Mar24-w5

Các bài viết sưu tầm: Mar 29, 2024

Lễ Phục Sinh 24

easter-eggs

“Thân chúc bạn đọc và gia đình một mùa Phục sinh thật ấm áp, an lành và hạnh phúc, NnQ.”
Ảnh freepik.com

Đầu thập niên 1970, một tạp chí ở Nam Việt Nam, hình như là Thời Nay, có một bài về trứng Phục Sinh kèm theo ảnh của những quả trứng có họa tiết, hoa văn linh động, màu sắc rực rỡ. Những quả trứng này là pysanka (số ít) hay pysanky (số nhiều) có nguồn gốc từ Ukraine. Thật ra có rất nhiều quốc gia Đông Âu, như Ba Lan, Cộng hòa Czech, và Belarus cũng có nghệ thuật vẽ trứng, nhưng Ukraine được xem là nguồn gốc nghệ thuật pysanky. Ukraine trong hơn trăm năm bị sáp nhập vào Nga, không được sử dụng ngôn ngữ Ukraine, bị cấm đàn bandura, bị tàn sát diệt chủng, ngay cả pysanky cũng bị ngăn cấm đến suýt nữa nghệ thuật này cũng biến mất… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Mar24-9

Lời tình buồn

và 10 năm ngày mất của Chu Trầm Nguyên Minh

© Trần Hoàng Vy

Nguồn: © Việt Báo (22/02/2024)

nhac-LTB-img

Ảnh minh họa. © vietbao.

Lời tình buồn (*)

Anh đi rồi còn ai vuốt tóc
Lời tình thơm sách vở học trò
Đêm xuống rồi em buồn không hở
Trời xa mù tầm tay với âu lo

Anh đi rồi còn ai đưa đón
Áo em bay khuất mất thiên đường
Tuổi hai mươi vòng tay chờ đợi
Ngôn ngữ nào anh nói hết yêu thương

Anh đi rồi còn ai chiêm ngưỡng
Cổ em cao tay mười ngón thiên thần
Tóc em xanh trùng dương sóng lượn
Anh chợt buồn đứng ngóng bâng khuâng

Anh đi rồi còn ai tình tự
Đêm đầy trời ru tiếng nhớ bơ vơ
Phúc yêu em dấu lần quá khứ
Nụ hôn đầu rụng xuống hư vô…
… Đọc tiếp TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

(*) Lời tình buồn… (Nhạc Vũ Thành An – Tuấn Ngọc)

Mar24.10

Câu chuyện trong Kinh thánh về ‘Amalek’ là gì?

Lược dịch từ: ‘What is the biblical story of ‘Amalek’? And why is it being used in South Africa’s ICJ case against Israel?’…

© Siobhan Marin và Andrew West

Nguồn: © ABC (31/01/2024)

illustration-img

Battle with the Amalekites, by Julius Schnorr von Carolsfeld (1860), representing Exodus 17:8–16. © Wikimedia.

Tài liệu tham khảo của Benjamin Netanyahu về câu chuyện Kinh thánh về Amalek đã được đưa vào vụ kiện ICJ của Nam Phi chống lại Israel.

Amalek. Đó là một câu chuyện về sự hủy diệt trong Kinh thánh đã được Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu viện dẫn và xuất hiện trong một bài hát hip hop khoan đã thu hút hàng triệu lượt phát trực tuyến.

Gần đây nhất, câu chuyện về Amalek – và lời kêu gọi của ông Netanyahu – đã xuất hiện trong vụ kiện của Nam Phi chống lại Israel tại Tòa án Công lý Quốc tế của Liên Hợp Quốc (ICJ).

Nam Phi cáo buộc Israel phạm tội diệt chủng chống lại người Palestine ở Gaza. Đó là một cáo buộc mà Israel kịch liệt bác bỏ… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Mar24-w4

Các bài viết sưu tầm: 22/03/2024

Ma Dzê in Việt Nam

Thủ Tướng NX Phúc tiếp TT Obama ở Hà Nội.

Được các cố vấn cảnh báo trước về cái tên của thủ tướng Việt Nam, sau khi bắt tay, Obama lịch sự hỏi Phúc:

– What should I call you?

Phúc cười hề hề, thân mật vỗ vai Obama:

– We friends, I Phuc You Obama (I f… U Obama).

Obama tái mặt…

Theo Người Phương Nam Blog (24/06/2016)

Mar24-7

Cô Khách Sở Welfare

© Nguyễn Đặng Bắc Ninh.

Nguồn: © vietbao (03/11/2013)

us-welfare-logo

The Social Security Administration, created in 1935, was the first major federal welfare agency and continues to be the most prominent. © WIKI.

Hà xếp đặt lại giấy tờ trên bàn. Vừa trở lại đi làm sau mấy ngày nghỉ với con cháu về thăm, nấu ăn dọn dẹp, chị thấy mệt oải cả người. Tới tháng này mà thời tiết vẫn còn lạnh. Sáng nay có ửng lên chút nắng, nhưng ra khỏi nhà chị vẫn phải co ro trong chiếc áo dạ. Nhớ đến mấy câu thơ của Trần Mộng Tú “Nắng ở đây hiếm hoi như hạnh phúc. Anh có về gọi nắmg đến cho em”. Chị cười một mình. Tội quá. Vùng Tây Bắc này quả có nhiều mưa ít nắng nhưng đâu có hiếm hoi đến vậy. Nhà thơ thật đa cảm khác người.

Ngoài phòng đợi chỉ còn ít người, vì đã quá giờ phỏng vấn. Chắc toàn là khách đến hỏi những việc linh tinh như xin giấy giới thiệu đi Bác Sĩ chứng nhận mất hiệu năng làm việc, mất thẻ trợ cấp…

Đọc tiếp…

Có tiếng gõ cửa rụt rè. Bà thư ký Wendy bước vào, trên tay cầm một tờ đơn “Còn một người nữa cần tái xét. Cô ta đến trễ nhưng năn nỉ quá. Ban tài chánh ai cũng về hết rồi. Chị tiếp cô ta dùm”. OK, Hà thở dài. Ðã sửa soạn sắp về mà còn thêm việc.

Làm công bộc bên Mỹ này là đầy tớ nhân dân thứ thiệt, chớ không phải nói xuông. Khách nhận trợ cấp mà cảm thấy bị đối xử bất công, có người gọi đến tận văn phòng Thống Đốc để than phiền, vì ở tiểu bang này, văn phòng xã hội thuộc tiểu bang, chứ không trực thuộc county như nhiều nơi khác.

Nhiều người rất ngại công việc này vì phải đối đầu với những vấn đề của nhiều tình huống phức tạp, với những khách có cá tính khác nhau. Ngoài kinh nghiệm với công việc, chị biết điều tiên quyết là phải có lòng nhân ái. Sự quan thiết sẽ thể hiện trong dáng vẻ, lời nói để tạo sự cảm thông và tránh làm tổn thương tự ái khách. Do đó đôi khi có phải từ chối trợ cấp vì lý do nào đó mà khách cũng tỏ ra hiểu biết mà không gây gổ.

Những thân chủ của chị, vì hoàn cảnh phải nhờ đến trợ cấp tiểu bang hay liên bang. Họ thuộc mọi sắc dân và các tầng lớp trong xã hội. Từ mấy gia đình Gypsy gốc Romania có truyền thống “không bao giờ đi học”, họ sống lang thang khắp nơi, nhiều nhất ở Âu Châu nay lan sang cả Mỹ. Có những gia đình nhiều thế hệ nối tiếp nhau sống nhờ trợ cấp. Có những người bệnh tật hay nghiện hút và có cả mấy ông tiến sĩ người ngoại quốc từ Trung Hoa, Hàn Quốc được sang Mỹ bằng học bổng tu nghiệp, họ không có bảo hiểm gia đình, nay vợ có bầu đến xin trợ cấp y-tế. Có ông luật sư trông còn trẻ mà tay run lẩy bẩy khi ký tên. Ông khai bị mất bằng vì nghiện rượu hay vì tội gì nữa không rõ, ông đến xin trợ cấp để đi cai nghiện. Và rất nhiều người tị nạn đến từ các nước chiến tranh như Việt Nam, Ukraine, Somalia, Ethiopia…

Trường hợp các người già và những người tàn phế, họ đã có tiền trợ cấp liên bang, Hà chỉ lo phần thực phẩm và y-tế nên lâu lâu mới phải tiếp xúc hoặc giở đến hồ sơ. Nhưng với đa số còn lại là những gia đình có con nhỏ, thì ôi thôi, làm việc muốn mờ mắt. Thêm nữa, đời sống của người Mỹ vô cùng phức tạp. Vợ chồng, bồ bịch nay tụ mai tán, thai nghén, sinh nở lung tung mà hầu hết là không chính thức. Nếu họ có kiếm được việc làm thì nay có mai không, rồi bị đuổi nhà, cắt nước cúp điện. “Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”, chút chút lại chạy đến sở xã hội kêu cứu. Mỗi tháng đôi lần đều có chuyện. Lắm lúc thấy việc quá nhiều mà không đủ thời giờ giải quyết, Hà thấy đầu óc căng thẳng, những muốn bỏ việc. Tuy nhiên chị lại tự nhủ bao nhiêu người bỏ công bỏ của để giúp người, mà mình được trả lương để làm việc ấy, sao còn phàn nàn.

Nhiều khi chị thấy công việc mình làm không chỉ vì lương bổng mà còn có những chuyện ấm lòng mà chị coi là “phần thưởng – bonus”. Hôm đó, một ông H.O. cao niên, vì giấy tờ không hiểu rõ hay không để ý, bị cắt tem phiếu và y tế. Bà vợ già của ông lại đang trị ung thư. Thực ra trước sau gì xin lại vẫn được, nhưng phải chờ lâu, trong khi đó người bệnh và thân nhân sẽ lo mất ăn mất ngủ.

