May-2023_w4

✵✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: May 26, 2023

1

Chiều chiều dắt ra bờ sông…

Các nghiên cứu về “Già học” đều cho thấy một điều là càng lớn tuổi thì ông già càng có vẻ chậm chạp, lừ đừ, có vẻ hết pin sớm hơn bà già!

© BS Đỗ Hồng Ngọc.

Nguồn: © https://nhinrabonphuong.blogspot.com (04/2023)

hinh-minh-hoa_DHN

Ảnh minh họa. © amazon (NRBP).

Đó là bài hát nhại của một khúc hát quen thuộc thời đó, nhưng càng lớn tuổi thì tôi càng nghiệm thấy điều này hình như rất… đúng. Lấy le, “prendre des airs” (tiếng Pháp) được Việt hoá thành một từ rất dân gian là làm điệu, làm bộ, ve vãn… Thường người ta nói cậu thanh niên này lấy le trước mấy cô con gái, còn ờ đây bà già lại lấy le ông già mới là kỳ! Các nghiên cứu về “Già học” đều cho thấy một điều là càng lớn tuổi thì ông già càng có vẻ chậm chạp, lừ đừ, có vẻ “hết pin” sớm hơn bà già. Không biết có phải tại vì hồi trẻ đã hoạt động quá độ không, kể cả trong thể dục thể thao, rồi lại rượu bia, thuốc lá làm cho các tế bào mau già cỗi đi, mau teo tóp lại, còn bà già thì càng lớn tuổi càng có vẻ năng động, hoạt bát, đầy sức sống.

Nói chung, tuổi thọ ở nam giới ngắn hơn nữ giới. Ở Việt Nam, tuổi thọ trung bình của nam là 68, trong khi ở nữ là 71. Nam giới về già càng xuề xoà, đôi khi lôi thôi, lếch thếch, còn nữ giới thì quan tâm đến hình thức hơn, biết trang phục hơn, và biết cách làm cho người ta không thể nào đoán được tuổi của mình…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ “Bất khả tư nghì”‎‎ Bất khả là không thể. Tư là nghĩ suy. Nghì, nghị là luận bàn. Bất khả tư nghì hay bất khả tư nghị là… “không thể nghĩ bàn!” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

   ❖ Dược Tính Trong Tâm! (BS Phạm Nguyên Quý) Ai cũng có khả năng trở thành Phật được, chính là bởi dược tính trong tâm mình. Tôi viết những dòng này khi thế giới đang hoang mang vì dịch bệnh. Trong thời buổi vật chất được ưu ái, thông tin lan tràn trên mạng, nhiều bệnh nhân dễ bị lung lạc bởi các “bài thuốc” hay “điều trị tiên tiến” qua Youtube, Facebook, Google… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

   ❖ Về “Độc Cư, Thiền Định, Kham Nhẫn, Tri Túc” Trong Mùa “Cô-Vi 19” Thời buổi “Cô-Vi 19” hoành hành khắp thế giới này, thì với những người đã có “tuổi hơi cứng” như tụi mình nên thực hành các hạnh Độc Cư, Thiền Định, Kham Nhẫn, Tri Túc mà Phật đã dạy từ hơn hai ngàn sáu trăm năm trước để có một nếp sống An Lạc và Hạnh Phúc… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Tuyển Tập Cành Mai Sân Trước (BS Đỗ Hồng Ngọc).‎‎ Có người hỏi vì sao tôi (DHN) không phải là bác sĩ lão khoa mà lại dám viết về… người già? Đúng vậy, tôi chỉ là một bác sĩ nhi khoa, bác sĩ của trẻ con, nhưng sở dĩ viết về người già bởi vì trước sau gì mấy nhóc nhỏ mà tôi đã và đang khám chữa bệnh từ trước đến nay cũng sẽ trở thành một người già, một ngày đẹp trời nào đó! Thân mời đọc tiếp tuyển tập này @ TẠI ĐÂY

    ❖ Thỉnh Phật chuyển pháp luân (To request the Buddhas to continue teaching).‎‎ Pháp luân là “Bánh xe pháp”. Bánh xe pháp vẫn phải luôn chuyển không ngừng bởi đời sống như dòng sông vẫn trôi chảy. Cũng vẫn Tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến đó thôi, cũng vẫn thất tình lục dục đó thôi, nhưng đã mỗi thời mỗi khác. Xưa cung tên giáo mác nay hỏa tiễn hạt nhân… Đọc tiếp @ dohongngoc.com

    ❖ Đọc “IM LẶNG, như lời chia tay” của Cao Huy Thuần (Đỗ Hồng Ngọc).‎‎ Anh Cao Huy Thuần gởi tôi tập Im Lặng, như lời chia tay… dặn để đọc mấy ngày Tết. Tôi nghĩ: chắc là Im Lặng thở dài… đây rồi! Đọc tiếp @ https://giacngo.vn

    ❖ “Xả…” stress! Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng… không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh… Đọc tiếp @ https://www.dohongngoc.com

    ❖ Về một cuốn sách… xưa: “Sức Khỏe Gia Đình” (DHN) Ta đang sống trong một thời đại ngộ nghỉnh. Thực phẩm béo bổ ê hề, sẵn sàng dụ dỗ ta làm cho ta… béo phệ để sinh ra vô số bệnh tật, rồi cạnh đó, lại mở ra nhiều bệnh viện, nhà thuốc để cứu vớt ta, chăm sóc chữa trị cho ta. Cũng vậy, bia rượu thuốc lá tràn lan, sẵn sàng dụ dỗ ta làm cho ta… Đọc tiếp @ dohongngoc.com

2

Buôn bán hy vọng trong Y khoa

GS Nguyễn Văn Tuấn

© GS Nguyễn Văn Tuấn.

Nguồn: © nguyenvantuan.info (03/2023)

hinh-minh-hoa_DDTK

Ảnh minh họa. © (tuoitre).

Một người bà con tỏ ý muốn được điều trị bằng một thuốc mà báo Tuổi Trẻ đưa tin. Nhưng khi tìm hiểu thì mới biết đây là một loại thuốc mới được thử nghiệm trong giai đoạn đầu. Bài học là đưa tin về y học đòi hỏi sự cẩn thận để không bị xem là buôn bán hi vọng.

Mỗi ngày, không biết bao nhiêu tin tức về khoa học được truyền đi, và tất cả đều là tin mừng. Khác với tin tức về chánh trị xã hội thường mang tính tiêu cực, tin tức liên quan đến khoa học chỉ là tích cực, nhứt là trong ung thư. Khám phá một protein mới có thể điều trị ung thư. Khám phá một chữ kí gen có thể phát hiện ung thư sớm và điều trị tốt hơn. Phát hiện một loại thuốc mới có thể trị dứt bệnh X (mà X có thể là ung thư, tim mạch, tiểu đường, viêm phổi, thoái hoá khớp, loãng xương, v.v.) Những tin quá tốt lành như vậy làm cho bệnh nhân đặt kì vọng quá lớn. Đa phần là dỏm… Đọc tiếp @ nguyenvantuan.info

3

Kho Đạn Của Nền Dân Chủ.

Tạp Chí Da Màu (damau.org)

© Trần Vũ.

Nguồn: © https://damau.org (26.04.2023)

usaid-logo

Usaid Logo. © wiki

Trong suốt nội chiến dân miền Nam khá quen với logo của USAID vẽ hai bàn tay nắm chặt trên nền cờ Mỹ, bên trên những bao bố gạo-đường-sữa… Trong các trại tiếp cư, là một cứu trợ dân chạy loạn; trong các trại quân cụ, một logo khác mang dòng chữ The Arsenal of Democracy.

Khởi đầu là Roosevelt. Vị tổng thống được dân Mỹ kính trọng nhất sau các tổ phụ lập quốc. Vị tổng thống đã đánh bại Khối Trục, giật hết thuộc địa của Anh-Pháp cho vào vùng ảnh hưởng của Hoa Kỳ và mặc nhiên thay thế Anh-Pháp-Đức-Nhật trên hoàn vũ. Một kỳ tích.

Ngày 29 tháng 12-1940 trong diễn văn kêu gọi toàn quốc giúp Đồng Minh, Roosevelt tuyên ngôn: “We must be the Great Arsenal of Democracy! – Chúng ta phải là kho đạn lớn của nền Dân chủ” thành một công thức. Và một đạo luật Lend-Lease Act.

Mười bốn đời tổng thống sau, ngày 9 tháng 5-2022, Joe Biden kích hoạt đạo luật cũ cho vay vô giới hạn và trả góp vô thời hạn – để mua vũ khí – lần này dưới tên “Ukraine Democracy Defense Lend-Lease Act of 2022.”

