“Quái Kiệt” Trần Văn Trạch

1. Người đầu tiên tổ chức “Đại Nhạc Hội”
2. Quái Kiệt Trần Văn Trạch – Ca Khúc Hài Hước
3. Thương tiếc quái kiệt Trần-Văn-Trạch
4. Quái kiệt Trần-Văn-Trạch

1

Người đầu tiên tổ chức “Đại Nhạc Hội” của làng nhạc Nam Việt Nam

Nguồn: © nhacxua.vn

Bài viết này có thể xem là đầy đủ nhất về ca sĩ – nhạc sĩ Trần Văn Trạch, được viết bởi giáo sư nhạc sĩ Trần Quang Hải – là cháu ruột của “quái kiệt” Trần Văn Trạch. Thế hệ nghe nhạc sau này có thể ít biết về Trần Văn Trạch và những tác phẩm của ông, vì ông hoạt động sôi nổi nhất là vào những lúc sơ khai của tân nhạc Việt Nam hồi thập niên 1940, 1950. Trần Văn Trạch có thể xem là một trong những “bầu sô” đầu tiên và là người đặt ra khái niệm “đại nhạc hội” vẫn đang còn phổ biến ở hiện nay.

Viết về cuộc đời của một nghệ sĩ danh tiếng là khó rồi. Viết về một nghệ sĩ “lập dị” đã chinh phục cảm tình của khán giả qua hai thế hệ, mà người đó lại là chú ruột của người viết bài này thì lại khó hơn nữa. Làm sao có thể viết một bài phê bình, nói gần nói xa như “mèo khen mèo dài đuôi?”

Đọc tiếp

2

Trần Văn Trạch – Ca Khúc Hài Hước

Nguồn: © sites.google.com

quai-kiet-TVT

Quái kiệt Trần Văn Trạch. © Wiki

Những ai ở vào tuổi lục tuần đều có dịp nghe ban Sầm Giang do Trần Văn Trạch đảm trách trên đài phát thanh Pháp Á từ năm 1950 tới năm 1954. Ban Sầm Giang quy tụ một số nhạc sĩ gạo cội như cố nhạc sĩ Võ Đức Thu, Khánh Băng. Về sau có nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi (ở Mỹ hiện nay), các ca sĩ nổi tiếng thời 50 như Trần Văn Trạch, Ngọc Sương, Ngọc Hà, Tôn Thất Niệm, Linh Sơn, Mạnh Phát, Minh Diệu, Túy Hoa, Tâm Vấn. Đến năm 1953, có thêm những bộ mặt mới như nữ kịch sĩ Bích Thuận, ban Thăng Long, Duy Trác, Tùng Lâm, và ….. em bé Bạch Yến. Với một chương trình hàng tuần về ca, nhạc, kịch, Trần Văn Trạch đã chinh phục thính giả và nhờ đó những chương trình “đại nhạc hội” được nối tiếp và phát triển trên toàn xứ…

“Quái kiệt” Trần Văn Trạch, người làm náo động cả Sài Gòn

Như đã biết, Trần Văn Khê là anh cả trong gia đình có 3 anh em, hai người còn lại là Trần Văn Trạch và Trần Ngọc Sương. Giống như người anh cả Trần Văn Khê, hai người em cũng lớn lên trong môi trường âm nhạc của gia đình, về sau đều thành danh. Đặc biệt là người em kế Trần Văn Trạch, tuy kém anh mình ở học hàm, học vị, nhưng cũng đủ sức làm náo động cả Sài Gòn suốt thời gian dài bằng tài năng nghệ thuật của mình… Theo laodong.vn

3

Thương tiếc quái kiệt Trần-Văn-Trạch

© Mai Lý Cang

Thuở còn là học sinh của trường Collège de Mytho, Trần-Văn-Trạch đã từng có dịp thể hiện tài năng thiên phú về nghệ thuật ca hát của mình qua những buổi trình diễn liên hoan văn nghệ được tổ chức ở trong trường. Và dạo ấy, ở Mỹ-Tho không ai mà không nghe biết đến tên tuổi và hình ảnh thần đồng tí hon của ông. Sau nầy lớn lên về đất Sài-Gòn lập nghiệp công danh, Trần-Văn-Trạch trở thành là một hiện tượng quý hiếm trong lớp người nghệ sĩ có tinh thần dân tộc, luôn luôn có lập trường văn nghệ hướng về hàng thứ dân bình thường trong xã hội nước nhà. Do vậy, từ vinh dự được mệnh danh xem như là thần đồng ca nhạc từ thuở nhỏ, cho đến khi lớn lên thành công sự nghiệp vẻ vang được mang hỗn danh quái kiệt. Vì thế cho nên, tiếng hát, lời ca cùng với tài diễn xuất đặc biệt của ông càng ngày, càng rất được hầu hết mọi thành phần khán giả vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt vào mỗi khi ông có dịp xuất hiện ở bất cứ nơi nào để gây nên những trận bão cười trước sân khấu…

Con đường chọn lựa phục vụ nghệ thuật, dành cho đa số thành phần khán giả ái mộ điệu sân khấu hài trong xã hội của Trần-Văn-Trạch thật là độc đáo. Chính lời ca và lối diễn xuất đặc biệt của ông chẳng khác nào như là hình ảnh phiến diện của một cuộc hành trình lẻ loi nhưng gần gũi, nhân hậu âm thầm xâm nhập vào trong hoàn cảnh tâm hồn với tất cả mọi người… (chimvie3.free.fr)

4

Quái kiệt Trần-Văn-Trạch

© Phạm Anh Dũng @ phamanhdung Blog

Khi nghe nhạc buồn, con người cũng lắng hồn vào tiếng nhạc và có cảm giác buồn. Ngược lại khi nghe nhạc vui, tâm hồn người cũng mở rộng chào đón hân hoan. Những bản hùng ca lại làm khơi động những ý chí hào hùng, yêu nước. Nghe những bản du ca thấy muốn dấn thân làm việc xã hội. Những bản nhạc nhi đồng làm người nghe thấy tâm hồn trẻ lại.

Một loại nhạc có thể nói khó sáng tác nhất là nhạc hài hước, loại nhạc nghe có thể vui đến bật tiếng cười.

Tân nhạc Việt Nam có nhiều bản tình ca buồn, số lượng đến hàng ngàn bản nhạc. Nhạc hài hước Việt Nam có lẽ chỉ có độ chừng vài chục bản, do những nhạc sĩ thật đặc biệt sáng tác. Một trong những người đó là tác giả Trường Ca Hòn Vọng Phu. Chính Lê Thương là người đầu tiên viết nhạc hài hước Việt Nam với những bản nhạc Hòa Bình 48, Liên Hiệp Quốc, Làng Báo Sài Gòn…

Đọc tiếp

Leave a comment