Jan 01, 21

Các bài viết sưu tầm: Jan 01, 21

Mùa Gió Chướng ĐBSCL
NS Lam Phương ra đi

Gió Chướng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

© Lâm Vĩnh Thế

Nguồn: NLS CanTho

ĐBSCL-map

Bản Đồ Các Tỉnh ĐBSCL

Ở Miền Nam, đặc biệt là trong Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), mọi người đều có nghe nói tới hai chữ “Gió chướng.” [1] Từ “chướng” được dùng để mô tả loại gió này đã nói lên được tính cách “không bình thường[2] của nó. Bài viết này cố gắng tìm hiểu các tác động của Gió chướng trong đời sống của người dân ĐBSCL.

Gió chướng (từ sau đây xin viết tắt là GC) là gió mát, đôi khi ấm, thổi theo hướng Đông Nam từ ngoài biển vào vùng châu thổ sông Cửu Long, khởi sự từ tháng 11 cuối năm cho đến khoảng tháng 3 của năm sau. Chúng ta đều biết rằng Việt Nam thuộc khu vực gió mùa, một năm có hai mùa gió ngược chiều nhau như sau:

  • Gió mùa Tây Nam – Đông Bắc: từ phía Nam thổi lên, thường được gọi là Gió Nồm, ấm và ẩm, từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 10, mang đến nhiều mưa, gần như mưa mỗi ngày vào buổi chiều
  • Gió mùa Đông Bắc – Tây Nam: từ phía Bắc thổi xuống, thường gọi là gió Bấc, lạnh và khô, từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 4, không có mưa

Do đó, GC là một loại gió không bình thường, trái mùa vì nó thổi từ hướng Đông Nam và mang lại cái ấm áp, mát mẻ nhưng lại diễn ra trong khoảng thời gian thuộc về gió mùa Đông Bắc mang đến cái lạnh… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY


⟩⟩ Back To Top

Nhạc Sĩ Lam Phương Qua Đời

© Đinh Yên Thảo

Nguồn: VOA Tiếng Việt | Dec 24, 2020

Hai tháng cuối năm liên tiếp, người thưởng ngoạn lại bùi ngùi chia tay với những nhạc sĩ của một thế hệ vàng còn sót lại của Việt Nam. Tháng 11 chia tay nhạc sĩ Lê Dinh và những ngày cuối năm 2020 này là nhạc sĩ Lam Phương.

Ông biến âm tên thật của mình, Lâm Đình Phùng thành Lam Phương, mà ông hay ai đó đã giải thích là mang ý nghĩa “phương trời của màu xanh hy vọng“. Hy vọng cho một quê hương thanh bình, không chinh chiến, điêu linh. Hy vọng về hạnh phúc con người không gãy đổ, chia lìa. Nhưng hy vọng hay mơ ước là phạm trù cảm xúc, còn định mệnh lịch sử là sự thật của thời gian. Chúng chẳng song hành. Đọc tiếp…

⟩⟩ Back To Top

Dec 25, 2020

NNQ sưu tầm và post on Dec 25, 2020:

Morrison Sập Bẩy Tàu
Ngấn Lệ Chiều Giáng Sinh

Thủ tướng Úc sa bẫy Tàu.

fake-image-from-china

© Phạm Đức Đồng Hùng, Nguồn: QGHC Úc Châu (16/12/2020)

Ảnh ngụy tạo của Bộ ngoại giao Trung cộng. © QGHC Blog

Việc Thủ tướng Scott Morrison giận dữ phản ứng với dòng Twitt kèm hình ảnh giả của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên bị xem là hớ hênh, thậm chí “mắc bẫy Tàu.”

Sa Bẩy Trung Cộng: Ngày 30.11.2020 trang Twitter chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa hình ảnh chỉnh sửa photoshop nhằm cáo buộc cái mà theo họ là các tội ác trong chiến tranh của lính Úc ở Afghanistan Đọc tiếp

Các bài viết liên hệ:

Beijing set a trap for Scott Morrison and he walked right in

❖ @ eminetra.com.au
❖ @ Sydney Morning Herald
❖ @ Infodemic – Fake News

Ngấn lệ chiều áp lễ Giáng Sinh.

