a8w4_21

Các bài viết sưu tầm: Aug 27 , 21

Bỏ qua đi Tám!
Ngày Lễ Vu Lan.
Thụ Phấn…

Bỏ Qua Đi Tám!

Bỏ Qua Đi Tám!

Người Sài Gòn xưa có cách xưng hô thứ bậc thú vị: công chức, người có học là thầy Hai, người Hoa buôn bán là chú Ba, đại ca giang hồ là anh Tư, lưu manh là anh Năm… người lao động nghèo xếp thứ Tám. Sao lại xưng hô vậy? Chiều muộn hôm qua có cậu bạn đi công việc ghé ngang nhà rủ làm ly cà phê tán dóc. Nói chuyện lan man một hồi, tự nhiên anh chàng kể công ty em có ông già gác cửa rất hay nói câu “bỏ qua đi Tám”…

“Em không hiểu, có lần hỏi thì ổng nói đại khái là dùng khi can ngăn ai bỏ qua chuyện gì đó, nhưng sao không phải là Sáu hay Chín mà lại là Tám thì ổng cũng không biết”, cậu bạn thắc mắc. Dựa vào những câu chuyện xưa cũ, những giai thoại, nên kể ra đây chút nguyên cớ của câu thành ngữ có lẽ sắp “thất truyền” này…

Trước hết, phải biết là câu này phát sinh ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn từ thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ 20. Thời đó, cách xưng hô thứ bậc trong xã hội rất phổ biến và phần nào phản ánh vị trí xã hội, giai cấp… một cách khá suồng sã và dễ chấp nhận.

❖ Thứ Nhất: Đứng trên hết là các “Quan Lớn” người Pháp hoặc các quan triều nhà Nguyễn, thành phần này thì không “được” xếp thứ bậc vì giới bình dân hầu như không có cơ hội tiếp xúc đặng xưng hô hay bàn luận thường xuyên.

❖ Thứ Hai: Kế đến là các công chức làm việc cho chính quyền, họ ít nhiều là dân có học và dân thường hay có dịp tiếp xúc ngoài đời, là cầu nối giữa họ với các thủ tục với chính quyền, hoặc đó là thành phần trí thức, đó là các “thầy Hai thông ngôn”, hay “thầy Hai thơ ký”…

❖ Thứ Ba: Là các thương gia Hoa Kiều, với tiềm lực tài chính hùng hậu và truyền thống “bang hội” tương trợ, liên kết chặt chẽ trong kinh doanh, các “chú Ba Tàu” nghiễm nhiên là thế lực đáng vị nể trong mắt xã hội bình dân Sài Gòn – Chợ Lớn thời đó.

❖ Thứ Tư: Là các “đại ca” giang hồ, những tay chuyên sống bằng nghề đâm chém và hành xử theo luật riêng, tuy tàn khốc và “vô thiên vô pháp” nhưng khá “tôn ti trật tự (riêng)” và “có đạo nghĩa” chứ không tạp nhạp và thiếu nghĩa khí như các băng nhóm “trẻ trâu” hiện đại. Các “anh Tư dao búa” vừa là hung thần, vừa ít nhiều lấy được sự ngưỡng mộ của giới bình dân (và cũng không ít tiểu thư khuê các) thời đó.

❖ Thứ Năm: Là vị trí của giới lưu manh hạ cấp hơn: các anh Năm đá cá lăn dưa, móc túi giật giỏ, hay làm cò mồi mại dâm…

❖ Thứ Sáu: Bị giới bình dân ghét hơn đám lưu manh côn đồ là các “thầy Sáu phú-lít (police)”, “thầy Sáu mã tà”, “thầy Sáu lèo”. Chức trách là giữ an ninh trật tự, chuyên thổi còi đánh đuổi giới buôn gánh bán bưng bình dân, nhưng các “thầy Sáu” này cũng không từ cơ hội vơ vét ít tiền mọn “hối lộ” của họ để “nhẩm xà” (uống trà).

❖ Thứ Bảy: Và trong giới buôn bán thì không thể thiếu chuyện vay vốn làm ăn, mặc dù Tàu hay Việt cũng đều có tổ chức cho vay. Nhưng phổ biến và “quy củ” nhất ở cấp độ trung – cao khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn thời đó là các “anh Bảy Chà và”, các anh này là các nhà tài phiệt người Ấn, vừa giàu vừa ít bị “ghét”, vừa ít nhiều có quan hệ qua lại với giới chức người Pháp, lại làm ăn đúng luật lệ, ít thừa cơ bắt chẹt lãi suất nên khá được giới kinh doanh tín nhiệm.

