Dec21-w2

W2


Bài Toán Chia Bò

Trong truyền thuyết Ấn Độ cổ đại kể câu chuyện: Có một ông già, trước khi lâm chung để lại di chúc rằng, muốn chia 19 con bò cho ba người con theo quy định: con cả được chia 1⁄2 tổng số bò,con thứ hai được chia 1⁄4 tổng số bò, còn con thứ ba được chia 1⁄5 tổng số bò nhưng không được bán để chia tiền.

− Theo phong tục của Ấn Độ giáo thì bò được coi là vật linh thiêng nên không được giết thịt, chỉ có thể chia cả con đang sống. Sau khi người cha qua đời, ba người con đã tìm hết cách mà vẫn chưa chia được đàn bò, cuối cùng họ quyết định trình quan xét xử. Các quan lại địa phương vốn là túi rượu thịt, gặp việc khó bèn lấy lý do “quan thanh liêm khó quyết đoán việc trong nhà” để từ chối.

− Ở làng bên có ông già thông thái. Một hôm ông đi qua nhà ba anh em nọ, bèn nghe bàn cãi sôi nổi. Hỏi xong ông mới biết nội dung câu chuyện chia bò. Chỉ thấy ông già trầm tư giây lát rồi nói: “Việc này làm được! Ta có một con bò cho các anh mượn. Như vậy tổng cộng có 20 con bò. Anh cả được chia 1⁄2 tức là 10 con, anh thứ hai được chia 1⁄4 tức là 5 con, còn anh thứ ba được chia 1⁄5 tức là 4 con. Ba anh em tổng cộng lại đúng 19 con bò, 1 con còn lại trả cho ta”.

− Thật tuyệt diệu! Một vấn đề nan giải đã làm nhiều người suy nghĩ nát óc lại được giải quyết một cách nhẹ nhàng, khéo léo như vậy. Cách chia này tự nhiên trở thành giai thoại và lưu truyền tới ngày nay.

Nguồn: hoainiemtayninh.blogspot.com (08/10/2021)

Dec21.5

Kim Dung Giửa Đời Tôi

© Vũ Đức Sao Biển

sach-kim-dung-giua-doi-toi_VDSBSách cover. © Ảnh isach.info

Khái Quát Phong Cách Xây Dựng Nhân Vật

Trong những năm trước 1975 tại miền Nam người đọc xem Kim Dung tiên sinh, tiểu thuyết gia Hongkong, là một nhà văn lớn. Những tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp của ông, được đăng báo dưới dạng feuilleton hoặc in thành sách, đã hấp dẫn hàng triệu người đọc Việt Nam. Văn của ông đã được truyển trạch để đưa vào giáo trình văn cấp trung học và đại học tại Đài Loan, Hongkong và Hoa Lục. Và ngay trong lòng nước Mỹ, người Hoa đã lập ra “Kim Dung học hội”, chuyên nghiên cứu, giới thiệu và dịch những tác phẩm của ông ra tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha… Điều mà người ta dễ nhận ra nhất là bút lực của Kim Dung rất hùng hậu. Mỗi tác phẩm là một bộ (thường trên 10 quyển, trung bình khỏang 500, 600 trang một quyển). Chúng tôi chỉ xin giới thiệu đầu tiên một khía cạnh trong kỹ thuật tiểu thuyết của ông: phong cách xây dựng nhân vật…

Đọc tiếp

Vũ Đức Sao Biển tên thật là Võ Hợi, (1947 – 2020), tại Tam Kỳ, Quảng Nam. Ông tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm và ĐH Văn Khoa Saigon 1970 (Bách Khoa Toàn Thư).

Thân mời bà con đọc “Kim Dung Giửa Đời Tôi” của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển bao gồm 91 chương:

Isach.info
Việt Nam Thư Quán

Ông còn là một nhạc sĩ trong làng âm nhạc Việt Nam với các ca khúc tiêu biểu:

– Điệu Buồn Phương Nam; Đau xót lý chim quyên; Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang

Thân mời đọc các bài viết khác về Kim Dung:
   – Lai rai chén rượu giang hồ (Huỳnh Ngọc Chiến)
   – Nỗi băn khoăn của Kim Dung (Nguyễn Mộng Giác)

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Leave a comment