ĐBSCL 2020 Cánh đồng chết và 45 năm ảo vọng trí thức

1. ĐBSCL Cánh đồng chết và 45 năm ảo vọng trí thức

© Ngô Thế Vinh

Source: Boxit.vn (30/04/20)

gs-NDX-gsPHH

GS Nguyễn Duy Xuân (trái) và GS Phạm Hoàng Hộ

Tưởng nhớ GS Nguyễn Duy Xuân, GS Phạm Hoàng Hộ,

Hai tượng đài trí tuệ kiệt xuất, bất khuất của Miền Nam

Lời Dẫn Nhập: Giáo sư Phạm Hoàng Hộ sau khi hoàn tất bộ sách đồ sộ “Cây cỏ Việt Nam” mà Giáo sư gọi là “công trình của đời tôi” và vào mấy năm cuối đời, như một Di chúc, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã đề tặng toàn sự nghiệp ấy cho:

“Những ai còn sống hay đã chết trong tù vì tháng Tư năm 1975 đã quyết định ở lại để tiếp tục dâng góp cho đất nước. Tặng Giáo sư Nguyễn Duy Xuân nguyên Viện trưởng Đại học Cần Thơ, mất ngày 10-11-1986 tại trại Cải tạo Hà-Nam-Ninh. Tặng hương hồn những ai trên biển Đông đã chết nghẹn ngào”.

Thế hệ sinh sau 30 tháng 4, 1975 nay cũng đã 45 tuổi rồi, cũng là 45 năm của một chính sách ngu dân lãng phí/huỷ diệt nguồn chất xám, và lăng nhục cả một thế hệ trí thức Miền Nam. Và nghĩ xa hơn, một Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ không chết như ngày nay nếu có một nhà nước biết trân trọng sử dụng nguồn chất xám ấy, mà biểu tượng là hai trí tuệ kiệt xuất của Miền Nam như Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, Giáo sư Nguyễn Duy Xuân, là hai thành viên sáng lập Viện Đại học Cần Thơ năm 1966, và sau 1975 cả hai có cùng một ý nguyện chọn ở lại để xây dựng đất nước sau chiến tranh và thống nhất.

Để rồi, GS Nguyễn Duy Xuân thì chết thảm sau 11 năm bị đày đọa trong trại tù cải tạo Hà-Nam-Ninh ở Miền Bắc, và GS Phạm Hoàng Hộ thì trải qua một chặng đường vô cùng đau khổ qua “một thời kỳ sống trong ảo vọng là sẽ thấy đất nước đi lên, giai đoạn đi xe đạp, ăn gạo hẩm, tưởng hoa sẽ nở trên đường quê hương” để rồi kết thúc là một cái chết buồn bã xa nửa vòng Trái đất bên ngoài quê hương, một quê hương mà ông suốt đời gắn bó và chẳng bao giờ muốn xa rời. Hình ảnh một Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, một Giáo sư Nguyễn Duy Xuân những năm sau 1975, là tấm gương và cũng là một trải nghiệm đau đớn cho cả một thế hệ trí thức Miền Nam. Trang sử ảm đạm ấy là một bài học đắng cay cho cả một dân tộc sẽ không thể và không bao giờ quên. Với các thế hệ trẻ sau 1975 ở khắp năm châu, cùng với bản tiếng Việt, nay có thêm bản tiếng Anh để các bạn dễ dàng tiếp cận hơn với bài học lịch sử ấy…

Những năm ảo vọng, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ và bộ sách “Cây cỏ Việt Nam” (Peter Shaw Ashton, Giáo Sư Charles Bullard, Ngành Lâm Học, Đại Học Harvard)

“Với những ghi chú bằng tiếng Anh, cùng với những nét minh hoạ tinh vi của hơn 10.500 chủng loại, bộ sách Họa hình Cây cỏ Việt Nam/Illustrated Flora of Vietnam của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã cung cấp cho giới độc giả tiếng Anh lần đầu tiên và cập nhật một tài liệu tham khảo thấu đáo mà chúng tôi ít biết đến. Công trình này sẽ đứng như một tượng đài của sự quyết tâm, cống hiến, và uyên bác với lòng can đảm của tác giả. Giáo sư Phạm Hoàng Hộ hầu như đơn độc hình thành một công trình sinh học thực vật có tầm vóc hàn lâm/ academic tại Đại học Sài Gòn giữa những năm tháng khó khăn. Trong hoàn cảnh cực kỳ thử thách ấy, Giáo sư Hộ đã sưu tập được những chất liệu cho bộ sách đặc sắc này và cả những chuyến du khảo nhằm thu thập những mẫu vật để minh hoạ. Và nay công trình được xuất bản, đó sẽ là nguồn khích lệ cho các nhà sinh học trẻ ở Việt Nam và cả ở hải ngoại.