© Đoàn Xuân Thu

Nguồn: © Thất Sơn Châu Đốc

mieu-ba-chua-xuMiểu Bà Chúa Xứ, Ảnh Wikipedia

Melbourne mùa Giáng Sinh tuyết chỉ rơi trên màn ảnh truyền hình. Thay vì tiếng nhạc tuần lộc kéo xe trượt tuyết, Jingle Bells, Jingle Bells, là tiếng hú còi inh ỏi “Cháy đâu? Cháy đâu?” của xe chữa lửa…

Lúc ấy, tôi đang làm Santa Claus ở shopping centre. Công việc làm theo mùa, bắt đầu vào đầu tháng chạp, chấm dứt vào chiều áp lễ Giáng Sinh. Khách hàng đa số là trẻ con. Việc làm nhiều giờ, nóng kinh khủng; áo ướt đẫm, mồ hôi chảy thành dòng trên má. Cực hình. Hỏa ngục. Ấy là chưa kể đến những đứa trẻ nghịch ngợm, quậy phá, hò hét: “Á! Ông Santa Claus da màu!” Nếu mình không giỏi nhịn, phát cáu, phản ứng lại quá đáng là hư bột, hư đường, hư việc…“Khách hàng là thượng đế…” Đọc tiếp

Đọc thêm @ Thất Sơn Châu Đốc

Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc,
Gió nào mát bằng gió Thất Sơn .
Tuy rằng mang kiếp tha phương,
Thất Sơn Châu Đốc: quê hương nhớ hoài!

Các bài viết liên hệ về Giáng Sinh:

❖ @ Lễ Giáng Sinh
❖ @ Thăm Hang Bethleham
❖ @ Một Điều Ước và Mùa Giáng Sinh

⟩⟩ Back To Top

Dec 18-20

NNQ sưu tầm và post on Dec 18, 2020:

Tiếng Việt Kỳ diệu
Chuyện Dài Cô Vit
Một Điều Ước & Giáng Sinh

Tiếng Việt kỳ diệu

Hành Trình Từ Chử Nho, Nôm Đến Chử Quốc Ngữ

© Nguyễn Hải Hoành

Đã hơn trăm năm nay nước ta chính thức sử dụng chữ Quốc ngữ, thứ chữ viết được các nhà trí thức tiên tiến đầu thế kỷ20 ca ngợi là Hồn trong nước; Công cụ kỳ diệu giải phóng trí tuệ người Việt và tin rằng Nước Nam ta sau này hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ.

Dư luận nước ta trước đây quy công trạng làm ra thứ chữ kỳ diệu ấy cho giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes. Gần đây lại có dư luận yêu cầu ghi công các giáo sĩ không phải người Pháp như Francisco de Pina, António Barbosa, Gaspar do Amaral, António de Fontes… và đóng góp của giáo dân miền Nam nước ta từng giúp các giáo sĩ đó học tiếng Việt, và đóng vai trò “giám định” trong quá trình thí điểm sử dụng thứ chữ mới ấy… Đọc tiếp @ Nghiên cứu quốc tế (09/07/20)

Chuyện dài Cô Vít

Lá Thư Từ Canada

© Nhà văn Trà lũ

Trời đã vào xuân, cỏ cây đang rủ nhau thức dậy sau  giấc ngủ dài mùa đông, bầy chim bắt đầu gọi nhau đi tìm mồi và hẹn hò yêu đương. Bụi hoa xuyên tuyết Anemone trước cửa nhà tôi đã ra hoa từ tuần trước. Vạn vật đang hớn hở chào đón nàng xuân. Thế nhưng năm nay người Canada không thấy ai hớn hở cả vì đang bị nàng Cô Vít đe dọa tấn công. Ai cũng phải ẩn trong nhà. Mọi khi lúc nắng vàng vừa hé dạng ở chân trời, đường phố đã đầy người. Nào giới công tư chức hồ hởi đi làm, nào giới già cao niên vui vẻ rủ nhau đi bộ, nào giới trẻ tung tăng tới trường. Nay bầu không khí này không thấy nữa. Mở báo mở đài toàn tin Cô Vít bành trướng.

