Feb-2023_w4

✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Feb 24, 2023

1

Ký Giả Thể Thao Huyền Vũ.

© Văn Quang.

Nguồn: cafevannghe (11/05/2012)

ky-gia-Huyen-Vu

Ký giả thể thao Huyền Vũ Nguyễn Ngọc Nhung. © Ảnh dcv.online.

Nghe Huyền Vũ tường thuật mới đúng là “vừa được nghe, vừa được xem đá banh”. Đã từ lâu tôi vẫn đinh ninh rằng “ai cũng có thể thay thế được, dù cho đó là một thiên tài”. Nhưng đến hôm nay thì tôi nghĩ khác: “vừa có một người mất đi mà không ai thay thế được”. Đó không phải là ý kiến của riêng tôi, mà là ý kiến của hầu hết những người còn ở lại Sài Gòn tôi vừa gặp. Kể cả người có tuổi và người trẻ tuổi, người có thích coi đá banh hay không. Tôi nói thế hẳn bạn đọc đã biết là nói về ai rồi. Không là ông Huyền Vũ thì không thể là ai khác trong phạm vi này.

Chắc chắn đến hôm nay, nhiều bạn đọc đã biết tin ông Huyền Vũ từ trần vào lúc 01 giờ 56′ ngày 24 tháng 8 năm 2005 tại Hampton – Virginia, Hoa Kỳ. Và cũng chắc chắn đã có khá nhiều bài viết về ông Huyền Vũ. Nhưng người ở Sài Gòn thì chưa chắc đã có ai viết về sự kiện này. Tuy nhiên, cũng không phải vì thế mà tôi viết về ông, tôi viết vì có một bổn phận thôi thúc phải viết, một tiếng nói của người hiện còn đang sống ở Sài Gòn tưởng nhớ và thương tiếc ông. Tôi không là đại diện cho ai cả, tôi viết với tính cách của một “fan” hâm mộ ông cùng với một số bạn bè tôi, với nỗi tiếc thương vô hạn…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Một chút về Huyền Vũ 1914-2005 (ThuyVi)

Tên thật Nguyễn Ngọc Nhung, tự Huyền Vũ
– Sanh ngày 1/10/1914 tai Phan Thiết
– Đến Mỹ và định cư ở Newport News, Virginia năm 1975
– 1976-1981: Làm việc cho hãng NOLAND về Data Processing.
– 1988: Đậu bằng Cữ Nhân về Political Science ở Đại Học Christopher Newport University (CNU) Newport News, Virginia.
– 1988: Ra mắt hồi ký “Tôi làm Ký Giả Thể Thao”
– 1999: Duyệt lại và tái bản hồi ký “Tôi Làm Ký Giả Thể Thao.”

Thân mời đọc thêm @ https://cafevannghe.wordpress.com

    Cái Muỗng… (Văn Quang).

    Cầu thủ Việt Nam Cộng hòa (Nguyễn Ngọc Chính).

    Vài nét về ký giả Huyền Vũ (VOA).

    Ký Giả Thể Thao Huyền Vũ – Vua “Nói” Về “Quả Da” Ở Sài gòn!

    ❖ Vua Đá Nói Huyền Vũ: Nhà Báo Làm Đẹp Văn Chương Thể Thao. (Phan Thanh Tâm).

    ❖ Làng túc cầu Sài Gòn xưa và ký ức về Huyền Vũ – bình luận viên trực tiếp truyền thanh trước 75.

    ❖ Trích đoạn từ Hồi-ký: Tôi Làm Ký-Giả Thể-Thao – Huyền Vũ.

    ❖ Tôi Tiễn Đưa Ký Giả Huyền Vũ (Phạm Trần).

2

Sơ lược lịch sử Campuchia…

từ lập quốc đến thời cận đại (Trích từ “Chiến Tranh Đông Dương III – P1 – Hoàng Dung)

© Hoàng Dung.

Nguồn: vnthuquan.net (Viewed 25/01/23)

indochina-war-book

Hình bìa sách CTĐD III. © Ảnh amazon

Lịch sử Việt nam từ khi lập quốc đã luôn luôn có những quan hệ thăng trầm với Trung hoa. Văn minh Trung hoa đã ảnh hường nhiều đến dân tộc Việt nam trong cả thời kỳ bị đô hộ hay thời kỳ độc lập. Do đó, người Việt nam đã biết nhiều về văn hoá cũng như lịch sử của Trung hoa, nhưng đã rất mù mờ về hai quốc gia lân bang khác ở phía tây là Lào và Campuchia, chỉ vì hai quốc gia này đã không gây nhiều ảnh hưởng đến an ninh lãnh thổ cũng như nếp sống văn hoá xã hội của Việt nam.

