Hoa bần

1

Hoa bần thôi rụng xuống phù sa

© Lê Trúc Khanh @ banvannghe.com

kien-giang-ha-huy-ha

Nhà thơ Kiên Giang (1929-2014)

1. Tôi làm quen với “Chương trình thi văn Mây Tần” trên đài phát thanh Sài Gòn từ thập niên 60 của thế kỷ trước qua bài thơ “QUÊ NGOẠI”. Mấy chục năm dài trôi qua, bây giờ đọc lại, mới thấy rõ những vụng về trong vần điệu, ngôn từ… của thơ thời học trò hồn nhiên, trong sáng. Nhưng tôi yêu quí bài thơ vô cùng, bởi nhờ nó mà tôi mới có cơ hội gặp gỡ, gắn bó lâu dài với một nhà thơ lớn miền Nam: Kiên Giang – Hà Huy Hà.

Bài thơ được diễn ngâm liên tục hai kỳ trong chương trình “Thi văn Mây Tần”. Sau đó, qua phần nhắn tin, anh Kiên Giang muốn gặp tôi để thực hiện môt cuộc phỏng vấn về nhóm Về Nguồn-Tây Đô mà tôi và một số anh em văn nghệ tại Cần Thơ như Huyền Vân Thanh, Trân Khanh, Lăng Cảnh Huy… sáng lập từ năm 1964. Tôi và anh Lê Hà Uyên lên Sài Gòn để trả lời phỏng vấn. Cần Thơ-Sài Gòn chỉ hơn trăm cây số, nhưng phải qua hai phà Cần thơ, Mỹ Thuận lại thêm những bất trắc của đoạn đường thời chiến, nên dù đi từ sáng sớm mà đến xế trưa anh em tôi mới tới Sài Gòn! Nơi gặp là môt quán cà phê nhỏ nằm trên đường Phát Diệm, cạnh tòa soạn báo Tin Sáng lúc bấy giờ. Điều tôi không ngờ được là trong buổi chiều hôm đó, tôi lại vô cùng vinh hạnh được diện kiến đến hai ngôi sao trên khung trời văn nghệ miền Nam: nhà thơ Kiên Giang và nhà văn Sơn Nam. Bằng thái độ hết sức chân tình, hai anh đã hỏi thăm chúng tôi về những hoạt động văn nghệ ở Cần Thơ, trao đổi về các sáng tác của nhóm Về Nguồn…

Đọc tiếp

Lê Trúc Khanh – nhà thơ của một thời vang bóng. Cách nay trên năm thập niên, vào mỗi thứ năm hằng tuần, bắt đầu từ lúc bảy giờ tối, trong âm thanh u huyền thơ mộng của tiếng sáo, tiếng đàn tranh trên làn sóng đài Phát thanh Cần Thơ, khán giả cùng Đồng bằng sông Cử Long lại được nghe một giọng nói quen thuộc: “Đây là Tiếng nói của Thi văn đoàn Về Nguồn… Lê Trúc Khanh và toàn ban xin kính chào Quí thính giả và các bạn… ”

le-truc-khanh

Lê Trúc Khanh. © Ảnh vanchuongphuongnam.

Lê Trúc Khanh tên thật là Lê Phước Nghiệp, sinh năm 1949 tại làng Tân Thạch, huyện Trúc Giang, tỉnh Bến Tre. Anh học tại trung học Nguyễn Đình Chiễu (Mỹ Tho) rồi theo mẹ về sống tại một hẻm nhỏ đầu đường Phan Thanh Giản – cạnh bờ sông Cái Khế (nay là đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP Cần Thơ). Sau đó, anh tiếp tục học trường trung học Phan Thanh Giản (nay là trường PTTH Châu Văn Liêm – Cần Thơ). Lê Trúc Khanh tốt nghiệp ĐHSP ban Việt Hán, dạy môn Văn tại các trường trung học Công lập và Tư thục tại Cần Thơ từ năm 1970…

2

Cô gái điếm và người tu sĩ.

© Nguyễn Thế Duyên @ nguoiphuongnam Blog (24/06/20)

bong-sen

Lotus flower (Nelumbo nucifera). © Wiki

Tên cô là Bạch Liên, bông sen trắng giữa đầm lầy hôi thối và nhơ nhớp. Nhà cô đã hai đời làm điếm. Mẹ cô và bây giờ lại đến cô. Cô không biết cha mình là ai. Khi đã khôn lớn, sau một lần bị khách hàng bạo hành cô đã hỏi mẹ.

– Bố con là ai?

Bà đã ngạc nhiên nhìn cô và hỏi lại.

– Mày muốn biết để làm gì?

– Để con mang xăng đến đốt nhà lão! – Cô nói và nhìn mẹ với một ánh mắt đầy thù hận. – Sao lại có loại bố để cho con mình ra nông nỗi này. Vừa nói, cô vừa chìa cái váy bị khách hàng xé rách bươm ra trước mặt mẹ và dùng nó để lau hai hàng nước mắt…

Đọc tiếp

Leave a comment