July-2022_w1

Các bài viết sưu tầm: July 01, 2022

Best Joke Of The Year!
Con Số.
Quan hệ Việt – Nga
Tin Giả Trong CĐ Việt
Qua Cầu Rút Ván!

1

Best Joke Of The Year!

© Fun Funky

Nguồn: @ Người Phương Nam Blogspot (11/01/22)

russian-worker-stamp-1937Ảnh minh họa (Soviet-Union-stamp-1937), © wikipedia.

A Russian arrives in New York City as a new immigrant to the United States. It’s 11:00 AM on a Wednesday. He stops the first person he sees walking down the street and says,

“Thank you Mr. American for letting me come into this country, giving me housing, food stamps, free medical care, and a free education!”

The passerby says, “You are mistaken, I am a Mexican and here illegally.”

The man goes on and encounters another passerby. “Thank you for having such a beautiful country here in America.”

The person says, “I not American, I’m Vietnamese and here on a Green Card that expired two years ago.”

The new arrival walks farther and stops the next person he sees, then shaking his hand, and says, “Thank you for wonderful America!”

That person puts up his hand and says, “I am from Middle East. I am not American. It was easy to get here via Arizona.”

He finally sees a nice lady and asks, “Are you an American?” She says, “No, I am from Africa here on an Education Green Card that expired 10 years ago.”

Puzzled, he asks her, “Where are all the Americans?”

The African lady checks her watch and says,: “Probably at work.

2

Con Số

© Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ.

Nguồn: © Trang Thất Sơn Châu Đốc. | (19/08/2009)

con-so-5Ảnh minh họa, © gizlidosya (twitter)

(Trích dẫn từ trang 838 đến trang 853 quyển Tử-vi & Địa-Lý Thực-hành của Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ)

Phàm người đời thường cho rằng, tất cả hiện hữu có được trên quả đất này từ con người đến thú vật cũng như cây cỏ và vật dụng…đều có số hết cả.

Đó là, con số đáng cho chúng ta suy ngẫm, riêng đối với con người khi lọt lòng mẹ sanh ra cũng tính bằng con số, bởi vì, từ khi người mẹ thụ thai đến khi lọt lòng mẹ phải mất một thời gian khoảng 9 tháng 10 ngày, rồi khi chúng ta lớn lên đến khi lìa đời cũng phải mất một thời gian dài hay ngắn, nếu người chết có số tuổi cao xem như chết già tức có số trường thọ, còn trái lại, người đó chết tuổi thấp xem như chết non tức có số chết yểu, hoặc người sanh ra được số sung sướng giàu sang phú quý hay bị số bất hạnh, nghèo khó.

Đó cũng là con số mà người đời hoặc thú vật, cây cỏ và vật dụng đều phải nhận lảnh khi hiện hữu trên quả đất này. Nhưng nếu để ý, sẽ thấy sự sanh sống của chúng ta bao bọc bởi những con số, bởi vì mỗi thứ đều mang con số và chúng ta bắt buộc phải tính toán cũng bằng con số để sanh tồn, từ cái ăn, cái mặc, cái nhà, cái xe, cho đến cái bịnh, cái đau và đưa đến cái chết… ví như, đi mua giày hay cái áo hoặc cái quần chúng ta phải biết số nào mặc vừa, còn không biết con số thì không thể hài lòng được… Đọc tiếp

3

Quan hệ Việt – Nga có thể bị tổn thương do chiến tranh Ukraine?

© Nguyễn Quang Dy.

Nguồn: © Nghiên Cứu Quốc tế (17/06/2022)

quan-he-nga-viet

Phạm Minh Chính & Sergey Lavrov. Ảnh TTXVN

Cuộc khủng hoảng Ukraine buộc Việt Nam phải đánh giá lại quan hệ với Nga và tiếp tục giảm phụ thuộc vào người bạn cũ là nguồn cung cấp vũ khí chủ yếu.

Cuộc chiến Ukraine làm lung lay quan niệm cơ bản về tư thế quốc phòng của Việt Nam – vốn coi Nga là nguồn cung cấp tin cậy các loại vũ khí chủ yếu để răn đe Trung Quốc.

