July-2022_w3

✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: July 15, 2022

Có Người Giỏi Hơn
Hiệp Định Geneve 1954…
Bói Kiều…
Hậu quả của Chinh phục…
Chiều ở Dak Pek…

1

Mình Tài Giỏi Còn Có Người Giỏi Hơn…

Sưu Tầm.

Nguồn: @ Hoa Munich (17/04/21)

Một lần, Khổng Tử ngồi trên chiếc xe nhỏ có ngựa kéo chu du khắp các nước. Đến một vùng nọ thấy có chú bé lấy đất đắp một tòa thành, rồi ngồi vào trong đó, Khổng Tử liền hỏi:

“Này cháu, cháu trông thấy xe ta đi tới cớ sao không chịu tránh?”

Chú bé trả lời:

“Cháu nghe người ta đồn rằng, Khổng Phu Tử trên thông Thiên Văn, dưới tường Địa Lý, giữa hiểu lòng người. Vậy mà hôm nay cháu gặp Phu Tử thì không phải vậy…

Đọc tiếp…

khong-tuẢnh minh họa, © wikipedia

Bởi vì từ xưa đến nay, chỉ nghe nói đến chuyện xe tránh thành, chứ thành nào lại tránh xe đâu?”

Khổng Tử ngạc nhiên quá, liền hỏi:

– Cháu tên là gì?
– Dạ Hạng Thác
– Năm nay cháu bao nhiêu tuổi?
– Mới 7 tuổi mà đã khôn ngoan vậy sao?
– Dạ thưa, cháu nghe nói, con cá nở được 3 ngày đã bơi tung tăng từ hồ nọ sang hồ kia. Con thỏ 6 ngày tuổi đã chạy khắp đồng cỏ. Cháu sinh ra đến nay đã được 7 tuổi, lấy gì làm khôn…?

Lần này thì Khổng Tử thực sự kinh ngạc, bèn đưa ra liền 16 câu hỏi khó để thử tài Hạng Thác. Thế nhưng Hạng Thác đã trả lời trôi chảy, rồi nói:

– Vừa nãy Khổng Phu Tử hỏi cháu nhiều quá…! Bây giờ, cháu xin hỏi Phu Tử: “Tại sao con ngỗng và con vịt nổi trên mặt nước? Tại sao chim hồng, chim hộc lại kêu to? Tại sao cây tùng, cây bách lại xanh cả mùa hè lẫn mùa đông…?”

Khổng Tử đáp: Con ngỗng, con vịt nổi được trên mặt nước là nhờ hai bàn chân vuông làm phương tiện. Chim hồng, chim hộc kêu to, là vì cổ chúng dài. Tùng bách xanh tươi bốn mùa là vì thân chúng đặc.

– Thưa, không đúng…! Hạng Thác reo lên – con rùa nổi lên mặt nước, đâu có phải nhờ đôi bàn chân vuông làm bàn đạp. Con ễnh ương kêu to mà cổ nó đâu có dài. Cây trúc cũng xanh bốn mùa, mà ruột nó rỗng đấy thôi…!

Khổng Tử chưa biết giải thích ra sao, thì chú bé lại hỏi:

– Thưa Phu Tử, cho phép cháu hỏi thêm. Tại sao mặt trời buổi sáng lại to mà buổi trưa lại nhỏ?

Khổng Tử nói:

– Là vì buổi sáng, mặt trời gần ta hơn.
– Không phải ạ! – Hạng Thác vặn lại – Buổi sáng mặt trời gần ta hơn, sao lại mát, còn buổi trưa mặt trời xa ta hơn, sao lại nóng…?

Rồi Hạng Thác lý sự một hồi, khiến Khổng Tử phải thốt lên:

– Cháu còn ít tuổi mà lại thích hỏi những chuyện xa xôi, viễn vông, ở tận đẩu tận đâu, chuyện trước mắt thì không hỏi.

Hạng Thác cười khanh khách nói:

– Vâng, cháu xin hỏi chuyện ngay trước mắt ngài: – Vậy lông mày của Phu Tử có bao nhiêu sợi ạ…!

Khổng Tử không đáp, sai người đánh xe đi, và than rằng: “Hậu sinh khả úy!” (Lớp hậu sinh thật đáng sợ !).

Câu “Hậu sinh khả úy” ra đời từ đấy. Hạng Thác mất năm 10 tuổi, được lập đền thờ, gọi là Tiểu Nhi Thần, nghĩa là Thần Nhi Đồng, gọi tắt là thần đồng.

Chữ “Thần Đồng” cũng có từ ngày đó.

Tương truyền rằng Khổng Tử có bái Hạng Thác là sư phụ!!!

© HoaMunich Sưu Tầm.

Thân mời đọc thêm @ Hoa Munich

NNQ Sưu Tầm.

   ❖ Khổng Tử – Ông là ai? ‎‎, ‎‎Khổng Tử (tên chữ là Trung Ni) sinh ở Ấp Trâu, nước Lỗ vào năm 551 trước Công Nguyên, thời Xuân Thu và mất năm 479 cũng tại nước Lỗ, thọ 73 tuổi…

Năm năm cuối đời, Khổng Tử dành để san định (biên soạn) trước thuật 6 bộ sách nổi tiếng sau này đó là: Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Nhạc, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu: Ông nói ta chỉ thuật lại mà thôi, chớ ta có tác tạo gì được. Ta tin tưởng và hâm mộ đạo đức của người xưa… Lê Phú Khải @ BBC | (14/04/2009)

   ❖ Vài lời về Khổng Tử và Học viện Khổng Tử. Hôm 27/12, Học viện Khổng Tử đã chính thức được thành lập tại trường Đại học Hà Nội để “thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy tiếng Trung Hoa, góp phần củng cố và phát triển quan hệ Việt – Hoa,” theo lời vị Hiệu trưởng.

        − Học viện Khổng Tử không đơn thuần nhằm “quảng bá tiếng Hoa”. Ở Âu Mỹ, các học viện này đã có những hoạt động như đả phá Pháp Luân Công, kỳ thị tín ngưỡng (Đại học McMaster, Canada), cổ động sinh viên ủng hộ Trung Cộng trấn áp Tây Tạng (Đại học Waterloo, Canada), không cho sinh viên bàn luận về vấn đề Tây Tạng, hạn chế ngôn luận (Đại học Chicago, Mỹ)… Đó cũng chính là nguyên nhân chính khiến một loạt các nước Âu Mỹ tẩy chay học viện này.
        − Trung Cộng tiến hành cách mạng văn hóa vào những năm 1966. Trong thời kỳ này, tư tưởng Khổng bị lên án gay gắt. Tượng Khổng trong Khổng Miếu Sơn Đông bị dán lên dòng chữ ‘Thằng khốn nạn hàng đầu’, rồi bị kéo đổ, đập nát. Hồng vệ binh định đào mả Khổng, nhưng nhanh chóng bị can ngăn.
        − Và giờ đây, khi nền chính trị, tư tưởng của Trung Cộng không đủ sức hút đối với thế giới, càng không phải giá trị phổ quát. Họ bám víu và giương chiêu bài quảng bá văn hóa; họ dùng Khổng Tử làm công cụ chính trị. Bởi vậy đừng nghĩ đơn giản rằng, Học viện Khổng Tử là nơi truyền bá đạo Khổng. Trung Cộng không có tư cách đó… Trần Quang Đức @ BBC | (29/12/2014)

2

Hiệp Định Geneve 1954

Bài học gì cho Bộ Chính Trị ĐCSVN ngày nay?

© LS Lưu Tường Quang.

Nguồn: RFA (21/07/2014)

hinh-bia-van-ban-hd-geneveẢnh minh họa, © Ảnh RFA

Bài viết đánh dấu 60 năm Hiệp Định Genève được soạn thảo với một hi vọng nho nhỏ là chúng ta có thể học được kinh nghiệm của quá khứ đau buồn mà đất nước Việt Nam thân yêu đã phải trải qua. Hiệp Định nầy và hậu quả của nó đã được trình bày từ nhiều quan điểm khác nhau, kể cả tài liệu khá đầy đủ của Bộ Quốc Phòng Mỹ, The Pentagon Papers (1971)

Từ năm 2004, một số tài liệu do Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh phổ biến giúp chúng ta hiểu thêm về quan điểm và mục tiêu chiến lược của hai cường quốc cộng sản Liên Xô và Trung Quốc, đặc biệt là Trung Quốc, trong vấn đề Việt Nam (Đông Dương) và thân phận của Việt Minh – Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) trong quan hệ với hai đồng minh bảo trợ.

Tài liệu Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh xác nhận điều mà chúng ta đã suy diễn là VNDCCH – cũng như Quốc Gia Việt Nam / Việt Nam Cộng Hòa (QGVN/VNCH) – đã bị chi phối quá nhiều bởi chính trị đại cường và do đó đã không theo đuổi được chính sách độc lập.

Bài viết nầy phần lớn nhìn vào sách lược của Bắc Kinh tại Hội Nghị Genève trong nỗ lực củng cố và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc như là một đại cường đang bước chân vào diễn đàn quốc tế. Có thể nói, đây là sách lược mà Bắc Kinh theo đuổi liên tục trong 60 năm qua, kể cả trong vấn đề tranh chấp Biển Đông với Việt Nam hiện nay… Đọc tiếp

3

Bói Kiều…

© Trịnh Bình An.

Nguồn: T.VAN.NET (15/05/2022)

truyen-kieu

Ảnh minh họa, networthlist.org

Đoạn Trường Tân Thanh hay Truyện Kiều là một truyện thơ lục bát, thể thơ đặc biệt chỉ Việt Nam mới có. Điều đặc biệt hơn, thi phẩm này đã được người Việt dùng trong một cách vô cùng lạ thường là… coi bói, với cái tên Bói Kiều.

Truyện Kiều có 3254 câu thơ, tuy không dài nhưng hàm chứa rất nhiều tâm trạng, rất nhiều cảnh huống. Khi đọc Kiều, ta có cảm tưởng truyện nói thay cho ta. Xin dẫn ra một số ví dụ:

Muốn ngỏ ý kín đáo với người mình yêu, chàng trai có thể mượn câu Kiều:

Tiện đây xin một đôi điều
Đài gương soi thấu dấu bèo cho chăng?
Đọc tiếp

4

Hậu quả của Chinh phục…

© Brendan Rittenhouse Green và Caitlin Talmadge | Trà Mi

Nguồn: @ Đàn Chim Việt Online (25/06/22)

tin-gia-img

Ảnh minh họa – Chiến đấu cơ China 2016, © Hình ảnh AFP/ STR/Getty (dcv)

Trong tất cả các vấn đề nan giải có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh nóng giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa, thì Đài Loan đứng đầu danh sách. Và một cuộc chiến như vậy có thể có hậu quả địa chính trị rất sâu xa. Tướng Douglas MacArthur đã từng mô tả Đài Loan như “một hàng không mẫu hạm và tàu ngầm không thể đánh chìm”, có giá trị quân sự quan trọng, thường không được đánh giá cao như một cửa ngõ vào Biển Philippines, một chiến trường quan trọng để bảo vệ Nhật Bản, Philippines và Nam Hàn khỏi sự cưỡng bức hoặc tấn công của Trung Hoa. Không có gì bảo đảm rằng Trung Hoa sẽ thắng trong một cuộc chiến tranh giành đảo — hoặc một cuộc xung đột như vậy sẽ không kéo dài trong nhiều năm và làm suy yếu Trung Hoa. Nhưng nếu Bắc Kinh giành được quyền kiểm soát Đài Loan và đặt căn cứ quân sự ở đó, vị thế quân sự của Trung Hoa rõ ràng sẽ cải thiện.

Đặc biệt, những cơ sở giám sát đại dương và tàu ngầm của Bắc Kinh có thể khiến việc kiểm soát Đài Loan trở thành một lợi ích đáng kể cho sức mạnh quân sự của Trung Hoa. Ngay cả khi không có bất kỳ bước nhảy vọt nào về kỹ thuật hoặc quân sự, việc làm chủ hòn đảo này sẽ nâng cao khả năng của Trung Hoa trong việc cản trở những hoạt động hải quân và không quân của Hoa Kỳ ở Biển Philippines và do đó hạn chế Hoa Kỳ trong việc có thể bảo vệ các đồng minh ở châu Á. Và nếu trong tương lai, Bắc Kinh phát triển một hạm đội lớn gồm các tàu ngầm tấn công với vũ khí hạch tâm chạy êm và tàu ngầm có hỏa tiễn đạn đạo, đặt ở Đài Loan sẽ cho phép Trung Hoa đe dọa những đường hàng hải ở biển Đông Bắc Á và củng cố lực hỏa lực hạch tâm trên biển… Đọc tiếp

5

Buổi chiều ở Dak Pek

© Trần Bạch Thu

Nguồn: Báo Quốc Dân | (28/06/2022)

dakto

© Ảnh minh hoa, quocgiahanhchanhmd.com

Chiếc trực thăng khổng lồ Chinook chuẩn bị rời phi trường Kontum vào sáng ngày 29 Tết trong tiết lạnh cuối năm. Trời còn sương mù lãng đãng vây quanh nhà ga thưa thớt người. Những kiện hàng hóa được chuyển vội vã vào trong khoang máy bay. Gió thổi thốc nghe phần phật y như là đang trong mùa bão rớt. Lạnh tím môi. Một đoàn chừng hơn mười người bước chệch choạng lên sàn máy bay đứng ở hai bên thành, tay nắm chặt dây thòng phía trên cho khỏi ngã. Chúng tôi đang lên đường đi tiền đồn Dak Pek trong chương trình ủy lạo “Cây mùa Xuân chiến sĩ.”

Thông thường hằng năm gần giáp Tết âm lịch phòng Tâm lý chiến tiểu khu đều lo chuẩn bị người và tặng vật để đi ủy lạo một vài tiền đồn xa xôi tại địa phương, đặc biệt năm nay có sự phối hợp với Tòa hành chánh tỉnh và nhất là có sự tham gia đông đảo của các ca sĩ trong Ban văn nghệ Yaly vừa mới được thành lập trực thuộc cơ sở dân vận chiêu hồi tỉnh.

Sau phiên họp phân công tôi được cử làm trưởng đoàn đi Dak Pek là nơi xa nhất, sát biên giới Lào. Sở dĩ tôi được cử đi nơi nầy là vì hồi mới tái lập lại quận lỵ Dak Pek sau “Mùa Hè đỏ lửa”, Thiếu tá Vương Thế C. nguyên Trưởng phòng Nhân Dân Tự Vệ tỉnh được cử đi làm Quận trưởng có đề nghị với Trung tá Tỉnh trưởng xin cho tôi đi làm Phó quận với lý do là quận mới tái lập cần người năng nổ và am tường công việc. Nhưng không được vì về quân sự là Chi khu nhưng về phương diện hành chánh như một xã đông dân, do đó chỉ cần một Phái Viên hành chánh điều hành công việc với ngạch Thư ký là đủ. Nghĩ đến mối thâm tình năm xưa nên tôi cũng muốn nhân dịp nầy đi thăm Thiếu tá C. một chuyến… Đọc tiếp

Leave a comment