July-2022_w2

Các bài viết sưu tầm: July 08, 2022

Đàn Ông Am Hiểu!
Lâm Sàng?
60 Năm Nhìn Lại.
60 năm SàiGòn?
Lịch sử Vua Gia Long!

1

Người Đàn Ông Am Hiểu Đàn Bà!

© Song Thy Sưu Tầm.

Nguồn: © Trung Học Tống Phước Hiệp Vĩnh Long (25/11/18)

Ông William Golding, nhà văn, nhà thơ người Anh 1911-1993 đã viết về phụ nữ thế này: Tôi nghĩ Phụ nữ thật ngốc khi họ cho rằng họ bình đẳng với đàn ông. Thực ra họ luôn luôn là người vĩ đại hơn đàn ông

Bất cứ cái gì đưa cho phụ nữ, họ cũng sẽ tạo ra những giá trị cao hơn.

– Khi đàn ông đưa cho họ tinh trùng họ sẽ tạo ra một em bé.
– Khi bạn đưa cho họ một căn nhà, họ sẽ tạo ra một tổ ấm.
– Nếu bạn đưa cho họ những thực phẩm họ sẽ tạo cho bạn một bữa ăn ngon.
– Nếu bạn tặng họ những nụ cười, họ sẽ tặng bạn trái tim yêu.
– Phụ nữ luôn nhân lên, tạo ra những giá trị lớn hơn bất cứ thứ gì bạn trao cho họ.

Nhưng nếu bạn trao cho họ một thứ gì bẩn thỉu thì hãy coi chừng, bạn sẽ nhận lại… lot of shit đấy.

Ha ha…

Sir William Gerald Golding‎‎, ‎‎CBE‎‎ ‎‎FRSL‎‎ (19 tháng 9 năm 1911 – 19 tháng 6 năm 1993) là một tiểu thuyết gia, nhà viết kịch và nhà thơ người Anh. Được biết đến nhiều nhất với ‎‎cuốn tiểu thuyết đầu tay‎‎ ‎‎Lord of the Flies‎‎ (1954), ông đã xuất bản thêm mười hai tập tiểu thuyết trong cuộc đời của mình. Năm 1980, ông được trao ‎‎giải Booker‎‎ cho ‎‎Rites of Passage‎‎, cuốn tiểu thuyết đầu tiên trong bộ ba biển của ông, ‎‎To the Ends of the Earth‎‎. Ông được trao ‎‎giải Nobel Văn học năm‎‎ 1983… ‎Nguồn Wikipedia

2

Lâm sàng Nghiã Là Gì?

© Bác sĩ Hồ Văn Hiền.

Nguồn: © Hoài niệm Tây Ninh Blogspot (08/01/2022)

kham-benh

Ảnh minh họa, © AMA

“Thưa Bác sĩ

Tôi đôi khi nghe hay đọc những chuyện về y học thấy chữ “lâm sàng” được sử dụng như “thử nghiệm lâm sàng”, “khám sức khỏe cận lâm sàng”, hay là “chết lâm sàng”.

Tôi tra một số tự điển, sách báo nhưng vẫn hiểu rất mơ hồ về từ này.
Xin Bác sĩ giải thích từ ngữ này bằng những ngôn từ bình dân để cho người bình dân như tôi dễ hiểu. Đồng thời xin Bác sĩ cho những ví dụ minh họa cho giải thích một cách dễ hiểu.
Cũng xin Bác sĩ liệt kê những cụm từ có từ “lâm sàng” này thường được dùng cho mọi người, không phải cho giới chuyên môn.

Xin cảm ơn Bác sĩ”

Lâm sàng

Hôm nay, nhân bàn đến từ ngữ “lâm sàng” chúng ta sẽ bàn về dạy y khoa bằng tiếng Việt ở Việt nam, và một khía cạnh quan trọng nữa của y khoa hiện đại là vấn đề thực nghiệm và y khoa lâm sàng… Đọc tiếp…

3

Nhìn Lại 60 Năm Qua

© Trọng Đạt

Nguồn: © Việt Báo (17/04/2006)

triet-thoai-cao-nguyen-1975

Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Ảnh vietthuc.org

Một bài đăng trên tờ Constellation của Pháp năm 1966 có mô tả đêm 19/6/1946, Võ Nguyên Giáp cho Tự Vệ tấn công quân Pháp tại Hà Nội, cuối bài người ký giả kết luận.

