May-2022_w4

✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: May 27, 2022


I’ m a soldier born to die
Bệnh Đậu Mùa Khỉ
“Cái và Cáy”…
Tập và HKMH
Tổng tuyển cử 2022 tại Úc…

1

I’m a soldier born to die…

Quan Dương sưu tầm

Nguồn: @ https://tuongtri.com (15/04/22)

Tim O'Brien-book-coverVietnam War autobiography, Tim-O’Brien. Ảnh wikipedia.

Trong cuộc chiến xâm lược của Nga vào Ukraine có một bài thơ được cho là của một chiến binh Ukraine với tựa đề “I ‘m soldier born to die“ được nhiều ngươi phỏng dịch sang tiếng Việt. Tôi có đọc nhiều bài dịch nhưng không thấy ghi tên tác giả và nếu có thì tên và nguồn không giống nhau. Do đó tôi đâm ra tò mò nên leo lên google tìm nguồn gốc nguyên tác của bài thơ…


Đọc tiếp…

Sau khi tìm nhiều nguồn tôi thấy nguồn từ WikipediA là khả tín nhất. Theo Wiki thì tác giả bài thơ là Tim O’Brien viết trong cuốn tự truyện về chiến tranh Việt Nam được nhà xuất bản Delacorte Press xuất bản năm 1973 tại Hoa Kỳ. Như vậy đây là bài thơ xuất xứ tử thời chiến tranh VN chứ không phải trong chiến tranh Ukraine. Tuy nhiên trong cuộc chiến tranh nào cũng vậy những người lính cầm súng để bảo vệ tự do đều không màng sống chết. Súng đạn muôn đời vô tri không có mắt nên khi người lính xung trận có thể ngã xuống bất cứ lúc nào. Vì thế trước lúc lên đường đối đầu với địch thì những lời người lính gửi gắm lại xem như lời trăn trối bởi vì khi tự nguyện dấn thân vào đời lính thì được xem như chấp nhận hy sinh để cho tổ quốc được tồn sinh. Thời khắc và không gian khác nhau nhưng ý nghĩa cầm súng của người lính Ukraine và người lính Việt Nam Cộng Hoà giống nhau đó là họ bảo vệ lãnh thổ khi bị nước khác xâm lăng.

Năm 1969 Tim O’Brien được đưa đến chiến trường Việt Nam đã chứng kiến nhiều đồng đội anh dũng hy sinh và cái chết của người lính nhẹ tựa lông hồng. Xúc cảm về những thiên bi hùng ca đó ông sáng tác bài thơ này và tôi đã cố gắng chuyển thể sang tiếng Việt theo thể thơ 8 chữ ở phía dưới

I’ m a soldier born to die!
if I die in a war zone,
box me up and ship me home.
Put my medals on my chest,
Tell my mom i did my best.
Tell my father not to bow,
he won’t get tension from me now.
Tell my brother to study perfectly,
keys of my bike will be his permanently.
Tell my sis not to be upset,
Her bro will not rise after this sunset,
Tell my love not to Cry…
‘Because I am a soldier born to die…!

Tim O’Brien

Tôi Là Lính Sinh Ra Là Để Chết!
Nếu tôi chết mai này nơi chiến địa
Xác của tôi xin gói gởi về nhà
Đặt lên ngực tấm huy chương tôi có
Nói với mẹ rằng con đã đi xa
Nói với cha không còn lo lắng nữa
Từ bây giờ đầu hết cúi vì con
Nói với em hãy chăm lo học giỏi
Chiếc xe này chìa khoá giao lại em
Nói với chị hoàng hôn nay đã tắt
Tôi sẽ không thức dậy lúc chiều buông
Nói với người yêu xin em đừng khóc
Lính sinh ra là chết ở sa trường

Quan Dương

Quan Dương, Dịch từ bài thơ I’am A Soldier Born To Die Của Tim O’Brien

Thân mời đọc thêm @ https://tuongtri.com

2

Bệnh Đậu Mùa Khỉ

Mpox (monkeypox: viral zoonotic disease)

NNQ sưu tầm

Nguồn: @ Bộ Y Tế Úc Châu (22/09/22)

monkeypox-imgMonkeypox, Ảnh US CDC.

Monkeypox là một bệnh do virus Monkeypox gây ra, với các triệu chứng rất giống với những triệu chứng đã thấy trước đây với bệnh nhân đậu mùa. Nó lây lan qua tiếp xúc gần gũi với người hoặc động vật bị nhiễm bệnh; hoặc với vật liệu bị nhiễm virus.

Virus monkeypox tương tự như virus gây bệnh đậu mùa (variola virus). Nó khác với virus Varicella-zoster (một loại virus herpes) gây bệnh thủy đậu. Đọc tiếp @ Bộ Y Tế Úc Châu

3

‘Cái’ và ‘Cáy’…

Anh chưa phân biệt thì chưa được động phòng nhé!


© Đỗ Văn Đồng.

Nguồn: https://www.cochinchine-saigon.com | (11/10/2020)

relationshipẢnh minh họa, (cochinchine-saigon.com)

“Này anh, tiếng Việt mình rất phong phú, riêng từ “cái” thôi, viết thì giống nhau, đọc lên giống nhau mà nghĩa thì khác hẳn. Người ta gọi đó là đồng tự, đồng âm mà dị nghĩa. Tuỳ theo vị trí chữ “cái” đó đứng ở đâu, đi với từ nào mà biết nó thuộc loại từ gì, nghĩa gì. Em sẽ viết cho anh bài học hai từ “cái” và “cáy”, anh phải học thuộc trong thời gian 1 tuần lễ. Nếu thời gian này mà anh không thuộc thì…” Rồi cô cười ngặt nghẽo, hai tay chụp vào vai chồng, hóm hỉnh nói: “thì chưa được… động phòng nhé!”