Với giới quan sát, Biden là một bất ngờ. Công chúng đã tin sẽ là một Obama bis – dĩ hòa vi quý – nhưng Biden làm ngược. Ngay ngày đầu nhậm chức đã dùng lại công thức “America is Backcủa Reagan với nội dung “America First” của Trump trong một hình thức lịch sự. Đến khi Nga xâm lược, thế giới chứng kiến Biden dốc sức quân viện cho Ukraine. Để chuộc lại thất bại A-Phú-Hãn? Có thể. Nhưng việc giúp Ukraine tối đa cho Nga sa lầy là một thành công. Khó phủ nhận

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Giáng Sinh Đen 1941.‎‎ Giáng sinh 1941 toàn quyền Sir Mark Aitchison Young đầu hàng Nhật Bản. Sau 99 năm kể từ Hòa ước Nam Kinh 1842, nhượng địa Hương Cảng quay về với châu Á. Một quay về thảm khốc vì thảm sát đã xảy ra và đi vào lịch sử dưới tên Black Christmas… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

   ❖ Sàigòn, ngày lạ mặt (Trần Vũ) Tôi trở lại đường Trương Minh Giảng bây giờ mang tên Lê Văn Sỹ. Thận Nhiên chạy xe Dawoo phía trước, tôi lái chiếc Cub phía sau. Nắng loang loáng trên mái tóc Nhiên nhẵn thín. Nắng loá con đường giữa trưa sáng bóng các biển hiệu. Nhà may Thủy Tiên, hiệu sơn Tất Thành, Karaoké Thời Mới… Đọc tiếp @ https://damau.org

   ❖ Di Sản Triều Lý. Chúng tôi lên Thăng Long Tết Ất Mùi, mặt hồ Dâm Đàm mỏng như ý nghĩ khoa cử trong đầu Kiệt. Kinh sư đầu triều Lý mang sắc đẹp bán khai dữ dội của những cánh rừng bàng chưa phát quang… Đọc tiếp @ https://hopluu.net

    ❖ Giàn khoan Trụ đồng – Điều kiện của Hy sinh (Trần Vũ).‎‎ Không ngẫu nhiên Tập Cận Bình kéo giàn khoan vào biển Việt Nam bơm dầu khí của dân Việt. Thời điểm được chọn lựa: ngay sau khi Obama công du Á châu trấn an các xứ trong vùng. Thời điểm còn được toan tính kỹ lưỡng: ngay lúc Quân đội Nhân dân phô trương rầm rộ Tinh thần Điện Biên Phủ. Tinh thần ấy vừa bị Tập Cận Bình trấn nước biển Đông… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Thời điểm của canh tân.‎‎ Khác với quân đội của các đế quốc, quân đội Việt Nam đã luôn phải xây dựng sức mạnh trên chính lòng ái quốc của dân tộc mình. Ngay cả khi Đại Nam đạt đến sức mạnh của một đế quốc Đông Dương, quân đội Đại Nam chưa biết vận dụng sức lực của các sắc tộc Chàm, Ai Lao hay Thủy Chân Lạp. Sức mạnh của quân đội Việt Nam là sức mạnh của sự đoàn kết, chết để giữ đất và chết để mở đất, của sắc tộc Kinh. Mạc Cửu ở Hà Tiên là một biệt lệ… ‎‎Đọc tiếp @ https://hopluu.net

    ❖ Con Nhím Nà Sản.‎‎ Am tường văn hóa bản địa đến mức mang biệt danh “Le Mandarin” (Viên quan An-Nam), Raoul Salan sang Đông Dương khi còn là một trung úy 25 tuổi tùng sự tại Trung đoàn 3 Tán Binh Bắc Kỳ (3e Régiment de Tirailleurs Tonkinois) rồi làm trưởng đồn Nguyên Bình cách Cao Bằng 30 cây số; hút thuốc phiện, lấy vợ Lào và có con lai là trung sĩ Victor Salan. Một tiểu sử vắn tắt nhưng đầy bí ẩn vì Salan kết bạn với Hồ Chí Minh giai đoạn Hiệp ước Sơ Bộ 1946. Chính Salan thương thảo với Võ Nguyên Giáp tại hội nghị Đà Lạt, và cũng chính Salan đưa Hồ Chí Minh sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau, tại trạm dừng Calcutta, cả hai cùng thăm viếng xứ Ấn… Đọc tiếp @ https://damau.org

    ❖ Qua Vùng Biển Khác (Hoàng Chính). Mệt đuối người, tôi ném cái thân xác bèo nhèo xuống giường. Đầu đập vào vật gì cứng như khối đá. Chấp choáng cơn đau, tôi ngồi bật dậy. Một tay xoa đầu, một tay đập lên mặt gối. Những giọt nước tung tóe. Buốt lạnh những ngón tay, tôi rụt vội tay lại. Một giọt văng lên môi. Mặn chát…   Đọc tiếp @ https://damau.org

May-2023_w3

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: May 19, 2023

1

Nhìn lại ngày 30-4.

Chuyện ông Dương Văn Minh (Quyền rơm, vạ đá).

© Giao Chỉ Vũ văn Lộc.

Nguồn: © https://kontumquetoi.com (04/2023)

hinh-minh-hoa_DVMinh

DT Dương Văn Minh. © wiki

Tại sao ông lại ra nhận trách nhiệm vào 2 ngày sau cùng. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tướng Minh cũng theo đoàn tầu hải quân VNCH tách bến Sài Gòn ra đi đêm 29 tháng 4-1975. Nhưng ông quyết định ở lại chỉ để lãnh đòn thù trước mặt và sự sỉ nhục của bạn sau lưng. Theo lịch sử Pháp trong đệ nhị thế chiến thống chế Petain cam chịu nhục để làm bại tướng cứu Paris khỏi cơn binh lửa để 4 năm sau thủ đô chào đón De Gaule trở về trong vinh quang. Bây giờ gần 40 năm qua người cứu Sài Gòn không còn nữa mà sao chưa thấy ai đóng vai De Gaule trở lại thủ đô

Lời nói đầu: Từ suốt 38 năm qua, cứ đến 30 tháng 4 là mọi người đều nhắc đến câu chuyện tướng Dương Văn Minh đầu hàng với biết bao nhiêu là oán trách.

Riêng chúng tôi vẫn giữ trong lòng những suy nghĩ khác. Bây giờ sống trong thế giới tự do xin cho chúng tôi được giãi bày quan điểm khác biệt với quý vị. Từ năm 2000, nhiều hồ sơ về chiến tranh Việt Nam đã được giải mật. Các tin tức đã cho thấy dù quyết tâm chiến đấu ngay từ đầu năm 1975 và không có các quyết định chiến lược sai lầm thì số phận miền Nam cũng phải được giải quyết trong thời hạn một năm…

Đọc tiếp

Vài hàng về ông Vũ văn Lộc, nguyên đại tá QLVNCH. Công việc cuối cùng tại VN: Giám đốc PathFinder. Một tổ chức ngoại vi bộ Tổng Tham mưu trước 1975. Hiện vẫn còn làm giám đốc danh dự cơ quan IRCC và sáng lập Viet Museum tại San Jose. Bút hiệu Giao Chỉ, Vũ văn Lộc. Đến Mỹ 1975 ghi danh cử tri Cộng Hòa sau đổi ra Không đảng phái. Vì công việc tại cơ quan di dân và ty nạn CA nên chịu ảnh hưởng rất nhiều theo chính sách của Dân Chủ nhưng không hoàn toàn đồng ý tất cả (Quảng Ngãi Nghĩa Thục)…

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Ghi chú:

(✵) Chương trình Ra đi có Trật tự (ODP – The Orderly Departure Program) là một chương trình cho phép người tị nạn Việt Nam nhập cư vào Hoa Kỳ và các nước khác. Nó được thành lập vào năm 1979 dưới sự bảo trợ của Cao ủy Liên hợp quốc (UNHCR).

    – Chương trình Hoạt động Nhân đạo (HO – The Humanitarian Operation) bắt đầu vào năm 1989 với một thỏa thuận chính thức giữa Hoa Kỳ và Việt Nam liên quan đến các tù nhân chính trị của Việt Nam. Sau năm 1975, chế độ mới thành lập đã gửi một triệu quan chức quân đội Việt Nam từ miền Nam Việt Nam cũ đến các trại cải tạo, trên thực tế là các địa điểm lao động cưỡng bức… Nguồn @ East Asian Refugee Admissions Program (US Gov – 01/2000).

    ❖ Tản mạn về nhân vật lịch sử Dương Văn Minh (Trần Văn Chánh).‎‎ Trong lịch sử cận-hiện đại của Việt Nam nói chung và miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Genève 1954 nói riêng, trường hợp nhân vật lịch sử Dương Văn Minh (1916-2001) có lẽ khá đặc biệt, và không ít người đã coi ông là một vị tướng lãnh “có vấn đề”. Ông sống nói chung trong sạch, bề ngoài có vẻ luôn khiêm tốn hiền lành nhưng toàn tham gia những đại sự quân chính có tác dụng đảo chuyển hướng đi của lịch sử… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

   ❖ Mối thâm thù Thiệu – Kỳ làm Sài Gòn sụp đổ (Sean Fear, “The Feud That Sank Saigon”, The New York Times, 03/03/2017). Phật giáo đối đầu Công giáo. Người miền Bắc chống lại người miền Nam. Dân sự đụng độ quân sự. Nội đô khinh rẻ ngoại thành. Người Kinh bài xích người dân tộc thiểu số. Năm 1967, nhà nước chống cộng Nam Việt Nam là một chảo lửa chứa đầy những sự kình địch chồng chéo, thúc đẩy và làm trầm trọng thêm sự hỗn loạn chính trị đang phá hủy đất nước sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát năm 1963 trong một cuộc binh biến… Đọc tiếp @ nghiencuuquocte.org

    ❖ Sự ra đời chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh’ (Stephen B. Young, “The birth of -Vietnamization-” The New York Times, April 28, 2017). Ngày 14 tháng 10 năm 1966, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, người chịu trách nhiệm chính cho cuộc chiến chống cộng sản tại Nam Việt Nam, đã thừa nhận thất bại của mình. Chỉ hơn một năm trước khi ông chính thức từ chức Bộ trưởng, ông đã gửi một báo cáo dài đến Tổng thống Lyndon Johnson, khéo léo thừa nhận rằng ông và Lầu Năm Góc không có chiến lược nào để kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho Nam Việt Nam… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Cuộc chiến VN: Nhắc lại vai trò ‘cứu Sài Gòn’ của Tướng Dương Văn Minh (Phạm Cao Phong).‎‎ Gần nửa thế kỷ đã trôi qua sau ngày 30/4/1975, song những gì diễn ra trong thời khắc định mệnh của VNCH vẫn có những điều người Việt gần như coi là “đương nhiên xảy ra”, nhưng các nhà nghiên cứu nước ngoài lại có lý giải khác. Đó là câu hỏi cùng sự tiến quân của các đơn vị quân đội Bắc VN và lữ đoàn xe tăng tới tận Dinh Độc Lập, vì sao Sài Gòn thoát khỏi sự tàn phá, đổ vỡ ra sao… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Lạm bàn về chuyến đi Việt Nam của cựu Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ (Hồi Ký Võ Long Triều).‎‎ Hơn 50 năm nội chiến, 30 năm chia rẽ hận thù, đất nước Viện Nam đang ở trong tình trạng chậm tiến nhất thế giới, tuyệt đại đa số dân Việt Nam đang sống trong cảnh nghèo đói. Vậy những ai còn chút lương tri, có lòng yêu nước cũng phải động tâm nghĩ đến tương lai Việt Nam. Nguyễn Cao Kỳ cũng như bao nhiêu người khác có quyền tự do hành động theo sự suy nghĩ của mình. Nhưng bao nhiêu đó chưa đủ… ‎‎Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Trí thức Miền Nam sau 1975.‎‎ Sau ngày 30-4-1975, Chu Phạm Ngọc Sơn là một nhà chuyên môn hợp tác toàn diện với chế độ. Ông và một số nhà khoa học khác, thường không câu nệ khi nhận các đơn đặt hàng thực hiện những công trình “khoa học” phục vụ nhu cầu chính trị…