2. Giáo sư Nguyễn Duy Xuân – Ngọn hải đăng trí tuệ miền Tây

Người bạn đồng hành

Đến năm 1970, bước đầu xây dựng được một Đại học Cần Thơ vững vàng, để có thể trở về Sài Gòn tiếp tục các công trình nghiên cứu khoa học và giảng dạy, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ chính thức mời Giáo sư Nguyễn Duy Xuân về thay ông, làm Viện trưởng thứ hai của Viện Đại học Cần Thơ.

Giáo sư Nguyễn Duy Xuân cũng là người Cần Thơ, sinh năm 1925, hơn Giáo sư Phạm Hoàng Hộ bốn tuổi, tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học Vanderbilt-Hoa Kỳ, trở về Việt Nam 1963, Giáo sư Luật. Nhận chức Viện trưởng từ Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, Giáo sư Nguyễn Duy Xuân đã nỗ lực phát triển Viện Đại học Cần Thơ trên mọi lãnh vực từ chương trình giảng dạy, đào tạo Ban giảng huấn, xây cất thêm giảng đường, phòng thí nghiệm, thiết lập ký túc xá như hệ thống campus cho sinh viên đến từ các tỉnh xa Miền Tây. Ông là người tiên phong thực hiện giáo dục đại học theo tín chỉ / credits (thay vì chứng chỉ, certificate như trước đây); giống như mô hình hệ thống Đại học Hoa Kỳ. Ông còn gửi cả một đội ngũ giảng viên trẻ đi du học, điển hình như anh Trần Phước Đường đi Mỹ tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Michigan, sau đó họ trở về trường phục vụ ngành Sinh học, Giáo sư Trần Phước Đường sau này trở thành Viện trưởng Đại học Cần Thơ từ 1989 tới 1997…

Từ ảo vọng tới thảm kịch

…GS Nguyễn Duy Xuân bị đưa vào trại tù cải tạo, sau đó bị đưa ra Bắc, giam trong trại tù Hà-Nam-Ninh, hầu như không có ngày về. Tiếp tục bị đày ải thêm ba năm nữa, tổng cộng 11 năm, GS Nguyễn Duy Xuân đã chết trong tù cải tạo Hà- Nam-Ninh ngày 10 tháng 11 năm 1986 trong đói khát và bệnh tật không thuốc men. Xác của ông được vùi nông trong nghĩa địa tù cải tạo trên triền núi phía sau trại tù Ba Sao…

tro-cot-gs-NDX-va-con-gai

Từ trái, GS Võ Tòng Xuân, bà Nguyễn Thị Nguyệt Nga con gái GS Nguyễn Duy Xuân, ôm bình tro cốt của cha, bạn trai Alan và một thân hữu [nguồn: Võ Tòng Xuân]

Trại tù Ba Sao Hà-Nam-Ninh, Miền Bắc Việt Nam, nơi triền núi phía sau trại tù là nghĩa địa chôn vùi xác rất nhiều tù nhân cải tạo có gốc từ Miền Nam sau 1975, thân xác Giáo sư Nguyễn Duy Xuân được vùi nông trong nghĩa địa trại tù Ba Sao này. Mãi 30 năm sau, con gái ông là bà Nguyễn Thị Nguyệt Nga từ Pháp về bốc mộ cha đưa từ nghĩa địa trại tù Ba Sao về Chùa Thiên Hưng, Quận Bình Thạnh Sài Gòn.

GS Phạm Hoàng Hộ sinh nhật 80

Tháng 7 năm 2009, một số môn sinh đã tổ chức tại Montréal một lễ mừng sinh nhật 80 tuổi của GS Phạm Hoàng Hộ, cùng với một bức tượng được đem tới tặng Thầy với phát biểu đầy xúc động của một môn sinh: “Bức tượng không phải chỉ là hình ảnh của một Giáo sư Thực Vật đáng kính mà còn là biểu tượng của người trí thức Miền Nam, đã hiến trọn đời mình cho khoa học, hết sức khiêm tốn so với tài năng của mình và nhất là hết lòng yêu quê hương đất nước.”

gs-PHH

GS Phạm Hoàng Hộ bên bức tượng bán thân do một điêu khắc gia người Canada là bác sĩ Megerditch Tarakdjian thực hiện nhân dịp sinh nhật thứ 80 do một số môn sinh tổ chức tại Montréal, Canada. 