Từ Vũ Hán cô đã sang Ý, sang Tây Ban Nha, sang Đức. Khi Cô sang tới Đức chắc Cô hung hăng lắm đã khiến bộ trưởng Tài Chánh Đức là ông T. Schaefer lo sợ tuyệt vọng nên ông đã  tự tử. Rồi Cô sang tới Mỹ châu. Cả nước Mỹ đang rung động. Cả nước Canada cũng nhốn nháo. Hai thành phố lớn của Canada là Montreal và Toronto đã phải đóng cửa. Tới Canada một cái là Cô đánh phủ đầu, vợ ông thủ tướng J.Trudeau lãnh qùa của Cô dầu tiên, quốc hội ngưng hoạt động 5 tuần, các trường học đóng cửa tới tháng 5, Air Canada cho 16.500 nhân viên nghỉ việc… Đọc tiếp @ nlsbaoloc.net

Một Điều Ước & Mùa Giáng Sinh

© Lê Hằng Nguyễn

Source: © vietbao.com | Dec 26, 2018

Christmas Day, wiki image

Khi còn bé, ai trong chúng ta cũng đã được nghe bà hay mẹ kể, hoặc chính chúng ta đọc những truyện cổ tích thần thoại như chuyện Tấm Cám, Ăn Một Quả Trả Cục Vàng, Cây Tre Trăm Đốt, Ba Chiếc Rìu, Sự Tích Bánh Chưng Bánh Dầy… những câu chuyện này đã chắp cánh cho chúng ta bay vào thế giới thần tiên, đưa tâm hồn thơ ngây của chúng ta bồng bềnh vào trong nhiều khoảnh khắc mộng mị huyền diệu của thời niên thiếu.

Những truyện cổ tích này là những điều truyền miệng trong dân gian thường mang yếu tố hoang đường và tuởng tượng, mục đích nói lên những ước mơ của con người và giáo dục con trẻ cho chúng thấy cái thiện luôn thắng cái ác, làm việc lành thì sẽ được kết quả tốt… Đọc tiếp

Các bài viết về Giáng Sinh:

Silence_Night-Sparano/O Holy Night: YouTube

An – Song Thao
Ngấn lệ chiều áp lễ Giáng Sinh – Đoàn Xuân Thu

Tài liệu tham khảo: Wish.org

Make-A-Wish USA

Tens of thousands of volunteers, donors and supporters advance the Make-A-Wish® vision to grant the wish of every child diagnosed with a critical illness. In the U.S. and its territories, a wish is granted every 34 minutes. A wish can be that spark that helps these children believe that anything is possible and gives them the strength to fight harder against their illnesses. This one belief guides us and inspires us to grant wishes that change the lives of the kids we serve. 

For children diagnosed with critical illnesses, a wish come true can be a crucial turning point in their lives. A wish can be that spark that helps these children believe that anything is possible and gives them the strength to fight harder against their illnesses. This impact is why we are driven to make every one of these wishes come true.
Source: Make-A-Wish USA

Make-A-Wish Australia

On 26 November 1985, Make-A-Wish Australia was officially launched at the Queen Victoria Medical Centre in Melbourne, with a mission to grant wishes to sick children (Ngày 26 tháng 11 năm 1985, Make-A-Wish Australia chính thức ra mắt tại Trung tâm Y tế Nữ hoàng Victoria ở Melbourne, với sứ mệnh trao điều ước cho những trẻ em bị bệnh).

Source: Make-A-Wish Australia


Disney Helps Grant Wishes Across The World

disney-img
© makeawish.org.au

Since 1980, Disney has helped Make-A-Wish grant more than 140,000 wishes around the world– experiences that not only brighten lives, but also help wish children and their families replace fear with confidence, sadness with joy and anxiety with hope.

Source: Make-A-Wish Australia (Disney)

Dec 11-20

NNQ sưu tầm và post on Dec 11, 2020

Vaccine mRNA
Biết Tạ Ơn Ai?
Quận Đầu Đời
Canh Chua Cá Bông Lau

Vaccine mRNA

– Điềm lành đang tới

© Trần Gia Huấn

SARS-CoV-2-virus-spike

Affinity Biosciences antibody binding to the SARS-CoV-2 virus spike protein. © Ảnh danchimviet

Cơn sóng thần Virus Vũ Hán ập đến lần hai. Cả nhân loại lại cùng nhau đứng lên hiên ngang kháng cự.
Ngày 9/11/2020, một tuần sau ngày bầu cử Mỹ, công ty dược Pfizer của Mỹ và BioNTech của Đức tuyên bố: Vaccine mRNA mang tên BNT162b2, an toàn và hiệu quả trên 90%, sẽ có mặt trước cuối năm nay.
Ngày 16/11/2020, hãng dược Moderna của Mỹ công bố: Vaccine mRNA đã hoàn tất thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba, hiệu quả 94.5%.