Một chàng trai Việt được chào đời trên đất Mỹ vào cuối năm 1975 tại một tiểu bang rất ít người Việt định cư. Cậu ta lớn lên trên đất Mỹ, theo học tại các trường Mỹ và khi đi làm cũng tại một cơ sở Mỹ. Cậu không được tiếp cận với cộng đồng người Việt, và lại nữa, cha mẹ cậu luôn tất bật với cuộc sống hàng ngày không nhiều thời giờ dạy tiếng mẹ đẻ cho cậu, thế nên cậu nói tiếng Việt bập bẹ như đứa trẻ lên ba và đọc viết chữ Việt chỉ khá hơn học sinh lớp Một. Nhưng bù lại, trong cơ thể cậu đang mang rặt dòng máu Việt Nam nên cậu rất giống cha mẹ từ thể chất đến tư duy, Mặc dù chôn nhau cắt rốn nơi đất khách nhưng tâm hồn cậu luôn hướng về quê cha đất tổ, đúng với cái tên cúng cơm mà cha mẹ đặt cho cậu: Nguyễn Hoài Việt. Hoài Việt đã ba mươi hai tuổi mà vẫn còn sống độc thân. Tâm nguyện của người Mỹ gốc Việt nầy là sẽ lập gia đình với một cô gái Việt để sau nầy con cái khỏi bị lai căn mất gốc. Đó cũng là ý nguyện của cha mẹ cậu… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

4

Sự tự tin của Tập vào HKMH bị lung lay

© Katsuji Nakazawa, Biên dịch – Nguyễn Thị Kim Phụng.

Nguồn: Nghiên Cứu Quốc Tế (25/04/2022)

Chiếc Liêu Ninh quý giá của Trung Quốc được sản xuất ở Ukraine thời Liên Xô, cũng giống như chiến hạm Moskva xấu số của Nga.

tsushima-naval-battle-mapCampaign of the Russian squadron, (Credit: Britannica)

Hồi ký của một sĩ quan Nga trên soái hạm của Hạm đội Baltic thuộc Đế quốc Nga, chiếc Knyaz Suvorov, đã mô tả một cách sinh động hồi kết của con tàu trong Trận Tsushima.

Cuốn sách của Vladimir Semenoff, The Battle of Tsushima, tả lại cảnh ông đi về phía mũi tàu, chỉ để thấy rằng các tháp pháo cỡ nhỏ đã bị thổi bay hoàn toàn.

Trận chiến diễn ra ở Biển Nhật Bản vào ngày 27 và 28 tháng 05 năm 1905, chính thức kết thúc Chiến tranh Nga-Nhật.

Đảo Tsushima, một phần của tỉnh Nagasaki, vẫn mang những dấu ấn của trận hải chiến. Một bức phù điêu khổng lồ dựng trên một ngọn đồi, mô tả cảnh người chỉ huy bị thương của Hải đội Thái Bình Dương Thứ hai, Zinovy Rozhdestvensky, đang được Heihachiro Togo, Tổng tư lệnh Hạm đội Liên hợp của Nhật Bản, đến thăm tại một bệnh viện hải quân ở Sasebo.

Đó là một cảnh cảm động. Một giai thoại nổi tiếng khác được lưu truyền qua nhiều thế hệ là câu chuyện về những chiếc thuyền cứu sinh chở 143 thủy thủ bị thương của Hạm đội Baltic đến Tsushima sau khi giao tranh kết thúc. Các thủy thủ đã được cư dân trên đảo chào đón, được phép ở trong nhà của họ, và được các bác sĩ điều trị.

Vụ chìm tàu Moskva ở Biển Đen vào tuần trước là thiệt hại về soái hạm trong chiến tranh đầu tiên của Nga kể từ khi mất tàu Knyaz Suvorov… Đọc tiếp @ Nghiên Cứu Quốc Tế

5

Tổng tuyển cử 2022 tại Úc Đại Lợi…

Một nền dân chủ chân chính


© TS Đào Tăng Dực

Nguồn: Báo Việt Luận | (22/05/2022)

morrison-vs-albaneseẢnh minh họa – © Báo Việt Luận

Ngày Thứ Bảy 21 tháng 5, 2022 vợ chồng chúng tôi thức dậy, vệ sinh, ăn sáng, làm một vài công việc bình thường và khoảng trưa thì đi bầu quốc hội.

Phòng phiếu như thường lệ được đặt tại một ngôi trường tiểu học gần nhà nên đi bầu rất thuận tiện.

Bầu cử luôn xảy ra vào một ngày weekend, hầu mọi người, bất kể giai cấp xã hội, đều có cơ hội biểu đạt quan điểm của mình qua lá phiếu. Tại Úc bầu cử là cưỡng bách. Không đi bầu sẽ bị phạt tiền.

