Apr-2022_w5

✵✵✵✵✵✵

chotram-qr-code

Các bài viết sưu tầm: Apr 29, 2022


Xướng ngôn viên Dạ Lan…
Những ngày cuối của VNCH.
Chiến Trường Xa Lắc.
Những trận đánh cuối cùng.
Bài Thương Ca Tháng Tư…

1

Xướng ngôn viên Dạ Lan của Đài Phát thanh quân đội Sài Gòn qua đời…

Nguồn: Blogger MÀU ÁO TRẬN | (24/03/2022)

Đầu thập niên 1960, ở miền Nam Việt Nam chưa có vô tuyến truyền hình, phải đến năm 1966 mới thành lập đài truyền hình ở Saigon. Thời điểm này người ta chủ yếu đón chờ thông tin từ 2 đài phát thanh, đó là Đài Tiếng Nói Việt Nam và Đài Phát Thanh Quân Đội. Thường là sau bữa cơm chiều, người ta mở Radio để nghe Dạ Lan – “Em gái hậu phương” giới thiệu những bài nhạc mới. Dạ Lan là chương trình của Đài Phát Thanh Quân Đội thời kỳ 1964 – 1975, nhằm an ủi và nâng cao tinh thần binh sĩ, trong đó lấy âm nhạc làm phương tiện chính…


Đọc tiếp…

da-lan-&-tran-ngoc-huyenDạ Lan và cựu Ðại Tá Trần Ngọc Huyến (Ảnh, Huy Phương)

Chương trình bắt đầu được phát sóng năm 1964 và xướng ngôn viên là cô gái xưng tên là Dạ Lan. Chương trình phát thanh này được phát mỗi đêm trên làn sóng dành riêng cho quân đội trong hệ thống phát thanh quốc gia, qua đài tiếp vận Quán Tre, có công suất rất mạnh có thể nghe đến Bến Hải, nghĩa là khắp dải đất miền Nam. Người sáng lập của chương trình là đại tá Trần Ngọc Huyến, và người quản đốc đài cuối cùng ở thời điểm 1975 là trung tá Nguyễn Quang Tuyến, tức nhà văn Văn Quang.

Hai tiếng Dạ Lan có thể hiểu đó là một loại hương thơm quyến rũ về đêm (chương trình này được phát vào buổi tối vào lúc 19 giờ). Cũng có một sự trùng hợp, tên nữ xướng ngôn viên đó cũng là Lan, tên là Hoàng Thị Xuân Lan nên có thể hiểu là một tên chung và cũng là tên riêng. Nhưng hơn một năm sau, vì lý do riêng, nữ xướng ngôn viên Xuân Lan nghỉ việc. Đài Phát thanh Quân Đội chọn một nữ xướng ngôn viên khác có giọng nói y hệt Xuân Lan khiến thính giả không thể phân biệt được đâu là người mới đâu là người cũ.

Người tiếp tục chương trình Dạ Lan, cũng do một sự tình cờ, lại vẫn có tên thật là Lan, Hồng Phương Lan, tức Mỹ Linh. Chị Mỹ Linh làm việc tại Đài phát thanh Quân Đội cho đến phút của Sài Gòn năm 1975…

Chương Trình Dạ Lan – Đài phát thanh Quân Đội VNCH

da-lan-dptqd-saigonDạ Lan 2, Ảnh nhayduwdc.org

Thưa Quí Vị, Trong tình bằng hữu, tôi xin phép được chuyển tới qúy vị tin Chị Hồng Thị Phương Lan (Dạ Lan 2) đã được Chúa gọi về. Chị ra đi hôm Chủ Nhật vừa rồi (20.3.2022) tại Thành Phố Columbia, Tiểu Bang South Carolina, hưởng thọ 90 tuổi.

Anh Em trong Đài Phát Thanh Quân Đội VNCH chúng tôi gọi Chị là Dạ Lan 2, vì Chị nối tiếp Dạ Lan 1 trong Chương Trình Dạ Lan rất ăn khách – không phải chỉ thính giả Quân Đội mà cả ngoài dân sự – của đài chúng tôi trong cuộc chiến chống Cộng. Chị cộng tác với Đài Quân Đội nhiều năm. Trước đó, Chị có chương trình Nhạc Ngoại QuốcYêu Cầu được hâm mộ đến mức thính giả yêu cầu nhạc phải đợi ít nhất 4 tuần mới được đáp ứng. Biệt Hiệu trên Đài của Chị trong chương trình này là Mỹ Linh.

Chương Trình Dạ Lan chào đời (1964) được khoảng một năm, Xướng Ngôn Viên chính thức, Cô Hoàng Xuân Lan (tức Dạ Lan 1), xin nghỉ việc vì phải lên sống trên Đà Lạt. Đài chúng tôi rất bối rối, chưa biết sẽ giải thích với thính giả về việc thay đổi Xướng Ngôn Viên như thế nào. May mắn thay, Chị Mỹ Linh được nhiều người trong Đài chú ý vì có Giọng giống như giọng của Dạ Lan 1. Đài mời Chị giúp việc này và chúng tôi rất mừng khi thấy kết quả đã tốt đẹp hơn mong muốn.

Chị Mỹ Linh tiếp nối chương trình Dạ Lan một cách toàn hảo, không bị Gián Đoạn một ngày nào và thính giả không hề biết có sự thay đổi này. Chị tiếp tục giữ vai trò quan trọng đó cho tới năm 1975. Anh Chị Em đồng nghiệp qúy Chị vì nhiều lý do và một trong những lý do là vì công việc, Chị đã “hy sinh” chuyện đánh bóng tên tuổi của mình. Trong suốt thời gian ở Saigon, chưa bao giờ Chị tìm cách “tiết lộ” rằng chính Chị là Dạ Lan, chứ không phải người làm việc trong năm đầu, người từng được Đài Phát Thanh Quân Đội in ra hàng trăm ngàn tấm chân dung gửi biếu thính giả.. Ra hải ngoại cũng vậy. Nhiều vụ tranh cãi về Dạ Lan, Chị vẫn im lặng. Nghĩ rằng dù sao nhân vật Dạ Lan cũng một thời tên tuổi ở Việt Nam, tôi xin phép được báo với quí vị tin Chị đã chia tay với hàng triệu thính giả yêu mến giọng Chị. Xin cầu nguyện hương hồn Chị sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.

© Blogger MÀU ÁO TRẬN (24/03/2022)

Thân mời đọc thêm @ mauaotran.blogspot.com

⟩⟩ TOP-PAGE

2

Những ngày cuối cùng của VNCH…

© Nam Nguyên

Nguồn: RFA (20/04/2015)

30-thang-4Ảnh minh họa ngày 30 tháng tư, RFA.

Bốn mươi năm trước, vào ngày 30/4/1975, cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 2 thập niên đã kết thúc. Cuộc chiến quốc-cộng đã làm 2 triệu người Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc bỏ mạng cùng sự hy sinh của hơn 58 ngàn người thuộc lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh.

Nam Việt Nam lúc đó đã kết thúc sứ mệnh “tiền đồn của thế giới tự do” một cách nhanh chóng và cay đắng. Những ngày cuối cùng của VNCH đã diễn ra như thế nào?

Vỡ trận

Tháng 3/1975 trước thực tế tiềm lực quân sự suy yếu, đạn dược chỉ còn đủ dùng trong 30 ngày, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu quyết định tái phối trí lực lượng. Tuy vậy quyết định triệt thoái khỏi cao nguyên Trung phần tức Quân khu II và cách thức mà các tư lệnh chiến trường thực hiện nó là một sai lầm lịch sử. Sự hỗn loạn dẫn tới việc mất luôn cả khu vực Quân khu I ở phía Bắc Việt Nam Cộng Hòa, Huế rồi Đà Nẵng thất thủ và sự sụp đổ dây chuyền kéo dài tới quê hương của Tổng thống Thiệu là Phan Rang… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

3

Chiến Trường Xa Lắc…


© Huy Văn Trương

Nguồn: Gia Đình Cựu GS TVBQGVN | (08/05/2019)

Xe bus bắt đầu đổ đèo. Cô bé hướng dẫn viên du lịch trong chiếc áo dài xanh, tóc cắt ngắn ôm gọn lấy gương mặt ngây thơ, trong sáng. Cô nói tiếng Anh khá trôi chảy.

– Quý vị đang đi trên quốc lộ bốn mươi hai và huyện Đắc một thắng cảnh thiên nhiên với nhiều di tích lịch sử của Buôn Ma Thuột. Không bao lâu nữa, chúng ta sẽ tới nhà sàn buôn Tong Yo. Trong chuyến du lịch năm ngày, quý vị sẽ ở trong căn nhà sàn dài ba mươi mét, rộng hơn tám mét được xây dựng đúng theo lối kiến trúc cổ của dân tộc M’ Nông. Ban ngày quý vị có thể cưỡi voi băng rừng, vượt suối thăm các buôn sóc xa xôi, ghé buôn Tua nếm chút rượu cần, tạt qua buôn Yang La ăn con cá lóc nướng lá chuối, hoặc thả thuyền độc mộc trên hồ Đắc ngắm cảnh hoàng hôn.

Chiều đến, thay vì dùng bữa ăn tối thịnh soạn với rượu chát đỏ hay rượu mạnh chúng tôi mời quý vị uống chút rượu cần, ăn thịt bò thui với cơm nếp dẻo nấu trong ống tre tươi, một cách nấu cơm đặc biệt của các dân tộc miền núi và thưởng thức nhạc dân gian của dân tộc M’ Nông. Tiếng chiêng, tiếng khèn, tiếng trống mộc mac đơn điệu bên bếp lửa hồng sẽ làm cho tinh thần quý vị thư giãn phần nào, quên đi cái ồn ào náo nhiệt của đô thị. Một điều khá quan trọng là quý vị có thể nhìn lại bãi chiến trường mà trước đây khoảng một phần tư thế kỷ, quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, trong một trận đánh lịch sử đã tiêu diệt gọn một tiểu đoàn địch… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

4

Những trận đánh cuối cùng 1975…

© Trọng Đạt

Nguồn:Buồn Vui Đời Lính Blog(28/04/2012)

tuong-lanh-vnch-tu-sat-1975Sĩ Quan QLVNCH tuẫn Sát 1975, Ảnh photobucket.

Bài đọc suy gẫm: 30-4. Những Trận Đánh Cuối Cùng, Sài Gòn Thất Thủ, tác giả Trọng Đạt tổng kết một số diễn biến và những trận đánh của những ngày cuối.

…Ngày 4-4-1975 Phan Rang và Phan Thiết được sáp nhập vào Quân khu 3. Tại Phan Rang lực lượng ta gồm 2 trung đoàn bộ binh 4 và 5 thuộc sư đoàn 2, 1 lữ đoàn Dù, 1 liên đoàn Biệt Động quân, 4 tiểu đoàn Địa phương quân, sư đoàn 6 Không quân, Hải quân gồm 2 khu trục hạm, một giang pháo hạm, một hải vận hạm… Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 đóng tại Tháp Chàm.

Phan Rang phố xá vắng tanh, dân di tản về Phan Thiết rất nhiều, ngày 14-4 Việt Cộng tấn công tuyến phòng thủ Phan Rang tại phi trường, một tiểu đoàn Dù đụng độ Việt Cộng, địch bỏ xác cả 100 tên. Ngày 15-4 Phó Thủ tướng đặc trách Quốc phòng Trần văn Đôn và Tướng Toàn thị sát mặt trận. Khi phái đoàn vừa về thì Việt Cộng tấn công mạnh, địch tăng cường sư đoàn 325 và nhiều chiến xa. Quân đội VNCH phản công dữ dội nhưng không thể chống lại lực lượng quá đông của địch phải rút lui, trung đoàn 4 và 5 tan rã.

Khuya ngày 16-4 chỉ có 200 người thoát vòng vây, các sĩ quan thuộc Bộ tư lệnh tiền phương và và sư đoàn 6 không quân bị bắt hết, các đơn vị ta tại đây coi như tan rã, Việt Cộng chiếm được 40 máy bay tại Phan Rang.

Hai hôm sau ngày 18-4 Phan Thiết cũng bị lọt vào tay Cộng quân… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Vài hàng về Tác Giả Trọng Đạt.

Trọng Đạt: Tên thật là Nguyễn Trọng Đạt, sinh năm 1942 tại Đông Lao, Hà Đông. Theo gia đình di cư vào miền Nam tháng 3-năm 1955.

Tốt nghiệp:
⚊ Cử nhân văn chương năm 1966 tại Sài Gòn.
⚊ Cao Học Kinh Tế Tài Chánh – Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (1969) Saigon.
⚊ Khóa 3/70 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức.
⚊ Trường Sinh Ngữ, Viện Đại học Sài Gòn, ban Pháp văn năm 1972.
⚊ Dạy học, công chức chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
⚊ Tù Cộng Sản tử 1975-1980. Vào Mỹ tháng Giêng 1990, diện HO 1.

Các bài viết cùng chủ đề:

Bản Tin Tức Cuối cùng của Đài Phát Thanh Saigon 29/04/1975.

Những xướng ngôn viên của Đài Sài Gòn ngày 29-4-1975 giống như những nhạc công cần mẫn trên boong tầu Titanic, trong giờ phút lâm chung của tàu Titanic, tất cả đều hỗn loạn, nhưng họ vẫn bình thản tấu đoạn nhạc vui Mozart… Sài gòn ngày 29-4-1975 cũng hỗn loạn, người ta giẫm đạp lên nhau để leo lên trực thăng hay trèo lên chiến hạm há mồm ở cửa biển như trong hồi ký Cao Xuân Huy… mời quý vị nghe bản nhạc cuối cùng trước khi chiếc “Titanic” Việt Nam Cộng Hòa chìm xuống… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY


Chuyện Tháng Tư Đen (Gs.Lâm Văn Bé)

Lịch sử nhiều khi bị thay đổi. Không phải vì sự kiện lịch sử thay đổi, nhưng sự kiện lịch sử khi được tường thuật, nhận định, lại bị thay đổi bởi chính kiến, thành kiến, tư lợi.

Khi xưa, sử quan viết sử để phục vụ cho một triều đại cầm quyền, hôm nay người viết sử hay nghiên cứu sử lại bị quyền lợi cá nhân hay phe nhóm chi phối. Đem tâm tình viết lịch sử và đọc lịch sử là chuyện muôn đời.