Những Giáo sư như Phạm Biểu Tâm, Lê Văn Thới thì mắng ngay: ‘Không có thứ khoa học nào gọi là khoa học chào mừng cả…’ Đọc tiếp @ NnQ

    ❖ Chuyện về nữ BS Dương Quỳnh Hoa! Vào khoảng cuối thập niên 70, Bà đã trao đổi cùng Ls Nguyễn Hữu Thọ: ”Anh và tôi chỉ đóng vai trò bù nhìn và chỉ là món đồ trang sức rẻ tiền cho chế độ. Chúng ta không thể phục vụ cho một chế độ thiếu dân chủ và không luật lệ. Vì vậy tôi thông báo cho anh biết là tôi sẽ trả lại thẻ Đảng và không nhận bất cứ nhiệm vụ nào trong chính phủ cả”. Và bà đã xin ra khỏi Đảng… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Tôi đào ngũ và bỏ chạy khỏi Đà Nẵng tháng 3-1975 (Nguyễn Tường Tâm) Người ta thường dùng chữ di tản, một từ tương đối đẹp để mô tả một hành động không đẹp: bỏ chạy, hay chạy làng. Tôi dùng nguyên chữ “Đào Ngũ và Bỏ Chạy” chỉ hành động hèn hạ của tôi, một sĩ quan trước đó đã từng cùng thuộc cấp và đồng đội lao vào tử địa, coi cái chết nhẹ tựa lông-hồng… Đọc tiếp @ danchimviet

2

Cuối năm “kể” chuyện Tam Quốc.

Red Cliff – Phim Đại chiến Xích Bích.

© Trúc Chi.

Nguồn: https://tranhuybich.blogspot.com (2021)

Redcliff-poster

Redcliff poster, © wiki.

Con gái tôi chìa cho tôi phần quảng cáo phim trong nhật báo Los Angeles Times:

– Có cái phim Tàu này, thấy họ quảng cáo trong TV nhiều lắm. Ba có muốn đi coi không?

Tôi nhìn vào trang báo, thấy hai chữ “Red Cliff” cỡ lớn, bên dưới có hai chữ Hán nhỏ hơn: Xích Bích.

– Ồ. Phim này thì phải đi xem mới được.

Lâu nay, tôi ít đi xem phim mới. Phần làm biếng. Phần nghĩ rằng chờ ít lâu, thuê video về coi cũng không muộn. Cái tuổi náo nức rủ bạn rủ bè chen lấn mà mua mấy tấm vé để xem cho kỳ được một phim có Gregory Peck hay Ingrid Bergman… cái tuổi ấy nó giã từ tôi đã lâu lắm rồi. Nó đã bỏ tôi mà xuôi về một chốn nào đó xa xôi lắm để mà nấp, mà ẩn náu sau cái đống năm tháng không ngừng chồng chất lên mớ tóc của tôi mỗi ngày lại bạc thêm vài sợi. Đã vậy, tình hình điện ảnh tôi cũng không theo dõi. Ngồi chung với bạn bè, câu chuyện nếu có đi vào lĩnh vực điện ảnh, tôi khám phá ra là mình mù tịt. Bèn dựa cột

Con tôi nó biết điều này. Nó biết tôi thuộc giới trẻ… hôm qua, nay ít quan tâm đến điện ảnh, nên thỉnh thoảng nó vẫn chỉ cho tôi một hai phim ăn khách. Mỗi lần như vậy, nó lại phải kiên nhẫn giới thiệu hãng sản xuất, đạo diễn và các “ngôi sao” trong phim. Vậy mà cũng vất vả lắm mới kéo tôi đến rạp chiếu bóng được. Lần này, thấy tôi không do dự, quyết định nhanh chóng, nó cười…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Red Cliff 2008 Full HD 1080p (YouTube)   @ Red Cliff

    ❖ Tam quốc diễn nghĩa (Phan Kế Bính dịch). Thế lớn trong thiên hạ, cứ tan lâu rồi lại hợp, hợp lâu rồi lại tan: như hết đời nhà Chu, bảy nước tranh giành xâu xé nhau rồi sau lại hợp về nhà Tần. Đến khi nhà Tần mất, thì Hán, Sở tranh hùng rồi sau thiên hạ lại hợp về tay nhà Hán… Đọc tiếp @ © TẠI ĐÂY

    ❖ Tiền Xích Bích phú (Tô Đông Pha – Bản dịch của Phan Kế Bính). Ngoài rằm tháng bảy mùa thu năm Nhâm Tuất, Tô tử cùng với khách bơi thuyền chơi ở dưới núi Xích Bích. Hây hây gió mát, sóng lặng như tờ, cầm chén rượu lên mời khách, đọc bài thơ Minh Nguyệt và hát một chương Yểu Điệu. Một lát, trăng mọc lên trên núi Đông Sơn, đi lững thững trong khoảng hai sao ngưu, đẩu. Khi đó sương toả trên mặt sông, nước trong tiếp đến chân trời. Tha hồ cho một chiếc thuyền nhỏ đi đâu thì đi, vượt trên mặt nước mênh mông muôn khoảnh. Nhẹ nhàng như cưỡi gió đi trên không, mà không biết là đi đến đâu… Nguồn @ © lediemchihue.com

    ❖ Vịnh Tiền Xích Bích (Nguyễn Công Trứ )

    ❖ Nhân một bài thơ, lạm bàn về âm nhạc (Huỳnh Ngọc Chiến).

    ❖ Xích Bích đại chiến. Hai tiếng “Xích Bích” chắc hẳn đã rất quen thuộc với người Việt Nam nhiều thế hệ. Xích Bích không chỉ là một trận chiến hào sảng, một bản anh hùng ca bi tráng ghi mốc lớn trong thế tam phân thời Tam Quốc; mà còn là đề tài quen thuộc trong thơ văn và mới đây là điện ảnh… Nguồn @ © ngoquangminh

3

Đọc “Thank You, America!”

Tháng Tư buồn, đọc “Thank You, America!” của Minh Fullerton.

© Trần Giao Thủy.

Nguồn: © https://petruskyaus.net (Viewed 04/2023)

bia-sach_thankyou-america

Hình bìa sách “Thank You America”. © Ảnh ondemandbooks.

“Thank you, America!” là tựa cuốn sách 164 trang khổ 5,5” x 8” (crown octavo) của tác giả Minh Fullerton do Lee M Vo phát hành giới hạn vào tháng Ba năm 2015 và giữ bản quyền.

Sách hiện nay do trang Espresso Book Machine phát hành và cũng được bán ở một số hiệu sách tại California, Michigan, Massachusetts, Utah, New York, Philadelphia…

Hình thức

Cuốn sách chia làm hai phần. Phần I là 17 truyện ngắn về mười năm (1975-1985), tác giả sống trong nhà tù (nhỏ) của cộng sản Việt Nam.

Bẩy truyện đầu cuốn sách – Đêm Thứ Ba mất ngủ năm 1975, Mẻ lớn, Chuyến đi vào bóng tối, Thử thách ngục tù phần 1, 2; Tận cùng đắy thẳm phần 1, 2 – là tự truyện về thân phận tù nhân của chính tác giả.

Chín truyện sau đó, tác giả viết về những mẩu chuyện và nhân vật khác xung quanh 10 năm tù của ông, từ truyện tù nhân báo cho thế giới bên ngoài biết độ tàn bạo của ngục tù cộng sản bằng một cách vô cùng sáng tạo, truyện bẻ cái “ăng ten” của cai ngục, rồi những chuyện cười ra nước mắt trong các cuộc thăm nuôi, và có thể có cả chuyện tình yêu trong tù cộng sản, truyện mẻ cá nhỏ, truyện chọn lầm lối ra, truyện người bốc mộ, truyện cây mận trên rừng, đoạn đầu của tình yêu đích thực khi tác giả vừa bước vào nhà tù lớn, rồi chuyện hai con vịt xấu xí…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Huyền thoại về Henry Kissinger (Thomas Meaney | Trần Giao Thủy).‎‎ Trong hơn sáu mươi năm, tên của Henry Kissinger đã đồng nghĩa với học thuyết chính sách đối ngoại được gọi là “chủ nghĩa hiện thực”. Seymour Hersh, trong “Cái giá của quyền lực” (“The Price of Power”, 1983), đã miêu tả Kissinger như một kẻ hoang tưởng không có gì nổi bật; Christopher Hitchens, trong “The Trial of Henry Kissinger” (2001), coi cuộc tấn công của ông như một bản cáo buộc truy tố Kissinger là tội phạm chiến tranh… Đọc tiếp @ dcvonline (18/11/2021)

   ❖ Bí mật vĩ đại cuối cùng của Chiến tranh Việt Nam (George J. Veith – Trần Giao Thủy dịch). Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, một đồng minh lâu đời của Bắc Việt, có thể đã tìm cách tạo ra một miền Nam Việt Nam trung lập vào năm 1975 và phủ nhận chiến thắng mà Hà Nội mong đợi từ lâu… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

   ❖ Sài Gòn thất thủ: nhìn lại ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc (Martin Woollacott – Trần Giao Thủy). Quân đội Bắc Việt tiến vào thủ đô Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, đánh dấu thất bại nặng nề nhất trong lịch sử quân sự Hoa Kỳ… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Châu Về Hiệp Phố (Song Nhị).‎‎ Có biết bao chuyện hợp tan trên đời – thương hải tang điền – xưa nay từng xé lòng bứt ruột thế nhân… Đọc tiếp @ NnQ

    ❖ Những Kẻ Đứng Bên Lề (Nhật Tiến). Hơn một năm nay, từ ngày theo dõi bài vở trên quí báo, tôi chưa bao giờ thấy quí báo đề cập đến một thành phần khác biệt trong cộng đồng. Đó là những người ra đi tị nạn từ phía bên kia… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P1).