❖ Thứ Tám: Xếp thứ Tám chính là lực lượng đông đảo nhất xã hội bình dân bấy giờ: họ là giới lao động nghèo chỉ có sức lực làm vốn nuôi miệng, từ bốc vác, gánh nước bồng em, đến “sang” hơn chút xíu là phu xe kéo…

Tuy đông nhưng lại yếu thế nhất vì thất học, không có tiền như thầy Hai, anh Ba, cũng hiền lành chứ không bặm trợn phản kháng bạt mạng như các anh Tư anh Năm nên họ thường xuyên chịu sự áp bức, bắt nạt từ mọi phía. Cách để yên thân khả dĩ nhất với họ là khuyên nhau cắn răng nhẫn nhịn, quên đi để sống: “Bỏ qua đi Tám”, bây giờ chắc là đã dễ hiểu rồi.

❖ Thứ Chín: Không còn liên quan nữa, nhưng nhân tiện sẵn nói luôn về thứ bậc chót cùng trong xã hội thời đó: các cô, các chị Chín xóm Bình Khang chuyên “kinh doanh” bằng “vốn tự có”.

Có thể nói, tính cách người Sài Gòn bắt nguồn từ yếu tố, điều kiện thực tế nhất ở Sài Gòn là “Làm”: “Làm ăn”, “Làm chơi ăn thiệt”, “Làm đại”, “Dám làm dám chịu”… được thể hiện một cách giản dị, thiết thực, “liều lĩnh” nhưng cũng đầy trách nhiệm. Ở Sài Gòn, “dư luận xã hội” không nặng nề khe khắt với những cái khác, cái mới. Người Nam khá dân chủ trong các mối quan hệ xã hội và cả trong gia đình, từ cách xưng hô (người Nam thường xưng “tui”) đến việc cá nhân ít lệ thuộc, phụ thuộc vào cộng đồng.

Chỉ vậy thôi, bất kể người tỉnh nào vùng miền nào, miễn là sống ở Sài Gòn, rồi có tính cách như vậy, thì đó là Người Sài Gòn… Có lẽ vì vậy mà người ta thường gọi người Sài Gòn một cách trìu mến là “Anh Hai Sài Gòn”.

Dài dòng tí để trình bày chút kiến giải về một câu thành ngữ đang dần bị quên lãng dùng để bày tỏ thái độ khuyên người hoặc tự an ủi mình hãy đừng để ý những chuyện không vui, hay bị ai đó “chơi không đẹp”. Nếu lỡ đọc thấy không có gì thú vị thì thôi, “bỏ qua đi Tám”.

© Nguyễn Thị Hậu

Nguồn: hoainiemtayninh.blogspot on 18/8/21

Ngày Lễ Vu Lan

© Chú Chín Cali

Nguồn: chuchincali.blog (17/09/17)

hoa-hong-trangBạch hồng. © chuchincali blog

Ông Tư sờ soạng hết mấy cái túi áo nhưng không thấy cái điện thoại mắc dịch đang reo om sòm. Sau cùng ông cũng tìm được nó, nằm sâu trong túi quần.

– Hello, ba nghe đây con.

– Con tới rồi, đậu xe ngoài cổng, ba xuống đi.

Ông Tư biết mình chậm chạp nên đã mặc sẵn quần áo, giày vớ chỉnh tề ngồi đợi từ trưa. Ông lệ mệ lần từng bước xuống cầu thang. Còn có mấy nấc nữa là đến mặt đất rồi nhưng hai đầu gối ông đã thấy mõi nhừ. Ông đứng lại để thở, miệng lầm bầm “đã biểu nó mua nhà trệt mà nó có nghe mình đâu!”. Ông vừa xoa xoa hai đầu gối vừa nghĩ lại mới thấy nực cười cho sự khó tánh vô lý của mình. “Nhà của tụi nó chứ có phải nhà của mình đâu mà đòi nhà trệt với nhà lầu!”

Từ khi bà Tư mất, tinh thần ông Tư xuống hẳn, lẫm cẫm hơn, sức khỏe của ông cũng giảm sút  theo rất nhanh. Ông không màng nhà to cửa rộng nên đem bán hết tài sản rồi chia cho hai đứa con. Ông nghĩ với số tiền hưu khá cao, ông dư sức sống thoải mái tuổi già mà không cần nhờ đến con. Cho đến ngày nào ông không còn tự lo cho mình được nữa, ông sẽ xin vào nursing home cho xong một kiếp người. Bây giờ còn khỏe ông tạm thời sống với đứa con trai út độc thân. Nó thường ở nhà cô bạn gái, thỉnh thoảng mới về nhà, mang theo bạn bè bày nhậu nhẹt rần rần rồi kéo nhau đi để lại chiến trường ngổn ngang . Ông dọn dẹp đâu vào đó cho nó. Nhưng chứng nào tật nấy, ít lâu sau nó lại kéo bạn về quậy tiếp. Ông thấy bị phiền nên cự nự. Thằng Út không nói gì, nhưng từ đấy ít thấy nó về nhà. Ông hối hận lắm nhưng bù lại ông được sống yên tỉnh hơn trong căn nhà đẹp mà không phải lo chuyện trả billsĐọc tiếp

Thụ Phấn

© Huy Lâm

Nguồn: thoibao.com (30/07/21)

to-ongTổ Ong, © Ảnh wikipedia

Ong tự nhiên đang có nguy cơ tuyệt chủng khiến các nhà khoa học phải sáng chế ra ong máy.