Sự gian trá, ngụy tạo tài liệu lịch sử lại càng trầm trọng hơn với thông tin điện tử. Thông tin trên internet hôm nay là sản phẩm đôi khi của tưởng tượng, nếu không là sự lập lại thành thật những dữ kiện đã bị nhào nặn, vô tình hay cố ý qua các trung gian…

Nhân ngày 30 tháng tư, chúng tôi muốn ghi lại những biến cố quan trọng của Tháng tư đen từ một số tài liệu và hồi ký viết bởi các tác giả người Mỹ, Pháp, và nhất là người VN, để xem chỉ một tháng thôi, sự kiện lịch sử đã được tường thuật và nhận định khác biệt thế nào bởi ngay những chứng nhân hay tác nhân của các biến cố… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY


Operation Babylift, 45 năm một sứ mạng nhân đạo và tình người

Trong những ngày cuối cuộc chiến Việt Nam, chiến dịch di tản nhân đạo các trẻ em mồ côi sang Hoa Kỳ với tên gọi Operation Babylift đã được thực hiện theo sự chuẩn thuận của Tổng Thống Gerald Ford. Theo số liệu từ bộ phim tài liệu Precious Cargo của PBS, đã có ít nhất 2,700 trẻ em mồ côi VN được đưa sang Mỹ và khoảng 1,300 em được đưa sang Canada, Úc và Châu Âu trong sứ mạng này.

Rất không may, chiến dịch mở màn bằng một tai nạn thương tâm. Ngày 4 tháng 4 năm 1975, tin chiếc phi cơ C-5 bốc trẻ mồ côi Việt Nam sang Hoa Kỳ trong chiến dịch Operation Babylift gặp nạn làm thiệt mạng 153 trẻ em, phi hành đoàn, nhân viên thiện nguyện và nhân viên văn phòng DAO tại Sài Gòn, đã gây bàng hoàng và xúc động cho những người theo dõi tình hình chiến sự tại Nam Việt Nam… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

5

Bài Thương Ca Tháng Tư…


© Nguyễn thị Thêm

Nguồn: Người Việt Boston | (07/04/2022)

thang-tu-den-47-nam© Ảnh nguoivietboston.com

47 năm lá cờ không còn tung bay trên đất nước VN
47 năm ta bỏ quê hương làm người vong quốc.
47 năm ta mòn dần niềm tin và hy vọng
47 năm những người năm cũ về đâu.

Ôi!
47 năm con cháu ta quên dần tiếng Việt
47 năm thương đau nhuộm bạc mái đầu.

Hôm nay là đầu tháng tư. 47 năm đã qua, con gái tôi đã 47 tuổi. Một người phụ nữ trung niên chưa một lần về thăm VN.

Có giận con không? Tôi không biết nữa, chỉ biết thật đau trong lòng. Cây viết dường như đã hết mực. Những ngón tay bấm máy run run. Chính bản thân tôi cũng ngờ vực mình không còn đủ sức để nhớ, để viết, để tri ân…


Đọc tiếp…

Tôi biết mình không là gì cả, một hạt cát trong sa mạc, một chút bụi trong không gian, một người đàn bà trong cơn đại hồng thủy của dân tộc. Chúng tôi là nhân chứng sống, một thế hệ sống giữa lòng chiến tranh ý thức hệ. Đàn bà là cái xương sườn của đàn ông. Khi thân thể bị đạn bom hủy diệt thì cái xương sườn cũng gãy vụn, thương tích và đau đớn mỗi khi trở trời. Thời gian trở trời cho những vết tích chiến tranh chính là đầu xuân, mỗi khi gió chuyển tháng tư về.

Thật tình cờ tôi thấy tấm hình này. Coi như là một tấm hình kỷ niệm. 11 vị tướng lãnh quân lực VNCH. Công hay tội lịch sử sẽ phán xét. 11 người của một thời trai trẻ, bây giờ 10 người đã ra đi. Chỉ còn một người còn sống. Đó là Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại.

tuong-lanh-vnch11 vị tướng lãnh quân lực VNCH, © Ảnh nguoivietboston.com

Những con người tị nạn Cộng Sản trên các xứ sở tạm dung đều có chung một nỗi buồn. Có người muốn quên đi để sống an vui những ngày còn lại cuối đời. Có người trốn tránh quá khứ, có người bật tung quá khứ để căm thù, tức giận và bùng nổ. Có người trầm ngâm để hối lỗi về sự nhu nhược của mình. Cách nào cũng đau đớn cũng nặng oằn tâm tư một cách tội nghiệp.

Người lính Mỹ tham chiến sau cuộc chiến tháng 4/1975 còn tội nghiệp hơn chúng ta. Họ bị động viên đưa sang một đất nước xa lạ, nóng bức và đầy bất trắc. Họ có yêu nước không? Họ có tình nguyện dâng hiến đời họ cho đất nước VN không? Dĩ nhiên là không bởi vì họ có biết nước VN ở chỗ nào đâu? Người VN xa xôi nào đó không hề có dây mơ rễ má gì với họ.

Vậy mà họ đem cả tương lai và tuổi trẻ để sống chết vì VN. Tương lai tươi đẹp trên một đất nước giàu có. Cuộc sống tiện nghi và sang cả bao người mơ ước. Họ xuống tàu, lên máy bay ra đi, hẹn với mẹ cha sau ba năm nghĩa vụ họ sẽ về nhà. Nhưng Việt Nam không đơn giản như họ nghĩ. Cái chết rình rập họ bất cứ lúc nào. Họ tử trận, trên bia đá đen tại Washington DC ghi tên họ. Họ có mãn nguyện không? Cha mẹ họ có hãnh diện không? Dĩ nhiên không ai biết. Có khi cha mẹ họ còn thành kiến với người VN nữa là khác. Bởi vì đất nước VN xa lạ kia đã vùi thây con cái họ, là nơi con họ chết một cách oan uổng, chết không tìm thấy xác hay trở về với một quan tài.

Trên chiến trường, một viên đạn bắn sẻ. Hành quân bị lọt vào ổ phục kích. Tan xác trong đạn pháo. Máy bay bị bắn rơi… Những người lính Mỹ chết một cách bất ngờ và hoảng loạn. Họ không kịp kêu lên một tiếng. Họ không kịp gọi tên người yêu, tên vợ, tên con, chào mẹ cha ở lại. Xác họ là chiến công của phía bên kia. Khi bị bắt, họ sẽ là tù binh với sự đối xử đầy man rợ và hận thù.

Những người cựu chiến binh Mỹ được trở về sau cuộc chiến VN bị khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Tin tức thời đó đã phản bội sự thật, bôi nhọ sự chiến đầu oai dũng của quân lực VNCH. Mà bôi nhọ quân lực VNCH tức là bội nhọ sự chiến đấu của đồng minh. Vì lực lượng quân đội Mỹ sát cánh hành quân với quân đội ta. Nếu những cựu chiến binh này còn sống, mỗi khi tháng tư về họ cũng đau đớn, bi phẫn như chúng ta. Một thời dĩ vãng, một thời liệt oanh, một thời giỡn mặt tử thần.

Con tôi là lính Mỹ, cũng nhận lệnh đóng quân ở các nước bạn. Có đứa cũng đi tàu chiến hành quân bảo vệ vùng biển quốc tế. Đây là thời bình mà cũng gian nan cực khổ vô vàn. Người lính Mỹ hy sinh bản thân vì hai chữ tự do cho thế giới. Những cạnh tranh quyền lực chính trị, những mưu mô tiềm ẩn bảo vệ đảng phái, thế lực ngầm thao túng xã hội… tất cả nằm ngoài tầm với của người lính. Quân nhân tuyệt đối phải tuân lệnh cấp chỉ huy. Phải thi hành mệnh lệnh trong bất cứ trường hợp nào.

Viết tới đây tôi nghĩ đến những người lính Nga trên chiến trường Ukraine. Họ như là con tôi phải tuân lệnh thượng cấp. Mà người tổng chỉ huy quân đội lại là một người tham vọng, tàn ác, bất chấp luật quốc tế. Người lính chỉ là con chốt thí qua sông. Họ như con ngựa bị bịt mắt chỉ đi về hướng trước mặt, không thể có con đường nào khác. Chống đối là phản bội đất nước bị mang tội phản quốc và cái chết nắm trong tay một cách nhục nhã.

Cuộc xâm lăng của Putin đã tàn phá đất nước Ukraine. Người lính bắn hỏa tiễn, bắn pháo cao xạ, thả bom vào nhà dân, vào bệnh viện, nhà bảo sanh, kho lương thực, rạp hát… có phải họ cũng tàn ác như Putin không? Tôi tin chắc cũng có lúc họ run tay khi bấm cò. Bao nhiêu xác lính Nga bỏ thây tại Ukraine? Bao nhiêu chiếc xe tăng bị nằm lại trên đất Ukraine như một thứ đồ phế thải. Và biết bao nhiêu xác người chết không có mồ chôn phải bị quăng vào những hố sâu chôn tập thể.

Những người dân Ukraine tại thành phố Mariupol phải sống dưới hầm nhiều ngày liên tục. Họ không có lương thực, thiếu nước uống, thiếu phương tiện y tế, thiếu ánh sáng, thiếu tất cả mọi thứ chỉ chờ cái chết. Vậy mà bom vẫn dội, pháo vẫn bắn, không có hành lang nhân đạo cho người dân ra đi tìm sự sống. Nghe tin có ít nhất 5.000 người dân và 210 trẻ em đã chết tại đây. Tội của Putin ngoài xâm lăng một nước có chủ quyền còn là tội ác diệt chủng nữa.

mariupol-before-and-during-russia-invasionMariupol-Ukraine truoc va sau cuoc chien, © Ảnh nguoivietboston.com

Những ngày tháng ba, tháng tư là của thương đau và chết chóc, của tội ác trên hành tinh này. Người VN năm 1975 gồng gánh vượt đường máu đi tản cư. Người dân Ukraine củng chạy sang Balan để tìm đường sống. Còn có bài thương ca nào đau lòng hơn thế nữa hay không?

Tháng tư mẹ bồng con di tản.
Đạn pháo nổ vang mẹ lìa đời
Mẹ chết tay bồng con thoi thóp
Chiến tranh bi thảm Việt Nam ơi!

Tháng ba bom nổ khắp Ukraine
Thành phố, nhà dân đều tan tành
Đoàn người tị nạn rời tổ quốc
Thế giới chung tay chống chiến tranh.

Này Kharkov, Sumy, Kherson
Này cảnh tan hoang Mariupol
Dưới hầm dân chết vì đói khát
Ukraine tử thủ vì nước non.

Xin đừng so sánh Việt Nam và Ukraine trong cuộc chiến. Hãy nhìn một cách công tâm để đánh giá và phê phán. Ukraine là một nước mà người dân ngoi lên từ ngục tù Cộng Sản. Những vết hằn bóc lột, tham nhũng, đảng trị, trả thù, áp bức và đói khát đã cho người dân Ukraine một bài học xương máu. Tổng thống Zelensky đã thấy, đã sống và đã thề cùng người dân Ukraine xây dựng lại cuộc sống tươi đẹp bằng chế độ tự do. Nền tự do dân chủ và chủ trương gia nhập khối NATO của người dân Ukraine khiến Nga lo sợ và ra tay xâm lược. Cuộc chiến không cân sức, nước lớn tiêu diệt nước bé trong thời đại toàn cầu khiến cả thế giới phẫn nộ.

Nước Việt Nam ta anh em biến thành kẻ thù. Người dân miền Bắc đói khổ đi giải phóng miền Nam giàu có trù phú. Một lực lượng nằm vùng bí mật gài lại ẩn náu hoạt động tại miền Nam. Cho nên trong dân chúng không thể phân biệt ai là Việt Cộng, ai là Quốc Gia. Trên chiến trường Bắc Việt được tiếp tế vũ khí chiến tranh của khối Cộng Sản Tàu và Nga, Danh nghĩa Giải Phóng Miền Nam của Mặt Trận chỉ là hình thức để qua mặt Quốc Tế.

Việt Nam Cộng Hòa bị Mỹ cắt viện trợ và rút binh về nước. Trong nội bộ của chính quyền, tướng lảnh trong quân đội có một số lớn Việt Cộng nằm vùng. Họ đã có kế hoạch đầu hàng, uy hiếp bắt Tổng thống phải từ chức. Lệnh bỏ ngõ chiến trường phát ra ngay từ bộ tổng tham mưu. Ai có thể đương đầu chống lại cuộc chiến trăm phần thất bại này.

Đừng so sánh Tổng thống Zelensky với Tổng Thống Thiệu. Việt Nam không là gì cả với thế giới. Người dân Mỹ đã quá mệt mỏi và đau thương vì cuộc chiến VN. Họ mất mát tiền bạc lẫn sinh mạng trên chiến trường này quá nhiều. Những người Mẹ đòi con mình trở về an toàn, nước Mỹ đang ở bên bờ vực phải chọn. Và họ đã lựa chọn làm một người bạn thất hứa. Họ đã sai khi bỏ rơi VN và đánh thức con rồng ngủ quên Tàu Cộng để bây giờ hối tiếc muộn màng. TT Thiệu bị ép phải lên máy bay cấp tốc rời khỏi VN. Ông không thể có chọn lựa nào khác.

Ukraine có chính nghĩa là một nước có chủ quyền cả thế giới đều công nhận. Tổng Thống Zelensky đã tâm lý đi đúng con đường chính trị là kêu gọi lương tri thế giới. Bằng trái tim yêu nước, bằng sự quyết tâm của toàn dân Ukraine, ông đã có những bài phát biểu và kêu gọi sự giúp đỡ thành công. Ông đánh thức cả Châu Âu, NATO, và Mỹ về sự tàn bạo và tham vọng của Putin. Châu Âu giúp Ukraine cũng là tự cứu lấy mình sau này. Sau lưng ông ta toàn dân Ukraine quyết hy sinh mạng sống để bảo vệ đất nước làm hậu thuẫn. Sự tàn khốc trên đất nước Ukraine càng tăng thêm lý do để Quốc tế giúp đỡ khí giới và áp lực chính trị lên Nga. Ngay cả người dân Nga cũng lên tiếng bênh vực Ukraine chống lại cuộc xâm lược của Putin.

Tin tức mới nhất là người Ukraine đang trên đà phản công, đẩy lui quân Nga dành lại những vùng đất bị Nga lấn chiếm. Một nơi tại thị trấn Bucha đã bày ra một cảnh tượng kinh hoàng. Mỗi bước đi trên đường đều có xác chết của người dân. Những hố chôn tập thể vùi xác đàn bà trẻ con một cách kinh hoàng. Họ bị bắn sau ót, trước trán chứng tỏ bắn với cự ly gần. Sự kinh sợ hoảng loạn đó tội cho họ biết bao. TT Zelensky đã lên tiếng với công luận thế giới và hỏi tại sao? Tại sao lính Nga có thể ra tay với người dân vô tội, họ từng là bạn láng giềng thân thích, nói tiếng Nga và cùng chung văn hóa. Có những người phụ nữ bị giết với thân thể trần truồng sau khi bị hiếp, những người dân thường mở to mắt hoảng loạn, những trẻ em bị trói và bị giết một cách thương tâm. Thế giới gọi đây là hành động diệt chủng.