Lúc đó đang giờ giải lao, chị vẩn vơ đi ra phía phòng đợi thì thấy cô tiếp viên đang cố giải thích gì đó với một ông người Việt lớn tuổi mà cả hai cùng lúng túng. Nhìn thấy chị, cô Mỹ vội cầu cứu. Thì ra ông đã trễ hẹn, mà ngày có hẹn phỏng vấn văn phòng đã sắp đặt cho người thông dịch tiếng Việt mà ông không đến nên bây giờ mới có cảnh ông nói gà, bà nói vịt.

Chị mời ông ngồi, xem hồ sơ, mở lại trợ cấp, còn cẩn thận in ra cái phiếu y tế tạm thời để hai ông bà có thể đi bác sĩ ngay. Ông khách mừng quá, cám ơn đi cám ơn lại. Ông nói “Chúng tôi lo quá. Sáng nay bà nhà tôi khẩn cầu Đức Mẹ cho tôi ra đây gặp được người Việt. May sao gặp bà, thế là Đức Mẹ đã đáp lại lời cầu xin của chúng tôi”. Chị thấy nghèn nghẹn nơi cổ họng. Một việc làm cỏn con trong phận sự của mình, đâu có đáng gì.

Dù là một Phật tử, chị cũng thầm cảm tạ Đức Mẹ đã cho chị cái cơ hội giúp người đồng hương.

Trong số khách hàng, Hà rất quí và thân với mấy cụ thân chủ già. Vì tuổi già, các cụ không phải đến văn phòng mà chỉ cần liên lạc qua điện thoại. Qua ngôn từ, chị thấy các cụ thật dễ thương và hóm hỉnh. Có cụ bằng cấp đầy mình, xuất thân từ những trường đại học danh tiếng. Cụ thì đã đậu tiến sĩ từ khi Hà chưa ra đời, mà nay đến tuổi lão niên, lại phải nhờ đến trợ cấp. Hà nghĩ cũng tội, học hành đến thế tốn bao công của, mà sao đến tuổi già lại không có lợi tức. Có lẽ những lương bổng của các cụ ngày xưa không đóng vào thuế an sinh xã hội, nên bây giờ mới không có tiền an sinh (Social Security) hay lương hưu (pension). Tuy vậy các cụ lại rất thích ứng với hoàn cảnh, các cụ vẫn vui vẻ và lâu lâu có cụ lại gửi cho Hà những bài giảng thuyết dày cộm như cả cuốn sách. Ngay cả khi cụ muốn kể tội anh chủ nhà lười biếng mà cứ định tăng tiền phòng, cụ lại gửi đến một xấp “bạch thư” hài tội, với văn từ hoa mỹ nhưng không kém phần dí dỏm “Hắn (chủ nhà) mượn cớ bận học thi, hẹn sẽ sửa cái ống nước phòng tắm cho tôi sau khi hắn trình xong luận án Thạc Sĩ. Nhưng chẳng hiểu học hành ra sao mà đã qua mấy tháng rồi, đến giờ này tôi vẫn phải xách từng xô nước vào bồn tắm…”

✵✵✵

Với cô khách đến muộn này, chị có thể từ chối vì không phải phần việc của mình, và cô đã trễ hẹn cả tuần, chắc là cô đã nhận đựơc thư cắt trợ cấp từ computer gửi đi. Theo luật, thư ký sẽ cho cô một cái hẹn khác với đủ thời giờ để phỏng vấn. Nhưng việc tái xét thì mọi chi tiết đã có sẵn trong hồ sơ, việc mở lại cũng dễ thôi. Không giúp thì cũng tội cho cô có con nhỏ, lếch thếch mấy chuyến xe bus, đi tới đi lui, chờ đợi mất thì giờ.

Chị ra ngoài phòng đợi, gọi to:

– Sonia Hudson

Một cô gái tóc hoe vàng hấp tấp bước vào, một tay dắt một bé gái, tay kia bồng đứa con trai. À, cô này trông quen. Chắc Hà đã phỏng vấn và mở hồ sơ trợ cấp cho cô cách đây mấy năm. Sonia là một trong số nhiều thân chủ trước kia Hà phụ trách.

– Chào Sonia, mời cô ngồi. Thế nào, hồi này khỏe không?

Cô gái thở phào, ngồi phịch xuống ghế. Chắc cô đã phải chờ lâu với hai đứa con nhỏ líu tíu chạy quanh. Những nhân viên chuyên phụ trách phần việc của cô đã về hết, may mà Hà nhận tiếp cô.

Trông cô có vẻ tươi tỉnh hơn những lần gặp trước đây. Mái tóc của cô có một màu vàng nhợt nhạt mà người Mỹ gọi là “màu nước rửa chén”, nhưng hôm nay được chải gỡ gọn gàng hơn, quần áo cô đỡ nhăn nhúm và trên hai gò má có nhuốm chút ánh hồng. Nhờ có thêm chất bổ dưỡng hay do một hạnh phúc mới? Hà thầm nghĩ và trong lòng thấy vui vui.

– Cám ơn bà, tôi vẫn thường. Nhờ bà xem hồ sơ cho tôi. Tôi nhận được giấy hẹn phải đến từ tuần trước nhưng thằng nhỏ bịnh, hôm nay mới đi được. Mong bà giúp cho. Tôi sợ trợ cấp bị cắt thì lôi thôi lắm.

– Để tôi coi, không sao đâu. Ðây chỉ là tái xét, cô điền nốt vào những phần này trong tờ đơn, ký tên rồi tôi sẽ phỏng vấn.

Cô gái gò mình trên mấy tờ giấy, hí hoáy viết, mắt thỉnh thoảng vẫn dòm chừng thằng bé con 2 tuổi ngồi lê dưới sàn với con gấu nhồi bông, con chị nó 4 tuổi chạy vòng vòng trong căn phòng nhỏ, lát lát lại kéo tay, níu áo mẹ “Về chưa má? Xong chưa má?”

– Chút nữa xong, chút xíu nữa thôi. Cô vỗ về con.

Theo thói quen, Hà lật tờ khai gia cảnh. Ðộc thân. Hai con. Không có tiền cấp dưỡng của cha hai đứa bé.

Hà xem lại ngày sinh trên giấy tờ rồi đưa mắt nhìn Sonia. Cô chỉ sấp sỉ tuổi Lan con gái út của Hà, mà sao trông cô đã tàn tạ, sơ xác thế này. Ánh mắt cô không còn trong, môi cô không có sẵn nụ cười như các thiếu nữ cùng trang lứa. Một so sánh thoáng qua làm chị ngậm ngùi. Mấy cô con gái của Hà đều cao lớn hơn mẹ, đã ra trường đi làm cả rồi mà vẫn như trẻ con, họp nhau là đùa rỡn ầm nhà. Còn Sonia, không biết cô đã chấm dứt tuổi niên thiếu hồn nhiên từ bao giờ? Có phải như nhiều trẻ khác lớn lên trong môi trường không lành mạnh, cô đã học được những trò yêu đương ôm ấp từ khi còn ở lứa tuổi “preteen”, như các trẻ khác trong xóm cô. Hay cô đã học theo lối sống cá nhân chủ nghĩa và những ý niệm yêu đương xô bồ, buông thả… Hay tất cả bắt đầu bằng một đêm hè ngột ngạt, người cha ghẻ của cô chếnh choáng bước vào phòng cô, hơi thở sặc sụa mùi men rượu?

Sonia cho biết đứa con đầu tiên của cô, không biết cha là ai, có lẽ là kết quả của một đêm party vào hồi chưa xong cấp trung học. Có bầu, cô phải nghỉ học nuôi con. Vài năm sau cô lại có thai và một lần nữa là nạn nhân của một người tình mà cô đã tưởng có thể nương tựa lâu dài. Đã mấy lần Sonia đến văn phòng Hà với những vết bầm tím trầy sát trên mặt trên tay, vì bị anh chồng hờ say sưa hành hạ. Cảnh sát đã có can thiệp nhưng kết cục mẹ con cô vẫn phải sống nhờ trợ cấp xã hội. Vỏn vẹn có mấy trăm bạc, sau khi trả tiền mướn nhà, điện nước, cô chẳng còn bao nhiêu để trang trải hàng trăm thứ tiêu pha lặt vặt trong đời sống hàng ngày của ba mẹ con.

Hà thương cảm nhìn người đàn bà trẻ ngồi trước mặt, tuổi đời không bao nhiêu mà đường đời có lẽ đã nếm đủ vị, ngọt bùi ít mà cay đắng thì nhiều. Mái tóc khô bồng bềnh được giữ gọn bằng một cái kẹp tóc rẻ tiền, đôi mắt mệt mỏi thiếu ngủ sau những đêm dài một mình thức trắng coi con.

Sonia vẫn lúi húi với mấy tờ đơn, hai bàn tay với những ngón khô gầy nứt nẻ. Chị nhớ Sonia có khai là thỉnh thoảng cô nhận việc dọn dẹp lau chùi nhà cửa cho mấy nhà trên phố để kiếm thêm lợi tức. Da mặt da tay cô thô nhám, thật tội nghiệp.

Chị hỏi:

– Sonia, cô còn trương mục ở ngân hàng không?

– Có, ở Key Bank, nhưng không còn đồng nào trong đó. Đây là tờ chứng nhận của nhà băng.

– Cô có nhận được tiền cấp dưỡng của cha mấy đứa nhỏ không?

– Không

– Hai đứa con cô khác cha hả?

– Dạ khác

– Ba của Eliza tên gì? Ở đâu?

– Dạ, hổng biết, chỉ thấy gọi là Ed. Mà cũng không chắc là hắn. Cô cười gượng gạo.

