Feb-2023_w2

✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Feb 10, 2023

1

Thung lũng tử thần

Phần 1

© Vũ Ánh.

Nguồn: @ traitrunggioi1 blogspot.com (15/03/2014)

hinh-sach-TLTT-VuAnh

Thung Lũng Tử Thần, Hồi Ức Một Người Tù Cải Tạo – Tác giả Vũ Ánh (Người Việt Books xuất bản lần thứ nhất tại Hoa Kỳ, 2014). © Ảnh uyennguyendotnet

Hồi đầu năm, cháu nội tôi, Catherine Vũ, 11 tuổi, hỏi bố nó: “Tại sao ông nội bị tù, có phải ông nội phạm tội hình sự không?” Con trai tôi cũng chỉ trả lời đại khái, là sau khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản, nhà cầm quyền bắt tất cả các cựu sĩ quan quân đội và cựu công chức từ cấp chỉ huy thấp nhất đến cao cấp nhất, đẩy vào các trại cải tạo để trả thù.

Năm nay con trai tôi đã ngoài 40, nhưng không thể nào giải thích chi tiết với con gái nó về những gì đã xảy ra cho ông nội và những người bạn tù khác của ông nội đằng sau những cánh cổng nhà tù ấy.

Thực ra, lúc tôi vào tù cải tạo, con trai tôi mới 6 tuổi, và khi tôi trở về từ nhà tù thì nó đã là một thanh niên 19 tuổi, nằm trong danh sách những thanh niên không được đặt chân vào ngưỡng cửa đại học vì cái lý lịch của tôi. Ðó là lý do tại sao tôi viết loạt bài này. Tôi hy vọng đây là lời giải thích, cũng là lời nhắc nhở với thế hệ thứ hai và thứ ba của, không những người Việt Nam tị nạn ở hải ngoại, mà còn ở trong nước, để họ đối chiếu và so sánh khi cần.

Ngày nay, chế độ lao tù ở Việt Nam có thể đã có nhiều thay đổi, nhưng tôi tin rằng mục tiêu của chế độ này cũng vẫn dựa trên nền tảng cũ: đàn áp và tiêu diệt khả năng đối kháng của con người trong chế độ toàn trị ở đất nước ấy. Tuy nhiên, tôi vẫn nhấn mạnh rằng loạt bài này chỉ phản ảnh cách nhìn của riêng tôi về một giai đoạn lao tù đặc biệt sau ngày miền Nam Việt Nam thất trận. Tôi viết là viết cho thế hệ con cháu tôi và chia sẻ với thế hệ con cháu của những bạn đồng tù khác, chứ không phải là bản lên tiếng, lên án hay cáo trạng gì cả, và tôi không phản đối những cách nhìn khác, (Nhà Báo Vũ Ánh).

Đọc tiếp… @ TẠI ĐÂY

2

Già khú đế!

© Song Thao

Nguồn: © Du Tử Lê (21/05/2022)

nguoi-gia

Ảnh minh họa, © luanhoan.net

Bạn bè tôi, bỏ rẻ cũng đã tám chục niên kỷ. Người đời bảo già rồi. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc chơi ác hơn. Trong bài viết “Già… Khú Đế”, ông luận như ri: “Già khú là giai đoạn một, thêm một bước nữa thì gọi là “già khú đế”. Khú, từ điển tiếng Việt bảo là “để thâm lại và có mùi hôi”, thí dụ dưa khú, tức là một thứ dưa để lâu quá, sắp hư. “Khú đế” là “vua” của khú, hơn hẳn các khú”.

Tám chịch hay hơn nữa có phải là già khú đế không, hình như không ai trong chúng tôi nghĩ như vậy tuy mỗi lần tụ họp với nhau là một kịch bản khác. Gần như toàn thể chúng tôi đều là những vận động viên môn thể dục dụng cụ. Ông thì chơi gậy thường, ông gậy bốn chấu, ông chơi môn đẩy cái walker, có ông chơi nguyên chiếc xe lăn. Kềnh càng như vậy nhưng vẫn vui vì còn được nhìn thấy nhau. Già đâu mà già! Tuổi chỉ là những con số!

Theo phép lịch sự đương đại, người ta không nên hỏi tuổi một phụ nữ. Tôi muốn thêm vào một chút: người ta cũng không nên hỏi tuổi một người cao tuổi. Phiền phức cho các bậc quân tử lắm. Ngày xưa ngài Nguyễn Công Trứ khi bị gái nhí hỏi tuổi đã lách: ngũ thập niên tiền nhị thập tam. Năm chục năm trước tớ hăm ba!

