d12-w1_21

Các bài viết sưu tầm: Dec 03, 21

Thuật Xử Thế (NDC)
Lai rai chén rượu giang hồ
Bản Bolero đầu tiên
Nỗi Băn Khoăn Của Kim Dung

Thuật Xử Thế

Lời Phi Lộ – Thuật Xử Thế Của Người Xưa (Nguyễn Duy Cần)

CỔ NGẠN nói: “Mặt trời không có, đối với kẻ đui, sấm sét không có, đối với người điếc”.

Văn hào Đức, Hermann de Keyserling, có thuật câu chuyện ngộ nghĩnh nầy: “Một mục sư kia nói với đứa con trai mười lăm tuổi của ông:
    − Từ mười lăm đến hai mươi tuổi, cha cho con có quyền tin tưởng con thông minh hơn cha;
    − Từ hai mươi đến hai mươi lăm tuổi, cha cũng cho con có quyền tin tưởng con thông minh bằng cha;
    − Nhưng, từ hai mươi lăm đến ba mươi tuổi thì cha bắt buộc con phải nhìn nhận cha thông minh hơn con một cách tuyệt đối vậy.”

Chưa kinh nghiệm mà nghe bàn đến cái khôn ngoan do kinh nghiệm mà có kia, làm sao tin được, làm sao không mỉm một nụ cười ngờ vực được…

Tôi đã từng sống qua cái tâm sự của thanh niên, tôi cũng đã từng mỉm một nụ cười ngờ vực…

Nhưng hôm nay, tôi không còn giữ được nụ cười ấy nữa… Cái hay của cổ nhân, cũng như cái dở của cổ nhân đều có thể là những bài học thâm trầm cho ta tất cả… “Trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi…”

Bởi vậy tôi phải thắp hương mà đọc lại những gì xưa kia tôi ngờ vực…

Nguyễn Duy Cần.

Lai rai chén rượu giang hồ

© Huỳnh Ngọc Chiến

Nguồn: https://huynhngocchien.com (Jan 04, 2021)

Tiểu luận này là tuyển tập những bài viết của tôi về Kim Dung, đăng trên các báo Kiến thức ngày nay, Pháp luật. Tôi có bổ sung thêm một vài bài, và có sửa chữa đôi chút cho phù hợp, khi in ra dưới dạng sách. Viết về Kim Dung, với tôi, là cách để nói lên những suy niệm riêng của mình. Và cũng là cách nói hộ cho rất nhiều người khác, những gì họ mà họ đã ấp ủ từ lâu trong tâm niệm. Đọc các tác giả lớn như Kim Dung, ta phải nên luôn luôn tư niệm một điều “Nhà tư tưởng luôn luôn suy tư về một điều duy nhất…”

   Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung nhìn qua lăng kính triết học truyền thống phương Đông

❖ Tại phương Ðông, triết học hoàn toàn không phải là những khái niệm xa lạ với cuộc sống, nó không tự đóng khung trong những tháp ngà để mọi người phải “kính nhi viễn chi“[1] mà trái lại nó hòa nhập vào tận từng hơi thở của cuộc sống thường ngày. Người phương Tây thường nói: “Ăn trước rồi mới triết lí sau”, người phương Ðông cho rằng trong công việc ăn uống, sinh họat đời thường tự nó đã mang tính triết lí rồi. Trong lịch sử phát triển văn hóa phương Ðông, đã có nhiều giai đoạn người ta khó lòng chứng kiến được sự nở rộ đến kì diệu của các trào lưu Trà đạo, Hoa đạo, Kiếm đạo, hội họa thi ca…
❖ Ðọc tiểu thuyết Kim Dung qua lăng kính triết học phương Ðông, ta sẽ còn khám phá ra nhiều điều thú vị khác. Không chỉ có võ thuật, rải rác trong tác phẩm ông, ta còn gặp nhiều trang tuyệt bút bàn về trà, về hoa, về hội họa, về thơ ca, về cờ… (Huỳnh Ngọc Chiến)