Vậy vaccine mRNA là gì? Nó khác với những loại vaccine truyền thống ra sao? Có hiệu quả và an toàn không? Phải chờ bao lâu nữa? Hy vọng bài viết này giải đáp phần nào những thắc mắc trên… Đọc tiếp @ danchimviet.info

Biết tạ ơn ai

© Tưởng Năng Tiến

Nguồn: RFA Tiếng Việt

nguoi-viet-bien-ho

Người Việt Biển Hồ. © Ảnh danchimviet

Những ngày cận lễ, tôi hân hạnh nhận được qua email một bài viết về Ngày Lễ Tạ Ơn của nhà văn Giao Chỉ. Xin được trích dẫn đôi đoạn ngắn để chia sẻ cùng độc giả:

Quả thực người Mỹ đã có đầy đủ lý do để giữ gìn truyền thống với ngày Lễ Tạ ơn vào tháng 11 mỗi năm. Lịch sử ghi rằng vào năm 1620 có một nhóm gia đình người Anh theo Tin Lành đã đi tìm đất mới để sống đời tự do tín ngưỡng…

Trải qua một năm đầu với mùa đông khắc nghiệt, không đủ thực phẩm, không có đủ quần áo, không có nơi cư trú nên di dân đã phải chôn cất 46 người. Qua năm sau, mùa gặt 1621 thành công, di dân cùng dân da đỏ bản xứ tổ chức tiệc mừng lễ tạ ơn trên đất Mỹ.

Đó là ngày lễ hội đầu tiên tại Mỹ Châu và truyền thống còn mãi đến ngày nay… Đọc tiếp

Quận Đầu Đời

© Hồi ức Tam Bách

Nguồn: © QGHC

cho-loc-ninh

Chợ Lộc Ninh, © Ảnh qghc.com

Tân đến nhận nhiệm sở tại quận Lộc Ninh vào một buổi chiều nắng ấm giữa năm 1969. Mới tuần trước, chàng sinh viên vừa tốt nghiệp trường Hành chánh Sàigòn đến trình diện tại Tòa Tỉnh Bình Long. Ông Phó Tỉnh trưởng đã cho bốc thăm chọn nhiệm sở cùng một bạn đồng khóa khác. Cầm trong tay Sự Vụ Lệnh bổ nhiệm, anh muốn đón xe đò đi Lộc Ninh ngay, nhưng người niên trưởng đồng môn tốt bụng đã khuyên nên trở về Sài gòn, liên lạc Công ty Cao su Cexso xin máy bay để đi cho an toàn.

Khi Tân đến Công ty Cexso ở đường Công Lý, anh được cô thư ký Công ty tiếp đãi ân cần, ghi danh tánh, chức vụ vào danh sách chuyến bay. Trưa hôm sau, Tân đến phi trường Tân Sơn Nhất, và khi lên chiếc máy bay Cessna trắng 6 chỗ ngồi, anh ngạc nhiên vì ngoài anh ra, chỉ vỏn vẹn có 2 người nữa: một phi công người Pháp và một hành khách người Việt ngồi ở ghế sau cùng. Sau này Tân mới biết đó là nhân viên an ninh Tân sơn nhất, luôn theo phi cơ để giám sát chuyến bay.

Sau gần nửa giờ bay, chiếc Cessna giảm dần độ cao, đảo một vòng trên thị trấn Lộc Ninh trước khi đáp xuống phi trường. Trời đã về chiều. Rừng cao su bạt ngàn quanh thị trấn trở nên thâm u, với những vạt nắng và bóng chiều chen lẫn. Sân bay nằm phơi mình trên đồi cao và phẳng, với đầu phi đạo là căn cứ Biệt kích hình tam giác, ẩn mình gần sát mặt đất; cuối phi đạo là Chi khu quân sự rộng lớn, có nhiều xe quân sự, nhiều nhà tiền chế và cột truyền tin… Một con đường nhỏ chạy dài xuống khu lòng chảo, chợ Lộc Ninh với nhà cửa san sát ửng vàng dưới ánh nắng chiều.  Xa xa, một biệt thự lớn màu trắng kiểu Tây phương, nổi bật giữa thảm cỏ xanh trên triền đồi…Phi cơ hạ cánh ở đầu sân bay, chạy một đoạn ngắn rồi dừng lại, tắt máy. Phi trường vắng vẻ đìu hiu, không có xe cộ, ngoại trừ một chiếc 2CV (Deux Chevaux) nhỏ nhắn từ ngoài phi trường đang chạy đến gần phi cơ… Đọc tiếp