Hà nói không sao, hỏi tiếp:

– Ba thằng Tom tên gì?

– David Mills. Nhưng hắn đi đâu mất đất rồi, ngay từ khi mới biết tôi có bầu lận.

Vậy là cơ quan đòi lại tiền cấp dưỡng cho tiểu bang chịu thua rồi. Hà nghĩ thầm.

Chị chuyển đề tài:

– Từ hồi tôi giới thiệu cô qua bên huấn nghệ, có kết quả gì không?

Đôi mắt Sonia sáng hẳn lên:

– Tôi cũng định khai với bà hôm nay. Tôi sắp có việc làm. Tuần sau bắt đầu. Làm cho hãng điện tử Eutek. Bà nghĩ tôi còn được trợ cấp nữa không?

– Để phải tính mới được. Khi nhận được tờ khai lợi tức từ sở của cô, tôi sẽ tính rồi gửi giấy cho cô biết. Dù không được lãnh tiền, cô và hai cháu vẫn được hưởng 12 tháng y tế. Có thể cô vẫn còn được trợ cấp thực phẩm, tùy vào mức lương. Cô cũng nhớ gọi bên giữ trẻ để họ giúp trả tiền coi hai bé trong khi cô đi làm.

Sonia cười thật tươi:

– Vậy thì đỡ quá. Và tôi cũng sắp lập gia đình. Chắc bà cũng mừng cho tôi. Anh ấy có việc làm tốt và thương con tôi lắm. Cám ơn bà đã giúp đỡ từ trước tới nay.

Hà đứng dậy, nhìn theo ba mẹ con hấp tấp bước ra sân. Nắng chiều đã nhạt, chiếu trên mái tóc vàng của ba mẹ con óng ánh như những tia hào quang. Chị thầm mong lần này Sonia được may mắn và sẽ không phải trở lại đây lần nào nữa trong đời.

© Nguyễn Đặng Bắc Ninh.

Thân mời đọc thêm @ Việt Báo

Mar24.8

Chương trình Người Cày Có Ruộng.

© GS Cao Văn Thân.

Nguồn: © Tạp chí Việt Mỹ (11/05/2020)

tem-tho-nguoi-cay-co-ruong-VNCHNgày 26/03/1970 Kỷ niệm ngày ban hành “Luật người cày có ruộng” © usvietnam uoregon.edu

Những chính sách nông nghiệp dưới thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã biến chuyển vùng nông thôn và góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế miền Nam Việt Nam trong những năm cuối của chiến tranh. Các chính sách này bao gồm cải cách điền địa, phát triển nông nghiệp, rỡ bỏ kiểm soát giá cả, và ổn định thị trường. Kết quả là miền Nam đã xoá bỏ tình trạng tá điền, giảm bất bình đẳng ở nông thôn bằng cách tạo ra một tầng lớp chủ đất nhỏ đông đảo, nhanh chóng mở rộng sản xuất theo hướng tự túc về thực phẩm, ổn định thị trường cung cấp và tiêu thụ thực phẩm.

Đây là một cuộc cách mạng nông thôn thành công diễn ra giữa một cuộc chiến tranh tàn bạo, một cuộc cách mạng chưa được sử gia công nhận một cách đầy đủ. Thay vì đấu tranh giai cấp bằng bạo lực, cuộc cách mạng của chúng tôi được thực hiện dựa trên sự kết hợp giữa các quyền lợi về kinh tế và kỹ thuật canh tác mới để thu hút sự tham gia và đem lại lợi ích cho đa số nông dân miền Nam…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

tem-thu-truoc-1975

Hình ảnh liên quan đến chính sách “Người Cày Có Ruộng” Việt Nam Công Hòa (© vietstamp.net).

Tem thư ‘Người Cày Có Ruộng’

Ý Kiến về “Người Cày Có Ruộng” (Nguyễn Tiến Hưng)

Cải cách điền địa ở VNCH ra sao? (Nguyễn Quang Duy).

Cuộc cách mạng xanh P2: 1968 – 1975 (GS. Cao Văn Thân).

Mar24-w3

Các bài viết sưu tầm: Mar 15, 2024

Chủ tịch huyện.

Một vị chủ tịch huyện bị cách chức, vì quá uất hận mà ngã bệnh, chỉ có thể nằm bẹp trên giường.

Bác sĩ khuyên, “Thử đọc thông báo khôi phục chức vụ cho ông ấy xem, biết đâu lại có tiến triển.”

Người vợ nghe thế thì nghĩ bụng: “Đã đọc thì đọc hẳn thông báo thăng chức lên chủ tịch tỉnh cho ông ấy sướng một thể.”

Người chồng nghe xong thì cười ha hả bật dậy, khoẻ mạnh như xưa.

Bác sĩ thở dài: “Sao lại không nghe lời tôi dặn, tự ý tăng liều thế này chưa chắc đã là hay.”

Quả nhiên, sau khi biết được sự thật người chồng đã phát điên.

Nguồn: Internet

Mar24-5

Thích Nhất Hạnh

Chánh Niệm hay Chánh Trị?

© Võ Văn Quản

Nguồn: © QGHC Úc châu (25/01/2022)

Bên cạnh thuyết pháp chánh niệm, vai trò chánh trị của ông nổi bật (và gây tranh cãi) không kém.

illustration-img

Ảnh trái: Thích Nhất Hạnh dẫn đầu một buổi đi bộ thiền tại Làng Mai ở Pháp vào năm 2014. Nguồn: PVCEB. Ảnh phải: Thích Nhất Hạnh tham gia cuộc diễu hành ở Mỹ vào năm 1982 nhằm kêu gọi giải giáp vũ khí hạt nhân. Nguồn: Plum Village. Ảnh giữa: Path of Happiness. (QGHC).

Trong các nhân vật lãnh tụ tôn giáo từ thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, Thích Nhất Hạnh có vẻ là người nổi tiếng nhất, song cũng gây tranh cãi nhất.

Một mặt, tại phương Tây, thiền phái của Thích Nhất Hạnh cũng như sách thiền, sách Phật học do ông viết có tầm ảnh hưởng không hề nhỏ. Ông được xưng tụng là người cha của chánh niệm (mindfulness). Người Tây phương có vẻ rất thích thú với định hướng Phật giáo của Thích Nhất Hạnh.

Trong một bài giảng đạo nổi tiếng, ông từng cho rằng ai cũng có thể trở thành Bồ tát (bodhisattvas) nếu họ học cách tìm thấy niềm vui và thanh thản ngay ở những hành động nhỏ nhặt nhất như lột cam hay uống trà. Với hơn 70 quyển sách được xuất bản, vai trò của Thích Nhất Hạnh trong đời sống tâm linh phương Tây là không thể phủ nhận…

Đọc tiếp…

Christiana Figueres, cựu thư ký thường trực của Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu, từng chia sẻ vào năm 2016 rằng cô đã không thể tham gia và xây dựng thành công Hiệp định Paris nếu không nhờ vào những lời giảng dạy của Thích Nhất Hạnh. Giám đốc Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim gọi quyển “Phép màu của Chánh niệm” (Miracle of Mindfulness) của Thích Nhất Hạnh là quyển sách ưa thích nhất của ông.

Tuy nhiên, đối với nhiều người, đặc biệt đối với cộng đồng người Việt hải ngoại hình thành ngay sau năm 1975 và những người trong nước có tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam, Thích Nhất Hạnh không khác gì con cờ của chính quyền Bắc Việt.

Cùng với Phật giáo Ấn Quang, một nhánh chính của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hoạt động tích cực tại miền Nam Việt Nam, Thích Nhất Hạnh và giới tăng sư phản chiến thời kỳ này bị nhiều người gọi là “phản quốc” hay “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản”.

Điều gì đã tạo ra hai hình ảnh thuộc về hai thái cực khác biệt nhau đến như vậy? Liệu đó có phải là hiểu nhầm? Định mệnh của lịch sử? Hay chúng là sự thật? Bài viết sẽ không đi quá xa về việc bình luận hay đưa ra những giả thiết mang tính chất âm mưu thường thấy về vị thiền sư lừng danh này (như về đời sống vợ chồng, con riêng hay thực tế tu tập). Do bản thân Thích Nhất Hạnh ít khi được bàn đến trong sử sách chính thống Việt Nam, tác giả mong muốn cung cấp cho bạn đọc những thông tin còn thiếu sót đó.

Con đường đến danh tiếng quốc tế

Danh tiếng của Thích Nhất Hạnh trước tiên đến từ quốc gia nơi ông sinh ra. Thích Nhất Hạnh tên thật là Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm 1926, lớn lên tại Huế, Việt Nam. Ông được ghi nhận là có định hướng tu hành khi còn khá nhỏ. Năm 16 tuổi, Nguyễn Xuân Bảo xuất gia theo phái Thiền Tông tại Việt Nam và chính thức trở thành một sư thầy vào năm 1951.

So với độ tuổi, Thích Nhất Hạnh đạt được những thành tựu tôn giáo đáng kể. Ở giữa tuổi 20, Thích Nhất Hạnh đã có sách xuất bản riêng. Ông bắt đầu quảng bá cho cách tiếp cận đổi mới của riêng ông về Phật giáo.

Ông chỉ trích Phật giáo miền Nam Việt Nam thời kỳ này quá phi chính trị và cách biệt với đời sống người dân. Từ đó, ông phát động phong trào Phật giáo Dấn thân (thường được biết đến ở phương Tây là “Engaged Buddhism”). Nhiệm vụ của phong trào này là áp dụng triết lý và điều răn dạy của Phật giáo vào đời sống thực tế để giải quyết các vấn đề như chiến tranh, bất bình đẳng xã hội hay đàn áp chính trị. Thích Nhất Hạnh đồng thời là chủ biên của Tạp chí Phật học Việt Nam, một tờ báo chỉ được phát hành tại miền Nam Việt Nam.