Tòa án Quốc Tế, Liên Hiệp Quốc, Liên Minh Châu Âu đã vào cuộc điều tra. Rồi thì sao? Mỗi ngày đạn bom Nga vẫn cày xéo trên đất nước tội nghiệp này. Các trận pháo vẫn ồ ạt dội trên thành phố, làng mạc. Không chiếm được Ukraine Putin vẫn chưa ngừng tay. Tại sao cả thế giới chịu thua một tên khát máu như Putin. Đợi khi nào thế giới mới đem hòa bình lại cho Ukraine. Đợi khi người dân Ukraine mới có thể thấy ánh sáng tự do và mặt trời công lý.

Có một điều, cảnh tàn ác tại Bucha rất giống VN. Đó là Tết Mậu Thân 1968, Cộng quân chiếm thành phố Huế và lùa dân đi bắn bỏ. Họ tàn sát dã man, kinh hoàng. Những hố bom tập thể vùi xác biết bao nhiêu người dân vô tội. Khăn tang cho Huế trắng cả xứ thần kinh. Vậy mà cái ác vẫn chiến thắng, quốc tế làm ngơ và Cộng Sản vẫn chiếm trọn đất nước VN. Những kẻ từng giết người vẫn sống nhởn nhơ và huyên hoang với thành tích của mình.

Vâng! Tháng tư năm nay thế giới lại thưởng thức một bản thương ca bi thống. Khi phát biểu trong buổi lễ âm nhạc Grammy, TT Zelensky đã nói những lời tâm huyết, đại ý như sau:

– Đối nghịch của âm nhạc là sự tàn khốc của chiến tranh, bom đạn đã tiêu hủy sinh mạng con người.

– Những người mẹ của chúng tôi thức dậy ở dưới hầm. Mở mắt ra vẫn còn thấy con cái mình là một ngày hạnh phúc vì họ vẫn còn sống.

– Ca sĩ, nhạc sĩ của chúng tôi bây giờ không mặc đồ vest mà mặc đồ chống đạn. Họ hát cho những thương binh để xoa dịu những vết thương do kẻ thù gây ra.

– Xin hãy giúp đỡ chúng tôi bằng những gì các bạn có và có thể làm được. Nhưng tuyệt đối xin các bạn đừng im lặng mà hãy nói lên sự thật để giúp người dân Ukraine chống lại kẻ thù.

Như thế đó, chúng ta không nên im lặng, hãy nhìn cuộc chiến tại Ukraine để có một lập trường chính xác và công bằng.

Cái ác phải trả giá và hãy đưa bàn tay ra giúp đỡ người dân Ukraine trong khả năng của mình.

Bài thương ca không vang lên từ ban nhạc.
Và vang lên từ trái tim của mỗi con người
Khi ta hạnh phúc và có nụ cười.
Người Ukraine máu hòa chung nước mắt.
Pháo tung xác cha nhầy nhụa trên mặt đất
Đứa con ngây thơ vẫn tị nạn xứ người
Ác độc, bạo tàn chết chóc Ukraine ơi
Tháng tư tiếng khóc vang lên chấn động.
Cho Việt Nam, Ukraine bi thống.
Hãy lên tiếng chống hành động giết người.
Và hãy cầu nguyện Hòa Bình.
Cho thế giới an vui

© Nguyễn thị Thêm (04/04/22)

Thân mời đọc thêm @ Người Việt Boston

⟩⟩ TOP-PAGE

Apr-2022_w4

✵✵✵✵✵✵

chotram-qr-code

Các bài viết sưu tầm: Apr 22, 2022

Chuyện VN & Ukraine
Tháng Tư tan hàng
Sài Gòn thất thủ
Lưu lạc

Ode-of-Remembrance

They shall grow not old,
as we that are left grow old;
Age shall not weary them,
nor the years condemn.
At the going down of the sun
and in the morning
We will remember them.

We will remember them
Lest we forget.
Ảnh Freepik.com


Vài Mẩu Chuyện ở VN & Ukraine…

Phát Ngôn Tuyệt Vời Của Tổng Thống Ukraine Zelensky…

tt-ZelenskyTổng thống Ukraine Zelensky, Ảnh president.gov.ua.

Tổng thống Ukraine Zelensky: “Nhân dân đã mệt mỏi bởi những chính khách lọc lõi, những kẻ trong suốt 28 năm đã xây dựng nên một đất nước chuyên ăn hoa hồng, cướp phá, tư lợi cá nhân.

Tôi mong muốn rằng, các bạn không treo chân dung tôi trong văn phòng làm việc của các bạn. Bởi Tổng thống không phải là thần tượng, cũng không phải là thánh nhân.

Tổng thống không phải là bức chân dung. Hãy treo ảnh các con bạn vào chỗ đó và trước khi quyết định một việc gì thì hãy nhìn vào mắt chúng.

Chúng ta phải là người Iceland trên sân bóng, người Israel trong ý chí bảo vệ lãnh thổ, người Nhật trong công nghệ điện tử, người Thụy Sĩ trong việc tạo dựng xã hội đáng sống.

Suốt những năm tháng qua tôi đã cố gắng để mọi người mỉm cười, và từ bây giờ tôi sẽ cố gắng để ít nhất người dân Ukraine không phải khóc…”

© Phạm Đức Bảo Nguồn: huynhngocchenh.blogspot (07/03/2022)


Hy Vọng Mơ Hồ Cho Biển Đông…

khong-luc-ukraineẢnh huynhngocchenh.blogspot.

Khi Đài Loan lên án Trung Quốc xâm phạm vùng trời vùng biển của đảo quốc này, Trung Quốc dấn thêm bài bước mạnh hơn, máy bay ào ạt lượn lờ vào không phận Đài Loan diễu võ.

Khi Mỹ đánh vào Iraq Mỹ tuyên bố là để diệt thảm họa chiến tranh hạt nhân mặc dù cuối cùng chả thấy miếng hạt nhân nào!

Khi Nga muốn chiếm bán đảo Crimea Nga nói đó là Lãnh Thổ của mình.

Nga muốn xâm lược Ukraine Nga nói để chống Phát xít hóa nước này dù nước này đang yên ổn.

Trung Cộng muốn chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của VN họ chỉ cần vẽ một đường lưỡi bò rồi tuyên bố là vùng này của họ.

© Nguyễn Huy Cường @ Nguồn: huynhngocchenh.blogspot (2/3/2022)

Đọc thêm @ huynhngocchenh.blogspot.com


Người Việt Trong Xiềng Xích…

nu-chien-binh-ukraineẢnh huynhngocchenh.blogspot.

Cuộc chiến Ukraine và Nga diễn ra cách hàng ngàn cây số, nhưng ngay tại Việt Nam, lời tranh cãi không ngớt chuyện lẽ phải thuộc về ai, cũng diễn ra với nhiều lớp người, ở nhiều nơi, nhiều lý lẽ. Thậm chí điều đó xuất hiện trên cả báo chí nhà nước một cách lộ liễu.

Chẳng hạn, tờ VTC Now, trong các bài tường thuật về diễn biến xung đột biên giới Nga và Ukraine, đã im lặng xóa bỏ tất cả những lời chỉ trích Tổng thống Nga Putin, nhưng lại để nguyên các nhận định về sai lầm của Ukraine khi dám chống lại Nga. Kể cả những ngôn ngữ tấn công Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng được giữ lại một cách phiến diện

Ở Việt Nam, không khó để nhận ra một kiểu tình cảm tuyệt đối với nước Nga, trong các hoạt động quốc tế, và thậm chí là sự sùng bái cá nhân đối với riêng Putin, mà điều đó không chỉ ở những người dân bình thường, mà cả quan chức hay giới làm báo có dính líu cuộc đời với nước Nga.

“Dính líu” là một cách nói, và sự mô tả hoàn toàn đặc biệt dành cho hàng chục ngàn người Việt Nam ở phía Bắc, từng đi du học, lao động hợp tác hay có một thời gian sinh sống ở Nga. Ở các quán cà phê vỉa hè, những cuộc tranh cãi ở quán nhậu, rất dễ nhận ra đa số những người phía Bắc thường dành cảm tình cho nước Nga.

Nhưng nước Nga, con người Nga hôm nay, hoàn toàn khác. Putin hay là chủ nghĩa đại đế nguy hiểm vẫn âm thầm phát triển kể từ sau năm 1989. Rất nhiều người ngộ nhận một tình yêu với nước Nga và một bộ máy cầm quyền độc tài và thâm hiểm lúc này. Loại tình cảm thiên vị ấy, là một loại xiềng xích vẫn kéo lê theo ngày tháng, tựa như nhiều nhà buôn tiểu ngạch từ Trung Quốc về Việt Nam, làm giàu từ đó, và không thể ngừng ngợi ca về sự phát triển giàu có của đất nước này, bỏ quên những câu chuyện hiện thực đầy u tối.

Rất nhiều người dẫn chứng và biện luận về việc Nga tấn công Ukraine là chuyện hợp lý. Họ nói bằng lịch sử bị bóp méo lẫn các hiểu biết cá nhân bị tuyên truyền qua nhiều ngày tháng. Một cuộc xâm lăng ở rất xa đang được bào chữa tận tình từ Việt Nam, và ngôn ngữ giận dữ đổ trút vào những ai chống lại âm mưu thống trị này là những kẻ “ngu dốt” hay không “thức thời”. Một bạn trẻ ở miền Nam, đúc kết những điều đang diễn ra, đối chiếu lịch sử của nước Việt bằng một câu ngắn “Thật khó hiểu, khi Nga đưa quân vào xâm lược thì được gọi là chính nghĩa, trong khi Mỹ hỗ trợ đồng minh và rút đi, sách giáo khoa gọi là xâm lược”…

Đọc thêm @ huynhngocchenh.blogspot (7/3/22)

© Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Tháng Ba gãy súng. Tháng Tư tan hàng…

© Huy Phương

Nguồn: Tháng Ba Gãy Súng (05/04/2014)

cua-thuan-anẢnh internet.

Tháng Ba đã qua, Tháng Tư đã đến, liệu chúng ta có còn nhớ gì không? Những hàng dương tên bờ biển Thuận An và Tư Hiền đã xanh mướt qua mấy mùa mưa gió, rừng núi cao nguyên trên đường lộ 7B đã đâm lộc nẩy chồi bao bận.

Cuộc chiến cũng như người chết đã bị quên lãng. Những ai đã trải qua thời gian tù đày khắc nghiệt còn nhớ gì những ngày lội suối băng rừng, thân còm, bụng lép. Những ai đã đến được bến bờ qua những ngày lênh đênh trên biển cả, còn nhớ gì những nỗi hãi hùng, đau đớn tủi nhục mà tiếng kêu gào oan khiên không đến được trời xanh…

“Tháng Ba Gãy Súng” làm cho chúng ta có một chút gì nhớ đến Cao Xuân Huy, người lính Thủy Quân Lục Chiến đã vứt súng trên biển Thuận An, trong đoàn quân lui binh hỗn loạn, không được yểm trợ phi pháo, trước mặt là biển cả muôn trùng, sau lưng là giặc đuổi cận kề, mà không hề có tàu thuyền nào vào ghé bến. Những người lính dũng cảm mới hôm qua đây, phút chốc đã trở thành những mục tiêu cho những du kích bắn sẻ và những tên tiền sát viên địch điều chỉnh pháo binh, điều mà một người lính TQLC khác là Tô Văn Cấp đã đau đớn đặt tên cho chốn lui quân, nơi tuyệt lộ này là “pháp trường cát”, nơi chiến trường phơi thây bao chiến sĩ của chúng ta… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang

Sài Gòn thất thủ…

© Komori Yoshihisa – Khôi Nguyên dịch

Nguồn: Hội Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Giới thiệu:

Sàigòn thất thủ” là tựa đề một loạt ký sự được đăng tải liên tục suốt gần một tháng trên Nhật Báo Sankei trong mục “Đặc Phái Viên của Thế Kỷ 20” từ ngày 29/10 cho đến ngày 27/11/1998. Người thực hiện loạt ký sự này là ký giả Komori Yoshihisa, một đặc phái viên kỳ cựu của Nhật Bản đã có mặt tại Sài Gòn trước và sau thời điểm 30/4/1975. Ông Komori Yoshihisa từng là ký giả của tờ báo Mainichi được biệt phái đến Sài Gòn từ năm 1972 với tính cách là trưởng ban biên tập tại Sài Gòn. Sau đó, đến năm 1987, ông chuyển sang làm việc cho tờ báo Sankei.

Cũng qua  loạt bài viết liên quan đến sự kiện “Sài Gòn Thất Thủ”, năm 1976 ông Komori Yoshihisa đã nhận được giải thưởng danh giá  “Phóng Viên Quốc Tế” Vaugh/Ueda Prize do hai cơ quan truyền thông Mỹ- Nhật UPI và Dentsu sáng lập. Hiện nay, ông đã 72 tuổi và nổi tiếng là một nhà bình luận thời cuộc thế giới kiêm công việc giáo sư danh dự tại trường đại học quốc tế Akita ở Nhật Bản. Ngoài ra, ông cũng từng được biết là một võ sư hướng dẫn môn Nhu Đạo tại đại học Georgetown ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ.

Vì được chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử liên quan đến chuyện Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam cũng như nội tình của chính phủ Sài Gòn lúc đương thời, ông đã có cái nhìn rất trung thực và đứng đắn về cuộc chiến Việt Nam -vốn rất phức tạp trong một tình thế tương tranh gay gắt mà phe Cộng sản chiếm phần ưu thế lúc bấy giờ, hơn nữa còn bị đảng Cộng sản Việt Nam xuyên tạc bóp méo để đánh lừa dư luận thế giới. Nhận thấy tính cách giá trị lịch sử của loạt bài này, dù đã được viết hơn 15 năm trước, xin giới thiệu phần trích lược trong số 23 bài ký sự của ông Komori Yoshihisa qua phần chuyển dịch của Khôi Nguyên. Cũng cần nhắc lại, trước đây các phần chuyển dịch này của Khôi Nguyên từng được một số báo chí, trang web người Việt hải ngoại đăng tải và đọc lại.Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Lưu lạc…

© Hoàng Chính

Nguồn: Tạp Chí da Màu (28/03/2007)

Vô đây đi anh ơi, có em mới, anh ơi, ghé vô tươi mát chút đi anh. Vô đi anh.”

Chân hắn dùng dằng. Ðầu óc hắn lông bông. Vào hay không vào. Sự lựa chọn nào cũng khó khăn. Chân phải bước tới, chân trái ngập ngừng muốn xoay lui.

