Mar24-w1

Các bài viết sưu tầm: Mar 01, 2024

Biden 42 – 24?

Biden, cỗ máy ra đời năm 42 vẫn chạy đều năm 24…?

Thụy My

Nguồn: © RFI (06/01/2024)

biden42-24-img

Illustration img. © The Economic Magazine

Về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ ảnh hưởng không chỉ đến số phận của Ukraina mà cả tình hình thế giới, The Economist ghép hình ông Joe Biden bên cạnh một chiếc xe hơi cổ lỗ sĩ, chơi chữ “Made in 42, vẫn hoạt động vào năm 24?” (đương kim tổng thống sinh năm 1942 và vẫn hy vọng tái đắc cử trong năm 2024). Tuần báo nhận định  “Người được cho là sẽ chận đứng Donald Trump là một ông cụ 81 tuổi không được lòng dân!”

Nhiều người nghĩ rằng ông Biden chỉ làm tổng thống một nhiệm kỳ. Nhưng Biden thực sự tin rằng nước Mỹ cần đến mình vì ông chứng tỏ đã thắng được Trump. Cũng như nhiều người Cộng Hòa tuy không ưa Donald Trump nhưng không lật đổ được hay không dám chỉ trích ông Trump, phe Dân Chủ cũng hèn nhát và đồng lõa – theo tuần báo Anh… Thân mời đọc thêm @ RFI

Mar24-1

Ai Là Trí Thức?

Tản mạn đầu năm…

© GS Nguyễn Văn Tuấn (Úc Châu)

Nguồn: © Facbook (Viewed 08/01/2024)

illustration-img

Ảnh minh họa. © bienxua.

Hôm nọ, tôi thấy một buổi lễ có nhan đề ‘Vinh danh trí thức trẻ’. Mỗi lần thấy mấy chữ này là tôi cứ tự hỏi ‘ai là trí thức?’

Tôi là một giảng viên đại học và cũng là một người làm nghiên cứu khoa học, mà lại hay viết báo, nên bạn bè xem tôi là ‘trí thức’. Nhưng thú thiệt, tôi không biết cái danh xưng đó có nghĩa là gì. Trong những buổi tán gẫu chuyện đời, bạn bè tôi ở Úc có khi nói ngẫu nhiên ‘ông là trí thức’, và tôi thường hỏi lại “nếu tôi là trí thức, vậy ông là gì? Là ‘trí ngủ’ hả”? Và, từ trong thâm tâm tôi cũng không dám nhận mình là bậc trí thức vì không hiểu rõ ý nghĩa của danh từ đó.

Thành ra, tôi ngạc nhiên khi thấy trong các hội nghị khoa học ở trong nước người ta tự xem mình là bậc trí thức. Ban tổ chức hội nghị thường hay tổ chức những buổi lễ vinh danh những người đó. Thỉnh thoảng người ta còn cho danh xưng ‘trí thức trẻ’, làm tôi tự hỏi ‘vậy ai là trí thức… già?’ Nghĩ chơi vậy thôi…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

(*) Noam Chomsky (GS ngôn ngữ học) Được coi là người sáng lập ngôn ngữ học hiện đại, Noam Chomsky là một trong những trí thức có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Ông đã viết hơn 100 cuốn sách, cuốn gần đây nhất của ông là “Cầu nguyện cho giấc mơ Mỹ: 10 nguyên tắc tập trung của cải và quyền lực.” Trong số những cuốn sách đột phá của ông có “Syntactic Structures”, “Ngôn ngữ và tư duy”, “Aspects of the Theory of Syntax” và “Chương trình tối giản…”, mỗi cuốn đều có những đóng góp riêng biệt cho sự phát triển của lĩnh vực này…

Mar24.2

Đồng chí Xuyên Kiến Quốc!

Tại sao Trung Quốc gọi Trump là ‘đồng chí Xuyên Kiến Quốc?’

© Thái Ngọc

Nguồn: © Người Việt Tự Do Munich (24/02/2024)

illustration-img

Dư luận Trung Quốc bàn tán sôi nổi về cuộc bầu cử tổng thống giữa Donald Trump và Joe Biden (© Miguel Candela/SOPA Images/LightRocket via Getty Images).

Bất chấp những hù dọa về việc đánh thuế gay gắt nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc khiến nền kinh tế sản xuất Trung Quốc bị ảnh hưởng, người Trung Quốc nói chung vẫn khoái Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc. Tại sao?

Trên mạng xã hội Trung Quốc, các cuộc tranh luận về việc ủng hộ hay không ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump đang bùng lên. Một số người tin rằng việc Trump trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ dẫn đến một cuộc chiến thương mại dữ dội, với những thiệt hại kinh tế tiềm tàng rất lớn. Tuy nhiên, đa số ý kiến, đặc biệt những người theo chủ nghĩa dân tộc, lại rất thích Donald Trump…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

(*) Viễn cảnh chiến thắng của Trump cũng là chủ đề tranh luận trong giới tinh hoa Trung Quốc. Họ lo ngại việc ông trở lại Nhà Trắng sẽ dẫn đến một cuộc chiến thương mại thậm chí còn nóng hơn, với những tổn thất kinh tế tiềm tàng rất lớn. Nhưng họ cũng tin rằng sự khinh miệt của ông đối với các liên minh (chứng kiến vụ bộc phát mới nhất chống lại NATO) có thể mang lại lợi ích tuyên truyền khổng lồ và làm suy yếu hệ thống an ninh do Mỹ lãnh đạo ở châu Á… Một số người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đang cổ vũ cho những thành công của ông và gọi ông là Đồng chí Chuan Jianguo: Chuan là cách viết thông thường của họ của ông Trump, và Jianguo có nghĩa là “xây dựng đất nước” (Theo The Economist ‘Trung Quốc lo sợ sự trở lại của Donald Trump đến mức nào?’ ngày 20/02/24).

(**) Bắc Kinh biết rằng không có hy vọng cải thiện mối quan hệ với Washington, dù dưới thời Trump, Biden hay bất kỳ tổng thống Mỹ nào khác. Từ góc độ quan hệ lâu dài của Bắc Kinh với phương Tây, việc Trump trở lại Nhà Trắng có thể sẽ có lợi cho Trung Quốc, ít nhất là trong lĩnh vực kinh tế! Theo Foreign Policy ‘Tại sao Trung Quốc ủng hộ Trump’ (ngày 07/02/24).

(**) Sách trắng của chính phủ Trung Quốc nói rõ rằng các nhà lập kế hoạch của họ nhìn thấy các mối đe dọa, đối đầu và bao vây của Mỹ hầu như ở khắp mọi nơi. Sau khi Trump nhậm chức, các lãnh đạo cấp cao của Bắc Kinh nhận ra rằng việc ông theo đuổi lợi ích cá nhân hơn lợi ích quốc gia là tốt cho Trung Quốc. Nhiệm kỳ của ông đã gây ra sự phân cực chính trị trong nước và làm suy giảm vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ ở nước ngoài… Nguồn: Foreign Policy ‘Bắc Kinh nhìn thấy Biden như thế nào’ (14/04/22).

Leave a comment