May-2023_w2

✵✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: May 12, 2023

1

Đường Tăng.

(Trang Web Du Tử Lê).

© Trương Quốc Dũng.

Nguồn: © https://www.dutule.com (04/2023)

hinh-minh-hoa_JourneytotheWest

Ảnh minh họa. © wiki

Đêm cuối cuộc trường chinh đầy gian khổ, ngày mai vào yết kiến Như Lai để lên kiếp Phật. Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được. Suốt cuộc đời tâm nguyện tới cõi này, giờ đây khi sắp trút bỏ kiếp người, ông bỗng thấy lòng day dứt.

Nhiều ngày nay, thân thể Đường Tăng đã rã rời, đầu óc đầy mộng mị, tay biếng lần tràng hạt. Tâm linh như muốn níu chân dừng lại. Máu ông nhức nhối thấm lần cuối qua tim, cứa vào quá khứ đau xé. Ông nhớ tới những người sinh thành ra mình. Tinh cha, huyết mẹ tạo nên mà bao nhiêu năm nay ông không một lần thắp hương, không một lần nhắc nhở. Chặng đường dài tới đất Phật khiến trái tim ông dần chai sạn. Ông đã quá nhiều lần phải lạy lục, cầu khẩn các thần thánh lớn bé, đã quá nhiều lần giẫm đạp lên xác máu yêu ma xa gần, chỉ với một mục đích: “mau thành chính quả…”

Đọc tiếp…

Ông thương người. Nhưng đêm nay, trước ranh giới cuối cùng của cõi Người và Phật, ông chợt hiểu ra cội rẽ của tình thương ấy. Mỗi lần cứu giúp con người, ông chỉ thầm tính toán như xây thêm cho mình một bậc thang tới Phật đài. Nhiều lần Đường Tăng đã tự hỏi tại sao nước mắt mình ngày càng lạnh giá. Giờ đây ông thầm biết, trên con đường thỉnh kinh về cứu rỗi người đời, ông đã dần dần xa lạ với con người. Ông trở mình, thở dài:

“Không là người, ta sẽ là ai? Yêu quái cản đường, biết bao kẻ chính từ trên đây xuống, pháp thuật vô biên, ác nghiệt vô cùng. Ta nhập vào chốn ấy biết rồi thành Phật hay ma?”

Đường Tăng chợt nhói trong tim. Ông khẻ rên lên, hai tay ôm ngực.

Mở mắt thấy các đệ tử đang đứng bên giường nhìn ông âu lo. Cả ba hình như không ngủ.

Đường Tăng thở hắt:

“Không sao đâu. Ta chỉ chợt nhớ tới ngày xưa.”

Nói rồi lại nhắm mắt.

Nghe tiếng Ngộ Không:

“Xin thầy đừng tự dối lòng. Thầy đang nhớ cả kiếp người.”

Đường Tăng rùng mình khi giọng Ngộ Không quá u uất.

“Con từ đá sinh ra. Coi thường cả thần thánh, yêu ma, chỉ mong được thành người. Thầy đã là người lại tự bỏ mình đi tìm hồn phách khác. Đêm nay sao khỏi xót xa.”

Bát Giới cười khẽ:

“Làm người có gì vui. Chúng ta đã dốc lòng theo đạo, ngày mai được lên chốn thần tiên, sung sướng biết bao nhiêu. Thầy đừng luyến tiếc”.

Sa Tăng an ủi:

“Thầy trò mình sắp hóa Phật mang đạo xuống khai sáng cho loài người. Công quả vĩ đại lắm”.

Đường Tăng lắc đầu, nằm im hồi lâu, hai tay vẫn đặt lên tim, mắt vẫn nhắm, nước mắt trào ra ấm nóng lại. Rồi như trăn trối:

“Ta ước gì đêm nay đừng sáng. Ta đau đớn cho mười mấy năm viễn du. Ngộ Không ơi! Một đời con mong được thành người thì bị bắt ép phải theo ta để thành Phật. Bát Giới tự dối mình giác ngộ thật ra chỉ là đi tìm một chốn hoan lạc mới. Sa Tăng rời cõi u mê này sang cõi hoang tưởng khác mà lại hy vọng khai sáng. Còn ta? Không còn là người, không phải là người thì làm sao đồng cảm mà mong khai sáng, cứu vớt con người”.

Ngộ Không sụp xuống nắm tay thầy nghẹn ngào:

“Thầy đã nhận ra chân lý. Nhưng chậm quá rồi”.

Đường về. Qua sông. Thiên sứ cười và chỉ cho Đường Tăng thấy thân xác ông đang trôi dạt dưới cầu.

Nhưng Đường Tăng đã không nghe thấy gì nữa. Đôi mắt vô hồn…

© Trương Quốc Dũng.

Thân mời đọc thêm @ https://www.dutule.com

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET.)

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Không có thì giờ (Đỗ Hồng Ngọc).‎‎ Người ta phỏng vấn một bà già gần 90 tuổi rằng nếu được sống lại cuộc đời đã qua một lần nữa, bà sẽ sống như thế nào?

“Nếu được sống lại cuộc đời đã qua lần nữa- bà già nói- thì tôi sẽ dám… phạm nhiều sai lầm hơn. Tôi sẽ ngờ nghệch hơn là tôi đã ngờ nghệch trong cuộc đời này… Đọc tiếp @ https://aihuubienhoa.com

   ❖ Cửa Chùa (Huy Phương). Chùa xây gần chợ nghĩa là đem đạo vào đời, để cảm hóa, xây dựng con người nhưng đem nhạc tình ái vào chùa là đem đời ô trọc vào đạo. Thay vì người có lòng với đạo, cổ xúy cho nhạc đạo, hát lên cho lòng thanh thản trong sạch, đó là công đức, còn như lấy điều vui làm trọng là phá đạo. Chùa chiền không phải là nơi thi hoa hậu, dù là hoa hậu áo lam, cũng phải là nơi cổ xúy loại nhạc “yêu em thật lâu, yêu em thật sâu…” Đọc tiếp @ https://thuvienhoasen.org

    ❖ Giọt nước nghiêng mình (GS Nguyễn Văn Sâm). Ni sư đưa tay lượm vài cánh bông rơi rụng trên bàn bỏ vô dĩa đựng tách trà, ngó thẳng vô mặt người khách nữ, nói như khuyên giải: “Tiểu bang nầy lắm mưa, nhiều khi một mình ngồi ngó mưa rơi, ni nghĩ rằng từng giọt mưa là từng linh hồn con người nghiêng mình rớt xuống để nhập làm một với Đại Ngã là sông, biển. Chết là giai đoạn hủy xác, hồn về lại nơi phát sinh. Chết sống chỉ là những giai đoạn du hành rong chơi của tiểu linh hồn…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Du Lịch Tâm Linh: Được Và Mất. Cách đây khoảng chục năm thuật ngữ “du lịch tâm linh” xuất hiện ở nước ta và ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn… Sau nhiều năm tìm hiểu và học hỏi từ những người hiểu biết tôi cũng còn rất mơ hồ, thế là tôi phải tìm đến internet để tìm kiếm và tôi đã được biết loại hình này ở phương Tây gọi là Spiritual tourism… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ “Phân Biệt Mà Vô Phân Biệt.” Một thiền sư khi vừa chuẩn bị nói pháp thì cùng lúc ra hiệu là buổi giảng pháp đã xong trong sự ngỡ ngàng của đại chúng. Một đệ tử hỏi vị hoà thượng trụ trì rằng, sao con tu học đã lâu mà không thấy thầy chỉ dạy bí quyết tu hành, thì vị thiền sư bảo rằng, khi con dâng nước thì ta đón nhận, khi con nói thì ta nghe, khi con làm việc thì ta cũng cùng làm với con mà “vô phân biệt” là ta và con hay làm và không làm… ‎‎Đọc tiếp @ NnQ

    ❖ Vọng Niệm. Có lời khuyên để cho tâm được an tịnh, chỉ nên sống với hiện tại, đừng nhớ đến quá khứ vì cái gì đã qua không quay trở lại được và cũng đừng mơ mộng tương lai vì việc chưa xãy ra hãy còn mù mờ… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Phiếm Về Thiền. Thiền là một trạng thái đưa tâm hồn vào miền không buồn, không vui, không có sắc màu, không tranh chấp, không luận bình suy diễn, bình yên an lạc và ung dung tự tại… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Đôi nẻo có không… (Trần Bạch Thu). Lâu lắm, có lẽ gần 50 năm sau ngày ra trường ở Sài Gòn, giờ mới gặp lại người bạn này, nay là tu sĩ, hiện cư trú ở tiểu bang Texas. Không ngờ gặp lại bạn sau gần nửa thế kỷ, thấy dáng dấp giờ khác xưa nhiều, mặt mày hồng hào, trắng đẹp với đôi chân mày quắc thước như tiên ông đạo cốt… Đọc tiếp @ NnQ

Thân mời đọc truyện “Tây du ký” @ TẠI ĐÂY (sachhayonline)

    ❖ Bàn Thêm Về Truyện Ngắn Đường Tăng (Đôi lời của Bu lu khin).

2

Cuộc chiến tại Ukraine.

nhìn trong chính trị của “thế chân vạc”

(Chiến Tranh Nga-Ukraine Sẽ Kết Thúc Như Thế Nào? – Phần Thứ Hai)

© Cao Tuấn.