Tiếng gọi lại vang vang trong ngõ tối, át cả tiếng nhạc dập dồn. Tiếng gọi như thúc hối, như dỗ dành. “Có em mới từ thành phố xuống nè, anh ơi.” Chân phải hắn sựng lại. Em mới từ thành phố thì cũng vậy thôi. Nhưng chân trái hắn bước tới; lúng túng như sắp vướng vào chân phải.

“Có ai mới ở dưới quê lên không?” Hắn gào lên nho nhỏ, như sợ những kẻ qua lại trên đường phố nghe được.

“Anh nói chi?” Cái đầu tóc quăn ló hẳn ra ngoài khung cửa. Ánh đèn đường phết cái màu vàng ệch lên đôi má trắng màu kem và vạch môi thẫm son màu máu bầm.

Hắn nhìn xoáy vào hai con mắt lóng lánh. “Có ai mới ở dưới quê lên không?” Hắn nới lỏng cái cổ họng, cho giọng nói thoát ra dễ dàng hơn, vươn lên trên cái nền âm thanh xập xình.

“Có chớ anh; có mấy em dưới ruộng mới lên.” Cái mũi cô gái chun lại, như mở cái ngoặc đơn cho câu nói. “Còn din à nghe.”

Hắn xoay hẳn người lại, chớp chớp con mắt cho quen với ánh đèn xanh đỏ chớp tắt trong lòng quán. Rồi hắn hít một hơi dài, cuốn hết một phần đêm trời đất hanh hao vào lồng ngực để pha đều chất tự tin, rồi ngập ngừng bước lên bậc thềm… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang

Apr-2022_w3

✵✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Apr 15, 2022

Trứng Phục sinh pysanky.
Lễ Phục Sinh
“Tuổi già, hạt lệ”
Tin Vịt và Tin Thật

Trứng Phục sinh pysanky…

Nguồn: diemnhan.blogspot.com (14/04/2022)


easter-eggsTrứng Phục sinh pysanky truyền thống của Ukraine tại Viện bảo tàng Pysanka ở Kolomyia, vùng Ivano-Frankivsk, Tây Ukraine (ảnh: Yurii Rylchuk / Ukrinform/Future Publishing via Getty Images)

Đầu thập niên 1970, một tạp chí ở Nam Việt Nam, hình như là Thời Nay, có một bài về trứng Phục Sinh kèm theo ảnh của những quả trứng có họa tiết, hoa văn linh động, màu sắc rực rỡ. Những quả trứng này là pysanka (số ít) hay pysanky (số nhiều) có nguồn gốc từ Ukraine. Thật ra có rất nhiều quốc gia Đông Âu, như Ba Lan, Cộng hòa Czech, và Belarus cũng có nghệ thuật vẽ trứng, nhưng Ukraine được xem là nguồn gốc nghệ thuật pysanky. Ukraine trong hơn trăm năm bị sáp nhập vào Nga, không được sử dụng ngôn ngữ Ukraine, bị cấm đàn bandura, bị tàn sát diệt chủng, ngay cả pysanky cũng bị ngăn cấm đến suýt nữa nghệ thuật này cũng biến mất. 

Tại sao chào đón lễ Phục sinh bằng trứng màu?

Phục sinh là một trong những lễ rất quan trọng của Thiên Chúa Giáo, bên cạnh lễ Giáng sinh. Ngày lễ Phục sinh nhiều cửa hàng siêu thị đóng cửa, hoặc cho nhân viên về sớm để mừng lễ. Nhiều gia đình có thói quen tổ chức tiệc họp mặt đại gia đình. Trẻ em và người lớn mặc quần áo mới đẹp. Trứng nhuộm màu pastel được treo trên cây để trang trí. Kẹo chocolate giả thành hình quả trứng được đem giấu như kho tàng cho trẻ em săn lùng. Nhưng tại sao trứng có liên quan đến lễ Phục sinh? Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Hoài Nghi Tin Vịt và Sự Thật…

© Phan Thanh Tâm

Nguồn: Chuyển Hóa Blog | (22/03/2021)

corona-virusCoronavirus. Nguồn: hocxa.com

Thế kỷ 21 nhân loại bị hai nạn dịch: Corona-19 và dịch Fake news, tin vịt. Tuy không sắc, không mùi, Covid-19 hay vi khuẩn Vũ Hán đã làm thế giới đảo điên. Sinh hoạt toàn cầu xáo trộn tận gốc. Hiện có trên trăm triệu người mắc bệnh và gần ba triêu người chết; trong đó có hơn nửa triệu người ở Mỹ; nhiều hơn số người Mỹ tử trận trong chiến tranh Việt Nam (58,000), Triều Tiên (36,000) và Thế chiến II (405,000) cộng lại (495,000). Toà Bạch ốc đổi chủ một phần vì đạo quân quá lạ kỳ. Theo khám phá của các nhà bào chế thuốc chống dịch, vi khuẩn này là một tế bào có gai lởm chởm, cực kỳ mạnh, khó trị.

Còn dịch Fake news, Tin vịt thì như những cơn lũ tràn lên trên mạng xã hội, báo nói, báo in, báo hình và lời đồn đại mang theo một loại virus không tên, không dáng, không màu, không mùi gieo rắc tính hoài nghi. Đây không phải hoài nghi cha đẻ phát minh (Doubt is the father of invention) của nhà thiên văn học, vật lý học, toán học, triết học người Ý Galileo galilei (1564 – 1642) từng nói; mà là bệnh hoài nghi dễ sinh ra vô cảm, ngờ vực, đưa đến trầm cảm, hoang tưởng, vẽ ra mưu này, kế nọ, và có thể khiến mức tin cậy nơi báo chí bị suy giảm… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Lễ Phục Sinh (Easter)

© Đức Hiếu

Nguồn: Hội Ái Hữu Kỹ Thuật Cao Thắng Úc Châu | (05/04/2012)

chua-giesuẢnh minh họa, freepik.com

Đối với người Thiên Chúa Giáo trên khắp thế giới, lễ Phục Sinh mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì mầu nhiệm đức tin được xây dựng trên tình yêu và sự sống lại của Chúa Giêsu Ky Tô sau khổ nạn đóng đinh tới chết trên thập giá để mong chuộc lỗi cho con người dưới thế.

Đọc tiếp…

Ý nghĩa của ngày lễ Phục Sinh

chua-giesuẢnh minh họa, wikipedia

Lễ Phục Sinh thường được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo – có lẽ là lễ quan trọng nhất – thường diễn ra vào tháng 3 hoặc 4 mỗi năm để tưởng niệm sự kiện Phục Sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá (xem Thứ Sáu Tốt Lành), được người Kitô tin là xảy ra vào khoảng thời gian này trong năm 30–33 CN (Phục Sinh cũng được dùng để chỉ một mùa trong năm phụng vụ gọi là Mùa Phục Sinh, kéo dài 50 ngày từ lễ Phục Sinh đến lễ Hiện Xuống.)

Trong bài Tín Ðiều Các Sứ Ðồ, chúng ta đọc: “Tôi tin Giêsu Christ là Con độc sinh của Ðức Chúa Trời và Chúa chúng ta. Ngài được thai dựng bỏi Thánh Linh, sinh bởi nữ đồng trinh Ma-ri, chịu thương khó dưới tay Bôn-xơ Phi-lát, bị đóng đinh trên thập tự giá, chịu chết và chôn. Ngài xuống âm phủ, đến ngày thứ ba, Ngài từ kẻ chết sống lại…”

Ðó là niềm tin của chúng ta và là điều chúng ta kỷ niệm hằng năm trong lễ Phục Sinh cũng như hằng tuần trong ngày Chúa Nhật. Phục sinh là một trong những giáo lý quan trọng nhất và đã được Thánh Kinh Tân Ước nhắc lại nhiều lần. Sứ đồ Phao-lô đã dành trọn chương 15 của lá thư ông gởi các tín hữu tại Cô-rinh-tô để nói về giáo lý nầy. Có lẽ lúc bấy giờ một số người nghi ngờ hay có cái nhìn không đúng vào sự phục sinh nên Phao-lô giải thích và nhấn mạnh cho các tín hữu thấy rõ tầm quan trọng và cần thiết của giáo lý phục sinh.

Lễ Phục Sinh là một lễ hội diễn ra vào mùa xuân. Theo đạo Cơ-đốc, vào dịp này, người ta ăn mừng sự hồi sinh của Chúa. Theo truyền thống Châu Âu thời kỳ trước khi có Chúa, đây là dịp để đón chào sự quay trở lại của thiên nhiên và cỏ cây sau một mùa đông giá lạnh với tuyết phủ trắng. Cả những người theo đạo Cơ đốc và những người ngoại đạo đều cho rằng lễ Phục Sinh là để ca ngợi cuộc sống và sự hồi sinh.

Việc mừng Chúa Giêsu sống lại vẫn được cử hành vào mỗi ngày Chủ Nhật. Tân Ước không có đoạn nào nói về lễ Phục sinh của Kitô giáo. Điều này chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ hai sau công nguyên. Các Giáo hội Đông phương thuộc miền Tiểu Á như Ephesus (Êphêxô), Smyrne… (từ chuyên môn Latinh gọi nhóm này là Quartodecimans = thứ 14) theo sát với truyền thống Do thái giáo, và họ mừng lễ Phục sinh theo ngày 14 tháng Nisan, cho dù ngày này rơi vào một ngày trong tuần chứ không bắt buộc phải là ngày Chủ nhật. Họ tưởng niệm ngày Chúa Giêsu chịu chết.

Ngược lại Giáo hội Tây phương tại Roma, Palestine, Ai cập, Hy lạp và xứ Gaule (Pháp) lại mừng lễ Phục sinh vào ngày Chủ nhật vì tin rằng Chúa Giêsu sống lại ngày Chủ nhật. Ngày Chủ nhật này có thể rơi vào ngày 14 Nisan của Do thái, hay là Chủ nhật kế tiếp nếu như ngày 14 Nisan không là một ngày Chủ nhật.

Cuộc tranh cãi về việc mừng lễ Phục Sinh chứng giám việc cử hành phụng vụ đa dạng tại các vùng khác nhau và nêu lên sự hiểu biết khác biệt về lễ Phục sinh. Khi mừng lễ Phục Sinh vào ngày 14 Nisan, các giáo hội Đông phương cũng mừng Chúa Giêsu chết và sống lại, nhưng họ đánh dấu trọng tâm vào cái chết của ông, trong khi đó bên Tây Phương nhấn mạnh vào sự sống lại của ông.

Ngày lễ Phục Sinh (Easter Sunday) giữa Catholic và Orthodox (NNQ sưu tầm):
2022: 17 tháng 4 (Catholic); 24 tháng 4 (Orthodox)
2023: 09 tháng 4 (Catholic); 16 tháng 4 (Orthodox)
2024: 31 tháng 3 (Catholic); 05 tháng 5 (Orthodox)
2025: 20 tháng 4 (Catholic); 20 tháng 4 (Orthodox)
2026: 05 tháng 4 (Catholic); 12 tháng 4 (Orthodox)
2027: 28 tháng 3 (Catholic); 02 tháng 5 (Orthodox)
2028: 16 tháng 4 (Catholic); 16 tháng 4 (Orthodox)
2029: 01 tháng 4 (Catholic); 08 tháng 4 (Orthodox)
2030: 21 tháng 4 (Catholic); 28 tháng 4 (Orthodox)

Ý nghĩa con thỏ và quả trứng gà.

Các chuyện thần thoại hay trong dân gian đều có chuyện vui giúp đời như con thỏ là con vật hiền lành không làm hại sinh vật nào, thỏ không có khả năng tấn công hoặc gây nguy hại cho các loài động vật khác, nhưng lại thường xuyên bị những con như sói, báo, chim ưng, cú… uy hiếp. Chính vì vậy, thỏ thường xuyên phải vểnh tai để chú ý xem bốn phía chung quanh có động tĩnh gì không, nhằm đề phòng bất trắc. Trong hoàn cảnh khắp nơi là kẻ địch như vậy, nên đôi tai của thỏ đặc biệt to dài nghe rất thính để chạy trốn khi nghe tìếng động trước sự tấn công.

Nữ thần ái tình Hy Lạp “Liebesgưttin Aphrodite” cho đến Nữ Thổ Thần Nhật nhĩ Nam “Erdgưttin Holda” đều yêu chuộng thỏ. Ở Byzanz Tây Ban Nha các nhà biểu tượng học xem biểu tượng con thỏ là một Thiên sứ. Mãi cho đến thế kỷ thứ 16 nhiều điạ phương đã quan niệm các con thú khác như cáo, gà, cò chim cu, hạt, cú đã mang trứng đi giấu. Thỏ sống cách đây 55 triệu năm bộ xương thỏ vừa được khai quật ở Mông Cổ. Gomphos elkema, tên của con vật, là thành viên cổ nhất trong họ nhà thỏ từng được tìm thấy. Phân tích Gomphos đã cho thấy, thỏ hiện đại, cùng với các loài thú khác, đã xuất hiện sau thời kỳ khủng long. Các nhà sinh vật học cho biết thỏ sinh sản nhiều, nhưng chú thỏ phục sinh xuất hiện từ năm 1678 do một giáo sư y khoa Von Georg Franck ở Franckenau dạy đại học Heidelberg công nhận thỏ là biểu tượng của sự sinh nở phong phú, một con thỏ mẹ hàng năm có thể đẻ 20 thỏ con, mùa xuân với cỏ non làm thực phẩm cho các chú thỏ con vừa chào đời, vào tận trong vườn để tìm thức ăn, trứng phục sinh được sơn nhiều màu, người lớn đã cắt nghiã do các chú thỏ mang tới, từ đó có thỏ và trứng. Từ thành phố Zurich Thuỵ Sĩ là nơi phác họa ra chú thỏ và cái trứng trong mùa phục sinh. Sau đó các hãng sản xuất kẹo bánh, không bỏ cơ hội buôn bán từ năm 1875 sản xuất những chú thỏ bằng chololate làm bằng tay, mãi cho đến đầu thế kỷ 20 mới sản xuất bằng máy theo kỹ nghệ.

Trứng gà phục sinh là biểu tượng cho một cuộc sống mới, chú thỏ tượng trưng cho sự sinh sôi, màu mỡ và quả trứng thể hiện cả 2 điều trên. Chính vì thế vào dịp lễ phục sinh người ta thường tặng nhau những quả trứng được vẽ rất đẹp hoặc những quả trứng bằng sôcôla.

