Feb-2022_w4

✵✵✵✵✵✵

chotram-qr-code

Các bài viết sưu tầm: Feb 25, 22

Tản mạn chuyện “Cọp”…
Đường đến Hoàng Sa…
Chuyện lá cờ…
Phật giáo và Vương quốc Phù Nam.
Ukraine giải trừ vũ khí nguyên tử.



Tản mạn chuyện “Cọp” trước phút giao thừa…

Từ Cọp rừng, Cọp quan, Cọp thờ đến Cọp nhà…

© Trần Tiến Dũng

Từ xưa, không xứ nào nhiều cọp bằng xứ Nam Kỳ, cọp không chỉ ở rừng mà còn ngự khắp các đình, miếu, am. Ngày xưa, ở trước cửa nhà dịp Tết đến dù không phải năm cọp vẫn thấy giấy đỏ in vẽ hình cọp treo trước cửa nhà. Ý nghĩa của biểu tượng thờ cọp bàn dông dài khó thấu hết ẩn ý huyền vi, nhưng cọp biểu tượng được tôn thờ có khi để dữ hơn cọp thiệt ở rừng, cọp quan quyền, cọp du côn… dữ hơn chính là để chủ gia tự vệ mà tin vào huyền năng của cọp biểu tượng mà được bình an, làm ăn thuận lợi…

Cọp nhà thiệt là đáng nể, vì có sức nặng uy hiếp hơn cả nỗi sợ. Cọp nhà không cần là biểu tượng mà là thật tướng, không cần phải thờ (nếu thờ càng tốt) nhưng luôn kè kè phù trợ. Cọp nhà chánh hiệu thì đẹp và hiền bởi cốt cọp có uy vũ sẵn đâu cần lộ hàng… Đọc tiếp @ saigonnhonews (31/02/22)

Đường đến Hoàng Sa…

© Vũ Thất

Nguồn: Thất Sơn Châu Đốc (07/06/2005)

Tôi nhìn về hướng mũi tàu. Sa mù xám đục ngập phủ, ập xuống mặt nước như cố ngăn những lượn sóng ào ạt cuốn vào bờ. Từng loạt gió hâm hấp, cuốn theo các hạt nước bắn lên từ các ngọn sóng ngã đổ, vùn vụt lướt qua chiến hạm. Những vạt nước tóe lên từ bên hông tả hạm, tạt vào mặt vào mắt ran rát và cay xót. Gió va vào các bộ phận lộ thiên, phát ra những âm vang dị biệt, tạo thành một hợp âm lạ lùng đầy vẻ dọa dẫm. Chiến hạm lay lắc, từng khi hích mạnh vào cầu tàu, gây nên những cơn giật bất thường, ngầy ngật.

Từ đài chỉ huy trên chóp khối trụ tròn thiết trí ngay giữa hữu hạm, ông hạm trưởng nghiêng người nhìn dọc theo mạn tàu, kiểm soát tình trạng sẵn sàng của nhân viên trong nhiệm sở rời cầu. Ông quay sang hạm phó nói bằng giọng điềm đạm như khuôn mặt của ông:
– Biển còn động mạnh quá!

Hạm phó nhìn ông mỉm cười. Tôi thấy những tia hy vọng lung linh từ nụ cười cầu tài đó. Trong bữa cơm trưa, hạm phó đã đề nghị hoãn khởi hành đi Hoàng Sa thêm một vài ngày. Ông cho rằng việc hoán chuyển quân là việc không gấp gáp, tội gì phải oằn người vì sóng gió. Tôi biết cái lý do thầm kín mà ông không thể nêu ra. Sóng gió đối với ông là chuyện bỏ đi. Suốt hai ngày đêm từ Sài Gòn đi Đà Nẵng biển động tưng bừng, tôi gần như bỏ ăn bỏ uống nhưng ông và Hạm trưởng vẫn đều đều ngày ba bữa và vẫn hút thuốc trọn gói hai mươi bốn giờ. Đêm qua, ông khoe riêng với Tâm và tôi là mới quen được một cô nữ sinh trường Sao Mai. Chúng tôi đã trố mắt ngạc nhiên mà không mấy tin. Lẽ nào ông vẫn hào hoa khi mới bắt bảy ngày phép cưới vợ trước khi tàu khởi hành chuyến này? Giọng cà tửng quen thuộc của hạm phó:

– Hoãn thêm một ngày nữa là phải quá, thưa hạm trưởng. Một ngày rỗi rãi, hạm trưởng sẽ làm thêm được vài bài thơ tình, hạm phó sẽ hưởng thêm được những phút giây êm đềm trước khi… bó thân về với vợ!

Tôi không cười mà ngước nhìn hạm trưởng với hy vọng ông không đổi ý. Một tuần tránh cơn bão đầu mùa đủ để tôi quá chán cái thành phố xa lạ này. Những hôm trực thì tiêu khiển một ngày bằng những con bài qua các trò chơi cá nhân hoặc tập thể. Những bữa tự do thì đội mưa mà đi, la cà hết quán cà phê lại đến quán kem, nơi nào cũng nghe Hùng Cường hát Sầu Đông giữa mùa hè. Thành phố có dáng của thủ đô Sài Gòn, cũng có dòng sông êm đềm chảy ngang qua nhưng trọn một tuần gần như thiếu vắng bóng hồng. “Đà Nẵng vắng bóng hồng, hỏi rằng tôi yêu ai?” Lẽ ra giờ này tôi đã ngồi ở một quán kem ở đường Lê Lợi nhìn ông đi qua bà đi lại. Lẽ ra tôi đã được xem vài cuốn phim mới và lẽ ra tôi đã gặp lại… Tôi cười nhạo cho chính tôi. “Lẽ ra” cho lắm rồi cũng chẳng khác gì các lần về bến ba tháng qua, lần nào cũng phải ca bài “một trăm phần trăm em ơi giờ đây lại cấm trại rồi”! Và lần nào, người nhà của thủy thủ đoàn xuống tàu thăm nườm nượp, riêng Tuyết và Hiền đều bóng chim tăm cá. Về Sài Gòn bị cấm trại thì mong đi công tác. Đi công tác thì mong về Sài Gòn… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Chuyện lá cờ VNCH

trong một trận đá banh ở Úc…

© Phạm Phú Khãi

Nguồn: VOA | 04/02/2022

Một ý tưởng hay đề nghị. Người Việt tại Úc yêu chuộng bóng đá nên thành lập một đội tuyển lấy tên Saigon Soccer Club (SSC), chẳng hạn, và chọn cờ Vàng làm biểu tượng cho mình…

