹt, bật lửa. Bàn tay anh mò mẫm tìm kiếm trong gói thuốc lá bẹp dí. Gói thuốc trống trơn. Anh nhìn ngọn lửa trắng xanh leo lắt. Anh nhìn cái phong bì màu vàng có tấm vé tốc hành mầu nhiệm mà anh chờ đợi đã lâu. Rồi anh lại nhìn ngọn lửa. Rồi anh lại nhìn phong thư. Rồi anh run rẩy cầm phong thư đưa vào ngọn lửa. Một góc phong bì bắt lửa cháy lên, tỏa ra mùi nồng nồng của gỗ. Chiếc phong bì tiếp tục cháy. Và cũng cháy lên cái thành phố xa xăm ở miền Ðông, cháy lên cái hang ổ bình yên của con thú đào vong, cháy lên những hoa hồng buổi sớm, những dạ lan buổi đêm, cháy lên cuộc tình chưa thành hình, người tình chưa có chân dung, cháy lên cái ước mơ của phần đời còn lại.

Anh đứng dậy, nhẹ nhàng mở cửa căn phòng ngủ của con trai. Duy Phiên nằm dưới thảm, hai chân gác trên giường, cái remote của TV để trên ngực. Anh cằn nhằn nho nhỏ: “Cái thằng ngủ kỳ cục.” Anh quay về phòng mình, nhẹ nhàng leo lên giường để khỏi đánh thức hai đứa con nhỏ. Anh nghe những tiếng thở ngắn nhẹ, bình yên của Vi Hương và Vi Thanh. “Ngày mai lại phải trả chúng về rồi,” anh nghĩ thầm. Anh nghiêng người qua chiếc giường nhỏ, hôn lên vầng trán mát dịu của Vi Hương, lên đôi má bầu bĩnh của Vi Thanh, rồi nằm xuống. Có tiếng Vi Thanh cười rúc rích. Có lẽ vì râu của anh làm nó nhột. Cũng có thể vì nó đang nằm mơ, giấc mơ có con Chuck E. với hai lỗ tai dựng đứng và cái mũi tròn. Anh ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Ðêm rất sâu. Rất dịu dàng. Rất bình yên.

© Phùng Nguyễn | Mùa Ðông 94


Father and Daughter

In 2000, Father and Daughter won the Academy Award for Best Short Film for its Dutch director Michael Dudok de Wit. For such a short (eight minutes) movie it has a remarkable capacity to move an audience. The story of a father who leaves his daughter and rows off into the ocean, it commences with two figures riding their bicycles, the smaller of the wheels in perfect symmetry with the larger. The father and daughter climb to the top of a hill at which point the father alights, hugs his daughter before climbing down to the seashore. He cannot resist running back and holding the girl one last time before rowing off towards the distant horizon. The girl runs up and down against the skyline as the sun gradually sets. There is no explanation. She returns again and again to her vantage point on the cliff to peer out to sea for his return. Each return marks a passage in her life from child to adolescent, mother and eventually old woman. And still she returns to search for the father who left her. Of course it is not literal, of course her father will never, can never, return. But still she hopes…

Source: © www.shortoftheweek.com

Father and Daughter – by M. Dudok de Wit

Note: Sometime, the video cannot be played at wordpress blog. Please, click on “Watch on YouTube” button then the video will be viewed on YouTube site. Thank you.