Bầu cử tại Úc theo phương thức đại diện theo tỷ lệ (proportional representation). Tại hạ viện thì đơn danh trong mỗi đơn vị tranh cử theo “thứ tự ưu tiên” (preferential voting). Tại thượng viện thì liên danh trong mỗi tiểu bang cũng theo thứ tự ưu tiên nhưng đưa đến sự đắc cử của nhiều thượng nghị sĩ từ mỗi tiểu bang hoặc lãnh thổ (6 từ mỗi tiểu bang và 2 từ ACT và Northern Territory)… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

May-2022_w3

✵✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: May 20, 2022

Đạo Sĩ Và Thiền Sư.
Vai Trò ‘Cứu Sài Gòn’
Đường Xa Xứ…
Hoà giải Dân tộc!
Mị dân!

1

Đạo sĩ và Thiền sư…

Một đạo sĩ và một thiền sư tình cờ hai vị cùng đi chung trên một con đường. Đạo sĩ hỏi thiền sư: – Thầy tu lâu chưa? – Lâu rồi! – Thầy chứng thần thông chưa? – Tôi tu không có thần thông. Vậy đạo sĩ có thần thông không?

Hai vị cùng đi tới một bến đò, đạo sĩ muốn thi thố thần thông cho thiền sư thấy bèn rủ:
– Thôi chúng ta đi qua.

Thiền sư nói:
– Thôi, đạo sĩ cứ qua sông trước rồi chờ tôi.

Đạo sĩ liền bước đi trên mặt nước, qua bờ bên kia. Còn thiền sư thì đến bến đò trả 2 xu cho người đưa đò nhờ chở qua sông.

Khi qua bờ bên kia, đạo sĩ gặp lại thiền sư, ra vẻ tự hào, nói:
– Thầy thấy tôi không?
Đạo sĩ tập luyện thuật đi trên nước mất bao nhiêu năm?
Hết hai mươi năm.

Thiền sư cười, nói:
Công phu luyện tập hai mươi năm của đạo sĩ đáng giá bằng hai xu! Tôi qua sông tốn có hai xu tiền đò.

Trích từ email Thầy HCD.

2

Nhắc lại vai trò ‘cứu Sài Gòn’ của Tướng Minh.

© Phạm Cao Phong.

Nguồn: BBC | (29/04/2022)

xe-tang-bac-viet-vao-saigonXe tăng của quân đội Bắc Việt Nam tiến vào Sài Gòn. Nguồn ảnh © FRANÇOISE DEMULDER (GAMMA).

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua sau ngày 30/4/1975, song những gì diễn ra trong thời khắc định mệnh của VNCH vẫn có những điều người Việt gần như coi là “đương nhiên xảy ra”, nhưng các nhà nghiên cứu nước ngoài lại có lý giải khác.

Đó là câu hỏi cùng sự tiến quân của các đơn vị quân đội Bắc VN và lữ đoàn xe tăng tới tận Dinh Độc Lập, vì sao Sài Gòn thoát khỏi sự tàn phá, đổ vỡ ra sao.

Nhà báo Pháp Jean Lartéguy trong L’Adieu à Saïgon (Presses de la Cité 1975. Bản tiếng Việt: Vĩnh biệt Sài Gòn đã in ở VN năm 1991), viết về câu chuyện này, tôi xin trích để nhắc lại vai trò không thể bỏ qua của một nhân vật lịch sử, Đại tướng VNCH Dương Văn Minh.

“Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và Tướng Minh đã là diễn viên và nhân chứng trong những giờ phút chót của Sài Gòn và họ đã kể cho tôi nghe những giờ chót ấy.

Số phận của Sài Gòn đã được định đoạt như dưới đây, trong vòng vài phút, khoảng từ 10 giờ 30 tới 11 giờ sáng ngày 30/04… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

3

Đường Xa Xứ…


© Trần Bạch Thu.

Nguồn: tongphuochiep.com | (04/04/2022)

KonTum's-wooden-churchKon Tum’s wooden church. (Nguồn: Wikipedia)

Tôi trở về quê ngoại sau gần mười năm dài đi biệt. Gia đình đã trôi giạt về đây từ nhiều năm trước. Mặc dù bạn bè đi cùng chuyến xe mong muốn chí tình, nhưng tôi không ghé lại Sài Gòn chơi vài ngày như các anh em khác mà đi thẳng ra xa cảng Miền Tây để về luôn vì trong lòng nôn nóng muốn gặp lại ba má và các em.

Xe đò tới ngã tư Cai Lậy trời vừa xế bóng, tôi hơi ngỡ ngàng lúc xuống xe vì phố xá bít kín không thấy đâu mấy cây dù ngoài vỉa hè trước các tiệm nước. Bến xe Lam đi Bình Phú mất tiêu. Bảng hiệu Ngã Sanh còn đó nhưng trông thật lạ hoắc vì thấp chủn. Quán “Bì Bún” nổi tiếng khắp miền Lục tỉnh mà tiền thân là “Nữ Quán” nhìn qua cũng không thấy đâu. Chỉ thấy giữa đường vào chợ, giăng ngang hết cả con đường trên cao là bảng hiệu “Thị Trấn Cai Lậy”, to đùng màu bã trầu trông thật nghễnh ngãng như tựa đề trên trang bìa của cuốn truyện Tàu “Tiết Nhơn Quí Chinh Đông…” Đọc tiếp

4

Hoà giải Dân tộc: Hiện trạng và Triển vọng…

© Đỗ Kim Thêm.

Nguồn: kimthemdo.com (01/05/2022)

chien-binh-vnch-va-vietcongBức ảnh “Hai người lính” VNCH và CSVN mang thông điệp hòa giải, hòa hợp dân tộc. (Nguồn: Internet)

Hiện Trạng.