Trên các mạng xã hội mấy ngày qua, một số người Việt trong và ngoài nước bị cuốn hút vào một sự kiện bên lề trận bóng đá giữa Úc và Việt diễn ra vào thứ Năm 27 tháng Giêng vừa qua. Trận đá bóng này có kết cục là Úc thắng Việt Nam 4 – 0. Nhưng vấn đề thắng thua, hay tỷ số là bao nhiêu, dường như không phải là điều nhiều người quan tâm.

Phim ảnh, hình ảnh về biểu tượng cờ Vàng bị cảnh sát tịch thu được phổ biến trên mạng xã hội đã gây sự chú ý khắp nơi. Đài BBC cũng đưa một bình luận về sự việc này. Mắt Thần, một kênh truyền thông tự nhận là “chia sẻ thông tin đa chiều”, đã thực hiện một videodài 13:17 phút về sự kiện này, có tựa đề “Bi hài cho CĐV cầm cờ 3 que vào sân bóng trận Việt Nam Úc và cái kết bị túm gọn”. Ngoài ra, được biết chương trình phát sóng trực tiếp trên VTV về trận đấu này đã bị trì hoãn 10 phút, là điều khá bất thường. Nhưng không thấy các cơ quan truyền thông chính mạch đưa tin hay luận bàn gì về chuyện này cả. Họ không bận tâm về những chuyện không liên quan đến họ… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Phật giáo du nhập và phát triển

ở vương quốc Phù Nam…

© Đại Đức Thích Nhuận Lạc

Nguồn: Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo

Văn hóa Óc Eo thuộc vương quốc cổ Phù Nam là một phần trong tổng thể văn hóa Việt Nam, có vai trò nhất định trong lịch sử nước ta. Do nhiều biến thiên lịch sử và khí hậu, văn hóa Óc Eo đã suy tàn vào thế kỷ VII. Nhiều thành tựu khảo cổ học đã phác lộ diện mạo một nền văn hóa cổ với nhiều thành tựu của vương quốc Phù Nam. Bức tranh đời sống của cư dân Phù Nam – chủ nhân văn hóa Óc Eo – cũng được tái hiện. Trong đó những giá trị về tôn giáo là không thể bỏ qua. Có thể nói, tôn giáo ở Phù Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Ấn Độ, đặc biệt, là sự có mặt của Phật giáo.

Bài viết mong muốn phác họa lại hoạt động Phật giáo ở Phù Nam, từ khi du nhập cho đến thời kì phát triển, những ảnh hưởng của tôn giáo này đến đời sống và sinh hoạt văn hóa tinh thần của cư dân Phù Nam cổ cũng như với Phật giáo Nam bộ Việt Nam ngày nay…

…Có thể từ thế kỷ III Trước Tây lịch, Phật giáo đã có mặt ở Phù Nam. Trong Đại Đường Tây Vực, Cầu pháp Cao tăng truyện, Ngài Nghĩa Tịnh đã viết: “Các vị sư muốn đến Ấn Độ phải đi qua một ngàn con sông. Khi đến Woolai, phía Tây Pakhoi chư Tăng xuống một chiếc thuyền buôn vượt qua ngàn sóng gió đi qua vương quốc Phù Nam và bỏ neo ở xứ Lăng Già”. Nam Hải kí quy nội pháp truyện, Nghĩa Tịnh nhận định: “Vương quốc Phù Nam thuở xưa, đó là một nước dân chúng ở trần truồng. Người dân tôn thờ rất nhiều Thần Thánh. Kế đó, Phật giáo được truyền bá và lan rộng khắp nơi…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Ukraine đang hối tiếc…

vì đã giải trừ vũ khí nguyên tử cách đây 30 năm!

© Xuân Trường

Nguồn: https://hon-viet.co.uk | (viewed 18/02/2022)

le-ky-giai-tru-vu-khi-hat-nhan-ukraine Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết vào tháng 12/1991 đã để lại cho quốc gia Ukraine mới độc lập một gia tài “thừa kế” với 1.900 đầu đạn chiến lược, 176 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).

Bất chấp việc Nga rút bớt quân gần biên giới, ngày 15/2 Tổng thống Joe Biden cảnh báo nước này vẫn có thể tấn công Ukraine. Trước đó, truyền thông phương Tây như “thêm dầu vào lửa” khi cho rằng chiến tranh tất yếu sẽ xảy ra. Liệu chiến tranh sẽ xảy ra, hay chỉ là đòn tâm lý chiến, là cuộc mặc cả giữa các ông lớn thì chưa ai biết rõ. Chỉ biết rằng giờ đây người Ukraine đang hối tiếc.

Hối tiếc khôn nguôi

Vào cuối Chiến tranh Lạnh, nếu ai đó hỏi bạn: Cường quốc hạt nhân số 1 và số 2 thế giới là nước nào? Câu trả lời có vẻ đơn giản: Mỹ và Liên Xô.