Một trong những nguyên nhân sâu xa đưa đến cuộc chiến tranh Đông dương thứ ba hay cuộc chiến tranh hậu chiến là mối thù hận lâu đời của người Campuchia đối với người Việt. Mối thù hận này, ít có người Việt nào để ý đến nhiều, mặc dù đã kéo dài suất trong lịch sử mấy trăm năm nay, kể từ khi Việt nam đã thôn tính xong nước Chiêm Thành, và trở nên một lân quốc của Campuchia.

Cũng như lịch sử Việt nam, nguồn gốc lập quốc của Campuchia rất mơ hồ. Người ta chỉ biết tại vùng đất trước kia từng thuộc Campuchia đã có người sinh sống từ hai ngàn năm trước Tây lịch. Quốc gia đầu tiên được biết đến ở phần đất này là Phù Nam, khi thứ sử Giao Châu là Sĩ Nhiếp năm 220 báo cáo về triều đình Đông Hán là đất Giao Châu (Việt nam hồi đó) bị quân Lâm ấp (sau là Chiêm Thành) và Phù Nam quấy nhiễu. Năm 245, vua Tàu nhà Hán có gửi một sứ bộ đến Phù Nam. Một trong những sứ giả là Khang Thái, khi về nước đã viết về quốc gia này. Theo ông, người sáng lập ra vương quốc là vua Kaundinya. Ông đến từ Ấn độ, đánh bại nữ hoàng Liệu Yeh rồi kết hôn với bà này. Tuy nhiên, cũng như người Việt từng tự hào là con rồng cháu tiên, người Khmer cũng huyền thoại hoá lịch sử của họ. Trên một bia dá tìm thấy ở Phú Yên, có khắc một chuyện thần tiên, trong đó kể lại vua Kaundinya có một cây thương thần và đã kết hôn với con gái của thần rắn Nga. Do đó mà về sau, thần rắn trở nên một biểu tượng cho nguồn gốc thần thánh của dân tộc Campuchia…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Biên Giới Việt Miên.‎‎ Thế nào là “đường biên giới”? Quan niệm “biên giới – frontière, boundary” trên tinh thần công pháp quốc tế là một quan niệm rất mới, chỉ có từ đầu thế kỷ 20, sau khi quan niệm “quốc gia – Etat” được thành hình. Theo đó, đường biên giới được định nghĩa như là “vỏ bao bọc liên tục một tập hợp không gian của một quốc gia”, là “điểm chấm dứt thẩm quyền quốc gia về lãnh thổ”. Học giả Michel Foucher trong tập “Fronts et Frontières” (Tiền tuyến và Biên thùy) có nói rằng: “Phải có hai bên mới vẽ được đường biên giới…”

    ❖ Nguồn gốc hành động chống người nhập cư Việt Nam của Campuchia.

    ❖ Phật giáo du nhập và phát triển ở vương quốc Phù Nam

    Khmer Đỏ và nạn diệt chủng Campuchia trước khi VN đem quân sang.

    ❖ Sức quyến rũ kỳ lạ của những thành phố đã mất trong huyền thoại Angkor.

    ❖ Bí mật về sự trỗi dậy huy hoàng rồi suy tàn đổ nát của đế chế Angkor.

    ❖ Nam Kỳ Không Phải Là Đất Thủy Chân Lạp (Giáo Sư Lâm Văn Bé).

    ❖ Vương quốc Phù Nam (Dang Anh Tuan).

    ❖ Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử.

‎‎

3

Một năm chiến tranh Ukraina:

Nước Nga và nghịch lý mang tên Vladimir Putin!

© Thùy Dương.

Nguồn: © RFI (Điểm Báo 18/02/2023)

kgb-putin-1980

Putin in the KGB, c. 1980. © Ảnh wiki

Báo L’Express ra số đặc biệt “Một năm chiến tranh”: Trên nền trang nhất màu cờ Ukraina xanh – vàng, với hình bàn tay nắm chặt và cánh tay giơ cao, là hàng tựa ngắn ngọn “Ukraina phải chiến thắng.” L’Obs tự nhủ “Kỷ nguyên chiến tranh: Sau 1 năm, cuộc xung đột Ukraina đi về đâu?” Le Point trên trang nhất cũng đặt câu hỏi “Ukraina: Điều tồi tệ sắp xảy ra?” và nhận định vũ khí có thể làm thay đổi tất cả.

