m5-w4_21

Các bài viết sưu tầm: May 28, 21

Thiếu Thứ Gì…
Nguyễn Cao Kỳ về Nước…
Những Gì Tôi Biết Về NCK

Thiếu Thứ Gì…

Thiếu thứ gì thì nhặt thứ ấy!!!

– Thầy giáo hỏi học sinh: Nếu có 1 túi đạo đức và 1 túi tiền ở đường thì em nhặt túi nào?
– Trò không suy nghĩ, trả lời luôn: Thưa thầy, em nhặt túi tiền
– Thầy liền hắng giọng: Nếu như là thầy thì thầy sẽ nhặt túi đạo đức chứ không nhặt túi tiền, mà vì sao em lai nhặt túi tiền?
– Trò đáp tỉnh bơ: Thì em nghĩ ai thiếu gì thì nhặt thứ ấy!

– Thầy !!!…

Vụ đấu thầu

3 nước Việt, Thái và Trung tham gia đấu thầu 1 công trình xây dựng.

Sau khi cân đo đong đếm tính toán tỉ mỉ, anh Thailand nói:
– 9 triệu đô, 4tr thuê thợ, 4tr vật liệu, 1tr cho tôi.

Anh Trung Quốc cũng tính toán 1 hồi rồi nói:
– 6,5tr đô: 6tr thuê thợ và vật liệu, 0,5tr cho tôi.

Còn bố Việt Nam ngồi hít một hơi thuốc lào rồi phát biểu:
– 26,5tr đô.

Nhà thầu hốt hoảng hỏi:
– Anh không đo gì đã nói, lại còn đắt nữa chứ.

Việt Nam:
– Suỵt, ông 10tr, tôi 10tr, còn 6,5tr cho thằng TQ làm trọn gói.

– ???!

Nguồn: site.google.com

Cựu Phó TT Nguyễn Cao Kỳ về VN

Lạm bàn về chuyến đi Việt Nam của cựu Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ

© Võ Long Triều

Nguồn: Trích Hồi Ký Võ Long Triều.

Hơn 50 năm nội chiến, 30 năm chia rẽ hận thù, đất nước Viện Nam đang ở trong tình trạng chậm tiến nhất thế giới, tuyệt đại đa số dân Việt Nam đang sống trong cảnh nghèo đói. Vậy những ai còn chút lương tri, có lòng yêu nước cũng phải động tâm nghĩ đến tương lai Việt Nam. Nguyễn Cao Kỳ cũng như bao nhiêu người khác có quyền tự do hành động theo sự suy nghĩ của mình. Nhưng bao nhiêu đó chưa đủ.

Ðã là cấp lãnh đạo một thời của miền Nam Việt Nam có lẻ ông Kỳ nên hành động dè dặt hơn. Dù muốn dù không, chung quanh ông cũng còn một tập thể không ít những người đã từng cùng ông chung lưng đấu cật chiến đấu cho lý tưởng tự do, dân chủ. Trước một đại sự quốc gia ông cần tỏ ra có tư cách của một nhà lãnh đạo biết tôn trọng tập thể quần chúng đã từng đứng dưới bóng cờ của mình. Thông thường ông phải giải thích ít nhiều về chuyến đi nầy. Cho dù ông không thể nói rỏ được thì cũng phải úp mở đủ để cho người ta hiểu được. Ðành rằng nhân danh cá nhân, ông có quyền tự do hành động. Ðành rằng một mình cá nhân ông sẽ gánh hưởng hậu quả. Nhưng đây là chuyện quốc gia hai chữ “Cá Nhân” trong hoàn cảnh nầy không còn giá trị và ý nghĩa như thông thường nữa…

Phần II: Những Gì Tôi Biết Về Việc Nguyễn Cao Kỳ Về Nước

Những gì tôi biết, hình như có hai Nguyễn Cao Kỳ, một Nguyễn Cao Kỳ phản bội đồng đội, phản bội chính mình, khi chấp nhận làm con cờ cho cộng sản trong giai đoạn mà chế độ vô nhân nầy đang bị đảo điên, đang cần sự tiếp tay hỗ trợ về mọi phía. Và một Nguyễn Cao Kỳ Từ 1966 đến 1975, có lòng với đất nước, muốn đội đá vá trời nhưng không thành, vì thiếu hiểu biết việc quốc gia đại sự, biến chuyển quốc tế, thế chiến lược toàn cầu, vai trò của Việt Nam trong hoàn cảnh đó và nhứt là vì những đàn em dựa hơi phá bĩnh hay nhóm “Lương Sơn Bạc” cùng ăn thề uống máu với ông ỷ thế làm hư việc.