Vậy cường quốc số 3 là nước nào: Anh, Pháp hay Trung Quốc? Tất cả đều sai: Đó chính là Ukraine… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Feb-2022_w3

✵✵✵✵✵✵

chotram-qr-code

Các bài viết sưu tầm: Feb 18, 22

Đưa Bao Nhiêu Hết Bấy Nhiêu…
Tướng Nguyễn Ngọc Loan
Lý giải các vụ bê bối trước thềm năm Nhâm Dần…
Khuất Bóng Hoàng Hôn…

Đưa Bao Nhiêu Hết Bấy Nhiêu…

© Recoilless rifles were known as DKZ (Đại-bác Không Giật). Image (wikipedia).

Tôi có ông bạn cũng là nhà văn, ông công tác tại một toà báo có tiếng. Tôi không tiện nêu tên thật vì nhiều điều tế nhị. Thôi thì tôi tạm đặt tên ông bạn là DKZ. Xin các bạn đừng nhầm với tên loại súng DKZ, bắn không giật mà anh hùng Trần Đại Nghĩa chế tạo hồi đánh Pháp.

Bạn tôi DKZ đẹp trai, phong nhã, khéo nói nên các em hay để ý. Vợ DKZ đẹp gái, trắng mịn, lăn lẳn, chân dài nhưng cái chỉ số Hoạn Thư hơi bị cao. Anh em cơ quan biết điều đó nên hay đùa. Đã có đôi lần anh nào đó nhét bao cao su vào cặp của DKZ. Lần ấy không biết vì sao cô vợ chân dài lục cặp của DKZ. Nàng phát hiện thấy cái bao “khỉ gió” thì mặt như đổ chàm. Máu ghen sôi sục làm phồng to huyết quản đến nỗi mạch máu mỏng tang như bóng bay. Bao nhiêu chỗ mạch máu suýt bục. Rồi nàng khóc và chạy ù vào phòng khoá cửa trái lại. DKZ van nài thế nào nàng cũng không mở cửa. Có đến một tuần nàng hoàn toàn cấm vận ông bạn của tôi… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY…

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan.

Con sói già cô đơn…

© Ký giả Lô Răng PLP

Nguồn: hon-viet.co.uk | viewed 04/02/2022

tuong-nguyen-ngoc-loan General Nguyen Ngoc Loan, © Ảnh Wiki

Cổ nhân có câu “Cái quan định luận”, có nghĩa rằng hãy đậy nắp áo quan cho một người nào đó, rồi sau mới có thể nhận định rốt ráo về con người ấy được. Nhưng có trường hợp đậy nắp áo quan rồi mà dư luận vẫn phân chia, kẻ khen người chê, không biết nghiêng về bên nào cho phải. Đó là trường hợp nằm xuống của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, người vừa tạ thế trung tuần tháng bảy qua ở Mỹ.

Khi ông còn sinh tiền, nói về ông có vẻ như tiếng chê nhiều hơn là lời khen. Ở trong nước giữa thập niên 60, đang là Tư lệnh phó Không Quân, ông nhảy sang làm Giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia, Giám đốc Nha An Ninh Quân Đội, kiêm Giám đốc Trung Ương Tình Báo. Ông được coi như cánh tay mặt của ông Nguyễn Cao Kỳ lúc đó làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (Thủ tướng), còn ông Loan làm “xếp chúa” của ngành an ninh trật tự. Đây là thời kỳ rất nhiều biến động. Đệ Nhất Cộng Hòa vừa được xóa đi, thể chế mới chưa hình thành, tranh chấp hiện ra ở mọi nơi, mọi lúc. Đây là thời gian kỷ lục về đảo chánh, về xuống đường, về bất ổn.

Tướng này loại tướng kia, tôn giáo đụng chạm, sinh viên học sinh biểu tình đập phá, Phật giáo đưa bàn thờ xuống đường.v.v… Chưa có lúc nào mà miền Nam lại “loạn” như thế. Người mạnh tay dẹp những bất ổn ấy là ông Nguyễn Ngọc Loan. Sự mạnh tay của ông gồm có: “cảnh sát dã chiến dàn chào, có hơi cay, có dùi cui, có việc “nhúp” những phần tử “trâu đánh”, có đổ máu, có nhà tù”. Ông Loan được gọi là độc tài, quân phiệt, phản cách mạng, là tay sai đế quốc… Nhưng ít có ai nghĩ là ông Nguyễn Ngọc Loan đã đóng một vai trò tích cực trong việc ổn định tình thế, làm nền xây dựng cho một thể chế mới hợp hiến, hợp pháp Đệ Nhị Cộng Hòa… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY…

Các bài viết cùng chủ đề (6): Thân mời.
Tướng Nguyễn Ngọc Loan

Tướng Nguyễn Ngọc Loan, hỗn danh Sáu Lèo, sinh năm 1930 tại Huế. Chị cả của ông, bà Bích Hồng, là phu nhân Đại tá Bác sĩ Văn Văn Của, nguyên Đô trưởng thành phố Sài Gòn (1965-68). Ông học trường Trung học Albert Sarraut và đậu Tú tài Toán toàn phần rồi bị động viên Khóa 1 Sĩ quan Trừ bị (Nam Định). Thiếu úy Loan theo học Trường Sĩ quan Không quân Pháp Salon de Provence năm 1953 rồi thực tập hoa tiêu khu trục phản lực tại căn cứ Meknes, Maroc, trở thành phi công khu trục phản lực đầu tiên của Không lực VNCH. Về nước, ông được bổ nhiệm Phi đoàn trưởng Phi đoàn 2 Quan sát. Được thuộc cấp nể trọng nhưng ông không được các sĩ quan Cố vấn Hoa Kỳ ưa thích vì ông hay đả kích lề lối làm việc máy móc của họ.