Canh Chua Cá Bông Lau, Bông Sua Đũa

© Chú Chín Cali

Nguồn: © Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp Vĩnh Long | Dec 03, 2020

bong-so-dua

Bông So Đủa, © Ảnh tpdx.com

– Cái tuổi thất tuần “ba cao hai thấp”, khó ai tránh khỏi.
– Cái gì cao? Cái gì thấp hả ông Hai?
– Thì cao máu, cao mở, cao đường.

– Còn thấp?
– Phong thấp và thấp khớp! Ha! Ha! ha!

Ông cười ha hả. Cái miệng móm sọm, trông vừa buồn cười vừa dễ thương. Ở tuổi 70 mà ông khỏe như thanh niên trai tráng. Tánh tình vui tươi, cởi mở như trẻ con. Ông Hai làm vườn cho Hạnh được mấy tháng nay. Ông làm giỏi, có lương tâm, tín cẩn, lại tính giá rẻ.

Hạnh rất vừa ý về ông nên đề nghị:
– Ông Hai có muốn làm thêm việc để kiếm thêm ít tiền không?
– Mèn ơi, được “dậy” tui “dui” lắm chớ!

Thấy ông Hai lớn tuổi hơn cả cha mẹ mình nên Hạnh cũng thấy ngại mở lời nhờ ông lau chùi mấy cái nhà tắm cầu tiêu, nên nhờ ông xã nói hộ. Chồng Hạnh lưỡng lự hoài không dám “sai” ông Hai bèn nghĩ đến đứa con gái nhanh nhẩu nhất trong nhà, con bé nó đâu có biết ngại. Hạnh nháy mắt ra hiệu con bé… Đọc tiếp

Cây So Đủa (Sesbania grandiflora): Wikipedia | Viewed on Dec 06, 2020

cay-so-dua

© Ảnh wikipedia

Còn gọi là dank kaa, angkea dey chhmol (Cămpuchia), phak dok khe (Lào-Viênchian), fayotier (Pháp)

So đũa hay điền thanh hoa lớn (danh pháp hai phần: Sesbania grandiflora Pers, đồng nghĩa Aeschynomene grandiflora) là một cây nhỏ thuộc chi Sesbania trong họ Đậu (Fabaceae). Người ta tin nó có nguồn gốc từ Ấn Độ hay Đông Nam Á và mọc ở những nơi nóng ẩm.

Ở Việt Nam, hoa so đũa thường được dùng nấu canh chua, đọt non ăn như rau với mắm sống, món kho, v. v. Trái so đũa khi còn non gập bẻ đôi được, đem xắt khúc ngâm nước chừng mươi phút để xả chát, xào với thịt hay luộc, khẩu vị không khác đậu đũa hay đậu cô ve. Trong tiếng Thái Lan, hoa của cây này được gọi là dok khae, còn tiếng Indonesia thì gọi là bunga turi hay kembang turi.

Cá bông lau (Pangasius krempfi): Wikipedia | Viewed on Dec 06, 2020

ca-bong-lau

Cá bông lau (tên khoa học: Pangasius krempfi) là một loài cá thuộc chi Cá tra (Pangasius). Loài này phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á trong lưu vực sông Mê Kông. Môi trường sống là nơi nước lợ. Thức ăn của chúng là trái cây, tảo và động vật giáp xác. Đây là loài di trú, có một thời gian sống ở các vùng nước ven biển (đây là đặc tính chỉ có duy nhất ở loài này trong họ Cá tra), và một thời gian di cư vào sông (chỉ ở sông Mê Kông mà không là các sông khác) để sinh sản. Cá có kích thước lớn, tăng trưởng nhanh.

Cá Bông lau còn thấy ở vùng cửa sông Cần Giờ.

Cá Bông Lau dễ bị nhầm lẫn với một loại cá khác là Cá Dứa (tên khoa học: Pangasius kunyit). Cá Bông lau đuôi màu vàng trên lưng thì màu xám xanh, cá Dứa có vay lưng màu xanh, đuôi vàng xanh hoặc đỏ vàng.