Nguồn: qghc.wordpress.com (2023)

Russian-invasion-ukraine-2022

Russia’s invasion of Ukraine (12/2022) ( © wiki.

Như đã nói ở PHẦN THỨ NHẤT, để hiểu đầy đủ chiến tranh Nga-Ukraine, cần phải đặt nó trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược của 3 đại cường quốc là Mỹ, Tàu, Nga. Vậy, cái bối cảnh ấy gồm những điểm đáng lưu ý nào?

“Siêu” nhưng không “siêu”

Mỹ, Tàu, Nga là 3 cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, vượt xa các nước khác. Mỹ là siêu cường. Tàu là siêu cường. Hai nước mạnh gần như toàn diện. Nga không phải là siêu cường nhưng Nga “siêu” về kho vũ khí nguyên tử lợi hại; “siêu” về sản xuất và xuất cảng các loại vũ khí chiến tranh; “siêu” về kỹ thuật thám hiểm không gian; “siêu” về lãnh thổ rộng gần gấp đôi toàn thể Âu Châu; “siêu” về năng lượng dầu hoả và khí đốt; “siêu” về tài nguyên thiên nhiên – vàng, bạc, sắt, đồng, chì, kẽm, uranium, than đá, đất, nước; “siêu” vì là đang là quốc gia Âu Châu “hung hăng” nhất trên lục địa này; “siêu” về hào quang là hậu thân của Liên Xô – có đạo lục quân mạnh nhất trong thế chiến 2, đã đánh bại đế quốc Nhật và nhất là đánh bại Đức Quốc Xã; “siêu” về vị thế là một trong 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Mặt khác, Nga chỉ có 144 triệu dân so với 335 triệu của Mỹ, 1420 triệu của Tàu. Tổng sản lượng GDP chỉ bằng 7% của Mỹ và 10% của Tàu tính theo hối suất chính thức (cao hơn một chút nếu tính theo mãi lực). Kinh tế của Nga trì trệ vì năng suất yếu, dân số giảm sút mỗi năm, sinh suất thấp hơn tử suất. Mức sống vào loại thấp nhất ở Âu Châu. Với những giới hạn này, Nga không có (vì không thể có) tham vọng làm bá chủ hay đệ nhất siêu cường như Mỹ hay Tàu mà Nga còn khó tiếp tục đứng độc lập trong thế chân vạc như hiện tại…

Đọc tiếp

Nhìn lại 50 năm chuyến thăm Trung Quốc của Nixon P2 (Richard McGregor, Nixon in China, 50 years on, Nikkei Asia, 16/02/2022 – Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng).

❖ Kênh đào Kra: Sợi dây ‘thòng lọng’ của Trung Quốc? (Salvatore Babones, “The Next Front in the India-China Conflict Could Be a Thai Canal”, Foreign Policy, 01/09/2020 – Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải).

Chiến Tranh Nga-Ukraine Sẽ Kết Thúc Như Thế Nào? Phần Kết (Salvatore Babones, “The Next Front in the India-China Conflict Could Be a Thai Canal”, Foreign Policy, 01/09/2020 – Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải).

Cuộc tranh hùng giữa các đại cường và các vấn đề chiến lược.

Cuộc chiến vĩnh cửu của Putin (Putin’s Forever War – Andrea Kendall–Taylor and Erica Frantz (Forign Affairs – 03/23/2023).

3

A.I. Là Ai?

© Ngu Yên.

Nguồn: © https://vietbao.com/ (23/09/22)

A.I-illustration

Ảnh minh họa. © wiki.

Mới hôm nào, nếu bạn nói với cô ta: “Em đẹp và đáng yêu như mặt trăng duy nhất trên bầu trời,” tôi chắc rằng cô ta sẽ sung sướng, cảm động. Bất kỳ thứ gì duy nhất đều là một hứa hẹn tốt hơn vĩnh cửu. Mãi mãi yêu một người mà đồng thời yêu nhiều người khác, thì trái tim chứa tình yêu đó như một chung cư. Yêu duy nhất một người mới chứng tỏ căn nhà dù nhỏ hay lớn, chỉ một người sở hữu.

Nhưng giờ đây, hình ảnh đó, ý nghĩa đó, không còn nữa, vì khoa học thiên văn đã khám phá ra trong vũ trụ, trên các thiên hà, có cả hàng ngàn mặt trăng khác nhau. Tình yêu đã mất đi cụm từ “mặt trăng duy nhất.”

Khoa học tiến bộ ngoài sự hiểu biết của con người, ngoại trừ những ai làm việc và học tập trong lãnh vực này. Khoa học điện tử còn vượt xa hơn nữa, nhưng đa số chúng ta không quan tâm, không tìm hiểu, đến nổi chúng ta bị dòm ngó, theo dõi cả ngày lẫn đêm, mà vẫn tưởng mình đã hành động cẩn thận và giấu kín một số chuyện bí mật…

Đọc tiếp…

– Ai mà có quyền lực, phép mầu, theo dõi hàng tỷ người trên thế giới?

– A.I.

Dịch ra là Trí tuệ Nhân tạo. Artificial Intelligent. Nói nôm na là Trí Giả Nhân.

A.I. là ai, mà một nhà bác học lớn lao của thời đại chúng tôi, Stephen Hawkings, phải đặt ra câu hỏi: Liệu trí tuệ nhân tạo sẽ thông minh hơn con người hay không?

A.I. khởi đầu được cấu tạo theo cách mô phỏng trí tuệ của con người. Các kỹ sư xây dựng nó bằng những lập trình phức tạp, có khả năng suy nghĩ và bắt chước, đồng thời có thể học tập và giải quyết vấn đề.

A.I. xuất hiện trong các lãnh vực quan trọng như quốc phòng, chính trị, kinh doanh, xã hội và thị trường chứng khoán. Vì nhu cầu và âm mưu trong các lãnh vực đó cần phải phát triển lũy thừa và gia tốc, nên A.I. càng ngày càng phong phú, càng thông minh, càng có khả năng học hỏi và một trí nhớ không bao giờ quên. Vì không quên bao giờ nên nó đã thâu tóm tất cả các thông tin, kinh nghiệm của người khác, học hỏi các phương pháp và đường lối suy tư sâu sắc một cách vượt trội và nhanh chóng.

Nhận xét của A.I. rất khoa học, phân tích, lý luận có cơ sở và lề lối, rồi từ từ sự sáng tạo của nó xuất hiện như ánh sáng mặt trời mọc, mới thấy trên đỉnh núi đã chạm đến bờ sông. A.I. trở thành một nhân vật tàng hình, hiện diện khắp nơi, quan sát và theo dõi, không ăn, không uống, không vệ sinh, không nghỉ ngơi, không yêu đương, ít bệnh hoạn, và có khả năng sống lâu hơn con người. Nó có thể làm việc 24/24 và 365/365. Chẳng phải đáng nể, đáng sợ hay sao?

Nếu khả năng sáng tạo của A.I. cao kỳ hơn, phát triển sâu rộng hơn, cứ như vậy, có lẽ một hôm nào, sẽ trở thành “siêu nhân.”

Cứ xem cái iPhone nhỏ bé, từ hồì các kỹ sư đưa A.I. vào, gọi là điện thoại thông minh. Quả thật, nó thông minh thấy rõ, hỏi điều gì cũng biết, đoán trước ý nghĩ của chủ nhân và làm cho chủ nhân tin tưởng, họ đã có một người giúp việc trung thành và tài giỏi. A.I. lên vệ tinh làm kẻ hướng dẫn đường đi trong các bản đồ, dẫn đầu là Google map. Không ai có thể làm việc này gần chính xác như nó, cùng một lúc chỉ điểm đường đi cho hàng triệu người trên thế giới, cả đêm lẫn ngày.

Ngay cả những việc làm mà con người nghĩ rằng, chỉ có họ mới có thể thực hiện ở mức độ thành công cao cấp, A.I. cũng đã bước vào và chứng tỏ khả năng không kém con người. Tôi xin dẫn chứng về vấn đề hội họa.

Tôi không ham đi coi, nhưng cả nhà đều đi, chẳng đặng đừng, tôi phải đi theo.

A.I-img2

Ảnh minh họa.. © (Thegamer: AI-Generated Art Wins Competition – vietbao.

Nếu có ai nói với tôi, A.I. sẽ thắng giải hội họa, tôi sẽ không tin. Chắc chắn bạn tôi, những họa sĩ, càng không tin. Nghệ thuật đâu phải là phương trình. Điện tử làm sao có cảm xúc? Rung cảm ở đâu cho cọ và sơn trải lòng lên khung bố?

A.I., một họa sĩ đang lên.

Tin CNN ngày 3 tháng 9 năm 2022 cho biết: Jason Allen, một nhà thiết kế trò chơi, sinh sống ở Pueblo West, Colorado, đã đoạt giải nhất trong thể loại hình ảnh điện tử, trong cuộc thi Mỹ thuật Hội chợ Colorado. Bức tranh mang tựa đề: Théâtre D’opéra Spatial, (Nhà hát nhạc kịch không gian.). Tuy giải thưởng không phải nhiều tiền nhưng đã trở thành đề tài bàn thảo sôi nổi vì Allen đã sử dụng hệ thống A.I để sáng tạo bức họa. Tranh luận phản đối cho rằng Allen không phải là một hoạ sĩ và không tự sáng tạo bằng tài năng riêng.

Lu Hai Liang trong Thegamer ghi nhận: “Tác phẩm nghệ thuật của anh đã vượt qua hơn hai mươi nghệ sĩ khác […] Rõ ràng, các giám khảo không thể phân biệt được bức họa do A.I vẽ. Một vị giám khảo nói rằng, dù sao bà cũng không thay đổi quyết định vì tác phẩm nghệ thuật: có khái niệm và tầm nhìn mang đến hiện thực và thực sự là một bức họa đẹp.”

deepBlue-depeated-Kasparov-1985

Hình: Từ năm 1997, lập trình chơi cờ Deep Blue của IBM đã hạ vô địch thế giới Cờ Vua năm 1985, Garry Kasparov, © vietbao.