Năm 1960, sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Miền Nam Việt Nam là dấu mốc đẩy các cuộc xung đột, giết chóc tại miền Nam Việt Nam ngày càng leo thang và lan tỏa vào thành phố.

Phong trào Phật giáo Dấn thân của Thích Nhất Hạnh được cho là trở thành cái gai trong mắt của chính quyền Ngô Đình Diệm khi công khai phản đối nhiều hoạt động quân sự và khuyến khích người dân phản chiến.

Tuy vậy, Thích Nhất Hạnh vẫn đến Sài Gòn sinh sống trong một thời gian trước khi được chọn tham gia vào chương trình trao đổi do Đại học Princeton, Hoa Kỳ tài trợ. Ông học tập về Tôn giáo học So sánh (Comparative Religion) và được bổ nhiệm làm giảng viên môn Phật giáo Đông phương tại trường Đại học Columbia sau khi kết thúc khóa học. Đây là giai đoạn Thích Nhất Hạnh bắt đầu xây dựng danh tiếng của mình như một nhà vận động phản chiến, hay thậm chí có thể nói là một trong những người đầu tiên khơi mào cho phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ. Ông nhanh chóng trở thành gương mặt “người thật việc thật” từ Việt Nam được giới phản chiến Hoa Kỳ thời điểm này ưa chuộng.

Năm 1963, sau khi Ngô Đình Diệm bị đảo chánh và giết hại, Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam và tiếp tục các hoạt động của mình. Danh tiếng và ảnh hưởng của Thích Nhất Hạnh đối với phong trào phản chiến trong nước được tăng cường.

Ngay sau khi chính phủ Sài Gòn mới thành hình, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập. Thích Nhất Hạnh là một trong những thành viên tích cực nhất.

Ông được giao làm chủ bút của tuần báo Hải Triều Âm – cơ quan ngôn luận chính của Viện Hóa đạo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. [5] Tuần báo này thu hút nhiều tác giả Phật học, nghị luận viên có tiếng nói và nhanh chóng trở thành tạp chí tôn giáo phổ biến nhất miền Nam Việt Nam. Ông cũng tạo cơ sở cho việc thành lập một trường học Phật giáo dành riêng cho thanh thiếu niên có tên gọi Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội. [6]

Hải Triều Âm lẫn Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội đều có xu hướng chống chính phủ Sài Gòn. Các bài viết của Hải Triều Âm đều có mục tiêu chung là chỉ trích Ngô Đình Diệm và biện giải cho phong trào Phật giáo trước đó, với điểm nhấn là việc Thích Quảng Đức tự thiêu. Tờ báo còn dấn sâu vào việc phê bình chính phủ đương thời miền Nam Việt Nam, yêu cầu loại bỏ các thành phần “thân Diệm” còn sót lại trong chính quyền, đồng thời chỉ trích khả năng can thiệp của quân đội Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam.

Bản thân Thích Nhất Hạnh cũng cho ra đời quyển “Hoa sen trong biển lửa”, viết bằng tiếng Việt (xuất bản và biết đến tại phương Tây với tên gọi “Lotus in the Sea of Fire”). [7] Theo người viết, cuốn sách này là tác phẩm phê bình và đấu tranh chính trị thuần túy. Nó bàn và phân tích cả đến vấn đề lịch sử Việt Nam cận đại với mục tiêu gây ảnh hưởng lên dư luận; và chỉ là “vô tình” có sử dụng ngôn ngữ Phật học.

Năm 1966, nhận lời mời của Đại học Cornell, Thích Nhất Hạnh lên đường sang Hoa Kỳ. [8] Chuyến đi trở thành chuyến công du tại hơn 19 quốc gia. Ông phát biểu trước Quốc hội Vương quốc Anh, Quốc hội Canada, Quốc hội Thụy Điển. Ông gặp gỡ với hai đại diện của hai chiến tuyến ở Hoa Kỳ: phe chủ chiến của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert McNamara và phe phản chiến do Thượng Nghị sĩ William Fulbright đứng đầu. Ông thậm chí còn có cơ hội gặp gỡ riêng và trình bày ý kiến với Giáo hoàng Paul VI.

Thông điệp chủ đạo của Thích Nhất Hạnh tại nước ngoài nhất nhất như một: đòi hỏi Hoa Kỳ ngừng can thiệp vào chiến tranh Việt Nam; yêu cầu các hoạt động quân sự của quân đội Việt Nam Cộng hòa và quân đội Hoa Kỳ chỉ được giới hạn trong phạm vi phòng vệ; lên án các vi phạm nhân quyền nói chung và quyền tôn giáo nói riêng tại miền Nam Việt Nam; yêu cầu chính quyền Sài Gòn thương lượng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và từ đó chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước. [9]

Thông điệp này bị cho là vượt quá vai trò của một lãnh tụ tôn giáo, và khá dễ hiểu khi nó không được Việt Nam Cộng hòa chào đón. Thích Nhất Hạnh bị cấm trở lại miền Nam Việt Nam. Song trong cuộc sống tha hương, hình ảnh và quan điểm của ông ngày càng phổ biến ở phương Tây, mà đặc biệt là Hoa Kỳ. Giới hippies phổ nhạc những bài thơ phản chiến của Thích Nhất Hạnh, và Martin Luther King đề cử ông cho giải Nobel Hòa bình năm 1967. [10]

Dù công khai chống lại phe chủ chiến ở Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn trong suốt hai thập niên tồn tại ngắn ngủi của quốc gia này, Thích Nhất Hạnh luôn xem mình nằm ở vị trí trung lập và chưa bao giờ đứng về phe nào. Quan điểm này cũng được báo chí thế giới phản ánh ghi nhận.

Trong luận thư đính kèm với một bài thơ phản chiến gửi cho ấn phẩm New York Review of Books, ông khẳng định: [11]

“Người ta cho rằng chúng tôi quá ngu ngơ về Cộng sản. Chúng tôi không như thế. Chúng tôi biết rằng Phật giáo bị quản thúc và kiểm soát như thế nào tại miền Bắc. Chúng tôi đã được học về những gì xảy ra tại Trung Hoa. Chúng tôi biết không có chỗ cho tâm linh trong chủ nghĩa Marx.

Và chúng tôi đã sẵn sàng cho một cuộc đấu tranh chính trị hòa bình đối với những người Cộng sản, nhưng nó chỉ có thể thực hiện nếu chiến tranh kết thúc. Chúng tôi tin rằng người dân miền Nam Việt Nam có thể tự bảo vệ mình khỏi chủ nghĩa Cộng sản nếu họ được trao quyền tự quyết và thực hiện đời sống chính trị của mình trong hòa bình”.

“Kẻ phản bội”?

Những hoạt động chính trị của Thích Nhất Hạnh liên quan đến chiến tranh Việt Nam đã giúp ông trở nên nổi tiếng và nay, có thể nói, là lãnh tụ Phật giáo có ảnh hưởng nhất thế giới, chỉ đứng sau Đức Dalai Lama.

Song dù phong trào phản chiến giúp tiếng nói của ông nhận được sự đồng cảm và ủng hộ rất lớn từ giới bình dân phương Tây, Thích Nhất Hạnh không tìm được nhiều sự ủng hộ từ chính những người ông từng hứa sẽ bảo vệ – người dân miền Nam Việt Nam. Và người viết, ở mức độ nào đó, hiểu được sự bất mãn của phần lớn những người sinh sống dưới thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, đặc biệt là những thuyền nhân phải vượt biên sau năm 1975.

Bạn đọc có thể tham khảo những quan điểm này, được tổng hợp tương đối rời rạc trong tác phẩm “The Dark Journey: Inside the Re-education Camps of Vietcong” của tác giả Hoa Minh Truong, do Strategic Book Publishing xuất bản. [12] Người viết đã cân nhắc và nhận thấy nhà xuất bản có trụ sở ở Hoa Kỳ từng vướng vào nhiều tranh chấp pháp lý với các tác giả và cộng sự, và chắc chắn chúng ta không thể hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng biên tập của họ. Tuy nhiên, xét về mặt thông tin, không quá khó để kiểm chứng lại chúng.

Điểm thứ nhất, nhiều người chỉ ra tiêu chuẩn kép trong các vận động chính trị của Thích Nhất Hạnh.

Dù cực lực lên án Hoa Kỳ tham chiến và phê phán tình trạng nhân quyền của chính quyền miền Nam Việt Nam, ông chưa bao giờ có thái độ tiêu cực đối với vai trò của quân đội Trung Quốc tại Bắc Việt, hay việc quân đội Bắc Việt Nam tiến vào miền Nam Việt Nam. Đặc biệt hơn, ông chưa từng dám lên tiếng phản đối những chiến dịch khủng bố, ám sát tại đô thị do lực lượng Mặt trận (thường được quân nhân Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn gọi là Việt Cộng) thực hiện.

Đây là luận điểm mà người viết cho rằng không hề nói quá. Từ các cuộc thảm sát sau Tổng tiến công Mậu Thân năm 1968 do chính quyền Bắc Việt và phe Mặt trận chủ động thực hiện, cho đến hàng loạt những vụ đánh bom nhắm vào các mục tiêu dân sự suốt từ năm 1968 cho đến 1975, người viết không tìm được bất kỳ tài liệu nào về việc Thích Nhất Hạnh lên tiếng phản đối hay lên án những hành vi leo thang vũ lực của phía chính quyền cộng sản, dù ông luôn tự nhận mình là người trung lập.

Trong suốt giai đoạn này, Thích Nhất Hạnh vẫn tiếp tục những nỗ lực phản chiến, hay đúng hơn là chỉ trích chính quyền Hoa Kỳ và chính quyền miền Nam Việt Nam. Đây là điều khó lý giải, bởi sau sự kiện Mậu Thân 1968 đẫm máu, khó ai có thể nghĩ phe quyết chiến tại Việt Nam thật sự là Hoa Kỳ hay chính quyền Sài Gòn.