Năm 1964, ông Loan thăng cấp Đại tá và được bổ nhiệm “Tư lệnh Phó Không Quân VNCH” dưới quyền Tư lệnh, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ. Năm 1965, vinh thăng Chuẩn tướng, ông tham dự chiến dịch không kích Bắc Việt trong khu vực Đồng Hới – Vĩ tuyến 17 (Bến Hải).
Những năm kế tiếp, tướng Loan được đề cử đảm nhiệm 3 chức vụ an ninh, tình báo quan yếu của VNCH:
– Đặc ủy trưởng, Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo
– Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, và
– Cục trưởng Cục An Ninh Quân Đội

Nguồn: cprvn.org (22/03/2020)


Các bài viết

   − Một Tấm Ảnh! Chiến Tích Hay Oan Khiên? Những hành động, phong cách, tư thái của cựu Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, rất bình dị và rất Người, nhưng thực sự đã đi vào huyền thoại. Chưa có một nhân vật nào, ở một cương vị quyền lực nhất, mà là người nghèo nhất, với một phong thái bình dân trong cung cách đối xử, cương quyết và nhạy bén với kẻ thù và đặc biệt thể hiện tình “huynh đệ chi binh” chân thành nhất xuất phát từ con tim… https://nguyentin.tripod.com viewed (04/02/22)

   − Ai đã bắn nát chân tướng Nguyễn Ngọc Loan???. Cho đến nay các sử gia đều tin rằng tấm hình nổi tiếng một thời của Eddie Adams đã kết liễu cuộc đời binh nghiệp của tướng Nguyễn Ngọc Loan. Không sai, nhưng chỉ đúng một nửa. Chính nhiếp ảnh gia đoạt giải Pulitzer của AP này đã viết trong tuần báo TIME: “Ông tướng giết thằng Việt Cộng; tôi giết ông tướng bằng máy chụp hình của tôi…” https://www.cprvn.org/ (22/03/20)

   − Đánh dấu 50 năm Mậu Thân 1968-2018: Tấm hình giết tướng Nguyễn Ngọc Loan. Hôm đó là mùng Ba tết Mậu Thân. Súng đã nổ dữ dội ngay bên trong thủ đô Sài Gòn bởi vì từ 2 giờ sáng mùng Một Tết Việt Cộng mở tổng công kích. Việt Cộng tới đâu, dân chúng chạy thoát khỏi đó. Trong những ngày Mậu Thân 68 phóng viên ghi lại rất nhiều hình ảnh. Trong số này, có tấm hình gây chấn động thế giới và làm thay đổi ý nghĩa của cuộc chiến: biến chính thành tà, thay hình đổi dạng kẻ sát nhân thành người bị nạn và giết chết một viên tướng Việt Nam Cộng Hoà… tvtsonline.com.au (13/02/18)

   − Kỷ Niệm Với Tướng Nguyễn Ngọc Loan Thấm thoát mà đã 50 năm rồi, tròn một nửa thế kỷ. Nhưng tôi vẫn không thể quên được lần anh Loan – tôi gọi là anh Loan không phải vì “chơi trèo”, mà vì chúng tôi có tình đồng môn và anh thuộc khóa đàn anh của tôi trong Trường Sĩ Quan Không Quân Pháp dặn dò tôi khi tôi đến thăm anh tại bệnh biện Grall… dongsongcu.wordpress.com (09/04/18)

   − Bài Ngợi Ca Nguyễn Ngọc Loan, Viết Bởi Một Người Mỹ Gốc Việt. Nhân kỷ niệm bốn mươi năm ngày “Sài Gòn sụp đổ,” ZM Quỳnh viết một lời ngợi ca dành cho Nguyễn Ngọc Loan. Trong loạt bài gồm hai phần này, Quỳnh đặt ra những câu hỏi then chốt: Có phải những anh hùng của chúng ta đã bị phủ nhận? Có phải lịch sử đã được nhồi nhét cho chúng ta chỉ với một nửa những sự thật, bị bóp méo để phục vụ một kế hoạch nào đó mà khi đó chúng ta đã quá trẻ để có thể hiểu, và bây giờ đã quá già để còn nhớ? Hoặc quan tâm?… https://dvan.org (30/01/17)




   − Đời bi kịch của Trung tướng Đặng Văn Quang Trung tướng Đặng Văn Quang, nguyên cố vấn quân sự và an ninh quốc gia của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vừa qua đời tại Hoa Kỳ, khép lại cuộc đời một vị tướng miền Nam phản ánh của bi kịch chính trường Sài Gòn và quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam Cộng hoà.

Những bất đồng giữa tướng Kỳ và Tổng thống Thiệu trong thời gian nắm quyền lãnh đạo miền Nam, trong khi tướng Quang lại được ông Thiệu tín cẩn, đã gây nhiều hiềm khích giữa tướng Kỳ và tướng Quang với nhiều đồn đoán có dư luận cho rằng do phe tướng Kỳ đưa ra, về tham nhũng, buôn bán bạch phiến dính tới tướng Quang mà người dân miền Nam một thời được nghe biết.

Tuy nhiên những ghi nhận trong các tác phẩm Decent Interval xuất bản năm 1977 và CIA and the Generals của Thomas L. Ahern, Jr. xuất bản năm 2009 đưa ra những tài liệu được giải mật cho thấy tướng Quang không liên hệ đến các cáo buộc buôn bạch phiến

Đến Mỹ vào tháng 9-1989, hai ông bà có lúc sống ở Atlanta, khi ở nam California. Ông tiếp tục làm những việc lao động và vợ là bà Đỗ Thị Năm cũng làm bánh bán để kiếm sống.