Từ thế kỷ thứ 12, Thứ bảy phục sinh Ostersamstag người ta nấu trứng gà chín và sơn màu sắc sặc sở với những ý nghiã đẹp: màu đỏ tượng trưng cho may mắn, màu xanh cho hy vọng, trẻ trung vô tội, màu vàng cho sự khôn ngoan, màu trắng cho thanh bạch màu cam cho sức mạnh… bỏ trứng trong giỏ với những thức ăn khác mang đến nhà thờ.

Đón mừng lễ Phục sinh

Lễ Phục sinh được coi là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Thiên chúa giáo. Người Tây phương coi ngày Phục sinh là một ngày lễ trọng đại nhất thuộc tâm linh, mừng ngày Chúa sống lại sau những ngày bị đóng đinh trên Thập tự giá, Chúa đã đem thân mình cứu chuộc tội lỗi của thế gian… Sự sống lại của Chúa chính là niềm hoan hỉ của nhân loại nên ngày Phục sinh là ngày biểu tượng của sự đoàn viên, các con cái cũng thường về nhà thăm cha mẹ, quây quần bên nhau chia sẻ niềm vui đoàn tụ, hoan hỉ đón chào chúa Xuân và Chúa của muôn loài.

Hàng năm vào ngày này tại các nhà thờ đều có tổ chức những bữa ăn bên nhau lấy nguyên liệu từ quả trứng, tặng nhau những món quà hình quả trứng, biểu tượng cho sự hồi sinh, tình yêu thương của Chúa cho muôn loài…Họ vẽ lên quả trứng những điều gì mình yêu thích hay vài chữ ngắn gọn để tặng cho nhau biểu tượng cho sự đoàn viên, hoan hỉ. Các vật dụng trong bữa ăn cũng đều trang trí theo hình trứng.

Vào ngày này, những đứa trẻ xúng xính váy áo dắt nhau đi tìm những quả trứng gà đủ màu sắc bên trong có những viên kẹo Chocolate xinh xinh được giấu vào các lùm cây hay đặt trong các giỏ mây, những ổ rơm nhỏ trang trí thật dễ thương. Đó là những món quà phục sinh ý nghĩa mà các em tự tìm thấy sau những bụi hoa nơi góc giáo đường hay trong sân vườn nhà mỗi gia đình.

Ngày nay, Lễ Phục sinh đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới và bắt đầu được tổ chức ở Việt Nam. Đây cũng là dịp để gia đình, bè bạn sum họp, vui vầy. Và năm tới 2023, lễ Phục Sinh sẽ là ngày 27/03/2012.

Hãy mang đến cho nhau tình yêu thương và những điều tốt đẹp nhất bằng những món quà này nhé!!! Kính chúc quí vị một mùa Phục Sinh an bình và hiệp thông trong trái tim của tình yêu và đức tin.

© Đức Hiếu

Thân mời đọc thêm @ Hội Ái Hữu Kỹ Thuật Cao Thắng Úc Châu

Các bài viết cùng chủ đề:

   Calculating the Easter dates @ timeanddate.com
   ❖ Where Paris’s Notre-Dame Cathedral Stands One Year After the Fire.
   ❖ What’s So Good about Good Friday?

“Tuổi già, hạt lệ…”

© Huy Phương

Nguồn: Hội Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn (13/10/2015)

Bạch Cư Dị sinh năm 772, khi bị giáng chức đày đi làm chức tư mã Giang Châu mới 43 tuổi (năm 815.) Tuổi này cũng còn coi là trẻ, tình cảm tràn đầy, lòng còn xúc động, nên một đêm “vầng trăng trong vắt dòng sông”, khi nghe người kỹ nữ bên sông kể lể thân thế, liên tưởng đến cuộc đời mình, mà tuôn hai dòng lệ:

“Lệ ai chan chứa hơn người,
Giang Châu tư mã đượm mùi áo xanh!”

Trái lại Nguyễn Khuyến, khi làm bài thơ “Khóc Bạn” là Dương Khuê mất, ông đã 67 tuổi, tuổi cho là đã già, nên thương bạn mà không còn nước mắt để khóc nữa:
“Tuổi già, hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”

Trong khoa học, chỉ nghe nói đến một vài bệnh làm tắc hay khô tuyến lệ, mà không nghe nói chuyện nước mắt cạn dần theo tuổi tác, thời gian. Kinh nghiệm, chúng ta thấy trong đời sống con người, tuổi già rất dễ xúc động, dễ vui, dễ buồn, dễ giận dỗi mà cũng mau nước mắt hơn là tuổi trẻ. Phải chăng câu nói “một ông già bằng ba đứa trẻ” là để nói đến tình cảm vui buồn hay ngây thơ, chân chất hơn là nói đến các điều kiện sinh lý của hai lứa tuổi. Chúng ta đã thấy tuổi già rơi lệ theo một tiếng đàn bầu, một đoạn dân ca hay ngậm ngùi vì những hoài niệm về dĩ vãng hay là câu chuyện hôm nay của đất nước mà có lẽ chúng ta không tìm thấy nơi tuổi thanh xuân… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Apr-2022_w2

✵✵✵✵✵✵

chotram-qr-code

Các bài viết sưu tầm: Apr 08, 2022

Em đã cười…
Trí Thức MN Theo MTGP.
Biển Ơi Trả Cho Ta…
Dưới Bóng Cờ ‘Thiên Triều?’
Câu Chuyện Tàu Trường Xuân…


Em đã cười…

© Đặng Quang Chính

Nguồn: Hoài Niệm Tây Ninh Blog | (04/03/2022)

nha-van-iryna-tsila-ukraineNữ văn sĩ Iryna Tsvila tử trận bảo vệ thủ đô Kiew, Ảnh: hoainiemtayninh.

Cái nhìn thẳng thắn, nụ cười tinh nghịch, mái tóc nâu dưới khăn quàng cổ và bộ quân phục phù hợp của lữ đoàn Vệ binh Quốc gia Ukraine. Đây là cách Iryna Tsvila, một nhà văn đã trở thành biểu tượng của những phụ nữ chiến đấu ở Ukraine, xuất hiện trong những bức ảnh tràn ngập mạng xã hội trong ký ức của cô.

❖ Nhà văn ukraine và nữ quân nhân Iryna Tsvila chết trong cuộc đụng độ với lực lượng Nga. Bà mẹ của 5 đứa con, Tsvila She là một phần của Lữ đoàn Vệ binh Quốc gia của Quân đội Ukraine và đã chết cùng với chồng Dmytro vào ngày 24 tháng 2, 2022… Memesita

Xem Tiếp…

Em có lẽ đã nhìn thấy trong tầm ngắm
Chiến xa của địch
Em tạm quên
Những đứa con đang ở nhà đợi mẹ
Em có lẽ đã quên
Vai trò nhà văn trên mặt trận truyền thông
Gia nhập Vệ binh Quốc gia
Đâu phải trò đơn giản
Nhưng bọn xâm lăng biết gì về quyền được sống
Quyền con người được sống an vui trong Cộng đồng nhân loại
Bọn độc tài thâu tóm quyền lực giết người không suy nghĩ
Nhưng chúng đã bị sức phản kháng kiên cường chống trả

Em đã cười tinh nghịch
Đánh đổi cuộc đời để chặn đứng xâm lăng
Đánh đổi cuộc đời để các con còn sống
Đánh đổi cuộc đời để đất nước bình yên
Em đã cười …
Dù chỉ vài giây trước đó
Thách thức quân thù …
Nhưng đồng bào sẽ nhớ mãi sự hy sinh!

❖ “Nhà văn Ukraine Iryna Tsvila, tác giả của những câu chuyện về tiếng nói chiến tranh, cùng chồng là Dmytro đã tử trận trong cuộc chiến đấu chống lại các lực lượng xâm lược của Nga…” https://www.archyde.com (28/02/22)

❖ Nữ văn sĩ Iryna Tsvila tử trận bảo vệ thủ đô Kyiv @ https://www.hidemyass-freeproxy.com (24/02/22)


Trí Thức Miền Nam Theo Mặt Trận Giải Phóng…

© GS. Hứa Hoành

Nguồn: Nhóm Thân Hữu Nông Nghiệp Hãi Ngoại (29/01/2018)

ls-nguyen-huu-tho-va-trinh-dinh-thaoLuật sư Nguyễn Hữu Thọ (giữa) và luật sư Trịnh Đình Thảo (bên phải). Ảnh nnhn

Nhớ lại cuộc kháng chiến chống Pháp giành độc lập, Việt Minh không bao giờ tự nhận mình là cộng sản. Trong suốt đoạn đường chiến đấu 9 năm đó (1945-1954), Việt Minh tạo ra “chính nghĩa giai đoạn,” để tập họp mọi tầng lớp dân chúng ủng hộ và hy sinh cho quyền lợi của đảng họ. Sắp tới chiến thắng, họ trở mặt: gạt tất cả mọi thành phần trí thức, tiểu tư sản, địa chủ ra ngoài cuộc kháng chiến. Chiến thắng rồi, những thành phần ấy trở thành kẻ thù, chỉ trừ giai cấp vô sản. 

Trước khi phát động cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam, không có một trí thức nào ở miền Nam ủng hộ cộng sản. Biết rõ như vậy, nên Việt Cộng phải ngụy tạo một chiêu bài mới: “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam” để lừa dối đồng bào, dư luận cả trong lẫn ngoài nước. Việt Cộng cưỡng ép một số thân hào nhân sĩ tiêu cực, đối lập, những trí thức bất mãn với chính quyền quốc gia, trốn ra bưng, rồi gắn cho họ cái chức ủy viên trung ương MTGPMN để họ tiến hành cuộc chiến tranh du kích, phá hoại. Lúc đó, họ gọi là “chiến tranh giải phóng” và đảng cộng sản được gọi là “đảng cách mạng,” giấu kín tông tích để mọi người hiểu lầm rằng “MTGPMN là tổ chức không phải cộng sản.” Cái gian hùng và lừa bịp của Việt Cộng khiến nhiều trí thức ngây thơ, cả tin, lầm lạc mà trót theo họ. Sự thật, cái nhãn của MTGPMN là cộng sản. Chiếm được miền Nam rồi, Mặt Trận (? MT) và cái chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam trở thành cộng sản một cách trơ trẽn… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

⟩⟩Trở Về Đầu Trang


Biển Ơi Trả Cho Ta…

© Đào Văn Bình

Nguồn: https://hoiquanphidung.com | (10/08/2019)

jetty-pulau-bidongCầu Jetty ở Pulau Bidong (Photo: diligam_te @Flickr CC BY 2.0) Source: Creative Commons

Khác với buổi chiều, thanh niên và đồng bào tỵ nạn thường tụ tập ở đây để tắm biển, đá banh, hóng mát hoặc chờ đợi những con tàu vượt biên có thể bất thần trôi giạt vào đây… buổi sáng bãi biển Khu C của Bi Đông thường thưa thớt người. Lác đác một vài người đi bộ để tập thể dục. Tít tắp từ xa một vài cái đầu nhấp nhô theo ngọn sóng. Đó là những người đang tắm biển vì họ tin rằng tắm biển vào buổi sáng như thế da thịt sẽ săn lại và trị được rất nhiều bệnh, nhất là bệnh lao phổi.

Vì giờ này con nước đã kéo ra xa cho nên bãi biển dài hẳn ra, trên bờ nằm ngổn ngang đủ thứ rong rêu, vỏ sò, vỏ ốc, lưới đánh cá, lon co-ca và chai lọ. Mỗi khi con sóng xô giạt vào bờ, trào bọt trắng, nó kéo theo những thứ ấy ra xa độ vài mét, vùi dập rồi xô đẩy tất cả vào bờ như những cơn hờn dỗi của biển với đất liền.

Dường như trời, biển, đất đai và cây cối ở đây bị cái không khí oi nồng của trời nhiệt đới ấp ủ, vỗ về cho nên tất cả tỏa ra một cái gì đó vừa chầm chậm, vừa mệt mỏi, như cái không khí u buồn tại các thánh đường nơi các tín đồ Hồi Giáo đang quỳ gối khóc than… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY


Thanh Bình Dưới Bóng Cờ ‘Thiên Triều?’

© Phạm Khắc Hàm

Nguồn: http://www.hocxa.com | (15/02/2014)

Lý Nam Đế giải phóng Việt Nam khỏi ách đô hộ Tầu. “Chủ Nghĩa Thiên Triều” đang tái sinh ở Việt Nam dưới chiêu bài Thanh Bình Rừng Rú, Pax Sinica. Đọc lại lịch sử bành trướng của giặc Tầu, hãy khơi lại sĩ khí Bắc Hà hay chờ đợi công lý của “Toàn Cầu Hóa?”

I. ‘Thanh Bình Thảo Nguyên’ với luật của Darwin

Bốn ngàn năm trước, thảo nguyên Trung Á vẫn là nơi vùng vẫy của các sắc dân du mục – Hung Nô, Nữ Chân, Khiết Đan, Mông Cổ, Turkish… Khung cảnh mênh mông vô tận nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt. Mùa hè thì đồng khô cỏ cháy, trời như đổ lửa mà hồ ao, giếng nước đều cạn kiệt, nên muốn sông ở đó thì phải biết nhịn khát. Mùa đông thì gió Bác cực thổi tuyết về, nước đóng băng, rét đến nỗi có khi gia súc chết hàng loạt. Được tôi luyện trong một môi trường gian khổ như thế nên thể chất người du mục có sức chịu đựng phi thường…

Họ sống lang thang, lùa đàn dê, cừu, ngựa, lạc đà… từ đồng cỏ này sang đồng cỏ khác. Ăn toàn là thịt, thường là thịt gia súc, đôi khi là thịt thú rừng như hổ, báo, hươu nai. Sức chịu đựng của họ vốn đã hơn người, nay họ lại ăn toàn những thứ tạo đầy bổ dưỡng nên sức mạnh của họ vượt xa người sõng định cư ở Trung Nguyên… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

❖ NNQ sưu tầm: Nhà Tiền Lý (544-602), Việt Sử Toàn Thư – Phạm Văn Sơn (Có thể đọc hay tãi về máy TẠI ĐÂY

– Lưu ý: Tắt Log-in window, tài liệu sẽ hiện ra để đọc hay tãi về máy.

Lý Nam Đế (544-548).