Song những nỗ lực của Thích Nhất Hạnh với phong trào phản chiến quốc tế vẫn thành công trong việc đẩy toàn bộ trách nhiệm của việc leo thang chiến sự tại miền Nam Việt Nam về phía liên minh Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn. Một năm trước sự kiện Mậu Thân 1968, trong tác phẩm “Hoa sen trong biển lửa” đã nhắc đến ở trên, ông vẫn cho rằng Mặt trận là một lực lượng đại diện ý nguyện nhân dân mà cả Hoa Kỳ lẫn Sài Gòn phải tôn trọng ý kiến. [13]

Vậy, nói về tự do tôn giáo và bảo vệ Phật giáo, liệu Thích Nhất Hạnh có tiền hậu bất nhất hay không? Có nhiều bằng chứng cho thấy là có.

Trong giai đoạn trước 1975, đặc biệt là sau 1963, dù Lễ Phật Đản và các hoạt động Phật giáo được tiến hành một cách hết sức thuận lợi, [14] Thích Nhất Hạnh vẫn vận động mạnh mẽ và nhiều lần lên án chính quyền Sài Gòn trong vấn đề tự do tôn giáo tại quốc hội nhiều nước hay tại Liên Hiệp Quốc.

Tuy nhiên, sau năm 1975, ông gần như không có bất kỳ chỉ trích nào dành cho Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và sau đó là Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, dù các tăng lữ, tăng ni thuộc phái của chính ông phải chịu sự đàn áp và tổn thất nặng nề.

Ngay sau giải phóng, cơ sở Phật giáo của các giáo phái trong nhánh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) như Ấn Quang hay Quốc Tự bị tịch thu trên diện rộng, dù phái Ấn Quang của Thích Nhất Hạnh khá ủng hộ Mặt trận trước đó.

Năm 1977, khi việc quốc hữu hóa tài sản của GHPGVNTN trở nên quyết liệt và phổ biến hơn, Ban trị sự của Giáo hội cũng ra lời kêu gọi tổ chức biểu tình. [15] Song phong trào dân sự, tôn giáo thời điểm này không dễ dàng thành công như trong thời kỳ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Những chức sắc lãnh đạo cuộc biểu tình như Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ bị bắt và bị xét xử hình sự. Các cuộc tự thiêu chìm vào quên lãng.

Đến năm 1981, Giáo hội này bị chính quyền giải thể bằng quyết định hành chính. Thay vào đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời sau cuộc họp của các đại diện tăng lữ do chính quyền chỉ định.

Kể từ lúc ấy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tự nhận mình là đại diện độc tôn của tất cả các hoạt động Phật giáo của người Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước. Nó cũng là thành viên đại diện duy nhất của tôn giáo này trong Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. Năm 1981 cho đến đầu thập niên 1990 là giai đoạn mà hoạt động tôn giáo bị kiểm soát chặt chẽ, với việc các cá nhân phản đối bị bắt bớ, giam giữ và xét xử.

Thích Quảng Độ, lãnh đạo cuối cùng của GHPGVNTN, ra tù vào năm 1998 và tá túc tại Thanh Minh Thiền viện ở thành phố Hồ Chí Minh dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền. Do sức ép quá lớn và sự xuất hiện thường xuyên của lực lượng an ninh, công an, Thích Quảng Độ sau đó phải rời thiền viện này. [16] Ông mất vào đầu năm 2020.

Câu chuyện về sự đàn áp của chính quyền đối với GHPGVNTN, bằng cách nào đó, chưa bao giờ tìm được đường vào những lời giảng hay những bài phát biểu của Thích Nhất Hạnh tại nước ngoài. Ngược lại, ông tập trung phổ biến và xây dựng nhiều chi nhánh Phật giáo Thiền tông của mình tại nước ngoài, tận hưởng những thành công lớn cả về mặt tôn giáo lẫn tài chính.

✵✵✵

Trong một khoảng thời gian dài, Thích Nhất Hạnh không hề lên tiếng về những bất công mà người dân miền Nam Việt Nam phải gánh chịu sau năm 1975, về nỗi thống khổ của hơn hai triệu thuyền nhân Việt Nam và hàng trăm ngàn người bỏ mạng trên biển; hay ra mặt bảo vệ quyền lợi cho chính giáo hội trong nước của mình.

Đến năm 2005, Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam để chủ trì Đại lễ cầu siêu cho các “nạn nhân chiến tranh Việt Nam”. Trớ trêu thay, ông cũng chỉ làm việc thông qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với sự can dự sâu của chính quyền trước mặt truyền thông quốc tế.

Đây có thể xem là giọt nước tràn ly khiến cho một bộ phận lớn người Việt hải ngoại cũng như giới nghiên cứu chiến tranh Việt Nam khó có thể cân nhắc Thích Nhất Hạnh như là một nhân vật trung lập với chánh niệm Phật giáo thuần túy.

Hiển nhiên, Thích Nhất Hạnh có thể tự xem mình là kẻ thù của cả hai phía trong chiến tranh Việt Nam; như ông tự kể một cách châm biếm rằng tội của ông là “đã xem con người của cả hai bên là anh em, dù họ thuộc phía Cộng sản hay thuộc phía chống Cộng”. [17]

Với những bằng chứng đã có, người viết cho rằng chánh niệm của Thích Nhất Hạnh chưa bao giờ chỉ là chánh niệm. Ông thành lập ra phong trào Phật giáo Dấn thân là để can dự và tham gia vào cuộc đối thoại, tranh cãi chính trị của Chiến tranh Việt Nam. Vậy nên, dù đúng hay sai, lịch sử có quyền tháo bỏ cái hào quang thánh người ta đội cho ông và xét lại vai trò của ông như nó đã làm với bất kỳ ai.

© Võ Văn Quản

Thân mời đọc thêm @ QGHC Úc châu

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Phản biện bài “Thích Nhất Hạnh: Chánh niệm hay Chánh trị” (Joaquin Nguyễn Hòa ).

Lên án thiền sư Thích Nhất Hạnh: Sân si hay chính đáng? (Thanh Ngọc)

Hoa sen trong biển lửa. (Thiền sư Thích Nhất Hạnh)

Mar24.6

Nỗi buồn tháng Chạp

© Huy Phương

Nguồn: © Hồn Việt UK. (16/02/2024)

illustration-img

Ảnh minh họa. © honviet

Những ngày cuối năm mọi người giàu nghèo gì cũng tưng bừng đón năm mới, quên đi chuyện buồn của một năm qua, vậy thì nói chuyện buồn cuối năm hay nỗi buồn tháng Chạp là chuyện… ngược đời. Câu chuyện này, thiên hạ cho là thường tình, nhưng đối với tôi thì đây là chuyện không vui.

Số là trong tháng Chạp này, gia đình tôi nhận được hai lá thư của hai ngôi chùa lớn nhất nhì trong vùng Bolsa này. Lá thư thứ nhất là lá thư chúc mừng năm mới của Viện Chủ Chùa, kèm theo một lá thư màu hồng hay màu vàng để gia đình người nhận chú ý, ghi danh cầu an (cho người sống) hay cầu siêu (cho người chết.) Tờ thư này có phần chú thích: Quý Vị điền tên vào sớ và gửi về chùa sớm để sắp xếp. Quý Vị thành tâm tuỳ hỉ cúng dường, xin ghi chi phiếu: Chùa XYZ và gửi về địa chỉ ở dưới.…

Đọc tiếp…

Lá thư thứ hai, ngoài lá sớ cầu an, cầu siêu còn thêm một tờ giấy màu trắng in đủ 90 loại tuổi, từ đứa trẻ mới 11 tuổi đến ông cụ 100 tuổi. Chúng tôi không thể kể hết các sao-hạn của 90 tuổi này, thứ nhất trang báo không dư giấy vẽ voi, thứ hai không muốn làm phiền độc giả,

Tôi xin lấy vài ví dụ, như ông già, bà lão nào năm nay 100 tuổi sinh năm Đinh Tỵ 1917 thì Nam thuộc sao La Hầu- Ngũ Mộ, Nữ là Kế Đô- Ngũ Mộ. Thiên hạ hay nói câu “Nam La Hầu- Nữ Kế Đô là xấu nhất. Thiên hạ vẫn thường tin “sao Kế Đô không xô cũng ngã,” “Thái Bạch là sạch gia tài!” cụ bà 100 tuổi năm nay gặp sao Kế Đô, thì hãy mau mau cúng sao giải hạn, nếu không cụ bà năm nay rất dễ đi đứt. 100 tuổi còn trẻ quá, chết như vậy cũng uổng. Bỏ ra vài trăm bạc, cúng sao mà sống thêm chục năm nữa thì cũng nên làm.

Thằng bé sinh năm Bính Tuất 2006, năm nay lên 11 đang Middle School, nó bị sao Nam: Thổ Tú- Tam Kheo, Nữ: Văn Hớn- Thiên Tinh. Trong sách bói toán, có ghi rằng “Thổ Tú (nhiều người gọi là Thổ tinh): Sao Thổ Tú tốt hay xấu chắc nhiều người chưa rõ lắm. Nếu năm nay những ai bị sao Thổ Tú chiếu mạng nên làm lễ giải hạn sao Thổ Tú! Vậy thì tốt hơn hết là cứ cúng sao giải hạn, có kiêng có lành!

Câu hỏi đặt ra cho tôi là nhà chùa gửi những lá thư này đến cho gia đình tôi vào dịp cuối năm với mục đích gì?