Sau này vì tuổi già sức yếu, hai ông bà được sự giúp đỡ của cựu Thiếu tá Trần Văn Ngà, nguyên Trưởng ban Thông tin Báo chí Quân đoàn IV, đưa về sống trong một chung cư dành cho người già ở Sacramento, thủ phủ của bang California… Thép Súng Blog (16/07/11)

   − BÍ ẨN VỀ TRUNG TƯỚNG ĐẶNG VĂN QUANG Trung Tướng Đặng Văn Quang là vị Tư Lệnh có số năm tháng trấn nhậm vùng đồng sống Cửu Long này lâu nhất và được đồng bào địa phương quý trọng nhất. Đó cũng là thời điểm QĐ4 nổi danh kiêu hùng nhất trong quân sử, QĐ4 & V4CT luôn chiến thắng nối tiếp chiến thắng làm quân thù CSBV khiếp sợ. Ngoài ra, có nhiều thành tích phát triển kinh tế nông nghiệp, ông Tướng Quang tiếp sức xây dựng được Viện Đại Học Cần Thơ, thiết lập được một Nghĩa Trang Quân Đội tầm cở, Bộ Tư Lệnh QĐ4 có nhà in riêng, xuất bản được sách báo và giúp một chiến sĩ phế binh xuất bản được tờ nhựt báo đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long…

Trung Tướng Đặng Văn Quang cũng là người bị chụp mũ, tố cáo tham nhũng vào bậc nhất của chế độ VNCH có nhiều triệu đô la Mỹ gởi bí mật sang ngân hàng Thụy Sĩ cất giữ. Quả tôi nghiệp cho ông Tướng tứ bề thọ địch, có nhiều kẻ thù như CSBV, Mỹ, phe ta và những kẻ a dua. Khi tỵ nạn CS như bao người khác, Trung Tướng Quang phải đi làm thuê kiếm sống ở tiệm café Martin chuyên lo rửa ly, bồi phòng hoặc làm thợ sản xuất ly chén tại một cơ xưởng ở Montreal – Canada từ 1975, đến 1989 mới được có Visa sang định cư Hoa Kỳ do cựu Trung Tá LLĐB Dan Marvin vận động.

Cuộc đời bi thảm của Trung Tướng Đặng Văn Quang với bao nỗi hàm oan mà ông đã gánh chịu hơn 40 năm, nay cần được người đời phán xét lại một cách công minh và lương thiện, để đánh tan mọi sự hiểu lầm của rất nhiều người trong giới từng cầm súng chống cộng như Trung Tướng Đặng Văn Quang và người viết bài này. Danh dự của Trung Tướng Đặng Văn Quang cần phải được phục hồi trọn vẹn… ngothelinh.tripod.com (2008)

⟩⟩Trở Về Đầu Trang


Lý giải các vụ bê bối trước thềm năm Nhâm Dần…

© Nguyễn Quang Dy

Nguồn: Báo Tiếng Dân | 19/01/2022

Năm Tân Sửu sắp qua, năm Nhâm Dần đang đến gần. Những vụ bê bối điển hình từ cuối năm cũ thường cho ta chỉ dấu về những gì sẽ diễn ra trong năm mới. Đó là một bước ngoặt quan trọng khi Việt Nam đứng trước ngã ba đường. Hoặc đổi mới thể chế, để tiếp tục phát triển, hoặc duy trì nguyên trạng, để tiếp tục tụt hậu. Trong khi các chuyên gia tổng kết năm cũ và dự báo về năm mới, cần lý giải các vụ bê bối điển hình để dự báo xu hướng.

Thao túng chính sách và lũng đoạn nhà nước

Muốn biết tương lai, cần xem lại quá khứ để rút ra bài học cho hiện tại. Đại án Việt Á là vụ bê bối chưa từng có, làm bộc lộ những lỗ hổng thể chế. Theo học giả Minxin Pei, đó là do “chủ nghĩa tư bản thân hữu” (crony capitalism). Các nhóm lợi ích thân hữu gồm “tư bản đỏ” và các “quan tham” câu kết để thao túng chính sách. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Thành gọi đó là “lũng đoạn nhà nước” (state capture).

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, “tham nhũng chính sách” nguy hiểm bởi nó tinh vi hơn, tác động lớn và nghiêm trọng hơn, đặc biệt là bởi nó hợp thức hóa tham nhũng thành một hành vi ‘lập pháp’ bình thường. Câu chuyện thông đồng giữa Việt Á và các quan chức Bộ Y tế và Bộ KH-CN vừa qua có lẽ chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Muốn chống tham nhũng chính sách, Việt Nam phải đổi mới thể chế… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY…

Khuất Bóng Hoàng Hôn…

© Tố Nguyễn

Nguồn: Việt Báo | 05/07/2018

Một buổi chiều hè êm ả, tôi lái xe dọc theo Pacific Highway, con đường ven biển nổi tiếng của miền Nam Cali, chợt nhớ hôm trước có đọc một bài báo về “Venice canels” ở Los Angles, tôi rẽ vào exit biển Venice. Mất hơn 20 phút lái xe vòng vèo tìm chỗ đậu, cuối cùng tôi cũng đến được nơi mình muốn, kênh đào “Venice Canals”.

Venice_Canal_LA Venice Canal LA, Ảnh wikipedia

Hệ thống kênh được thiết kế bởi nhà bảo tồn môi trường Abbott Kinney, từ những năm 1900, là dòng kênh nhân tạo nằm kề bên bờ biển Venice, nơi tụ họp sinh sống của những “young artists“, với những ngôi nhà không dưới giá triệu USD.