Năm Kỷ Mùi (479) bên Trung Quốc nhà Tống mất ngôi, nhà Tề lên thay rồi 22 năm sau Tề bị Lương đánh đổ. Bọn quan cai trị Tàu cũng quen thói như những bọn trước là nhân cuộc biến loạn bên chính quốc mà tranh quyền lợi ở các biên cương và mưu sự độc lập lối địa phương tự trị. Bấy giờ Thứ Sử Tiêu Tư cai trị đất Giao Châu cũng đi theo vết xe đổ của bọn Tô Định, Lục Dận, Lữ Đại: nhân dân Giao Châu thấy ngột ngạt vì cái không khí nội biến, ngoại xâm (vì sự quấy phá của Lâm Ấp) liền chụp cơ hội chính quyền của bọn thống trị nghiêng ngửa liền hưởng ứng theo tiếng gọi của ông Lý Bôn (còn tên khác là Lý Bí) người huyện Thái Bình thuộc Phong Chuy, tức là Sơn Tây ngày nay, ông vốn cội rễ là người Tàu. Tổ tiên ông chạy loạn dưới đời Tây Hán qua Giao Châu đến ông là 7 đời nên có tính tình hoàn toàn như người bản địa. Ông có đủ tài văn võ, đã có thời làm quan với nhà Lương, sau bất đắc chí liền cùng nghĩa sĩ bốn phương họp nhau đánh đuổi Tiêu Tư. Việc khởi nghĩa nhằm năm Tân Dậu (54) tức năm Đại Đồng thứ 7 đời Lương Vũ Đế.

Bấy giờ ông coi quận Cửu Đức, liên kết được vài châu, các hào kiệt đều hưởng ứng. Tại Chu Diên có tù trưởng Triệu Túc đem quân theo trước nhứt.

Tháng chạp năm Nhâm Tuất (542) nhà Lương sai Lư Tử Hùng là Thứ Sử châu Tân và Tôn Quýnh Thứ Sử châu Giao sang đánh. Bọn này dùng dằng không muốn tiến quân. Tiêu Tư làm sớ về triều Lương vu tấu bọn Hùng, Quýnh giao thông với người ngoài cõi, nên hai người này bị tử tội.

Lúc này Lý Bôn đã chiếm thành Long Biên được 3 năm (năm Quý Hợi 543). Tháng 4 năm ấy vua Lâm Ấp là Luật Đà La Bát Na (Rudravarman I) vào cướp phá quận Nhật Nam (quận Nhật Nam còn được nhà Lương gọi là Đức Châu) Lý Bôn sai Phạm Tu đem quân đi đánh dẹp, Phạm Tu thắng trận ở Cửu Đức. Vua Lâm Ấp bỏ chạy.

Năm Giáp Tí (544) Lý Bôn tự xưng là Nam Việt Đế lấy niên hiệu là Thiên Đức, ngang với nhà Lương là năm thứ 10 hiệu Đại Đồng, và lấy quốc hiệu là Vạn Xuân sau khi đuổi hẳn được Tiêu Tư. Ông thiết lập triều đình, cho Triệu Túc làm thái phó, Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ.

Cũng năm ấy, nhà Lương phái Tả Vệ tướng quân là Lan Khâm sang đánh Nam Việt Đế, Lan Khâm mới vượt khỏi Ngũ Lĩnh đã bị bệnh và chết. (Đại Việt Sử Ký quyển 5 tờ 2a b).

Tháng 6 năm Ất Sửu (545) là năm thứ hai hiệu Thiên Đức, nhà Lương cử Dương Siêu (Việt Nam Sử Lược chép là Dương Phiêu) làm Thứ Sử Giao Châu, Trần Bá Tiêu (sau là cao tổ nhà Trần bên Tàu) làm Tư Mã và hạ lệnh cho Thái Sử Châu Định là Tiêu Bột hợp quân với Dương Siêu cùng đánh.

Ông Lý Bôn đem ba vạn quân chống nhau với quân Lương ở Chu Diên bị thua, chạy tới sông Tô Lịch lại bại trận lớn hơn nữa, sau phải rút về Gia Ninh (phủ Yên Lãng, tỉnh Phúc Yên). Tháng giêng năm Bính Dần (546) quân Lương vây hãm thành và chiếm được vào ngày 25-2-546. Lý Nam Đế chạy thoát được về vùng Tân Xương (tỉnh Sơn Tây). Đến tháng 8, Lý Nam Đế đem hai vạn quân ra đóng ở hồ Điền Triệt (nay là huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Yên) chế tạo thuyền bè định phản công. Tại đây quân Trần Bá Tiên lại thắng trận lớn nữa vì Lý Nam Đế không kịp phòng bị. Ngài lại rút về Tân Xương (có chỗ chép là Tân Hưng) để chấn chỉnh lại quân đội, sau giao lại binh quyền cho Tả Tướng quân Triệu Quang Phục (Đại Việt Sử Ký, quyển 5 tờ 3 và Toàn Thư quyển 4 tờ 16b 17a).

Từ năm 547 miền đồng bằng Bắc Việt và Bắc Trung Việt lại lệ thuộc về Tàu. Anh Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo cố đánh được Đức Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay) nhưng không bao lâu lại bại trận tại Ái Châu, phải đào tẩu.

NNQ: Trích Việt Sử Toàn Thư (Phạm Văn Sơn), Phần 2, Chương 7 (Trang 99-100)


Câu Chuyện Tàu Trường Xuân.

© Giao Chỉ-San Jose

Nguồn: https://ndtb1975.blogspot.com | (11/04/2010)

Tháng 4 năm 1975-Saigon
Một con tàu ngơ ngác ra khơi
Một thuyền trưởng tuyệt vọng
Gần 4 ngàn hành khách của định mệnh
Cuộc hành trình không bờ bến
Vỏn vẹn 3 ngày hải hành trôi nổi
Hai người tự tử thủy táng
Hai đứa trẻ ra đời
Con tàu kéo Song An, cứu tinh số 1
Thương thuyền nhân đạo Đan Mạch, cứu tinh số 2
Sau cùng, tàu Trường Xuân không chìm được kéo về Hồng Kông với thi hài của người khách cuối cùng: Đại tá Wong A Sáng, sư đoàn 5 bộ binh…

Câu chuyện 40 năm trước được kể lại vào dịp ghi dấu 40 năm sau (1975-2015). Và giới thiệu người con gái của biển Đông: Chiêu Anh. (Shining Light). Chuyện này tôi kể đi kể lại. 10 năm trước. 5 năm trước và bây giờ. Trăm năm sau biết ai còn kể lại.

Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy. Một trong các thương thuyền của hãng là tàu Trường Xuân, vị thuyền trưởng lúc đó là ông Phạm Ngọc Lũy. Ông Lũy sinh quán tại Nam Định, ra đời năm 1919. Vào tháng 5-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã có 30 năm kinh nghiệm hàng hải.

Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Trường Xuân đã xuống hàng hoàn tất chuẩn bị chở sắt vụn đi Manila. Một chuyến đi vô thưởng vô phạt. Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy lúc đó 56 tuổi, Bắc kỳ di cư, quyết không ở lại sống với cộng sản. Ông tìm đường ra đi bằng mọi giá. Ông ước mong dùng được Trường Xuân chở đồng bào tỵ nạn. Trên đống sắt vụn của Trường Xuân lần này phải là sinh mệnh của những con người. Ông cần có thủy thủ đoàn và ông cần cả hành khách. Trải qua bao nhiêu là gian nan phức tạp vào tuần lễ cuối cùng của cái tháng 4 đen oan nghiệt… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Apr-2022_w1

✵✵✵✵✵✵

chotram-qr-code

Các bài viết sưu tầm: Apr 01, 2022

Bà Hằng bị bắt rồi!
Kiểm duyệt thông tin phản khoa học?
Hướng đi của nhân loại…
Dự án Thủ Thiêm trước 1975.
Đời Thế Mà Vui.


Bà Hằng bị bắt rồi!

© Ông Tư Sài Gòn

Nguồn: Saigon Nhỏ News (24/03/2022)

Chiều Thứ Năm (24 Tháng Ba), khi mọi người hầu như tạm thời rút hết vào nhà lo bữa cơm tối, đường xóm vắng hoe, chỉ có mấy đứa nhỏ hóng xem mấy con chó cạ lông, và mình tui ngồi hóng gió trước hiên nhà chờ bà vợ già gọi vào ăn cơm, thì từ đâu giọng thằng Tang rống lên:

Bà Hằng bị bắt rồi mọi người ơi! Mọi người ơi, bà Hằng bị bắt rồi!…”

Xem tiếp…

nguyen-phuong-hang-bi-batCơ quan công an đọc quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng – Ảnh: Cổng thông tin Chính phủ

Vụt một phát, đã thấy nó chạy từ cuối hẻm ra tới quán cà phê của con Pha ngoài đầu hẻm, vừa đi vừa la chói lói như nhà nó sắp cháy tanh bành. Con Pha lúc này đã tắt đèn quán, xếp gọn bàn ghế chuẩn bị về nấu cơm cho tía nó ăn, cũng đứng như trời trồng, mắt trợn ngược, miệng há hốc ra như bị điểm huyệt. Nó lắp bắp:

“Anh nói… nói… sao anh Tang? Cô Hằng bị bắt hả? Trời ơi! Sao vậy nè…”

Rồi đứng khóc ngon lành như má nó mới chết, dù bả “đi bán muối” lâu rồi. Con Pha là “fan cứng” của bà Hằng. Nó nói bả giàu mà lại đẹp, hột xoàn của bà lại càng đẹp hơn, bả là “nữ anh hùng” đại diện cho người nghèo đánh những tên nghệ sĩ bất lương, vân vân… nên giờ trước “hung tin” này nó sững sờ cũng phải.

Thằng Tang thấy người yêu nó khóc cũng bất ngờ ngưng hét ba giây, rồi như bừng tỉnh nói nhỏ với con Pha:

“Mở cửa quán lại mau lên, mau lên, sẽ có nhiều khách hóng chuyện đến đây. Lẹ lên…”

Con Pha chưa hiểu ý thẳng, Pha tính hỏi lại tại sao bắt nó mở quán thì nó nhận ra đã có cả đám người bu quanh thằng Tang hỏi:

“Thiệt không mậy? Tại sao bả bị bắt?”

“Trời đất! Ai mà dám bắt bả, Bộ Công an bả còn mua được mà mấy thằng thành phố thì ăn nhằm gì. Chuyện tào lao…”

“Thương cô Hằng quá! Cô ấy đã cứu bao nhiêu người rồi mà còn bị vậy. Còn cái đám kia toàn đi ăn cướp thôi giờ lại đắc chí.”

Nói chung xóm trên, xóm dưới tự dưng chia làm hai phe, “phe thắng cuộcchống bà Hằng và “phe thua cuộcbênh bà Hằng. Dù chưa đến nỗi cãi nhau, nhưng mỗi người một câu cũng thành cái chợ vỡ. Riêng tui và ông Giáo ngồi ngoài chầu rìa.

Lúc này, con Pha được thằng Tang phụ dọn bàn ghế ra lại. Nó mời mọi người vào trong quán ngồi, chứ đứng giữa đường, công an phạt. Nghe thấy từ “phạt” cả đám kéo vào quán, chia làm hai ranh giới ngồi đối diện như sắp có cuộc tỷ thí võ lâm.

Lúc này con Pha trở mặt tươi rói, cầm giấy đi từng bàn hỏi xem mọi người uống gì, lâu lâu mới được trúng mánh như thế này. Thằng Tang thì mắt liếc cái cellphone, miệng thuyết minh leo lẻo:

“Tin chính thức nghe bà con, hiện giờ công an đang bao vây biệt thự bà Hằng ở đường Nguyễn Thông (quận 3) rồi. Có hình ảnh đàng hoàng, nhiều người ở đó quay phim rồi đưa lên Facebook nè mọi người.”

Lúc này báo chí trên mạng đã bắt đầu đưa tin “nóng sốt” rồi. Không trang điểm, không đeo vàng và hột xoàn nên nhìn mặt thiệt của bà Hằng thấy thảm hại quá. Một người nào đó bên “phe thắng cuộc” vừa nhìn cellphone vừa tặc lưỡi: “Em hiền như một con chó cún… bị cảm” làm cả đám cười theo, khiến “phe thua cuộc” lườm một cái rõ dài.

Ông Sáu xe ôm nói:

“Kỳ này bà ấy tiêu rồi. Báo nói bả bị bắt về tội ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân‘ theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.”

Thằng Nhơn, con bà Thiện cho vay nặng lãi, tỏ ra hả hê trước tin này. Nó nói đáng đời bà Hằng vì “vu oancho thần tượng của nó là mít-tơ Đờm, và những “danh hài lừng lẫy”. Nó đứng dậy giơ hai tay lên trời bắt chước câu nói của Trưng Trắc trong vở “Tiếng trống Mê Linh”:

“Trời cao nhưng lưới trời lồng lộng, đã có người giết hắn thay ta. Hahaha…”

Bất ngờ thằng Hồ, dân anh chị đã hoàn lương, ở xóm dưới bực mình đứng lên chỉ thẳng mặt thằng Nhơn nói: “Ngồi xuống! Món nợ của mày với xóm nhà lá tao chưa tính sổ đó, liệu hồn nghe mày”, làm thằng Nhơn tiu nghỉu, chỉnh lại cặp mắt kính không độ cho ra dáng trí thức, tằng hắng một cái rồi ngồi xuống.

Số là mấy năm trước vào Tháng Bảy âm lịch, thằng Nhơn chơi dơ, cùng với đám “cô hồn các đảng” của nó trùm áo mưa đàn em thằng Hồ giựt hết đồ cúng, giựt luôn bát nhang và hai cái chân đèn cầy của nhà ông Đạo. Ông Đạo nhờ thằng Hồ đòi, nó chối không lấy, mãi gần đây chắc sợ quả báo hay sợ cô hồn về vật chết bất đắc kỳ tử, nên nó cho mấy thằng đàn em len lén mang bát nhang để ngoài cửa nhà ông Đạo.

Lúc thằng Hồ sừng cồ với thằng Nhơn, con mụ Bóng nói:

“Mày làm gì dữ vầy Hồ? Tao nói đáng đời con mụ thất nhơn ác đức. Từ hồi mụ lôi kéo hàng trăm người đến Tịnh Thất Bồng Lai phá cửa Phật, phá người tu hành tao đã nghi mụ sẽ bị quả báo. Đâu ngờ quả báo đến sớm thế!”

Con Pha đang bưng bê nghe vậy xía vô bênh “cô Hằng” của nó:

“Thôi đi cô Bóng ơi! Nói như cô sao thằng cha Thích Thanh Từ tu giả trân mà có bị quả báo gì đâu? Chẳng qua là có người hại cô Hằng thôi. Cổ tuy nói nhiều những giúp người cũng nhiều mà. Nhờ cổ mình mới biết thằng cha Linh ‘ngâm tôm’ 14 tỷ tiền từ thiện đó chứ!”

Mụ Bóng nói lại:

“Lúc đầu tui cũng có cảm tình với nó, nhưng sau này thấy nó xúc phạm nhân phẩm nhiều người quá nên tui ‘bỏ’ nó luôn. Đàn bà gì mà ngồi chửi hết người này đến người kia 5, 6 tiếng đồng hồ thì còn gì là ‘chính nghĩa’ nữa.”