Việc Nga xâm lược Ukraine đã đẩy Việt Nam vào một vị thế khó xử về chính trị và ngoại giao, bị mắc kẹt giữa yêu cầu phải tránh lên án Nga và yêu cầu phải xoa dịu tình cảm của người dân Việt Nam muốn ủng hộ Ukraine… Đọc tiếp @ Nghiên Cứu Quốc tế

4

Vấn Nạn Tin Giả

Trong Cộng Đồng Việt…

© Nguyễn Quốc Khải.

Nguồn: @ PIVOT The Vietnamese American Progressive Association (16/10/21)

tin-gia-imgẢnh minh họa, thuvienphapluat.vn

Trong vài ngày qua, báo chí Việt nhắc nhiều đến tình trạng tin giả trong cộng đồng Việt Nam nhân việc YouTube chấm dứt không còn cho King Channel và Nguy Vu Radio phát hình trên diễn đàn của họ. Tình trạng tin giả và hậu quả của nó trong cộng đồng Việt nghiêm trọng hơn nhiều người tưởng. Bằng cớ là Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến (PIVOT Progressive Vietnamese Americans Association) đã lập ra Viet Fact Check (VFC) để kiểm tra tin tức. Một số anh chị em trẻ học thức cao đã thành lập Người Thông Dịch (The Interpreter – TI) để dịch những bản tin từ tiếng Anh qua tiếng Việt cho những người chưa thông thạo anh ngữ. Tổ chức thứ ba tương đối ít người biết đến hơn nhưng cộng tác chặt chẽ với VFC và TI là Viet Fake News Buster hay còn gọi là Fake News Cop (FNC).

Ba tổ chức trên đã giúp loại King Channel và Nguy Vu Radio ra khỏi YouTube và sẽ còn đánh tiếp những nguồn tin giả khác. Những kẻ chủ trương bám vào những phương tiện truyền thông xã hội để sinh sống bằng cách tung tin giả giật gân, gây tỏ mò, thu hút lớp người Việt bình dân mà đa số ít học. Càng lôi cuốn nhiều người vào xem, những kẻ này càng kiếm được nhiều tiền hơn. Vài ngàn đô la mỗi tháng là chuyện thường… Đọc tiếp

5

Qua Cầu Rút Ván

© Chu Thập

Nguồn: © Báo Việt Luận | (07/08/2018)

tau-ti-nan

A picture taken in the late 1970s shows a group refugees (162 persons) arrived on a small boat which sank a few meters from the shore in Malaysia. The flight of Vietnamese refugees began after the fall of Saigon in 1975. In spite of the dangers of unfriendly waters and piracy, tens of thousands took the South China Sea, and by 1978 the exodus had grown to dramatic proportions. / AFP PHOTO / UNHCR / K. GAUGLER

Trong những ngày ghé thăm gia đình của cô em gái ở Orange County, Tiểu bang California, nơi có đông người Việt tỵ nạn sinh sống, tôi đã học được một cụm từ mới trong Anh ngữ: “Trump Derangement Syndrome”. Thoạt tiên tôi cứ nghĩ đây là một sáng chế của các chuyên gia tâm lý để ám chỉ đến tình trạng tâm lý bất ổn giống như Tổng thống Donald Trump. Nhưng không phải thế. Người phát minh ra kiểu nói này chính là Tổng thống Trump. Thật vậy, dạo trung tuần tháng Bảy vừa qua, chính tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ đã bắt mạch tình trạng tâm lý của những người chống đối ông qua một cái “tuýt” có nội dung như sau: “Một số người GHÉT sự kiện tôi đã nói chuyện với Tổng thống Putin của Nga. Họ thà gây chiến tranh hơn là thấy điều đó. Thái độ này được gọi là “Hội chứng điên loạn vì Trump” (Trump Derangement Syndrome)…

Đọc tiếp…

Tôi không biết mình có mắc hội chứng ấy không cho nên mới tra tự điển Urban Dictionary. Tự điển này định nghĩa như sau: “Hội chứng điên loạn vì Trump là trạng thái tâm thần của người điên khùng chỉ vì không thích Tổng thống Donald Trump; họ điên khùng đến độ từ bỏ mọi thứ luận lý và lý trí”.

Thật ra, hội chứng điên loạn vì một tổng thống Mỹ không chỉ mới có dưới thời tổng thống Trump. Trước kia, người ta cũng đã từng nói đến hội chứng điên loại vì Bush và kế đó vì Obama. Nhưng dù sao, cá tính và các chính sách của 2 người tiền nhiệm của Tổng thống Trump đã không đến nổi tạo ra “điên loạn” và gây chia rẽ như ông. Đây là điều mà tôi đã chứng kiến trong vài ngày ở chơi với gia đình cô em gái tôi. Tôi không ngờ rằng vấn đề tỵ nạn và di dân lậu hiện đang là một vấn đề gây chia rẽ trầm trọng trong xã hội Mỹ. Nó gây chia rẽ, nó phá vỡ mọi mối quan hệ từ tập thể nhỏ đến khối các quốc gia trên mỗi châu lục. Thậm chí, nó gây chia rẽ trong cả những đám bạn bè thân tình hàng chục năm. Nó phá vỡ ngay cả mối liên hệ máu mủ ruột thịt trong gia đình. Nhiều người từ trước đến giới thân thiết với nhau, nay chia tay và thề không gặp nhau nữa…Tôi đã chứng kiến điều đó trong những ngày rong chơi ở Bắc Mỹ trong tháng Bảy vừa qua.

Vợ chồng em gái tôi qua Mỹ theo “diện” đoàn tụ gia đình được cháu tôi bảo lãnh. Tuy không đến nỗi điên loạn, nhưng cuộc chiến tranh lạnh vì Tổng thống Trump có lúc cũng làm cho bầu khí gia đình căng thẳng một cách vô ích. Vợ chồng cô em gái tôi bảo vệ cho tới cùng cuộc chiến tranh thương mại chống Trung Cộng và nhứt là chính sách di dân của Tổng thống Trump, trong khi cháu tôi và chồng nó thì lại bênh vực chủ trương nhân đạo của thống đốc Tiểu bang California, một trong những nơi có đông người nhập cư lậu nhứt nước Mỹ.

Nghe tin tôi đang có mặt tại nhà cô em gái, một số bạn chí cốt của tôi cũng tìm đến thăm tôi. Tay bắt mặt mừng, chúng tôi ôn lại không biết bao nhiêu chuyện cũ của thời mới bước vào trung học. Câu chuyện sẽ rôm rả biết chừng nào nếu không có Tổng thống Trump chen vào. Một ông bạn của tôi, vốn rất mực đạo đức và lúc nào cũng nhìn những khía cạnh tích cực của mọi biến cố, phán một câu tưởng như chỉ có trên cửa miệng của một thần học gia: “Tổng thống Trump là người được Chúa gởi đến. Ông đến để chấn hưng đạo đức và tái lập những giá trị truyền thống”. “Hội chứng điên loạn vì Trump” tưởng có lúc bùng lên trong tôi. Nhưng luôn đặt tình bạn lên trên hết, tôi đã cố gắng đè bẹp cái hội chứng điên loạn dễ gây chia rẽ này.

Tổng thống Trump đã hầu như xen vào mọi khía cạnh của cuộc sống của bạn bè tôi. Tại Houston, tôi đã chứng kiến cuộc cãi vã như mổ bò giữa một người bạn thời tỵ nạn của tôi và cô con gái rượu của ông. Rất quan tâm đến những giá trị đạo đức và nhân bản, ông đã gởi cô con gái theo học tại các trường công giáo nổi tiếng nơi ông sinh sống và làm việc. Nhưng cũng vì hấp thụ những giá trị đạo đức và nhân bản ấy, cho nên cô con gái đã mắc “hội chứng điên loạn vì Trump”. Cô không ngừng bênh vực những người thuộc các sắc tộc thiểu số, cô kết thân với những người Mỹ gốc Phi Châu, cô biện hộ cho những người đồng tính và dĩ nhiên, cô chống cho tới cùng chính sách di dân của Tổng thống Trump mà cô cho là vô nhân đạo.

Tổng thống Trump đã mang một cuộc chiến mới vào ngay trong các gia đình Mỹ, kể cả người Việt tỵ nạn. Tôi tưởng cuộc chiến ấy chỉ diễn ra trên đất Mỹ. Sang Gia Nã Đại, tôi cũng nhận thấy hễ cứ đụng tới Tổng thống Trump là như đại chiến sắp bùng nổ. Tôi rất vui khi gặp lại một số bạn cũ đã từng học chung dưới một mái trường thời trung học cách đây gần 60 năm. Một ông bạn hiện làm chủ một nhà hàng khá thành công tại Thành phố Calgary, Tỉnh bang Alberta. Cuộc hội ngộ bỏ túi của một số anh em chúng tôi được tổ chức tại nhà của ông chủ nhà hàng này. Đang giữa cuộc vui, truyền thông Gia Nã Đại đưa tin: hai người thiệt mạng và 13 người bị thương sau khi một người đàn ông cầm súng bắn loạn xà ngầu vào một đám đông trên một đại lộ nhộn nhịp tại thành phố Toronto.

Tin tức không nói rõ đây là một cuộc tấn công khủng bố hay chỉ là hành động điên loạn của một người mắc bệnh tâm thần. Nhưng không hiểu sao vợ chồng người chủ nhà lại nhân cơ hội này để lên tiếng bênh vực chính sách di dân của tổng thống Trump và mạt sát Thủ tướng Gia Nã Đại Justin Trudeau vì đã “nhận bừa” những người tỵ nạn Hồi giáo từ Syria. Lại thêm một “cuộc chiến” mà tôi cứ sợ “Hội chứng điên loạn vì Trump” của tôi có thể bộc phát để châm dầu vào lửa!

Trên tờ Thời Báo, một tờ báo của người Việt tỵ nạn tại Gia Nã Đại chuyên sống bằng quảng cáo và phát không trong các tiệm ăn của người Việt, tôi đọc được một bài của ký giả Ký Gà mà tôi cứ đem ra nghiền ngẫm trong những ngày rong chơi ở Bắc Mỹ. Tác giả ghi lại hai câu chuyện. Cả hai đều xảy ra tại Mỹ. Chuyện thứ nhứt là vụ một ông già sẽ mừng sinh nhựt 92 vào tháng 9 tới đây, bị đánh bằng gạch ở Los Angeles, Tiểu bang California, khi đang đi dạo trong xóm. Ông cụ không phải là dân địa phương. Mỗi năm 2 lần, cụ từ một thành phố khác qua Los Angeles để thăm gia đình của người cháu nội. Trong những ngày nghỉ bên cạnh người cháu, ông cụ thường đi bộ một vòng sau mỗi bữa cơm chiều. Tại một công viên gần nhà, cụ gặp một người đàn bà đang dắt một cô cháu nhỏ. Bất thần, người đàn bà này xông lại tấn công cụ. Bà xách nguyên một cục gạch lốc táng vô mặt ông cụ rồi hô hào một nhóm đàn ông gần đó đến tiếp tay để tấn công ông cụ. Cùng với những cú đấm đá, người phụ nữ hét vào mặt ông cụ: “Cút về nước mày đi. Cút về Mễ Tây Cơ!”

Điều đáng suy nghĩ là cuộc tấn công đã diễn ra vào chính ngày 4 tháng Bảy, lễ Độc Lập của Hoa Kỳ và câu chuyện lại càng buồn hơn nữa, bởi vì người phụ nữ tấn công cụ ông 92 tuổi trên đây là một người Mỹ…gốc Phi Châu!

Chuyện thứ hai được ký giả Ký Gà ghi lại trong câu chuyện cuối tuần của tờ Thời Báo có liên quan đến một người Việt Nam. Người Việt Nam này là một người tỵ nạn đã phục vụ trong Hải quân Mỹ từ năm 1990 đến năm 2014. Trong một tấm hình của ông, người ta thấy trên chiếc áo sĩ quan của ông không còn có chỗ trống cho những huy chương của nước Mỹ về sự phục vụ và hy sinh của ông cho đất nước.

Ngoài ra, viên sĩ quan hải quân gốc Việt tỵ nạn này đã lập gia đình với một người Mỹ trắng. Chuyện xảy ra cho chồng mình được người đàn bà Mỹ trắng này kể lại như sau: một hôm, chồng bà đề nghị giúp một người lối xóm sửa hệ thống tưới cỏ bị trục trặc. Nhưng thay vì cảm ơn ông, người hàng xóm, vốn là một phụ nữ, đã chửi ông và nói thẳng vào mặt ông: hãy cút khỏi xứ sở của bà!

Điều quái đản là, theo người vợ của viên sĩ quan hải quân ghi nhận, bà hàng xóm của ông lại là một người Mỹ… gốc Nam Hàn!