Thứ nhất, mong gia đình tôi ghi danh xin lễ cầu an cầu siêu cho thân bằng quyến thuộc (kèm theo câu thành tâm tuỳ hỷ cúng dường.) Trong một thông cáo của ngôi chùa VN lớn nhất Paris lại có ghi rõ: “Xin thành tâm cúng dường Tam Bảo để cầu an, giải hạn cho bổn mạng và cho cha mẹ, anh em…” Việc cúng dường Tam Bảo có ý nghĩa gì, hay chỉ là một sự trao đổi, chỉ với mục đích “giải hạn cho bổn mạng và cho cha mẹ, anh em.”

Thứ hai, gửi “bảng sao hạn năm Bính Thân” có đủ tuổi trong gia đình tôi biết mà lo nhờ chùa cúng sao giải hạn.

Cả hai điều này đều xa rời đạo Phật, vì chánh tín và mê tín hoàn toàn khác nhau. Những điều như đồng bóng, lịch số sao hạn, coi tay xem tướng, xin xăm bói quẻ, cúng sao xem hướng… đều là những chuyện mê tín. Do người truyền bá đạo Phật không hiểu thông, ghép những thói tục của đời vào đạo, để nhiều người lên án đạo Phật là đạo mê tín.

Ông cụ thân sinh tôi mất vào những ngày của tháng 5-1975, khi miền Nam mất vào tay Cộng Sản, hoàn cảnh gia đình ly tán, con trai đã vào nhà tù, con gái di tản ra nước ngoài. Chết trong một thời điểm như vậy, tôi nghĩ linh hồn của cha tôi chắc khó siêu thoát. Nếu gia đình bỏ ra một số tiền để cầu siêu cho cha tôi để cho linh hồn ông được bình an trong thế giới bên kia, thì nghìn vàng cũng không tiếc.

Trong 100 người có tên trong đám cầu siêu, thầy chỉ đọc lướt tên cha tôi trong mấy giây. Thầy cũng không biết cha tôi là ai. Khi đọc tên những người trong tờ giấy thầy cầm, không biết thầy nghĩ gì. Nếu vậy quả là tội nghiệp cho cha tôi.

Tôi biết nếu nghiệp cha tôi “nặng như đá” thì không ai có thể làm nổi lên mặt nước như bơ, như câu chuyện sau đây:

Một ngày nọ một chàng thanh niên đến hỏi đức Phật:
– Kính bạch Tôn giả, cha con vừa chết. Xin Ngài đến cầu nguyện cho ông được lên thiên đàng. Ngài là bậc tài năng, chắc chắn sẽ làm được việc này.

Đức Phật trả lời:
– Con xuống chợ mua cho ta hai chậu đất nung và một ít bơ.

Nghĩ rằng Phật có bùa phép giúp được cho cha mình, chàng trai lật đật xuống chợ mua bơ và nồi đất. Khi mang về, đức Phật bảo:
– Bỏ đá vào một nồi, và bơ vào một nồi khác, xong thẩy cả hai xuống nước

Cả hai cái nồi đều chìm xuống nước. Xong, đức Phật khiến chàng trai đập vỡ hai cái nồi. Lập tức thấy bơ nổi lên mặt nước, còn đá trong nồi kia vẫn nằm yên dưới đáy hồ. Lúc bấy giờ đức Phật mới nói:
– Nhanh lên con, đi mời các thầy tu, nói với họ tụng làm sao cho tất cả bơ chìm xuống đáy và tất cả đá đều nổi lên.

Cha người thanh niên kia, cũng như cha tôi, nếu sống một cuộc đời tốt lành, linh hồn ông sẽ nhẹ như bơ, sẽ lên đến thiên đàng, trái lại, linh hồn ông nặng như đá, chìm xuống địa ngục. Không một lượng quyền năng nào của các tu sĩ trên thế giới này có thể đảo ngược lại điều đó.

Nếu dâng sớ cầu an hay cúng sao mà giải được bệnh tật và tránh được tai nạn cho thân tôi, thì từ này tôi sẽ khỏi cần gặp bác sĩ và gọi xe cấp cứu nửa đêm để vào bệnh viện nữa. Ngày nay, việc cầu an, cầu siêu là một dịch vụ kiếm ra tiền. Chùa càng to, thiện nam, tín nữ đến xin cầu siêu, cầu an càng đông. Cầu siêu, cầu an càng đông, có tiền cúng dường thì chùa càng lớn. Số phận những sớ cầu an, cúng sao không kèm theo chi phiếu hay tiền mặt sẽ ra sao?

Một Phật tử, pháp danh Trí Giác, có đưa câu chuyện lên công luận: “Một số bạn thuộc các tôn giáo khác hỏi tôi: ‘Đạo Phật các anh sao lại làm đại nhạc hội, ca hát, buôn bán, xổ số làm tiền um sùm ở trong chùa, trong khu vực chùa. Như vậy có đúng luật đạo Phật không?’ Tôi nghe hỏi mà cảm thấy xót xa, đau khổ, và xấu hổ cho đạo Phật. Vì tôi cũng đã thấy các nơi thờ tự của tôn giáo khác, không bao giờ có đại nhạc hội, buôn bán, xổ số để làm tiền nơi chốn thiêng liêng. Chùa là nơi thanh tịnh già lam. Đến chùa để lắng lòng, nghe kinh, niệm Phật, học đạo, chuyển mê thành ngộ. Nghe được tiếng chuông U Minh lòng nhẹ nhàng thanh thoát.”

Có chùa gây quỹ bằng cách xổ số, lô độc đắc là 2 lượng vàng 999, như vậy có phải là khơi lòng tham của bá tánh hay không?

Hồi còn đi tù ngoài vùng Bắc Việt, cứ mấy ngày Tết lại thấy dân làng bản vào nhà tù “cải tạo” xem văn nghệ, đã lấy làm lạ, nhưng điều lạ hơn là ngày nay, dân gian lại đến chùa coi đại nhạc hội với hàng chục ca sĩ lừng danh được thuê bằng tiền, nhưng không bảo đảm họ sẽ ăn mặc kín đáo hay hát nhạc đạo. Ăn mặc như phụ nữ đạo Hồi và hát nhạc Nam Mô thì ai mà cất công đi coi. Show đại nhạc hội này bảo đảm có đốt pháo, múa lân và do một sòng bài lớn bảo trợ. Vui hết biết!

Phật còn đó, Pháp còn đây,
nhưng Tăng “quậy” cỡ này
thì chẳng mấy chốc mà đạo Phật tan nát!

© Huy Phương

Thân mời đọc thêm @ Hòn Việt UK.

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Tháng tư chống Cộng, tháng mười chống nhau! (Huy Phương)

Tháng Ba gãy súng. Tháng Tư tan hàng! (HP).

Nhẫn và… Nhục (Tạp ghi Huy Phương)

Tuổi già, hạt lệ! (Huy Phương)

Mar24-w2

Các bài viết sưu tầm: Mar 08, 2024

Israel-Hamas

Trưởng nhân quyền LHQ, “Các bên đều gây tội ác chiến tranh trong xung đột Israel-Hamas.”

Gaza-Strip-oct23

Aftermath of an Israeli airstrike on the El-Remal area of Gaza City, 9 October 2023. © Ảnh Wiki.

Ông Turk phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ở Geneva, “Tất cả các bên đều đã vi phạm rõ ràng các quyền con người và luật nhân đạo quốc tế, bao gồm tội ác chiến tranh và có thể các tội ác khác theo luật pháp quốc tế.”

– Theo thống kê của Israel, các tay súng Hamas đã giết chết 1.200 người và bắt giữ 253 con tin trong cuộc đột kích vào Israel hôm 7/10/2023.

– Vụ này đã châm ngòi cho cuộc tấn công trả đũa của Israel vào Gaza do Hamas điều hành, cuộc tấn công mà họ nói là nhằm giải cứu những con tin còn lại và tiêu diệt Hamas. Cơ quan y tế ở Gaza cho biết hơn 30.000 người đã được xác nhận thiệt mạng ở Gaza…

Thân mời đọc tiếp… @ VOA. (01/03/24)

Mar24-3

Welcome Corps

Welcome.US is a national initiative built to inspire, mobilize, and empower Americans from all corners of the country to welcome and support those seeking refuge here.…

Nhân đọc được bài giới thiệu “Cánh Cửa Tự Do Đã Mở Rộng” của Nhạc sĩ Nam Lộc trên Việt Báo, nên (NnQ) tìm đến trang web này. Xin trân trọng giới thiệu đến bà con và chân thành cám ơn anh Nam Lộc (NnQ).

Nguồn: Welcome.US (Viewed 18/02/24)

co-chairs-welcome-corps

Đồng chủ tịch danh dự (Honorary Co-chairs). © Ảnh Welcome Corps.

Welcome Corps là một cơ hội phục vụ mới để công dân Mỹ chào đón những người tị nạn đang tìm kiếm sự an toàn và định cư ở Hoa Kỳ.

Chương trình mới mang tính đột phá này cho phép những người Mỹ bình thường có thể tài trợ và bảo lãnh cho những người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới.

Được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra mắt vào tháng 1 năm 2023, Welcome Corps là sự đổi mới táo bạo nhất trong lĩnh vực tái định cư người tị nạn trong hơn 40 năm. Welcome corps khai thác lòng nhân ái và cam kết của cộng đồng người Mỹ để mở rộng năng lực quốc gia nhằm chào đón nhiều người tị nạn đến Hoa Kỳ hơn bằng cách thu hút các nhà bảo trợ từ khắp nước Mỹ.

Hãy vào trang web Welcome Corps để đọc chi tiết các giải thích dưới đây:
– Who does the Welcome Corps help? (Đối tượng được sự giúp đở của Welcome Corps)
– How does the Welcome Corps work? (Welcome Corps hoạt động như thế nào)
– Is the Welcome Corps a good choice for me? (Welcome Corps có phải là lựa chọn tốt cho tôi không)

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken công bố thành lập Welcome Corps vào tháng 01/2023.