8 kịch bản chiến tranh

Khác với L’Express và L’Obs, không dành số đặc biệt với 40-50 trang mỗi báo cho hồ sơ chiến tranh Ukraina, Le Point quan tâm đến nhiều chủ đề dàn trải: cải tổ hưu trí ở Pháp, thành tích của tổng thống Biden đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, “một Putin mà chúng ta không muốn thấy,” hiện tượng chemsex – sử dụng ma túy trong khi quan hệ tình dục, xu hướng không muốn đi máy bay ở giới trẻ… Đọc tiếp TẠI ĐÂY

Feb-2023_w3

✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Feb 17, 2023

1

Thương quá Sài Gòn ngày trở lại.

(Phần 12)

© Nguyễn Minh Nữu.

Nguồn: tranthinguyetmai wordpress (18/11/2019)

bia-sach-thuong-qua-saigon

Bìa sách Thương quá Saigon. © Ảnh petruskyaus.files

Tôi đang ngồi ở một quán cà phê ven con lộ vắng chạy cong cong theo bờ kênh Tẻ. Đây là quán thứ ba kể từ buổi trưa nay. Tôi loanh quanh trên con lộ mới này, gọi là mới, vì tôi đoán chừng con lộ và cả khu dân cư này được xây dựng chưa tới hai mươi năm. Năm 1995, trước khi tôi rời Saigon, thì nơi đây vẫn còn là cánh đồng mênh mông cỏ lác.

Ngày mai tôi lại xa Saigon rồi. Ba mươi ngày sống với ngờm ngợp bằng hữu, sống tung tăng với bờ cây góc phố xưa, chạy xe gắn máy một mình loanh quanh hết đường này qua ngõ nọ, nơi đâu cũng bát ngát những kỷ niệm, những ân tình ngày xưa gieo xuống, sống tận cùng mỗi khoảnh khắc khi thức dậy buổi sớm mai, và kể cả khi nằm ngủ để hiểu được rõ rằng mình không đi tìm cái gì hết, mà thực sự là về để được sống với một thời quá khứ. Ngày chót trước khi rời Saigon, tôi không giữ một cuộc hẹn nào với các thân tình, mà muốn một mình tận hưởng được sống với chính mình.

Tôi sinh ra ở Hà Nội, mà lớn lên ở Saigon. Vùng đất sống dài lâu nhất là khu vực giáp ranh quận Năm với quận Nhất – khu vực chân cầu chữ Y – sau đó vượt qua dòng Kênh Tàu Hủ, và sống ven dòng Kênh Tẻ. Kênh Tàu Hủ và Kênh Tẻ là hai dòng kênh song song, chính giữa là quận Tư. Còn bây giờ, tôi ngồi đây là bên kia dòng kênh Tẻ. Cùng bắt nguồn từ sông Saigon, Kênh Tàu Hủ chạy dọc theo quận Nhất, cùng với Kênh Tẻ chảy song song vào đến ranh giới quận Năm thì gặp nhau tại ngã ba sông có cầu Chữ Y, hai con kênh nhập lại thành một chạy về phía tây, chạy tuốt xuống Long An và chảy ra sông Vàm Cỏ Đông. Kênh Tẻ lớn hơn kênh Tàu Hủ. Theo Saigon Năm Xưa của cụ Vương Hồng Sển, con kênh này được đào từ năm Kỷ Mão 1819 thời vua Gia Long, và người chỉ huy việc đào kênh là Huỳnh Công Lý, nhạc phụ của vua Minh Mệnh. Khi kênh đào xong được đặt tên là An Thông Hà. Nhân vật Huỳnh Công Lý này khá đặc biệt. Nguyên do là khi vua Gia Long gần mất, có ý muốn lập tự quân là người nối ngôi, triều đình chia thành hai phe, một phe đề nghị lập hoàng tôn là con của hoàng tử Cảnh đã mất, một bên muốn lập một vị vua lớn tuổi hơn để giữ giềng mối. Cuối cùng, Gia Long nghiêng về phía lập con lớn tuổi nối ngôi là Minh Mạng…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    Sài-Gòn, Ngày Trở Lại (Nguyễn Vy Khanh). Sau biến cố 30-4-1975, chúng ta đã lần lượt ra đi và đã bỏ lại tất cả – chúng ta đã mất tất cả và nhất là đã đành đoạn mất quê hương, đất nước như không còn lựa chọn khác. Và nỗi nhớ quê hương đã là tâm trạng chung, như Võ Phiến đã từng viết: “người ta nhớ nhau không nhớ vì cái lỗi lạc, lại e rằng chính nhớ nhau vì cái nhảm nhí…

    Con Trai Của Thủy Thần (Nguyễn Minh Nữu).

    Hà Nội Thứ Tư

    ❖ Milano – Sài Gòn: Đang Về Hay Sang?

    ❖ 42 năm sống ở Mỹ: Được gì, mất gì? (GS Lê Thanh Hoàng Dân)‎‎.

    ❖ Chuyện cổ tích ở bến Bình Đông (Nguyễn Minh Nữu).

2

Đường Biên Giới Việt Miên

Việc bội ước của Cộng sản Việt Nam (Trương Nhân Tuấn – Báo Tiếng Dân)

© Trương Nhân Tuấn.

Nguồn: Báo Tiếng Dân (19/02/23)

viet-campuchia-map

Biên giới Việt Nam–Campuchia. © Ảnh tapchigiaothong.

Chiến tranh với Campuchia cuối năm 1978, cũng như chiến tranh với Trung Quốc tháng 2 năm 1979, nguyên nhân đến từ việc bội ước của CSVN.

Vấn đề Campuchia: Rắc rối về “đường biên giới hiện trạng”

Thế nào là “đường biên giới”? Quan niệm “biên giới – frontière, boundary” trên tinh thần công pháp quốc tế là một quan niệm rất mới, chỉ có từ đầu thế kỷ 20, sau khi quan niệm “quốc gia – Etat” được thành hình. Theo đó, đường biên giới được định nghĩa như là “vỏ bao bọc liên tục một tập hợp không gian của một quốc gia”, là “điểm chấm dứt thẩm quyền quốc gia về lãnh thổ”. Học giả Michel Foucher trong tập “Fronts et Frontières” (Tiền tuyến và Biên thùy) có nói rằng: “Phải có hai bên mới vẽ được đường biên giới.”

Trường hợp biên giới Việt Nam – Cambodge (sau này là Campuchia), biên giới thực ra chỉ có “một bên” đứng ra hoạch định: Pháp. Đó là đường biên giới “thuộc địa”. Đường biên giới (thuộc địa) này, đáng lẽ sau khi hai bên thiết lập lại nền độc lập, trở thành đường biên giới “quốc tế” theo tinh thần “uti possidetis” của công pháp quốc tế. Nhưng ông hoàng Sihanouk đã không nhìn nhận cơ sở pháp lý này và yêu cầu Pháp trả lại lãnh thổ Nam kỳ (lục tỉnh) cũng như đảo Phú Quốc về phía Cambodge. Biên giới của Sihanouk là “biên giới lịch sử”, nhưng ông đã bỏ qua giai đoạn lịch sử dưới triều Minh Mạng, lãnh thổ Cambodge đã thuộc về Việt Nam…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử.‎‎

    ❖ Về sự hình thành đường biên giới Việt Nam-Campuchia (Trương Nhân Tuấn – Vũ Đức Liêm)

    Việc cắm mốc biên giới VN-Campuchia sẽ sớm đạt 90%. Việt Nam và Campuchia có đường biên giới dài 1.270 km; công tác cắm mốc biên giới giữa hai nước bắt đầu vào năm 2006…

    Biên giới Việt Miên lại xảy ra lộn xộn!

    ❖ Bí mật về sự trỗi dậy huy hoàng rồi suy tàn đổ nát của đế chế Angkor.

    ❖ Nam Kỳ Không Phải Là Đất Thủy Chân Lạp (Giáo Sư Lâm Văn Bé).

    ❖ Vương quốc Phù Nam (Dang Anh Tuan).

3

Bạo lực, biến động và sự rạn nứt miền Nam Việt Nam, 1945-54.

© Giáo sư Shawn McHale.

Nguồn: BBC (30/08/22)

vietnam-geneve-54

The partition of French Indochina that resulted from the Conference. © Ảnh wiki

Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được 5 nước ký kết, trong đó có Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp. Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, còn được gọi là Kháng chiến chống Pháp, kết thúc.

Việt Nam tạm thời bị chia thành hai phần, với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) do phe cộng sản lãnh đạo ở phía bắc và Quốc gia Việt Nam không cộng sản ở phía nam. Ngay sau khi được tin này, Trần Bạch Đằng, một trí thức cộng sản, đảng viên kháng chiến ngầm ở lại miền Nam, đã lên đường vào Sài Gòn. Ông cảm thấy mất phương hướng. Ông viết ra những lời xúc động trong cuốn Kẻ sĩ Gia Định (NXB Quân Đội Nhân Dân, 2005), 19-20:

“Sau ngày 20 tháng 7 năm 1954, tôi bùi ngùi từ giã vùng giải phóng Khu 9, nơi mà tôi sống và làm việc nhiều năm, về Sài Gòn. Tôi bước chân lên chợ Phụng Hiệp vào một buổi sáng. Bên kia sông là vùng giải phóng. Phía tay mặt chợ là trụ sở Uỷ ban Liên hiệp, ngọn cờ Tổ quốc đang bay. Phụng Hiệp tuy nhỏ nhung rất náo nhiệt. Đối với tôi, cái gì ở đây cũng xa lạ cả. Cảnh bến xe càng ồn ào hơn, người lên xe, xuống xe, đi lại rầm rập. Từ bờ sông lên, tôi phải qua mặt nhiều ngưởi và khi qua mặt họ tôi có cảm giác lạnh lạnh ở gáy, như là bị những con mắt tò mò nhìn xỉa xói. Trèo lên xe, tôi liếc người kế bên. Đó là một thanh niên, đeo kiếng đen “Tay nầy có vẻ một lính kính,” tôi nghĩ bụng. Đằng sau tôi là những ai? Tôi mấy lần định quay lại nhìn, nhưng tôi thôi… Những suy tính lung tung ấy làm tôi bứt rứt. Xe chạy vụt qua bao nhiêu xóm, chợ tôi không nhớ. Cảm giác chung là khi xe chạy qua hết những khúc lộ bị phá hoại, bắt đầu đến đoạn tốt, xe không xốc nữa, tôi thấy hình như mình xa Khu 9 hơn và thấy bơ vơ hơn…”

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Hiệp định Paris 1973 của Kissinger

‎‎

    Hiệp Định Geneve 1954 (LS Lưu Tường Quang).

    Nỗi Buồn Tháng 8… (Nguyễn Thượng Long)

    ❖ 30/04/1975: Dinh Độc Lập và cuộc chuyển giao không ký văn bản (Phạm Cao Phong, “Lẽ ra VNDCCH đã sở hữu đầy đủ giấy tờ chuyển giao quyền lực, quyền tài phán, quan hệ ngoại giao với 77 quốc gia, quyền kế thừa VNCH về phương diện quốc tế thì họ có quyền đòi lại những máy bay, tầu thuyền sở hữu của VNCH chạy đi sau biến cố 30/4/1975. Những sở hữu, bất động sản kể cả những tài khoản ký gửi tại các ngân hàng ngoài nước đã tuột khỏi tay người chiến thắng vì họ không mang vũ khí pháp luật trong cuộc hành quân. Họ đã ngạo mạn không chịu ký bàn giao VNCH với Tướng Minh ngày ấy!”)

‎‎

Feb-2023_w2

✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Feb 10, 2023

1

Thung lũng tử thần

Phần 1

© Vũ Ánh.

Nguồn: @ traitrunggioi1 blogspot.com (15/03/2014)

hinh-sach-TLTT-VuAnh

Thung Lũng Tử Thần, Hồi Ức Một Người Tù Cải Tạo – Tác giả Vũ Ánh (Người Việt Books xuất bản lần thứ nhất tại Hoa Kỳ, 2014). © Ảnh uyennguyendotnet

Hồi đầu năm, cháu nội tôi, Catherine Vũ, 11 tuổi, hỏi bố nó: “Tại sao ông nội bị tù, có phải ông nội phạm tội hình sự không?” Con trai tôi cũng chỉ trả lời đại khái, là sau khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản, nhà cầm quyền bắt tất cả các cựu sĩ quan quân đội và cựu công chức từ cấp chỉ huy thấp nhất đến cao cấp nhất, đẩy vào các trại cải tạo để trả thù.

Năm nay con trai tôi đã ngoài 40, nhưng không thể nào giải thích chi tiết với con gái nó về những gì đã xảy ra cho ông nội và những người bạn tù khác của ông nội đằng sau những cánh cổng nhà tù ấy.

Thực ra, lúc tôi vào tù cải tạo, con trai tôi mới 6 tuổi, và khi tôi trở về từ nhà tù thì nó đã là một thanh niên 19 tuổi, nằm trong danh sách những thanh niên không được đặt chân vào ngưỡng cửa đại học vì cái lý lịch của tôi. Ðó là lý do tại sao tôi viết loạt bài này. Tôi hy vọng đây là lời giải thích, cũng là lời nhắc nhở với thế hệ thứ hai và thứ ba của, không những người Việt Nam tị nạn ở hải ngoại, mà còn ở trong nước, để họ đối chiếu và so sánh khi cần.

Ngày nay, chế độ lao tù ở Việt Nam có thể đã có nhiều thay đổi, nhưng tôi tin rằng mục tiêu của chế độ này cũng vẫn dựa trên nền tảng cũ: đàn áp và tiêu diệt khả năng đối kháng của con người trong chế độ toàn trị ở đất nước ấy. Tuy nhiên, tôi vẫn nhấn mạnh rằng loạt bài này chỉ phản ảnh cách nhìn của riêng tôi về một giai đoạn lao tù đặc biệt sau ngày miền Nam Việt Nam thất trận. Tôi viết là viết cho thế hệ con cháu tôi và chia sẻ với thế hệ con cháu của những bạn đồng tù khác, chứ không phải là bản lên tiếng, lên án hay cáo trạng gì cả, và tôi không phản đối những cách nhìn khác, (Nhà Báo Vũ Ánh).

Đọc tiếp… @ TẠI ĐÂY

2

Già khú đế!

© Song Thao

Nguồn: © Du Tử Lê (21/05/2022)

nguoi-gia

Ảnh minh họa, © luanhoan.net

Bạn bè tôi, bỏ rẻ cũng đã tám chục niên kỷ. Người đời bảo già rồi. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc chơi ác hơn. Trong bài viết “Già… Khú Đế”, ông luận như ri: “Già khú là giai đoạn một, thêm một bước nữa thì gọi là “già khú đế”. Khú, từ điển tiếng Việt bảo là “để thâm lại và có mùi hôi”, thí dụ dưa khú, tức là một thứ dưa để lâu quá, sắp hư. “Khú đế” là “vua” của khú, hơn hẳn các khú”.

Tám chịch hay hơn nữa có phải là già khú đế không, hình như không ai trong chúng tôi nghĩ như vậy tuy mỗi lần tụ họp với nhau là một kịch bản khác. Gần như toàn thể chúng tôi đều là những vận động viên môn thể dục dụng cụ. Ông thì chơi gậy thường, ông gậy bốn chấu, ông chơi môn đẩy cái walker, có ông chơi nguyên chiếc xe lăn. Kềnh càng như vậy nhưng vẫn vui vì còn được nhìn thấy nhau. Già đâu mà già! Tuổi chỉ là những con số!

Theo phép lịch sự đương đại, người ta không nên hỏi tuổi một phụ nữ. Tôi muốn thêm vào một chút: người ta cũng không nên hỏi tuổi một người cao tuổi. Phiền phức cho các bậc quân tử lắm. Ngày xưa ngài Nguyễn Công Trứ khi bị gái nhí hỏi tuổi đã lách: ngũ thập niên tiền nhị thập tam. Năm chục năm trước tớ hăm ba!

Bậc con cháu của Uy Viễn Tướng Công ngày nay là ông Hoàng Lộc còn tổ cha hơn tiền nhân:

cứ muốn chơi ngon hơn ngài Nguyễn Công Trứ
bảy ba tuổi lập thiếp mà kể vô
ta tám mươi còn lăm le cưới vợ
một đời tròn vẫn ngạo nghễ trượng phu!

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Đi Gặp Nguyễn Trãi.

Tonton Mỹ.

Nhạc Bolero.

Chữ.

Làm sao biết cha mẹ đã… già?

3

Ukraina nên tái chiếm Crimée!

đàm phán lúc này là sai lầm!

© Thụy My.

Nguồn: © RFI (04/02/2023)

chim-cu-dove

Vụ nổ nghiêm trọng tại cầu Kerch ở Crimea hôm 8/10, © Ảnh BBC

Theo tướng về hưu Ben Hodges của Mỹ, nếu Ukraina đàm phán với Nga vào lúc này sẽ là dại dột, vì đang có khả năng tái chiếm Crimée. Matxcơva không bao giờ chịu trả lại bán đảo quan trọng này, và một khi Crimée còn trong tay Nga, Ukraina khó thể thắng được cuộc chiến. Ông đề nghị phương Tây giúp vũ khí tầm xa, thay vì thúc hối Kiev thương lượng.

Trang nhất L’Obs tuần này được dành cho “ChatGPT và chúng ta: Trí thông minh nhân tạo đã thay đổi cuộc sống của ta như thế nào?” L’Express nói về thời sự nước Pháp, chạy tựa “Vì sao tổng thống Macron phải cảnh giác trước bà Le Pen,” thủ lãnh đảng cực hữu. Le Point cảnh báo nguy cơ tổ chức Nhà nước Hồi giáo quay lại. Courrier International ra số đầu tiên khởi đầu một tháng đặc biệt mang màu sắc Ukraina, chạy tựa lớn “Chiến tranh sẽ còn đi đến đâu?”

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

– Tướng Valerii Fedorovych Zaluzhnyi (sinh ngày 8/7/1973) là một vị tướng bốn sao Ukraine, từng là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine kể từ ngày 27/07/2021. Ông cũng đồng thời là thành viên của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine.
– Các thỏa thuận Minsk: Nghị định thư Minsk (Minsk I) và Thỏa thuận Minsk (Minsk II). Nghị định thư Minsk được các đại diện của Nhóm liên lạc ba bên về Ukraina (gồm Nga, Ukraina và Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu, OSCE) ký ngày 05/09/2014 tại Minsk, thủ đô Belarus, nhằm chấm dứt thù nghịch trong vùng Donbass. Trước tình hình căng thẳng tái bùng phát và thất bại của Minsk I, thỏa thuận thứ hai đã được ký ngày 12/02/2015, vẫn tại thủ đô của Belarus, nên được gọi là tắt Minsk II, còn tên đầy đủ là ‘Tập hợp các biện pháp để áp dụng Các Thỏa thuận Minsk.’ Mục tiêu vẫn không thay đổi: Giảm căng thẳng ở Donbass qua việc tuân thủ lệnh ngừng bắn ký ngày 05/09/2014.

Các giới hạn đối với không phận của một quốc gia là gì? Có một ranh giới được quốc tế chấp nhận gọi là Đường Kármán (The Kármán Line: Earth ends and outer space starts at the Kármán line, some 62 miles (100 kilometers) above the planet’s surface.) ở độ cao 62 dặm (100 km). Khinh khí cầu này ở dưới mức đó, vì vậy nó hoàn toàn, chắc chắn là trong không phận Hoa Kỳ… Đọc tiếp @ The Conversation

    Hải quân Hoa Kỳ đang tiến hành trục vớt mảnh vỡ của khí cầu do thám Trung Quốc.

    Khinh khí cầu gián điệp.

    ❖ Diều hâu tự do (Liberal hawks) so với bồ câu hiện thực (Realist doves): ai đang chiến thắng trong cuộc chiến ý thức hệ về tương lai của Ukraine? (Robert G. Patman – University of Otago)‎‎.

    ❖ Đài Loan và công nghệ chất bán dẫn.

Feb-2023_w1

✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Feb 03, 2023

1

Bát Nhã Tâm Kinh.

© Huy Văn.

Nguồn: © https://damau.org (06/10/2022)

anh-minh-hoa-truyen-huy-vani

Ảnh minh họa. © damau.org

Lời tòa soạn: Đây là chương đầu trong “Dâu Bể Trùng Phùng”, là Tập II của cuốn “Truyện Dài Chiến Tranh Bên Cạnh, Tình Yêu” của Huy Văn.

Chỉ mới lơi tay quạt, chợp mắt được chút xíu, tôi giật mình thức giấc vì tiếng kêu của một đàn muỗi đói đang rình rập gần đâu đó. Những con muỗi tinh ranh quỷ quái, chỉ chờ tôi ngừng tay là chúng lẹ như chớp, hè nhau đáp xuống hút máu của tôi và Cúc rồi bay mất tiêu, để lại những mụn đỏ ngứa ngáy trên tay trên cổ. Không muốn bị muỗi đốt, tôi chỉ còn một cách duy nhất là thức để quạt muỗi chờ trời sáng. Càng chờ, thời gian như càng dài ra, một giờ trôi qua mà tôi tưởng như một năm. Để giết thời giờ, tôi nhìn cây kim dài bò chầm chậm quanh mặt kính nơi cái đồng hồ đeo tay của mình, rồi đếm theo từng tiếng tích tắc âm vang trong đêm khuya vắng lặng. Cuối cùng vì mệt mỏi quá sức, tôi thiếp đi lúc nào không biết, mặc cho lũ muỗi đói tha hồ hút máu.

Chập chờn trong giấc ngủ nửa mê nửa tỉnh, tôi mơ hồ nghe tiếng chuông chùa nương theo cơn gió thoảng, vang đến bên tai…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Ngày về từ núi rừng Hiệp Đức.

    Trong Cơn Hấp Hối.

    Trước Ngày Nhập Cuộc.

    ❖ Đêm Giã Từ Sàigòn.

    ❖ Trên đồi Tăng Nhơn Phú.

    ❖ Văn chương Phùng Nguyễn – Vài kỷ niệm.

2

của Elon Musk đã thay đổi cuộc chiến trên mặt đất như thế nào!

© Christopher Miller, Mark Scott and Bryan Bender

Nguồn: @ Politico (Viewed 13/01/2023 – Máy dịch Google)

starlink-disk

Starlink antenna dish (user terminal), assembled, 2021. © Ảnh wiki

Từ các cuộc tấn công bằng pháo binh đến các cuộc gọi Zoom, dịch vụ internet của tỷ phú công nghệ đã trở thành cứu cánh trong cuộc chiến chống lại Nga.

Nó không chỉ là về thông tin liên lạc quân sự. Những người khác trong lữ đoàn cơ giới số 93 của Ukraine cho bạn bè và gia đình biết rằng họ an toàn thông qua các tin nhắn vệ tinh được mã hóa hàng ngày sau khi mạng điện thoại di động địa phương bị cắt đứt vài tuần trước trong các cuộc pháo kích dữ dội.

Trong thời gian chết, Oleksiy và các đồng đội của mình theo dõi những phát triển mới nhất trong cuộc chiến thông qua kết nối internet của Starlink và – khi có thời gian tạm lắng giữa các cuộc đấu pháo – chơi “Call of Duty” trên điện thoại thông minh của họ trong khi trú ẩn trong boongke và đứng bên cạnh để ra lệnh.

“Cảm ơn bạn, Elon Musk,” Oleksiy nói ngay sau khi đăng nhập qua các vệ tinh của Starlink để phát hiện ra chính quyền Biden sẽ gửi tên lửa tầm xa cho quân đội Ukraine trong cuộc chiến với người Nga.

“Đây chính xác là những gì chúng tôi cần,” ông nói thêm liên quan đến tên lửa…

Đọc tiếp

© Thụy My

Nguồn: @ RFI (07/01/2023)

starlink-router

Starlink WiFi Router. © Ảnh wiki

Starlink đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc kháng chiến chống xâm lăng của Ukraina. Với hệ thống này, người lính tác chiến linh hoạt hơn trong chiến tranh hiện đại, địch không gây nhiễu được thiết bị, vệ tinh Starlink khó thể bị bắn hạ vì biết điều chỉnh quỹ đạo. Các vệ tinh của Elon Musk đã giúp xoay chuyển tình thế, tại một đất nước mà mạng điện và viễn thông thường xuyên bị Nga đánh phá.

Hệ thống Starlink của tỉ phú Musk đã thay đổi cuộc chiến ở Ukraina

Cũng về Ukraina, The Economist dành nhiều giấy mực để nói về Starlink: “Làm thế nào các vệ tinh của Elon Musk có thể cứu vãn Ukraina và làm thay đổi cuộc chiến”. Đó là một trong những kỳ quan thế giới, hay đúng hơn, là bên ngoài thế giới. Thiên hà Starlink hiện có 3.335 vệ tinh đang hoạt động, chiếm phân nửa tổng số vệ tinh của cả thế giới. Trong nửa năm qua, cứ mỗi tuần trên 20 vệ tinh mới được phóng lên, cung cấp internet tốc độ cao cho 45 nước, với 1 triệu người thuê bao. Đa số giao dịch hiện ở Ukraina: Starlink đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc kháng chiến chống xâm lăng của Kiev…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Starlink của Elon Musk trở nên vô giá như thế nào đối với nỗ lực chiến tranh của Ukraine (Kurt Vinion).

‎‎

    ❖ Killing Starlink! Truyền thông Nga cho biết cần hơn 4000 tên lửa để tiêu diệt dịch vụ Starlink; Các chuyên gia nói ‘Nhiệm vụ bất khả thi’

    ❖ Chiến tranh Ukraina: Nga dọa “tấn công” vệ tinh thương mại của Mỹ và đồng minh.

    ❖ Tên lửa chống vệ tinh: Điểm cốt lõi trong học thuyết quân sự Nga.

‎‎

    ❖ Sông Mêkông: Mỹ loan báo dùng vệ tinh giám sát đập thủy điện của Trung Quốc.

‎‎

    ❖ Trung Quốc muốn triệt hạ hệ thống vệ tinh Starlink.

    ❖ Trung Quốc so tài Elon Musk: Các nhà khoa học phát triển kế hoạch phá hủy vệ tinh Starlink.