Ông Tình, bố thằng Tang, cán bộ kỳ cựu, đảng viên lâu năm, bỗng nhiên xuất hiện làm cả quán giật mình khi nhận ra giọng nói Bắc kỳ của ông:

“Xúc phạm ai cũng được, nhưng xúc phạm đến lãnh đạo thành phố thì dứt khoát là phải xử đến nơi đến chốn.”

Thằng Tang trố mắt ngạc nhiên, vì từ trước đến này họa hoằn lắm bố nó mới xuất hiện trong các buổi họp tổ dân phố khi có lãnh đạo quận về dự thôi, chứ còn lãnh đạo phường có mời lão cũng ngó lơ. Nó hỏi:

“Trời! Bố ra đây làm gì?”

Lão Tình như không nghe thằng con lão hỏi, tiếp tục:

“Trước đây chính quyền để cho bà Hằng ‘phát huy tinh thần dân chủ’, đấu tranh với sai trái của một số người, nhưng bà ấy ‘lợi dụng tinh thần đó’ gây thanh thế, tụ tập nhiều người phá rối trật tự trị an, ỷ có tiền nhiều không xem chính quyền ra gì là không được. Mới đây các đồng chí, à, xin lỗi, các anh chị có xem cái cờ-líp bà ta mạt sát Chủ tịch Phan Văn Mãi chưa? Bà ấy thóa mạ đồng chí chủ tịch thành phố như thế thì còn gì là danh dự của người lãnh đạo đáng kính nữa chứ? Không bắt thì để bà ấy chửi đến Chủ tịch nước nữa à?”

Nói dứt lời, lão Tình quay đít bỏ đi, chẳng chờ ai nói lại lời nào. Cả quán lại ồn ào như cái chợ vỡ. Đám “phe thua cuộc” ngày càng tỏ ra yếu ớt trước sự ‘tấn công vũ bão’ của “phe thắng cuộc”.

Để hạ hỏa mọi người, ông Giáo tằng hắng gây chú ý một chút rồi phân tích:

“Theo tui thì có thể bà Hằng đã vượt quá ‘làn ranh đỏ’ trong việc thao túng dư luận như lời lão Tình nói. Mỗi nơi có ‘làn ranh đỏ’ khác nhau, nên nếu bà Hằng ở Bình Dương, chưa chắc bà đã bị bắt. Bả ở TP.HCM, mà rủa xả ông Mãi như thế, mà công an thành phố không bắt bả thì còn gì là mặt mũi lãnh đạo nữa? Tuy nhiên, tui thấy công an, viện kiểm sát và tòa án TP.HCM hình sự hóa việc này có cái gì đó không ổn. Ông Mãi có thể thưa bà Hằng ra tòa án dân sự, giống như những người bị bà Hằng xâm hại danh dự. Đằng này lại dùng Điều 331 của Bộ luật Hình sự để bắt bà Hằng là quá hạ sách.”

Tui hiểu ông Giáo. Ông muốn nói nhiều hơn cho “thông não” đám dân xóm tui nhưng cũng ngại. Với tui, ông Giáo nói riêng là qua việc bắt bà Hằng lần này, chính quyền muốn gởi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng bất cứ tiếng nói có khả năng thu hút, tập họp quần chúng dù ở đó có trình độ dân trí thấp, đều có nguy cơ vào tù.

Đang suy nghĩ mông lung thì mụ Bóng hỏi “ông Tư nghĩ sao, ông Tư?” làm tui giật bắn mình như bị công an gọi đưa giấy khám nhà. Tui nói:

Có thể ra tòa bà Hằng sẽ bị ghép tội đúng theo bên công an đưa ra thôi, vì thường là như thế, nhưng theo tui thấy thì một số điều bả tố cáo cũng chưa chắc sai. Tui nói thiệt chứ qua những chuyện bà Hằng tố cáo, tui cũng ngại gởi tiền từ thiện cho đám showbiz lắm.”

Thằng Tang chợt vỗ đùi cái đét rồi nói:

“Bây giờ xóm mình làm cái kèo xem bà Hằng phải ở tù bao lâu nghe mọi người. Có ai tham gia không?”

Nó chưa nói dứt câu, cả đám dép bay ào ào về phía nó, trong đó có đôi guốc cao gót của mụ Bóng. Chẳng biết có trúng nó không?

© Ông Tư Sài Gòn

Thân mời đọc thêm @ https://saigonnhonews.com


Có nên kiểm duyệt thông tin phản khoa học trên mạng xã hội?

Dich thuật (Nhan Tran, Pham Khanh Linh, & Quynh Nguyen) from BBC’s article của Rachel Schraer, “Should bad science be censored on social media?” on BBC, 18-01-2022

Nguồn: Người Thông Dịch | (viewed 16/03/2022)

Giải pháp nào cho vấn nạn tin giả?

Hiểu đúng về bản chất khoa học khi đưa ra các quyết định y khoa rất quan trọng vì nó liên quan đến tính mạng của một người. Nhiều người từ chối tiêm vaccine sau khi đọc các thông tin sai lệch trên mạng đã phải nhập viện hoặc thậm chí là tử vong. Và những tuyên bố không đúng sự thật về công nghệ 5G và nguồn gốc của Covid 19 được cho là có liên quan tới bạo loạn và phá hoại của công…

Nhưng việc loại bỏ hoàn toàn các thông tin ấy lại có vẻ giống vấn đề kiểm duyệt thông tin, nhất là khi giới khoa học quan niệm rằng cái gọi là “fact-sự thật” có thể sẽ bị bác bỏ khi bằng chứng thay đổi.

Hội Hoàng Gia London là định chế khoa học lâu đời nhất còn hoạt động cho đến nay, và họ đang nỗ lực giải quyết những thách thức được đặt ra bởi các phương thức trao đổi thông tin tiên tiến nhất của nhân loại.

Trong một bản báo cáo mới đây, hiệp hội này khuyên các công ty mạng xã hội không nên gỡ bỏ những nội dung “hợp pháp nhưng gây hại”. Thay vào đó, tác giả cho rằng các trang mạng xã hội nên điều chỉnh lại thuật toán người dùng để đề phòng chúng lan truyền rộng rãi và cũng để hạn chế nạn kiếm tiền từ tin giả… Đọc tiếp…

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Hướng đi của nhân loại đang được quyết định tại Ukraina…


© Harari – Trọng Thành

Nguồn: Thông Luận Blogspot.com (02/2022)

Những tuần lễ đầu tiên của năm 2022, khi đại dịch Covid-19 có phần tạm lắng sau 2 năm hoành hành, nhân loại lại đứng trước một đe dọa lớn mới đáng sợ hơn bội phần: Chiến tranh. Nguy cơ nước Ukraina bị xâm lăng không chỉ là đại họa với người dân của riêng quốc gia này cùng những khu vực xung quanh, mà còn đe dọa toàn bộ thành tựu của thế giới từ hơn nửa thế kỷ qua: Nền hòa bình

Đối với sử gia nổi tiếng người Israel, Yuval Noah Harari (*), “thành tựu chính trị lớn nhất” của nhân loại trong bảy thập niên qua là “tình trạng suy tàn của chiến tranh.” Chiến tranh, chinh phạt, xâm chiếm lãnh thổ, cướp bóc tài nguyên, lấy bạo lực để bảo đảm vị thế, sự thịnh vượng, bảo đảm vinh quang, vốn từng là hoạt động hết sức phổ biến trong lịch sử nhân loại hàng ngàn năm nay. Luật Rừng, nơi mạnh được yếu thua, đã từng là nguyên tắc chủ yếu chi phối lịch sử nhân loại trong một thời gian dài. Tuy nhiên, theo sử gia Harari, trong vòng một vài thế hệ gần đây, thế giới đã chuyển sang một hướng đi hoàn toàn khác, một thay đổi triệt để. Cụ thể là một bộ phận lớn của giới tinh hoa lãnh đạo thế giới hiện nay tin tưởng là chiến tranh là “cái ác có thể tránh được” Đọc tiếp…

Các bài viết cùng chủ đề (NNQ sưu tầm):

Đảng Cộng hòa đứng ở đâu trong cuộc xâm lược Ukraine của Putin?

❖ Cựu Tổng thống Donald Trump và những người ủng hộ ông, đã ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin và chỉ trích Tổng thống Biden khi cuộc khủng hoảng Ukraine bùng phát. Một nhóm các nhân vật cực hữu tên tuổi cũng lên tiếng ngưỡng mộ Tổng thống Nga… Đọc thêm @ TẠI ĐÂY


Tòa án tối cao của Liên Hiệp Quốc – Chiến tranh Ukraine.

Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ – International Court of Justice), ra phán quyết yêu cầu Nga đình chỉ cuộc xâm lược Ukraine, với 13/2 phiếu (Nga và Tàu bỏ phiếu chống)… Đọc thêm @ DW News (16/13/22)


Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine…

Dù một thế giới nơi Ukraine, Nga và Belarus hoàn toàn độc lập khỏi Liên Xô nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng một thế giới nơi ba nước này không ràng buộc với nhau theo bất kỳ cách thức nào sẽ là điều đáng lo ngại đối với người Nga. Vấn đề không chỉ ở việc Ukraine là quốc gia đông dân thứ hai, và có sức mạnh kinh tế cũng đứng thứ hai trong số các nước cộng hòa còn lại, mà các ngành công nghiệp của nước này còn tích hợp chặt chẽ với các ngành công nghiệp Nga. Câu hỏi cũng không phải chỉ nằm ở việc điều gì sẽ xảy ra với các lực lượng hạt nhân đặt tại Ukraine nhưng lại nằm dưới sự chỉ huy của chính quyền Liên Xô ở Moscow. Vấn đề đi sâu hơn nhiều… Đọc thêm chi tiết @ TẠI ĐÂY


Chiến tranh Ukraine: Hai ông Elon Musk và Phạm Nhật Vượng

Nhiều ý kiến so sánh tỷ phú Phạm Nhật Vượng với tỷ phú Mỹ Elon Musk, sau khi ông Musk kích hoạt Starlink (internet qua vệ tinh) cho Ukraine, 27/2, dường như họ chờ đợi ông Vượng thể hiện sự nhân đạo. Nhiều người đặt câu hỏi ông Vượng đã làm gì để “đền ơn đáp nghĩa Ukraine?” vì dân Ukraine chính là khách hàng của ông trước đây, góp phần vào sự thành công của VinGroup ngày nay… Đọc thêm chi tiết @ TẠI ĐÂY


Ukraine đang hối tiếc vì đã giải trừ vũ khí nguyên tử cách đây 30 năm…

Năm 1993, Ukraine chấp nhận giải giáp toàn bộ kho vũ khí nguyên tử nếu các cường quốc hạt nhân cam kết bảo đảm an ninh, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đường biên giới hiện hành của Ukraine, đồng thời không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực chống Ukraine. Đây là trọng tâm của thỏa thuận được Nga, Ukraine và Mỹ ký kết tại Matxcova vào đầu năm 1994… Đọc thêm chi tiết @ TẠI ĐÂY


Dự án Thủ Thiêm trước 1975…

© Trang Nguyên

Nguồn: Báo Trẽ Online | (21/01/2022)

Trước 1975, Quận 9 hay bán đảo Thủ Thiêm rộng 800 hécta, còn là một vùng đất thưa vắng dân cư, duy nhất có bến phà Thủ Thiêm và con đường đất dưới chân cầu Sài Gòn dẫn vào Thủ Thiêm. Thủ Thiêm từng có nhiều dự án xây dựng phát triển khu vực này vào thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà, nhưng đều không thực hiện được.

Từ thời Tổng thống Ngô Ðình Diệm, vào năm 1958 đã có dự án Hoàng Hùng xây dựng Thủ Thiêm thành khu ngoại giao, hành chính để nới rộng đô thành. Nhưng do địa hình bị bao bọc trong khúc sông Sài Gòn lượn tròn, nhiều chỗ còn rậm rạp hoang vu, khó bảo vệ an ninh, nên dự án không được tiếp tục nghiên cứu…

Xem tiếp…

tien-bac-imgẢnh minh họa. Nguồn: danchimviet

Tạp chí Xây Dựng Mới, số đặc biệt về gia cư ra ngày 10-07-1967 viết: “Năm 1939 dân số của Sài Gòn ước lượng là 240.000 người. Hiện nay gồm cả Chợ Lớn đã lên tới 2.400.000 chưa từng ở đâu trên thế giới có sự gia tăng dân số quá nhanh trong khoảng thời gian quá ngắn ấy. Bởi Việt-Nam trong thời gian ấy phải chịu ảnh hưởng của một trận thế chiến, một trận giặc tái chiếm thuộc địa, một trận nội chiến và một trận du kích chiến, nên một mặt bị tiêu mòn sinh lực, thiếu hụt nhân công, một mặt mất mát tài nguyên, và mặt khác dân chúng ở miền Bắc và các vùng quê mất an ninh nhào về Sài Gòn, khiến cho Sài Gòn bị thiếu hụt nhà ở một cách kinh khủng. Thêm số sinh sản mỗi năm mỗi tăng lại thiếu đất để mở mang, giá đất để làm nhà cao lên vùn vụt, đồng tiền kiếm khó khăn, số vốn đầu tư vào việc xây nhà của tư nhân hết sức hạn chế. Vì vậy mà các xóm nhà lá chen chúc, những người sống bên những cống rãnh dơ bẩn, thiếu điện nước, khí trời, thiếu mọi điều kiện vệ sinh, không thể tưởng tượng được thế nào tồi tệ hơn nữa. Nạn cháy nhà thường xuyên đe doạ cả một vùng hàng ngàn căn trở lên. Và những bệnh truyền nhiễm cũng hết sức ghê sợ”.

Dự án Hoàng Hùng không thực hiện được do còn hạn chế công tác thực địa, chưa nghiên cứu kỹ địa hình địa chất thuỷ văn của khu vực cũng như phát triển cơ sở hạ tầng. Việc lấy Thủ Thiêm làm khu ở cho các đoàn ngoại giao nước ngoài, cơ quan hành chánh cũng là một điều khó thực hiện trong khi người dân cần có công ăn việc làm, tức là cơ sở hạ tầng sản xuất công nghiệp.

Sang năm 1964, dự án thứ hai của tư nhân mang tên Trần Lê Quang được đệ trình cho chính quyền Ðô thành Sài Gòn. Xây dựng nhà dân cư 2 tầng giá rẻ bên Thủ Thiêm nhằm dời cư dân trong các quận quá đông đúc về nơi ở mới. Dự án này cũng chết yểu nhanh chóng vì đây chỉ là dự án phát triển dân cư lao động, không tính đến những vấn về khác phát sinh trong khi Thủ Thiêm cần có kế hoạch phát triển toàn diện để trở thành một thành phố nhỏ trong tương lai.