Kể từ ngày 30/4/1975, đất nước được thống nhất. Nhìn chung, sau 47 năm, thời gian đã quá đủ để cho Việt Nam có thể hàn gắn mọi vết thương chiến tranh và lật qua một trang sử mới cho sự an bình, thịnh vượng và phát triển.

Ngược lại, thực tế là cho đến ngày 30/4/2022, những nỗ lực hoà giải dân tộc đã thất bại. Phe thắng cuộc thu tóm được lãnh thổ nhưng không chinh phục lòng người miền Nam và dân miền Bắc càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa sâu xa của “giải phóng”. Thành quả của chiến thắng vinh quang là toàn dân đại bại và những người thành tâm chưa hề có chổ đứng trong lòng dân tộc.

Tuy thế, nhà cầm quyền vẫn chưa bừng tỉnh mà lại còn tiếp tục né tránh các sự thật. Do đó, mối quan hệ của nhà cầm quyền đối với đại gia đình dân tộc vẫn mờ mịt và còn tiếp tục thất bại hiển nhiên là khó tránh… Đọc tiếp

5

Mị dân!

© Đoàn Xuân Thu.

Nguồn: Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký Úc Châu (viewed 17/05/2022)

Chuyện rằng: Năm Thiệu Trị thứ hai (1842), tháng Sáu, ông Phan Thanh Giản được vua ban cho vàng, bạc để từ kinh đô Huế về quê làng Bảo Thạnh, Ba Tri, lo tang lễ cho phụ thân vừa mới qua đời.

Lúc đi đường, cụ Phan giữ phận người đang có đại tang. Cụ không cho quân lính trống kèn ỏm tỏi, rùm beng; không cho ai biết mình là quan lớn.

Ðêm ngang đồn Ba Lai, Bến Tre, Cai đồn tên Vân, ‘triệt’ ghe Ngài lại đặng tra xét. Mấy người chèo ghe nói rằng: “Ghe của quan lớn”. Tên cai đồn thấy chiếc ghe tầm thường quá cỡ mới quở mấy thằng chèo ghe rằng: “Sao dám nhè tôi mà nói gạt, quan lớn gì mà đi ghe như vậy”?

Rồi hơn 100 năm sau, năm 1955, ông Trần Văn Hương (1902-1982) cỡi xe đạp đi làm. Người gác cổng Tòa Ðô Chánh không cho vào. Ông từ tốn lấy giấy bổ nhiệm chứng minh mình là Ðô Trưởng. Nhân viên gác cổng xin lỗi. Ông Trần Văn Hương nói: “Chú em làm vậy là đúng! ‘Qua’ không phiền đâu…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

May-2022_w2

Các bài viết sưu tầm: May 13, 2022


Quên, Có Được Không?
BS Nguyễn Ý Đức (35- 22)
‘Bầu cử Khaki’
New Corp & Election 2022


Bác sĩ Nguyễn Ý Đức qua đời tại Texas, thọ 87 tuổi.

bs-nguyen-y-ducBác sĩ Nguyễn Ý Đức, Ảnh, VOA

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, một trong những người nổi tiếng hoạt động trong lãnh vực y khoa tại hải ngoại cũng như trong nước, qua đời vào lúc 3 giờ 12 phút sáng ngày 5 tháng 5 năm 2022 tại tư gia thuộc thành phố Arlington, tây nam Dallas, tiểu bang Texas, hưởng thọ 87 tuổi. Theo thông tin từ gia đình.

Đọc tiếp…

Ông sanh tại Hải Dương vào năm 1935, cựu học sinh Chu Văn An, Hà Nội, di cư vào nam sau Hiệp định Geneve 1954.

Nguyễn Ý Đức tốt nghiệp Y khoa vào năm 1963. Đến năm 1971, ông được Y khoa Đại học đường thuộc Viện Đại học Sài Gòn cấp Văn bằng Tiến sĩ Y khoa Quốc Gia.

Ông là y sĩ hiện dịch trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, từng phục vụ tại Sư đoàn 25 ở Qui Nhơn và sư đoàn 7 Bộ Binh, Bệnh viện 3 dã chiến Mỹ Tho, Tổng Y viện Công hòa và Bệnh viện Trưng vương Sài Gòn. Ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Đô thành Sài Gòn từ năm 1970 đến 1974.

Đến Mỹ năm 1975, ông định cư và hành nghề bác sĩ tại thành phố Baton Rouge, tiểu bang Louisana.

Sau khi về hưu vào tháng 10 năm 2001, Bác sĩ Nguyễn Ý Đức chuyên tâm vào việc viết bài về y học cho các báo trong và ngoài nước cũng như trả lời các câu hỏi của thính giả trong nước và hải ngoại về các vấn đề sức khỏe trên các chương trình của các đài phát thanh VOA, RFA, RFI, Việt Nam Hải Ngoại, VietRadio, Dallas Radio…

Ngoài các bài viết về sức khỏe, đời sống, bác sĩ Nguyễn Đức cũng xuất bản hơn 8 tác phẩm về y học và dinh dưỡng như ‘Câu chuyện thầy lang’ gồm 5 quyển bàn về nhiều đề tài liên quan đến sức khỏe vật chất và tâm thần, hoặc như cuốn Cẩm nang sức khỏe cao niên, ngoài những câu chuyện liên hệ đến người lớn tuổi còn có phần tâm tình của bác sĩ Nguyễn Ý Đức đối với tình hình trong nước hiện nay và đối với người Việt ở hải ngoại.

Đặc biệt, phần lớn những bài viết, nói chuyện của bác sĩ Nguyễn Ý Đức trên các báo và đài phát thanh đều miễn phí…

Nguồn: © Hà Vũ @ VOA | (07/05/2022)

1

Quên, Có Được Không?

© Hoàng Chính

Nguồn: @ vietbao.com (23/07/21)

Mười bảy tuổi đã làm mẹ. Cô gái ấy rụt rè như đứa trẻ. Cô đứng nhìn đứa bé sơ sinh như nhìn một vật lạ. Đứa bé có nước da vàng sậm. Người ta đặt nó trong lồng kính. Cô y tá bảo đó là cái incubator. Cái lồng ấp. Ấp đứa bé như người ta ấp trứng. Nhưng cái lồng ấp trong bệnh viện hôm nay không ấp trứng mà ấp đứa bé mới chào đời. Bác sĩ bảo cơ thể hài nhi tự nó chưa đủ khả năng biến dưỡng chất mật nên bilirubin tràn lan trong máu và đọng lại dưới da, thành ra da đứa bé màu vàng sậm. Bệnh viện đặt con của cô trong lồng ấp vài hôm dưới ánh đèn màu xanh da trời để tia sáng giúp làm tan bớt chất sắc tố mật đọng dưới da. Người mẹ đứng vẩn vơ bên cạnh cái lồng ấp. Đứa bé có miếng vải che hai con mắt để tia sáng khỏi làm hư nhãn cầu. Mười bảy tuổi. Người mẹ vừa mới qua cái tuổi dậy thì; cái tuổi (lẽ ra) bận rộn với đèn sách và (dĩ nhiên) tíu tít những hẹn hò.

Bạn thân mến. Đó là phần đầu của một câu chuyện thật. Phần cuối mới có nhiều điều đáng nói. Và trước khi kể tiếp câu chuyện có thật này có lẽ tôi cũng nên học theo những tay nhà báo trong nước, và chạy một cái “tít” đầy lôi cuốn, đại khái như: “Chuyện một người mẹ cho đi đứa con mới chào đời và cái kết bất ngờ…” Đọc tiếp

4

1. Khaki Election – ‘bầu cử khaki’

Theo định nghĩa chung, thuật ngữ này (Khaki Election) đề cập đến một cuộc bầu cử tranh luận về các vấn đề luật pháp, trật tự an ninh, và chủ yếu là mối đe dọa của chiến tranh tiềm năng làm gia tăng nỗi sợ hãi trong công chúng.

Đây là một chiến lược bầu cử thường được thông qua bởi một chính phủ đương nhiệm dưới nguy cơ thua cuộc, và được sử dụng như một công cụ để tạo ra nỗi sợ thay đổi trong một môi trường không chắc chắn, thậm chí đe dọa đối với cử tri.

Chiến thuật này được áp dụng nổi tiếng nhất cho cuộc bầu cử liên bang năm 2001 ở Úc, khi Chính phủ Howard qua cuộc thăm dò cho biết là sẽ thất cử. Sự xuất hiện của tàu Tampa của Na Uy, chở hàng trăm người xin tị nạn chủ yếu từ Iraq và Afghanistan, đã cung cấp một cơ hội hoàn hảo cho Chính phủ Howard khai thác.

Năm 2015, ‎‎Chính phủ Liên minh‎‎ một lần nữa, ‎‎đã‎‎ cố gắng tạo ra một cuộc bầu cử khaki bằng cách nhấn mạnh khủng bố và hành động quân sự để đáp lại sự trỗi dậy năm 2014 của ‎‎chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo bạo lực‎‎ từ nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo…

Lịch sữ đã chứng minh với chiến thuật này, Liên đảng Tự do và Quốc gia đã hai lần dành chiến thắng (2001 & 2015). Kết quả lần này, xin hạ hồi phân giải (sau ngày 21/05/22)…

Bài viết dưới đây của Giáo sư Peter J. Dean, Chủ tịch Nghiên cứu Quốc phòng và Giám đốc Học Viện Quốc phòng và An ninh tại Đại học Tây Úc, ban đầu được xuất bản trong The Conversation vào ngày 23 tháng 3.


© GS Peter J. Dean, UWA (Translate by Google).

Nguồn: The University of Western Australia. | (23/03/2022)

Thật rõ ràng có thể nghĩ rằng Liên minh sẽ dành chiến thắng khi tin tưởng vào một sức mạnh hiện có, chính phủ Morrison đang cố gắng đặt mặt trận an ninh và quốc phòng quốc gia là trung tâm trước cuộc bầu cử tháng Năm…

Khi đối chiếu vào lịch trình của Thủ tướng Scott Morrison vào tháng Ba. Từ một bài phát biểu chính sách đối ngoại quan trọng tại Viện Lowy vào 7/3 cho đến chuyến thăm Perth vào ngày 16-17 tháng 3, Morrison đã công bố bảy sáng kiến lớn về an ninh và quốc phòng quốc gia trong khoảng thời gian mười ngày. Trong thời gian này, ông đã tận dụng mọi cơ hội để nói về thông tin của mình về quốc phòng và tấn công hồ sơ của phe đối lập về chi tiêu quốc phòng…

2. Vụ Tampa, 20 năm sau!

© Felicity Davey, SBS (Translate by Google).

Nguồn: SBS | (25/08/2021)

Vụ tampa, như nó đã được biết đến, là một thảm trạng trên biển vào năm 2001 đã thay đổi chính sách của Úc đối với người xin tị nạn. Vào thời điểm đó, ngày càng có nhiều người cố gắng đến Úc bằng thuyền để xin tị nạn.‎

Một chiếc thuyền gặp nạn‎. Vào ngày 24 tháng 8 năm 2001, một chiếc thuyền đánh cá bằng gỗ nhỏ, Palapa 1, bắt đầu chìm khoảng 140 km về phía bắc của đảo Christmas, ngoài khơi bờ biển phía bắc xa xôi của Tây Úc, trong khu vực được coi là vùng biển quốc tế.‎‎

Mặc dù chiếc thuyền nhỏ, nó chở 438 người tị nạn chủ yếu là Hazara từ Afghanistan. Vào thời điểm đó, Hazaras đang chạy trốn khỏi Afghanistan vì sợ bị đàn áp từ Taliban đang hồi sinh.‎.. Đọc tiếp…

5

Khi News Corp ‘lừa đảo’ đưa tin về bầu cử!

As News Corp goes ‘rogue’ on election coverage, what price will Australian democracy pay?

© Denis Muller,
Senior Research Fellow, Centre for Advancing Journalism, Đại học Melbourne.

Nguồn: The Conversation | (09/05/2022)

Một nền dân chủ sẽ làm gì khi một tổ chức truyền thông tin tức thống trị đi lừa đảo trong một chiến dịch bầu cử?

Vào năm 2022, News Corporation đang đối mặt với Úc với câu hỏi này một lần nữa, như đã làm trong năm 2019, 2016 và 2013, và như đã làm ở Hoa Kỳ vào năm 2016 và 2020.

“Đi lừa đảo” ở đây có nghĩa là từ bỏ bất kỳ nỗ lực nào để thực hiện một trong những nghĩa vụ chính của truyền thông đối với một xã hội dân chủ – cung cấp tin tức trung thựcvà thay vào đó trở thành một nhà tuyên truyền bóp méo sự thật cho một bên.

Bằng chứng cho thấy News Corp đã đánh lừa cử tri trong cuộc bầu cử liên bang hiện tại là rất phong phú. Nó có thể được nhìn thấy “tin hàng đầu – headline” mỗi buổi sáng trên các tờ báo trên khắp đất nước, và hằng đêm trên Sky News – Skys after Dark sau khi trời tối (Những thông tin loại này liên tục trong khoảng thời gian từ ngày 27 tháng 4 đến ngày 2 tháng 5, 2022)… Đọc tiếp…

May-2022_w1

Các bài viết sưu tầm: May 06, 2022

Chiến Quốc Sách…
Tìm hiểu về bầu cử Úc…
Nhận Định Về 30 tháng Tư…
Cái Muỗng…


1

Chiến Quốc Sách…

© Chân Diện Mục

Nguồn: daihocsuphamsaigon (09/03/2017)

Chiến Quốc Sách là cuốn sách gối đầu giường của các cụ thích chuyện Chế Độ, Chính sách, Mưu mẹo… Cũng như những chính trị gia Âu Châu thích cuốn Quân Vương (Le Prince của Machiavel). Nói đến mưu mẹo, tham vọng thì người ta luôn nghĩ đến Hồng Y Giáo Chủ Richelieu…


Đọc tiếp…

chien-quoc-sach-nguyen-hien-leChiến Quốc Sách – Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê, Ảnh tiki.vn

Ở Việt Nam tí tẹo của chúng ta thì… rất ghét, rất sợ, rất khinh những người mưu mẹo (?) Tôi nhớ có đọc ông Hồ Hữu Tường viết về những ngày ông ở tù. Ông ta rất thích, rất trọng cụ Nguyễn An Ninh, nhưng không dám lại gần, kết thân vì… thấy cụ ít nói, suy nghĩ nhiều… hay là cụ nghĩ… mưu chăng?

Ôi! Cuốn Chiến Quốc sách rất dày, rất nhiều chuyện, rất… mưu, kể cả mưu hay và mưu dở: thào nào mà nhiều cụ rất… mê… đồng thời nhiều cụ rất… ngán. Dĩ nhiên điều đầu tiên chúng ta phải biết rằng cuốn đó là sau này người ta viết… chơi, người ta mạo tác chứ thời Chiến Quốc còn thô sơ (!) chậm tiến (!) trí óc đâu đã mở mang, suy nghĩ sâu xa như thế.

Chuyện Tần giúp Ngụy sao giống thời nay thế: Sở đánh Ngụy, Trương Nghi tâu với vua Tần: Nên giúp Ngụy. Ngụy mà thắng thì sẽ nghe lời Tần mà miền ngoài Tây Hà sẽ về Tần. Ngụy mà thua thì suy, không giữ được nước (!) Đại Vương sẽ chiếm lấy. (thật giồng nay như in)

Chuyện Thái Hậu nước Ngụy mà không hay sao? Thái Hậu hỏi sứ giả nước đó mà không hỏi thăm vua ngay, lại hỏi mùa màng và dân chúng… Không hiểu bà Thái Hậu này có học qua một lớp “Dân Vận“ nào không?

Cũng lại chuyện Thái Hậu này cho ta thấy sự suy nghĩ rất… hiện đại về yêu ghét, công tội. Yêu thì nghĩ chuyện lâu dài cho con. Yêu thì bắt nó phải lập công với nước để xứng đáng với ngôi vị vua sau này…

Những chuyện người tốt việc tốt như chuyện Triệu Uy Hậu e rằng đếm chưa đủ một bàn tay. Trong khi chuyện người xấu việc xấu thì có cả ngàn, đếm không xuể!

Ôi! Nó quá xấu có kém gì vua Mao Trạch Đông lệnh cho Thái Y truyền glucose cho các đại thần mắc bệnh tiểu đường. Ha! Ha! Thời đại Đồ Đểu thì cái đểu của nó phải hơn thời đại đồ đá, đồ đồng chứ.

Tôi đâu có dư thời giờ để nói hết cái đểu của Chiến Quốc Sách. Tôi chỉ thắc mắc khi có nhiều cụ nghiên cứu từng chuyện của nó thích thú… nói rằng nó… hay.

Ôi! Tôi đọc hết cả ngàn chuyện mà chỉ thấy chuyện Trịnh Trang Công là… hay… tuyệt vời.

Ôi! Nếu ta chán những chuyện gian tham, hèn hạ, ty tiện, độc ác, đểu cáng… thì ta hãy pha một ly trà ngon, đốt một điếu thuốc thơm mà… “thưởng thức“ chuyện Trinh Trang Công thì… cũng chẳng “đã“ sao???

Bà mẹ Trịnh Trang Công sinh được ngài và em là Cung Thúc Đoạn. Tên Đoạn này đẹp trai, tốt tướng, bà mẹ rất cưng chiều, yêu hắn hơn Trang Công. Hắn không được làm vua nên bà mẹ “bù đắp“ cho hắn đủ thứ chuyện… xin Trang Công cho hắn những điều… vượt thân phận hắn…

Trang Công theo ý mẹ, chiều em vượt bậc, hắn càng ngày càng lông lao, vượt phép… hắn nuôi dưỡng tay chân… rồi làm loạn. Dĩ nhiên làm loạn thì phải giết. Tra khảo tay chân hắn, thì chúng nói bà mẹ xúi, bà mẹ giúp. Trang Công bèn xây ly cung cho bà ở riêng… và thề suốt đời không gặp mẹ nữa… họa chăng là có gặp ở cửu tuyền!

Một thời gian sau, thiên hạ xì xầm rằng vua có một mẹ một con mà không phụng dưỡng hết mình. Vua bèn sai đào một đường hầm từ cung vua tới ly cung để đón mẹ. Báo cáo với thiên hạ là trẫm đã xuống cửu tuyền đón mẹ về. Và vua nói đã xóa bỏ được lời thề cũ!

Ha, Ha. Một ông vua tuyệt vời. Ông ta đã lừa em, lừa mẹ, lừa chính mình và lừa cả thiên hạ!

Dân Ngu có thể coi Trang Công là ông vua anh minh làm cho nước Trịnh mạnh, có thể cho ông ta là hiếu đễ với mẹ và em… mà không biết rằng mình đã lãnh một quả lừa ngoạn mục!

Tóm lại, theo Chiến Quốc Sách thì:
Mưu mẹo càng sâu độc càng tốt.
Thủ đoạn càng tàn nhẫn càng hay.

© Chân Diện Mục Nguồn: daihocsuphamsaigon (09/03/2017)

Thân mời đọc thêm @ daihocsuphamsaigon.org


Thân mời đọc thêm trọn bộ “Chiến Quốc sách” của hai ông Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê @ Việt Nam thư quán

or @ fliphtml5.com

2

Australia’s Parliament House

the-house-of-representativesFloorplan of Australia’s Parliament House, Ảnh The Parliamentary Education Office

The Parliament House.

‎Trong kế hoạch ban đầu của Griffin cho Canberra, Tòa nhà Quốc hội sẽ được xây dựng trên Camp Hill, ngay bên dưới nơi nó hiện đang nằm. Griffin đã dành địa điểm Capital Hill cho một tòa nhà công cộng nghi lễ được gọi là Capitol, nơi sẽ kỷ niệm những thành tựu của người dân Úc. Vị trí cao hơn Tòa nhà Quốc hội tượng trưng cho trách nhiệm giải trình của Quốc hội đối với người dân, những người ‘giám sát’ các đại diện của họ.‎

‎Tuy nhiên, Tòa nhà Quốc hội lâm thời được xây dựng ngay bên dưới Camp Hill. Nó sẽ cần phải bị phá hủy nếu kế hoạch của Griffin được thực hiện theo. Quốc hội Úc đã xem xét cả Camp Hill và một địa điểm ven hồ trước khi đồng ý xây dựng Tòa nhà Quốc hội trên Đồi Thủ đô.‎

Hai bức tường cong trong Tòa nhà Quốc hội ngăn cách Thượng viện và Hạ viện, một bộ phận đại diện cho hệ thống nghị viện lưỡng viện của Úc, trong đó luật chỉ có thể được thông qua nếu cả hai viện đồng ý.

The Senate and House of Representatives (Thượng viện và Hạ viện). Hiện có 151 thành viên trong Hạ viện; tuy nhiên, nó được thiết kế để chứa tới 240 thành viên để cho phép gia tăng dân số và do đó là sự gia tăng số lượng đại diện. Tương tự, mặc dù hiện tại có 76 thượng nghị sĩ trong Thượng viện, nhưng nó được thiết kế để chứa tới 120 thượng nghị sĩ… Nguồn: The Parliamentary Education Office (PEO) | (Page last reviewed 19 Jan 2022)


Tìm hiểu về bầu cử Úc…

© Stephanie Corsetti & Trình bày Mai Hoa

Nguồn: SBS (08/04/22)

Tại Úc có ba kỳ bầu cử khác nhau: Bầu cử Liên bang, bầu cử tiểu bang và bầu cử hội đồng địa phương. Cuộc bầu cử sắp diễn ra vào 21 tháng Năm này là bầu cử Liên bang. Tất cả công dân Úc từ 18 tuổi trở lên phải đi bỏ phiếu nếu không thì sẽ bị phạt. Có một số thông tin mà cử tri cần biết về bầu cử tại Úc để việc đi bầu thuận tiện, nhất là cho những cử tri mới hay những người chuyển đổi địa chỉ cư ngụ…

Sơ lược về bầu cử Úc

Tại cuộc bầu cử liên bang năm nay, các nhà lãnh đạo đảng và các ứng cử viên tiềm năng đã có thể gặp gỡ trực tiếp các cử tri và tổ chức những ‘cuộc gặp gỡ và chào đón’, bàn tròn và các cơ hội chụp ảnh trong cuộc chạy đua vận động bầu cử với sự đưa tin của truyền thông giúp các ứng cử viên thu hút thêm sự quan tâm của công chúng và đó cũng là cách mà giúp khi cử tri có thêm thông tin trước quyết định xem sẽ ủng hộ aiĐọc tiếp

3

30 tháng Tư

Qua nhận định của những người chỉ huy cuộc chiến…

© GS Lâm Văn Bé

Nguồn: Tập-San Việt-Học (30/04/19)

ban-do-triet-thoai-vung-INguổn: Nguyễn Đức Phương. Chiến tranh VN toàn tập.

Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt 44 năm rồi mà tài liệu viết về  chiến tranh nầy vẫn còn phong phú. Không kể các tài liệu còn nằm im trong các kho lưu trữ chưa được khai thác, chỉ kể đến tài liệu các thể loại đang lưu hành trong các thư viện, con số thật khổng lồ.

Tham khảo thư mục World Cat (World Catalog) vào ngày 20/04/2019, với cụm từ  Vietnam War 1961-1975, độc giả có thể tìm thấy 61855 tiêu đề (headings) về tựa (titre) hay chủ đề (sujet). Nếu phân biệt theo ngôn ngữ, trong số những tiêu đề trên có 48 920 tiếng Anh, 4362 tiếng Việt, 903 tiếng Pháp và 7670  các ngôn ngữ khác. Nếu tính theo thể loại (format) có 31744 dưới hình thức sách in, 8000 sách điện tử, 3045 luận án đại học, 5840 vidéo phim ảnh, và 13226 các thể loại khác (bài báo, hồ sơ, âm nhạc…). Nếu tìm với cụm từ Vietnam history, độc giả sẽ tìm thấy 113190 tiêu đề, dĩ nhiên trong đócó đề cập đến chiến tranh Việt Nam. Phải hiểu là với gần 200000 tiêu đề như trên, khối tài liệu liên quan đến chiến tranh Việt Nam đang lưu hành trong hàng trăm thư viện lớn trên thế giới phải có đến vài triệu ấn bản… Đọc tiếp

4

Cái Muỗng…

© Văn Quang

Nguồn: Trần Thị Nguyệt Mai.wordpress.com (27/03/22)

van-quang-photo-dinh-cuongVăn Quang – phác thảo của Đinh Cường (Ảnh, gio-o.com)

I.

Tôi không nhớ rõ năm đó là năm thứ mấy chúng tôi “học tập cải tạo”, chỉ biết rằng đã có những người “quen” với những ngày tháng cực khổ, dài lê thê trong những căn nhà giam được “xây dựng” bằng đủ thứ kiểu giữa những vùng rừng núi âm u. Ở Sơn La thì “trại” được làm trên những nhà tù từ thời xa xưa, chỉ còn lại những cái nền nhà lỗ chỗ, người ta dựng vách đất trộn rơm, mái lợp bằng các kiểu lá rừng, miễn sao che kín được khung trời…

Nơi này xưa kia, Pháp dùng để giam giữ tù chính trị, rồi một thời gian sau, VN giam những người tù Thái Lan và trong chiến tranh đã có khi người ta dùng làm “công binh xưởng” chế tạo lựu đạn. Vì thế nên thỉnh thoảng chúng tôi nhặt được một cái vỏ lựu đạn ở đâu đó quanh khu vực này. Ở Vĩnh Phú thì nhà tranh vách đất, ngoại trừ một khu người ta gọi là khu “biệt kích” gồm vài căn nhà “xây dựng kiên cố” bằng gạch lợp tôn xi măng. Chúng tôi “được học tập cải tạo” trong dãy nhà này. Cũng nghe người ta nói lại là khu này trước kia dùng để giam giữ những người lính biệt kích đã từng nhảy dù ra Bắc rồi bị bắt giam ở những khu đặc biệt đó. Muốn vào khu này phải qua hai lần cổng có tường gạch bao quanh. Nhưng có lẽ khi giam giữ biệt kích thì khác, còn khi chúng tôi “được giam” ở đây có vẻ như “cởi mở” hơn vì những cánh cổng thường không đóng bao giờ. Họ để cho chúng tôi đi lao động hàng ngày cho khỏi phải mở ra mở vào… Đọc tiếp