Từ lâu, nhà nông vẫn phải cần đến côn trùng, gió và thậm chí cả sức lao động của con người để giúp thụ phấn cho các loại cây trồng của họ. Nghĩa là, để có được mùa màng tốt đẹp thì phải có bàn tay của thiên nhiên giúp sức. Nhưng nay, với những tiến bộ trong lãnh vực trí thông minh nhân tạo, người ta đang cố gắng tìm ra một cách khác để thụ phấn cho cây – đó là những máy thụ phấn.

Trên thế giới hiện nay đang có một số công ty kỹ thuật đang thử nghiệm một số máy móc để thụ phấn cho nhiều loại cây lương thực, từ những cây dâu mềm mại bò trên mặt đất đến loại cây hạnh nhân to lớn. Và tại Úc Đại Lợi, một công ty trồng trọt đặt rất nhiều tin tưởng vào khả năng của máy thụ phấn mà sắp tới đây họ sẽ đưa một dàn máy cho thử nghiệm thụ phấn các cây cà chua trồng trong khu nhà kính của họ.

Cuộc cách mạng về kỹ thuật máy tự động trong thời gian mấy năm đổ lại đây đã phát triển rất nhanh nhờ vào một loại kỹ thuật mới được gọi là “máy tự học” (deep learning) – là phương pháp huấn luyện mạng lưới thần kinh nhân tạo mô phỏng bộ não con người giúp máy có khả năng tự học từ các dữ liệu thu thập. Các tiến bộ trong lãnh vực “deep learning” trong suốt một thập niên qua đã cải thiện rất nhiều khả năng của kỹ thuật trí thông minh nhân tạo để tự biết nhận diện hình ảnh. Điều đó đã giúp cho các công ty kỹ thuật gặp được nhiều thuận lợi trong việc chế tạo ra những máy thụ phấn có khả năng xác định đó có phải là hoa hay không để cho thụ phấn một cách nhanh chóng và chính xácĐọc tiếp

Các bài viết khác

Bees – Wikipedia

Bees are insects with wings closely related to wasps and ants, known for their role in pollination and, in the case of the best-known bee species, the western honey bee, for producing honey. Bees are a monophyletic lineage within the superfamily Apoidea. They are presently considered a clade, called Anthophila. Wikipedia

Tìm hiểu về những con ong tuyệt vời của chúng tôi!

1. Ong mật Ong mật là loài thụ phấn siêu quan trọng đối với hoa, trái cây và rau quả. Điều này có nghĩa là chúng giúp các cây khác phát triển! Ong chuyển phấn hoa giữa các bộ phận nam và nữ, cho phép cây phát triển hạt và quả.

2. Ong mật sống trong tổ ong (hoặc thuộc địa). Các thành viên của tổ ong được chia thành ba loại:
    − Ong chúa: điều hành toàn bộ tổ ong. Công việc của ong chúa là đẻ trứng, sinh ra thế hệ ong tiếp theo cho đàn ong. Nó cũng sản xuất các hóa chất hướng dẫn hành vi của những con ong khác.
    − Ong thợ: chức năng của ong thợ là tìm kiếm thức ăn (phấn hoa và mật hoa từ hoa), xây dựng và bảo vệ tổ ong, làm sạch và lưu thông không khí bằng cách đập cánh. Ong thợ là những con ong duy nhất mà hầu hết mọi người từng thấy bay xung quanh bên ngoài tổ ong.
    − Drone (Ong đực): Đây là những con ong đực, và mục đích của chúng là giao phối với với ong chúa.

Thiền Bên Tổ Ong

Thời trung học, tôi thường được giáo sư Pháp văn giải thích rằng “ngay thẳng, thành thật” trong tiếng Việt có một từ tương đương trong tiếng Pháp là “sincère”. Mà từ “Sincère” lại được cấu thành bởi hai từ Latinh là “Sine” (không) và “Cera” (phấn sáp). Cho nên người “ngay thẳng thành thật” là người không tô sơn trét phấn lên mặt, lên người. Tổ ong thì có thừa phấn sáp, nhưng loài ong thì chẳng bao giờ lấy sáp mà trét lên người. Mùi thơm của mật thì tự nhiên mà tỏa lan ra bên ngoài. Người nuôi ong nào cũng biết rằng cả cái tổ ong chỉ có một mùi duy nhứt là mùi mật…