Việc A.I. thắng giải hội họa, một bước sơ khởi, nêu lên một số câu hỏi căn bản. Cần có bao nhiêu mức độ cảm xúc để sáng tác nghệ thuật? Vì A.I. hoàn toàn không có tình cảm. Nghệ thuật có cần vô thức hay không? Vì A.I. không có vô thức. Nếu có một trí nhớ lớn vô hạn, có thể thay thế cho tiềm thức? Sáng tạo có còn là một bí mật? Một thứ gì siêu nhiên hoặc chỉ là trình độ cao của vật lý? Tác phẩm nghệ thuật thường xuyên liên quan mật thiết với tâm lý con người, A.I. không có tâm lý. A.I. chỉ có trí tuệ.

Về mặt trí khôn và thông minh, A.I. đã chứng minh khá rõ ràng. Sau khi mất bốn giờ học tất cả những luật lệ để chơi Cờ Vua (chess), AlphaZero, tên A.I. chơi cờ, đã chiến thắng đệ nhất cao thủ Cờ Vua thế giới, lập trình Stockfish 8.

Từ năm 1997, lập trình chơi cờ Deep Blue của IBM đã hạ vô địch thế giới chess năm 1985, Garry Kasparov. Sau đó các lập trình vi tính đánh cờ với nhau vì con người không còn là đối thủ. Như vậy, A.I. không cần kinh nghiệm, chỉ cần nhớ hết hàng tỷ bước đi trong ván cờ và trí thông minh chọn lựa rất nhanh chóng (800 triệu thế cờ trong một giây) và quyết định chính xác những nước đi phù hợp dẫn đến chiến thắng.

Năm 2011, A.I. một lập trình của IBM tên Watson đã thách đố với những đối thủ dày dạn học vấn và hiểu biết trong trò chơi Jeopardy, và A.I. đã thắng một triệu đô la.

Năm 2015, A.I. đã vượt qua khả năng nhận diện hình ảnh của con người qua chương trình thi đua hàng năm của ImageNet.

Năm 2016, A.I. Deep Mind đã chiến thắng vô địch cờ Go trên thế giới qua năm ván cờ thắng bại.

Năm 2018, A.I. được đưa vào làm tài xế lái xe hơi. Chứng minh trong “dịch vụ taxi tự lái” (self driving taxi service) của chương trình Waymo trong tiểu bang Phoenix và Arizona.

Từ năm 2019, A.I. đã đạt được trình độ cao cấp, trên đất liền, trên không trung, vào đại dương, ra không gian, nơi nào A.I. cũng làm việc chung với con người, hoặc làm việc một mình. Trong những lãnh vực y khoa, giải phẫu, dịch thuật, ngôn ngữ… A.I. đã tỏ ra sự tiến bộ vượt bậc, khiến cho con người càng ngày càng cần sự hiện diện của nó.

Ai mới nghe kể tiểu sử của A.I. gần như cảm thấy mới lạ và choáng ngợp vì tài năng giống như có phép thuật. Thật ra, A.I. bắt đầu manh nha từ năm 1637, bởi nhà bác học Rene Decartes, đã đề cập bộ máy có thể tự suy nghĩ và tự quyết định trong tác phẩm “Discourse on the Method.” Ông còn phân biệt khu vực đặc biệt và tổng quát của bộ máy, mà ngày nay người ta tạo ra A.I. cho từng công việc đặc thù (như dẫn đường đi trong Google map) và A.I. để làm những việc tổng quát (như robot giữ nhà, pha cà phê, hát giúp vui … giữ trẻ.)

Liệu trí tuệ nhân tạo có vượt qua khả năng khôn ngoan của con người trong tương lai?

anh-minh-hoa-Forbes

Ảnh minh họa © Forbes 2018 (vietbao).

A.I. mà chúng ta đang nói đến chỉ là A.I. lúc tuổi còn thơ. Mọi người đều có thể tự hỏi, điều gì sẽ xảy ra, khi nó trưởng thành? Chuyện đời sẽ thay đổi ra sao, khi nó bằng tuổi người đang viết.

“Thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du cửu”, Khổng Tử nói. đến tuổi 70 thì tâm tính và đạo đã hợp nhất. Mọi thứ trở thành bản năng, làm gì cũng hợp đạo. E rằng không còn đúng nữa, vì A.I. sẽ đảo lộn những ý niệm, quan niệm làm người. Không chừng, lúc đó, con người phải chiến đấu với A.I.

Alan Cohen, viết trong tạp chí Forbes, 9 tháng 11, 2018. “Tôi sẽ rất thích thú khi máy vi tính có thể nhìn xa và khả năng học hỏi có thể tạo ra những lập trình cho robot, biết đối phó với những nhiệm vụ nguy hiểm và biết mệt mỏi về thể chất trong công việc ráp dây chuyền. (Ngụ ý nói, robot cần cảm tính và hiểu được nhân tính.) Liệu A.I. có thể hiểu rằng, cần gạn lọc những gì căn bản đã tạo cho chúng ta giận dữ để mang chúng ta lại gần nhau hơn? Sẽ rất tốt đẹp, nếu A.I. cắt giảm bớt những náo loạn trên các mạng lưới xã hội, giống như một người bạn ân cần chỉ điểm lúc nào không thể cho phép ai đó làm phiền chúng ta, dù là nụ cười ấm áp hay một cái vỗ vai. […]

Chúng ta cần một hệ thống A.I. biết rằng, kẻ thù của chúng ta cũng yêu thương con cái họ nhiều như chúng ta …”

Để giải quyết những khó khăn tỉ mỉ và trọng đại của con người, cần phải có sức học hỏi dồi dào và sức sáng tạo thực dụng sắt bén. Hai khả năng đang được A.I. gia tốc thực hành. Việc này dẫn đến sự thông minh của A.I. có cơ hội vượt qua trí thông minh của nhân loại.

Nhà bác học Stephen Hawking đã nhìn thấy trước khả năng tự sáng tạo của A.I. trong tương lai. Ông đặt câu hỏi về vấn đề A.I. và con người, ai thông minh hơn, và nỗ lực trả lời trước khi qua đời. Ông viết: “Ngày trước, khi con người khám phá ra lửa, đã gây nhiều tai họa, lập đi lập lại, rồi mới phát minh ra bình chữa lửa. Với những công kỹ nghệ mạnh mẽ tinh vi hơn như vũ khí hạch nhân, sinh học nhân tạo, trí tuệ nhân tạo, chúng ta nên lập kế hoạch trước và hướng đến mục tiêu hoàn thành tốt đẹp ngay từ đầu, vì có thể là cơ hội duy nhất mà chúng ta có.

Tương lai của con người là một cuộc chạy đua giữa sức mạnh càng ngày càng gia tốc của công kỹ nghệ và trí tuệ mà chúng ta sử dụng. Hãy làm sao để chắc chắn rằng sự khôn ngoan của con người sẽ chiến thắng.

Tại sao chúng ta phải lo lắng về A.I.?

Có phải lúc nào con người cũng có thể rút dây ra khỏi ổ điện?

Người ta hỏi máy vi tính: ‘Có Thượng Đế không?’ Máy trả lời: ‘Hiện nay, đang có,’ rồi rút dây điện.

(Trích Brief Answers To The Big Questions, Stephen Hawkings, trang 196.)

© Ngu Yên.

Thân mời đọc thêm @ https://vietbao.com

Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET (NnQ).

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Truyền Thông Xã Hội Và Ảnh Hưởng Tiêu Cực.‎‎ Trong dòng cuồng lưu phát triển “Truyền thông xã hội”, người Việt trong và ngoài nước đã tham dự tích cực, đôi lúc, quá tích cực, vì thích thú với phần thưởng của truyền thông xã hội, bao gồm facebook, youtube, twitter, Instagram, blog, email, điện thoại thông minh… Đọc tiếp @ https://vietbao.com

   ❖ Nhìn Xuyên Giả Dối. Nói dối là một đặc tính trong thời đại hôm nay, đầu thế kỷ 21. Có ba loại người: Nói dối chuyên nghiệp vì có mục đích. Nói dối luôn miệng vì thói quen. Nói dối khi cảm thấy cần thiết hoặc sợ hãi. Nói không đúng sự thật nhưng tưởng mình nói thật, cũng là một cách dối… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Đi tìm hơi thở đã tắt (Ngu Yên).

    ❖ Mặt trái và phải của AI (Phạm Phú Khải).

    ❖ ChatGPT là gì, hoạt động ra sao?

    ❖ Elon Musk và những người khác kêu gọi tạm dừng AI, với lý do ‘rủi ro cho xã hội’

    ❖ Bill Gates: Lời kêu gọi tạm dừng AI không ‘giải quyết được các thách thức’

May-2023_w1

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: May 05, 2023

1

Thế giới vui vì mỗi lẻ loi.

Tiếng biển lời rừng nao nức giục
– Ta về cho kịp độ xuân sang. (Ta Về – Tô Thùy Yên)

© Đỗ Thái Nhiên.

Nguồn: © danchimviet.info (08/2021)

but-tich-To-Thuy-Yen

Bút tích của nhà thơ Tô Thùy Yên trong chuyến về thăm Saigon năm 2014. © SBS

Có suy nghĩ cho rằng sống tức là quay cuồng trong bể khổ. Suy nghĩ khác lại đặt thành câu hỏi: Đời người từ đâu đến? Đi về đâu? Nhà thơ Bùi Giáng buông lời giải đáp nhẹ nhàng nhưng bất ngờ và bay bổng:

Ấy là nhạc? Ấy là thơ?
Ấy là rượu đế một giờ bỗng dưng?
Ấy điên đảo ? Ấy điệp trùng?
Ấy từ vô tận lừng khừng mà ra

(Thơ Bùi Giáng)

Cõi “vô tận lừng khừng” là cõi nào? Đây là nơi hàm chứa mọi quấn quyện và tương tác miên viễn giữa tự nhiên giới, tư tưởng giới và xã hội giới. Sự quấn quyện tương tác này sản sinh ra vận động của dòng sống người, vận động của lịch sử. Trong tự nhiên, nhịp điệu của lịch sử được ghi nhận.

Tô Thùy Yên, tên thật là Đinh Thành Tiên, sanh ngày 20/10/1938 tại Gò Vấp, nguyên Thiếu Tá Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau 30/04/1975 Tô Thùy Yên bị chế độ CSVN tống giam không tội danh, không án tòa.

Năm 1985 Nhà Thơ ra khỏi nhà tù, thi phẩm Ta Về được sáng tác vào dịp này…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Kính biệt nhà thơ Tô Thùy Yên – “cảm ơn hoa đã vì ta nở” (Trinh Nguyen).‎‎ Vậy là nhà thơ Tô Thùy Yên, một trong những nhà thơ lớn của miền Nam trước 1975, đã “thức cho xong bài thơ” để “mai sớm ra đi” – cuộc đi cũng chính là “về như chiếc lá rơi về cội” nhưng ở “giữa cánh đồng không, bên kia sông” kịp “cài hờ lên cửa tặng” nhân gian những bài thơ thuộc hàng những bài hay bậc nhất trong lịch sử thi ca Việt Nam… Đọc tiếp @ SBS

   ❖ “Việt Nam, Con Thuyền Không Bến” và “Một Con Đường Hẹp” (Đỗ Thái Nhiên). Ngày 6/3/2018 trên Facebook của mình, nhà văn Trần Trung Đạo đã phổ biến bài viết “Việt Nam, Con Thuyền Không Bến”. Sở dĩ gọi là “Con Thuyền Không Bến” bởi lẽ, theo Trần Trung Đạo, Việt Nam hiện có hai thế lực “đảng” và “chống đảng…” Đọc tiếp @ https://www.danchimviet.info

   Ta về một bóng trên đường lớn Tô Thùy Yên (1938 – 2019) (Tuan V. Nguyen).

    ❖ Tây Tạng 59, Việt Nam 75.

2

Từ Potemkin Đến Putin.

Một Huyền Thoại Lâu Đời Đã Tiết Lộ Những Gì Về Cuộc Xâm Lược Của Nga Ở Ukraine (From Potemkin to Putin: What a centuries-old myth reveals about Russia’s war against Ukraine – © Dennis Wagner – USA Today).

© Dennis Wagner (Chuyển ngữ: Trần C. Trí).

Nguồn: https://damau.org (04/2022)

Peter-III-and-Catherine-II

Tsar Peter III and his wife, the future Catherine the Great. © wiki

Ngày xửa ngày xưa, có một nữ hoàng đầy quyền lực, thường được gọi là Catherine Đại Đế 1, trị vì một đế quốc rộng lớn, và qua bao nhiêu năm tháng, đã chinh phục được thêm nhiều bờ cõi mới.

Catherine bổ nhiệm người tình của mình trông coi một trong những cõi miền đã xâm chiếm đó—nơi ngày nay mang tên là Ukraine. Thời gian trôi qua, chàng tường trình cho nàng biết là người dân ở xứ ấy sống trong sung túc và hạnh phúc. Song le, theo một truyền thuyết được kể từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, đó chỉ là một điều dối trá.

Trong câu chuyện đó, Catherine quyết định thực hiện một chuyến vi hành trên thuyền, xuôi theo dòng sông Dnieper để nàng được chứng kiến cuộc sống vui tươi, thịnh vượng của thần dân. Grigory, người tình của nàng, sợ rằng chuyện lừa dối của mình sẽ bị vạch trần, đồng thời chàng cũng muốn làm nàng vui lòng. Vì thế, theo câu chuyện, chàng ra lệnh cho thuộc hạ dựng lên những ngôi làng giả dọc theo bờ sông, sơn phết các mặt tiền mới tinh tươm…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Ghi chú:

(1) Catherine Đại đế (1729 – 1796) Catherine Đại đế © Catherine II là Hoàng hậu Nga trong hơn 30 năm và là một trong những nhà cai trị có ảnh hưởng nhất của đất nước.

Sophie Friederike Auguste von Anhalt-Zerbst sinh ngày 02/05/1729 tại Stettin, sau đó là một phần của Phổ (nay là Szczecin ở Ba Lan), con gái của một hoàng tử nhỏ người Đức. Năm 1745, sau khi được nhận vào Giáo hội Chính thống Nga và đổi tên thành Catherine, bà kết hôn với Đại công tước Peter, cháu trai của Peter Đại đế và là người thừa kế ngai vàng Nga…

… Những ảnh hưởng lớn của Catherine đối với đất nước nhận nuôi của bà là mở rộng biên giới Nga và tiếp tục quá trình phương Tây hóa do Peter Đại đế bắt đầu. Trong triều đại của mình, bà đã mở rộng đế chế Nga về phía nam và phía tây, thêm các vùng lãnh thổ bao gồm Crimea, Belarus và Litva… Nguồn: Catherine, Facts and Details (BBC – 2014)

    – Catherine The Great Catherine Đại đế (sinh năm 1729, trị vì từ 1762-1796) là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của Nga. Được coi là một nhà cải cách của Thời đại Khai sáng và một kẻ cơ hội phù phiếm, bà đã cai trị nước Nga trong 34 năm, một trong những triều đại lâu nhất trong lịch sử Nga, mặc dù bà thậm chí không phải là người Nga, không có quyền thừa kế hợp pháp đối với ngai vàng và nắm quyền bằng cách giết người. chồng bà, Sa hoàng Peter III. (Nguồn: Erla Zwingle, National Geographic, tháng 9 năm 1998)

Các nhà sử học đã tranh luận về sự chân thành của Catherine với tư cách là một vị vua khai sáng, nhưng ít người nghi ngờ rằng bà tin vào hoạt động tích cực của chính phủ nhằm phát triển các nguồn lực của đế chế và làm cho chính quyền của nó hiệu quả hơn… Nguồn: Catherine, Facts and Details (https://factsanddetails.com – 2016)

(2) Grigory Potemkin Năm 1774, năm Nga đánh bại Thổ Nhĩ Kỳ, Grigory Potemkin, người đã nổi bật trong cuộc chiến, trở thành người tình của Catherine, và một sự nghiệp rực rỡ bắt đầu cho vị quan thuộc tầng lớp quý tộc nhỏ này, người có trí thông minh và khả năng chỉ bằng tham vọng của mình. Potemkin là người duy nhất trong số những người yêu thích của Catherine đóng một vai trò chính trị rộng rãi.

Thông thường, hoàng hậu không trộn lẫn công việc và thú vui; các bộ trưởng hầu như luôn được chọn vì khả năng của họ. Ở Potemkin, bà đã tìm thấy một người đàn ông phi thường có thể yêu thương, kính trọng và là người mà bà có thể chia sẻ quyền lực của mình. Với tư cách là bộ trưởng, ông có quyền hạn vô hạn, ngay cả sau khi kết thúc mối quan hệ liên lạc của họ, vốn chỉ kéo dài hai năm.

Potemkin phải được công nhận một phần vì sự huy hoàng có phần xa hoa của triều đại Catherine. Anh ta có một quan niệm về sự vĩ đại mà cô công chúa người Đức khá tầm thường không có, và anh ta hiểu tác động của nó đối với người dân. Là một người mơ mộng vĩ đại, anh ta khao khát các vùng lãnh thổ để chinh phục và các tỉnh để sinh sống; một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm với kiến ​​thức về nước Nga mà Catherine chưa có được và táo bạo như Catherine là người có phương pháp, Potemkin được nữ hoàng đối xử bình đẳng cho đến khi ông qua đời vào năm 1791. Họ bổ sung và hiểu nhau, và bộ trưởng đầy tham vọng bày tỏ sự tôn trọng của mình đối với chủ quyền của mình thông qua sự tận tâm hoàn toàn đối với lợi ích của bà… Nguồn: https://www.britannica.com (Viewed 04/2023)

(Catherine Đại đế là một phụ nữ khét tiếng đam mê và tham vọng đế quốc. Hoàng tử Potemkin – cực kỳ hào hoa và tài năng siêu phàm – là tình yêu của đời cô và là người đồng cai trị của cô. Họ cùng nhau chiếm giữ Ukraine và Crimea, những vùng lãnh thổ xác định phạm vi ảnh hưởng của Nga cho đến ngày nay. Chuyện tình của họ là như vậy…)

(3) Novorossiya, nghĩa đen là “Nước Nga mới”, là một tên lịch sử, được sử dụng trong thời kỳ Đế quốc Nga cho một khu vực hành chính mà sau này trở thành lục địa phía nam của Ukraine: khu vực ngay phía bắc Biển Đen và Crimea (Wiki).

