Vẫn Còn Cái Gốc

1

Vẫn Còn Cái Gốc.

© Tiểu Tử @ Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp Vĩnh Long (27/08/2020)

kien-giang-ha-huy-ha

Ảnh minh họa. © Wiki

Tôi sanh ra vào thời Pháp thuộc, lớn lên, ra đời với Mỹ Diệm, Mỹ Thiệu rồi… già trước tuổi sau ngày “cách mạng thành công“! Để thấy tôi đã có cái may mắn biết thằng Tây, biết Chú Sam, biết Bác Hồ. Thằng Tây đội nón cối thực dân ngồi trên đầu thằng dân đội nón lá. Chú Sam với cái nhãn bàn tay của chú nắm bàn tay người bạn mà chú giúp đỡ – cái nhãn chưa kịp tróc, chú đã buông rơi thằng bạn như buông rơi một vật vô tri! Bác Hồ cũng đội nón cối như thằng Tây thực dân nhưng Bác không thực dân, Bác chỉ bắt người dân làm chủ để cho bác – cũng ngồi trên đầu dân như thằng Tây! – lãnh đạo theo đường lối Mác Lê ngoại lai, mất gốc. Trải qua ba trào như vậy mà tôi đã không thành Tây, không thành Mỹ, cũng không thành Bôn-sê-vít, nhờ truyền thống của ông cha: Biết giữ gìn cái gốc. Điều này, tôi rất tự hào.

Bây giờ, tôi xin tự giới thiệu…

Đọc tiếp

2

Chuyện Kỳ Thị.

© Từ Thức @ Đàn Chim Việt Inc (08/06/20)

Floyd-img

Ảnh minh họa. ©danchimviet

Chuyện xẩy ra khi tôi còn trẻ, nghĩa là chuyện cổ tích.

Chạy xe trên xa lộ Paris-Caen. Một chiếc xe từ đằng sau, vượt ẩu, khi mình đã chạy vận tốc tối đa. Rồi ngoằn ngoèo trước mặt. như rắn say rượu.

Bực mình, tôi cằn nhằn:

− Cái thằng đen này, chơi trò gì vậy?

Hai đứa con gái ngồi đằng sau. Cô lớn, 12, 13 tuổi gì đó, phản kháng:

− Mais ça n’a rien à voir avec sa couleur de peau! (Chuyện đó không liên hệ gì tới mầu da của anh ta!)

Đọc tiếp

3

Chuyện Phiếm: Người Nam Kỳ

© Nguyễn Gia Việt @ sites.google.com/ (Hiển Kỳ sưu tầm)

nam-ky-1841-1862

Bản đồ Nam Kỳ Lục Tỉnh giai đoạn (1841-1862). © Wiki

“Người Nam Kỳ không lập gia phả”. Đó là một câu khẳng định chắc như đinh đinh đóng cột nhà.

Gia phả là gì? gia phả (家譜) hoặc gia phổ là phả hệ của một dòng họ, gia đình, là cuốn sách chép tên ông bà tổ tiên, con cháu của một dòng tộc nào đó.

Người Bắc Kỳ xưa rày ta nghe tới là thói “lũy tre làng“, có gia phả, có dòng tộc nghiêm ngặt, có trưởng tộc, có nhà thờ tổ, mả tổ, thủy tổ và những quy định ná thở với con cháu. Nhưng với dân Nam thì không có, hoặc có hời hợt, hình thức.

Dân Nam Kỳ có câu cười Bắc Kỳ là “Tổ tiên đại bác thụt chưa tới“.

Chúng ta biết tổ tiên khai phá dựng lên Nam Kỳ Lục Tỉnh là dân khai hoang, kêu là lưu dân. Lưu dân (流民) dân phiêu lưu, dân đi xa, dân bỏ làng quê gốc mà ra đi. Đó là người Ngũ Quảng: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (Huế), Quảng Nam, Quảng Ngãi hiệp cùng người Minh Hương, đồng hóa người Khmer, người bổn địa Stieng…. mà trộn ra dân Nam Kỳ ngày nay…

Đọc tiếp

Leave a comment