Feb-2022_w4

✵✵✵✵✵✵

chotram-qr-code

Các bài viết sưu tầm: Feb 25, 22

Tản mạn chuyện “Cọp”…
Đường đến Hoàng Sa…
Chuyện lá cờ…
Phật giáo và Vương quốc Phù Nam.
Ukraine giải trừ vũ khí nguyên tử.



Tản mạn chuyện “Cọp” trước phút giao thừa…

Từ Cọp rừng, Cọp quan, Cọp thờ đến Cọp nhà…

© Trần Tiến Dũng

Từ xưa, không xứ nào nhiều cọp bằng xứ Nam Kỳ, cọp không chỉ ở rừng mà còn ngự khắp các đình, miếu, am. Ngày xưa, ở trước cửa nhà dịp Tết đến dù không phải năm cọp vẫn thấy giấy đỏ in vẽ hình cọp treo trước cửa nhà. Ý nghĩa của biểu tượng thờ cọp bàn dông dài khó thấu hết ẩn ý huyền vi, nhưng cọp biểu tượng được tôn thờ có khi để dữ hơn cọp thiệt ở rừng, cọp quan quyền, cọp du côn… dữ hơn chính là để chủ gia tự vệ mà tin vào huyền năng của cọp biểu tượng mà được bình an, làm ăn thuận lợi…

Cọp nhà thiệt là đáng nể, vì có sức nặng uy hiếp hơn cả nỗi sợ. Cọp nhà không cần là biểu tượng mà là thật tướng, không cần phải thờ (nếu thờ càng tốt) nhưng luôn kè kè phù trợ. Cọp nhà chánh hiệu thì đẹp và hiền bởi cốt cọp có uy vũ sẵn đâu cần lộ hàng… Đọc tiếp @ saigonnhonews (31/02/22)

Đường đến Hoàng Sa…

© Vũ Thất

Nguồn: Thất Sơn Châu Đốc (07/06/2005)

Tôi nhìn về hướng mũi tàu. Sa mù xám đục ngập phủ, ập xuống mặt nước như cố ngăn những lượn sóng ào ạt cuốn vào bờ. Từng loạt gió hâm hấp, cuốn theo các hạt nước bắn lên từ các ngọn sóng ngã đổ, vùn vụt lướt qua chiến hạm. Những vạt nước tóe lên từ bên hông tả hạm, tạt vào mặt vào mắt ran rát và cay xót. Gió va vào các bộ phận lộ thiên, phát ra những âm vang dị biệt, tạo thành một hợp âm lạ lùng đầy vẻ dọa dẫm. Chiến hạm lay lắc, từng khi hích mạnh vào cầu tàu, gây nên những cơn giật bất thường, ngầy ngật.

Từ đài chỉ huy trên chóp khối trụ tròn thiết trí ngay giữa hữu hạm, ông hạm trưởng nghiêng người nhìn dọc theo mạn tàu, kiểm soát tình trạng sẵn sàng của nhân viên trong nhiệm sở rời cầu. Ông quay sang hạm phó nói bằng giọng điềm đạm như khuôn mặt của ông:
– Biển còn động mạnh quá!

Hạm phó nhìn ông mỉm cười. Tôi thấy những tia hy vọng lung linh từ nụ cười cầu tài đó. Trong bữa cơm trưa, hạm phó đã đề nghị hoãn khởi hành đi Hoàng Sa thêm một vài ngày. Ông cho rằng việc hoán chuyển quân là việc không gấp gáp, tội gì phải oằn người vì sóng gió. Tôi biết cái lý do thầm kín mà ông không thể nêu ra. Sóng gió đối với ông là chuyện bỏ đi. Suốt hai ngày đêm từ Sài Gòn đi Đà Nẵng biển động tưng bừng, tôi gần như bỏ ăn bỏ uống nhưng ông và Hạm trưởng vẫn đều đều ngày ba bữa và vẫn hút thuốc trọn gói hai mươi bốn giờ. Đêm qua, ông khoe riêng với Tâm và tôi là mới quen được một cô nữ sinh trường Sao Mai. Chúng tôi đã trố mắt ngạc nhiên mà không mấy tin. Lẽ nào ông vẫn hào hoa khi mới bắt bảy ngày phép cưới vợ trước khi tàu khởi hành chuyến này? Giọng cà tửng quen thuộc của hạm phó:

– Hoãn thêm một ngày nữa là phải quá, thưa hạm trưởng. Một ngày rỗi rãi, hạm trưởng sẽ làm thêm được vài bài thơ tình, hạm phó sẽ hưởng thêm được những phút giây êm đềm trước khi… bó thân về với vợ!

Tôi không cười mà ngước nhìn hạm trưởng với hy vọng ông không đổi ý. Một tuần tránh cơn bão đầu mùa đủ để tôi quá chán cái thành phố xa lạ này. Những hôm trực thì tiêu khiển một ngày bằng những con bài qua các trò chơi cá nhân hoặc tập thể. Những bữa tự do thì đội mưa mà đi, la cà hết quán cà phê lại đến quán kem, nơi nào cũng nghe Hùng Cường hát Sầu Đông giữa mùa hè. Thành phố có dáng của thủ đô Sài Gòn, cũng có dòng sông êm đềm chảy ngang qua nhưng trọn một tuần gần như thiếu vắng bóng hồng. “Đà Nẵng vắng bóng hồng, hỏi rằng tôi yêu ai?” Lẽ ra giờ này tôi đã ngồi ở một quán kem ở đường Lê Lợi nhìn ông đi qua bà đi lại. Lẽ ra tôi đã được xem vài cuốn phim mới và lẽ ra tôi đã gặp lại… Tôi cười nhạo cho chính tôi. “Lẽ ra” cho lắm rồi cũng chẳng khác gì các lần về bến ba tháng qua, lần nào cũng phải ca bài “một trăm phần trăm em ơi giờ đây lại cấm trại rồi”! Và lần nào, người nhà của thủy thủ đoàn xuống tàu thăm nườm nượp, riêng Tuyết và Hiền đều bóng chim tăm cá. Về Sài Gòn bị cấm trại thì mong đi công tác. Đi công tác thì mong về Sài Gòn… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Chuyện lá cờ VNCH

trong một trận đá banh ở Úc…

© Phạm Phú Khãi

Nguồn: VOA | 04/02/2022

Một ý tưởng hay đề nghị. Người Việt tại Úc yêu chuộng bóng đá nên thành lập một đội tuyển lấy tên Saigon Soccer Club (SSC), chẳng hạn, và chọn cờ Vàng làm biểu tượng cho mình…

Trên các mạng xã hội mấy ngày qua, một số người Việt trong và ngoài nước bị cuốn hút vào một sự kiện bên lề trận bóng đá giữa Úc và Việt diễn ra vào thứ Năm 27 tháng Giêng vừa qua. Trận đá bóng này có kết cục là Úc thắng Việt Nam 4 – 0. Nhưng vấn đề thắng thua, hay tỷ số là bao nhiêu, dường như không phải là điều nhiều người quan tâm.

Phim ảnh, hình ảnh về biểu tượng cờ Vàng bị cảnh sát tịch thu được phổ biến trên mạng xã hội đã gây sự chú ý khắp nơi. Đài BBC cũng đưa một bình luận về sự việc này. Mắt Thần, một kênh truyền thông tự nhận là “chia sẻ thông tin đa chiều”, đã thực hiện một videodài 13:17 phút về sự kiện này, có tựa đề “Bi hài cho CĐV cầm cờ 3 que vào sân bóng trận Việt Nam Úc và cái kết bị túm gọn”. Ngoài ra, được biết chương trình phát sóng trực tiếp trên VTV về trận đấu này đã bị trì hoãn 10 phút, là điều khá bất thường. Nhưng không thấy các cơ quan truyền thông chính mạch đưa tin hay luận bàn gì về chuyện này cả. Họ không bận tâm về những chuyện không liên quan đến họ… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Phật giáo du nhập và phát triển

ở vương quốc Phù Nam…

© Đại Đức Thích Nhuận Lạc

Nguồn: Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo

Văn hóa Óc Eo thuộc vương quốc cổ Phù Nam là một phần trong tổng thể văn hóa Việt Nam, có vai trò nhất định trong lịch sử nước ta. Do nhiều biến thiên lịch sử và khí hậu, văn hóa Óc Eo đã suy tàn vào thế kỷ VII. Nhiều thành tựu khảo cổ học đã phác lộ diện mạo một nền văn hóa cổ với nhiều thành tựu của vương quốc Phù Nam. Bức tranh đời sống của cư dân Phù Nam – chủ nhân văn hóa Óc Eo – cũng được tái hiện. Trong đó những giá trị về tôn giáo là không thể bỏ qua. Có thể nói, tôn giáo ở Phù Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Ấn Độ, đặc biệt, là sự có mặt của Phật giáo.

Bài viết mong muốn phác họa lại hoạt động Phật giáo ở Phù Nam, từ khi du nhập cho đến thời kì phát triển, những ảnh hưởng của tôn giáo này đến đời sống và sinh hoạt văn hóa tinh thần của cư dân Phù Nam cổ cũng như với Phật giáo Nam bộ Việt Nam ngày nay…

…Có thể từ thế kỷ III Trước Tây lịch, Phật giáo đã có mặt ở Phù Nam. Trong Đại Đường Tây Vực, Cầu pháp Cao tăng truyện, Ngài Nghĩa Tịnh đã viết: “Các vị sư muốn đến Ấn Độ phải đi qua một ngàn con sông. Khi đến Woolai, phía Tây Pakhoi chư Tăng xuống một chiếc thuyền buôn vượt qua ngàn sóng gió đi qua vương quốc Phù Nam và bỏ neo ở xứ Lăng Già”. Nam Hải kí quy nội pháp truyện, Nghĩa Tịnh nhận định: “Vương quốc Phù Nam thuở xưa, đó là một nước dân chúng ở trần truồng. Người dân tôn thờ rất nhiều Thần Thánh. Kế đó, Phật giáo được truyền bá và lan rộng khắp nơi…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Ukraine đang hối tiếc…

vì đã giải trừ vũ khí nguyên tử cách đây 30 năm!

© Xuân Trường

Nguồn: https://hon-viet.co.uk | (viewed 18/02/2022)

le-ky-giai-tru-vu-khi-hat-nhan-ukraine Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết vào tháng 12/1991 đã để lại cho quốc gia Ukraine mới độc lập một gia tài “thừa kế” với 1.900 đầu đạn chiến lược, 176 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).

Bất chấp việc Nga rút bớt quân gần biên giới, ngày 15/2 Tổng thống Joe Biden cảnh báo nước này vẫn có thể tấn công Ukraine. Trước đó, truyền thông phương Tây như “thêm dầu vào lửa” khi cho rằng chiến tranh tất yếu sẽ xảy ra. Liệu chiến tranh sẽ xảy ra, hay chỉ là đòn tâm lý chiến, là cuộc mặc cả giữa các ông lớn thì chưa ai biết rõ. Chỉ biết rằng giờ đây người Ukraine đang hối tiếc.

Hối tiếc khôn nguôi

Vào cuối Chiến tranh Lạnh, nếu ai đó hỏi bạn: Cường quốc hạt nhân số 1 và số 2 thế giới là nước nào? Câu trả lời có vẻ đơn giản: Mỹ và Liên Xô.

Vậy cường quốc số 3 là nước nào: Anh, Pháp hay Trung Quốc? Tất cả đều sai: Đó chính là Ukraine… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Leave a comment