Ý kiến cá nhân (NnQ): “Đảng Dân chủ và chính quyền Biden với chương trình giúp đở ngưới tị nạn trên toàn thế giới, trong khi một cựu nhân vật cao cấp gian manh của Cộng hòa người cùng gia đình đã từng là di dân, trốn tránh Quốc xã, hiện đang cổ động ngăn chặn người tị nạn, và có nhiều dân chạy giặc gốc Mít ủng hộ!” Bạn nghĩ sao? (NnQ).

Các bài viết cùng chủ đề:

Qua Cầu Rút Ván (Chu Thập)

Người Việt ở Mỹ là một giống dân nhập cư còn khá mới mẻ tại Hoa Kỳ, từng được hưởng nhiều lợi lộc từ các chính sách di dân của quốc gia này. Nếu không thể nhìn di dân bằng cặp mắt đồng cảm, ít nhất người Việt cũng nên đánh giá về di dân một cách hữu lý. Không nên hùa theo những lập luận chống di dân vô căn cứ của các chính trị gia, mà tự biến mình thành những người di dân không tim và không óc (Doãn Hưng – Di trú, từ loài vật đến con người).

Mar24.4

Một con hổ không thể no bằng một bữa ăn!

Ukraine vs Nga.

© Nam Sơn

Nguồn: © Tiếng Thông Reo. (16/02/2024)

illustration-img

Đài Bắc tổ chức cuộc tuần hành ‘Đài Loan sát cánh với Ukraina’. © Ảnh: CNA

Nhân dịp năm mới, văn sĩ người Đài Loan – Nghê Quốc Vinh đã viết bài xã luận bày tỏ lòng cảm ân đối với những gì quốc đảo xinh đẹp và hoà ái này đang đạt được, đồng thời rút ra bài học từ cuộc chiến ở Ukraina, rằng một con hổ không thể no bằng một bữa ăn. Vì vậy cách tốt nhất để tránh chiến tranh là chuẩn bị cho chiến tranh, Đài Loan cần sẵn sàng và đây là cũng một bài học cho các nước đang trong tầm ngắm của Bắc Kinh.

Ở Đài Loan, người dân được tận hưởng cuộc bầu cử Tổng thống kết thúc trong hòa bình, nền kinh tế tiếp tục phát triển, công tác phòng chống dịch bệnh đạt được thành công. Trong lúc người Đài Loan đón mừng một năm mới an lành, cũng cần nhận thức rằng đây là hòa bình trong bối cảnh quốc tế đầy khó khăn. Người Đài Loan luôn chuẩn bị sẵn sàng, và nhờ sự hỗ trợ của châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, Đài Loan đổi lại được sự an toàn. Tuy nhiên, nếu chính phủ hoặc quốc hội Đài Loan tạo ra một tình huống tương tự với Neville Chamberlain (Cựu Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland), người đã thi hành chính sách cung cấp thịt cho hổ, thì đó không phải là một cách tiếp cận bền vững và thực sự sẽ là một thảm kịch rất khủng khiếp khi giả vờ hòa bình và phản bội Đài Loan…

Đọc tiếp…

Bước vào một Tết Nguyên Đán 2024 an toàn, ngoài việc cố gắng hết sức đề phòng thiên tai, người Đài Loan còn phải chuẩn bị cho những thảm họa do con người gây ra như chiến tranh do các nhà độc tài phát động, điều này có thể làm giảm đi những ảo tưởng và niềm tin của kẻ độc tài, rằng mọi thứ anh ta muốn đều phải thuộc về anh ta. Ví dụ, trong cuộc chiến Ukraina, quân đội Nga đã chịu thương vong hơn 380.000 người trong hai năm qua và ước tính con số này sẽ vượt quá 500.000 vào cuối năm nay. Sẽ rất không khôn ngoan khi biến một cuộc chiến thành một cuộc chiến tiêu hao, tác giả Nghê Quốc Vinh e rằng ông Putin đã không hiểu rõ hơn về sự trỗi dậy của các loại vũ khí chiến tranh hiện đại như máy bay không người lái và tàu không người lái. Và ông đã lầm tưởng rằng chỉ cần sử dụng sức mạnh hải quân và quân đội lớn, trong một hoặc hai tuần, ông ấy có thể chiếm đóng Ukraina. Nhưng không ngờ rằng cuộc chiến trở nên khó lường, Ukraina chưa thắng, và ông cũng chưa thắng được.

Gần đây, có một tin vui kép dành cho Ukraina, thứ nhất là Liên minh châu Âu (EU) đã cung cấp viện trợ cho Ukraina, vượt qua khoản viện trợ 50 tỷ euro, khiến Ukraina vốn đang thiếu viện trợ của Mỹ rất vui mừng và hy vọng. Thứ hai, quân đội Ukraina đã tiến công mạnh mẽ trên Biển Đen, tấn công một số tàu hộ vệ phòng thủ tên lửa của Nga bằng một số tàu không người lái. Tàu chiến “Ivanovets” của Nga, trị giá khoảng 6-7 triệu đô la Mỹ, đã gặp phải tai họa, với thiệt hại về binh sĩ vẫn chưa được xác định. Đội tàu Biển Đen của Nga thất thoát ngày càng nhiều và Ukraina đã giành lại khả năng điều hướng tàu chở hàng trên Biển Đen.

Tác giả người Đài Loan nói: “Chúng ta ăn mừng năm mới, còn họ thì hy sinh. Có thể nói rằng đây là vấn đề của châu Âu, nhưng tại sao Mỹ lại cứ tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự? Ukraina không phải là một thành viên của NATO, liệu có thể bị bỏ rơi không?”

Chúng ta đều biết rằng trong Thế chiến II, cựu Thủ tướng Anh Chamberlain đã hi sinh chủ quyền của Czechoslovakia để đổi lấy một tờ giấy từ Hiệp định Munich, và trong sự hân hoan của niềm vui, ông không biết dạ dày của con hổ đói sẽ không thể được đầy chỉ sau một bữa ăn. Một năm sau đó, quân đội Đức bắt đầu xâm chiếm Ba Lan và Anh buộc phải tuyên chiến. Tất cả những nỗ lực trước đó trở thành công cốc.

Ông Chamberlain bị xỉ nhục nhưng không từ chức, ông Winston Churchill tiếp nối và tiến hành cuộc chiến khốc liệt toàn diện. Hoa Kỳ không đồng ý tham chiến ngay lập tức do chủ nghĩa biệt lập do điều kiện quốc gia, dù tham chiến muộn hơn nhưng cái giá phải trả cho toàn bộ Thế chiến thứ hai là hơn 40 triệu người chết.

Kết quả của việc cho “hổ” một bữa ăn no, là nó sẽ muốn ăn thêm bữa tiếp theo. Do đó, cách tốt nhất để tránh chiến tranh là sẵn sàng cho chiến tranh, không phải trốn tránh chiến tranh, vì nếu chỉ trốn tránh mà không sẵn sàng, cuối cùng không còn cách nào để trốn tránh và tổn thất sẽ càng lớn gấp đôi.

Khi châu Âu không muốn nuôi “con hổ” Putin, khi viện trợ từ Mỹ bị ngăn chặn, và lo ngại về việc ông Donald Trump, người không ủng hộ Ukraina tái đắc cử, việc đồng ý quyên góp số tiền khổng lồ để giúp Ukraina, được kỳ vọng sẽ duy trì hòa bình, theo tác giả Nghê Quốc Vinh là một động thái hết sức khôn ngoan. Hy vọng rằng điều này sẽ giữ được hòa bình trong Liên minh châu Âu trong năm nay.

Tương tự, liệu “con hổ” Trung Quốc có thỏa mãn khi đã “ăn” được Đài Loan? Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia dân chủ lớn đều mạnh mẽ phản đối điều này, và lịch sử Thế chiến II đã cho thấy rõ rằng không thể ký kết một hiệp định Munich hiện đại nữa, với việc hy sinh Đài Loan để thỏa mãn Trung Quốc.

Trung Quốc không chỉ yêu cầu quyền kiểm soát Biển Đông, mà còn tuyên bố quần đảo Senkaku của Nhật Bản là của mình. Nếu châu Á không thể cam kết phục tùng, Trung Quốc sẽ không hài lòng. Nếu Mỹ không rời khỏi châu Á, làm cho mình trở thành một quốc gia yếu hơn trên thế giới, làm thế nào để mơ ước áp bức trở thành hiện thực?

Khi châu Âu không muốn nuôi Putin, bị Mỹ chặn viện trợ và lo lắng về việc ông Trump thân Nga đắc cử, việc đồng ý quyên góp số tiền khổng lồ để giúp Ukraine được kỳ vọng sẽ duy trì hòa bình là một động thái hết sức khôn ngoan tại EU năm nay. Tương tự, liệu hổ Trung Quốc có hài lòng khi ăn Đài Loan? Các nền dân chủ lớn như Mỹ, Nhật Bản kịch liệt phản đối, dù lịch sử Thế chiến thứ hai rõ ràng nhưng không thể ký Hiệp định Munich hiện đại, Trung Quốc sẽ luôn hài lòng nếu Đài Loan hy sinh. Biển Đông? Điếu Ngư Đài của Nhật Bản đã được tuyên bố trước đó, sẽ không hài lòng nếu toàn bộ châu Á không bị khuất phục, và nếu Hoa Kỳ thoát ra khỏi châu Á và trở thành một quốc gia yếu kém trên thế giới thì giấc mơ trở thành bá chủ của Trung Quốc có thể sẽ thực hiện được.

Nhưng chẳng phải Trung Quốc hiện đang rất chú ý đến cách thức diễn ra cuộc chiến Ukraina-Nga sao? Thực sự không thể tưởng tượng được rằng Ukraina có thể cầm cự cho đến nay chỉ bằng những trận chiến nhỏ, họ dũng cảm tấn công bằng những chiếc thuyền không người lái tiên tiến và lập được nhiều chiến công quân sự, đó cũng là điều mở mang tầm mắt cho ĐCSTQ và thế giới vốn chưa có kinh nghiệm chiến đấu với các thiết bị không người lái. Ngoài ra, châu Âu và Mỹ hỗ trợ chiến tranh chống tên lửa, công nghệ phòng thủ quốc gia đã khiến tên lửa và máy bay không người lái của Nga thiệt hại rất nhiều, giảm đáng kể thương vong Ukraina.

Tác giả Nghê Quốc Vinh kết luận: “Gần đây, Đài Loan đã kết thúc cuộc bầu cử tổng thống một cách hòa bình, kinh tế tiếp tục thịnh vượng, phòng chống dịch bệnh thành công, trong khi mọi người đang có một năm tốt đẹp, chúng ta phải biết rằng đây là hòa bình trong tình hình quốc tế khó khăn và nguy hiểm. Chúng ta luôn chuẩn bị sẵn sàng và được hỗ trợ từ châu Âu, Mỹ và Nhật Bản để đổi lấy sự an toàn. Nếu chính phủ Đài Loan hoặc Quốc hội đưa ra một người như Chamberlain ngày nay, với tư cách là người đưa thịt cho con hổ, đó không phải là một cách tiếp cận bền vững và thực sự là một bi kịch bán Đài Loan trong một ‘hòa bình giả’”.

Ông Nghe nói tiếp: “Chính phủ từ lâu đã ủng hộ Ukraina, điều này rất đúng, chính quyền của ông Lại Thanh Đức cũng nên làm như vậy”. Theo ông Nghê Quốc Vinh, Ukraina xứng đáng nhận được nhiều giải thưởng Nobel Hòa bình, vì nhờ cuộc chiến tranh khu vực giữa Ukraina và Nga, mới có thể xoa dịu cuộc chiến tranh thế giới thứ ba, nếu không, dưới sức mạnh của vũ khí hạt nhân hiện đại, nó sẽ còn tồi tệ hơn cả Thế chiến thứ hai.

Ukraina, cảm ơn các bạn, những người Ukraina dũng cảm!

© Nam Sơn

Thân mời đọc thêm @ Tiếng Thông Reo.

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Liệu Ukraine sẽ sống sót? (Will Ukraine Survive? Richard N. Haass – Chuyển ngữ: Lương Định Văn)

Giây Phút Hấp Hối của Việt Nam Cộng Hòa (Vũ Ánh).

Cuộc chiến Do thái – Hamas

Mar24-w1

Các bài viết sưu tầm: Mar 01, 2024

Biden 42 – 24?

Biden, cỗ máy ra đời năm 42 vẫn chạy đều năm 24…?

Thụy My

Nguồn: © RFI (06/01/2024)

biden42-24-img

Illustration img. © The Economic Magazine

Về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ ảnh hưởng không chỉ đến số phận của Ukraina mà cả tình hình thế giới, The Economist ghép hình ông Joe Biden bên cạnh một chiếc xe hơi cổ lỗ sĩ, chơi chữ “Made in 42, vẫn hoạt động vào năm 24?” (đương kim tổng thống sinh năm 1942 và vẫn hy vọng tái đắc cử trong năm 2024). Tuần báo nhận định  “Người được cho là sẽ chận đứng Donald Trump là một ông cụ 81 tuổi không được lòng dân!”

Nhiều người nghĩ rằng ông Biden chỉ làm tổng thống một nhiệm kỳ. Nhưng Biden thực sự tin rằng nước Mỹ cần đến mình vì ông chứng tỏ đã thắng được Trump. Cũng như nhiều người Cộng Hòa tuy không ưa Donald Trump nhưng không lật đổ được hay không dám chỉ trích ông Trump, phe Dân Chủ cũng hèn nhát và đồng lõa – theo tuần báo Anh… Thân mời đọc thêm @ RFI

Mar24-1

Ai Là Trí Thức?

Tản mạn đầu năm…

© GS Nguyễn Văn Tuấn (Úc Châu)

Nguồn: © Facbook (Viewed 08/01/2024)

illustration-img

Ảnh minh họa. © bienxua.

Hôm nọ, tôi thấy một buổi lễ có nhan đề ‘Vinh danh trí thức trẻ’. Mỗi lần thấy mấy chữ này là tôi cứ tự hỏi ‘ai là trí thức?’

Tôi là một giảng viên đại học và cũng là một người làm nghiên cứu khoa học, mà lại hay viết báo, nên bạn bè xem tôi là ‘trí thức’. Nhưng thú thiệt, tôi không biết cái danh xưng đó có nghĩa là gì. Trong những buổi tán gẫu chuyện đời, bạn bè tôi ở Úc có khi nói ngẫu nhiên ‘ông là trí thức’, và tôi thường hỏi lại “nếu tôi là trí thức, vậy ông là gì? Là ‘trí ngủ’ hả”? Và, từ trong thâm tâm tôi cũng không dám nhận mình là bậc trí thức vì không hiểu rõ ý nghĩa của danh từ đó.

Thành ra, tôi ngạc nhiên khi thấy trong các hội nghị khoa học ở trong nước người ta tự xem mình là bậc trí thức. Ban tổ chức hội nghị thường hay tổ chức những buổi lễ vinh danh những người đó. Thỉnh thoảng người ta còn cho danh xưng ‘trí thức trẻ’, làm tôi tự hỏi ‘vậy ai là trí thức… già?’ Nghĩ chơi vậy thôi…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

(*) Noam Chomsky (GS ngôn ngữ học) Được coi là người sáng lập ngôn ngữ học hiện đại, Noam Chomsky là một trong những trí thức có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Ông đã viết hơn 100 cuốn sách, cuốn gần đây nhất của ông là “Cầu nguyện cho giấc mơ Mỹ: 10 nguyên tắc tập trung của cải và quyền lực.” Trong số những cuốn sách đột phá của ông có “Syntactic Structures”, “Ngôn ngữ và tư duy”, “Aspects of the Theory of Syntax” và “Chương trình tối giản…”, mỗi cuốn đều có những đóng góp riêng biệt cho sự phát triển của lĩnh vực này…

Mar24.2

Đồng chí Xuyên Kiến Quốc!

Tại sao Trung Quốc gọi Trump là ‘đồng chí Xuyên Kiến Quốc?’

© Thái Ngọc

Nguồn: © Người Việt Tự Do Munich (24/02/2024)

illustration-img

Dư luận Trung Quốc bàn tán sôi nổi về cuộc bầu cử tổng thống giữa Donald Trump và Joe Biden (© Miguel Candela/SOPA Images/LightRocket via Getty Images).

Bất chấp những hù dọa về việc đánh thuế gay gắt nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc khiến nền kinh tế sản xuất Trung Quốc bị ảnh hưởng, người Trung Quốc nói chung vẫn khoái Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc. Tại sao?

Trên mạng xã hội Trung Quốc, các cuộc tranh luận về việc ủng hộ hay không ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump đang bùng lên. Một số người tin rằng việc Trump trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ dẫn đến một cuộc chiến thương mại dữ dội, với những thiệt hại kinh tế tiềm tàng rất lớn. Tuy nhiên, đa số ý kiến, đặc biệt những người theo chủ nghĩa dân tộc, lại rất thích Donald Trump…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

(*) Viễn cảnh chiến thắng của Trump cũng là chủ đề tranh luận trong giới tinh hoa Trung Quốc. Họ lo ngại việc ông trở lại Nhà Trắng sẽ dẫn đến một cuộc chiến thương mại thậm chí còn nóng hơn, với những tổn thất kinh tế tiềm tàng rất lớn. Nhưng họ cũng tin rằng sự khinh miệt của ông đối với các liên minh (chứng kiến vụ bộc phát mới nhất chống lại NATO) có thể mang lại lợi ích tuyên truyền khổng lồ và làm suy yếu hệ thống an ninh do Mỹ lãnh đạo ở châu Á… Một số người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đang cổ vũ cho những thành công của ông và gọi ông là Đồng chí Chuan Jianguo: Chuan là cách viết thông thường của họ của ông Trump, và Jianguo có nghĩa là “xây dựng đất nước” (Theo The Economist ‘Trung Quốc lo sợ sự trở lại của Donald Trump đến mức nào?’ ngày 20/02/24).

(**) Bắc Kinh biết rằng không có hy vọng cải thiện mối quan hệ với Washington, dù dưới thời Trump, Biden hay bất kỳ tổng thống Mỹ nào khác. Từ góc độ quan hệ lâu dài của Bắc Kinh với phương Tây, việc Trump trở lại Nhà Trắng có thể sẽ có lợi cho Trung Quốc, ít nhất là trong lĩnh vực kinh tế! Theo Foreign Policy ‘Tại sao Trung Quốc ủng hộ Trump’ (ngày 07/02/24).

(**) Sách trắng của chính phủ Trung Quốc nói rõ rằng các nhà lập kế hoạch của họ nhìn thấy các mối đe dọa, đối đầu và bao vây của Mỹ hầu như ở khắp mọi nơi. Sau khi Trump nhậm chức, các lãnh đạo cấp cao của Bắc Kinh nhận ra rằng việc ông theo đuổi lợi ích cá nhân hơn lợi ích quốc gia là tốt cho Trung Quốc. Nhiệm kỳ của ông đã gây ra sự phân cực chính trị trong nước và làm suy giảm vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ ở nước ngoài… Nguồn: Foreign Policy ‘Bắc Kinh nhìn thấy Biden như thế nào’ (14/04/22).