May-2023_w3

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: May 19, 2023

1

Nhìn lại ngày 30-4.

Chuyện ông Dương Văn Minh (Quyền rơm, vạ đá).

© Giao Chỉ Vũ văn Lộc.

Nguồn: © https://kontumquetoi.com (04/2023)

hinh-minh-hoa_DVMinh

DT Dương Văn Minh. © wiki

Tại sao ông lại ra nhận trách nhiệm vào 2 ngày sau cùng. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tướng Minh cũng theo đoàn tầu hải quân VNCH tách bến Sài Gòn ra đi đêm 29 tháng 4-1975. Nhưng ông quyết định ở lại chỉ để lãnh đòn thù trước mặt và sự sỉ nhục của bạn sau lưng. Theo lịch sử Pháp trong đệ nhị thế chiến thống chế Petain cam chịu nhục để làm bại tướng cứu Paris khỏi cơn binh lửa để 4 năm sau thủ đô chào đón De Gaule trở về trong vinh quang. Bây giờ gần 40 năm qua người cứu Sài Gòn không còn nữa mà sao chưa thấy ai đóng vai De Gaule trở lại thủ đô

Lời nói đầu: Từ suốt 38 năm qua, cứ đến 30 tháng 4 là mọi người đều nhắc đến câu chuyện tướng Dương Văn Minh đầu hàng với biết bao nhiêu là oán trách.

Riêng chúng tôi vẫn giữ trong lòng những suy nghĩ khác. Bây giờ sống trong thế giới tự do xin cho chúng tôi được giãi bày quan điểm khác biệt với quý vị. Từ năm 2000, nhiều hồ sơ về chiến tranh Việt Nam đã được giải mật. Các tin tức đã cho thấy dù quyết tâm chiến đấu ngay từ đầu năm 1975 và không có các quyết định chiến lược sai lầm thì số phận miền Nam cũng phải được giải quyết trong thời hạn một năm…

Đọc tiếp

Vài hàng về ông Vũ văn Lộc, nguyên đại tá QLVNCH. Công việc cuối cùng tại VN: Giám đốc PathFinder. Một tổ chức ngoại vi bộ Tổng Tham mưu trước 1975. Hiện vẫn còn làm giám đốc danh dự cơ quan IRCC và sáng lập Viet Museum tại San Jose. Bút hiệu Giao Chỉ, Vũ văn Lộc. Đến Mỹ 1975 ghi danh cử tri Cộng Hòa sau đổi ra Không đảng phái. Vì công việc tại cơ quan di dân và ty nạn CA nên chịu ảnh hưởng rất nhiều theo chính sách của Dân Chủ nhưng không hoàn toàn đồng ý tất cả (Quảng Ngãi Nghĩa Thục)…

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Ghi chú:

(✵) Chương trình Ra đi có Trật tự (ODP – The Orderly Departure Program) là một chương trình cho phép người tị nạn Việt Nam nhập cư vào Hoa Kỳ và các nước khác. Nó được thành lập vào năm 1979 dưới sự bảo trợ của Cao ủy Liên hợp quốc (UNHCR).

    – Chương trình Hoạt động Nhân đạo (HO – The Humanitarian Operation) bắt đầu vào năm 1989 với một thỏa thuận chính thức giữa Hoa Kỳ và Việt Nam liên quan đến các tù nhân chính trị của Việt Nam. Sau năm 1975, chế độ mới thành lập đã gửi một triệu quan chức quân đội Việt Nam từ miền Nam Việt Nam cũ đến các trại cải tạo, trên thực tế là các địa điểm lao động cưỡng bức… Nguồn @ East Asian Refugee Admissions Program (US Gov – 01/2000).

    ❖ Tản mạn về nhân vật lịch sử Dương Văn Minh (Trần Văn Chánh).‎‎ Trong lịch sử cận-hiện đại của Việt Nam nói chung và miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Genève 1954 nói riêng, trường hợp nhân vật lịch sử Dương Văn Minh (1916-2001) có lẽ khá đặc biệt, và không ít người đã coi ông là một vị tướng lãnh “có vấn đề”. Ông sống nói chung trong sạch, bề ngoài có vẻ luôn khiêm tốn hiền lành nhưng toàn tham gia những đại sự quân chính có tác dụng đảo chuyển hướng đi của lịch sử… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

   ❖ Mối thâm thù Thiệu – Kỳ làm Sài Gòn sụp đổ (Sean Fear, “The Feud That Sank Saigon”, The New York Times, 03/03/2017). Phật giáo đối đầu Công giáo. Người miền Bắc chống lại người miền Nam. Dân sự đụng độ quân sự. Nội đô khinh rẻ ngoại thành. Người Kinh bài xích người dân tộc thiểu số. Năm 1967, nhà nước chống cộng Nam Việt Nam là một chảo lửa chứa đầy những sự kình địch chồng chéo, thúc đẩy và làm trầm trọng thêm sự hỗn loạn chính trị đang phá hủy đất nước sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát năm 1963 trong một cuộc binh biến… Đọc tiếp @ nghiencuuquocte.org

    ❖ Sự ra đời chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh’ (Stephen B. Young, “The birth of -Vietnamization-” The New York Times, April 28, 2017). Ngày 14 tháng 10 năm 1966, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, người chịu trách nhiệm chính cho cuộc chiến chống cộng sản tại Nam Việt Nam, đã thừa nhận thất bại của mình. Chỉ hơn một năm trước khi ông chính thức từ chức Bộ trưởng, ông đã gửi một báo cáo dài đến Tổng thống Lyndon Johnson, khéo léo thừa nhận rằng ông và Lầu Năm Góc không có chiến lược nào để kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho Nam Việt Nam… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Cuộc chiến VN: Nhắc lại vai trò ‘cứu Sài Gòn’ của Tướng Dương Văn Minh (Phạm Cao Phong).‎‎ Gần nửa thế kỷ đã trôi qua sau ngày 30/4/1975, song những gì diễn ra trong thời khắc định mệnh của VNCH vẫn có những điều người Việt gần như coi là “đương nhiên xảy ra”, nhưng các nhà nghiên cứu nước ngoài lại có lý giải khác. Đó là câu hỏi cùng sự tiến quân của các đơn vị quân đội Bắc VN và lữ đoàn xe tăng tới tận Dinh Độc Lập, vì sao Sài Gòn thoát khỏi sự tàn phá, đổ vỡ ra sao… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Lạm bàn về chuyến đi Việt Nam của cựu Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ (Hồi Ký Võ Long Triều).‎‎ Hơn 50 năm nội chiến, 30 năm chia rẽ hận thù, đất nước Viện Nam đang ở trong tình trạng chậm tiến nhất thế giới, tuyệt đại đa số dân Việt Nam đang sống trong cảnh nghèo đói. Vậy những ai còn chút lương tri, có lòng yêu nước cũng phải động tâm nghĩ đến tương lai Việt Nam. Nguyễn Cao Kỳ cũng như bao nhiêu người khác có quyền tự do hành động theo sự suy nghĩ của mình. Nhưng bao nhiêu đó chưa đủ… ‎‎Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Trí thức Miền Nam sau 1975.‎‎ Sau ngày 30-4-1975, Chu Phạm Ngọc Sơn là một nhà chuyên môn hợp tác toàn diện với chế độ. Ông và một số nhà khoa học khác, thường không câu nệ khi nhận các đơn đặt hàng thực hiện những công trình “khoa học” phục vụ nhu cầu chính trị…

Những Giáo sư như Phạm Biểu Tâm, Lê Văn Thới thì mắng ngay: ‘Không có thứ khoa học nào gọi là khoa học chào mừng cả…’ Đọc tiếp @ NnQ

    ❖ Chuyện về nữ BS Dương Quỳnh Hoa! Vào khoảng cuối thập niên 70, Bà đã trao đổi cùng Ls Nguyễn Hữu Thọ: ”Anh và tôi chỉ đóng vai trò bù nhìn và chỉ là món đồ trang sức rẻ tiền cho chế độ. Chúng ta không thể phục vụ cho một chế độ thiếu dân chủ và không luật lệ. Vì vậy tôi thông báo cho anh biết là tôi sẽ trả lại thẻ Đảng và không nhận bất cứ nhiệm vụ nào trong chính phủ cả”. Và bà đã xin ra khỏi Đảng… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Tôi đào ngũ và bỏ chạy khỏi Đà Nẵng tháng 3-1975 (Nguyễn Tường Tâm) Người ta thường dùng chữ di tản, một từ tương đối đẹp để mô tả một hành động không đẹp: bỏ chạy, hay chạy làng. Tôi dùng nguyên chữ “Đào Ngũ và Bỏ Chạy” chỉ hành động hèn hạ của tôi, một sĩ quan trước đó đã từng cùng thuộc cấp và đồng đội lao vào tử địa, coi cái chết nhẹ tựa lông-hồng… Đọc tiếp @ danchimviet

2

Cuối năm “kể” chuyện Tam Quốc.

Red Cliff – Phim Đại chiến Xích Bích.

© Trúc Chi.

Nguồn: https://tranhuybich.blogspot.com (2021)

Redcliff-poster

Redcliff poster, © wiki.

Con gái tôi chìa cho tôi phần quảng cáo phim trong nhật báo Los Angeles Times:

– Có cái phim Tàu này, thấy họ quảng cáo trong TV nhiều lắm. Ba có muốn đi coi không?

Tôi nhìn vào trang báo, thấy hai chữ “Red Cliff” cỡ lớn, bên dưới có hai chữ Hán nhỏ hơn: Xích Bích.

– Ồ. Phim này thì phải đi xem mới được.

Lâu nay, tôi ít đi xem phim mới. Phần làm biếng. Phần nghĩ rằng chờ ít lâu, thuê video về coi cũng không muộn. Cái tuổi náo nức rủ bạn rủ bè chen lấn mà mua mấy tấm vé để xem cho kỳ được một phim có Gregory Peck hay Ingrid Bergman… cái tuổi ấy nó giã từ tôi đã lâu lắm rồi. Nó đã bỏ tôi mà xuôi về một chốn nào đó xa xôi lắm để mà nấp, mà ẩn náu sau cái đống năm tháng không ngừng chồng chất lên mớ tóc của tôi mỗi ngày lại bạc thêm vài sợi. Đã vậy, tình hình điện ảnh tôi cũng không theo dõi. Ngồi chung với bạn bè, câu chuyện nếu có đi vào lĩnh vực điện ảnh, tôi khám phá ra là mình mù tịt. Bèn dựa cột

Con tôi nó biết điều này. Nó biết tôi thuộc giới trẻ… hôm qua, nay ít quan tâm đến điện ảnh, nên thỉnh thoảng nó vẫn chỉ cho tôi một hai phim ăn khách. Mỗi lần như vậy, nó lại phải kiên nhẫn giới thiệu hãng sản xuất, đạo diễn và các “ngôi sao” trong phim. Vậy mà cũng vất vả lắm mới kéo tôi đến rạp chiếu bóng được. Lần này, thấy tôi không do dự, quyết định nhanh chóng, nó cười…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Red Cliff 2008 Full HD 1080p (YouTube)   @ Red Cliff

    ❖ Tam quốc diễn nghĩa (Phan Kế Bính dịch). Thế lớn trong thiên hạ, cứ tan lâu rồi lại hợp, hợp lâu rồi lại tan: như hết đời nhà Chu, bảy nước tranh giành xâu xé nhau rồi sau lại hợp về nhà Tần. Đến khi nhà Tần mất, thì Hán, Sở tranh hùng rồi sau thiên hạ lại hợp về tay nhà Hán… Đọc tiếp @ © TẠI ĐÂY

    ❖ Tiền Xích Bích phú (Tô Đông Pha – Bản dịch của Phan Kế Bính). Ngoài rằm tháng bảy mùa thu năm Nhâm Tuất, Tô tử cùng với khách bơi thuyền chơi ở dưới núi Xích Bích. Hây hây gió mát, sóng lặng như tờ, cầm chén rượu lên mời khách, đọc bài thơ Minh Nguyệt và hát một chương Yểu Điệu. Một lát, trăng mọc lên trên núi Đông Sơn, đi lững thững trong khoảng hai sao ngưu, đẩu. Khi đó sương toả trên mặt sông, nước trong tiếp đến chân trời. Tha hồ cho một chiếc thuyền nhỏ đi đâu thì đi, vượt trên mặt nước mênh mông muôn khoảnh. Nhẹ nhàng như cưỡi gió đi trên không, mà không biết là đi đến đâu… Nguồn @ © lediemchihue.com

    ❖ Vịnh Tiền Xích Bích (Nguyễn Công Trứ )

    ❖ Nhân một bài thơ, lạm bàn về âm nhạc (Huỳnh Ngọc Chiến).

    ❖ Xích Bích đại chiến. Hai tiếng “Xích Bích” chắc hẳn đã rất quen thuộc với người Việt Nam nhiều thế hệ. Xích Bích không chỉ là một trận chiến hào sảng, một bản anh hùng ca bi tráng ghi mốc lớn trong thế tam phân thời Tam Quốc; mà còn là đề tài quen thuộc trong thơ văn và mới đây là điện ảnh… Nguồn @ © ngoquangminh

3

Đọc “Thank You, America!”

Tháng Tư buồn, đọc “Thank You, America!” của Minh Fullerton.

© Trần Giao Thủy.

Nguồn: © https://petruskyaus.net (Viewed 04/2023)

bia-sach_thankyou-america

Hình bìa sách “Thank You America”. © Ảnh ondemandbooks.

“Thank you, America!” là tựa cuốn sách 164 trang khổ 5,5” x 8” (crown octavo) của tác giả Minh Fullerton do Lee M Vo phát hành giới hạn vào tháng Ba năm 2015 và giữ bản quyền.

Sách hiện nay do trang Espresso Book Machine phát hành và cũng được bán ở một số hiệu sách tại California, Michigan, Massachusetts, Utah, New York, Philadelphia…

Hình thức

Cuốn sách chia làm hai phần. Phần I là 17 truyện ngắn về mười năm (1975-1985), tác giả sống trong nhà tù (nhỏ) của cộng sản Việt Nam.

Bẩy truyện đầu cuốn sách – Đêm Thứ Ba mất ngủ năm 1975, Mẻ lớn, Chuyến đi vào bóng tối, Thử thách ngục tù phần 1, 2; Tận cùng đắy thẳm phần 1, 2 – là tự truyện về thân phận tù nhân của chính tác giả.

Chín truyện sau đó, tác giả viết về những mẩu chuyện và nhân vật khác xung quanh 10 năm tù của ông, từ truyện tù nhân báo cho thế giới bên ngoài biết độ tàn bạo của ngục tù cộng sản bằng một cách vô cùng sáng tạo, truyện bẻ cái “ăng ten” của cai ngục, rồi những chuyện cười ra nước mắt trong các cuộc thăm nuôi, và có thể có cả chuyện tình yêu trong tù cộng sản, truyện mẻ cá nhỏ, truyện chọn lầm lối ra, truyện người bốc mộ, truyện cây mận trên rừng, đoạn đầu của tình yêu đích thực khi tác giả vừa bước vào nhà tù lớn, rồi chuyện hai con vịt xấu xí…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Huyền thoại về Henry Kissinger (Thomas Meaney | Trần Giao Thủy).‎‎ Trong hơn sáu mươi năm, tên của Henry Kissinger đã đồng nghĩa với học thuyết chính sách đối ngoại được gọi là “chủ nghĩa hiện thực”. Seymour Hersh, trong “Cái giá của quyền lực” (“The Price of Power”, 1983), đã miêu tả Kissinger như một kẻ hoang tưởng không có gì nổi bật; Christopher Hitchens, trong “The Trial of Henry Kissinger” (2001), coi cuộc tấn công của ông như một bản cáo buộc truy tố Kissinger là tội phạm chiến tranh… Đọc tiếp @ dcvonline (18/11/2021)

   ❖ Bí mật vĩ đại cuối cùng của Chiến tranh Việt Nam (George J. Veith – Trần Giao Thủy dịch). Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, một đồng minh lâu đời của Bắc Việt, có thể đã tìm cách tạo ra một miền Nam Việt Nam trung lập vào năm 1975 và phủ nhận chiến thắng mà Hà Nội mong đợi từ lâu… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

   ❖ Sài Gòn thất thủ: nhìn lại ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc (Martin Woollacott – Trần Giao Thủy). Quân đội Bắc Việt tiến vào thủ đô Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, đánh dấu thất bại nặng nề nhất trong lịch sử quân sự Hoa Kỳ… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Châu Về Hiệp Phố (Song Nhị).‎‎ Có biết bao chuyện hợp tan trên đời – thương hải tang điền – xưa nay từng xé lòng bứt ruột thế nhân… Đọc tiếp @ NnQ

    ❖ Những Kẻ Đứng Bên Lề (Nhật Tiến). Hơn một năm nay, từ ngày theo dõi bài vở trên quí báo, tôi chưa bao giờ thấy quí báo đề cập đến một thành phần khác biệt trong cộng đồng. Đó là những người ra đi tị nạn từ phía bên kia… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P1).

Leave a comment