Bậc con cháu của Uy Viễn Tướng Công ngày nay là ông Hoàng Lộc còn tổ cha hơn tiền nhân:

cứ muốn chơi ngon hơn ngài Nguyễn Công Trứ
bảy ba tuổi lập thiếp mà kể vô
ta tám mươi còn lăm le cưới vợ
một đời tròn vẫn ngạo nghễ trượng phu!

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Đi Gặp Nguyễn Trãi.

Tonton Mỹ.

Nhạc Bolero.

Chữ.

Làm sao biết cha mẹ đã… già?

3

Ukraina nên tái chiếm Crimée!

đàm phán lúc này là sai lầm!

© Thụy My.

Nguồn: © RFI (04/02/2023)

chim-cu-dove

Vụ nổ nghiêm trọng tại cầu Kerch ở Crimea hôm 8/10, © Ảnh BBC

Theo tướng về hưu Ben Hodges của Mỹ, nếu Ukraina đàm phán với Nga vào lúc này sẽ là dại dột, vì đang có khả năng tái chiếm Crimée. Matxcơva không bao giờ chịu trả lại bán đảo quan trọng này, và một khi Crimée còn trong tay Nga, Ukraina khó thể thắng được cuộc chiến. Ông đề nghị phương Tây giúp vũ khí tầm xa, thay vì thúc hối Kiev thương lượng.

Trang nhất L’Obs tuần này được dành cho “ChatGPT và chúng ta: Trí thông minh nhân tạo đã thay đổi cuộc sống của ta như thế nào?” L’Express nói về thời sự nước Pháp, chạy tựa “Vì sao tổng thống Macron phải cảnh giác trước bà Le Pen,” thủ lãnh đảng cực hữu. Le Point cảnh báo nguy cơ tổ chức Nhà nước Hồi giáo quay lại. Courrier International ra số đầu tiên khởi đầu một tháng đặc biệt mang màu sắc Ukraina, chạy tựa lớn “Chiến tranh sẽ còn đi đến đâu?”

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

– Tướng Valerii Fedorovych Zaluzhnyi (sinh ngày 8/7/1973) là một vị tướng bốn sao Ukraine, từng là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine kể từ ngày 27/07/2021. Ông cũng đồng thời là thành viên của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine.
– Các thỏa thuận Minsk: Nghị định thư Minsk (Minsk I) và Thỏa thuận Minsk (Minsk II). Nghị định thư Minsk được các đại diện của Nhóm liên lạc ba bên về Ukraina (gồm Nga, Ukraina và Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu, OSCE) ký ngày 05/09/2014 tại Minsk, thủ đô Belarus, nhằm chấm dứt thù nghịch trong vùng Donbass. Trước tình hình căng thẳng tái bùng phát và thất bại của Minsk I, thỏa thuận thứ hai đã được ký ngày 12/02/2015, vẫn tại thủ đô của Belarus, nên được gọi là tắt Minsk II, còn tên đầy đủ là ‘Tập hợp các biện pháp để áp dụng Các Thỏa thuận Minsk.’ Mục tiêu vẫn không thay đổi: Giảm căng thẳng ở Donbass qua việc tuân thủ lệnh ngừng bắn ký ngày 05/09/2014.

Các giới hạn đối với không phận của một quốc gia là gì? Có một ranh giới được quốc tế chấp nhận gọi là Đường Kármán (The Kármán Line: Earth ends and outer space starts at the Kármán line, some 62 miles (100 kilometers) above the planet’s surface.) ở độ cao 62 dặm (100 km). Khinh khí cầu này ở dưới mức đó, vì vậy nó hoàn toàn, chắc chắn là trong không phận Hoa Kỳ… Đọc tiếp @ The Conversation

    Hải quân Hoa Kỳ đang tiến hành trục vớt mảnh vỡ của khí cầu do thám Trung Quốc.

    Khinh khí cầu gián điệp.

    ❖ Diều hâu tự do (Liberal hawks) so với bồ câu hiện thực (Realist doves): ai đang chiến thắng trong cuộc chiến ý thức hệ về tương lai của Ukraine? (Robert G. Patman – University of Otago)‎‎.

    ❖ Đài Loan và công nghệ chất bán dẫn.

Leave a comment