Qua năm 1965 – kế hoạch Doxiadis – dùng Thủ-Thiêm làm thí điểm cho một kế hoạch gia cư để thực hiện chương-trình tổng quát và dài hạn chỉnh trang chung cả toàn vùng Sài Gòn và lân cận. Tạp chí Xây Dựng Mới viết: “Thủ Thiêm được lựa chọn làm thí điểm đầu tiên cho việc chỉnh trang Ðô thành là vì nơi đây nằm gần vùng khuếch trương kỹ nghệ Thủ Ðức và bến tàu Sài Gòn, đất rộng (800 ha) tương đối còn thưa thoáng, gần trung tâm thành phố (độ 2km đường chim bay) gần hệ thống cung cấp điện nước, đất tuy thấp nhưng chỉ cần đắp thêm 0m80, ở nội địa lại có sẵn hồ ao sông đào. Kế hoạch này nhằm mục tiêu: Ðáp ứng nhu cầu cấp thời; cung cấp cho các chuyên viên kinh nghiệm quý báu về kỹ thuật xây cất và sử dụng vật liệu xây cất; huy động các tài nguyên với mục đích phát triển kỹ nghệ sản xuất vật liệu, và chuyên viên hoá một số công nhân về ngành xây cất. Ngoài ra còn mục tiêu xã hội và hành chánh nữa để tổ chức dân sinh theo nguyên tắc căn bản liên gia, khóm, phường, như tổ chức hành chánh các quận hiện hữu”.

Ðây là một dự án phát triển đô thị khả thi của công ty tư vấn Doxiadis Associates (DA) của Kiến trúc sư Hy Lạp Constantinos Apostolou Doxiadis được Nha Kiến Thiết (Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa) giao hai trọng trách: đề xuất một kế hoạch phát triển cho vùng đô thị Sài Gòn – Chợ Lớn trong vòng 20 – 30 năm; và nghiên cứu mô hình nhà ở phù hợp với điều kiện của miền Nam Việt Nam để khai triển dự án thí điểm xây dựng 1,000 căn nhà. Nhóm tư vấn đã lựa chọn bán đảo Thủ Thiêm là dự án tiên phong để phát triển nhà ở trong thành phố.

Tuy nhiên, mô hình phát triển do Doxiadis đề xuất quá áp đặt và dồn lưu lượng giao thông theo tuyến vượt sông Sài Gòn xuyên bán đảo. Ðồ án đề xuất thành phố tiếp tục những gì thực tiễn đang phản ảnh: phát triển dọc trục Ðông-Bắc dọc theo mảng đất cao và ổn định. Dự án này dựa vào một số thuận lợi phát triển cơ sở hạ tầng mà cơ quan viện trợ Mỹ giúp cho VN đã thực hiện như xa lộ Biên Hoà, làng đại học Thủ Ðức, khu công nghiệp làm cho bộ mặt Sài Gòn được sinh động, sung túc và thuận lợi hơn. Tức là dự án dựa vào những hạ tầng hiện có để phát triển theo trục Ðông-Bắc. Cho nên Nha Kiến Thiết cùng công ty Doxiadis tiếp tục nghiên cứu thêm vai trò Thủ Thiêm như một đô thị vệ tinh theo hướng Ðông của Sài Gòn.

thu-thiem-truoc-1975

Thủ Thiêm đầu thập niên 70. Nguồn: Wurster, Bernadi and Emmons Architects and Planners (1972)

Qua năm 1972, dự án Thủ Thiêm được tiếp tục mang ra thực hiện. Người trong ngành gọi là dự án Sài Gòn II. Dựa trên những nghiên cứu về giao thông và giá trị đất đai, đồ án yêu cầu thành phố sớm hoàn thành tuyến đường vành đai về phía Nam để giảm lưu lượng giao thông xuyên qua trung tâm và kết nối với sân bay tương lai, dời Tân Cảng và Xưởng đóng tàu Hải Quân (Ba Son) để xây cầu thấp kết nối trực tiếp đại lộ Hàm Nghi và đường Nguyễn Bỉnh Khiêm sang Thủ Thiêm. Cuối cùng, trong nhiều chính sách được đề xuất, nổi bật là việc đề nghị đưa vào hệ thống thuế dựa vào giá trị bất động sản, mở rộng địa giới đô thị để bao gồm vùng nông thôn xung quanh và 20% đất ở khai triển bởi Cơ quan Phát triển Ðiền địa. Cất nhà cho người thu nhập thấp thuê và trợ giá 50%.

Dự án khởi đầu thực hiện bằng hơn trăm căn nhà tiền chế xây bằng gạch block theo kiểu bán nông thôn, mái lợp fibro xi măng bên phía bờ sông đối diện với Ba Son. Tuy nhiên, mỗi khi triều cường, nơi này nước ngập đến đầu gối. Cùng lúc, ngân sách của dự án cũng chưa được giải ngân vì viện trợ của Mỹ cho VN cắt giảm rất nhiều. Cuối cùng dự án dừng lại. Tất cả bản đồ, mô hình của dự án cất vào kho của Sở Xây Dựng và Nha Kiến Thiết Ðô thị cho đến sau năm 1975, chuyển sang kho thư viện bản đồ của Viện Quy Hoạch thành phố để tiếp tục nghiên cứu thực hiện.

Ðiều quan trọng khi thực hiện dự án Sài Gòn II là công việc đền bù khi giải toả đất đai đụng chạm đến quyền tư hữu của dân chúng cũng được hoạch định một cách công bằng.

Tạp chí Xây Dựng Mới viết: “Chính quyền cũng đã có nhiều biện pháp để khiến cho dân được hưởng nhiều tiện nghi mà không ai bị thiệt thòi nhiều. Chẳng hạn như chính quyền có thể mua đất của tư nhân để làm đường theo một giá biểu tương thuận, rồi những phí tổn về công tác hạ tầng cơ sở sẽ quản phần cho các diện tích đất đai còn lại phải chịu, theo danh nghĩa thuế thặng dư giá trị. Người bị mất phần đất nào để làm đường và lộ giới thì được bồi thường khoản ấy, còn diện tích đất còn lại bao nhiêu người ấy sẽ phải chiếu theo số lượng ấy mà chịu phí tổn.

Trường hợp những chủ bị mất hết đất vì đường và lộ giới, nhận được số tiền bồi thường trong tay, nhưng không chủ nào
được chỗ khác chịu bán đất cho, hoặc có bán cũng sẽ bán theo giá đầu cơ, thì đó là cả một sự rắc rối lớn. Có lẽ vì vậy mà chính quyền cần phải can thiệp bằng một đạo luật ấn định cho mỗi chủ gia chỉ được phép giữ một lô đất để ở, còn số dư phải sang nhượng cho những chủ đất kém may mắn khác. Cùng trường hợp này, nếu chủ đất nại cớ giữ đất lại cho con cháu không chịu bán thì theo luật định, chỉ được giữ lại tối đa là 66%, còn lại phải nhường cho chính quyền để mở đường và xây cất các cơ sở công cộng.

Thêm nữa, nếu người ta cứ giữ đất đấy không làm nhà, nại cớ chưa đủ tiền, trong khi người khác có tiền, có thể làm nhà ngay thì lại không có đất. Chính quyền phải trù liệu những biện pháp thuế khóa đủ nặng để đánh vào những đất trống nếu quá một thời hạn 3 năm không xây dựng hoặc giả để cho tư nhân tự lo liệu lấy việc xây dựng theo kiểu mẫu tiêu chuẩn
.”

© Trang Nguyên

Thân mời đọc thêm @ Báo Trẽ Online

Các bài viết cùng chủ đề (NNQ sưu tầm):

Thủ Thiêm cách đây gần 70 năm về trước @ Góc Xưa Net.

Để phát triển khu đô thị Thủ Thiêm, Việt Nam Cộng Hòa đã từng có 2 lần sắp xếp lên ý tưởng quy hoạch nhưng cả 2 lần đều bị hủy bỏ ở phút cuối cùng vì một số lý do khác nhau.

    ❖ Lần thứ nhất dự án quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm được cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm triển khai xây dựng vào khoảng cuối thập niên 50. Dự án đã được lên kế hoạch hoàn chỉnh về mọi mặt thì Ngô Đình Diệm chết vì bị ám sát trong một cuộc đảo chính năm 1963.

    ❖ Lần thứ hai là vào thời Đệ Nhị Cộng Hòa của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, một nghiên cứu khác được bắt đầu để tiếp tục phát triển và quy hoạch Thủ Thiêm từ năm 1967 đến năm 1972 đã hoàn thành. Nhưng khi đã được sắp xếp đâu vào đó thì lại 1 lần nữa dự án tiếp tục bị đình trệ khi liên tục mắc phải những vụ khủng bố và phá hoại cho tới ngày 30 tháng 4 năm 1975… Đọc thêm @ Góc Xưa Net (Mẫn Nhi 04/01/22)


Thủ Thiêm: Nửa thế kỷ long đong quy hoạch @ Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

Trong khi Singapore phải lấn biển hàng chục năm để có thêm đất, Sài Gòn lại có sẵn ngay bán đảo Thủ Thiêm, đất dự trữ phát triển với ba mặt nhìn ra thành phố cũ, chỉ cách trung tâm hiện hữu một con sông rộng chưa tới 300m. Nhưng suốt 50 năm qua, sau ba đồ án quy hoạch đầy tham vọng trong lịch sử: 1965, 1972 và gần nhất là 2012, Thủ Thiêm vẫn là vùng đất nằm chờ cơ hội… Đọc thêm @ Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam (18/12/17)


Quy hoạch Sài Gòn trước 1975 dưới ảnh hưởng của Hoa Kỳ @ Đô Thị Việt Nam org.

“Đà phát-triển trong quá khứ, từ thành-phố cổ, thường hướng theo phía Bắc dọc theo những giải phù sa cổ. Kế-hoạch phát-triển tương lai cũng sẽ theo đường hướng nầy, và bất cứ một kế-hoạch thực-tế nào nhắm hướng dẫn sự phát-triển Thủ đô Sàigon cũng phải nhận thức ro những yếu-tố nầy” – Đề xuất về hướng phát triển cho Sài Gòn trong Đồ án Quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm năm 1972.

    ❖ Từ giữa thập niên 60, chính phủ Hoa Kỳ thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế USAID đã hỗ trợ kỹ thuật cho phía miền Nam Việt Nam về quy hoạch đô thị. Kể từ thời gian này, rất nhiều các đồ án quy hoạch và nghiên cứu về đô thị quy mô và có chất lượng tại miền Nam được thực hiện. Điển hình là hai đồ án quy hoạch do hai công ty rất có tên tuổi trên thế giới lúc đó thực hiện: Quy hoạch chung thành phố Sài Gòn do công ty Doxiadis Associates – Consultants on Development and Ekistics (Hy Lạp) lập năm 1965 và Quy hoạch phát triển Thủ Thiêm do công ty Wurster, Bernardi and Emmons (Hoa Kỳ) chủ trì lập năm 1972 thực hiện.

    ❖ Bên cạnh đó, Frank Pavick và James Bogle lần lượt thực hiện những báo cáo chi tiết về hoạt động quy hoạch đô thị ở miền Nam và những vấn đề của thành phố Sài Gòn. Cũng tác giả Frank Pavich sau đó còn thực hiện Khảo sát sử dụng đất tại Vùng đô thị Sài Gòn cho Tổng Nha Kiến thiết và Thiết kế Đô thị. Những tại liệu này không chỉ cung cấp những thông tin hữu ích về một phần lịch sử phát triẻn của thành phố cũng như lĩnh vực quy hoạch tại miền Nam, chúng còn cung cấu một mô hình thực hiện quy hoạch hoàn chỉnh trong điều kiện kinh tế thị trường và dựa vào phân tích khoa học hơn là các yếu tố thị giác đơn thuần – những vấn đề mà ngành quy hoạch Việt Nam đương đại, vốn xuất thân kiến trúc và trong điều kiện kinh tế chỉ huy, đang rất bối rối… Đọc thêm chi tiết @ Đô Thị Việt Nam.org (Quy Hoạch sư Nguyễn Đỗ Dũng 20/03/12)


Đời Thế Mà Vui…

© Trần Khải Thanh Thủy

Nguồn: Đàn Chim Việt (05/02/2022)

Chuông đồng hồ điểm 12 tiếng, hai mắt Châu vẫn mở thao láo. Căn nguyên của sự mất ngủ này dĩ nhiên đến từ cốc cà phê ban chiều, nể lời bạn mà uống. Không ngờ sự đời nhiều khi thật tréo ngoe :Cà phê ngon bao nhiêu thì giấc ngủ trằn trọc , phiền muộn bấy nhiêu.

Nghiêng người vào tường, anh cố dụ dỗ cái ngủ trở về nhưng càng dỗ càng bất lực, câu chuyện với mẹ cứ hiện lên rõ mồn một trong óc.

…Mẹ anh, một cán bộ thương nghiệp về hưu từ hơn chục năm nay với số lương còm cõi 4,4 triệu vnd một tháng, bố anh cũng vậỵ, cả đời vất vả, chắt chiu từng đồng lo cưới vợ, gả chồng cho ba đứa con, nay hai đứa em anh đã ra ở riêng, tưởng có lương hưu đàng hoàng thì ông bà có thể săn sóc nhau trong vô tư, thanh thản được. Ai ngờ cuộc sống vẫn còn nhiều vất vả ràng buộc quá, mỗi lần ốm đau là mỗi lần số tiền dành giụm đội nón ra đi, lại phải lệ thuộc vào con cái, mà con cái tuy rằng có nghề nghiệp chỗ đứng đàng hoàng nhưng nào có dư dả gì, chả thế mỗi lần đưa vợ vào bệnh viện, là mỗi lần ông than: “Cuộc sống thực dụng, khó khăn quá… Kẻ sĩ lăn lộn tìm kiếm cái cao siêu thì được nhận một đời sống nghèo nàn, đạm bạc. Tiền bạc chứ có phải vỏ hến đâu mà cứ phải liên tục ném tiền qua cửa sổ… bệnh viện như thế này? Cứ chớm bước chân vào cửa bệnh viện là tiền triệu như bỡn, rồi tiêm, rồi chích, rồi thử máu… trăm thứ bà rằn, mỗi lần thử là một lần hối lộ lót tay để mua sức khỏe, mạng sống qua tay bọn “lương y “kiêm hà bá, thầy thuốc kiêm mẹ mìn” thời nay… Đọc tiếp…

⟩⟩Trở Về Đầu Trang