Di chúc giữ xanh đất mẹ

Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã xem bộ sách “Cây cỏ Việt Nam là công trình của đời tôi” và Giáo sư đã đề tặng toàn sự nghiệp ấy cho: “Những ai còn sống hay đã chết trong tù vì tháng Tư năm 1975 đã quyết định ở lại để tiếp tục dâng góp cho đất nước…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

TS Nguyễn Duy Xuân

GS Nguyễn Duy Xuân sinh năm 1925 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, cựu học sinh Collège de Cần Thơ. Sau khi đậu bằng Diplôma (văn bằng thành chung). GS sang Pháp du học tốt nghiệp cử nhân kinh Tế. Ông tiếp tục theo học chương trình sau đại học ở Anh, lấy bằng Thạc sĩ về kinh tế học; tiếp đến sang Mỹ theo học ở đại học Vanderbilt, và lấy học vị Tiến sĩ kinh tế học rồi trở về Việt Nam năm 1963.

Trong thời gian giữ chức Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ, GS Xuân đã nỗ lực phát triển viện đại học trên mọi lãnh vực từ chương trình giảng dạy, đào tạo cán bộ giảng huấn,ngân sách, tài trợ, xây cất thêm giảng đường, phòng thí nghiệm đến tổ chức hành chánh, y tế sinh viên và thiết lập ký túc xá dành cho sinh viên đến từ các tỉnh miền Tây.

GS Xuân đã đẩy mạnh phát triển hai ngành sư phạm và nông nghiệp với viễn kiến nhằm đạo tạo những giáo chức trung cấp để mở rộng mạng lưới giáo dục, nâng cao trình độ dân trí và những cán bộ chuyên môn với những kiến thức về khoa học và kỹ thuật nông nghiệp để gia tăng tiềm năng sản xuất của đồng bằng sông Cửu Long.

Sơ Lược Tổ Chức Quản Lý Và Giáo Dục Nông Nghiệp Việt Nam

© Trần Văn Đạt, Ph.D.

Nguồn: Cựu HS Tống Phước Hiệp Vĩnh Long (24/10/2016)

vien-khao-cuu-nong-nghiep-saigon

Viện Khảo Cứu Nông Nghiệp © LSTLVKCNN

Khi con người bắt đầu có chút ít nhận thức sự ổn định cuộc sống để tồn tại và phát triển cũng là lúc nền Nông nghiệp sơ khai bắt đầu trong nền văn hóa Hòa Bình cách nay khoảng 10.000 năm. Trước đó, con người chỉ biết di chuyển từ nơi này đến chỗ khác và sống lây lất để kiếm ăn giống như loài thú, nhưng khôn ngoan hơn! Đến khi họ biết sống thành bầy, nhóm, các Bộ lạc trồng lúa xuất hiện trên đất Việt cổ và Đông Nam Á độ 5.000-6.000 năm, họ vẫn còn thay đổi nơi cư trú với đời sống du canh, nhưng mức độ ít hơn. Khi mực nước biển rút đi, người Việt cổ di chuyển xuống nơi thấp hơn để sinh sống và hoạt động nông nghiệp tại các vùng đồi, đất cao, đồng bằng, đầm nước hay ven sông, biển…

1- Quản lý nông nghiệp qua các Triều đại quân chủ

2- Tổ chức quản lý nông nghiệp thời Pháp Thuộc (1884-1954)

3- Tổ chức quản lý nông nghiệp từ 1954- 2015

3.a. Thời kỳ 1954-1975:

3.b.Thời kỳ 1976-2015 (2):

4- Tổ Chức Nghiên Cứu và Đào Tạo Chuyên Viên Nông Nghiệp: (Sau 1975, Viện được đổi tên 3 lần với cơ sở tân tạo)

4.2. Các trường Nông, Lâm và Súc

4.3. Lịch sử và tiến trình phát triển Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn

© Tiến Sĩ Trần Văn Đạt

Tài Liệu Tham Khảo:

Trần Văn Đạt. 2010. Lịch sử trồng lúa Việt Nam. NXB 5 stars Printing Company, 489 trang.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2015. 70 năm nông nghiệp Việt Nam. NXB Lao động, 607 trang.
Dương Quãng Hàm. 1941. Việc canh tân, Nguyễn Trường Tộ và chương trình cải cách của ông. Việt Nam Văn Học Yếu Sử. Institute de l’Asie Sud-Est, XIV: 346-354.

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Sơ Lược Lịch Sử Trồng Lúa Việt Nam

© Trần Văn Đạt, Ph.D.

Nguồn: Cựu HS Tống Phước Hiệp Vĩnh Long (18/09/2019)

cay-lua-vn

Cây lúa Vietnam © TPHVL

Năm 2017, thế giới có 163 nước trồng lúa và sản xuất khoảng 769,7 triệu tấn thóc trên 167,2 triệu ha (FAOSTAT, 2017). Đa số nông dân là thành phần nghèo, họ sản xuất lúa chủ yếu cho tiêu thụ gia đình và hy vọng số lúa còn lại bán ra thị trường để kiếm thêm ngân khoản cho các chi tiêu khác. Lúa gạo là thức ăn căn bản của 36 quốc gia và cung cấp từ 20 đến 70% nguồn năng lượng quan trọng mỗi ngày cho 4 tỷ dân thế giới, đặc biệt tại nhiều nước châu Á…

…Tóm lại, với cách nhìn tổng thể những cột móc thời gian đáng ghi nhớ về tiến trình lịch sử trồng lúa ở Việt Nam có thể được tóm lược từ thời nguyên thủy đến hiện đại như sau:

1. Khoảng 11 000 năm trước: Cuộc Cách Mạng Đá Mới bắt đầu.

2. Khoảng 10 000 năm trước: Nền nông nghiệp sơ khai ra đời. Cư dân còn sống trong những mái đá, hang động.

3. Khoảng 8 000-7 000 năm trước: Thuần hóa cây lúa hoang song song với cây ăn trái và cây củ đậu trong nền văn hóa Hòa Bình-Bắc Sơn.

4. Khoảng 7 000-5 000 năm trước: Trồng lúa rẫy chiếm ưu thế so với lúa nước và các bộ lạc trồng lúa xuất hiện ở Việt Nam và Đông Nam Á với phát hiện rìu đá Bắc Sơn (Bùi Thiết, 2000; Nguyễn Phan Quang và Võ Xuân Đàn, 2000).

5. 4 000-3 000 năm trước (thời lúa nước sơ kỳ): Cư dân chú trọng khai thác lúa nước nhiều hơn do sản xuất nhiều thóc và mực nước biển bắt đầu thoái dần, trong khi một số nơi còn trồng lúa rẫy du canh truyền thống trong nền văn hóa Phùng Nguyên (thời đại Hùng Vương), Cầu Sắt-Suối Linh Nam Bộ, Đồng Đậu và Gò Mun (di vật khảo cổ, Viện Khảo Cổ Học, 1999).

6. 3 000-2 700 năm trước (Bắt đầu thời lúa nước hậu kỳ): Cư dân cổ biết làm lúa 2 vụ, cày ruộng, gieo hạt, cấy lúa nếp theo thủy triều lên xuống với hệ canh tác cố định (Thủy Kinh Chú, Lĩnh Nam Chích Quái).

7. 3 000-2 500 năm trước: Dùng cày, cuốc, rìu bằng đồng trong các hoạt động nông nghiệp (di vật khảo cổ, Viện Khảo Cổ Học, 1999).

8. 2 500-2 100 năm trước: Dùng trâu bò để kéo, đánh bùn (di vật khảo cổ, Viện Khảo Cổ Học, 1999).

Bắt đầu đắp đê đập để chống lũ lụt (Phạm Văn Sơn, 1960; Bùi Thiết, 2.000), trồng lúa nước cổ truyền trong nền văn hóa Đông Sơn.

9. 2 200-1 800 năm trước hoặc sớm hơn: Dùng lưỡi cày bằng sắt (Phạm Văn Sơn, 1960; Bùi Huy Đáp, 1980 và 1999) nông nghiệp lúa tăng gia sản xuất, đồng thời làm dễ dàng công cuộc khai khẩn các vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã và sông Cả. Trồng 2 vụ lúa; lúa Chiêm (+lúa sớm) và lúa Mùa (Di vật chí).

10. 930-1 127 năm trước: biết dùng bừa trục (Chang, 1985).

11. Khoảng 1 600 năm trước: Trồng lúa tẻ nhiều hơn lúa nếp vì năng suất cao và cho cơm nhiều gấp đôi (Sách Quảng Đông Tân Ngữ theo Bùi Huy Đáp, 1999).

12. 1886: Nghiên cứu nông nghiệp đầu tiên tại Việt Nam (Dumont, 1995).

13. 1909: Tuyển chọn giống lúa để trồng (Carle, 1927).

14. 1913: Thành lập Trung Tâm Thí Nghiệm Lúa đầu tiên ở Việt Nam tại Cần Thơ (Trần Văn Hữu, 1927).

15. 1917: Cuộc lai tạo giống lúa đầu tiên giữa giống lúa Tàu hương x Carolina (Carle, 1927).

16. 1968: Cuộc Cách Mạng Xanh bắt đầu xảy ra ở Việt Nam (Trần Văn Đạt, 2002) và kéo dài đến cuối thập niên 2000.

17. 1988: Thời kỳ Đổi Mới kinh tế bắt đầu.

18. 2013: Tái cơ cấu nông nghiệp lúa để cải thiện nông thôn và tăng thu nhập nông dân…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Gạo Nàng Thơm Chợ Đào

© Phạm Xuân Phương @ sites.google.com

cho-dao-LA

Vùng trồng lúa Nàng Thơm Chợ Đào Long An

Từ thế kỷ 19, dưới thời Minh Mạng, gạo Nàng Thơm chợ Đào đã được xếp vào danh mục những đặc sản phương Nam để tiến vua. “Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai”. Chợ Đào là một chợ nhỏ nằm bên con kênh đào ăn thông với kênh xóm Bồ chảy qua xã Long Mỹ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Ở Long An, riêng loại lúa có tên “Nàng” kể cũng đến hàng chục: Nàng Tri, Nàng Rừng, Nàng Chò, Nàng Quất, Nàng Co, Nàng Minh, Nàng Hương, Nàng Rẫy, Nàng Sóc… Nhưng không có “Nàng” nào vượt nổi “Nàng Thơm” về mặt chất lượng…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

IRRI Kỷ niệm 50 năm IR8

© Gene Hettel @ Rice Today (25/10/2016)

irri-50-yearsIRRI 50 years.

Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI (The International Rice Research Institute) là một tổ chức phi chính phủ được thành lập vào ngày 09 tháng 12 năm 1959 bởi sự hổ trợ của Tập đoàn Ford và Quỷ Rockefeller, sau khi xây dựng cơ sở vật chất và chuẩn bị nhân sự, IRRI chính thức hoạt động từ năm 1960.Trụ sở và trang trại của IRRI rộng 252 ha, nằm trong khuôn viên trang trại của trường Đại học Philippines, tọa lạc tại vùng ngoại ô Thành phố Los Baños thuộc tỉnh Laguna của Philippines, cách thủ đô Manilia khoảng 60 km về phía Nam…

IRRI đang quan sát và kỷ niệm 50 năm phát hành IR8 (2016), giống lúa bán lùn đầu tiên cuối cùng sẽ thay đổi bộ mặt nông nghiệp trên khắp châu Á, Mỹ Latinh và các nơi khác… Một trong những động lực đằng sau việc thành lập viện, tôi tự hào nói rằng, là cựu chủ tịch vĩ đại của Quỹ Rockefeller, người có tầm nhìn, thiên tài đã làm rất nhiều để giúp đỡ trong công việc này – Dean Rusk. Giám đốc của viện hôm nay là một người đàn ông New Hampshire, người vừa nói chuyện với chúng tôi, Tiến sĩ Robert Chandler. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp bao gồm các nhà khoa học thuộc bảy quốc tịch; hai phần ba trong số họ là người châu Á… (Mr. Hettel is an IRRI consultant based in the Philippines)

International Rice Research Institute

The International Rice Research Institute (IRRI) is the world’s premier research organization dedicated to reducing poverty and hunger through rice science; improving the health and welfare of rice farmers and consumers; and protecting the rice-growing environment for future generations. IRRI is an independent, nonprofit, research and educational institute, founded in 1960 by the Ford and Rockefeller foundations with support from the Philippine government. The institute, headquartered in Los Baños, Philippines, has offices in 17 rice-growing countries in Asia and Africa, and more than 1,000 staff…

– Making our science more meaningful

Achieving food security: Food security is no longer just about combating hunger. In its truest sense, food security is only achieved when rice growing countries are also producing nutritious and high-quality rice to satisfy the rise in demand and nutritional needs of rice-consuming populations…

Đọc thêm @ TẠI ĐÂY

Tổ Chức Lương Nông Thế Giới

© Kỹ sư Hồ Đình Hải © sites.google.com

irri-50-years

Food and Agriculture Organization (FAO)

FAO được thành lập ngày 16/10/1945 tại Hội nghị Quebec (Canada). Kể từ năm 1981, thế giới đã chọn ngày 16/10 làm Ngày Lương thực Thế giới. FAO là tổ chức chuyên môn của tổ chức Liên hợp quốc (UN).

Trụ sở của FAO đặt tại Rôm, Ý. (Trang web chính thức: fao.org/)

Ngân sách và Thành viên: FAO là tổ chức liên chính phủ. Hiện nay FAO có 183 nước thành viên. 

Ngân sách hoạt động của FAO lấy từ hai nguồn:

– Một là nguồn ngân sách thường xuyên (regular budget) do các nước thành viên của FAO đóng góp.

– Hai là nguồn từ Chương trình hỗ trợ tài chính được cấp chủ yếu từ Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và Quỹ Uỷ thác (Trust Fund) của các ngân hàng hoặc của một số nước tài trợ.

For more @ https://sites.google.com

Vài nét về giáo sư Phạm Hoàng Hộ và tác phẩm Cây cỏ Việt Nam

Nguồn: © Thư Viện Huệ Quang Blog (Reviewed on 05/24)

Trong lĩnh vực y học cổ truyền Việt Nam, đặc biệt là việc nghiên cứu về cây thuốc, chúng ta không thể không kể đến giáo sư Phạm Hoàng Hộ và bộ sách “Cây cỏ Việt Nam” của ông. Có thể nói, cố giáo sư là người đầu tiên hoàn thành công trình nghiên cứu về cây cỏ ở Việt Nam, đây là công trình có tầm cỡ khoa học lớn trong nước và trên thế giới. Trải qua gần 60 năm, đến nay, kiến thức mà bộ sách mang lại vẫn giữ vai trò rất quan trọng, được ví như là quyển cẩm nang trong khoa học nghiên cứu, nhất là ngành dược.

Bộ Cây cỏ Việt Nam

Bộ Cây cỏ Việt Nam

Giáo sư Phạm Hoàng Hộ sinh năm 1929 tại An Bình, Cần Thơ. Thuở nhỏ, ông theo học tiểu học ở các trường Bassac, Nam Hưng và College de Cần Thơ. Năm 1946, ông sang Pháp tiếp tục bậc trung học lấy bằng Tú Tài I và II. Sau đó, ông tiếp tục theo học ở Đại học Sorbonne Paris, đậu bằng Cử nhân Khoa học (1953) và bằng Thạc sĩ về Khoa học thiên nhiên (1956). Năm 1957, ông về nước và được bổ nhiệm vào chức vụ Giám đốc Hải học Viện Nha Trang (1957-1962). Trong thời gian làm việc ở đây, ông đã thực hiện công trình nghiên cứu về rong biển Việt Nam.

Từ năm 1962-1963, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Khoa Trưởng trường Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1964, GS. Phạm Hoàng Hộ trở về giảng dạy tại Viện Đại học Sài Gòn.

Phạm Hoàng Hộ là người đã kiên trì vận động thành lập Viện Đại học Cần Thơ từ rất sớm và đến ngày 1.3.1966 thì cuộc họp trù bị cho việc thành lập được diễn ra tại tỉnh Phong Dinh. Ngày 8.3.1966, Viện Đại học Cần Thơ được thành lập, GS. Phạm Hoàng Hộ trở thành Viện trưởng đầu tiên của trường Đại học Cần Thơ.

Năm 1970, GS. Phạm Hoàng Hộ về Sài Gòn và tiếp tục công trình giảng dạy và nghiên cứu thực vật đến năm 1984. Sau năm 1984, GS. Phạm Hoàng Hộ sang Pháp và từ đó ông sang Canada sinh sống. Tại đây ông hoàn tất công trình nghiên cứu cây cỏ Việt Nam của mình. Ngày 29 tháng giêng năm 2017, GS. Phạm Hoàng Hộ qua đời tại Montréal, Canada, hưởng thọ 89 tuổi.

Trong cuộc đời nghiên cứu khoa học của mình, GS. Phạm Hoàng Hộ đã cho ra đời nhiều công trình quý giá về thực vật học Việt Nam như: Cây cỏ miền Nam Việt Nam (1960), Sinh học Thực vật (1964, 1966), Tảo học (1967), Hiển hoa bí tử (1968), Rong biển Việt Nam (1969), Thực vật ở đảo Phú Quốc (1985), Cây cỏ Việt Nam (1999), Cây có vị thuốc ở Việt Nam (2006),… Trong đó, có thể nói, tác phẩm tâm huyết nhất trong cuộc đời nghiên cứu khoa học của giáo sư chính là “Cây cỏ Việt Nam…”

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Tiến Sĩ Nguyễn Duy Xuân ( 1925-1986)

Nguồn: © luatkhoasanjose.com (11/2010)

Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân:

● Tùy viên báo chí Phủ Thủ Tướng Nội các Nguyễn ngọc Thơ,kiêm Tổng Giám Đốc Việt Nam Thông Tấn Xã.

● Tổng Ủy Trưởng Phủ Tổng Ủy Hợp Tác Xã tức Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp.

● Tổng Trưởng Kinh Tế Nội các Thủ Tướng Nguyễn văn Lộc.

● Cố vấn Kinh tế của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu.

● Tổng Trưởng Giáo Dục Nội các Thủ Tướng Nguyễn bá Cẩn.

● Viện Trưởng Viện Đại học Cần Thơ ( 1972-1975)

Trong thời gian làm việc ở Saìgòn, ngoài các chức vụ Tổng Giám Đốc Việt Tấn Xả, Tổng Ùy Trưởng Tổng Uỷ Nông Nghiệp, Tổng Trưởng Kinh Tế và Cố Vấn Kinh Tế của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, GS Nguyễn duy Xuân còn giảng dạy tại các Trường Đại học Luật khoa và Quốc Gia Hành Chánh

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

For more @ Luật Khoa San Jose


Các Viện Đại Học Tư Saigon

Trường đại học cộng đồng & Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức

Viện Đại học Đà Lạt: Thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1957. Một phần cơ sở của Viện Đại học Đà Lạt nguyên là một chủng viện của Giáo hội Công giáo. Viện đại học này có 4 phân khoa đại học: Chính trị Kinh doanh, Khoa học, Sư phạm, Thần học và Văn khoa. Theo ước tính, từ năm 1957 đến 1975 viện đại học này đã giáo dục 26.551 người.

Viện Đại học Vạn Hạnh: Thuộc khối Ấn Quang của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; thành lập ngày 17 tháng 10 năm 1964 ở số 222 đường Trương Minh Giảng (sau 1975 là đường Lê Văn Sỹ), Quận 3, Sài Gòn-Gia Định với 5 phân khoa đại học: Giáo dục, Phật học, Khoa học xã hội, Khoa học ứng dụng, và Văn học & Khoa học nhân văn. Vào đầu thập niên 1970, Vạn Hạnh có hơn 3.000 sinh viên.

Viện Đại học Minh Đức: Được cấp giấy phép năm 1972, trụ sở ở Sài Gòn với 5 phân khoa đại học: Kỹ thuật Canh nông, Khoa học Kỹ thuật, Kinh tế Thương mại, Nhân văn Nghệ thuật, và Y khoa. Viện Đại học này do Giáo hội Công giáo điều hành.

Trường Đại Học Kinh Thương Minh Đức

Viện Đại học Cao Đài: Thành lập năm 1971 trên đường Ca Bảo Đạo ở Tây Ninh với 3 phân khoa đại học: Thần học Cao Đài, Nông lâm mục, và Sư phạm. Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Cao Đài.

Viện Đại Học Hòa Hảo: Viện Đại Học Hòa Hảo thành lập năm 1970, tại Long Xuyên, do sáng kiến và nỗ lực vận động thực hiện của ông Lê Phước Sang. Viện Đại Học Hòa Hảo với 5 phân khoa đại học: Văn khoa, Thương mại-Ngân hàng, Bang giao Quốc tế, Khoa học Quản trị và Sư phạm.

Viện Đại học Phương Nam: Được cấp giấy phép năm 1967, tọa lạc ở số 16 đường Trần Quốc Toản (sau năm 1975 là đường 3 Tháng Hai), Quận 10, Sài Gòn. Viện đại học này thuộc khối Việt Nam Quốc Tự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo sư Lê Kim Ngân làm viện trưởng. Viện Đại học Phương Nam có 3 phân khoa đại học: Kinh tế-Thương mại, Ngoại ngữ, và Văn khoa. Vào thập niên 1970, viện đại học này có khoảng 750 sinh viên ghi danh.

Các trường đại học cộng đồng: Bắt đầu từ năm 1971 chính phủ mở một số trường đại học cộng đồng (theo mô hìnhcommunity college của Hoa Kỳ) như Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang ở Mỹ Tho, Duyên Hải ở Nha Trang, Quảng Đà ở Đà Nẵng (1974), và Long Hồ ở Vĩnh Long.