Tổ ong có thể gợi lên bao điều để thiền niệm về cuộc sống. Về mặt tổ chức xã hội, tổ ong quả là một “mô phạm”. Nếu trên trần gian này có một thứ xã hội “xã hội chủ nghĩa” theo đúng nghĩa thì xã hội đó chỉ có thể là xã hội loài ong. Trong xã hội ấy, mỗi thành phần đều có vai trò của mình. Ong chúa có nhiệm vụ điều khiển đàn ong. Mỗi ngày ong chúa đẻ khoảng 800 cái trứng đã được thụ tinh vào các lỗ cầu ong. Những cái trứng này sẽ nở ra ong thợ. Ong chúa cũng đẻ ra những trứng không được giao phối và các trứng này lại nở ra những chú ong đực. Ong chúa thu hút ong thợ xung quanh mình, ngăn cản không cho ong thợ xây mũ chúa một cách tùy tiện, kích thích ong thợ xây tầng lỗ để có nơi đẻ trứng… (Chu Thập)

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang



a8-w3_21

Các bài viết sưu tầm: Aug 21, 21

Chôn gia tài!
Giải Thoát
Taliban là ai?

Chôn gia tài

Lo xa

Người chồng hấp hối trên giường bệnh dặn dò vợ.
– Bây giờ anh đang gần đất xa trời, em có thể thú nhận về mối quan hệ với tay hàng xóm được không? Lúc này mọi thứ chẳng còn ý nghĩa gì, song anh vẫn muốn biết sự thật trước khi nhắm mắt xuôi tay.

Cô vợ ngần ngừ một lúc rồi hỏi lại:
-Thế nhỡ anh không chết thì sao?


Cơ hội sửa di chúc

Một cụ ông ngoài 80, nặng tai đã lâu, quyết định kiên trì để theo đuổi bác sĩ và… được chữa khỏi. Vài tháng sau, ông già quay trở lại phòng khám để cám ơn. Bác sĩ hỏi thăm:
– Chắc gia đình ông vui mừng lắm nhỉ?

Ông già đáp:
– Suỵt ! Tôi chưa báo cho con cháu biết về sự phục hồi của thính giác. Hôm nay tôi đến cám ơn BS, nhờ BS tôi nghe được các câu chuyện của chúng nó… và tôi đã sửa lại di chúc ba lần rồi!


Chôn gia tài

Một lão giàu có nhưng rất tham lam, ích kỷ, lúc nào cũng dặn dò vợ khi lão chết phải chôn toàn bộ vòng vàng kim cương chung với mình.

Bà con bạn bè lối xóm ai cũng biết chuyện này và đem lòng tội nghiệp cho bà vợ xấu số. Ngày chôn cất lão, trong khi bà vợ đang khóc thương chồng thì bà bạn thân đến kề tai hỏi nhỏ:
– Thế chị có chôn tài sản cho lão không?

Bà vợ sụt sùi thỏ thẻ :
– Của chồng mà, ông ấy đòi chôn chung thì tôi phải làm theo, nhưng tôi đã cẩn thận, bán hết thành tiền mặt rồi ký cho ổng cái séc rồi.

Nguồn: hoainiemtayning.blogspot.com (7/2021)

Giải Thoát

© Chú Chín Cali

Nguồn: chuchincali Blog (08/01/16)

thien-dinh-imgẢnh nguoiphattu

Thuở ấy thằng bé học lớp ba (1955). Ba Má nó ở nhà quê nên phải gởi con ăn cơm tháng nhà người bà con ở tỉnh để đi học. Nhà trọ nằm trong khuôn viên chùa Quang Minh nằm đối diện chợ thị xã Bến Tre, lúc bấy giờ chỉ là một cái chợ nhỏ. Hằng ngày đi học phải đi băng qua cái sân chùa nơi có rất nhiều cây hoa điệp vàng làm thành hàng rào rậm rạm chung quanh chùa. Trẻ con thường lục lạo các cây điệp tìm trái non để gở hột ăn chơi hoặc tìm bắt mấy con Cắc Ké, Kỳ Nhông đổi màu theo màu hoa Điệp để ẩn náo.

Một hôm vô tình bọn trẻ khám phá ra người đàn ông rách rưới và con chó bịnh hoạn nằm co ro bất động trong bụi rậm ở góc chùa. Vì hiếu kỳ, bọn chúng lò mò lại gần để xem hư thực ra sao, xem họ sống hay chết. Con chó trông thảm thương không thua gì chủ, thân mình tả tơi đầy thương tích, đang run rẩy, hai mắt nhìn lắm lét khi thấy nhiều con nít lạ. Nó nhe răng gầm gừ. Có lẽ nó bị bạo hành bởi đám trẻ con nên sợ sệt khi thấy đông con nít. Nó chúi mỏ vào người đàn ông để tìm sự che chở, vô tình nó đánh thức ông ta thức dậy. Ông mở mắt nhìn đám trẻ đang lố nhố đứng nhìn. Chúng hoảng sợ ù té bỏ chạy trối chết như gặp ma.