Thân mời bà con đọc thêm các bài viết của chú chín Cali:

Chim Rời Tổ Mẹ

Săn Chim

Dec 04, 2020

Mục Lục:

Thắng – Thua Tất Cả Đều Vô Thường
Khoa học thắng Bệnh tật
Hồn Sách Tháng Năm
Ý nghĩa các chữ viết tắt trên Internet.

✵ ✵ ✵ ✵ ✵ ✵

Thắng – Thua Tất Cả Đều Vô Thường

© Song Thy sưu tầm

Nguồn: Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp Vĩnh Long | Nov 10, 2020

Có một Hòa Thượng lên núi chặt củi, trên đường trở về, ông phát hiện cậu thiếu niên nọ đã bắt được một con bướm và đang cố gắng khom hai bàn tay lại để giữ cho nó khỏi bay.

Nhìn thấy người tu hành, cậu cất lời: “Thưa Hòa Thượng, cháu và ngài đánh cược một ván được không”?

Hòa Thượng hỏi lại: “Cược thế nào”?

“Ngài đoán xem con bướm trong tay cháu sống hay chết? Nếu ngài đoán sai, bó củi sẽ thuộc về cháu” – cậu thiếu niên trả lời.

Vị Hòa Thượng nọ đồng ý và đoán: “Con bướm trong tay cháu chết rồi”.

Cậu thiếu niên cười lớn đáp: “Ngài đoán sai rồi”. Nói đoạn, cậu mở tay ra, con bướm từ trong bay lên.

Hòa Thượng nói: “Được, gánh củi này thuộc về cháu”. Nói xong, ông đặt gánh củi xuống, vui vẻ bước đi.

Cậu thiếu niên không biết vì sao vị Hòa Thượng lại có thể vui vẻ đến như vậy, nhưng nhìn gánh củi trước mặt, cậu ta cũng không để tâm lắm mà vui vẻ gánh gánh củi về nhà.

Nhìn thấy con về, người cha liền hỏi số củi đó ở đâu ra, cậu mới đem chuyện kể lại cho cha nghe.

Nghe hết câu chuyện của con trai, đột nhiên ông nói, giọng giận dữ: “Con ơi là con! Con hồ đồ quá rồi! Con nghĩ là con đã thắng sao? Ngay cả khi con đã thua, con cũng không hề biết con đã thua đấy”.

Lời cha nói khiến cậu con trai ngơ ngác, không hiểu gì. Người cha liền ra lệnh cho cậu ta gánh bó củi lên vai, hai cha con mang củi đến trả cho nhà chùa.

Nhìn thấy vị Hòa Thượng nọ, người cha liền cất tiếng: “Thưa thầy, con trai tôi đắc tội với thầy, xin thầy lượng thứ”.

Hòa Thượng gật đầu, mỉm cười nhưng không nói gì.

Trên đường trở về nhà, cậu thiếu niên sau một khoảng thời gian băn khoăn cuối cùng cũng đã nói ra những nghi vấn trong lòng.

Người cha thở dài, nói: “Vị Hòa Thượng đó cố ý đoán con bướm chết, như thế con mới thả nó ra và con thắng được gánh củi. Nếu ông ấy nói con bướm còn sống, con sẽ bóp chết con bướm và con cũng sẽ thắng cược. Con cho rằng vị Hòa Thượng đó không biết con tính toán gì sao? Người ta thua một bó củi nhưng đã thắng được thứ giá trị hơn rất nhiều, đó là lòng từ bi. Còn con, con đã thua, đã để mất thứ quý giá đó mà chẳng hề hay biết”…

Câu chuyện có thể rất đơn giản nhưng đó là bài học cho chúng ta trong cuộc sống.

Thắng, thua, thành, bại là những chuyện thường xuyên giày vò cuộc sống của con người. Có những lúc chúng ta tự cho rằng mình đã thắng nhưng trên thực tế, có khi chúng ta đã thua nhiều hơn mà chẳng hề hay biết.