Ðể giữ sự công bằng đối với ông, để giữ sự trung thực theo lương tâm của nhà báo và sự đứng đắn ngay tình của một cộng sự viên đã một thời được ông kính trọng và tin tưởng, những gì tôi tường thuật về cựu Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, hiện còn những nhân chứng sống có thể xác nhận. Người đầu tiên trong đó chính là ông Nguyễn Cao Kỳ. Và đây là câu chuyện… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Thân mời đọc thêm ‘Hồi ký Võ Long Triều’ @ TẠI ĐÂY

Related subjects:

– Nguyễn Cao Kỳ @ https://alphahistory.com

– Nguyễn Cao Kỳ, Ex-General Who Ruled South Vietnam, Dies at 80 (NYTIME)

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang


m5-w3_21

Các bài viết sưu tầm: May 21, 2021

Ai cai sữa trước
Đồng Tháp…

Ai cai sữa trước

– Ông Chồng: Tôi là chồng hay là con bà mà cứ quát tôi thế??
– Bà vợ: Chả biết, đứa nào còn bú sữa là con tui…
– Thằng con cũng nhảy vào nói: Mẹ nói đúng đấy bố.
– Thấy thằng con nói vậy, ông chồng liền quay lại mắng: Tao là bố hay là em mày mà mày dạy khôn tao
– Bà vợ: Thì đứa nào cai sữa trước thì làm anh thôi!!!

Khắc có

Một anh hỏi người thợ săn già: “Nếu đi săn gặp gấu, bắn hết đạn mà nó cứ xông vào thì phải làm gì ạ?”
– Phải trèo ngay lên một cây cao, lấy phân bôi khắp người.
– Nhưng lúc đó lấy phân ở đâu ra?
– Yên tâm, lúc đó khắc có.

Ông nội và cháu

Ông nội và người cháu đích tôn 3 tuổi đang ngồi chơi trò bán hàng.
Cháu: – Đây tôi đưa bác 5.000 đồng, nhưng với một điều kiện.
Ông: – Điều kiện gì cũng được.
Cháu: – Thật không?
Ông: – Thật. Bác cứ nói đi.
Cháu: – Bác phải về dạy lại con bác đi nhé, con bác hay đánh tôi lắm đấy.

Nguồn: deltaviet.vn

Vùng Đất Ngập Đồng Tháp

© BS Trần Ngươn Phiêu

Nguồn: Cựu Sinh Viên Quân Y (June, 2006)

Dong-Thap-img1  Dong-Thap-img2

Ðồng Tháp Mười là một cánh đồng rộng lớn, hằng năm bị ngập lụt lối bốn, năm tháng khi nước sông Cửu Long dâng cao. Biển Hồ Tonlé Sap ở Campuchia và Ðồng Tháp Mười ở Việt Nam là hai nơi lưu trữ nước thiên nhiên, nên đến mùa nước nổi, sông Cửu Long từ từ dâng cao, sau đó nước sẽ lần lần rút ra biển. Vì thế nên ở miền Nam, không có nhu cầu phải đắp đê để ngăn nước như sông Hồng ở miền Bắc. Mực nước mỗi năm tuy dâng cao nhưng từ từ nên ở miền Nam, không có cảnh thiệt hại to lớn của các trận lụt thình lình và chớp nhoáng gây chết chóc như thường thấy ở miền Trung. Diện tích Ðồng Tháp chiếm khoảng 8 ngàn cây số vuông, độ 800.000 mẫu tây. Chiều Nam-Bắc, từ Cao Lãnh tới Svay Riêng dài khoảng 70 cây số; chiều ngang từ Hồng Ngự đến Tân An tính ra khoảng 120 cây số.