Các bài viết về Kim Dung (Huỳnh Ngọc Chiến…)

Thử nhìn thế giới Kim Dung qua triết học hiện sinh
Nhiệm màu hai chữ Cơ Duyên
Võ học: đường về tâm pháp
Suy ngẫm về “dạy và học” trong tác phẩm Kim Dung
Suy ngẫm về “dạy và học” trong tác phẩm Kim Dung
Chiêu “Bàng Xao Trắc Kích” và văn hóa trong tranh luận
Hàng Long Thập Bát Chưởng
Tây Thi : từ Lý Bạch đến Kim Dung
Hòa âm Tiếu Ngạo Giang Hồ
Ghen tuông − “ sản phẩm phụ của tình yêu” – trong tác phẩm Kim Dung
Kim Dung và Ngọa Long Sinh: thiên kiếm với tuyệt đao
Lộc Đỉnh Ký và Viên Viên Khúc
Bá chủ võ lâm: bi kịch của quyền lực
Bi kịch Tạ Tốn
Tiêu Phong: người anh hùng trong Mê Cung Định Mệnh

✵✵✵✵✵✵

Bi kịch dân tộc qua thân phận Tiêu Phong Tôi đã có đôi lần viết về Tiêu Phong, viết trực tiếp về ông, hoặc gián tiếp qua nhân vật A Châu. Nhưng vẫn thấy chưa nói được gì. Bi kịch thân phận của Tiêu Phong quá lớn, nên cuộc đời ông, giống như các nhân vật trong bị kịch Hy Lạp cổ đại, là…

A Châu: nước mắt oan cừu Một người bảo tôi: nói về Tiêu Phong mà chỉ nói dăm ba trang thì chẳng nói được gì. Vấn đề thân phận con người, vấn đề thị phi thiện ác, vấn đề nghiệt oan của Định Mệnh, vấn đề quốc gia… chung quanh nhân vật kiêu dũng đó, dẫu có viết đến vài…

Nhậm Ngã Hành: cái tôi và bản lĩnh Ngạn ngữ phương Tây thường nói đến: ”Cái tôi đáng ghét” (Le moi haïssable). Bản tính con người xưa nay đều luôn nghĩ đến mình trước hết, cho nên cái tôi tạo ra một lớp vỏ bọc kín tâm hồn và chận đứng mọi nẻo cảm thông giữa người với người. Tôn giáo hay…

Mạc Đại tiên sinh: cánh độc hạc u hoài Cục diện đương trường đang hồi căng thẳng tột độ, khi đại cao thủ của phái Tung Sơn là Đại tung dương thủ Phí Bân chuẩn bị mở sát giới, thì bất ngờ tiếng hồ cầm vang lên, và một bóng người gầy gò xuất hiện dưới tàng cây. Tiếng hồ cầm đột nhiên dứt.

Lệnh Hồ Xung: chân dung gã tửu đồ lãng tử

Tâm sự Nghi Lâm: giọt lệ giữa trang kinh


Bản Bolero đầu tiên của âm nhạc Việt

© Vũ Đức Sao Biển

Nguồn: namkyluctinh.org (Apr 05, 2016)

gif-vui© Ảnh namkyluctinh

Một câu hỏi đặt ra là nhạc sĩ nào đưa dòng âm nhạc ấy vào nền âm nhạc Việt để viết bài bolero đầu tiên. Bolero phát xuất từ Tây Ban Nha, do nhạc sĩ Sebastiano Carezo sáng tạo năm 1780, vốn là điệu nhạc nhảy. Điệu nhạc du nhập các nước châu Âu, được các nhạc sĩ viết nhạc cổ điển như Chopin (Ba Lan, 1810 – 1849), Bizet (Pháp, 1838 – 1875) và Debussy (Pháp, 1862 – 1918) sử dụng viết các chương trong các hòa tấu khúc và nhạc kịch của mình. Trong nhạc cổ điển, bolero được viết đầy tính quy luật, tính hàn lâm nên không được quan tâm nhiều. Ngược lại, bolero du nhập các quốc gia vùng Caribe và Nam Mỹ được đón nhận nồng nhiệt bởi nó gần gũi với kiểu chơi nhạc lãng mạn, phóng khoáng của người Mỹ Latin. Nó trở thành âm nhạc của quần chúng.