Về nhà thằng bé kể chuyện lại cho người lớn nghe nhưng không ai biết nhiều về ông, ngoại trừ  trước kia ông là ông khùng ăn xin, lang thang đầu đường xó chợ. Nhà chùa từ bi đã để ông sống ở một góc chùa với hy vọng tiếng chuông mỏ kinh kệ đêm ngày sẽ giúp ông sớm thoát khoải cái nghiệp chướng trầm luânĐọc tiếp

Con cò mang hình ảnh thân phận người phụ nữ người Mẹ với tấm lòng tận tuỵ suốt đời vì chồng vì con. Nhân ngày Lễ Vu Lan nhớ ơn đấng sinh thành xin mời quý thính giả thưởng thức ca cảnh Con cò Trắng của soạn giả Thu An với tiếng hát Nghệ sĩ Ngọc Hương và thí sinh Ngô Ân… By Ngọc Hà @ SBS

Taliban là ai?

Nguồn: VOA | Aug 18, 2021

Taliban trước đây cai trị Afghanistan từ năm 1996 đến năm 2001 và áp đặt một hình thức nghiêm khắc của luật Hồi giáo lên nước này. Sau đây là một số sự kiện chính về đức tin và lịch sử của tổ chức này.

Taliban được thành lập như thế nào?

lanh-dao-taliban

© Photo bbc.com

Taliban là một trong những thành phần chiến đấu trong cuộc nội chiến Afghanistan trong những năm 1990 sau khi Liên bang Xô Viết rút lui. Tổ chức này nổi lên vào năm 1994 chung quanh thành thố Kandahar, miền nam Afghanistan. Người sáng lập tổ chức là Mullah Mohammad Omar, một giáo sĩ địa phương trong thành phố, lãnh đạo các phần tử chủ chiến cho đến khi ông từ trần vào năm 2013.

Liên hệ với Hoa Kỳ
Lúc đầu Taliban tuyển mộ các thành viên từ các cựu chiến binh kháng chiến Afghanistan, thường được gọi là mujahedeen, được Mỹ yểm trợ trong cuộc chiến chống các lực lượng Xô Viết trong những năm 1980.

Làm thế nào Taliban nắm được quyền hành?
Tiếp theo việc Liên bang Xô Viết rút khỏi Afghanistan vào năm 1989 và kéo theo sự sụp đổ của chính phủ Afghanistan, nước này lâm vào cảnh nội chiến. Taliban tạo được sự ủng hộ với những lời hứa khôi phục trật tự và công lý. Vào năm 1994, Taliban kiểm soát được thành phố Kandahar với ít kháng cự, và đầu năm 1996, phe này chiếm được thủ đô Kabul.

Taliban tin vào gì?

Taliban cai trị theo cách giải thích khắc nghiệt luật Hồi giáo Shariah. Xử tử và đánh đòn tại nơi công cộng là phổ biến, và phụ nữ hầu như bị cấm làm việc hay học hành và bị buộc phải mang burqa, một loại trang phục che kín toàn thân, tại nơi công cộng. Taliban cấm phim ảnh và sách báo nước ngoài và hủy hoại những cổ vật văn hóa của các truyền thống khác, bao gồm một tượng Phật khổng lồ có từ 1.500 năm nay tại thung lũng Bamiyan ở miền trung.

Sự liên hệ của Taliban với al-Qaida như thế nào?
Taliban cung cấp nơi trú ẩn cho tổ chức chủ chiến al-Qaida, lúc bấy giờ do Osama bin Laden lãnh đạo. Al-Qaida lập các trại huấn luyện tại Afghanistan, dùng để chuẩn bị cho các cuộc tấn công khủng bố trên toàn thế giới, kể cả cuộc tấn công ngày 11/9/2001 vào nước Mỹ.

Làm thế nào Taliban mất quyền hành?

Chưa đầy một tháng sau những cuộc tấn công ngày 11/9, Hoa Kỳ và những đồng minh đưa quân vào Afghanistan. Vào đầu tháng 12, chính phủ Taliban sụp đổ, và Hoa Kỳ làm việc với người Afghanistan để thành lập một chính phủ dân chủ.

Chuyện gì xảy ra kế tiếp?
Sau khi thất bại, các lãnh đạo Taliban chạy về các căn cứ địa vững chắc của họ tại miền nam và đông Afghanistan hay vượt biên giới sang Pakistan. Tổ chức chủ chiến này sau đó lãnh đạo cuộc nổi dậy chống chính phủ Afghanistan mới được Mỹ ủng hộ, dùng cách đánh bom tự chế và những cuộc tấn công tự sát.