Trường Regina Pacis: Regina Pacis (Nữ Vương Hoà Bình) là một trường tư thục Công Giáo ở Sài Gòn, thuộc Tỉnh Dòng Nữ Tử Bác Ái (NTBA) Thánh Vinh Sơn Phaolô (Filles de la Charité de Saint Vincent de Paul). Đây là một Trung Tâm Giáo Dục đa dạng của Nhà Dòng, bao gồm từ Tiểu học đến Trung-học Phổ-thông và Trung-học Kỹ-thuật.

Trường Trung-học Kiểu Mẫu Thủ-Đức: trực thuộc Đại-Học Sư-Phạm Saigon là một Trường Trung-Học Đệ-Nhị-Cấp, thiết lập do Nghị-định số 945-GD/PC/NĐ sửa đổi bởi nghị dịnh số 840/GD/PC/NĐ, ngày 12-6-1965 của Bộ Văn-Hóa Giáo-Dục…”

Thân mời đọc chi tiết tài liệu này @ TẠI ĐÂY (NnQ).

Tiến sĩ Nông học Nguyễn Viết Trương

& Monto Vetiver Grass

Source: © tuoitre.vn on 11/12/2005 – (Viewed on 28/05/24)

vetiver-grass

Monto Vetiver Grass. © Wiki

Một trong những nhà khoa học VN đóng góp vào công cuộc bảo vệ môi sinh ở Úc cũng như tại nhiều quốc gia khác là TS Nguyễn Viết Trương. GS chính là người đã dày công nghiên cứu những đặc tính của giống cỏ vetiver để sử dụng vào việc chống xâm thực và ô nhiễm.

GS Nguyễn Viết Trương du học Úc vào cuối năm 1959, tại ĐH Queensland. Năm 1968 ông đậu bằng Tiến sĩ nông học. Sau đó, TS Trương về nước, làm Khoa trưởng Khoa Nông nghiệp ĐH Cần Thơ. Sau năm 1975, ông trở lại Úc, giảng dạy tại ĐH Queensland…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY (NnQ).

Monto Vetiver Grass (Vetiveria zizanioides)

Vetiver Growing Information

Chrysopogon zizanioides: commonly known as vetiver, is a perennial bunchgrass of the family Poaceae, native to India.


Chuyên viên Việt Nam tại Phi Châu

© Tiến sĩ Trần Đăng Hồng

Nguồn: vietsciences.free.fr (25/06/2010)

Biến cố lịch sử 30/4/1975 làm khoảng hai triệu người Việt Nam phải lìa bỏ quê hương để tìm nơi sinh sống ở xứ người. Ngoài số lực lượng quân đội và an ninh của Miền Nam ở mọi cấp bậc từ tướng tá đến binh nhì, có lẽ có tới hàng vài trăm ngàn trí thức, chuyên viên đã từng đóng góp cho sự phồn thịnh của Miền Nam trước 1975. Họ là các nhà giáo, giáo sư, thương gia, kỹ nghệ gia, kinh tế gia, bác sĩ, dược sĩ, luật sư, kiến trúc sư, kỹ sư đủ các ngành nghề, v.v.  Họ được đào tạo trong một nền giáo dục nhân bản của thời Việt Nam Cộng Hòa hay trong thời Pháp thuộc, ở trong nước hay ở các nước tiền tiến Âu, Mỹ, Nhật, Úc. Tài năng họ được xử dụng theo “chuyên”, không theo màu sắc chính trị, hay theo đặc ân của giai cấp.

Chưa có một thống kê về con số chuyên viên đã trốn thoát khỏi Việt Nam sau 1975, nhưng thiết nghĩ là một số lượng rất lớn. Một cuộc thăm dò nhỏ do chính tác giả thực hiện trong số đồng môn tốt nghiệp Kỹ sư các ngành Canh Nông, Thú Y Chăn Nuôi, Thủy Lâm của trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn (sau đổi thành Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp, Viện Đại Học Nông Nghiệp, hiện nay  là Đại Học Nông Lâm), từ khóa 1 (tốt nghiệp năm 1962) cho tới khóa 5 (tốt nghiệp năm 1967), tức là những chuyên viên có thời gian đóng góp rất nhiều cho nền nông nghiệp VN, từng giữ những chức vụ then chốt từ cấp Giám Đốc ở các Nha Sở trung ương cho tới cấp Trưởng Ty ở tỉnh, v.v. trước 1975…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY (NnQ).

Leave a comment