Thân mời đọc thêm @ Tống Phước Hiệp Vĩnh Long

Khoa học thắng Bệnh tật

© Ngô Nhân Dụng

Sưu tầm & Post on Dec 04th 2020

covid-19-vacine

Trong một tuần lễ, hai thứ thuốc chủng (vaccine) ngăn ngừa Covid-19 được công bố. Trước cuối năm 2020 chắc còn nhiều loại vaccine khác đi qua giai đoạn thử nghiệm được tung vào thị trường. Những liều thuốc chủng đầu tiên phải dành cho những “chiến sĩ tiền tuyến” như nhân viên y tế và phục vụ trong các bệnh viện, nhà thuốc, cho tới những cảnh sát viên và lính cứu hỏa; rồi đến những người không thể “sống ẩn dật” vì phải phục vụ công chúng trong chợ búa, siêu thị các tiệm ăn, tiệm hớt tóc cho tới các cơ xưởng!

Đến Tháng Tư năm 2021 chắc mọi người đều được chủng ngừa, nhất là ở các nước giàu. Bệnh dịch Covid bị ngăn chặn dần dần, không bành trướng nữa. Được chủng ngừa, nhiều người trở lại sinh hoạt trong đám đông mà không sợ hãi, người tiêu thụ chi tiền, kinh tế sẽ bắt đầu hồi phục. Đời sống sẽ bình thường như cũ… Đọc tiếp @ Báo Việt Luận Úc Châu (20/11/20)

Back To Top

Hồn Sách Tháng Năm

© Như Thương, Nguồn: tiengthongreo | June 01, 2020

dot-sach-sau-1975Ảnh minh họa, © tienglongta

45 Năm sau trận chiến chống Cộng, lòng người dân miền Nam Việt Nam vẫn không quên được hình ảnh của những ngọn lửa “đốt sách” vào tháng 5, 1975! Lê Duẩn (Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam) cùng với Đại hội đảng lần thứ 5, Lữ Phương (Thứ trưởng Bộ Thông tin Văn hóa của Chánh phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam VN vào thời điểm sau 30/4) và những cây bút đã phản bội dân tộc là những tên đồ tể hủy hoại nền văn hóa dân tộc qua chính sách thu gom, đốt sách. Tháng 5 năm 1975, Cộng sản Bắc Việt đốt sách Việt Nam Cộng Hòa: Đó là hồi chuông báo tử cho nền Giáo dục Nhân bản, Dân tộc, Khai phóng của hai nền Đệ I và Đệ II Cộng Hòa xuống dốc, băng hoại, có thể tàn rụi hoàn toàn và cuối cùng là sự diệt vong của một dân tộc sẽ đến như hậu quả khôn lường.

Mệnh nước, mệnh sách (Chiến dịch Bài trừ Văn hóa ‘đồi trụy phản động’)

N hững ngày sau 30/4/1975, khi phố chợ nhốn nháo và đông nghẹt người bán – họ bán tất cả những món gì mà tôi thấy được trong mỗi nhà, từ Tivi, Radios, bàn ủi điện, quần áo….thì trong dòng người bán ấy lại có những núi sách đổ xuống sạp hàng của tôi! Những chồng sách cao hơn chiều cao tôi ngồi, ngất ngưởng giữa chợ, ngạo nghễ như giá trị của nó, cam tâm như thế cuộc, rồi phải lưu lạc ra giữa chợ đời thay vì được xếp ngay ngắn trên kệ sách, tủ sách không vương chút bụi trần… Đọc tiếp

Back to Top

Ý nghĩa của các chữ viết tắt trên Internet

Nguồn: © Cựu HS Ngô Quyền Biên Hòa | Aug 15, 2020

Với các chử viết tắt thông dụng, hy vọng giúp người sử dụng điện thoại hay PC đở tốn công và thì giờ tra cứu trên internet.

sms @ ngoquyen.org
SMS image @ ngoquyen.org

Text abbreviation @ ngoquyen.org
Text abbreviation @ ngoquyen.org

Các chử viết tắt này thường được những người trẻ dùng trong các tin nhắn qua điện thoại hay các phương tiện truyền thông xã hội như facebook, twister…

Casual texting abbreciation @ ngoquyen.org
Casual texting abbreciation @ ngoquyen.org

Internet Slangs and Abbreciations

Internet Slangs and Abbreciations @ ngoquyen.org
Internet Slangs and Abbreciations @ ngoquyen.org

Thân mời bà con đọc thêm tại hai trang webs @ Cựu HS Ngô Quyền Biên Hòa
© Popular Texting Abbreciations @ https://www.eslbuzz.com/

Back To Top