Oct2023_w4

★ ★ ★

1

Israel – Miền đất hứa

Israel – Gelobtes Land, bedrohter Staat (Israel – Promised land, threatened state
– Miền đất hứa, một quốc gia bị đe dọa).

© Tôn Thất Thông chuyển ngữ.

Chọn lọc và tóm tắt từ phóng sự của đài ZDF (Zweites Deutsches Fernsehen – Second German Television), channel Terra X History

Nguồn: © Diễn Đàn Khai Phóng (Viewed Oct 22, 2023)

anh-minh-hoa

Ảnh minh họa, © csmonitor.

“Chúng tôi đã thả bóng ma tôn giáo thoát ra khỏi cổ chai. Vì trong thực tế, chúng tôi đã thả lỏng cho những thành phần tôn giáo cực đoan tha hồ hoành hành. Và điều đó đặt thêm một dấu hỏi lớn về tương lai của dân tộc Israel. Tôi tin rằng, Israel vẫn sẽ tồn tại. Nhưng một quốc gia Israel như thế nào trong tương lai, để cho những người như tôi có thể sống được? Đó còn là một câu hỏi lớn,” Élie Barnavi, cựu đại sứ Israel ở Paris.

Sau Thế chiến II, ngày 14.5.1948 là ngày lịch sử lập quốc của Israel. Người ta hân hoan chào mừng trên các con đường Tel Aviv. Đó là một ngày mà lịch sử vùng Trung Đông vĩnh viễn thay đổi. Người Do Thái hân hoan chào mừng sự kiện họ đã khao khát chờ đợi từ nhiều thế kỷ. Nhưng rạng đông ngày hôm sau, hàng loạt máy bay Ai Cập gầm rú trên bầu trời Tel Aviv. Sáu quốc gia Ả Rập liên minh với nhau quyết tiêu diệt quốc gia non trẻ IsraelĐọc tiếp

Ghi chú:

    ❖ Zionist Chủ nghĩa phục quốc Do Thái là một nỗ lực tôn giáo và chính trị đã đưa hàng ngàn người Do Thái từ khắp nơi trên thế giới trở về quê hương cổ xưa của họ ở Trung Đông và tái lập Israel làm địa điểm trung tâm cho bản sắc Do Thái. Trong khi một số nhà phê bình gọi chủ nghĩa Zionism là một hệ tư tưởng hung hăng và phân biệt đối xử, phong trào Zionist đã thiết lập thành công một quê hương Do Thái ở quốc gia Israel… Nguồn history.com (08/2018)

    – World Zionist Organization Tổ chức Zionist Thế giới hay WZO, là một tổ chức phi chính phủ thúc đẩy chủ nghĩa phục quốc Do Thái. Nó được thành lập với tên gọi Tổ chức Zionist (ZO; 1897–1960) theo sáng kiến của Theodor Herzl tại Đại hội Zionist đầu tiên, diễn ra vào tháng 08/1897 tại Basel, Thụy Sĩ. Theo Wikipedia.

    ❖ Haganah, (tiếng Do Thái: “Phòng thủ”), tổ chức quân sự theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái đại diện cho đa số người Do Thái ở Palestine từ năm 1920 đến năm 1948. Được tổ chức để chống lại các cuộc nổi dậy của người Ả Rập Palestine chống lại khu định cư của người Do Thái, tổ chức này sớm chịu ảnh hưởng của Histadrut. Mặc dù bị chính quyền Anh đặt ra ngoài vòng pháp luật và được trang bị vũ khí kém, nhưng nó đã quản lý một cách hiệu quả để bảo vệ các khu định cư của người Do Thái. Theo britannica.com/topic/Haganah.

    ❖ Tại sao Dải Gaza là tâm điểm của xung đột giữa Israel và Palestine?‎‎‎‎ Trong khoảng một thập kỷ, cho đến năm 2006, dải Gaza nằm dưới sự quản lý của cơ quan quyền lực Palestine, cơ quan này cũng quản lý Bờ Tây Jordanie…

Tháng Giêng năm 2006, Hamas chiếm được đa số trong cuộc bầu cử lập pháp. Vốn không thừa nhận sự tổn tại của Nhà nước Do Thái và chống Israel cực đoan, Hamas đã xung đột với Fatah. Và đến năm 2007, Hamas rút sang Gaza. Israel ban hành lệnh phong tỏa, với lý do “bảo vệ người dân của mình”. Kể từ đó, các cuộc đối đầu đẫm máu đã xảy ra giữa Israel và Hamas ở Gaza… Nguồn NnQ Blog.

❖ Thân mời đọc các tài liệu tổng hợp bên dưới TẠI ĐÂY

   – Xung đột Israel-Palestine hơn 7 thập kỷ không lối thoát (Anh Vũ, RFI).

   – Liên Hiệp Châu Âu phản đối Israel phong tỏa dải Gaza (Phan Minh, RFI)‎‎

   – Ngày tồi tệ nhất trong chiến tranh của Israel (Thomas L. Friedman, Nguyễn Bình Phương biên dịch).

2

Quy Luật Trong Bóng Tối Của Elon Musk

Elon Musk’s Shadow Rule @ The New Yorker (21/08/23).

© Ronan Farrow (Thiên Nhất Phương lược dịch).

Nguồn: © Diễn Đàn Thế Kỷ (13/09/2023)

starlink-logo

Starlink Logo; wiki.

Lời giới thiệu: Trong mấy tuần vừa qua, cả Quốc Hội và Chính phủ Hoa Kỳ bị sôi sục vì tin tức tỷ phú Elon Musk, Chủ Tịch Công Ty Space X, đã cắt đứt mạng lưới truyền tin Starlink của Ukraine trên vùng trời Crimea, nơi quân lực Ukraine đang chiến đấu cùng quân xâm lăng Nga. Ông Musk bị Thượng Viện Hoa Kỳ gọi ra điều trần.

Bài viết “Elon Musk’s Shadow Rule” (Quy Luật Trong Bóng Tối Của Elon Musk) của Ronan Farrow (A reporter at large), The New Yorker, August 21,2023, đã mô tả rõ nội vụĐọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Ronan Farrow says Elon Musk has become an ‘arbiter’ of the war in Ukraine. (Ronan Farrow nói Elon Musk đã trở thành ‘trọng tài – arbiter’ của cuộc chiến ở Ukraine) Cây viết của tờ New Yorker nói rằng các vệ tinh Starlink của Musk là chìa khóa để cung cấp internet cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga, mang lại cho Musk một ảnh hưởng “giống như của một quốc gia hơn là một cá nhân – more like a nation state than an individual.” Source © NPR

      ❖ Chuyên gia không gian (deep-space) chứng minh Starlink của Elon Musk đang can thiệp vào công việc khoa học.

russia-war-ship-sunk

… © Ảnh minh họa (Internet).

Lần đầu tiên, các nhà khoa học có bằng chứng vệ tinh Starlink đang can thiệp vào nghiên cứu của họ về vũ trụ… Trong một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Thiên văn học & Vật lý thiên văn, các nhà khoa học đã sử dụng một kính viễn vọng mạnh mẽ ở Hà Lan để quan sát 68 vệ tinh của SpaceX và phát hiện ra khí thải từ các vệ tinh đang trôi ra khỏi dải phân bổ của chúng, lên không gian… Nguồn @ ABC

    ❖ Ánh sáng trên bầu trời từ mạng vệ tinh mới của Elon Musk khiến những người ngắm sao lo lắng. Vụ phóng 60 vệ tinh Starlink của SpaceX của Elon Musk đã thu hút sự chú ý của mọi người trên toàn cầu. Các vệ tinh này là một phần của hạm đội nhằm cung cấp internet nhanh trên toàn thế giới… Hàng trăm vệ tinh có thể nhìn thấy bằng mắt thường sẽ là một thảm họa. Chúng sẽ phá hỏng hoàn toàn tầm nhìn của chúng ta về bầu trời đêm. Chúng cũng sẽ làm ô nhiễm hình ảnh thiên văn, để lại những vệt dài trên những hình ảnh không tì vết… Nguồn @ The Conversation

    ❖ NASA’s reliance on outsourcing launches causes a dilemma for the space agency. The spectacular failure of the SpaceX Falcon 9 rocket last week underscores a growing problem for NASA: its reliance on private companies and Russia in order to launch many of its crucial missions…

Yet, since the retirement of the Space Shuttle program back in 2011, NASA has been relying primarily on Russian space technology to get shipment and astronauts to the ISS… Đọc tiếp @ The Conversation.

Oct2023_w3

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: Oct 20, 2023

1

Ngày của vong hồn.

© Nhã Duyên.

Nguồn: © Biển Xưa WP (10/10/2023)

CemetarioAlmoloyaRio1995

Families tidying and decorating graves at a cemetery in Almoloya del Río in the State of Mexico, 1995. © NWiki.

Có những truyền thuyết cho rằng, khi thân xác chết đi, biến mất khỏi thế giới này thì có thể chuyển hóa sang một thế giới khác. Có những thứ người ta không thể nhìn thấy mà nó chỉ tồn tại trong tâm trí, trong con tim, một trạng thái của tâm linh hay tiềm thức.

Người chết đi về “cõi chết” là một thế giới đầy bí ẩn, cho dù có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc những trải nghiệm của bản thân, người ta vẫn không thể giải thích một cách thỏa đáng. Những lễ vật như hương hoa, mâm quả, bánh mứt được trân trọng dâng cúng như một niềm giao cảm thiêng liêng giữa người sống và người chết, giữa cuộc sống hiện tại với cõi hư vô, cõi vĩnh hằng nơi mà người ta thường mang hoài tưởng là có ông bà, tổ tiên và những người thân yêu…


Đọc tiếp…

Hằng năm trên thế giới, người ta thường mở những ngày lễ hội cho người chết để tưởng niệm vong hồn những người thân yêu đã khuất hay bày tiệc khoản đãi để an ủi những linh hồn đang lang thang, bơ vơ, đói khổ thường được gọi là “cô hồn”.

Ở Việt Nam, lễ cúng cô hồn vào ngày Rằm Tháng Bảy Âm lịch. Người ta bày những mâm cúng trước cửa nhà, cửa hàng nơi buôn bán, làm ăn. Những vật phẩm để cúng thường là những đồ ăn thức uống của dân gian như: bánh, trái cây, khoai, bắp, đường, gạo, muối,… và tiền. Khi cúng xong, người ta có thể phân phát hoặc mạnh ai nấy “giựt” những món đồ cúng nên còn được gọi là “giựt cô hồn”.

Hungry_Ghost_Festival

A man throws the Hell notes during Hungry Ghost Festival in Vihara Gunung Timur, Medan, Indonesia. © Wiki.

Ở Indonesia, lễ hội Rằm Tháng Bảy gọi là Chit Gwee Pua. Người ta đem lễ vật cúng vào chùa, các nhà sư đọc kinh, tế lễ, cầu siêu cho những linh hồn bơ vơ không nơi nương tựa. Sau đó những đồ cúng được đem phân phát cho những người nghèo. Ở Trung Quốc, lễ Vu Lan vào Tháng Bảy Âm lịch còn được gọi là ngày cô hồn, vì họ cho rằng vào ngày này các yêu ma và linh hồn của tổ tiên được rời khỏi âm phủ về lại trần gian. Người Trung quốc thường đi chùa, cúng bái cầu bình an, tưởng nhớ người thân yêu đã khuất và xin xá tội vong linh. Họ thường đốt vàng mã và cúng thức ăn cho những hồn ma đói khổ dưới âm phủ.

Ở Nam Hàn, lễ hội Baekjeong vào Rằm Tháng Bảy Âm lịch, cũng là thời gian thu hoạch vụ mùa nên người nông dân Hàn còn gọi là “Bách Chủng”, có nghĩa là 100 loại ngũ cốc, tượng trưng cho một vụ mùa tươi tốt. Họ luôn cầu xin cho được may mắn, an lành không bị các cô hồn đói khổ quấy nhiễu. Vào lễ hội này, người ta diễu hành mặc trang phục cổ truyền Hanbok, đeo mặt nạ ma quỷ xấu xí, tay cầm gậy.

Ở Nhật Bản, lễ hội Obon diễn ra trong bốn ngày, bắt đầu vào ngày 13 Tháng Tám Dương lịch. Vào ngày lễ này, người ta thường mang lồng đèn Chochin đến thăm viếng mộ phần của tổ tiên và người thân thương để gọi họ trở về nhà. Khi lễ hội kết thúc, họ thả những thuyền giấy trên sông, biển, hồ để tiễn đưa vong hồn trở về thế giới của người chết. Những chiếc bánh hình hoa sen làm bằng bột gạo màu xanh, đỏ, vàng được bày cúng trên bàn thờ cùng với những giỏ hoa thật đẹp. Những món bánh được thay đổi theo ngày: Ngày 13 gọi là bánh “đón linh hồn”, ngày 14, 15 là bánh “cầu nguyện và tiếp đãi linh hồn”, ngày 16 là bánh “tiễn linh hồn”.

Obon_albuquerqe_bridge

Japanese volunteers perform tōrō nagashi: placing candle-lit lanterns for the dead into flowing water during Obon, in this case into the Sasebo River. © Wiki.

Ở Campuchia, Lễ hội Pchum Ben kéo dài 15 ngày từ cuối Tháng Chín đến giữa Tháng Mười. Người Campuchia mặc quần áo màu trắng đến chùa cùng tụng kinh cầu nguyện cho những vong linh và tưởng nhớ người thân yêu đã khuất. Các chư tăng và Phật tử thay phiên nhau tụng kinh bằng tiếng Phạn suốt cả ngày đêm vào ngày cuối cùng để kết thúc mùa lễ hội.

✵✵✵✵✵✵

Ở Mỹ và Canada, lễ hội Halloween được chuẩn bị và tổ chức rầm rộ vào ngày 31 Tháng Mười. Vào ngày này, người sống nhớ đến người chết mà mở hội vui vẻ cùng nhau không âm dương cách biệt. Những trái bí ngô và những hình vật ma quái được bày bán để trang hoàng. Người ta thích hóa trang đi quanh các khu phố, công sở, chợ búa hay trường học. Những đứa trẻ nhỏ thường vẽ mặt, giả dạng ma quỷ, thú vật, dị nhân trong thần thoại,… đi đến từng nhà gõ cửa đòi “trick or treat – cho kẹo hay bị ghẹo?” (*) Đó là lúc mà người sống mở rộng lòng chiều đãi người đã ra “ma” mà không hề sợ hãi.

Ở Mexico, lễ hội Dia de los Muertos vào ngày 1 và 2 Tháng Mười Một. Theo truyền thuyết vào đêm 31 Tháng Mười, những linh hồn trẻ con có thể đoàn tụ với gia đình vào ngày 1 và linh hồn người lớn có thể sum họp vào ngày 2 Tháng Mười Một. Vào những ngày này, người Mễ tin rằng linh hồn người chết thức dậy và trở về dương trần để ăn uống, nhảy múa với người thân.

Vì thế, những người đang sống cũng mở tiệc khoản đãi thật hậu hĩ để tưởng nhớ người thương yêu đã khuất. Họ diễu hành trên đường phố với những bộ xương người thật lớn, đầu lâu Catrina là biểu tượng của người chết. Họ giả ma quỷ với áo quần quái dị, ghê sợ rồi nhảy múa với nhạc xập xình. Hoa Vạn thọ dùng để cúng và trang hoàng, họ thường rắc những cánh hoa và đốt những ngọn nến lung linh để dẫn dắt linh hồn người chết trở về nhà. Họ thường làm những đầu lâu bằng đường để trang hoàng bàn thờ hoặc trên ngôi mộ người quá cố. Mole là một loại nước sốt sền sệt của tương ớt, mè, gia vị, chocolate và trái cây. Alole là thức uống làm bằng bột bắp và sữa pha trộn với nhiều loại trái cây như bí ngô, dâu, xoài…

Halloween_Witch

At Halloween, yards, public spaces, and some houses may be decorated with traditionally macabre symbols including skeletons, ghosts, cobwebs, headstones, and scary looking witches. © Wiki.

Ở Romania, lễ hội Halloween vào ngày 31 Tháng Mười. Đây là xứ sở có truyền thuyết và những sự tích bí ẩn lẫn ghê rợn của ma hút máu người tại Bran Castle hay còn gọi là “Lâu đài của ma cà rồng”, vì thế hằng năm đã thu hút rất nhiều du khách vào mùa Halloween. Tỏi vẫn được cho là “bùa” để ếm ma. Có những cuộc diễn hành với trang phục ma quỷ trên đường phố lớn như thủ đô Bucharest và đặc biệt là thành phố Brasov, nơi có huyền thoại ma hút máu người để sống ngàn năm bất tử.

Ở Ái Nhĩ Lan và Tô Cách Lan, lễ hội Halloween có nguồn gốc từ lễ Samhain diễn ra vào đêm 31 Tháng Mười và kéo dài hết ngày 1 Tháng Mười Một. Đây là thời điểm cuối mùa hè, cũng là lúc thu hoạch mùa màng dự trữ và chuẩn bị cho mùa Đông. Người dân ở đây tin rằng lúc này âm phủ mở cửa thả các linh hồn về trần gian nên âm dương không còn biên giới và đây cũng là cơ hội cho các phù thủy trổ tài ếm bùa làm phép trừ tà ma.

Ở Đức, lễ hội Subes oder Saures vào ngày 31 Tháng Mười, đồng nghĩa với Halloween vì du nhập từ Mỹ. Người Đức trang hoàng nhà cửa bằng những trái bí (Kurbis) cũng để mừng “Lễ hội bí ngô” từ cuối Tháng Chín cho đến đầu Tháng Mười Một. Ngày nay, lễ hội hóa trang thành ma quỷ xấu xí, đi từng nhà “Cho kẹo hay bị ghẹo” được nhiều người hưởng ứng nhất là giới trẻ nhỏ. Halloween trở thành một bữa tiệc vui nhộn với nhiều hình tượng của ma quỷ và kẹo bánh.

Ở Áo, lễ hội Seleenwoche vào đêm cuối Tháng Mười kéo dài đến ngày 1 Tháng Mười Một. Vào ngày lễ này người Áo thường trang hoàng phần mộ người thân đẹp lung linh huyền ảo với đèn cầy, hoa tươi và cầu nguyện cho các linh hồn để tưởng nhớ những người thân yêu đã xa lìa dương thế.

© Nhã Duyên.

Thân mời đọc thêm @ Biển Xưa Blog

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET. NnQ)

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

❖ Ghost Festival (Vu Lan) Vu lan, còn được gọi là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Việt Nam, Trung Hoa. Lễ này trùng với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng cô hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế để thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành… Theo Wikipedia

    ❖ Halloween. Halloween là một ngày lễ được tổ chức hàng năm vào ngày 31 tháng 10 và Halloween 2023 sẽ diễn ra vào thứ Ba, ngày 31 tháng 10. Truyền thống bắt nguồn từ lễ hội Samhain của người Celtic cổ đại, khi mọi người đốt lửa trại và mặc trang phục để xua đuổi ma. Vào thế kỷ thứ tám, Giáo hoàng Grêgôriô III đã chỉ định ngày 1/11 là thời gian để tôn vinh tất cả các thánh. Chẳng mấy chốc, Ngày Các Thánh đã kết hợp một số truyền thống của Samhain. Buổi tối hôm trước được gọi là All Hallows Eve, và sau đó là Halloween. Theo thời gian, Halloween đã phát triển thành một ngày của các hoạt động như trick-or-treating, chạm khắc đèn lồng, tụ tập lễ hội, mặc trang phục và ăn các món ăn… Theo History.com (11/08/23)

(*) “trick or treat” Trick-or-treat là một tập tục Halloween cho trẻ em và người lớn ở nhiều nước. Trẻ em trong trang phục Halloween di chuyển từ nhà này sang nhà khác để xin kẹo, bắt đầu với câu nói “Trick or Treat.” “Treat” thường là một số loại kẹo, mặc dù, trong một số nền văn hóa, tiền được sử dụng thay thế. “Trick” thường là lời đe dọa (thường không sử dụng) để thực hiện hành vi nghịch ngợm đối với chủ nhà hoặc tài sản của họ nếu chủ nhà không đưa treat (Nguồn: Internet).

2

‘Lies fuel racism’

Những lời nói dối thúc đẩy phân biệt chủng tộc.

How the global media covered Australia’s Voice to Parliament referendum

© Rebecca Strating & Andrea Carson (Đại học La Trobe).

Nguồn: © The Conversation. (15/10/2023)

global-media-report

Các tiêu đề từ The Independent, Al Jazeera và New York Times. © The Conversation

Trong những ngày gần đây, các hãng tin trên khắp thế giới đã tìm cách giải thích cho khán giả toàn cầu cả chiến dịch trưng cầu dân ý về Tiếng nói Quốc hội (Voice to Parliament) và kết quả. Những tường thuật minh họa về Úc không hẳn là tâng bốc (flattering). Ví dụ, BBC mô tả chiến thắng cho phe “No” đến sau một “chiến dịch đầy khó khăn và gay gắt – fraught and often acrid campaign”.

Tờ Washington Post tuyên bố đây là một “đòn chí mạng – crushing blow” đối với các sắc tộc bản địa đầu tiên trên đất Úc, những người “coi cuộc trưng cầu dân ý là cơ hội để Úc lật sang trang về quá khứ thuộc địa và phân biệt chủng tộc của mình…”


Đọc tiếp…

Ngay cả hãng tin AP cũng tuyên bố việc phủ nhận (vote NO) The Voice là một “trở ngại lớn đối với những nỗ lực hòa giải của đất nước với các nhóm sắc tộc đầu tiên”. Tương tự, Reuters đưa tin về lo ngại kết quả “có thể cản trở các nỗ lực hòa giải trong nhiều năm”.

Các phương tiện truyền thông của Úc cảnh báo một cuộc bỏ phiếu “No” có thể được coi là bằng chứng cho thấy Úc là một “quốc gia phân biệt chủng tộcracial rogue nation“. Do đó, một câu hỏi quan trọng là liệu kết quả này có ảnh hưởng đến cách thế giới nhìn về Úc và có khả năng tác động đến quan hệ quốc tế của Úc hay không.

bbc-nyt-news

Ảnh minh họa. © The Conversation

Uncomfortable fault lines (Fault lines thường được mô tả là do sự liên kết của nhiều khác biệt về nhân khẩu học như chủng tộc, giới tính, quốc tịch hoặc tuổi tác).

Phần lớn sự chú ý của thế giới trong tuần qua tập trung vào cuộc xung đột Israel-Hamas. Tuy nhiên, dữ liệu chúng tôi đã phân tích từ Meltwater, một công ty giám sát truyền thông toàn cầu, cho thấy sự gia tăng 30% đề cập đến The Voice to Parliament (Úc) trong các tin tức chính thống và phương tiện truyền thông xã hội trong tuần trước cuộc bỏ phiếu. Có 297.000 đề cập trong tuần qua, so với 228.000 đề cập trong tuần trước đó.

Phần lớn nội dung này được tạo ra ở Úc, nhưng ngay trước cuộc trưng cầu dân ý, đã có sự gia tăng số lượng “người giải thích” do các tổ chức tin tức toàn cầu sản xuất.

Chẳng hạn, BBC đưa tin cuộc bỏ phiếu lịch sử đã

"exposed uncomfortable fault lines, and raised questions over Australia’s ability to reckon with its past.

Tờ New York Times viết cuộc trưng cầu dân ý có,

"surfaced uncomfortable, unsettled questions about Australia’s past, present and future.

Một số tường thuật so sánh bất lợi cho Úc với các quốc gia định cư-thuộc địa khác về sự công nhận hợp pháp của người dân First Nations, bao gồm New Zealand và Canada…

Nikkei Asia có trụ sở tại Nhật Bản đưa tin:

"Úc là quốc gia phát triển duy nhất có lịch sử thuộc địa không công nhận sự tồn tại của người bản địa trong hiến pháp.

Một lời giải thích của Reuters cũng chỉ ra tương tự:

First Nations people in other former British colonies continue to face marginalisation, but some countries have done better in ensuring their rights.

Và trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về quyền phát triển, Surya Deva, cho biết cuộc tranh luận của Voice đã “phơi bày thái độ phân biệt đối xử tiềm ẩn” ở Úc đối với người bản địa.

✵✵✵

Misinformation grabs headlines

Một số phương tiện truyền thông quốc tế cũng chỉ ra số lượng lớn thông tin sai lệch đã xuất hiện trong chiến dịch.

Tờ New York Times, đưa tin rộng rãi về chiến dịch tranh cử, đưa tin rằng đất nước đã bị “mắc kẹt trong một cuộc chiến văn hóa cay đắng” dựa trên “thông tin sai lệch kiểu Trump” và “thuyết âm mưu bầu cử”.

Một tiêu đề thẳng thừng của BBC (blunt BBC headline) đã liên kết rõ ràng thông tin sai lệch với phân biệt chủng tộc: “Cuộc trưng cầu dân ý về The Voice: Những lời nói dối thúc đẩy phân biệt chủng tộc trước cuộc bỏ phiếu của người bản địa Úc”.

Một người giải thích của Reuters cũng đưa tin tương tự về những lo ngại rằng “những câu chuyện phân biệt chủng tộc và sai sự thật” đã làm dấy lên lo ngại The Voice sẽ là một “phòng thứ ba của quốc hội – third chamber of parliament”.

Nhiều tờ báo đã so sánh cuộc trưng cầu dân ý của Voice với cuộc trưng cầu dân ý của Quốc hội với cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 của Donald Trump ở Hoa Kỳ và cuộc trưng cầu dân ý Brexit ở Vương quốc Anh. Tuy nhiên, kết quả trưng cầu dân ý này ít gây ngạc nhiên hơn và nhìn chung phản ánh các cuộc thăm dò.

How will this affect Australia’s relations?

Trong một bài phân tích trước đây, chúng tôi đã viết rằng hầu hết các đề cập đến The Voice trên các phương tiện truyền thông chính thống quốc tế và phương tiện truyền thông xã hội đã được tạo ra bởi Hoa Kỳ, tiếp theo là Vương quốc Anh. Trong tuần cuối cùng của chiến dịch, số lượng phương tiện truyền thông đề cập đến The Voice (>30% to 9100) từ các tài khoản truyền thông và tin tức truyền thống của Hoa Kỳ so với tuần trước đó (7.000).

Tuy nhiên, bất chấp giọng điệu tiêu cực của tin tức, có vẻ như kết quả sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến mối quan hệ của Úc với một trong hai quốc gia. Những lo ngại về sự thay đổi địa chính trị của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã đưa ba nước xích lại gần nhau hơn trong những năm gần đây. Điều này càng được củng cố bởi hiệp ước AUKUS.

Tuy nhiên, ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các nhà lãnh đạo chắc chắn đã theo dõi cuộc trưng cầu dân ý, ngay cả khi họ sẽ không bình luận ngay lập tức về kết quả.

Các đại diện của Trung Quốc bây giờ có thể im lặng, nhưng có rất ít nghi ngờ rằng kết quả bỏ phiếu “không” sẽ góp phần vào những câu chuyện chiến lược mà Bắc Kinh sử dụng để làm giảm bớt những lời chỉ trích của Úc về vi phạm nhân quyền trên trường quốc tế.

Ví dụ, một cuộc phỏng vấn thận trọng với học giả và nhà thơ bản địa Jeanine Leane trên tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, mang tiêu đề “Chủ nghĩa thực dân, quyền tối cao của người da trắng hiện ra lờ mờ trong cuộc trưng cầu dân ý của thổ dân Úc”. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn trái với một số tin tức khác xuất hiện từ các đồng minh và đối tác của Úc.

Chuyên gia an ninh Ấn Độ Ambika Vishwanath lập luận trong một bài viết cho Viện Lowy:

"dường như một quốc gia như Úc, một quốc gia phần lớn phù hợp với các chuẩn mực và giá trị tự do và dân chủ ‘phương Tây’ và quan điểm tự do về cuộc sống, vẫn chưa công nhận những người bản địa ban đầu sinh sống ở lục địa này trong gần 60.000 năm!

New Delhi hiện có một con bài tẩy này để trả lời, nếu Australia nêu lên lo ngại về chính trị trong nước của Ấn Độ.

Đối với một số người ở Thái Bình Dương, kết quả sẽ không gây ngạc nhiên. Nó có thể củng cố quan điểm về Úc như một quốc gia định cư-thuộc địa không muốn vật lộn với quá khứ của mình, bao gồm cả chủ nghĩa thực dân ở Thái Bình Dương.

Vì cuộc trưng cầu dân ý là một vấn đề trong nước, không có gì ngạc nhiên khi các nhà lãnh đạo của các chính phủ khác đã không bình luận công khai ngay lập tức về kết quả. Nhưng điều này không có nghĩa là họ không để ý tới. Chính phủ Úc bây giờ phải giải thích cho cộng đồng quốc tế về “các bước cơ bản thiết yếu – substantive policy steps” mà họ đang thực hiện để thu hẹp khoảng cách về bất lợi của người bản địa – một yêu cầu rất khó khăn (a tough ask).

© Rebecca Strating Director, La Trobe Asia and Associate Professor
& Andrea Carson, Professor of Political Communication, Department of Politics, Media and Philosophy (Đại học La Trobe).

Thân mời đọc thêm @ The Conversation

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET. NnQ)

– La Trobe University (*) is a public research university based in Melbourne, Victoria, Australia. Its main campus is located in the suburb of Bundoora. The university was established in 1964, becoming the third university in the state of Victoria and the twelfth university in Australia. La Trobe is one of the Australian verdant universities and also part of the Innovative Research Universities group.

    ❖ How did the media perform on the Voice referendum? Các quy tắc mà chính trị được tiến hành đã thay đổi đáng kể, đặc biệt là kể từ khi chủ nghĩa Trump trỗi dậy. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông đại chúng chuyên nghiệp tiếp tục đưa tin về chính trị theo những cách không còn phù hợp với mục đích. Điều này đã tạo ra sự bóp méo trong cách diễn ngôn công khai diễn ra đã được thể hiện đầy đủ trong cuộc tranh luận trưng cầu dân ý về The Voice tại Úc… Thân mời đọc tiếp @ The Conversation. (15/10/2023)

    ❖ Voice referendum: Australia votes in nation-defining poll. Yes hay No. Đó là sự lựa chọn mà Úc phải đối mặt khi các cuộc bỏ phiếu đã mở ra trong những gì được coi là một cuộc trưng cầu dân ý xác định quốc gia.

Một cuộc bỏ phiếu thuận sẽ công nhận các dân tộc bản địa trong hiến pháp của đất nước và thành lập một cơ quan “được gọi là The Voice” để họ tư vấn cho chính phủ về các vấn đề ảnh hưởng đến cộng đồng của họ. Kết quả “No” sẽ bác bỏ cả hai cải cách.

Cuộc bỏ phiếu lịch sử đã phơi bày những rạn nứt khó chịu, và đặt ra câu hỏi về khả năng của Úc trong việc suy nghĩ về quá khứ của mình. Một số chương đau đớn nhất bao gồm các vụ thảm sát chống lại thổ dân và người dân đảo Torres Strait và buộc phải loại bỏ con cái của họ… Đọc tiếp @ BBC

    ❖ A divided Australia will soon vote on the most significant referendum on Indigenous rights in 50 years. Được gọi là “The Voice to Parliament”, cơ quan mới sẽ cung cấp lời khuyên và đại diện cho quốc hội và chính phủ về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến người dân First Nations…

Cuộc trưng cầu dân ý năm 2023 là lần đầu tiên Úc xem xét cách thức thổ dân và người dân đảo Torres Strait có thể được đại diện một cách có ý nghĩa trong chính phủ liên bang. Bất kể kết quả của cuộc trưng cầu dân ý là gì, nó sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ đến phần còn lại của thế giới về cách người Úc nhìn nhận đất nước của họ… Source: TẠI ĐÂY

    ❖ An Indigenous Voice to Parliament will not give ‘special rights’ or create a veto (Không có quyền phủ quyết). Nhóm chuyên gia nhất trí đồng ý rằng hình thức sửa đổi này sẽ không dẫn đến việc Tiếng nói có quyền phủ quyết đối với các hành động của quốc hội hoặc chính phủ hành pháp. Sức mạnh và chức năng của Tiếng nói là tạo ra các đại diện. Nó không thể ra lệnh, yêu cầu hoặc phủ quyết…   Đọc tiếp @ Anne Twomey, Professor of Constitutional Law, University of Sydney

Thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại kỳ sau. NnQ

Oct2023_w2

★ ★ ★

✵✵✵✵✵✵

1

Tháng tư chống Cộng…

Tháng mười chống nhau

© Huy Phương.

Nguồn: Trích trong Ngậm Ngùi Tháng Tư, Tạp Ghi Huy Phương, NXB Nam Việt 2014

anh-minh-hoa

30/04, © vuthat..

“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, là lòng tôi lại thấy…” (*Thanh Tịnh) buồn phiền vì chuyện nhân tâm ly tán, cộng đồng người Việt hải ngoại chia rẻ vì câu chuyện xảy ra từ nửa thế kỷ nay…

Không phải đợi đến tháng 11, mà mổi năm cứ đến tháng 10 là chúng ta chuẩn bị đem những chuyện năm cũ ra xâu xé, bêu rếu nhau gây nên tình trạng chia rẽ trong cộng đồng trầm trọng rất đáng xấu hổ.

Phía chống ông Ngô đình Diệm xem ngày 1 tháng 11-63, ngày đảo chánh để giết một tổng thống được gắn nhản, trở thành một “Ngày Cách Mạng“, và ngày này trở thành ngày Quốc khánh của nền đệ nhị Cộng Hòa trong suốt nhiều năm, những buổi tưởng niệm Hòa thượng Thích Quảng Đức, trở thành diễn đàn lên án chế độ Ngô Đình Diệm là gia đình trị, kỳ thị tôn giáo…


Đọc tiếp…

Họ lên án chế độ ông Diệm là một chế độ gia đình trị, ác ôn, triệt tiêu đảng phái, tôn giáo và cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11-63 được toàn dân ủng hộ và lên án những người gọi là “dư đảng Cần Lao“. Thậm chí gần một nửa thế kỷ trôi qua, trong một buổi tổ chức mừng sinh nhật của vị cựu tướng lãnh đã có công đảo chánh ông Diệm, người ta tâng bốc ông này quá lời bằng cách nói: “Nếu không có Trung tướng, thì chúng tôi không được như ngày hôm nay!“. Câu nói có nghĩa nếu ông Diệm không bị giết, thì nhân vật ấy không có hôm nay. Thế nghĩa là làm sao…?

Ngo-D.D-Kennedy

TT Kenedy – TT Ngô-Đình-Diệm. Ảnh internet.

Phía bênh ông Diệm, qua một bài báo cách đây 10 năm đã thuật lời của Tổng thống Lyndon B. Johnson đã gọi các tướng lãnh làm đảo chánh lật đổ và giết Tổng thống Ngô đình Diệm là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa!” và giờ đây, 50 năm sau, trên đường phố Bolsa người ta còn dựng nhiều biểu ngữ ghi dòng chữ “26 tháng 10: Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hòa” và xem cái chết của Tổng thống Ngô đình Diệm là “Vị Quốc Vong Thân“. Không ít người lên án Phật Giáo là nguyên nhân mất nước vào năm 1975. Với cái nhìn này, nhiều ý kiến lại cho rằng nếu còn Đệ nhất Cộng hòa, Tổng thống Ngô đình Diệm không bị bức tử chúng ta sẽ không có Mậu thân, không có Đại lộ Kinh hoàng, không có cả biến cố 30-4-1975. Hay vào thời ông Diệm, dân chúng có thể đi từ Cà mau ra Bến Hải, tối ngũ nhà không đóng cửa, thanh bình thịnh vượng như thời Nhiêu Thuấn. Và mới đây thôi, qua những bài viết trên “Net“, danh từ “tàn dư Ấn Quang” lại được khơi dậy, Phật giáo được đem ra làm bia bắn.

Một nhóm người có phương tiện truyền thông trong tay lại đưa hình ảnh của Tổng thống Ngô đình Diệm ra gọi là vinh danh, tưởng niệm, và không thể không nói đến chuyện ông Diệm bị giết, mạt sát, đụng chạm đến tôn giáo, khiến một thời gian cộng đồng nổ ra những cuộc biểu tình phản đối, gây xáo trộn, chia rẽ, mất đoàn kết hơn bao giờ hết.

Nếu ông Võ văn Kiệt can đảm cho rằng ngày 30 tháng 4-1975 là “ngày một nửa nước vui, một nửa nước buồn“, thì với một người lính ngày 1 tháng 11-63 đang là một sinh viên sĩ quan cầm súng đứng gác trên chòi canh nhìn ra đồi Tăng nhơn Phú – Thủ đức, nghe tin “đảo chánh thành công“, đã ứa nước mắt, thì tôi củng phải nghĩ rằng việc đảo chánh và giết Tổng thống Ngô đình Diệm vào 50 năm trước chắc chắn đã làm cho nhiều người buồn nhưng củng làm cho nhiều người vui.

Và cả hai phía thương tiếc hay căm thù ông Ngô đình Diệm đều muốn khơi lại vết thương cũ bằng tất cả khả năng, phẩn nộ và dai dẳng kéo dài. Điều tệ hại hơn là sau những cuộc tranh luận này, người ta có cảm tưởng hai tôn giáo lớn nhất của Việt Nam đang nhảy vào nhau để cấu xé, nguyền rủa nhau đến tận cùng.

Chúng ta đã đọc bao nhiêu cuốn sách, bao nhiêu bài tham luận, bao nhiêu lời bàn hay nói một cách trần trụi, dung tục, là chửi bới nhau không tiếc lời trên “internet” suốt hàng chục năm qua. Và những cuốn sách bênh và chống của cả hai phía đều là những cuốn sách bán chạy nhất trong năm, mặc dầu những câu chuyện kể, người ta đã đọc hay nghe đi nghe lại cả trăm lần.

Những ai có lòng với đất nước, cộng đồng đều cảm thấy nổi bất bình, vào mỗi năm khi, bên này hay bên kia, đều muốn khơi lại những vết thương của dân tộc.

Sau ngày 1-11-1963, chính vì chiến tranh càng ngày càng leo thang khốc liệt, người Việt Nam bị chết chóc, ly tán, tù đày và ngày nay, không chấp nhận chế độ cộng sản, nhiều triệu người Việt đã bỏ nước ra đi, phiêu bạt và chia cách. Nguyên nhân từ đâu, mỗi người đều có một lối nhìn và đi tìm những nguyên nhân khác nhau, do vậy mối chia rẽ càng ngày càng trầm trọng,ray rức không thôi.

Trong khi đó, CSVN luôn luôn hăm hở dùng đòn xuyên tạc, chia rẽ làm tan nát cộng đồng người Việt tự do ở Hải ngoại, đáng lẽ chúng ta tập trung nỗ lực để chống tập đoàn cộng sản đang cai trị và tàn phá quê hương, thì quay lại kình chống, kể tội nhau. Cộng sản Việt Nam tổ chức kỹ niệm ngày Thích quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn là đổ thêm xăng vào dư luận cho rằng cuộc đấu tranh của Phật giáo năm 1966 có bàn tay của Việt cộng và ảo tưởng của một vài cấp lãnh đạo Phật giáo tin rằng, khi CS vào Sài Gòn họ sẽ được ghi công, nhưng thật sự tâm địa và đường lối gian xảo của CS từ nhiều năm qua đã không lừa được ai.

thich-quang-duc-tu-thieu

Thích Quảng Đức tự thiêu © phatgiao.org.vn/files.

Phía vài nhân vật lãnh đạo Phật giáo, sau khi chuyện đảo chánh thành công, đã mang tâm trạng công thần, kiêu binh, muốn khuynh đảo quốc gia, xen vào chính sự. Và mặc dầu việc Sài Gòn thất thủ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng có người vẫn lên án, phần nào Phật giáo đã góp sức làm tan rã miền Nam. Câu nói thất vọng của Tổng thống Dương văn Minh trong ngày cuối cùng “Thầy đã hại tôi rồi!” đã nói lên sự thật phủ phàng ấy.

Ngày nay tượng đài chiến sỹ Việt Mỹ được dựng lên ở hải ngoại để vinh danh và tri ân những người lính đồng minh và các chiến sỹ VNCH đã nằm xuống cho tự do của miền Nam, nhưng ngày nay cả hai phía bênh và chống đều dùng nơi này để tổ chức lể tưởng niệm cả hai vị tổng thống: Tổng thống Nguyễn văn Thiệu là một trong những tướng lãnh có tham gia vào việc đảo chánh Tổng thống Ngô đình Diệm, ở trong hội đồng tướng lãnh và Tổng thống Ngô đình Diệm, người bị sát hại. Đó là chúng ta chưa nói đến việc chính Tổng thống Ngô đình Diệm là người chống đối việc đưa quân Mỹ vào Việt Nam, ngày nay sao chúng ta lại đưa di ảnh người đến dưới chân người lính Mỹ ở tượng đài, như vậy việc tưởng niệm mang ý nghĩa gì?

Người lính vô danh chỉ biết tổ quốc, không chiến đấu cho bất cứ cá nhân ai, tôn giáo, đảng phái, tổ chức, thể chế nào!. Đã hơn nữa thế kỹ trôi qua, người lính năm xưa ở trên đồi “Tăng nhơn Phú” ứa lệ khi nghe tin cuộc đảo chánh thành công, chính là tác giả bài báo này. Vui hay buồn, mừng hay lo, không phải là lúc nói ra ở đây, chẳng có ích lợi gì cho đại cuộc

“Những ai dùng tôn giáo để chia rẽ dân tộc, người ấy có tội với tổ quốc“, câu nói này của LM. Nguyễn Hữu Lễ nhiều năm về trước đây, là lời nói chân thành của một người yêu nước. còn chúng ta, chúng ta nghĩ gì về những nỗi oan khiên của tháng 11 và chuyện chia rẽ vẫn còn tồn tại mãi đến hôm nay.

© Huy Phương.

(Trích trong Ngậm Ngùi Tháng Tư – Tạp Ghi Huy Phương, NXB Nam Việt 2014)

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET. NNQ).

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NNQ sưu tầm).

saigon-xua

Ảnh Minh họa. © thanhthuy.me.

    ❖ Sàigòn, nỗi nhớ (Tạp ghi Huy Phương). Mỗi người miền Nam đều có một quê hương, một thành phố, dù đó là Ðà Lạt, Nha Trang, Cần Thơ hay Sóc Trăng… nhưng tôi nghĩ rằng mỗi người dân miền Nam từ ngày rời bỏ quê hương ra hải ngoại đều có một chút Saigon mang theo.

Ðó là kỷ niệm của những ngày trọ học, chỗ sinh sống làm ăn, hay nơi một lần ghé qua để chuẩn bị cho một chuyến đi xa. Chúng ta không nhớ Saigon với phong cảnh hữu tình, tiếng thông reo hay câu hò trên bến nước, mà nhớ nhiều đến âm thanh của một Saigon rộn rịp không bao giờ ngủ, với tiếng động cơ xích lô máy nổ giòn giã buổi sáng ra chợ, tiếng chuông xe thổ mộ leng keng, tiếng rao hàng lanh lảnh mà ngọt ngào hay tiếng “sực tắc” của xe mì qua xóm…   Đọc tiếp @ thanhthuy.me (2/8/21)

    ❖ Tháng Tư… ngu! Trước hết, tôi xin tự kiểm điểm cái ngu của bản thân mình trước, trong hàng nghìn cái ngu của thiên hạ, vì ngu mà phải mất nước, “lỗi tại tôi mọi đàng” hay “tôi làm tôi mất nước”. Là một cán bộ chiến tranh chính trị trung cấp, hết làm tâm lý chiến, rồi chính huấn, tức là huấn luyện chính trị cho hàng nghìn tân binh tại một trung tâm huấn luyện lớn nhất nước, mà khi nghe Cộng Sản vào đến Sài Gòn, không chịu tìm đường chạy, vì cứ nghĩ mình gốc nhà giáo, hòa bình rồi, đi ‘học” mấy ngày rồi về dạy học lại!   Đọc tiếp @ Bảo Vệ CỜ VÀNG

    ❖ ‘Tuổi già, hạt lệ…’ Bạch Cư Dị sinh năm 772, khi bị giáng chức đày đi làm chức tư mã Giang Châu mới 43 tuổi (năm 815.) Tuổi này cũng còn coi là trẻ, tình cảm tràn đầy, lòng còn xúc động, nên một đêm “vầng trăng trong vắt dòng sông”, khi nghe người kỹ nữ bên sông kể lể thân thế, liên tưởng đến cuộc đời mình, mà tuôn hai dòng lệ:

“Lệ ai chan chứa hơn người,
Giang Châu tư mã đượm mùi áo xanh!”
  Đọc tiếp @ Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn

Ghi chú: (Từ trang web DHSP Sài gòn) Sau 15 năm hoạt động, website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn tạm ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức… 20/07/23)

    ❖ Nhẫn và… Nhục (Tạp ghi Huy Phương). Trong cách xử thế thì mẹ tôi lúc nào cũng mở kinh nhật tụng, khuyên con luôn luôn nhịn nhục, “chín bỏ làm mười,” cho rằng “một sự nhịn thì chín sự lành hay“chữ nhẫn là chữ thếp vàng, ai mà nhẫn được thì càng sống lâu!”nên đi học thì bị bạn bè hiếp đáp, ra đời ngây ngô, nhũn nhặn, vẫn thường chịu cảnh “trâu chậm uống nước đục”. Những ngày cuối tháng tư năm ấy, bị cấp chỉ huy ra lệnh ôm chặt đơn vị cho đến phút tan hàng rã ngũ, biết bị ép, nhưng vẫn “nhẫn” để cho “xếp” có thời gian cao bay xa chạy…   Đọc tiếp © TẠI ĐÂY

    ❖ Nỗi Buồn Cuối Đời – Huy Phương. Tôi biết trên thế giới Tây phương có nhiều đứa con không dám đi du lịch xa, vì sợ con mèo, con chó hay bầy cá ở nhà không ai cho chúng ăn hay săn sóc, nhưng cha mẹ già thì đã có những nhà dưỡng lão. Thậm chí trong tình vợ chồng, người vợ còn mạnh khỏe, siêng đi lễ hay lên chùa, nhưng chồng thì cô đơn, trên chiếc xe lăn trong một nhà già quạnh hiu nào đó.

Chúng ta có bao nhiêu lý do để bào chữa, biện minh cho việc bỏ bê cha mẹ già trong một cơ quan y tế, được cho ăn mỗi bữa, áo quần có người giặt, vài ba ngày được đẩy xe vào phòng tắm, trần truồng và được cô y tá hay một nam nhân viên dội nước, xát xà phòng, vo đầu. Những việc săn sóc này dù có mang chút tình người đi nữa thì cũng là những công việc hằng ngày bắt buộc, thương ghét hay xúc động chỉ là những cảm tính vô ích…   Đọc tiếp @ keditim

2

– Xung đột Israel-Palestine hơn 7 thập kỷ không lối thoát (Anh Vũ, RFI).

– Liên Hiệp Châu Âu phản đối Israel phong tỏa dải Gaza (Phan Minh, RFI)

– Ngày tồi tệ nhất trong chiến tranh của Israel (Thomas L. Friedman, Nguyễn Bình Phương biên dịch).

Thân hữu có thể đọc các tài liệu này @ TẠI ĐÂY

Google and Microsoft Chatbots Falsely Claim There’s a Ceasefire in Israel Các chatbot AI đã mắc nhiều lỗi thực tế cơ bản khi được hỏi chi tiết về cuộc chiến ở Israel. Cuộc xung đột Israel-Hamas, cuộc chiến lớn đầu tiên được phát động trong kỷ nguyên hậu ChatGPT, là một thử nghiệm độc đáo cho một loại chatbot AI mới. Sương mù chiến tranh có thể làm cho các phóng viên của giới truyền thông và quân đội lượng định sai lầm trên chiến trường (The fog of war can trip up members of the media and the military); Chatbot AI dường như cũng không khác. Nhưng nếu những công cụ này đưa ra những tin tức khác xa với các sự kiện hiện tại, mọi người có thể gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm tin tức đáng tin cậy – vào thời điểm phương tiện truyền thông xã hội tràn ngập thông tin sai lệch và thậm chí Alexa của Amazon lặp lại thuyết âm mưu về cuộc bầu cử năm 2020… Nguồn (Bloomberg 12/10/23)

Gaza, Israel vs Palestine.

Tại sao Dải Gaza là tâm điểm của xung đột giữa Israel và Palestine?

© Chi Phương.

Nguồn: © RFI (09/10/2023)

israel-palestine-map

Bản đồ của LHQ (United Nations Office for the Coordination of Humanitarian Affairs) về lãnh thổ Palestine/Israel, qua các năm 1917, 1948, 1967, 1995, 2020: màu xanh lá cây là nơi tập trung dân Palestine, màu xanh da trời là nơi dân Israel. Bản đồ tận cùng bên phải là năm 2004 vẽ rõ hơn từ bản đồ LHQ. Ảnh © Vietbao.

Cuối tuần vừa qua, tổ chức Hamas (✵) (Phong trào kháng chiến Hồi giáo) đã bất ngờ tấn công Israel, phóng hàng ngàn tên lửa, các nhóm chiến binh đột nhập vào nhiều nơi sát gần dải Gaza. Theo thống kê sơ bộ, hàng trăm người Israel thiệt mạng, hàng ngàn người bị thương và rất nhiều người bị bắt làm con tin. Đây là cuộc xung đột mới nhất giữa hai hai kẻ thù “không đội trời chung” từ hàng thập kỷ qua.

Kể từ khi nhóm phiến quân Hồi giáo Hamas vào năm 2007 kiểm soát được dải Gaza (Gaza) nhỏ bé với hơn 2 triệu dân sinh sống, nơi đây trở thành điểm xung đột quân sự đẫm máu giữa Israel và người Palestine…


Đọc tiếp…

Hamas là gì? (Harakat al-Muqawama al-Islamiya)

Hamas dịch từ tiếng Ả Rập có nghĩa là phong trào kháng chiến Hồi Giáo, được thành lập vào năm 1987 trong cuộc nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Israel ở Gaza và Cisjordanie (Bờ Tây Jordanie) – hai lãnh thổ “tị nạn” chủ yếu của người Hồi giáo Palestine.

hamas-logo

Hamas Logo. © Wiki.

Sau khi được thành lập, Hamas đã soạn ra Hiến Chương, tuyên bố rằng “Palestine được Thượng Đế ban tặng cho người Hồi giáo” và yêu cầu tất cả người Hồi giáo chống lại những kẻ thù “chiếm đoạt” những vùng đất đó. Hamas muốn xoá bỏ Israel và khôi phục Palestine thành một quốc gia Hồi giáo. Vào năm 2017, theo trang Sky News, có thông tin cho rằng Hamas đã sửa đổi Hiến Chương, chấp nhận Nhà nước Palestine nằm trong các biên giới đã tồn tại trước Chiến tranh Israel Sáu ngày năm 1967.

Hiện nay, tổ chức Hamas do Ismail Haniyeh lãnh đạo, kiểm soát và quản lý dải Gaza. Tổ chức này bị Israel và hầu hết các nước phương Tây như Mỹ, Canada và các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu coi là khủng bố. Tuy nhiên một số nước khác như Iran công nhận Hamas là chính quyền hợp pháp tại Gaza. Theo trang Wall Street Journal, Iran cũng được cho là nước đã hỗ trợ Hamas trong cuộc tấn công quy mô lớn và công phu của tổ chức này vào Israel cuối tuần vừa qua.

Theo một số chuyên gia, Iran muốn hỗ trợ xung đột để ngăn Ả Rập Xê Út (Saudi Arabia) xích gần lại Israel.

Dải Gaza là khu vực như thế nào?

Dải Gaza dài 40 km và rộng khoảng 14 km, được bao quanh bởi Israel, Ai Cập và biển Địa Trung Hải. Vùng đất này từng nằm dưới sự cai trị của đế chế Ottoman và sau đó là đế quốc Anh. Dải Gaza đã trở thành nơi tị nạn của hơn 200 000 người Palestine, phải rời bỏ quê hương sau Chiến tranh Ả Rập – Israel năm 1948. Ai Cập cai trị Gaza cho tới khi khu vực này rơi vào tay của Israel trong cuộc Chiến 6 ngày 1967. Năm 2005, Israel rút quân khỏi Gaza, từ bỏ các khu định cư cho người Israel.

Trong khoảng một thập kỷ, cho đến năm 2006, dải Gaza nằm dưới sự quản lý của cơ quan quyền lực Palestine, cơ quan này cũng quản lý Bờ Tây Jordanie. Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) với nòng cốt là phong trào Fatah, đã chi phối mạnh mẽ cơ quan quyền lực Palestine và đã ký một thỏa thuận hòa bình với Israel.

Tháng Giêng năm 2006, Hamas chiếm được đa số trong cuộc bầu cử lập pháp. Vốn không thừa nhận sự tổn tại của Nhà nước Do Thái và chống Israel cực đoan, Hamas đã xung đột với Fatah. Và đến năm 2007, Hamas rút sang Gaza. Israel ban hành lệnh phong tỏa, với lý do “bảo vệ người dân của mình”.

gaza-strip-map

Gaza Strip Map. © Wiki.

Kể từ đó, các cuộc đối đầu đẫm máu đã xảy ra giữa Israel và Hamas ở Gaza. Trong khi Hamas kiểm soát an ninh ở Gaza, nguồn tài trợ cho y tế, năng lượng và các dịch vụ khác chủ yếu đến từ Liên Hiệp Quốc và các nước ngoài, trực tiếp hoặc thông qua chính quyền Palestine.

Tại sao Hamas lại tổ chức cuộc tấn công có quy mô lớn vào Israel cuối tuần vừa qua?

Theo trang The Guardian, hiện vẫn chưa rõ lý do chính xác, nhưng có thể nói rằng tình trạng bạo lực đã gia tăng từ nhiều tháng qua giữa quân đội cũng như người Israel và người Palestine ở Bờ Tây.

Tuần trước, một số người Do Thái đã đến cầu nguyện bên trong Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa ở Jerusalem, vốn được gọi là một trong ba nơi linh thiêng nhất của người theo đạo Hồi (sau Mecca và Medina ở Ả Rập Xê Út). Nhưng trong đạo Do Thái đây cũng là một địa điểm linh thiêng. Những người Hồi giáo cho rằng hành động cầu nguyện là khiêu khích. Hamas gọi chiến dịch tấn công hiện tại là trận “Mưa bão al-Aqsa.”

Ngoài ra, việc bị Ai Cập và Israel phong toả trong gần 16 năm đã khiến kinh tế của dải Gaza kiệt quệ, người dân khốn đốn.

Hamas và Israel đã 4 lần gây chiến, nguồn căn của các cuộc xung đột là do đâu?

Kể từ khi Israel rút quân khỏi dải Gaza, đây là cuộc chiến thứ năm giữa Hamas và Israel. Bốn cuộc chiến trước đó xảy ra vào những năm 2008, 2012, 2014 và 2021. Cuộc xung đột đẫm máu nhất là năm 2014, kéo dài 7 tuần, khiến hơn 2000 người Palestine và 74 người Israel (trong đó 68 người là binh sĩ) thiệt mạng.

Cũng giống như nhiều nước ở Trung Đông, Hamas phẫn nộ với việc thành lập nước Israel năm 1948, sau Đệ Nhị Thế Chiến, vốn được nhiều nước phương Tây ủng hộ. Theo trang Skynews, Hamas và các nhóm Palestine khác cho rằng lãnh thổ của họ bị đánh cắp, và người Palestine là chủ sở hữu, người chiếm đóng hợp pháp.

Tuy nhiên, những người ủng hộ Israel cho rằng khu vực này là quê hương tổ tiên của người Do Thái, vốn đã bị lưu đày sau cuộc xâm lược của Đế quốc Babylon hơn 2.500 năm trước.

Bethlehem_Location

Map of Bethlehem. © Wiki.

Vào ngày 29/11/ 1947, Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết, khuyến nghị phân chia lãnh thổ của người Israel, từng là thuộc địa của Anh Quốc thành khu vực cho Nhà nước Do Thái, các nước Ả Rập và khu vực Thánh địa tách biệt. Tuy nhiên bạo lực đã nổ ra ngay lập tức giữa phe Do Thái và phe Ả Rập. Israel được tuyên bố độc lập ngày 14/05/1948 thì ngay hôm sau các quốc gia láng giềng Ả Rập đã tham chiến. Cuối cùng Israel đã chiếm được một nửa lãnh thổ mà Liên Hiệp Quốc vốn chia cho các Nhà nước Ả Rập.

Theo Sky News, tại khu vực Bờ Tây mà Israel đã chiếm được, nhiều khu vực định cư của người Do Thái được xây dựng khiến Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc từng lên án Israelvi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế.”

Cuộc xung đột đã khiến hàng ngàn người thiệt mạng từ hàng thập kỷ qua, cả người Palestine lẫn người Do Thái. Ai là bên vi phạm nhân quyền?

Hamas đã bị cáo buộc vi phạm quyền con người ở Gaza qua các vụ hành quyết, tra tấn, bắt cóc. Tổ chức từng có liên hệ với phong trào Huynh đệ Hồi giáo, cũng bị cáo buộc bởi các tổ chức nhân quyền vì hạn chế quyền tự do ngôn luận, hội họp.

Vào năm 2022, chính quyền Hamas ở Gaza đã hành quyết 5 người Palestine vì bị cáo buộc làm gián điệp cho Israel. Nhiều tổ chức phi chính phủ và các phương tiện truyền thông đã cung cấp bằng chứng về việc Hamas bắn tên lửa vào các khu đông dân cư, sử dụng người dân làm bia đỡ đạn.

Tuy nhiên, Israel cũng bị cáo buộc vi phạm nhân quyền. Tổ chức Amnesty International đã cáo buộc Israel “áp bức” người dân Palestine, phân biệt chủng tộc, cả ở Israel và các vùng đã chiếm đóng. Amnesty International đã cáo buộc Israel “chiếm giữ đất đai, tài sản, gây thương tích nghiêm trọng” đối với người Hồi giáo Palestine.

© Chi Phương.

Thân mời đọc thêm @ RFI

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Tổ chức Giải phóng Palestine, hay PLO.‎‎‎‎ được thành lập lần đầu tiên vào năm 1964 trong một hội nghị thượng đỉnh ở Cairo, Ai Cập. Mục tiêu ban đầu của tổ chức là đoàn kết các nhóm Ả Rập khác nhau và tạo ra một Palestine được giải phóng ở Israel. Theo thời gian, PLO đã nắm lấy một vai trò rộng lớn hơn, tuyên bố đại diện cho tất cả người Palestine trong khi điều hành Chính quyền Quốc gia Palestine (PA). Mặc dù PLO không được biết đến là bạo lực trong những năm đầu, tổ chức này đã gắn liền với các chiến thuật gây tranh cãi, khủng bố và chủ nghĩa cực đoan… Đọc tiếp @ History com (21/08/2018).

    ❖ A Threshold Crossed (Một ngưỡng đã vượt qua).‎‎‎‎ Khoảng 6,8 triệu người Do Thái Israel và 6,8 triệu người Palestine ngày nay sống giữa Địa Trung Hải và sông Jordan, một khu vực bao gồm Israel và Lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng (OPT), sau này được tạo thành từ Bờ Tây, bao gồm Đông Jerusalem và Dải Gaza. Trong hầu hết các khu vực này, Israel là quyền lực cai trị duy nhất; trong phần còn lại, nó thực hiện quyền lực chính cùng với quyền tự trị hạn chế của Palestine.

Trên khắp các lĩnh vực này và trong hầu hết các khía cạnh của cuộc sống, chính quyền Israel đặc quyền một cách có phương pháp cho người Do Thái Israel và phân biệt đối xử với người Palestine. Luật pháp, chính sách và tuyên bố của các quan chức hàng đầu Israel cho thấy rõ rằng mục tiêu duy trì sự kiểm soát của người Do Thái đối với nhân khẩu học, quyền lực chính trị và đất đai từ lâu đã hướng dẫn chính sách của chính phủ. Để theo đuổi mục tiêu này, chính quyền đã tước đoạt, giam cầm, cưỡng bức ly khai và khuất phục người Palestine nhờ vào bản sắc của họ ở các mức độ cường độ khác nhau. Ở một số khu vực, như được mô tả trong báo cáo này, những thiếu thốn này nghiêm trọng đến mức chúng dẫn đến tội ác chống lại loài người của chế độ phân biệt chủng tộc và đàn áp… Đọc tiếp @ HRW (27/04/2021).

    ❖ Israel và các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng (Israel and Occupied Palestinian Territories). Hệ thống áp bức và phân biệt đối xử liên tục của Israel trong việc cai trị người Palestine ở Israel và các Lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng (OPT) đã tạo thành một hệ thống phân biệt chủng tộc, và các quan chức Israel đã phạm tội phân biệt chủng tộc theo luật pháp quốc tế…

Israel leo thang đàn áp quyền tự do lập hội của người Palestine. Nó cũng áp đặt các hạn chế tùy tiện đối với quyền tự do đi lại và đóng cửa dẫn đến hình phạt tập thể, chủ yếu ở phía bắc Bờ Tây, bề ngoài là để đáp trả các cuộc tấn công vũ trang của người Palestine vào binh lính và người định cư Israel… Đọc tiếp @ Amnesty Org (Viewed 11/10/2023).

Click to open Israel – Palestine Map

3

Cổ phiếu Vinfast (VFS)

Cái chết đã được lập trình?

© Thạch Đạt Lang.

Nguồn: © Quyền Được Biết (Oct 04, 2023)

nasdaq-logo

Nasdaq Logo. © Wiki.

Vào cuối phiên giao dịch ngày thứ hai 02.10.2023, trên thị trường chứng khoán Nasdaq (*), cổ phiếu của Vinfast, ký hiệu VFS (Securities Identification Number – A3ESV6 hoặc International Securities Identification Numbers ISIN SGXZ55111462) được niêm yết với giá 9.80$/cổ phiếu (cp). So với cuối tuần trước, VFS mất 2,70$/cp tức 21,60%, so với thời điểm cao nhất 93$/cp vào ngày 28.08.2023, VFS mất khoảng 90% giá trị biểu kiến – không phải giá trị thật.

Việc cổ phiếu Vinfast mất giá 90% không làm cho những nhà đầu tư chứng khoán (invest) – không phải đầu cơ (speculate), các nhà băng ngạc nhiên, họ đã dự doán, chờ đợi chuyện này. Họ đã biết VFS sẽ chết, họ biết từ lúc VFS chưa được khai sinh (IPO (*)) trên sàn NasdaqĐọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề QnQ sưu tầm).

Ghi chú:

– Nasdaq: National Association of Securities Dealers Automated Quotation System. Là một sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ. Đây là sàn giao dịch điện tử lớn thứ hai tại Hoa Kỳ hiện nay, chỉ sau NYSE. Với khoảng 3.200 giao dịch hàng ngày tại sàn. NASDAQ được lập năm 1971 bởi Hiệp hội Quốc gia các Nhà buôn Chứng khoán – National Association of Securities Dealers (Theo Wiki).

– IPO, Initial public offering: Phát hành công khai lần đầu hay Hội nhập theo cách gọi của người miền Nam xưa vì trước năm 1975 khi người miền Nam đã tiếp cận với thị trường chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu rồi, cho nên các khái niệm trong ngành tài chánh đã gần như hoàn thiện. còn gọi là IPO là việc chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng… (Theo Wiki)
– Lawrence Ho là con út và con trai duy nhất của bà Lam Quỳnh Anh, vợ hai của ông trùm sòng bạc Stanley Ho. Anh sinh tại Hồng Kông (1977), theo học trường Wah Yan College (HK), tốt nghiệp Đại học Toronto nhận bằng cử nhân thương mại năm 1999. Lawrence Ho kiểm soát nhà điều hành sòng bạc Melco Resorts niêm yết trên Nasdaq thông qua Melco International Development niêm yết tại Hồng Kông (Theo Wiki).

    ❖ Từ chuyện cổ phiếu VinFast, nhớ lại chuyện nuôi chim cút. Ngày hôm qua, một người bạn ở Việt Nam, người rất ủng hộ chuyện VinFast lên sàn chứng khoán NASDAQ Mỹ đã hỏi tôi rằng: “Bạn nghĩ Phạm Nhật Vượng có thể múa tay trong bị, qua mặt được các chuyên viên tài chánh phố Wall để đẩy giá cổ phiếu VinFast từ 22$/cp – giá lúc bà Lê Thị Thu Thủy, CEO của VinFast rung chuông khởi đầu IPO của VinFast, ký hiệu trên thị trường chứng khoán là VPS ngày 15.08.2023 – lên tới 68.77$/cp chiều thứ sáu 25.08.2023 khi NASDAQ đóng cửa phiên giao dịch?”

Nhiều bài chỉ ra những kẽ hở của luật chứng khoán, qua đó công ty VinFast cùng với trung gian của Lawrence Ho có thể thao túng thị trường đẩy giá lên, nhưng thấy tội nghiệp cho anh, khi biết anh đã mua 500 cổ phiếu của VinFast với giá 32$/cp nên đành viết thêm bài này, giải thích rõ cho anh về thủ thuật của những tay đầu cơ (đầu cơ, không phải là đầu tư, speculate not invest) cổ phiếu – còn gọi là gambling…   Đọc tiếp @ QnQ Blog.

Oct2023_w1

★ ★ ★

✵✵✵✵✵✵

1

Tôn Phu Nhơn quy Thục.

Lan man về hai bài thơ xướng họa Tôn Phu Nhơn quy Thục

© Lê Học Lãnh Vân.

Nguồn: © Petrusky Aus (Viewed 14/09/2023)

anh-minh-hoa

Ảnh minh họa, © bizweb.

Ngày 18/7/2023, anh Lê Nguyễn vừa post lại bài Tôn Thọ Tường, Danh Sĩ Đất Gia Định Thế Kỷ 19 trên trang Phây của mình. Bài viết nhắc bài thơ Tôn Phu Nhơn quy Thục của Tôn Thọ Tường và bài họa của Phan Văn Trị, hai danh sĩ phương Nam. Hai bài này gợi nhớ một số kỷ niệm gần gũi với tôi, xin chép ra mời anh chị đọc và đáp tạ bài viết của anh Lê Nguyễn!

Tôn Phu Nhơn Quy Thục

Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng,
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông!
Lìa Ngô, bịn rịn chòm mây bạc,
Về Hớn, trau tria mảnh má hồng.
Son phấn thà cam dày gió bụi,
Đá vàng chi để thẹn non sông.
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn:
Thà mất lòng anh, đặng bụng chồng
Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Cuối năm “kể” chuyện Tam Quốc. Lâu nay, tôi ít đi xem phim mới. Phần làm biếng. Phần nghĩ rằng chờ ít lâu, thuê video về coi cũng không muộn. Cái tuổi náo nức rủ bạn rủ bè chen lấn mà mua mấy tấm vé để xem cho kỳ được một phim có Gregory Peck hay Ingrid Bergman… cái tuổi ấy nó giã từ tôi đã lâu lắm rồi. Nó đã bỏ tôi mà xuôi về một chốn nào đó xa xôi lắm để mà nấp, mà ẩn náu sau cái đống năm tháng không ngừng chồng chất lên mớ tóc của tôi mỗi ngày lại bạc thêm vài sợi. Đã vậy, tình hình điện ảnh tôi cũng không theo dõi. Ngồi chung với bạn bè, câu chuyện nếu có đi vào lĩnh vực điện ảnh, tôi khám phá ra là mình mù tịt. Bèn dựa cột…

Con tôi nó biết điều này. Nó biết tôi thuộc giới trẻhôm qua, nay ít quan tâm đến điện ảnh, nên thỉnh thoảng nó vẫn chỉ cho tôi một hai phim ăn khách. Mỗi lần như vậy, nó lại phải kiên nhẫn giới thiệu hãng sản xuất, đạo diễn và các “ngôi sao” trong phim. Vậy mà cũng vất vả lắm mới kéo tôi đến rạp chiếu bóng được. Lần này, thấy tôi không do dự, quyết định nhanh chóng, nó cười, “Sao ba biết phim hay?” Nguồn @ NnQ Blog

      ❖ Phim RedCliff

cobal-science

Redcliff Poster. © Wiki

Bắt đầu bằng đại chiến cầu Tràng Bản, sau khi đánh tan Lưu Bị, Tào Tháo cho rằng, mối uy hiếp chính còn lại cản trở việc xưng bá thiên hạ của mình là Đông Ngô, lại thêm nàng Tiểu Kiều mà ông ta thèm muốn thề chết không chịu theo càng khiến Tào Tháo nổi giận lôi đình, quyết đem quân đánh Ngô. Tôn Quyền cử Lỗ Túc lấy cớ sang viếng Lưu Biểu để gặp Lưu Bị thương thảo chuyện cùng nhau chống Tào.

Sau khi đồng ý liên kết với Tôn Quyền để chống Tào, Lưu Bị đã phái Gia Cát Lượng sang Đông Ngô. Em gái Tôn Quyền là Tôn Thượng Hương (Triệu Vi) đã cùng Lỗ Túc dùng kế khích tướng để củng cố quyết tâm chống Tào của Tôn Quyền. Tôn Quyền cho gọi Chu Du về, giao cho trọng trách chủ trì việc đánh Tào. Quân đội hai bên Ngô, Tào tương ngộ tại Xích Bích. Do mắc kế trá hàng của Hoàng Cái nên Tào Tháo đại bại, phải chạy về Giang Lăng theo đường Hoa Dung…

Mời xem phim @ Red Cliff 2008 (Viewed 15/09/23)

    ❖ Tam quốc diễn nghĩa (Phan Kế Bính dịch). Thế lớn trong thiên hạ, cứ tan lâu rồi lại hợp, hợp lâu rồi lại tan: như hết đời nhà Chu, bảy nước tranh giành xâu xé nhau rồi sau lại hợp về nhà Tần. Đến khi nhà Tần mất, thì Hán, Sở tranh hùng rồi sau thiên hạ lại hợp về tay nhà Hán… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY (Viewed 15/09/23)

2

Oppenheimer

và câu chuyện quả bom hạt nhân.
(Op‧pen‧hei‧mer /ˈɒpənhaɪmət/)

© Mỹ Anh.

Nguồn: © Saigon Nhỏ (19/07/2023)

anh-minh-hoa

Oppenheimer Theatrical release poster © Saigonnho.

Kể từ khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc, giới sử học và cả giới nghệ thuật đều bị cuốn hút vào những gì liên quan J. Robert Oppenheimer – một thiên tài bí ẩn, nhà vật lý lý thuyết, người lãnh đạo phòng thí nghiệm Dự án Manhattan, nơi phát triển bom nguyên tử.

Từ năm 1946, phim tài liệu, truyền hình, kịch, tiểu thuyết và thậm chí opera đã khám phá cuộc đời và di sản của nhà khoa học Oppenheimer. Một trong những trích dẫn thường được nhắc lại nhiều nhất là câu “Now I am become death, the destroyer of worlds” mà Oppenheimer thốt lên, bày tỏ sự hối hận khi dính vào dự án bom nguyên tử.

Oppenheimer của đạo diễn Christopher Nolan, ra rạp ngày 21 Tháng Bảy 2023, là bộ phim dài đầu tiên đề cập đến toàn bộ cuộc đời của nhà khoa học Oppenheimer, với tài tử Cillian Murphy trong vai chínhĐọc tiếp

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET. NnQ

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ “Oppenheimer”- Bộ phim phát minh ra bom nguyên tử cũng là lời cảnh báo thế giới về AI.

Oppenheimer-Destroyer-of-Worlds-poster

Oppenheimer: Destroyer of Worlds (Click image to view – 1 hr Video. Viewed 14/09/2023).

Oppenheimer đang là phim được mong chờ nhất mùa hè này khi đánh dấu sự trở lại sau 3 năm của đạo diễn Christopher Nolan. Bộ phim thu hút sự chú ý với quy mô đầu tư lớn, kinh phí thực hiện được cho là lên đến 100 triệu USD, khắc họa câu chuyện mang tính lịch sử về cha đẻ bom hạt nhân và hội tụ dàn diễn viên gạo cội. Thuộc dòng chính kịch – chiến tranh – tiểu sử, “Oppenheimer” khắc họa quãng sự nghiệp vẻ vang nhưng nhiều thăng trầm của nhà khoa học người Mỹ J. Robert Oppenheimer. Ông đã thành công chế tạo ra bom nguyên tử – thứ vũ khí chết chóc định hình trật tự thế giới trong cuộc Thế chiến II.

Christopher Nolan, đạo diễn nổi tiếng người Anh của các bộ phim “Inception”, “Tenet”, “Memento” và “Batman”, cho biết ông tin rằng rất nhiều nỗi đau mà chúng ta hình dung xung quanh công nghệ đều bắt nguồn từ Robert Oppenheimer. Nhà vật lý này đã giúp phát minh ra vũ khí hạt nhân trong Thế chiến II.

Ông nói những gì Oppenheimer và nhóm của ông ấy tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos ở Hoa Kỳ đã thực hiện là sự thể hiện đỉnh cao của khoa học… Đây vốn là một điều rất tích cực, nhưng cuối cùng hóa ra lại là tiêu cực… Đọc tiếp @ trithuc.org (Viewed 11/09/2023)

    ❖ Oppenheimer là ai? J Robert Oppenheimer là giám đốc của Phòng thí nghiệm bí mật Los Alamos. Nó được thành lập dưới thời Tổng thống Mỹ Franklin D Roosevelt như một phần của Dự án Manhattan để chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên. Ông giám sát vụ nổ bom nguyên tử đầu tiên ở sa mạc New Mexico vào tháng 7/1945, có mật danh là “Trinity”.

Oppenheimer later shared his first thought after witnessing the world’s first nuclear explosion was a quote from Hindu scripture: “Now I am become death, the destroyer of worlds.” Between August 6 and 9 — just weeks after the Trinity test — atomic bombs were dropped on the Japanese towns of Hiroshima and Nagasaki… Đọc tiếp @ ABC (16/07/2023)

atomic-bomb

Ảnh minh họa. © Truman Library.

    ❖ Quyết định thả bom nguyên tử Sau khi trở thành tổng thống, Harry Truman biết đến Dự án Manhattan, một nỗ lực khoa học bí mật để tạo ra bom nguyên tử. Sau khi thử nghiệm thành công loại vũ khí này, Truman đã ban hành Tuyên bố Potsdam yêu cầu chính phủ Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện, cảnh báo về “sự hủy diệt nhanh chóng và hoàn toàn”.

      – Vào 6/8/45, 11 ngày sau khi không nhận được hồi đáp từ Nhật. Phi cơ Enola Gay rời căn cứ Tinian Island mang theo “Em bé – Little Boy” và được thả xuống Hiroshima lúc 8.15am, giờ địa phương. Kết quả ước tính vào khoảng 80,000 ngưởi chết chỉ trong vài phút, và hàng trăm ngàn người chết do phóng xạ sau đó!

      – Vào ngày 9/8/45, một phi vụ khác mang theo một quả bom nguyên tử lớn “Ông bự – Fat Man” trực chỉ Nagasaki. Chỉ một phút sau khi thả xuống, 39,000 đàn bà và trẻ em bị giết, hơn 25.000 bị thương. Hai thành phố bị san thành bình địa (leveled). Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng, chấm dứt thế chiến thứ II… Nguồn: © Harry S. Truman Library & Museum (Viewed 13/09/2023)

(*) Manhattan Project Dự án Manhattan là tên đặc biệt của dự án cho nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm phát triển vũ khí nguyên tử trong Thế chiến II. Việc tạo ra gây tranh cãi và cuối cùng sử dụng bom nguyên tử đã thu hút sự tham gia của một số bộ óc khoa học hàng đầu thế giới, cũng như quân đội Hoa Kỳ và hầu hết các công việc được thực hiện ở Los Alamos, New Mexico… Nguồn: © History.com (Updated July 21, 2023). Có thể xem chi tiết @ TẠI ĐÂY

    ❖ The Atomic Bombs That Ended the Second World War. Hai vụ nổ nguyên tử có tác động như mong muốn của quân Đồng minh. Vào ngày 10/8 chính phủ Nhật Bản cho thấy họ sẵn sàng chấp nhận thất bại, tùy thuộc vào một số điều kiện nhất định. Vào ngày 14 tháng 8, cuối cùng họ đã chấp nhận yêu cầu đầu hàng vô điều kiện. Ngày hôm sau được tuyên bố là ‘Chiến thắng Nhật Bản – Victory over Japan’ or VJ Day, mặc dù phải đến ngày 2 tháng 9, sự đầu hàng cuối cùng của Nhật Bản mới được ký kết, do đó đưa Chiến tranh thế giới thứ hai chính thức kết thúc… Nguồn: © Imperial War Museums (Viewed Sep 13, 2023)