Dec21-w1

W1

Thuật Xử Thế

Lời Phi Lộ – Thuật Xử Thế Của Người Xưa (Nguyễn Duy Cần)

Cổ ngạn nói: “Mặt trời không có, đối với kẻ đui, sấm sét không có, đối với người điếc”.

Văn hào Đức, Hermann de Keyserling, có thuật câu chuyện ngộ nghĩnh nầy: “Một mục sư kia nói với đứa con trai mười lăm tuổi của ông:
    − Từ mười lăm đến hai mươi tuổi, cha cho con có quyền tin tưởng con thông minh hơn cha;
    − Từ hai mươi đến hai mươi lăm tuổi, cha cũng cho con có quyền tin tưởng con thông minh bằng cha;
    − Nhưng, từ hai mươi lăm đến ba mươi tuổi thì cha bắt buộc con phải nhìn nhận cha thông minh hơn con một cách tuyệt đối vậy.”

Chưa kinh nghiệm mà nghe bàn đến cái khôn ngoan do kinh nghiệm mà có kia, làm sao tin được, làm sao không mỉm một nụ cười ngờ vực được…

Tôi đã từng sống qua cái tâm sự của thanh niên, tôi cũng đã từng mỉm một nụ cười ngờ vực…

Nhưng hôm nay, tôi không còn giữ được nụ cười ấy nữa… Cái hay của cổ nhân, cũng như cái dở của cổ nhân đều có thể là những bài học thâm trầm cho ta tất cả… “Trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi…”

Bởi vậy tôi phải thắp hương mà đọc lại những gì xưa kia tôi ngờ vực…

Nguyễn Duy Cần.

Dec21.4

Lai rai chén rượu giang hồ

© Huỳnh Ngọc Chiến

Nguồn: huynhngocchien.com (04/01/2021)

Tiểu luận này là tuyển tập những bài viết của tôi về Kim Dung, đăng trên các báo Kiến thức ngày nay, Pháp luật. Tôi có bổ sung thêm một vài bài, và có sửa chữa đôi chút cho phù hợp, khi in ra dưới dạng sách. Viết về Kim Dung, với tôi, là cách để nói lên những suy niệm riêng của mình. Và cũng là cách nói hộ cho rất nhiều người khác, những gì họ mà họ đã ấp ủ từ lâu trong tâm niệm. Đọc các tác giả lớn như Kim Dung, ta phải nên luôn luôn tư niệm một điều “Nhà tư tưởng luôn luôn suy tư về một điều duy nhất…”

Đọc tiếp

Dec21.3

Bản Bolero đầu tiên của âm nhạc Việt

© Vũ Đức Sao Biển

Nguồn: namkyluctinh.org (Apr 05, 2016)

gif-vui© Ảnh namkyluctinh

Một câu hỏi đặt ra là nhạc sĩ nào đưa dòng âm nhạc ấy vào nền âm nhạc Việt để viết bài bolero đầu tiên.

Bolero phát xuất từ Tây Ban Nha, do nhạc sĩ Sebastiano Carezo sáng tạo năm 1780, vốn là điệu nhạc nhảy. Điệu nhạc du nhập các nước châu Âu, được các nhạc sĩ viết nhạc cổ điển như Chopin (Ba Lan, 1810 – 1849), Bizet (Pháp, 1838 – 1875) và Debussy (Pháp, 1862 – 1918) sử dụng viết các chương trong các hòa tấu khúc và nhạc kịch của mình. Trong nhạc cổ điển, bolero được viết đầy tính quy luật, tính hàn lâm nên không được quan tâm nhiều. Ngược lại, bolero du nhập các quốc gia vùng Caribe và Nam Mỹ được đón nhận nồng nhiệt bởi nó gần gũi với kiểu chơi nhạc lãng mạn, phóng khoáng của người Mỹ Latin. Nó trở thành âm nhạc của quần chúng…

Đọc tiếp

Dec21.2

Nỗi Băn Khoăn Của Kim Dung (NMG)

© Nguyễn Mộng Giác @ nguyenmonggiac.com

Gạt bỏ tất cả mọi thành kiến tự tôn, ta thấy phải công nhận tiểu thuyết Kim Dung ảnh hưởng lớn lao đến nếp sống tinh thần người Việt hiện nay. Tạo được đam mê cho đám đông đâu phải dễ dàng. Với máu trước mắt và lửa sau lưng, con người có thể dẫn mình vào những hành động bất cần, không suy tính. Nhưng khi khói súng nhạt và hào khí hạ xuống, tàn lụi như lửa rơm, người ta chỉ còn lại nỗi chán chường thụ động…

Đọc tiếp

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang

Leave a comment