Hai câu chuyện được ký giả Ký Gàn của tờ Thời Báo bên Gia Nã Đại ghi lại không khỏi làm tôi liên tưởng đến câu nói quen thuộc của người Việt Nam: qua cầu rút ván! Người ta dễ quên nguồn gốc của mình. Cả hai người đàn bà có thái độ kỳ thị chủng tộc và chống người di dân, nếu không tự bản thân là di dân thì cũng có gốc gác là di dân. Thật ra, Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ không thể nào chối bỏ được nguồn gốc di dân của mình. Xa hay gần, có công dân Mỹ nào mà không có giây mơ rễ má với di dân. Rõ ràng nhứt là người Việt tỵ nạn hay người Việt di dân.

Trong những ngày ghé thăm người bạn chí cốt ở Calgary, tôi được đưa đi thăm một thắng cảnh nổi tiếng trong Tỉnh bang Alberta là Hồ Louise. Có thể nói như người ta thường nói về một số thành phố ở Ý: đến xem Hồ Louise rồi chết cũng đáng! Hồ được đặt tên theo công chúa Louise Caroline Alberta (1848-1939), người con gái thứ tư của nữ hoàng Victoria. Nằm trên một đỉnh núi trong rặng Rocky Moutains chạy dài từ Gia Nã Đại qua Hoa Kỳ, tiếp nhận nguồn nước từ các núi tuyết, mặt hồ Louise lúc nào cũng xanh biếc. Du khách tấp nập. Gặp ngày cuối tuần, tìm một chỗ đậu xe không phải là dễ. Du khách thường phải đậu xe cách hồ trên cả 10 cây số và được xe buýt đưa lên tận nơi.

Dĩ nhiên, Hồ Louise quả là một bức tranh sơn thủy có thể gợi lên nhiều cảm xúc khó tả trong lòng người. Tôi đã đứng ngây ngất trước cảnh trí thiên nhiên. Nhưng điều đánh động tôi hơn cả chính là dòng người dập dìu đi xung quanh bờ Hồ Louise: phần lớn là người da màu! Tôi không rõ họ từ đâu đến. Nhưng trong mắt tôi, Hồ Louise có thêm hùng vĩ có lẽ nhờ màu da của chính du khách!

Chìm ngập trong dòng người da màu đang hành hương bên bờ Hồ Louise, chưa bao giờ tôi ý thức về bản sắc tỵ nạn của mình cho bằng lúc đó. Ý thức về bản sắc tỵ nạn của mình, tôi không thể nào quên được tấm lòng nhân đạo của những quốc gia đã mở rộng vòng tay để đón nhận tôi. Lòng biết ơn chỉ có thể gợi lên trong tôi một tâm tình khác mà nếu tôi cố tình bóp chết, tôi khó có thể sống cho ra người: tâm tình đó chính là sự tôn trọng và cảm thông đối với những người đồng cảnh ngộ như tôi, những người đã đánh đổi mạng sống của mình để đi tìm tự do và một cuộc sống tốt đẹp xứng với phẩm giá con người hơn.

© Chu Thập

Thân mời đọc thêm @ Facebook Báo Việt Luận

Bài viết cùng chủ đề.

❖ Sâu Hơn Sông Bến Hải. Ông nhớ những buổi nhậu mê mải với ông sui. Hai người là bạn thân từ thời niên thiếu. Học cùng trường. Sống chết có nhau. Đôi khi suýt yêu cùng một người con gái. Cắt máu ăn thề làm anh em kết nghĩa. Hứa có con sẽ gả chúng nó cho nhau. Lạc nhau một thời gian. Qua bên này trôi nổi ít lâu lại gặp nhau. Và thành sui gia với nhau.

Thế nhưng có ai ngờ một sự rạn nứt – không thể nào hàn gắn – vào cái thời tóc bạc lại có thể xảy ra giữa hai đứa bạn thời niên thiếu ấy. Và ông thành kẻ thua đau. Mắt ông mờ đi. Hôm ấy ông thua. Không phải vì thua trong cuộc bạo loạn, mà thua đau màn cá độ với ông sui, đứa bạn thiết thân từ thời niên thiếu. Món tiền cũng lớn. Thua nên ông mới phải xuống nước mềm giọng chuyện trò với con gái, mong nó rộng lòng cho ông mượn (hay cho luôn thì càng tốt) một số tiền để ông trả cho sui gia. Dù thằng bạn chí thân (kiêm sui gia) kia không còn là bạn chí thân nữa nhưng một lời đã nói ra thì không thể nuốt vội… Đọc thêm @ TẠI ĐÂY

Leave a comment