Trên các bản đồ thời Pháp thuộc, vùng này có cái tên là Plaine des Joncs (Ðồng Cỏ Lác). Sau 30 tháng Tư năm 1975, tỉnh Sa Ðéc được đổi tên thành tỉnh Ðồng Tháp, diện tích bao trùm gần trọn Ðồng Tháp Mười. Tỉnh Ðồng Tháp nay giáp Campuchia ở phía Bắc, đường biên giới dài khoảng 52 cây số. Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Ðông giáp tỉnh Long An và Tiền Giang, phía Tây giáp Cần Thơ và An Giang. Toàn diện tích tỉnh Ðồng Tháp tính ra vào khoảng 3 ngàn 300 cây số vuông.

Nhắc đến địa danh Ðồng Tháp, không thể nào không nhắc đến anh hùng kháng Pháp: Thiên hộ Võ Duy Dương. Võ Duy Dương đã lập nhiều đồn lũy và đã đóng tổng hành dinh tại vùng Tháp Mười. Truyền thuyết của người Miên cho rằng vùng này có tên là Tháp Mười vì nơi đây là nơi đặt ngọn tháp Chùa Miên thứ mười kể từ trên Campuchia xuống. Một số người am hiểu lịch sử miền Nam lại giải thích: tên Tháp Mười thật sự chỉ có từ thời kháng Pháp của Thiên hộ Dương. Ông Võ Duy Dương đã đặt nhiều đồn và tháp để canh chừng tàu của Pháp, kể từ sông lớn Vàm Ba Sao vào đến Tổng hành dinh và cái tháp nơi hành dinh là tháp thứ mười? Tổng hành dinh Tháp Mười được bao vây che chở từ xa bởi ba đồn: Ðồn Tả, Ðồn Hữu và Ðồn Tiền. Mỗi đồn có thể chứa 200 đến 300 nghĩa binh, trang bị với súng, thớt súng bắn đá, đại bác… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

BSTrần Nguơn Phiêu, sanh năm 1927, lớn lên ở quê nội Cao Lãnh Sa Ðéc. Cựu học sinh Petrus Ký và Chasseloup Laubat. Ðã tham gia báo Nam Thanh của tổ chức Nam Bộ Thanh Niên Kháng Chiến Ðoàn. Tốt nghiệp Y Khoa Bordeaux Pháp. Trước 1975, phục vụ trong Quân Y Hải Quân, nguyên Tổng trưởng Xã Hội. Ðã cộng tác với các tập san: Thế kỷ 21, Văn Hóa, Lướt Sóng, Y Tế, tập san Y-Nha-Dược… Ðã xuất bản hai tác phẩm: Phan Văn Hùm – Thân thế và Sự nghiệp, Những Ngày Qua…

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Vườn quốc gia Tràm Chim là vùng đất nằm trong địa phận của 7 xã (Tân Công Sính, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Hiệp), thị trấn Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông. Vườn quốc gia Tràm Chim có tổng diện tích hơn 7500 ha là mô hình thu nhỏ đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, với hệ sinh thái đa đạng, nơi du khách khám phá những nét đặc trưng của miền Tây sông nước… https://thamhiemmekong.com, (viewed May 14, 2021)

− Audio Book Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười (Nguyễn Hiến Lê​)

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang


m5w2-21

Các bài viết sưu tầm: May 08-14, 21

Bất Đồng Ngôn Ngữ K3
Tạ Thu Thâu…

Bất Đồng Ngôn Ngữ Kỳ 3

Màn 1

Vài ngày sau, cũng trong phòng mạch bác sĩ hỏi nữ bệnh nhân tái khám:
-Tại seo tui kiu cho cô wài hỏng được? Cô đổi số điện thọi rồi sao?

Cô gái:
-Dợ, em đã đủi gùi, Bi giờ là năm séo bửa, không tém, không tém! (567-0808)!

Bác sĩ: -Chời đét!!!

Màn 2

Bác sĩ : vẫn kô gọi được, thế là thế nào?
Cô gái: dợ , tại thèng chồn em nớ kiu đổi. Bs thông cẻm, lèn nì là lèn đổi cuối rồi: là tém chín bửa một năm không tắm ( 897-1508)
Bác sĩ: ẹc! 1 năm ko tắm thì cô đi ra dùm tui!

Tại bến xe đò (theo lời kể của một người xứ Quảng):

Một anh Dziệt Nôm dzìa thăm quê hương. Gặp một cô gái xinh xắn ở bến xe đò, anh ngần ngừ muốn làm quen mờ hỏng biết tính mần seo.

Anh theo cô gái len xe đò, từ xe đò dzìa tận trong ngõ hẻm, thỉnh thoảng cô gái quay lợi liếc mét nhìn anh cừ lồm anh choáng dzoáng. Cúi cùng chịu hỏng nủi, anh ngập ngừng len tiếng:
-Cô ui cô, số điện thoại của cô số mí để tui liên lạc mí cô?

Cô gái cừ lỏn lẻn:
-Tém hơi không, tém hơi, tém hơi…
-Cô lầm gùi, tui hỏng thích kí dzụ nì.

Cô gái đỏ mẹt: – Thì em núa gùi đó, số của em lờ tém hơi không, tém hơi, tém hơi (820-8282)?

Vô phúc

Một người dân chài đi thuyền qua cửa Hội (Nghệ An), bỗng nghe tiếng quát từ thuyền bên cạnh:
– Đồ hư, từ sáng đến giờ đã đánh “vợ” năm cái và đánh “mẹ” hai cái rồi…

Người dân chài xứ Bắc nghe vậy, thở dài:
– Con nhà vô phúc, mới sáng sớm mà đánh cả vợ và đánh cả mẹ rồi…

Người đi thuyền bên cạnh thấy thế, liền giải thích:
– Bác ơi! Thuyền của dân Nghi Lộc buôn bát đĩa đó. Ông bố mắng con là đã đánh vỡ năm cái và đánh mẻ (sứt) hai cái bát đĩa.

Nguồn: hoainiemtayninh.com

Bất Đồng Ngôn Ngữ k1

Bất Đồng Ngôn Ngữ k2


Tìm hiểu vụ ám sát Tạ Thu Thâu

© Tấn Đức

Nguồn: Báo Tiếng Dân | July 24, 2017

nha-cach-mang-ta-thu-thauNhà Cách Mạng Tạ Thu Thâu. Ảnh Internet

Tạ Thu Thâu là một nhà yêu nước, một nhà cách mạng vĩ đại Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nhưng, tên tuổi của ông, dù gắn liền với cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp trong hai thập niên 30 và 40, lại ít được giới trẻ Việt Nam biết đến, nhất là những người sinh ra và trưởng thành ở miền Bắc “xã hội chủ nghĩa”. Sử đảng[1] và các văn kiện chính thức của đảng Cộng sản Việt Nam chỉ nhắc đến ông và các đồng chí của ông bằng những lời lẽ bỉ thử, miệt thị và tồi tệ, như “tay sai cho đế quốc Pháp, mật thám cho phát-xít Nhật…”

Vậy, sẽ không vô ích nếu chúng ta điểm qua đôi nét về cuộc đời sáng lạn và cái chết bi thảm của một nhà cách mạng ưu tú, đã từng được “Ủy ban nước Pháp của kiều dân, nước Pháp của tự do” (France Des Immigrés, France Des Libertés) chọn để đăng ảnh và tiểu sử trên một bức tường lớn trong một cuộc triển lãm long trọng ở Vòm trời hữu nghị (Arche De La Fraternité) tại khu La Défense (Paris) nhân kỷ niệm 200 năm Đại cách mạng Pháp vào năm 1989

Tiểu sử giản yếu của Tạ Thu Thâu

Nhà cách mạng Tạ Thu Thâu sinh năm ngày 5-5-1906 tại Tân Bình (Long Xuyên), là con thứ tư trong một gia đình đông con và nghèo khó. Từ năm 11 tuổi, sau khi thân mẫu qua đời, ông đã vừa học vừa phụ việc cho cha để nuôi sáu miệng ăn. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông dạy học ở Sài Gòn và tham gia những tổ nhóm thanh niên yêu nước, trong đó có đảng Annam trẻ (Jeune Annam) năm 1925, sau này bị chính phủ thực dân giải tán. Tạ Thu Thâu coi giai đoạn này trong đời ông là “giấc mộng liều mạng của tuổi trẻ…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Tạ Thu Thâu (1906–1945) Ông là một nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20, một lãnh tụ Cộng sản Đệ Tứ thời sơ khai của các phong trào cộng sản tại Đông Dương.

Năm 1926, Tạ Thu Thâu tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối chính phủ Pháp, đòi các quyền tự do, dân chủ cho dân Việt. Qua Pháp tháng 7-1927 khi mới 21 tuổi, theo học ban Khoa học (Đại học Paris), ông gia nhập đảng Việt Nam Độc lập (PAI) của nhà yêu nước Nguyễn Thế Truyền và đảm nhiệm điều khiển đảng này năm 1928 sau khi Nguyễn Thế Truyền về nước. Năm 1929, sau một thời gian hoạt động tích cực chống thực dân trên lập trường một người quốc gia, ông tiếp xúc với Tả đối lập Pháp và được Alfred Rosmer – một người bạn, người đồng chí, học trò của Trotsky – giới thiệu vào tổ chức này. Từ đó trở đi, ông trở thành lãnh tụ trốt-kít Việt Nam đầu tiên, cùng các đồng chí của ông là Huỳnh Văn Phương và Phan Văn Chánh… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Tạ Thu Thâu Lãnh tụ Cộng sản Đệ Tứ (1906-1945) Nhà văn, nhà phê bình Thiếu Sơn viết, “Không ai phủ nhận được tấm lòng yêu nước của ông, chẳng những yêu nước mà còn hy sinh cho nước. Chỉ có điều khác là nói tới nước, ông liền nghĩ tới dân, thứ nhất là dân vô sản. Còn những ông XY thì chỉ nói tới giang sơn gấm vóc, để nghĩ ngay đến những gấm vóc che phủ nơi nhà các ông, mà không cần biết tới những kẻ khố rách, áo ôm là đa số đồng bào ruột thịt của mình…” Đọc thêm: TẠI ĐÂY

Cái chết của Tạ Thu Thâu: Trách nhiệm Trần Văn Giàu? Trong lịch sử Việt Nam hiện đại chỉ còn một câu hỏi lớn: ai đã giết, hay chính xác hơn, ai đã chủ trương giết Tạ Thu Thâu tháng 9.1945 ở Quảng Ngãi? Những vụ thanh toán, thủ tiêu 1945-1946 làm người ta quên đi bầu không khí khá đặc biệt trong những năm 1934-38 ở Sài Gòn, với tờ báo La Lutte, nơi “hợp tác – đấu tranh” giữa hai nhóm cộng sản “đệ tam” và “đệ tứ…” Nguồn @ diendan.org

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang

m5-w1_21

Các bài viết sưu tầm: May 01-07, 21

Bất Đồng Ngôn Ngữ (2)
Australian Debt (13-2022).
Kinh Bỏ Mẹ
Facebook, Twitter

Australian Debt (2013-2022).

❖ Australian Debt 2013-2019: Frydenberg gợi ýcả chính phủ Rudd và Gillard đều thể hiện sự nghiện nợ nần“. Nhin vào biểu đồ dưới đây để thấy đảng Tự do gây ra món nợ kể từ cầm quyền năm 2013 – 19 trước khi dịch Covid-19: Australian Government Debt from 2013 – 2019


Source: tradingeconomic.com

❖ Australian Gross Debt (1983 – 2022):



Source: Australian Office Financial Management – Treasury

Bất Đồng Ngôn Ngữ Kỳ 2


Trong phòng Mạch BS

Khám bịnh xong bác sĩ nói với cô bệnh nhân trẻ:
– Cô cho tôi xin số điện thoại của cô để khi nào có kết quả khám sức khoẻ thì tôi sẽ gọi điện báo cô hay.

Cô gái trẻ trả lời: – Dợ, hai ba bửa tém một bửa!

Bác sĩ lắc đầu:
– Không! chuyện tắm rửa của cô thì tôi không cần biết.
Số điện thoại của cô á!

Cô gái trẻ trả lời: -Dợ, hai ba bửa tém một bửa!
Bác sĩ lắc đầu mạnh hơn: – Cô tắm mỗi ngày 2, 3 bận hay là 2,3 tuần cô tắm một lần thì tôi không cần biết… Số điện thoại của cô kìa…

Cô gái trẻ tức tối trả lời: – Dợ! em đẻ nó số của em lừa hai ba bửa tém một bửa (237-817)

Nguồn: hoainiemtayninh.com

Click để xem Bất Đồng Ngôn Ngữ Kỳ 1

Xin hẹn lại bà con vào Thứ sáu tuần tới… Bà già trầu Arndale



✵✵✵

Kinh Bỏ Mẹ

© Phương Toàn

Nguồn: Nam Kỳ Lục Tỉnh | July 18, 2015

Ta vốn dĩ là con chiên không ngoan đạo
Nếu lỡ lên thiên đàng cũng chỉ vì em.

Tôi đi đạo theo cái kiểu đó, nhưng khi bị vào hộp sau 30-4 vẫn bị kể là một thằng “Bốn có” của trại cải tạo. Đó là: có du học; có phi pháo; có Công giáo; có Bắc Kỳ di cư.

Ba có đầu thì tôi không phàn nàn, nhưng ghép tôi vào tội Bắc Kỳ di cư thì quả là oan ơi ông địa.

Vốn sanh đẻ ở Bình Dương, nhưng ngụ cư ở Cái Sắn với những người di cư năm 54, nên mấy đứa cùng lớp kêu anh em tôi là “thằng Nam”. Nhờ gần mực thì đen, gần đèn thì tối, nên mấy năm sau tôi chửi thề và nói tục bằng tiếng Bắc còn ngon hơn tụi nó nhiều.

Ngày thi tiểu học, cần có khai sinh để nộp đơn, má tôi dụ khị được hai ông Trùm Khờ của xứ đạo đi xuống toà Hoà Giải Rộng Quyền của tỉnh Kiên Giang mà thề rằng: Tôi đẻ ở tỉnh Bùi Chu ngoài Bắc.

Thế là tôi nghiễm nhiên trở thành thằng Bắc Kỳ di cư với tờ Thế Vì Khai Sanh ghi sinh quán là làng Địch Giáo, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Bùi Chu.

Khi lên học trên Sài Gòn, mấy thằng Nam Kỳ Quốc muốn chọc quê tôi, cứ chờ khi có mặt mấy đứa con gái, giả làm một ông già hút thuốc lào rồi nói:

– Thuốc lào Cái Sắn! Say!

Đó là câu quảng cáo mà ta hay thấy ở chợ Ông Tạ hay đầu ngõ vào xứ Bùi Phát đường Trương Minh Giảng.

Có khi tụi nó còn hợp ca:

– Ai bảo Di Cư là khổ, di cư sướng lắm chứ. Ngồi tàu bay ta vào miền Nam. Lòng ta sướng nao nao. Rau muống trong Nam lại nhiều, mà người Nam không biết Ước mong sao, rau muống lên cao, tăng sức mạnh cần lao… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang

Facebook, Twitter

Và Tự Do Phát Biểu

© Bùi Văn Phú

Nguồn: TVVN.ORG | Jan 26, 2021

tu-chinh-an-só-h1Tu chính án Số 1 bảo đảm nhiều quyền tự do cho người dân Mỹ (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Khi Facebook và Twitter quyết định đóng cửa vĩnh viễn trương mục của Tổng Thống Trump, sau nhiều lần cảnh cáo, dư luận bùng lên tranh luận về quyền tự do phát biểu và Tu Chính Án Số 1 trong Hiến pháp Hoa Kỳ.

Từ ngày lên làm lãnh đạo, ông Trump đã dùng trương mục twitter để nói chuyện thẳng với những ai có kết nối với trương mục của ông.

Twitter của tổng thống có 80 triệu người theo dõi và ông đã dùng nó như là phương tiện phát ngôn chính, vào bất cứ khi nào ông thấy cần, kể cả lúc đêm khuya hay khi trời còn tờ mờ sáng.

Ông viết vài hàng về những gì ông suy nghĩ mà chẳng cần tham khảo ý kiến với cố vấn hay những người làm chính sách trong nội các. Ông bốp chát, khinh miệt những người không đồng ý hay chê bai ông.

Nhiều lần Twitter và Facebook đã dán lời cảnh báo trước những phát tán của ông, khi cho rằng tổng thống không nói đúng sự thật.

Cho tới khi biến cố 6/1 xảy ra, là sự việc nhiều người ủng hộ Tổng thống Trump tràn vào trụ sở Quốc Hội làm loạn, khiến 5 người chết trong đó có một cảnh sát giữ an ninh… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang