j7w5_21

Các bài viết sưu tầm: July 30, 21

Chiếm hết chỗ…
Ngày Thế Giới Thiền…

Chiếm hết chỗ…

Chiếm hết chỗ…

Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa con nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng:
– Bước ngay! Rõ trông như người dưới địa ngục mới lên ấy!

Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:
– Phải, tôi ở dưới địa ngục lên đây!

Người giàu nói:
– Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?
– Không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi!!!

Nguồn Internet

Ngày Thế Giới Thiền

© Huỳnh Kim Quang

Nguồn: vietbao.com (21/05/21)

phat-thich-caTôn tượng Đức Phật thiền tọa tại một ngôi tháp ở Thái Lan. (nguồn: pixabay.com)

Thứ Sáu, ngày 21 tháng 5 năm 2021 là Ngày Thế Giới Thiền (World Meditation Day, theo www.daysoftheyear.com cho biết). Điều này cho thấy một sự thật là Thiền đã và đang được thực hành trên khắp thế giới và vượt qua khỏi biên giới của tôn giáo, chủng tộc và quốc độ. Điều này cũng cho thấy một sự thật khác nữa là Thiền đã đáp ứng được các nhu cầu của con người để chuyển hóa những khổ đau thuộc lãnh vực tinh thần và thể xác gây ra trong cuộc sống thường ngày, với quá nhiều căng thẳng và bất an.

Khi thế giới chung quanh bạn bị chìm ngập trong điên đảo, và bạn dường như hoàn toàn không thể tìm thấy một khoảnh khắc bình an nào trong cơn bão hàng ngày, đó là lúc để lùi lại và nhớ đến những giây phút hạnh phúc khi còn là một đứa trẻ nơi chúng ta tự đánh mất mình trong thế giới. Ngày Thế Giới Thiền là sự kêu gọi thế giới hãy dành thì giờ để tham gia vào sự thực hành và làm sạch tâm mình đã có từ hàng ngàn năm, nhớ rằng chúng ta trước hết là con người và thứ đến là những người lao động.

Lịch sử của Ngày Thế Giới Thiền

Lịch sử của Ngày Thế Giới Thiền có thể được truy tìm qua chính Lịch Sử Của Thiền. Thiền đã là một phần không thể thiếu của nhiều tôn giáo và lần đầu được phát hiện trên văn bản vào khoảng 1500 năm trước Tây Lịch tại Ấn ĐộĐọc tiếp

Related subjects:
1. 10 Bức Tranh Chăn Trâu: Từ Nhận Thức Đến Thực Hành
2. Mừng Ngày Đản Sinh Của Đức Phật Nghĩ Về Di Sản Vô Giá Của Ngài
3. Phương Nào Cõi Tịnh – Tuệ Sỹ
4. Đừng Đi Chùa Vì Mê Tín, Mong Cầu

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang

j7-w4_21

Các bài viết sưu tầm: July 23, 21

Đàn Ông Thích Phở…
VNCH & Thế Vận Hội Trước 1975
Ba Dòng Nước Mắt

Đàn Ông thích ‘Phở’

Lý Do Khiến Người Đàn Ông thích ‘Phở’

com-vs-pho-imgẢnh minh họa, © Ảnh thantrinhomhue.com

Lúc ăn phở, có thể dễ dàng yêu cầu thêm hành, bánh hoặc thêm ớt cho mặn nồng. Còn cơm, có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng “không ăn thì thôi”.

Nếu xét về “thành phần cấu tạo” thì cơm và phở rất giống nhau, đều được làm chủ yếu từ… gạo tẻ. Phở có thịt có hành thì cơm có cũng có, đã vậy cơm còn hay hơn vì không bao giờ bị trộn… hàn the. Cơm cũng rẻ hơn và… no lâu hơn.

Dân gian gọi vợ là cơm, bồ là phở. Nếu xét theo khoa học thì cách gọi đó chẳng xúc phạm ai cả vì hai “món” này đều có giá trị độc lập, chả cái nào cao hơn cái nào. Nhưng rõ ràng phở luôn luôn tượng trưng cho sự bay bướm. Ưu thế của phở so với cơm là quá rõ ràng trong chuyện tình ái, mặc dù nhiều lúc “phở” xấu hoặc già hơn “cơm”.

Một số lý do hài hước sau góp phần lý giải việc đàn ông thích phở nhưng vẫn không bỏ được cơm:
− Đàn ông thèm “phở” vì ít được ăn phở. Muốn ăn phở, nhất là phở đặc biệt, thì phải có tiền, có xe, trong khi cơm ngày nào cũng được ăn và phải ăn.
− Đàn ông dùng cơm ở nhà trong không khí quen thuộc, ấm áp đến nhàm chán, còn dùng phở ở xa nhà, trang trí lạ mắt, đôi khi đẹp mắt và có cả âm nhạc.
− No thì rất khó ăn thêm cơm. Còn phở, no tới mấy cũng có thể làm thêm một tô.
− Ăn phở xong có thể đứng dậy, đi ngang hoặc ngồi, nằm một chút. Còn ăn cơm xong nhiều khả năng phải thu dọn và rửa bát đĩa.
− “Phở” không quán nào giống quán nào, thậm chí là không tô nào giống tô nào. Còn cơm thì có khi bao nhiêu năm vẫn thế, chỉ có nguội hơn.
− “Phở” có thể ăn chung với bạn bè. “Cơm” thì rất ít, phần lớn là ăn chung với… bà nấu cơm.

Lúc ăn phở, có thể dễ dàng yêu cầu thêm tý hành, tý bánh hoặc thêm tý ớt cho mặn nồng. Còn cơm, có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng “không ăn thì thôi”.

Phở tuy cùng một chỗ nhưng có thể ăn tái, chín, nạm, gân.. tùy thực khách quyết định. Cơm thì do mụ nấu cơm quyết định.

Nếu ăn phở nhiều tới mức độ trở thành khách quen, khách có thể ăn… nợ. Còn nếu không đưa tiền lương, “cơm” sẽ dừng ngay.

Bỏ tiệm “phở” này, có thể dễ dàng tìm tiệm khác. Còn bỏ “cơm” thì phức tạp vô cùng.

Kiều Loan sưu tầm (Nguồn: tongphuochiep.com)

Việt Nam và Thế Vận Hội trước 1975

© Mai Trần – Y Nguyên

Nguồn: maivantran.com (21/02/15)

co-que-lyCờ quẻ ly (Trần Trọng Kim 8 tháng 5 – 30 tháng 8, 1945), © Ảnh maivantran.com

Sau khi được Nhật trả lại độc lập, vua Bảo Đại cử Trần Trọng Kim (1), vị thủ tướng Việt Nam đầu tiên (từ 17 tháng 3,1945 – 23 tháng 8, 1945) chọn cờ quẻ ly, quốc kỳ của Đế Quốc Việt Nam, mặc dù Nam kỳ (Cochinchina) vẩn còn là thuộc địa của Pháp.

Đến năm 1948 thủ tướng Nguyễn văn Xuân ra sắc lệnh ngày 2/6/1948 qui định “Biểu hiệu Quốc Gia là một lá cờ nền vàng, chiều ngang bằng 2/3 chiều dài, giữa có ba sọc đỏ đi suốt lá cờ, rộng bằng 1/15 chiều dọc và cũng cách bằng nhau chừng ấy” trong khung cảnh đang đàm phán Hiệp ước Elysée (Elysée Accords) trao trả độc lập cho Việt Nam. Hiệp định này được ký kết ngày 8/3/1949 tại điện Elysée, Paris giữa vua Bảo Đại và Tổng Thống Pháp Vincent Auriol. Sau hiệp định Geneve (Geneva Accords) 20 tháng 7 1954 chia đôi đất nước, cờ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ trở thành cờ Việt Nam Cộng Hoà.

co-vangCờ vàng 3 sọc đỏ từ tháng 2, 1948 – 30 tháng 4, 1975, © Ảnh maivantran.com

Việt Nam tham dự Thế Vận Hội dưới màu cờ vàng ba sọc đỏ lần đầu tiên năm 1952 tại Helsinki , thủ đô Phần Lan và các Thế Vận Hội tiếp theo –Melbourne, Úc 1956; Rome, Ý 1960; Tokyo, Nhật Bản 1964;Mexico, Mễ Tây Cơ 1968 và Munich, Tây Đức 1972.

Việt Nam và Thế Vận Hội Helsinki, Phần Lan 1952 Khai mạc: 19 tháng 7 1952. Kết thúc: 3 tháng 8 1952

Tuyên bố độc lập ngày 6/12/1918 từ Nga, Phần Lan được uỷ quyền tổ chức Thế Vận Hội 1940, nhưng vì chiến tranh thế giới hai, phải hoản lại đến 1952. Việt Nam lần đầu tiên tham dự Thế Vận Hội tổ chức tại thủ đô Helsinki, Phần Lan. Tuy tình hình chính trị và chiến tranh vẩn còn xôi động, chính phủ Nguyễn Văn Tâm gởi một phái đoàn nam lực sỉ gồm có 8 người tranh tài trong các bộ môn bơi lội, điền kinh (athletics), quyền Anh (boxing) và đua xe đạp (cycling)Đọc tiếp

Ba Dòng Nước Mắt

© Phạm Tín An Ninh

Nguồn: Bảo Vệ Cờ Vàng (21/03/21)

Tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhận đuợc thư Bình, thằng bạn thân tình từ thời nối khố. Nó là đứa cuối cùng trong đám bọn tôi rời xa đất nước, vừa mới được sang định cư bên Mỹ theo diện HO 31. Lá thư chỉ vỏn vẹn mấy dòng:

“Tao đã đến Mỹ vừa đúng hai tuần. Ở đây ồn ào và ngột ngạt quá, tao muốn tìm một chỗ bình yên. Mày có cách nào giúp tao sang Bắc Âu với mày. Bởi tao nghe mày kể bên ấy dù có buồn và mùa đông khá lạnh, nhưng cuộc sống yên bình, thích hợp cho những người cần một nơi để chửa trị những vết thương khó lành được trong lòng.

Tao đang có nhiều vết thương, và cũng đang có nhiều điều rối ren không giải quyết được. Rồi có dịp tao sẽ tâm tình với mày sau. Bây giờ, bằng mọi cách mày giúp tao sang đó với mày. Càng sớm càng tốt…”

Tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhận đuợc thư Bình, thằng bạn thân tình từ thời nối khố. Nó là đứa cuối cùng trong đám bọn tôi rời xa đất nước, vừa mới được sang định cư bên Mỹ theo diện HO 31. Lá thư chỉ vỏn vẹn mấy dòng:

Tao đã đến Mỹ vừa đúng hai tuần. Ở đây ồn ào và ngột ngạt quá, tao muốn tìm một chỗ bình yên. Mày có cách nào giúp tao sang Bắc Âu với mày. Bởi tao nghe mày kể bên ấy dù có buồn và mùa đông khá lạnh, nhưng cuộc sống yên bình, thích hợp cho những người cần một nơi để chửa trị những vết thương khó lành được trong lòng.

Tao đang có nhiều vết thương, và cũng đang có nhiều điều rối ren không giải quyết được. Rồi có dịp tao sẽ tâm tình với mày sau. Bây giờ, bằng mọi cách mày giúp tao sang đó với mày. Càng sớm càng tốt…”

Hơn một tháng trước, Định đã báo cho tôi biết việc Bình sẽ sang Mỹ. Nó đã phụ giúp vợ Bình sẵn sàng tất cả mọi thứ để đón Bình. Định còn bảo khi nào Bình đến Mỹ rồi, nó sẽ báo để tôi sang thăm. Ba thằng gặp lại, tha hồ mà kể chuyện xưa. Vậy sao bây giờ vừa mới đoàn tụ vợ con, Bình lại muốn sang Bắc Âu với tôi, một nơi xa tít mịt mùng? Đọc tiếp TẠI ĐÂY

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang

j7-w3_21

Các bài viết sưu tầm: July 16, 21

Đi Bán Muối?
NV Huỳnh Ngọc Chiến.

Đi Bán Muối?

Vợ Hiền!

Một ông sĩ quan về nhà thấy vợ ngoại tình, ông bình tĩnh nói với người kia:
Anh ra ngoài, chúng ta sẽ giải quyết theo kiểu đàn ông.

Sau đó ông đề nghị bắn hai phát đạn, rồi cả hai cùng giả chết, nếu bà vợ ôm xác ai thì người đó sẽ ở lại với bà ta.

Nghe tiếng súng nổ, bà vợ mở cửa ra kêu to:
− Anh ơi! Chui ra đi, cả hai thằng chết cả rồi.


Đi Bán Muối Là Gì?

Tại sao ngày xưa và cho đến bây giờ thỉnh thoãng ta lại nghe cụm từ “Nó đi bán muối rồi!” để ám chỉ người nào đó đã quá cố, đã chết rồi!?

Thí dụ: – Ông ấy lúc nầy khỏe không?
– Ổng đi bán muối rồi! (Ngầm ý là ông ấyđã chết)

Vậy xuất xứ và ý nghĩa của cụm từ nầy có từ bao giờ và tại sao lại gọi như vậy? Có nhiều cách giải thích lắm. Chẳng hạn như:

1. Tại vì người ta hay cúng trên bàn thờ 1 hủ gạo với 1 hủ muối nên gọi chung là “đi bán gạo bán muối”, đôi khi nói ngắn lại “đi bán muối”.

2. Tại vì họ chết là họ đi xa. Người xưa gọi là đi qua vùng muối mặn chát đớn đau.

3. Có người lại cho rằng “ĐI BÁN MUỐI” là ý nói đi trình Diêm Vương vì Diêm là Muối. Lại có một số nghĩa khác nhau, trong đó chữ Diêm này có nghĩa là cổng làng, là họ Diêm. Từ này có trước khi Phật giáo từ Ấn Độ vào Trung Quốc.

Trước khi Phật giáo vào Trung Quốc, người Trung quốc chỉ nghĩ cõi chết có 9 dòng suối màu vàng (cửu tuyền, hoàng tuyền), mà không cụ thể có ai cai quản.

Đến khi Phật giáo từ Ấn Độ xâm nhập vô, thì trong văn hóa Ấn Độ thì có hình tượng vị thần Yama-rāja là chủ của cõi người chết. Người Trung quốc phải dịch từ đó từ tiếng Phạn ra, với nguyên tắc tìm từ đọc gần giống nhất, và họ chọn từ Diêm La hoặc Diêm Ma, với chữ Diêm là của họ Diêm, chứ không phải là muối. Như vậy Yama dịch ra Diêm La là cõi người chết. Diêm La Vương là vua cõi người chết.

Có 10 vị vua của cõi này, nên gọi là Thập điện Diêm Vương. Ngòai ra cũng gọi là Minh Vương, với chữ Minh ở đây nghĩa là u tối, tối tăm. Minh vương là vua cõi tối tăm. Ở các chùa hay có tượng mười vị vua cõi âm phủ. Các chùa ở miền Bắc VN hay gọi là Thập điện Diêm Vương, ở miền Nam hay gọi là Thập điện Minh Vương.

4- Cũng theo một số người có ý khác, lại cho rằng cụm từ “Đi bán muối” xuất hiện từ thời Pháp thuộc, vì khi ấy thực dân Pháp chiếm nước ta và đã đặt ra nhiều luật lệ nhằm cai trị người dân ta, trong đó có luật lệ không được sản xuất muối, chúng độc quyền sản xuất và bán muối. Nếu chúng phát hiện người dân nào sản xuất và bán muối không do chúng sản xuất thì lập tức người ấy sẽ bị chúng xử tử hình.
Khi mới bắt đầu đô hộ Việt Nam, nắm rõ những yếu tố quan trọng của muối trong đời sống nhân dân Việt Nam, chính quyền thực dân Pháp đã có nhiều biện pháp để nắm độc quyền phân phối muối và áp đặt nhiều loại thuế và phí lên muối.
Thuế áp dụng cho muối được xếp vào nhóm: Thuế thương mãi (regies financières). Đây là loại thuế trọng yếu, gồm 3 thứ: thuế rượu (R.A), thuế thuốc phiện (R.O) và thuế muối (R.S) mà chế độ thực dân sử dụng như một công cụ độc quyền thương mãi trực tiếp mọi khâu.

Qua chính sách đánh thuế bất nhân này, Chế độ thực dân đã nhằm thu gom tiền cho ngân sách cho chánh quyền thuộc địa. Qua chính sách đánh thuế bất nhân này, chế độ thực dân đã thu về ngân quỹ của một khoản tiền khổng lồ có thể đủ trả lương cho 50% công chức ở Đông Dương. (Thời Pháp thuộc, thuế muối chiếm 6%-8% tổng thu ngân sách và đủ nuôi 50% cán bộ công chức Đông Dương).

Do đó, chế độ thực dân đã áp đặt các chế tài và hình phạt nghiêm khắc dành cho dân bản xứ nếu có ai đó liều lĩnh buôn lậu muối. Khi bị chính quyền thực dân bắt là nhiều hình phạt lưu đày tù tội cho đến chết. Thế nên xuất hiện trong ngôn ngữ nói của dân gian có cụm từ “Đi bán muối” để ám chỉ đã đi vào cõi chết khó thoát.”

Vậy, ngày trước, đi bán muối là một việc rất là nguy hiểm vì lợi nhuận rất cao, thường hay đi xa và cũng bị nhà nước Pháp quyền cấm đoán. Có người đi bán muối không về, lâu dần rồi dân gian nói tránh người chết là đi bán muối”…cũng là đúng. Tóm lại, “đi bán muối là chết”.

Thơ: NGƯỜI ĐI BÁN MUỐI
Buồn quá người “đi bán muối” rồi,
Cô phòng một bóng một mình tôi.
Sáng ra cửa sổ nhìn hiu quạnh,
Tối đến buồn trông đứng lại ngồi.
Ngày ấy lứa đôi chung hội hiệp,
Nay về hai ngã rẽ hai nơi.
“Người đi bán muối” buồn không nhỉ?
Tôi ở mình tôi dạ rối bời!

Hồ Nguyễn (30-7-2019)

Họa : Em Đi Bán Muối
(Ở Dưới Suối Vàng)

Bán muối, người yêu nỡ bỏ tôi
Hai đàng ngăn cách thật xa rồi
Đôi nơi cách biệt, nhà không gặp
Chín suối rời xa, chỗ trống ngồi
Giáp mặt đùa vui quen tánh nết
Chia tay gắt gỏng lạ người nơi
Em đi, lẻ bóng, nằm yên nghỉ…
Anh ở một mình ruột thắt bời!

Mai Xuân Thanh (30/07/19)

Nguồn: hoainiemtayninh.com

Nhà văn Huỳnh Ngọc Chiến

Nhà văn Huỳnh Ngọc Chiến, tác giả tiểu luận “Lai Rai Chén Rượu Giang Hồ” qua đời thọ 66 tuổi.

❖ Nhà văn Huỳnh Ngọc Chiến tác giả tiểu luận “Lai Rai Chén Rượu Giang Hồ”, vừa qua đời vào ngày 1 tháng 6, 2021 (nhằm ngày 21 tháng Tư, năm Tân Sửu) tại Việt Nam hưởng thọ 66 tuổi. Sau đây là Lời Cuối của Huỳnh Ngọc Chiến, mời các thân hữu đón đọc như một lời chia tay cùng nhà văn. Thân

❖ (Sự tương quan giữa ngôn ngữ và ý nghĩa, hoặc giữa văn từ (akshara) và thực tướng (tattvam hoặc tathāvam), hoặc giữa ngôn thuyết (deśana) và chân lý (siddhānta), cũng giống như sự tương quan giữa ngón tay và mặt trăng. Cần phải có một ngón tay để chỉ mặt trăng, nhưng không nên chấp ngón tay làm mặt trăng. Nếu ta chấp văn tự (aksara) hoặc ngôn ngữ (ruta) hoặc ngôn thuyết (deśana) làm chính tự thân của thực tại thì điều đó cũng gây nên các hậu quả tai hại tương tự. Những kẻ nào không thể rời mắt được khỏi đầu ngón tay sẽ không bao giờ liễu ngộ được đệ nhất nghĩa đế (paramārtha) của các pháp)… Huỳnh Ngọc Chiến: Ngón tay chỉ mặt trăng: thông điệp Kinh Lăng Già

❖ Tánh Không – Cốt Tủy Triết Học Phật Giáo (Huỳnh Ngọc Chiến): huynhngocchien.com

❖ Kiếm Đạo (Huỳnh Ngọc Chiến) huynhngocchien.com

j7-w2_21

Các bài viết sưu tầm: July 09, 21

Người Chết Mang Theo?
Vĩnh Biệt ĐT Trần Thiện Khiêm

Vĩnh Biệt ĐT Trần Thiện Khiêm

❖ Nhiều người nghe tin Đại tướng Trần Thiện Khiêm qua đời mới nhớ đến ông, biết ông đã sống thọ gần 100 tuổi. Cả đời ông sống đã kín đáo như vậy, mặc dù đã giữ nhiều chức vụ lãnh đạo ở miền Nam Việt Nam, từ 1963 đến 1975. Có lúc ông ngồi trong “Tam Đầu Chế” (troika) nắm quyền cao nhất nước, gồm Nguyễn Khánh, Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm. Sau lại làm thủ tướng với ông Nguyễn Văn Thiệu một thời gian rất dài. Sau 1975 ông Trần Thiện Khiêm cũng sống bình lặng, chỉ thấy ông xuất hiện một lần năm 2013, đi với Đề đốc Trần Văn Chơn và Tướng Nguyễn Khắc Bình thăm Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân và Việt Nam Cộng Hòa ở San Jose… Ngô Nhân Dụng VOA 26/06/21

Cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm qua đời tại California hưởng thọ 95 tuổi

❖ Vào hôm Thứ Năm (ngày 24 tháng 06), theo thông báo của Cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc tức nhà báo Giao Chỉ tại San Jose cho biết, Cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm đã qua đời vào ngày 24 tháng 6 năm 2021 tại Miền Nam California của Hoa Kỳ, hưởng thọ 95 tuổi. Nhà báo Giao Chỉ cho biết thêm rằng sẽ có nhiều thân hữu từ miền Bắc California xuống dự lễ tang và lễ tưởng niệm sẽ được tổ chức 1 tuần sau đó tại San Jose.

Ông đảm trách những chức vụ cao trong Quân đội như: Tư Lệnh Quân Đoàn, Tham Mưu Trưởng rồi Tổng Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu. Ngoài ra, ông còn là một trong số ít sĩ quan được thăng cấp tướng ở thời kỳ Đệ Nhất Cộng Hòa (Thiếu Tướng năm 1962) và là một trong 5 sĩ quan được phong cấp Đại Tướng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa… SNTN 25/06/21

Vài Nét Về Cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm

dt-tran-thien-khiem-imageĐT Trần Thiệm Khiêm, Ảnh LSQLVNCH

❖ Trần Thiện Khiêm (15/12/1925 – 24/06/2021) nguyên là một tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Đại tướng. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên ở trường Võ bị Liên quân Viễn Đông do Quân đội Thuộc địa Pháp mở ra tại Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Mặc dù chuyên môn quân sự của ông là Bộ binh, nhưng khi còn là sĩ quan trung cấp, ông ít phải chỉ huy đơn vị tác chiến mà được cử giữ những chức vụ liên quan đến lãnh vực Tham mưu. Sau lên đến sĩ quan cao cấp, ông được cử chỉ huy đơn vị cấp Sư đoàn một thời gian ngắn. Ông từng là tướng lĩnh giữ vai trò quan trọng trong các cuộc Đảo chính Quân sự tại Việt Nam Cộng hòa trong những năm 1963-1964. Sau đó ông được đảm trách những chức vụ cao trong Quân đội như: Tư lệnh Quân đoàn, Tham mưu trưởng rồi Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu. Là một trong số ít sĩ quan được thăng cấp tướng ở thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa (Thiếu tướng năm 1962) và là một trong 5 sĩ quan được phong cấp Đại tướng trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông còn là một chính khách và là người giữ chức vụ đứng đầu Quốc phòng và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa Việt Nam Cộng hòa trong thời gian lâu nhất. Ông là tướng lĩnh cao cấp nhất của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa có tuổi thọ cao thứ ba sau Đề đốc Trần Văn Chơn (1920-2019) và Trung tướng Phạm Xuân Chiểu (1920-2018)… Bách Khoa Toàn Thư – Wikiwand (Viewed 06/07/21)

Cái ‘Tích Tắc’ Ngắn Ngủi…

Người Chết Mang Theo Thứ Gì?

anh-muc-dong

Ảnh minh họa, © hcasp.com photo

Một người đàn ông nọ đã mất rồi, hồn mới ý thức được rằng cuộc đời mình thật ngắn ngủi. Lúc đó, anh ta nhìn thấy một vị Bồ Tát tay xách một cái hòm, tiến lại phía mình.

Bồ Tát nói: “Con trai, chúng ta đi thôi.”
Người đàn ông đáp: “Sao nhanh quá vậy, con còn rất nhiều việc vẫn chưa hoàn thành.”

Bồ Tát nói: “Ta xin lổi, nhưng thời gian của con hết mất rối.”
Người đàn ông lại hỏi: “Vậy thưa Bồ Tát, trong chiếc hòm của ngài có chứa thứ gì vậy?”
“Đó là di vật của con,” Bồ Tát trả lời.

Người đàn ông tỏ ra nghi ngờ, hỏi tiếp: “Là di vật của con sao? Ý của người là những thứ đó thuộc về con, có phải là quần áo và tiền không ạ?”

Bồ Tát đáp: “Những thứ đó trước giờ chưa bao giờ thuộc về con, chúng thuộc về địa cầu.”
“Vậy có phải trong đó là ký ức của con không?” – người đàn ông ngẩm nghĩ một lát rồi phỏng đoán.
“Không phải, ký ức thuộc về thời gian.”

Người đàn ông lại đoán: “Có phải là tài năng thiên phú của con?”
“Không, tài năng thuộc về cảnh ngộ.”

Người đàn ông băn khoăn: “Lẽ nào trong đó là bạn bè và người nhà con?”
“Con trai ạ, không phải vậy đâu. Họ thuộc về hành trình mà con đã đi qua”.
“Vậy có phải là vợ và các con của con trong đó không Bồ Tát?” – người đàn ông hỏi tiếp.
“Không, họ thuộc về trái tim của con.”

Người đàn ông lại phỏng đoán: “Vậy nhất định đó là thân xác của con rồi.”
“Không thân xác của con thuộc về cát bụi.”

Cuối cùng, người đàn ông khẳng định chắc chắn: “Vậy đó nhất định là linh hồn của con!”

Lúc này,Bồ Tát mỉm cười, đáp: “Con trai con hoàn toàn sai. Linh hồn của con thuộc về vũ trụ.”

Mắt ngấn lệ… người đàn ông nhận chiếc hòm từ tay Bồ tát – bên trong chiếc hòm trống rỗng.

Nước mắt chảy dài trên má, trái tim vỡ vụn, người đàn ông hỏi Bồ Tát: “Lẽ nào từ trước tới nay con chẳng sở hữu bất cứ thứ gì sao?”

Vị Bồ Tát đáp: “Đúng thế con ạ. Trên thế giới này bây giờ chẳng có thứ gì thực sự thuộc về con.”
“Vậy thì cái gì mới là của con?”
“Mỗi tích tắc khi con đang còn sống, chúng thuộc về con, còn bây giờ, khi đã hết thời gian, con chẳng còn gì cả.”