“Đó là trận đánh mở đầu của cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ (La guerre la plus longue du siècle), nó kéo dài từ hai mươi năm qua, và đất nước bị chia đôi mãi mãi”

Nhưng tới nay thời gian đã trả lời đất nước không bị chia đôi vĩnh viễn mà đã thống nhất làm một dưới chế độ độc tài Cộng Sản sau mấy chục năm binh đao khói lửa.

Năm 1945 quân Pháp núp sau xe tăng Mỹ về giải phóng đất nước. Sau khi giành độc lập, De Gaulle trắng trợn tuyên bố tất cả các thuộc địa cũ đều sẽ được chiếm lại, bọn thực dân còn nhiều quyền lợi như nhà máy, đồn điền, cửa hàng, hầm mỏ… mà chúng cho là tài sản, mồ hôi nước mắt của mình. Pháp theo chân quân Anh vào Sài Gòn giải giới quân Nhật tháng 9/1945, thừa cơ chiếm lại các tỉnh Nam, Trung Việt. Sau Pháp áp lực Việt Minh phải cho chúng ra Bắc, Hồ Chí Minh tương kế tựu kế cho Pháp ra Hà Nội để đuổi quân Tầu phù của Tưởng Giới Thạch về nước… Đọc tiếp

4

60 năm SàiGòn, hồn ở đâu bây giờ?

© Văn Quang

Nguồn: @ hoiquanphidung.com (05/12/20)

saigon-xua

Ảnh minh họa, © hoiquanphidung.com

Nhớ, nhớ đến từng chi tiết từ cái bước chân đầu tiên đặt lên đất Sài Thành, nhớ từng ngõ ngách, từng nhân vật thuộc về quá khứ ấy cho đến ngày nay. Mặc cho Sài Gòn đã có nhiều tang thương dâu biển, từ cái tên thành phố đến những con đường đã thay họ đổi tên, từ con người đến xã hội cho đến cả cái cách sống cũng đã khác xưa nhiều lắm.

Bước chân đầu tiên trên đất Sài Gòn
Thế mà hơn 60 năm rồi đấy, kể từ ngày tôi mới đặt chân lên thành phố Sài Gòn. Tôi nhớ như in, ngày đầu tiên ấy. Cuối tháng 1 năm 1954, sau hai tháng học ở Trường Sĩ Quan Thủ Đức, ngày thứ bảy chúng tôi được đi phép ở Sài Gòn. Niềm mơ ước của tôi từ những ngày còn nhỏ ở trường trung học, ước gì có ngày mình được vào Sài Gòn. Niềm mơ ước ấy còn rộn ràng hơn khi khóa học sĩ quan khai giảng… Đọc tiếp

5

Đi tìm sự thực lịch sử về vua Gia Long

© Thụy Khuê

Nguồn: © Tạp Chí Da màu | (14/06/2022)

vua-gia-long

Vua Gia Long, © Ảnh Tạp chí da Màu.

Một ngày mùa xuân năm 2014, tôi lên khu La Tinh, vào hàng sách quen, xuống hầm tìm sách cũ, tình cờ thấy một bộ sách quý, nhưng có lẽ không ai để ý, và cũng không có người mua, nên họ bán son. Như kẻ bắt được vàng, tôi mua ngay. Đó là bộ sách đồ sộ: Histoire de la Mission de Cochinchine 1658-1823 (Lịch sử truyền giáo ở Nam Hà 1658-1823) gồm 4 cuốn, do linh mục Andrien Launay sưu tập những thư từ của các giáo sĩ đến truyền đạo ở nước ta (và một phần nhỏ về Miên, Lào), gửi về cho các vị lãnh đạo của họ trụ trì tại tu viện Macao, là chi nhánh của Hội Thừa Sai Roma, trong hai thế kỷ.

Tôi nghĩ trong bộ sách này, tất phải có thư của Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine). Quả đúng như vậy, thư của Bá Đa Lộc giữ một phần quan trọng. Dĩ nhiên có những thư ông viết bằng tiếng La tinh, tôi không đọc được, nhưng phần lớn còn lại là tiếng Pháp… Đọc tiếp

Leave a comment