Apr24-w4

Các bài viết sưu tầm: Apr 26, 2024
Kissinger, con người và di sản
Giây phút hấp hối của VNCH
Bắn chậm!

Henry Kissinger, con người và di sản

© Nguyễn Gia Kiểng

Nguồn: © Báo Thông Luận (10/12/2023)

kissingerleductho

Kissinger và Lê Đức Thọ. © Tranh HS Chóe. (hsvnhaingoai)

Trong cuộc phỏng vấn về một trật tự thế giới mới nhà báo Hoàng Bách đã hỏi tôi về nhân vật Henry Kissinger nguyên cố vấn an ninh và ngoại trưởng Mỹ vừa qua đời. Có lý, vì Kissinger đã góp phần không nhỏ tạo ra bối cảnh thế giới hiện nay.

Đã có nhiều nhận định của người Việt trong những ngày gần đây về Kissinger. Điều này dễ hiểu vì Kissinger là một trong những nhân vật đã có ảnh hưởng lớn lên đất nước ta và khiến chúng ta là chúng ta hiện nay.

Kissinger đã vô hiệu hóa cuộc Hội Đàm Paris khi ông ta thương thuyết riêng với Lê Đức Thọ để đi đến Hiệp Định Paris 27/01/1973.

Nhận xét của tôi là Kissinger hoàn toàn tách rời chính trị và đạo đức. Ông ta không coi chính trị là một cố gắng để thể hiện lẽ phải và đạo đức trong cuộc sống và mưu tìm hạnh phúc cho đất nước mình và cho thế giới. Đối với Kissinger chính trị chỉ là một trò chơi để tranh giành quyền lợi và quyền lực bằng tính toán, thủ đoạn và dàn xếp.

mao-nixon

Đảng Cộng hòa (Nixon) bắt tay Cộng sản (Mao). © Tranh HS Chóe. (hsvnhaingoai)

Ông ta đã giúp tổng thống Mỹ Richard Nixon chụp lấy cơ hội để bắt tay với Trung Quốc và cô lập Nga. Ông đã là nhân vật chính trong chính sách bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa của chính quyền Nixon bằng Hiệp Định Paris rồi cắt viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa sau đó.

Cặp bài trùng Nixon – Kissinger (đảng Cộng Hòa) còn gián tiếp tặng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để làm quà và lấy lòng cho Trung Quốc bằng cách không những không phản ứng khi hải quân Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa mà còn ngăn cản hải quân và không quân Việt Nam Cộng Hòa phản công.

Tính toán của Kissinger là nếu Việt Nam thống nhất dưới một chế độ cộng sản thân Nga thì Trung Quốc sẽ bắt buộc phải sáp lại với Mỹ vì Trung Quốc đang xung đột với Liên Xô lúc đó. Số phận của dân tộc Việt Nam không có một tầm quan trọng nào đối với Kissinger. Đạo đức và nhân quyền hoàn toàn vắng mặt trong những ưu tư của ông.

Nhưng khi chính trị không có một lý tưởng đẹp làm la bàn và động cơ và tự tách khỏi lẽ phải và đạo đức thì nó chẳng còn giá trị gì và chỉ có thể sai. Tính toán của Kissinger đã sai một cách bi đát.

Việc Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa không chỉ khiến cả nước Việt Nam trở thảnh chư hầu của Liên Xô mà còn gây ra một tâm lý hoảng hốt trên thế giới khiến gần mười nước theo nhau lọt vào quỹ đạo Liên Xô: Lào, Campuchia, Grenada, Afghanistan, Nicaragua, Angola, Ethiopia, Yémen, etc. Liên Xô mạnh hẳn lên thay vì yếu đi như tính toán gian ác của Nixon và Kissinger.

Thành tích lớn nhất của Kissinger là đã góp phần quyết định khiến Mỹ hợp tác với Trung Quốc và giúp Trung Quốc mạnh lên, trở thành đối thủ nguy hiểm nhất của Mỹ và một đe dọa cho thế giới.

Chính trị gia mà Kissinger lấy làm mẫu mực là Metternich (*), ngoại trưởng rồi thủ tướng Đế quốc Áo, chủ đề luận án tiến sĩ của ông. Kissinger rất giống Metternich. Metternich có lúc được coi là một thiên tài về thủ đoạn và thỏa hiệp, nhưng cuối cùng đã thất bại, góp phần quyết định làm suy yếu Đế quốc Áo. Sau cùng phải chui vào một thùng quần áo dơ để trốn chạy và sống lưu vong trong sư khinh bỉ của dư luận.

Kissinger thuộc vào loại chính trị gia mà người ta phải hy vọng sẽ không còn nhìn thấy nữa.

(*) Klemens von Metternich. Henry Kissinger thần tượng Metternich và nghiên cứu ông một cách chăm chỉ. Ông ta đã viết bằng luận án tiến sĩ, sau đó được xuất bản vào năm 1957, với tựa đề “A World Restored: Metternich, Castlereagh and the Problems of the Peace 1812-1822”, về các cuộc đàm phán ở châu Âu nhằm đạt được sự cân bằng quyền lực sau Waterloo, ca ngợi vai trò của Metternich trong việc gìn giữ một Đế chế Áo đang sụp đổ (NnQ sưu tầm).

Mar24-7

Giây Phút Hấp Hối của Việt Nam Cộng Hòa

© Vũ Ánh

Nguồn: © https://www.quocgiahanhchanh.com/. (Viewed 21/02/2024)

illustration-img

Ảnh minh họa. © QGHC

Ba mươi năm trôi qua kể từ ngày xảy ra thảm kịch lớn lao nhất cho cả một dân tộc mà tưởng như mới ngày nào. Giây phút chạy trên con đường Brookhurst để về nhà, thấy cờ Việt Nam Cộng Hòa bay phấp phới bên cạnh cờ Mỹ, liếc nhìn vào kính chiếu hậu thoáng thấy mái tóc đã bạc trắng của mình, chợt nhớ tới những kỷ niệm của 30 năm trước. Buồn và đau, dù trong những năm tháng trôi qua trên đất Mỹ vẫn cứ cố phải tạm quên để nhìn về phía trước, và để mưu sinh.

Cho đến nay, tôi vẫn không rõ là mình may mắn hay bất hạnh khi phải chứng kiến giây phút tắt hơi của chế độ tại Ðài Phát Thanh Saigon, nơi mà tôi và một số nhân viên còn lại vẫn làm việc theo lệnh của Tổng Thống Dương Văn Minh và chính phủ của ông cho đến giờ phút chót…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

(*) 30/04/1975: Dinh Độc Lập và cuộc chuyển giao không ký văn bản (Phạm Cao Phong, “Lẽ ra VNDCCH đã sở hữu đầy đủ giấy tờ chuyển giao quyền lực, quyền tài phán, quan hệ ngoại giao với 77 quốc gia, quyền kế thừa VNCH về phương diện quốc tế thì họ có quyền đòi lại những máy bay, tầu thuyền sở hữu của VNCH chạy đi sau biến cố 30/4/1975. Những sở hữu, bất động sản kể cả những tài khoản ký gửi tại các ngân hàng ngoài nước đã tuột khỏi tay người chiến thắng vì họ không mang vũ khí pháp luật trong cuộc hành quân. Họ đã ngạo mạn không chịu ký bàn giao VNCH với Tướng Minh ngày ấy!”)

30 tháng 4, 75 và cụ Nguyễn Văn Huyền (Vũ Ánh)

Thung lũng tử thần P1. (Vũ Ánh)

Vài suy nghĩ về “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức (Vũ Ánh).

Mar24.8

Bắn chậm thì chết

Kỷ niệm Ngày Cựu Chiến Binh Chiến Tranh Việt Nam (National Vietnam War Veterans Day ngày 29/3 – Viết phỏng theo bài báo NBC News, 25/5/2008)…

© Lê Hữu

Nguồn: © Diễn Đàn Thế Kỷ. (04/2024)

Fastestgunposter

The Fastest Gun Alive (movie poster). © DDTK

Bắn Chậm Thì Chết là tên một cuốn phim cao bồi Mỹ (The Fastest Gun Alive) trình chiếu tại các rạp chiếu bóng ở miền Nam trước năm 1975. Vai chính trong phim là Glenn Ford, diễn viên điện ảnh quen thuộc với khán giả yêu thích phim cao bồi miền Viễn Tây. Chuyện phim kể về một tay súng cừ khôi đã quyết định giải nghệ để sống cuộc đời bình dị bên vợ hiền con thơ trong ngôi làng nhỏ. Thế nhưng, cuộc đời không bình lặng như anh mong muốn. Một ngày kia, tên đầu sỏ khét tiếng của băng cướp dữ dằn quyết tìm đến anh để thách đấu tay đôi, một mất một còn. Kẻ sống sót là kẻ rút súng nhanh hơn đối thủ. Nếu anh không nhận lời thách đấu, hắn sẽ cho đốt phá, thiêu hủy cả ngôi làng. Câu chuyện gay cấn, ly kỳ đến phút chót.

Đấy là chuyện phim, còn câu chuyện Bắn Chậm Thì Chết bên dưới là chuyện “người thật, việc thật” thời chiến tranh Việt Nam. Điểm hơi khác, hai đấu thủ đều không giỏi nghề bắn súng, không rút súng nhanh như chớp như câu chuyện trong phim. Ngược lại, trong giây phút căng thẳng đến nghẹt thở ấy cả hai đều… lọng cà lọng cọng, rút súng chậm rì

Nhân vật chính trong câu chuyện là chàng lính Mỹ trẻ tuổi tham chiến ở Việt Nam, tên Rick. Đối thủ của anh là một người lính Bắc Việt, tên Ngọc. Rick không phải là tay súng lành nghề, anh chỉ mới 18 tuổi khi sang chiến đấu ở Việt Nam. Anh sống sót chỉ nhờ vận may, hay không bằng hên. Anh đã chậm mà ngón tay bấm cò súng của đối thủ lại còn chậm hơn anh…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Kể từ ngày 31 tháng Tư.

Hannah Hà Nội (Don North, “The Mystery of Hanoi Hannah.”)

Thi hỏng Tú Tài…