Feb24-w2

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: Feb 09, 2024

mung-tet-2024-img2

Happy New Year. (© Freepik).

Australia’s tax dilemma: the case for real reform

Dr. Richard Denniss. National Press Club Address

Thân mời nghe bài diển thuyết của TS Richard Dennis. For Full Video Transcript (NnQ).

We need big reforms and indeed Anthony Albanese’s decision to recast Scott Morrison’s 2018 Tax cuts to Suit the economy of 2024 is the biggest and most honest piece of tax reform in Australia for decades. (Úc cần cải tổ sâu rộng hệ thống thuế vụ. Quyết định của Thủ tướng Albanese về việc cắt giảm thuế Giai đoạn 3 năm 2018 của Scott Morrison cho phù hợp với nền kinh tế năm 2024 là phần cải cách thuế lớn nhất và trung thực nhất trong thời hiện đại).

“… We’ve got to have a system where our biggest companies and wealthiest Australians don’t pay any tax. We have to reform that. Investing in free childcare will drive far more participation and productivity growth than any tax cut. Guess what? In the Nordic countries, they’ve got free childcare and women are far more likely to work than they are in Australia,” Dr. Richard Denniss, Australia Institute.

Related subject:
Rising political costs of keeping the stage three tax cuts (4/2/2024)
Lao Động thay đổi mức giảm thuế giai đoạn 3 (07/2024)

Cúng Ông Bà Ngày Tết.

Vừa nãy tui đi mua giấy tiền vàng mã cúng ông bà, thằng chủ Shop hỏi có mua iPhone 7 cho các cụ không?

Tui hỏi lỡ ông bà không biết dùng thì sao, nó liền nói Steve Jobs xuống dưới đó rồi, ổng sẽ mở khóa training cho các cụ, cứ yên tâm. Thế là tui mua!

Xong nó hỏi có mua case bảo vệ hông? Tui OK

Sau đó nó hỏi mua tai nghe Bluetooth không, tui cũng OK

Rồi thằng đó hỏi có mua cục sạc dự phòng không, tui hỏi sao phải mua? Nó nói xài hết pin thì sao, vậy là tui mua thêm cục sạc!

Cuối cùng tui trả tiền và xin thằng chủ cái namecard, nó hỏi tui xin làm cái gì?

Tui nói: “Tao đốt namecard của mày cho ông bà tao, lỡ cái iPhone có hư thì các cụ tìm mày để bắt đền!”

Nguồn: © nguoiphuongnam (2017)


Feb24.3

Lời chúc ngày Tết.

Lời chúc, câu chào ngày Tết.

© Lê Hữu.

Nguồn: © Diễn Đàn Thế Kỷ (20/01/2023)

chuc-tet-img

Ảnh minh họa. © inhinhonline.

“Câu chúc Tết nào là hay nhất của người Việt mình?” một anh bạn hỏi tôi.

Câu hỏi bất ngờ, tôi chưa kịp nghĩ ra để trả lời.

Từ lâu, người Việt không còn thói quen gửi cho nhau những “cánh thiệp đầu Xuân”. Thay vào đó, người ta gửi lời chúc Xuân qua email, text, facebook… Thường, mỗi khi gửi đi hay trả lời một câu chúc tôi phải nghĩ ngợi, thay đổi một vài chữ, để không lặp lại rập khuôn câu chúc từ những năm trước. Một anh bạn tôi trả lời email chúc Tết bằng câu ngắn gọn “Tôi cũng vậy”, hay “Anh chị cũng vậy nhé” (phỏng theo cách nói “Me too”, “You too” của người Mỹ) và đề nghị các bạn mình cũng làm theo như vậy cho… gọn. Sáng kiến hay ho ấy được nhiều người hưởng ứng. Một chị bạn nói không làm như vậy được vì máy móc quá và thấy “ngượng tay” khi gõ bàn phím.

Cho dù gửi lời chúc Tết theo cách nào thì những câu chúc quen thuộc lặp đi lặp lại mãi cũng bị “mòn” ít nhiều tình cảm ấm áp, chân thật nằm trong câu chúc…

Đọc tiếp

Feb24.4

Bài vọng cổ ‘Xuân Đất Khách’

Nỗi lòng người xa quê trong bài vọng cổ “Xuân Đất Khách”

© Tidoo Nguyễn

Nguồn: © Báo Người Việt (6/1/2024)

illustration-img

Ảnh minh họa. © YouTube.

Bất cứ ai là người con của miền đất mẹ Nam kỳ đều không khỏi nao lòng khi nghe một làn điệu vọng cổ. Giai điệu của một bản vọng cổ có thể làm người nghe rơi lệ, huống chi đây lại là một bài vọng cổ bày tỏ nỗi niềm của một đứa con miền Nam đang ở một phương trời xa lạ với nỗi nhớ quê hương.

Nỗi nhớ quê càng cứa sâu vào lòng người lữ thứ mỗi độ Tết Nguyên đán lại về. “Xuân Đất Khách” là một bài ca cổ nặng trĩu cảm xúc cô đơn của người xa xứ, nhớ quặn lòng nơi chôn nhau cắt rốn qua từng màu sắc, mùi vị, tình người…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Soạn giả Viễn Châu, vua của các vị vua cải lương (Thanh Quang RFA).

Tìm hiểu về soạn giả Viễn Châu, Huỳnh Trí Bá (Việt Hải)

“Tám Điệp Khúc” chia ly bi ai thời chiến (Tidoo Nguyễn)

Jan-2023_w3

✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Jan 20, 2022

Tết Là Gì?
Giao Thừa.

Xuân 2023

Thân chúc bà con xóm nhà lá một năm mới dồi dào sức khõe và may mắn. (NnQ).

con-meo

Mừng Xuân

Mừng Xuân. Không thiếp. Gửi email
bạn nhận, mừng nha, cám cảnh nghèo!
Hai chữ Mừng Xuân ngồi ngắm mãi
Con mèo bên cạnh mắt trong veo!

Nhìn trong mắt nó: Xuân Trời Đất
Hai chữ thấy còn một chữ Yêu
Mới biết trái tim chưa đến nỗi
lạnh tanh để đắp mảnh khăn điều!

Nói chi như thể Ca Dao vậy?
Thử đứng lên… rồi bước có xiêu?
Ba thập niên, đời: thân khách trọ
Một câu chúc Tết, mộng: phiêu phiêu!

Rót thêm cốc nữa, mời ai nhỉ?
                    Có lẽ mình ta, uống tới chiều
rồi tới đêm thôi sao lặn hết
con mèo còn mở mắt trong veo…

Ảnh minh họa; © ttpkd.com

© Thơ Trần Vấn Lệ.

Nguồn: @ https://www.dohongngoc.com (30/12/2019)

1

Tết Là Gì?

© BS Nguyễn Hy Vọng.

Nguồn: @ https://hung-viet.org (07/02/2022)

hoa-mai-va-banh-chung

Ảnh minh họa; © hungviet.org

Tết là tên riêng (nom propre – proper noun) gọi ngày lễ mừng đầu năm mới của rất nhiều dân tộc và sắc dân ở khắp miền Đông Nam Á, còn Tiết chỉ là tên thường (nom commun – common name) của Tàu gọi những thời tiết thay đổi trong một năm.

Chỉ có người Việt gọi là Tết, trong khi cả ngàn triệu người Tàu gọi ngày đó là “Duỳn tản” (“Nguyên đán”) hay là “Xin nển” (“Tân niên”). Tại sao người Tàu họ không gọi là Tết? Vì Tết không phải là tiếng của họ.

Giờ ta hãy trở lại với cái tên gọi là Tết. Có một cách hợp lý để tìm cho ra nguồn gốc của ngày Tết và ý nghĩa ấy. Hãy đi tìm trong tất cả các ngôn ngữ khác nhau ở miền Nam Á Châu xem thử có ngôn ngữ nào cũng có cái tên là Tết và cũng có cái cách phát âm, cách đọc, cách nói và cũng có cái nghĩa là ngày lễ ăn mừng đầu năm không, dù cho tiếng ấy không phải là tiếng Việt hay là tiếng Tàu? Nếu không có thì đành vậy chứ sao! Vậy mà có, mà lại có rất nhiều và giống gần y hệt, các bạn ơi!

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

BS Nguyễn Hy Vọng sanh năm 1932, tại Huế. Tốt nghiệp Đại Học Y Khoa Sài Gòn năm 1958. Đã hành nghề bác sĩ tại Miền Nam Viêt Nam và tại Hoa Kỳ từ ngày ra trường cho đến năm 1997.

Cộng tác với cố học giả Đào Đăng Vĩ soạn Pháp Việt Đại Từ Điển (1952), Pháp Việt Tiểu Từ Điển (1954), Bách Khoa Từ Điển (phần danh từ khoa học, Volumé A,B,C, (1960). Bắt đầu nghiên cứu và soạn thảo Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt từ năm 1981. Đang sửa soạn xuất bản điã CD và sách giấy. Hiện sống tại Tustin, California.

    ❖ Tinh Thần Đặc Biệt Của Tiếng Việt.

    ❖ Từ Điển Nguồn gốc Tiếng Việt (Vietnamese Cognatic Dictionary – Nguyễn Hy Vọng)

‎‎

    Những Nẻo Đường Tiếng Việt – Bác Sĩ Nguyễn Hy Vọng.

    Những cái bất ngờ lý thú trong khi tìm hiểu tiếng Việt và nguồn gốc Nam-Á.

    “4000 Năm Ròng Rã Buồn Vui”

    Tâm là con nuôi, Lòng là con đẻ

2

Giao Thừa​​​

© Hoàng Chính.

Nguồn: Tạp Chí Da Màu (25/12/2007)

thiep-tet

Chúc mừng năm mới, © wikipedia

Hắn ngồi thụp xuống, lượm những mảnh giấy vụn ghi địa chỉ lũ bạn, loay hoay nhét vào cái bóp da rách nát. Con bồ ỷ có tiền đuổi hắn ra khỏi nhà. Ngay đêm cuối năm mới đau chứ. Đuổi thì đuổi bằng miệng được rồi, nỡ lòng nào quăng cả thẻ quốc tịch, thẻ bảo hiểm sức khỏe, thẻ an ninh xã hội với cái bóp rách ra ngoài hành lang. Hắn lủi thủi nhét cái bóp vào túi quần. Thế là hết một chuyện tình.

Hắn lết ra đường. Đêm 31 tháng mười hai, trời lạnh căm căm. Những ngọn đèn xanh đỏ nhấp nháy ở ngã tư. Không biết đi đâu, hắn leo đại xe bus, ra tổng trạm. Xuống xe, hắn co ro trong hành lang, nhìn ra ngoài khung kính. Những đóa hoa tuyết nở trên ngọn cây nhuộm ánh đèn xanh xanh đỏ đỏ vui mắt. Vài người khách lơ đãng chờ chuyến xe khuya. Ai cũng cuộn mình trong hai ba lớp áo. Đầu óc hắn làm việc tận lực. Cần một địa chỉ tạm trú qua đêm. Hắn gỡ cái găng tay dầy cộm ra, tẩn mẩn lật qua lật lại những mảnh giấy nhàu nát, nhìn đăm đăm những con số điện thoại. Rồi cái bàn tay cục mịch ấy luồn vào túi quần, sục sạo. Còn đúng sáu đồng hai mươi lăm xu, ba đồng năm xu và mấy đồng một xu vô tích sự. Vậy là gọi được sáu người. Một danh sách lướt qua óc hắn. Phải thanh lọc rất kỹ. Chỉ những người nào hắn tin là có chút lòng mới đáng cho hắn bỏ phí hai mươi lăm xu mà gọi điện thoại giữa đêm giao thừa.

Hello. Khỏe không. Mày đó hả. Đang làm gì đó. Vậy hả. Tao lại chơi được không. Thì lại đón giao thừa với mày cho vui mà. À bận hả. Thôi khi khác vậy, đi party vui vẻ nghe. Hắn buông cái ống nghe điện thoại xuống, biết chắc sẽ chả bao giờ còn có khi khác nào nữa. Ô chào chị. Có anh ở nhà không chị. Em đây mà. Em vẫn lại nhà anh chị chơi mỗi cuối tuần đó mà. Đúng rồi, em là người khiêng đồ dọn nhà tiếp anh chị đó. Cái tủ lạnh mới của chị nặng nhưng mà quá trời đẹp. Anh ấy bận hả chị. Thôi vậy. Bye. Vâng thì mai mốt rảnh em ghé chơi. Hắn cúp máy, biết chắc sẽ chẳng còn mai mốt nào nữa hết. Hello, Nancy. Tom there? Can I talk to him. Sleeping? I want talk to him. He don’t want talk now? OK. See you later. Hắn giộng mạnh cái ống nghe điện thoại vào khung gác máy. Sẽ chẳng còn later nào nữa để see you. Con vợ Tây không muốn thằng chồng Việt đi nhậu. Bây giờ mới hiểu được lòng người. Té ra tất cả chỉ là những kẻ lợi dụng, đãi bôi và yêu thương giả hình…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    Lưu Lạc. Vô đây đi anh ơi, có em mới, anh ơi, ghé vô tươi mát chút đi anh. Vô đi anh.

    Rác.

    Sâu Hơn Sông Bến Hải.

    ❖ Quên, Có Được Không?

    ❖ Cho Thần Tài Địa Chỉ.

    ❖ Thư Cho Bà Nội Ở Thiên Đàng.

New-Year_Nhâm-Dần-16075

✵✵✵✵✵✵

chotram-qr-code

Các bài viết sưu tầm: Jan 28, 22

Lữ-Bất-Vi nguyên tử…
TS Nhất Hạnh (1926 2022>
Mùa Xuân bùi ngùi!
Hải chiến Hoàng Sa 1974…
Vài Cảm Nghĩ Về Tình Tự Dân Tộc…

chuc-mung-nam-moi-new-year

NNQ Chúc bà con một năm mới an khang thịnh vượng, © Credit freepik.com

Thiền Sư Nhất Hạnh qua đời ngày 22/01/2022

Sinh ngày 11/10 năm 1926 tại Huế với tục danh Nguyễn Xuân Bảo, ông xuất gia làm sa di từ năm 16 tuổi tại Tổ đình Từ Hiếu, thành phố Huế, thọ giới Thiền sư Thanh Quý Chân Thật theo Thiền tông thuộc Phật giáo Đại thừa. Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, vừa viên tịch vào lúc nửa đêm ngày 22/1 năm 2022 ở Tổ đình Từ Hiếu, thành phố Huế, ở tuổi 95, trang nhà của Làng Mai thông báo.

Nguồn: VOA 22/01/22 (Mục Người Việt hải ngoại)


Lữ-Bất-Vi nguyên tử.

Nhân năm Nhâm Dần, mời bà con đọc – Truyện Ngắn Bình-Nguyên Lộc nói về Năm Dần…

Từ hai tháng nay, lo tìm chỗ làm ngoài Sài-gòn, Điền bỏ quên Chợ-lớn là vùng mà nhân công rất đông và rất rẻ. Trong đó, anh không làm sao tranh sống được với bao nhiêu người Việt gốc Hoa, họ chịu khó vô cùng mà không đòi hỏi gì nhiều.

Sáng hôm nay, thình lình gặp mái-chín Dãnh từ trong tiệm bán chim ở đại lộ Hàm-Nghi bước ra, Điền mới nhớ đến một hạng người rất hoạt động và rất có thể có công việc cho anh làm.

Để nịnh mái-chín Dãnh, Điền lễ phép cúi đầu chào ông ta như chào một ông cụ người mình rồi hỏi:

– Thưa, mái-chín mạnh giỏi?

– Hò, cái lầy tốt tốt. Anh cũng tốt tốt chớ?

– Nghèo quá mái-chín ơi, thất nghiệp hơn hai tháng rồi… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY…

Mùa Xuân bùi ngùi!

© Nguyễn Ngọc Già

Nguồn: RFA (02/10/2021)

Không biết tâm trạng của tôi có giống như những người khác không – đang phải đón mà lại không muốn chào một cái tết nữa. Tết bây giờ trở nên quen mà lạ. Càng quen lại càng thấy lạ! Lạ đến ngây ngô trong lòng người, lạ đến không hiểu những gì đang xảy ra quanh mình. Năm mới sắp đến! Buồn cười! Chữ với nghĩa cứ trôi đâu mất hết… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY…

Các bài viết liên hệ:
   − Chú Chín Cali: Nhớ Mùa Gió Chướng
   − Phan Văn Thanh: Phiên Chợ Quê Ngày Tết…
   − Nguyễn Mộng Giác: Ngày Xuân Con Én Thoi Đưa…
   − Phạm Trần Quốc Việt: Ngày Tết Trong Tâm Thức Việt…
   − Phạm Văn Rớt: Tranh Tết Quê Tôi…
   − Cát Linh: Mùa Xuân trong nhạc của Nguyễn Văn Đông…
   − Trần Quốc Bảo: Tình Tự Đầu Xuân…


Hải chiến Hoàng Sa 1974…

Nguồn: © Carl O. Schuster, Battle for Paracel Islands”, Historynet, 06/2017

Biên dịch: Lê Đỗ Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp Nghiên cứu quốc tế (18/01/2019)

Ngày 11/01/1974, các sĩ quan Nam Việt Nam nhận được báo cáo về những động thái của Trung Quốc trên hai hòn đảo của Nam Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hai ngày sau, Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn phái hai tàu khu trục Lý Thường Kiệt HQ-16 và Trần Khánh Dư HQ-4 tới thám sát.

hai-chien-hoang-sa
Hải chiến Hoàng Sa 1974, Credit: WEapons and Warfare

HQ- 16 tới đảo Hữu Nhật (Robert Island) vào 16/1 và nhận thấy đảo này đã bị “ngư dân” Trung Quốc, từ hai thuyền đang neo tại bãi ven đảo, chiếm đóng. Chỉ huy tàu HQ – 16 lệnh cho những người Trung Quốc rời đảo và bắn thị uy để họ hiểu ý định của ông. Sau đó họ bắn và phá hủy các lá cờ Trung Quốc và một khu vực chế biến cá mà những “người đánh cá” triển khai 6 ngày trước đó. HQ – 4 tới Hoàng Sa ngày 17/1 và phái một đơn vị đặc nhiệm SEAL của Nam Việt Nam lên đảo Hữu Nhật và đảo Quang Ảnh (Money Island) gần đó để nhổ những cờ Trung Quốc. Ngày 18/1, hai tàu chiến của Nam Việt Nam đuổi một tàu đánh cá bằng lưới rà của Trung Quốc, buộc con tàu bị phá hủy nặng nề này phải rời vùng biển. Sau đó các tàu khu trục Trần Bình Trọng HQ-5 và tàu quét mìn Nhật Tảo HQ-10 tới Hoàng Sa… Đọc tiếp

Vài Cảm Nghĩ Về Tình Tự Dân Tộc: Cội Nguồn…

© Hòa Đa

Nguồn: http://www.tongphuochiep.com(13/01/2022)

Vài thập niên gần đây, đã có nhiều học giả và sử gia, cả trong lẫn ngoài nước, viết về cội nguồn dân tộc Việt Nam. Họ đã cống hiến những công trình và ý kiến đáng chú ý. Có những công trình dựa trên những luận cứ khoa học, đưa ra những suy luận hợp lý; nhưng cũng có những ý kiến chủ quan lồng ít nhiều tính triết lý chung chung, mơ hồ… Tuy nhiên tất cả đều nhận rằng chúng ta là Con Rồng Cháu Tiên, nhưng vẫn chưa thống nhất được với nhau về cội nguồn.

Ở đây chúng tôi xin nêu lên vài suy nghĩ khi đọc những công trình và ý kiến ấy. Cũng xin nói ngay là những suy nghĩ đó có tính thông thường, thấy lạ hay không rõ thì nêu lên, mong nghe được những ý kiến khác trong tinh thần học hỏi nhau… Đọc tiếp

⟩⟩Trở Về Đầu Trang