Năm ngoái, chính phủ Mỹ thương thuyết về một thỏa thuận với Taliban sau hơn hai thập niên dính líu quân sự tại Afghanistan. Thỏa thuận đặt ra một thời biểu cho việc rút quân Mỹ ra khỏi nước này để đổi lấy việc Taliban chấm dứt tấn công vào người Mỹ và thương thuyết với chính phủ Afghanistan. Tuy nhiên nhiều tháng thương thuyết giữa Taliban và chính phủ Afghanistan không đạt được thỏa thuận hòa bình nào

Quốc gia nào đã công nhận Taliban?

Chỉ có một ít quốc gia công nhận chính phủ Taliban khi chính phủ này cai trị Afghanistan từ năm 1996 đến 2001, trong đó có Pakistan, Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất và Ả rập Xê-Út, Hiện không rõ liệu hầu hết các nước có công nhận tân chính phủ Taliban hay không; tuy nhiên Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tháng trước nói là Afghanistan sẽ trở thành một quốc gia bị loại khỏi cộng đồng quốc tế nếu Taliban nắm quyền bằng vũ lực và tàn bạo.

❖ Chiến thắng của Taliban – Thất bại của “ảo tưởng” nhập khẩu dân chủ. Về chiến thắng nhanh chóng và sự sụp đổ bất ngờ của chính quyền Kabul, được Mỹ và phương Tây hậu thuẫn, Libération có bài xã luận mang tên “Những ảo ảnh”. Tại sao lại là ảo ảnh ? Ảo ảnh đầu tiên là “những tuyên bố tương đối mang tính hòa giải” của nhiều thủ lĩnh Taliban. Tuy nhiên, điều đó không lừa được ai ! Đối với Libération, hậu quả đã rõ ràng… Trọng Thành (RFI) Báo Việt Luận

The Taliban (/ˈtælɪbæn, ˈtɑːlɪbɑːn/; Pashto: طالبان‎, romanized: ṭālibān, lit. ’students’ or ‘seekers’), which refers to itself as the Islamic Emirate of Afghanistan (IEA), is a Deobandi Islamist movement and military organization in Afghanistan, currently waging war (an insurgency, or jihad) within the country. Since 2016, the Taliban’s leader has been Mawlawi Hibatullah Akhundzada. In 2017, the Taliban was estimated to have 200,000 troops… wikipedia

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang

a8-w2_21

Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng…


Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng…

© Vương Trùng Dương

Nguồn: Báo Việt Luận | July 25, 2021

nhac-si-tram-tu-thiengNhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng. © Ảnh Báo Việt Luận

Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bị cầm chân tại gia, mỗi ngày theo dõi tin tức toàn tin buồn, tử sinh trong gang tấc…! Để khuây khỏa, ngoài viết lách, đọc sách… thú vui và niềm an ủi duy nhất là nghe nhạc. Từ những ca khúc đó, tôi thả hồn trong khói thuốc và cung bậc với lời ca để tìm lại cung thương ngày cũ.

Như đã viết, trong ba thập niên ở Little Saigon, làm báo không lệ thuộc giờ giấc nên mỗi buổi sáng dù nắng hay mưa, tôi cũng ra quán cà phê gặp gỡ anh em, đồng nghiệp, thân hữu. Mỗi nơi có vài vị đóng đô nên phải chọn để tán gẫu. Nhờ vậy cũng biết thêm khá nhiều những mẩu chuyện trong giới văn nghệ qua chứng nhân thời quá khứ. Trong giới văn nghệ và báo chí của một thuở miền Nam hay Sài Gòn năm xưa được hiện diện nơi nầy giúp tôi hiểu thêm vì thời quân ngũ không có dịp gần gũi… Theo dòng thời gian, những khuôn mặt thân quen đó đã lần lượt qua đời khá nhiều!

Thế nhưng, từ tháng 3 năm 2020 đến thượng tuần tháng 7 năm 2021, tôi không ra quán cà phê mà mỗi sáng với cà phê backyard. Vài tháng đầu thấy buồn nhưng sau đó quen dần nhờ cái iPhone bầu bạn. Nhiều lần bạn bè gọi nhưng tôi từ chối vì ngồi quán cà phê mà thấy cảnh đeo khẩu trang mất thú vị.

Thời gian gần đây tôi đề cập đến nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn (qua hai bài viết trước đây) và nhạc sĩ Lan Đài, xuất thân nơi xứ Quảng của tôi. Tôi nhận được tin nhắn và email nhắc nhở về nhạc sĩ tài hoa với những ca khúc tuyệt vời trước năm 1975 và 15 năm ở hải ngoại (1985-2000): Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng (Nguyễn Văn Lợi, sinh năm 1937 tại Đại Lộc, Quảng Nam), ngoài ra còn bút hiệu là Anh Nam.