Đi bộ chầm chậm qua những con đường nhỏ quanh co từ chỗ đậu xe khoảng 10 phút, tôi đặt chân lên chiếc cầu trắng xinh xinh bắc ngang dòng nước. Trước mắt tôi là khung cảnh thanh bình và thơ mộng như một chốn đồng quê miền nhiệt đới mà tôi chưa thấy bao giờ từ khi  đến Mỹ. Dòng nước xanh xanh êm đềm uốn lượn qua những ngôi nhà mái ngói sau những hàng cau… Hai bên bờ là những chiếc thuyền nhỏ xinh neo đậu dưới những cây cầu gỗ, từng đàn vịt trời thong thả bơi, không mảy may bận tâm đến những đoàn du khách mải mê chụp hình, ngắm cảnh. Trước mắt tôi giờ không còn là kênh đào Venice trên đất Mỹ, mà là dòng sông Hậu, là xóm bờ kênh nơi tôi trải qua những ngày thơ ấu êm đềm… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY…

© Tố Nguyễn

❖ Bạn biết gì về vắc-xin Novavax, vaccine được chấp thuận trong chương trình chủng ngừa Covid của Úc?
novavax-vaccine Ảnh wikipedia
    − Vắc-xin Novavax sử dụng một công nghệ khác với vắc-xin Pfizer và AstraZeneca, gọi là “protein subunit”: nó đưa một phần virus vào hệ miễn dịch, nhưng không chứa bất kỳ thành phần sống nào của virus.
    − Phần protein của vắc-xin là “protein gai” của coronavirus. Vắc-xin Novavax sử dụng một phiên bản của protein gai được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Các protein gai này được tập hợp thành các hạt nhỏ gọi là “hạt nano” giống với cấu trúc của coronavirus, tuy nhiên chúng không thể nhân lên sau khi được tiêm, và cũng không thể khiến bạn bị nhiễm COVID-19.
    − Để giúp tạo ra các phản ứng bảo vệ mạnh mẽ, vắc-xin cần bao gồm các phân tử giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn, được gọi là các “chất bổ trợ – saponin”. Mục tiêu của các chất bổ trợ này là bắt chước cách virus kích hoạt hệ miễn dịch, nhằm tạo ra khả năng bảo vệ tối đa… Nguồn: SBS

Bây giờ bạn có thể được tiêm chủng Novavax vaccine ở Úc. Tuy nhiên, Novavax hiện chưa được sự chấp thuận tiêm ngừa ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên (-18), hoặc cho các mũi tiêm tăng cườngABC (15/02/22)

❖ Thân mời đọc thêm về…

    Vaccine mRNA

    – Khoa học thắng Bệnh tật

    – Miễn Dịch Bầy Đàn…

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Feb-2022_w2

✵✵✵✵✵✵

chotram-qr-code

Các bài viết sưu tầm: Feb 11, 22

Hụt vợ…

48 Năm Hải Chiến Hoàng Sa…

Một Thời Phật Học Rực Rỡ…

Hụt vợ…

Nói nào ngay, cũng nhờ chương trình HO, ODP rầm rộ của những năm 1990’s mà tình trạng gái thiếu trai thừa của cộng đồng tỵ nạn Việt Nam ở hải ngoại mới được cải tiến rõ rệt và dần cân bằng tỷ số. Ai lỡ vượt biên qua Mỹ cái thời 80’s nhớ lại mà… kinh hoàng! Đến nỗi có lần ông Nguyễn Ngọc Ngạn phải than bà góa năm con mỗi sáng thức dậy cũng có một tá hoa tươi để trước cửa…

Xem tiếp…

© Ảnh minh họa @ tiengthongreo

Và anh em tôi đã vượt biên đến Mỹ trong thời gian khủng hoảng con gái đó, ở trọ share phòng gia đình nhà anh chị T. môt thời gian. Chị T chủ nhà thương anh em tôi như em, nên thấy hai thằng nhỏ cũng hăm mốt hăm hai rồi mà tối ngày chỉ lo học, lo làm, không quen biết bạn gái nào, tội nghiệp. Chị hứa sẽ kiếm mối làm mai cho hai đứa. Chị T đi làm quen biết nhiều với mấy bà trong hãng may ra biết con cái họ giấu ở đâu chứ cỡ anh em tôi thì đành chịu.

Một hôm chị cho biết đã kiếm ra bà trong hãng có hai cô con gái trạc tuổi, nên nhứt định làm mai. Chỉ một điều duy nhứt chị dặn dò là nhà này vốn đạo dòng. Họ chỉ muốn cho con cái giao thiệp với những người cùng đạo mà thôi. Cho nên chị đã nhận đại với người bạn, anh em tôi là bà con của chị. Chị biết rõ gốc tích là… cũng có đạo.

Vậy đó, cứ nhận đại đi, đâu ai tra tấn hạch hỏi gì mà sợ! Thấy tôi ngại, chị trấn an “Đừng lo. Nó mà thương rồi thì đạo hay không đạo không thành vấn đề. Chủ yếu là họ biết tụi em có đạo họ mới cho làm quen. Sau này đổ bể mọi chuyện chị gánh cho. Con trai gì mà nhát vậy?”

Có chị đỡ đầu, lại bị nói khích, anh em tôi hăng hái ra đi. Hai chị em đó, chị thì bằng tuổi tôi, còn cô em thì bằng thằng em. Xứng đôi vừa lứa hết sức luôn! Hôm đó lần đầu tiên gặp mặt nhưng thành công mỹ mãn. Gia đình họ cũng lịch sự, hỏi han qua loa rồi để cho bốn chúng tôi tha hồ hàn huyên đủ mọi chuyện. Trên đường về chị T vui lắm cho biết bố mẹ của mấy cô tuy không xen vô nhưng vẫn để ý và nhận xét. Họ khen anh em tôi sáng sủa, lễ phép. Coi như OK bước đầu rồi.

Đang khoái chí, thằng em tôi bỗng nói:
– Hồi nãy nhỏ P hỏi tên thánh của em là gì.

Tôi giật mình. Ờ nhỉ. Tụi tôi nào biết tên thánh là… cái chi? Chị T cũng lo ngại:
– Chết. Chị quên. Rồi em… trả lời sao?

Nó tỉnh bơ:
– Chị không chỉ em vụ này nên em nói đại tên thánh em là… CHARLES BRONSON. Hì hì hay không chị?

Nghe nó nói, chị T gục đầu xuống ghế muốn xỉu luôn, may mà chị không lái xe!

Lần đó dĩ nhiên cả thằng anh thằng em đều hụt vợ!

(Trần Văn Lương kể)

Nguồn: tiengthongreo.blogspot (29/12/21)

Tưởng Niệm 48 Năm Hải Chiến Hoàng Sa…

© Trần Củng Sơn

Nguồn: Việt Báo | 18/01/2022

Tưởng Niệm 48 Năm Hải Chiến Hoàng Sa 19/1/1974 – 19/1/2022

ban-do-hoang-sa
Bản đồ Hoàng Sa, Ảnh vietbao.com

Để đối phó với sức mạnh của Liên Xô, tổng thống Hoa Kỳ là Nixon đã đến Bắc Kinh ngày 21 tháng 2 năm 1972 bắt tay chủ tịch Trung Cộng là Mao Trạch Đông và thông cáo chung Thượng Hải ra đời khởi đầu cho sự liên lạc gắn bó giữa hai nước Mỹ và Tàu. Và Hoa Kỳ đã làm ngơ để cho Trung Cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 19-1-1974. Sau mấy chục năm, bây giờ nước Mỹ mới hiểu rằng đây là một toan tính sai lầm vì Trung Cộng hiện nay đã dùng Hoàng Sa làm bàn đạp để thực hiện kế hoạch thôn tính toàn vùng Biển Đông.

Trận hải chiến Hoàng Sa, lực lượng hải quân Việt Nam Cộng Hòa mặc dù oai hùng chống trả nhưng là một nước nhỏ làm sao chống cự nổi một cường quốc Trung Cộng cho nên quần đảo Hoàng Sa đã bị kẻ địch chiếm lấy. Hạm trưởng Ngụy Văn Thà của chiến hạm HQ10 Nhật Tảo đã hi sinh cùng hơn bảy mươi chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa… Đọc tiếp

Một Thời Phật Học Rực Rỡ…

© Mạnh Kim

Nguồn: dòng sông cũ (21/01/2022)

Khó có thể quên những tên tuổi lẫy lừng Thích Minh Châu, Kim Định, Vũ Văn Mẫu, Tôn Thất Thiện, Bửu Lịch, Nguyễn Xuân Lại, Ngô Trọng Anh, Phạm Công Thiện, Tuệ Sĩ, Lê Mạnh Thát, Dương Thiệu Tống, Lê Tôn Nghiêm, Ngô Trọng Anh, Vũ Khắc Khoan… Họ là những người nhẹ nhàng đặt từng viên gạch nặng trịch góp phần dựng lên tòa lâu đài tư tưởng vĩ đại của Phật học, trên nền tảng triết lý “Duy Tuệ Thị Nghiệp” (tạm hiểu: lấy việc phát triển trí tuệ làm căn bản).

Tiếc thay, tòa lâu đài dang dở đã bị đánh sập sau năm 1975.

vien-dai-hoc-van-hanh Viện Đại học Vạn Hạnh, Ảnh thuvienhoasen

Thập niên 1960 và nửa đầu những năm 1970 là sự bùng nổ của sách triết học và Phật học tại miền Nam. Trong cuốn Văn Học Miền Nam Tổng Quan, ông Võ Phiến thuật: “Tạp chí Giữ Thơm Quê Mẹ (xuất bản từ tháng 7-1965), tạp chí Vạn Hạnh (xuất bản từ tháng 1-1970), Viện Đại học Vạn Hạnh, Nhà xuất bản Lá Bối (ra đời tháng 10-1964), bấy nhiêu cơ sở văn hóa qui tụ văn nghệ sĩ, trí thức để phát huy ảnh hưởng văn hóa Phật Giáo. Ảnh hưởng ấy rộng rãi và mạnh mẽ… Ngoài ra nhiều nhà xuất bản khác cùng đua nhau in sách về Phật, về Thiền của những Suzuki, Krishnamurti, sách dịch Chí tôn ca (Bhagavad Gita)… Hương thiền tỏa rộng và thấm sâu vào thi ca…” Đọc tiếp

Các bài viết liên hệ:  
− Vai trò của Viện đại học Vạn Hạnh trong hệ thống giáo dục bậc đại học ở Việt Nam Thư Viện Hoa Sen (31/08/15)
   − Viện đại học tư thục Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam https://gocxua.net (13/12/21)
   − Lịch Sử Viện Đại Học Vạn Hạnh https://aihuuvanhanh.net 2014 – 2022

   ❖ Thân mời đọc thêm vài nét về Trường Đại Học Chính Trị Kinh Doanh Viện ĐH Đà Lạt

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Feb-2022_w1

✵✵✵✵✵✵

chotram-qr-code

Các bài viết sưu tầm: Feb 04, 22

Chán cơm thèm Phở.
Niềm Tin Tìm Lại…
Nét đẹp trong tiếng Việt…
Trường CTKD Đà Lạt

Chán cơm thèm Phở

Cười Chút Xíu…

1. Đàn ông chán cơm thèm Phở. Sao lúc tắt thở, không cúng #phở, lại cúng cơm.

© Ảnh minh họa @ hoainiemtayninh

2. Từ Điển về chử Quan:

   – Lãnh đạo giỏi: Quan TÀI.
   – Được bổ nhiệm: NHẬP Quan,
   – LUÂN Chuyển: DI Quan,
   – Ghế LUNG LAY: ĐỘNG Quan,
   – VỀ Hưu: HẠ Quan.

3. Vé Số: Kiếm tiền tỷ không khó, 5h chiều là có. Không cần trình độ, chỉ cần trời độ!

4. Thanh niên đưa vợ đi khám HỌNG rất nhiều nơi vì cưới nhau 6 năm chưa từng được nghe vợ nói một câu nhẹ nhàng với chồng…

5. Quán Trốn Vợ: Nơi hội tụ các đấng mài râu!

   – Trùm đồ nướng
   – Má heo nướng muối ớt.
   – Cà tím nướng mỡ hành.
   – Và còn nhiều món khác ngon hơn ở nhà…

ĐC: Thôn 1, xã Trà Mại, Nam Trà My
Đt: 0402356789

* Trước khi đến đây hãy nghĩ về hậu quà

Nguồn: hoainiemtayninh.blogspot.com | 04/01/2022


Nét đẹp trong tiếng Việt…

    Gió đưa cành trúc la đà, muốn không dương tính ở nhà đừng đi.