Đến lúc này, người đàn ông như mới như được thông suốt. Thì ra, sinh mệnh, đời người chỉ là những cái tích tắc ngắn ngủi và điều chúng ta nên làm nhất, là tận dụng nó sao cho hiệu quả, thật tốt, yêu quí nó, thưởng thức nó!

Còn được sống, đó đã là một sự sở hữu. Khỏe mạnh mới là mục đích và hạnh phúc mới là đích đến!

Nguồn: Báo Nam Úc Tuần Báo Số 1284, P35 18/02/2021

j7-w1_21

Các bài viết sưu tầm: July 02, 21

Vợ Trách Chồng.
Lịch Sử Gia Định.
Gia Định Thành Thông Chí

Vợ Trách Chồng

Chuyện Người Thợ Mộc

Một người thợ mộc chặt một thân cây, làm thành ba chiếc thùng.

Một thùng đựng phân, gọi là thùng phân, mọi người đều xa lánh. Một thùng đựng nước, gọi là thùng nước, mọi người đều dùng. Một thùng đựng rượu, gọi là thùng rượu, mọi người đều thưởng thức!

Thùng là như nhau, bởi vì đựng đồ khác nhau mà vận mệnh thành khác nhau.

Bài học rút ra: Cuộc đời là như vậy, có quan niệm thế nào sẽ có cuộc đời như thế, có suy nghĩ thế nào sẽ có cuộc sống như thế!

“Watch your thoughts, they become words; watch your words, they become actions; watch your actions, they become habits; watch your habits, they become character; watch your character, for it becomes your destiny.”


Vợ Trách Chồng

Vợ trách cứ chồng:
– Trên đời chưa thấy ai keo kiệt, bủn xỉn như anh. Tôi lấy anh cũng phải hơn 10 năm rồi, vậy mà chẳng biết du lịch là cái gì cả.

Ông chồng liền cãi lại:
– Em nói vậy là sai rồi! Mỗi năm vợ chồng mình đều đi du lịch dài ngày!
– Làm gì có chuyện đó! – Cô vợ tức giận quát.

Ông chồng nhún vai:
– Năm nào cũng đi một chuyến vòng quanh mặt trời (tá hõa) mà em còn chưa vừa lòng là sao? – !!!


Học Trò Siêng Năng

Phát hiện Tý không đến lớp, cô chủ nhiệm gọi điện hỏi cậu học trò:
– Sao hôm nay em không đi học vậy Tý?

Tý rầu rĩ đáp:
– Thưa cô, bố mẹ em đang ở trong bệnh viện ạ!

Cô giáo nghe vậy, dịu giọng nói:
– Vậy thì em cứ nghỉ ở nhà ít ngày nhé!

Một tuần lễ sau, Tý vẫn không đến lớp. Cô giáo lo lắng, gọi hỏi thăm:
– Bố mẹ em sao rồi Tý?
– Dạ, bố mẹ em vẫn ở trong bệnh viện cô ạ! – Tý đáp.

Cô giáo kinh ngạc:
– Bố mẹ em bị làm sao mà lâu ra viện thế?

Tý gãi đầu đáp:
– Bố em là bác sỹ, còn mẹ em là y tá, đang ở trong bệnh viện ạ!
– Bó tay!


Uống Thuốc Ngừa Thai!

Tình cờ nhìn thấy cô bạn thân uống thuốc, Rosie hỏi:
– Cậu bị bệnh à?
– Không có! – Cô bạn đáp – Chỉ là thuốc tránh thai thôi, trong giai đoạn này tớ phải tích cực phòng tránh.

Rosie tò mò đáp:
– Không phải cách đây mấy tháng cậu nói là chồng cậu được chẩn đoán là vô sinh rồi sao?

Cô bạn thở dài:
– Thì vậy nên tớ mới càng lo phòng tránh đấy mà.
– !?!


Muốn Nghĩ Ngơi

Một ông du khách người Anh đến đảo Corse. Ông thấy trên bến cảng có một ngư dân trẻ đang nằm trên chiếc thuyền câu thảnh thơi nhìn trời cao.

Ngạc nhiên ông liền hỏi:
– Tại sao anh không làm việc để có chiếc thuyền thứ hai?

Anh ngư dân liền hỏi lại:
– Để làm gì?
– Với số tiền có được từ con thuyền thứ hai, anh sẽ mua được chiếc thuyền thứ ba, thứ tư, rồi cả một đoàn thuyền.
– Rồi sao nữa?
– Với số tiền có được từ đoàn thuyền, thì anh có thể nghỉ ngơi rồi.

– Ơ! Vậy ông xem, tôi đang làm gì đây?

Nguồn: hoainiemtayninh.blogspot.com

Lịch Sử Gia Định…

© Nguyễn Thanh Liêm

Nguồn: Hội Cựu HS Tống Phước Hiệp Vĩnh Long (26/07/20)

Chín năm trước, năm 1998, dân Sài Gòn – Gia Định ăn mừng kỷ niệm 300 thành phố Sài Gòn. Điều này nói lên rằng thành phố Sài Gòn ra đời hồi năm 1698. Tựa trên dữ kiện nào mà người ta có thể xác nhận như vậy? Nói Sài Gòn ra đời năm 1698 người ta đã tựa trên cái mốc lịch sử của sự việc là hồi năm này Minh Vương Nguyễn Phúc Chu sai Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, và công việc của Nguyễn Hữu Cảnh trong chuyến kinh lược này được Trịnh Hoài Đức ghi lại trong “Gia Định Thành Thông Chí” là:

“Lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên; lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh đặt chức lưu thủ, cai bộ và ký lục để cai trị” (Gia Định Thành Thông Chí, tr. 12).

Đây là lần đầu tiên đất này được định danh, được phân ranh, được đăng ký vào sổ bộ của Việt Nam. Qua việc làm này, Nguyễn Hữu Cảnh đã chánh thức xác lập và tuyên bố chủ quyền quốc gia Việt Nam trên vùng đất mới này. Danh xưng Gia Định ra đời từ lúc đó, và từ đó mới có phủ Gia Định, có huyện Tân Bình thuộc phủ Gia Định. Gia Định lúc này chỉ mới là một phủ bao gồm cả Sài Gòn. Hai địa danh Sài Gòn – Gia Định luôn luôn gắn liền nhau bởi Sài Gòn là là lỵ sở của Gia Định, và năm 1698 là cái mốc chính cho danh xưng Sài Gòn Gia Định vậyĐọc tiếp

Gia Định Thành Thông Chí – Trịnh Hoài Đức

Giới Thiệu

Trịnh Hoài Đức (1765-1825), tự Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai, là một công thần của triều Nguyễn, đồng thời là một nhà thơ, nhà văn và là một sử gia nổi tiếng của Việt Nam thế kỷ 18. Văn thơ của ông và Lê Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh in chung trong một bộ “Gia Định tam gia thi”. Ngoài ra ông để lại các bộ sách Lịch đại kỷ nguyên, Khang Tế Lục, Cấn trai thi tập, Bắc sử thi tập, Minh bột di hoán văn thảo và Gia Định thành thông chí. Bộ Gia Định thành thông chí là một công trình có giá trị cao về lịch sử, địa lý và văn hóa của miền Nam Bộ. Nội dung tập sách ghi chép đầy đủ và tỉ mỉ về núi sông, khí hậu, việc thành lập các trấn, thành trì, cũng như về phong tục tập quán, tính cách và sinh hoạt của người dân Nam Bộ. Cho đến nay bộ sách này vẫn được xem là một trong những sử liệu quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu Nam Bộ.


Tiểu-Sử

Trịnh Hoài Đức (1765-1825) có tên gọi khác là An, tên tự Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai; tổ tiên gốc người huyện Trường Lạc, Phúc Kiến (Trung Quốc). Đầu đời nhà Thanh, ông nội là Trịnh Hội (hiệu Sư Khổng) di cư qua Việt Nam, ngụ tại Trấn Biên (Biên Hòa ngày nay).

Cha Trịnh Hoài Đức là Trịnh Khánh, đời Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) được bổ làm Cai thu, sau được thăng Cai đội. Khi cha mất, Trịnh Hoài Đức mới 10 tuổi, sau theo mẹ dời vào Phiên Trấn (Gia Định – TP. Hồ Chí Minh ngày nay). Tại đây, ông theo học Xử sĩ Võ Trường Toản.

Năm Mậu Thân (1788), khi Nguyễn Ánh chiếm Gia Định, Trịnh Hoài Đức cùng nhóm Lê Quang Định ra ứng cử, được bổ làm Hàn lâm viện Chế cáo. Năm 1789, ông nhậm chức Điền Tuấn sứ huyện Tân Bình. Sau đó, ông đổi qua bộ Hình, kế nhiệm chức Thị giảng Đông cung. Năm 1794 ông được bổ làm Ký lục dinh Trấn Định (Mỹ Tho ngày nay). Năm 1801, Trịnh Hoài Đức làm Tham tri bộ Hộ…


Thân mời đọc tiếp hay download bộ sách này về máy PC (click mủi tên để mở đường kink bên trong)

@ TẠI ĐÂY

Tài liệu từ Thầy HCD Trường NDC & LNH Định Tường