Năm 1990 khi định cư ở Little Saigon, tôi quen với Lâm Tường Dũ, Nguyễn Ngọc Chấn và qua hai người bạn nầy kéo thêm Trầm Tử Thiêng vì NNC & TTT thân nhau từ lúc ở Trung Tâm Học Liệu tại Sài Gòn. Khi anh Ngọc Chánh còn vũ trường Ritz trên đường Brooklurst ở Anaheim (1984-1998) thỉnh thoảng chúng tôi đến chơi được chủ nhân ưu ái tặng vài cốc rượu miễn phí, ngồi ở kệ trước quầy rượu. Cậu Trời NNC cũng ngứa tay ngứa chân nhưng có ông nhạc sĩ không thích nhảy nhót, chỉ nhâm nhi, phì phà điếu thuốc nên Cậu Trời chỉ uống Coke vì không biết uống beer, rượu, cà phê… nên tôi đùa “công tử mặc váy” nhưng yên tâm với bác tàiĐọc tiếp

a8-w1_21

Các bài viết sưu tầm: Aug 06, 21

Hữu Loan, Dzũng Chinh, Vũ Anh Khanh
Hận Tha La.


✵✵✵✵


Hữu Loan, Dzũng Chinh, Vũ Anh Khanh…

© Van Lang/Người Việt

Nguồn: Báo Việt Luận | June 26, 2020

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hữu Loan, Dzũng Chinh, Vũ Anh Khanh, ba con người tuy hoàn cảnh và đường đời khác nhau nhưng đã tình cờ gặp nhau nơi con đường cái quan, trên đường tranh đấu, mưu cầu Xuân tự do cho quê hương, dân tộc.

dzungchinh-vuanhkhanh-huuloanTừ trái, nhạc sĩ Dzũng Chinh, nhà thơ Vũ Anh Khanh, nhà thơ Hữu Loan. (Hình: wikimedia.org & Người Đưa Tin)

“Nàng có ba người anh đi quân đội,” Hữu Loan mở đầu bài thơ khóc vợ mang tên “Màu Tím Hoa Sim” được ông làm từ năm 1949, sau được in trên tờ Trăm Hoa do Nguyễn Bính làm chủ nhiệm, đã đi vào lịch sử thi ca, như một chứng nhân của lịch sử. Còn ông, sau này trở thành chứng nhân của cuộc đời.

Khi Hữu Loan vướng vào vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm, cũng như những bất mãn trước đó trong cải cách ruộng đất, ông bỏ đảng, bỏ quân đội trở về vùng quê heo hút, Nga Sơn, Thanh Hóa, để làm một người phu kéo xe thồ đá. Bỏ lại phía sau lưng con đường công danh (mà ông cho là bại hoại) phía trước.

Hữu Loan làm thơ không nhiều. Thơ ông vượt tuyến, vào Nam, không biết có phải do được in trong tập “Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Đất Bắc?”’

Chỉ biết, bài “Màu Tím Hoa Sim” được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, và truyền bá sâu rộng ở miền Nam. Ít nhất có ba bài được giới trẻ và giới trí thức thời bấy giờ yêu chuộng là “Những Đồi Hoa Sim” của Dzũng Chinh, “Màu Tím Hoa Sim” của Duy Khánh và “Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà” của Phạm Duy.

Riêng bài “Những Đồi Hoa Sim” của Dzũng Chinh và “Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà” của Phạm Duy, một bi ca, một hùng ca, cho đến nay vẫn là những tác phẩm nổi tiếng nhất dựa trên bài thơ gốc của Hữu Loan; trong đó, nhạc phẩm của Dzũng Chinh ra đời vào thập niên 1960, được cho là bản phổ nhạc sớm nhấtĐọc tiếp

Các bài viết cùng chủ đề:

Nhạc sĩ Dzũng Chinh – tác giả “Những Đồi Hoa Sim” chết trên đồi hoa sim
Nhạc sĩ Dzũng Chinh và ca khúc “Những Đồi Hoa Sim” – Huyền thoại bất tử của dòng nhạc vàng
Từ nhạc sĩ Dzũng Chinh hiểu thêm nỗi lòng thi sĩ Hữu Loan
Vũ Anh Khanh: Nhà Văn Kháng Chiến Đầu Tiên Chống Lại CSVN
“Tha La xóm đạo” và “Hoa trắng thôi cài lên áo tím”

Bài Thơ Hận Tha La

© Vũ Anh Khanh

Đây Tha La xóm đạo,
Có trái ngọt, cây lành.
Tôi về thăm một dạo,
Giữa mùa nắng vàng hanh,
Ngậm ngùi, Tha La bảo:
– Đây rừng xanh, rừng xanh,
Bụi đùn quanh ngõ vắng,
Khói đùn quanh nóc tranh,
Gió đùn quanh mây trắng,
Và lửa loạn xây thành.