    Má ơi đừng gả con xa, gả con qua Úc, Canada được rồi.

    Râu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ ngó lắc đầu không ăn.

TS Trần Hồng Vân @ SBS

Niềm Tin Tìm Lại…

© Alan PHAN

Nguồn: Góc nhìn của Alan | 31/08/2011

Niềm tin mà tôi tưởng đã mất lại le lói hiện ra trên một cánh đồng nhỏ vùng Trà Vinh trong những tâm hồn nhân hậu, tử tế không bị ô nhiễm bởi những suy đồi của xã hội bao quanh. Chúng ta còn hy vọng, thì định mệnh quê hương còn thay đổi.

MyLan Group – Long Duc Tra Vinh VN, © Ảnh mylangroup.com

Là một người luôn tin vào thế mạnh của doanh nghiệp tư nhân trong việc xây dựng nền kinh tế quốc gia, mỗi lần về lại quê hương là tôi thắp đuốc đi tìm các doanh nhân, đại gia Việt thành công để nhận lãnh những bài học mà tôi nghĩ là thực tiễn cho thế hệ sau này. Có rất nhiều tấm gương thành công của Việt kiều tại Âu, Mỹ, Úc… nhưng tôi muốn nhìn thấy tận mắt một đặc sản “made in Vietnam”.

Tôi không lưu tâm đến lãnh vực doanh nghiệp nhà nước. Các vị quản lý này thường được bổ nhiệm do những liên hệ, gốc rễ không rõ ràng và kết quả kinh doanh của họ đã thể hiện khả năng thực sự với những tỷ số tài chánh yếu kém như mức hòan trái trên vốn , doanh thu trên tài sản , hay doanh thu và lợi nhuận của mỗi nhân viên. Vẫn có những ngoại lệ, nhưng nếu phân khúc công của nền kinh tế hoạt động hữu hiệu và sắc bén thì Liên Bang Xô Viết và Trung Quốc đã làm bá chủ thế giới cách đây vài chục năm trước. Cha chung vẫn không ai khóc… Đọc tiếp

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Thành ngữ, tục ngữ

nét đẹp trong tiếng Việt…

© TS Trần Hồng Vân

Nguồn: SBS | 16/01/2022

Thành ngữ, tục ngữ khác nhau như thế nào? Thành ngữ, tục ngữ có gốc Hán được dùng như thế nào? Chúng ta có đang dùng sai thành ngữ tục ngữ không? Thành ngữ tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh có gì giống nhau không?

Khi giao tiếp hàng ngày, chúng ta ít nhiều đều dùng đến thành ngữ, tục ngữ để diễn đạt ý của mình hiệu quả và thú vị. Thành ngữ, tục ngữ không chỉ đơn giản là một khía cạnh ngôn ngữ mà còn là một phương diện giúp ta hiểu thêm về văn hóa của một đất nước.   

Theo các từ điển hiện có, tiếng Việt có khoảng 10.000 thành ngữ, tục ngữ. Được mệnh danh là những chiếc “túi khôn”, thành ngữ, tục ngữ đúc kết kiến thức dân gian về những gì diễn ra trong cuộc sống và có ý nghĩa giáo dục, truyền đạt kinh nghiệm và dạy con người ta cách đối nhân xử thế. Thành ngữ, tục ngữ thường có tính chất ngắn gọn, hàm súc, do đó giúp người ta “vẽ mây, nẩy trăng” để “nói ít, hiểu nhiều” trong giao tiếp. Ngoài ra, thành ngữ, tục ngữ, nếu được vận dụng uyển chuyển, linh hoạt đôi khi còn có tác dụng tạo bầu không khí vui vẻ và giảm căng thẳng, nếu không may xảy ra trong giao tiếp. Ví dụ như, gặp phải tình huống nói chuyện nặng nề, câu ca dao “Kim vàng ai nỡ uốn câu, người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời” có lẽ sẽ giúp làm dịu đi không khí căng thẳng… Đọc tiếp

Trường Chánh Trị Kinh Doanh

Viện Đại Học Đà Lạt

© Hoà Giang Đỗ Hữu Nghiêm

Nguồn: http://www.conggiaovietnam.net | 02/2008

(NNQ: Trích từ: Viện Đại Học Đà Lạt Giửa Lòng Dân Tộc Việt Nam 1957-1975 (2/2008) của Đỗ Hữu Nghiêm @ conggiaovietnam.net)

University of Dalat, 1957-1975, © Ảnh daihoithunhan.weebly.com

Người biên khảo cố tổng hợp một hình ảnh hết sức đầy đủ về những chặng đường của Viện Đại Học Đà Lạt theo cái nhìn chắc chắn có hạn chế. Nhưng người viết đã thực hiện bằng tất cả tấm chân tình xây dựng, yêu mến, lương tri và nhận thức sử học tích lũy được từ các bậc ân sư tiền bối. Chắn hẳn có thể có những sự kiện chi tiết không làm vừa ý người này người khác, nhưng xin hãy đọc mấy dòng chữ này với tâm hồn bình thản, tha thứ, cảm thông, quảng đại và thân ái. Người biên khảo tiếp tục đón nhận mọi phê bình và góp ý xây dựng từ mọi nơi, mọi phía độc giả. Người biên khảo luôn tâm niệm rằng: “Thà đốt lên một đốm lửa, con hơn là ngôi yên nguyền rủa bóng tối”, dù vẫn biết là công việc mình làm còn đầy khuyết nhược điểm, chủ quan… Đọc tiếp

⟩⟩Trở Về Đầu Trang