Bolero Mỹ Latin là một thứ giai điệu phóng khoáng và trữ tình. Nhạc sĩ hai nước Cuba và Mexico có công phát triển bolero, biến tấu nó với các điệu thức tương tự viết theo phép ký âm 4/4, tạo ra hẳn một dòng nhạc bolero mới; xôn xao hơn, rực rỡ hơn, lãng mạn hơn và đậm chất Latin. Dòng nhạc bolero này bao gồm các điệu bolero, rumba, rumba bolero, mambo, calypso, baiao; kể cả tango, tango habanera, chachacha. Mẫu số chung là kiểu viết nhạc 4/4 tương tự nhau; chỗ khác nhau là cách chơi, cách xử lý ca khúc… Đọc tiếp

Nỗi Băn Khoăn Của Kim Dung (NMG)

© Nguyễn Mộng Giác @ nguyenmonggiac.com

Gạt bỏ tất cả mọi thành kiến tự tôn, ta thấy phải công nhận tiểu thuyết Kim Dung ảnh hưởng lớn lao đến nếp sống tinh thần người Việt hiện nay. Tạo được đam mê cho đám đông đâu phải dễ dàng. Với máu trước mắt và lửa sau lưng, con người có thể dẫn mình vào những hành động bất cần, không suy tính. Nhưng khi khói súng nhạt và hào khí hạ xuống, tàn lụi như lửa rơm, người ta chỉ còn lại nỗi chán chường thụ động.

Chỉ có Kim Dung là nhà văn ngoại quốc giữ được sự đam mê thường xuyên đó. Tất cả những người biết đọc đều say mê từ Cô gái đồ long cho đến Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Lục mạch thần kiếm, Tiếu ngạo giang hồ. Độc giả nhật báo tăng hay giảm tùy theo báo đó đăng Lộc đỉnh ký nhanh hay chậm. Dòng chữ cáo lỗi: VÌ MÁY BAY HỒNG KÔNG KHÔNG QUA KỊP… nhiều khi làm độc giả buồn hơn là tin vật giá leo thang, phân suất kiệm ước, thảm sát khủng bố. Mấy năm trước, tờ báo độc nhất cố gắng không chìu độc giả thân mến của bổn báo là Chính luận. Nhật báo có uy tín nầy nhất định không chịu đăng Tiếu ngạo giang hồ. Rồi sau một cuộc đình bản ngắn, cuối cùng Chính Luận cũng phải mở rộng cửa đón tiếp đôi tình nhân Doanh Doanh và Lệnh Hồ Xung

Thân mời các thân hữu vào truyện của tác giả theo mục lục dưới đây (Nguyễn Mộng Giác).

Phần Một: Bước đầu của tên du ca: Nỗi băn khoăn của Kim Dung
Phần Hai: Những Bước Chân Vào Đời
    Chương I: Tâm Sự Nhạn Môn Quan.
        − Thực Trạng Phân Tranh Của Các Chủng Tộc.
        − Nỗi Băn Khoăn Của Tiêu Phong.
        − Tiếng Gầm Của Con Hùng Sư.
    Chương II: Những Bước Vô Chiêu Của Lệnh Hồ Xung.
        − Thực Trạng Phân Hóa Của các Chính Phái.
        − Nỗi Băn Khoăn Của Lệnh Hồ Xung.
        − Vô Chiêu Thắng Hữu Chiêu.
        − Tịch Tà Kiếm Phổ.
    Chương III: Chặng Cuối Của Một Niềm Tin.
        − Giả Và Thực.
        − Dấu Tích Tâm Trạng Của Ba Thế Hệ.
        − Giấc Mộng Săn Hươu.
Phần Ba: Những Suy Niệm Lịch Sử

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang

Leave a comment