Viễn khách ơi! Hãy dừng chân cho hỏi
Nắng hạ vàng ngàn hoa gạo rưng rưng

Đây Tha La, một xóm đạo ven rừng.
Có trái ngọt, cây lành im bóng lá,
Con đường đỏ bụi phủ mờ gót lạ
Ngày êm êm lòng viễn khách bơ vơ!
Về chi đây! Khách hỡi! Có ai chờ?
Ai đưa đón?
Xin thưa, tôi lạc bước!

Không là duyên, không là bèo kiếp trước,
Không có ai chờ, đưa đón tôi đâu!
Rồi quạnh hiu, khách lặng lẽ cúi đầu,
Tìm hoa rụng lạc loài trên vệ cỏ.
Nghìn cánh hoa bay ngẩn ngơ trong gió
Gạo rưng rưng, nghìn hoa máu rưng rưng.
Nhìn hoa rơi, lòng khách bỗng bâng khuâng
Tha La hỏi: – Khách buồn nơi đây vắng?
– Không, tôi buồn vì mây trời đây trắng!

– Và khách buồn vì tiếng gió đang hờn?
Khách nhẹ cười, nghe gió nổi từng cơn.
Gió vun vút, gió rợn rùng, gió rít,
Bỗng đâu đây vẳng véo von tiếng địch:
– Thôi hết rồi! Còn chi nữa Tha La!
Bao người đi thề chẳng trở lại nhà
Nay đã chết giữa chiến trường ly loạn!
Tiếng địch càng cao, não nùng ai oán
Buồn trưa trưa, lây lất buồn trưa trưa
Buồn xưa xưa, ngây ngất buồn xưa xưa
Lòng viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh
Khách rùng mình, ngẩn ngơ người hiu quạnh
– Thôi hết rồi! Còn chi nữa Tha La!
Đây mênh mông xóm đạo với rừng già
Nắng lổ đổ rụng trên đầu viễn khách.
Khách bước nhẹ theo con đường đỏ quạch.
Gặp cụ già đang ngắm gió bâng khuâng
Đang đón mây xa… Khách bỗng ngại ngần:
– Kính thưa cụ, vì sao Tha La vắng?
Cụ ngạo nghễ cười rung rung râu trắng,
Nhẹ bảo chàng: “Em chẳng biết gì ư?
Bao năm qua khói loạn phủ mịt mù!

***

Người nước Việt ra đi vì nước Việt
Tha La vắng vì Tha La đã biết,
Thương giống nòi, đau đất nước lầm than”.

Trời xa xanh, mây trắng nghẹn ngàn hàng
Ngày hiu quạnh. Ờ…Ơ…Hơ… Tiếng hát,
Buồn như gió lượn, lạnh dài đôi khúc nhạc.
Tiếng hát rằng:
Tha La hận quốc thù,
Tha La buồn tiếng kiếm.
Não nùng chưa! Tha La nguyện hy sinh
Ờ… Ơ… Hơ… Có một đám Chiên lành
Quỳ cạnh Chúa một chiều xưa lửa dậy
Quỳ cạnh chúa, đám Chiên lành run rẩy:
– Lạy đức Thánh Cha!
Lạy đức Thánh Mẹ!
Lạy đức Thánh Thần
Chúng con xin về cõi tục để làm dân…

Rồi… cởi trả áo tu,
Rồi… xếp kinh cầu nguyện
Rồi… nhẹ bước trở về trần…
Viễn khách ơi! Viễn khách ơi!
Người hãy ngừng chân,
Nghe Tha La kể, nhưng mà thôi khách nhé!
Đất đã chuyển rung lòng bao thế hệ
Trời Tha La vần vũ đám mây tang,
Vui gì đâu mà tâm sự?
Buồn làm chi cho bẽ bàng!
Ờ… Ơ… Hơ…Ờ… Ơ… Hơ… Tiếng hát;
Rung lành lạnh, ngân trầm đôi khúc nhạc,
Buồn tênh tênh, não lòng lắm khách ơi!
Tha La thương người viễn khách quá đi thôi!

***

Khách ngoảnh mặt nghẹn ngào trông nắng đổ
Nghe gió thổi như trùng dương sóng vỗ.
Lá rừng cao vàng rụng lá rừng bay…
Giờ khách đi. Tha La nhắn câu này:
– Khi hết giặc, khách hãy về thăm nhé!
Hãy về thăm xóm đạo
Có trái ngọt cây lành
Tha La dâng ngàn hoa gạo
Và suối mát rừng xanh
Xem đám Chiên hiền thương áo trắng
Nghe trời đổi gió nhớ quanh quanh…

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang