n11-w3_21

✵ ✵ ✵

Các bài viết sưu tầm: Nov 19, 21

Tâm Sự Của Khuất Nguyên…
Xem thường người Việt…
Trích Tiên
Tình yêu mì gói

Tâm Sự Của Khuất Nguyên

© Thu-Giang Nguyễn Duy Cần

khuat-nguyenKhuất Nguyên, © Ảnh wikipedia

Bực Quân Tử thời xưa, ở Á Đông đại khái có thể chia ra làm hai hạng người có hai lối nhân sinh, hai đường xử thế khác nhau rất rõ rệt.
Hai hạng người đó, mỗi hạng đều ôm ấp một tâm sự… Muốn tìm hiểu tâm sự của mỗi người, một quyển sách cả ngàn trang cũng không sao nói được hết ý. Thế mà nếu có thể tóm lại, người ta cũng có thể tóm lại trong một câu chuyện hết sức gọn gàng đầy đủ trong một trang sách nhỏ: Câu chuyện Khuất Nguyên và lão đánh cá. Đấy cũng là chỗ sở trường của người Á Đông vậy.

Khuất Nguyên làm quan cho vua Hoài Vương nước Sở, bị sàm báng mà bị phóng khí. Mặt mũi tiều tụy, hình dung khô héo, Khuất Nguyên vừa đi vừa hát ở bên bờ đầm. Có ông lão đánh cá trông thấy hỏi:
– Ông có phải là Tam lư đại phu đó không? Sao mà đến nỗi khốn khổ như vậy?

Khuất Nguyên nói:
– Cả đời đục, một mình ta trong; cả đời say một mình ta tỉnh, bởi vậy ta mới bị phóng khí… Đọc tiếp


Người ta chỉ xem thường người Việt thôi…

© Lưu Trọng Văn

Chuyên gia kinh tế Lâm Minh Chánh kể lại cuộc gặp gỡ GS Nguyễn Văn Tuấn – người gốc Việt đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Y học Úc, “Không chỉ làm việc và đóng góp cho nền y học của Úc, GS còn đóng góp rất nhiều cho y học và giáo dục Việt Nam. Việt Nam cần mở rộng cửa hơn để đón nhận sự hỗ trợ, đóng góp của những người tài giỏi như GS Tuấn, và bớt đi mấy ông bất tài vô dụng.”

Đáp lại lời của Lâm Minh Chánh, Nguyễn Văn Tuấn viết rất thẳng thắn như tính cách Nam Bộ của mình, “Cái viễn cảnh mà anh Chánh nói đến về những người như tôi có thể giúp gì cho VN nó hơi xa. Nhiều người đã có nỗ lực, nhưng thành công thì ít mà thất bại thì nhiều. Tôi biết vài bạn đã về VN làm việc và chịu thoả hiệp ngầm thì ok, nhưng nếu không thoả hiệp thì chỉ ra đi thôi…” Đọc tiếp @ Báo Việt Luận


Trích Tiên

© Tâm Thanh

Nguồn: Tiếng Thông Reo (15/05/21)

Căn cứ không quân Banak trong một ngày hè uể oải. Dưới nắng chói chang, đường bay trải dài loang loáng như có ai khéo tạt một vũng nước vuông vức ra tận vịnh Porsangen. Ba dãy trại sơn trắng, ghép thành hình chữ U nằm buồn như chợ chiều. Cái hăng-ga khổng lồ đóng cửa im ỉm. Tôi ngồi “gác kiểng” trên đài quan sát, mường tượng cảnh những chiếc máy bay F-16, F-5 tấp nập lên xuống hồi Nato còn đóng ở đây. Bây giờ chỉ còn đàn hải âu lười biếng lượn trên bầu trời trong. Giá tôi có thể thả cho đời trôi như thế. Tiếng chuông điện thoại reo. Tôi hấp tấp bắt máy:

– Ðài quan sát, phi trường Banak, tôi nghe đây ạ.
– Thân đấy hả? Nghe đây: Có một người Việt Nam, đang ở phòng cảnh sát Tana, không biết một chữ Na-uy. Họ cần người dịch. Cậu có muốn giúp họ không?

Tôi nói như trẻ con xí đồ chơi:
– Dạ, muốn chứ, thiếu tá.
– “Muốn chứ”- ông thiếu tá có tật nhái lời, lúc mới nhập trại tôi cứ tưởng ông kỳ thị, rồi tiếp -Nửa giờ nữa có người lên gác thế, anh xuống văn phòng gặp tôi. Có trực thăng tới đón.

Bỏ điện thoại xuống, tôi mới bắt đầu tự hỏi: tại sao lại có người Việt nào lạc loài lên miền địa đầu giới tuyến này? Tưởng chỉ có mình tôi điên. Chắc là một du khách người Việt đi coi mặt trời đêm, quên đường về? Hay là một người từ Nga nhảy rào xin tịn nạn chính trị? Ôi! Nếu là một vụ tị nạn thì thật hấp dẫn. Tôi nhìn cây kim đồng hồ treo dưới chân dung quốc vương Harald và hoàng hậu Sonja nhích đi chậm chạp.

Tôi thay đồ dân sự xong lên trình diện. Ông thiếu tá thấy vẻ hăng hái khác thường của tôi, tò mò hỏi:
– Tại sao anh -tay tổ làm biếng- lại sáng mắt lên nhận việc này?
– Lâu quá tôi không được gặp người đồng hương… Đọc tiếp

Tình yêu của người Việt dành cho mì gói…

© Uyen Do
Người dịch: Ha Do Thanh from Saigoneer’s article “A Shelf-Stable History of Why Vietnam Loves Mì Gói

mi-goiMì ăn liền, © Ảnh media.urbanistnetwork.com

Mì ăn liền, hay mì gói, ít nhiều gì cũng giống như môt thứ tín ngưỡng vậy. Nó lan tỏa đến mọi vùng đất trên thế giới, để rồi du nhập và biến hóa cho phù hợp với văn hóa và con người nơi đây. Quan trọng nhất là, nó đem lại sự cứu rỗi cho chúng ta vào thời khắc đen tối nhất.

Những suy nghĩ ấy chạy qua tâm trí khi tôi đang húp một cách ngon lành nước xúp của tô mì. Sài Gòn đang trải qua tháng thứ ba giãn cách xã hội và các hộ gia đình thậm chí còn không được ra đường để mua nhu yếu phẩm. Mà kể cả chúng ta có thể đi chăng nữa, thì mẹ tôi, người được cả nhà tin tưởng giao cho nhiệm vụ quan trọng này, luôn về nhà với câu nói: “Ở đấy chẳng còn thứ gì cả, kể cả mì gói cũng hết sạch hàng…” Đọc tiếp @ the-interpreter.org (21/09/21).

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang

Leave a comment