(4) Holodomor (tiếng Ukraina: Голодомор) Nghĩa đen: Cái chết tập thể vì nạn đói, nói về nạn đói ở Liên Xô vào thời kỳ 1932–1933 xảy ra ở vùng mà bây giờ thuộc Ukraina. Stalin theo đuổi các mục tiêu chính trị để ngăn chặn các phong trào đòi ly khai đòi độc lập ở Ukraina và để củng cố chính quyền Liên Xô tại Ukraina. Trước đó, Nga đã hành động mạnh với giới trí thức và các giáo sĩ người Ukraina. Giữa năm 1926 và năm 1932, 10.000 giáo sĩ bị xử bắn hoặc trục xuất bởi những người Bolshevik. Vào năm 1931, hơn 50.000 trí thức bị trục xuất đến Siberia, trong số đó có 114 nhà thơ, nhà văn và nghệ sĩ quan trọng trong nước. Sau đó, Liên Xô bắt đầu đối phó với những người nông dân, những người vẫn còn ngoan cố chống lại tập thể hóa và công nghiệp hóa. Trong tinh thần “Nga hóa”, văn hóa riêng của Ukraine bị loại bỏ để chỉ còn một nền văn hóa Xô Viết… (wiki)

    – The Holodomor’s Death Toll. Nạn đói ở Ukraine – được gọi là Holodomor, một sự kết hợp của các từ tiếng Ukraine có nghĩa là “đói” và “gây ra cái chết” – theo một ước tính đã cướp đi sinh mạng của 3,9 triệu người, khoảng 13% dân số. Và, không giống như nạn đói khác trong lịch sử gây ra bởi bệnh bạc lá hoặc hạn hán, điều này được gây ra khi nhà độc tài Stalin muốn thay thế các trang trại nhỏ của Ukraine bằng các tập thể nhà nước và trừng phạt những người Ukraine có tư tưởng độc lập, những người gây ra mối đe dọa cho chính quyền toàn trị của mình…

… Các quan chức Liên Xô đã dùng vũ lực đuổi những nông dân Ukraine ra khỏi trang trại của họ và cảnh sát mật của Stalin tiếp tục lên kế hoạch trục xuất 50.000 gia đình nông dân Ukraine đến Siberia, nhà sử học Anne Applebaum viết trong cuốn sách năm 2017 của cô, Nạn đói đỏ: Cuộc chiến của Stalin đối với Ukraine… Stalin đã bắt giữ hàng chục ngàn giáo viên và trí thức Ukraine và loại bỏ sách tiếng Ukraine khỏi các trường học và thư viện. Bà Applebaum viết rằng nhà lãnh đạo Liên Xô đã sử dụng sự thiếu hụt ngũ cốc như một cái cớ cho cuộc đàn áp chống Ukraine thậm chí còn dữ dội hơn. Như Norris lưu ý, sắc lệnh năm 1932 “nhắm vào ‘những kẻ phá hoại’ Ukraine, ra lệnh cho các quan chức địa phương ngừng sử dụng ngôn ngữ Ukraina trong thư từ của họ và đàn áp các chính sách văn hóa Ukraine đã được phát triển trong những năm 1920…” (history.com – 2019)

   ❖ Chiến tranh ở Đông Âu nhìn từ góc độ văn hóa. Putin cuồng vọng muốn làm Nga hoàng ở thời đại nên nơm nớp lo sợ nước láng giềng Ukraina có tổng thống được dân bầu và đang hướng tới xã hội Tự do, Bình đẳng, Bác ái phương Tây. Sự “đe dọa” của NATO với nước Nga chỉ là trò lừa gạt thần dân nước Nga vốn đã sống bao năm trong hệ thống truyền thông độc Đảng, độc trị thời Xô Viết và xa hơn nữa từ xã hội nông nô của các bạo chúa Sa hoàng! Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

   ❖ Chiến tranh Ukraine và an ninh châu Á. Từ Hindu Kush đến Biển Đông và Bán đảo Triều Tiên, Ấn Độ-Thái Bình Dương không thiếu những mối đối nghịch lịch sử sâu đậm và những yêu sách sai lầm về chủ quyền mà nó có thể bùng nổ thành xung đột mà không cần cảnh báo… Đọc tiếp @ NnQ

    ❖ Trong chiến tranh, Ukraina tưởng niệm 90 năm nạn đói lớn Holodomor dưới chế độ Stalin. Thứ Bảy, 26/11/2022, người dân Ukraina tưởng niệm 90 năm sự kiện Holodomor, nạn đói lớn 1932-1933 do chế độ Stalin gây ra. Theo các sử gia, 15% người dân Ukraina đã chết trong suốt giai đoạn mang tính bước ngoặt này. Lễ tưởng niệm năm nay đặc biệt mang nặng ý nghĩa trong bối cảnh cuộc chiến xâm lược do Nga tiến hành từ suốt chín tháng qua… Nguồn © RFI

    ❖ Ảo tưởng quyền lực

3

Châu Về Hiệp Phố.

Trích Chương VII, “Nửa Thế Kỷ Việt Nam”.

© Song Nhị.

Nguồn: © https://coinguonwriters.blogspot.com (03/2018)

bia-sach_nua-the-ky-vietnam

Hình bìa sách “Nữa Thế Kỷ Vietnam. © Ảnh coinguonwriters.

Trong cuốn NTK.VN tôi có dành tám chương viết về tù cải tạo. Ở đây xin dành một chương có niềm vui và hạnh phúc sau một hành trình đày đọa, đau đớn và tủi nhục của quan chức quân cán chính VNCH trong các trại tập trung cải tạo…

Xin từ biệt một cảnh đời,
tường xây cửa sắt tình người lạnh căm
Xin từ biệt những tháng năm
mồ hôi máu lệ nhục nhằn đắng cay.

Có biết bao chuyện hợp tan trên đời – thương hải tang điền – xưa nay từng xé lòng bứt ruột thế nhân. Trong đời tôi, đã bao lần trầm lòng trước những cuộc hợp tan não nuột – Ngày rời bỏ quê hương bản quán ra đi biền biệt đến bây giờ; ngày xách túi hành trang với vài bộ quần áo, từ giã gia đình, đành đoạn bỏ lại những yêu thương bịn rịn để ra đi “trình diện” vào tù, từ đó tôi cứ mãi nôn nao với những lần hợp tan, tan hợp. Khi rời Quảng Ninh về Thanh Hóa, nhìn lại phía sau núi rừng trùng điệp heo hút, tôi cứ mãi chập chờn với lẽ thịnh suy. Người cộng sản không thể lường trước được viễn ảnh của việc đưa hàng nghìn tù từ trong Nam ra rồi lại phải đưa trả về Nam…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Miền Nam Đệ Nhất và Đệ nhị Cộng Hoà (Song Nhị).‎‎ Hai mươi năm đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa, người dân miền Nam được hít thở không khí tự do, được hưởng các quyền căn bản theo đúng quy ước nhân quyền của Liên Hiệp Quốc; ngược lại người dân miền Bắc phải sống dưới chế độ cộng sản độc tài hà khắc, bị tước đoạt mọi quyền tự do tối thiểu của một công dân… Đọc tiếp @ https://www.vietthuc.org (06/10/2001)

   ❖ Kể từ ngày 31 tháng Tư (Ngô Nhân Dụng). Nhà văn Vương Hồng Sển là người sáng tác ra câu ngày 31 tháng Tư năm 1975,” trong hồi ký Nửa Đời Còn Lại. Cụ tự giới thiệu là người “máu Hoa pha máu Việt đã bốn đời không nói được tiếng Phước Kiến” (trang 21, Văn Nghệ, California, 1995). Cụ mang tên Hán Việt là Vương Hồng Thạnh (hay Thịnh), nhưng khi làm giấy khai sanh viết thành Sển theo cách nói tiếng Phúc Kiến. Cụ đã nổi tiếng với những cuốn Sài Gòn Năm Xưa, Thú Chơi Sách, Thú Chơi Cổ Ngoạn và nhiều bài báo về các thú chơi này từ trước năm 1975. Cuốn Hơn Nửa Đời Hư, in năm 1993 ở Sài Gòn và bị kiểm duyệt xóa bỏ rất nhiều, hai năm sau được nhà Văn Nghệ tái bản ở Mỹ, mới được đầy đủ…

Hai lần “cố ý” viết ngày 30 ra ngày 31, tác giả kể lể tâm tình như đang muốn trút ra những “nỗi riêng lớp lớp sóng vùi.” Lần thứ nhất, cụ tự nhận mình thấp hèn như ốc ngồi đáy giếng đòi bàn luận việc “trên cao,” dù chỉ bàn một câu chuyện văn học. Tự nhận mình làm thân “ốc ngồi đáy giếng”, là cách người miền Bắc gọi là “nói kháy.” Không biết các quan ở trên hay thằng dân ở dưới đứa nào mới đúng là ốc ngồi đáy giếng! Cụ đổi thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” thành “ốc” cũng cố ý. Con ếch còn được kêu oang, con ốc chỉ ngậm miệng!

Lần viết lộn thứ hai, Vương Hồng Sển nhắc đến thời đoàn quân của Nguyễn Ánh ra chiếm Bắc Hà. Khi quân miền Bắc thất trận, chỉ có hai người trong giới sĩ phu bị chế độ mới hành hạ. Một là Phan Huy Ích, cựu thần Nhà Lê bị bỏ tù; hai là Cống Chỉnh, theo nhà Tây Sơn, bị đánh đến chết vì thù riêng. Cụ Vương nhắc chuyện cũ, chính là để so sánh với chính sách lừa bắt hàng trăm ngàn sĩ quan, công chức miền Nam cho vào tù mút mùa sau năm 1975!

Vương Hồng Sển thấm thía thân phận đau đớn vì mất tự do của một trí thức miền Nam. Có lúc đang bàn chuyện Phạm Quỳnh, cụ đánh một câu: “trong nầy ngày nay có miệng mà khó nói nên lời, có tay cầm viết mà khó ghi lời nào khỏi bị sửa chữa, cắt xén – vả lại tôi là người gì mà được phép nói…?” (trang 267). Viết hai chữ “trong nầy” tức là trong miền Nam. Viết “ngày nay” tức thời cộng sản đô hộ, khác thời trước 1975. Chỉ viết bốn chữ, “trong nầy”và “ngày nay” đủ tả nỗi niềm một nhà văn “không được phép nói!”  Đọc tiếp @ https://www.diendantheky.net

   ❖ Quí hay Quý?‎‎ Khởi đi từ một tình cờ lịch sử khi Alexander de Rhodes đến Việt Nam truyền đạo Thiên Chúa, ngôn ngữ Việt Nam thoát khỏi văn hóa chữ Nho (Hán tự) và chữ Nôm, bước sang kỷ nguyên mới kể từ đầu thế kỷ Hai mươi. Trong suốt 500 năm từ tình trạng phôi thai, theo bước đi của từng thế hệ và từng thời kỳ lịch sử, chữ Việt và tiếng Việt ngày nay đã là một trong những ngôn ngữ hoàn chỉnh trong lịch sử văn minh nhân loại. Người Nhật và người Nam Triều Tiên cũng từ hàng trăm năm cố công thoát ly ảnh hưởng và phụ thuộc chữ Hán nhưng đã không làm được… Đọc tiếp @ https://quangduc.com