July-2022_w5

Các bài viết sưu tầm: July 29, 2022

GS Nguyễn Xuân Vinh Thọ 92
Úc & FMD
Heo rừng Úc Châu
COVID-19 & MPX Tại Úc

1

GS Nguyễn Xuân Vinh

Cựu tư lệnh Không lực VNCH, tạ thế ở tuổi 92

© Diễn Đàn VOA Tiếng Việt

Nguồn: @ VOA (25/07/22)

giao-su-nguyen-xuan-vinh-vnch

Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh, © Ảnh, saigonnho.com

Khoa học gia chuyên ngành kỹ thuật không gian người Mỹ gốc Việt nổi tiếng thế giới, ông Nguyễn Xuân Vinh, tạ thế hôm 23/7 tại nhà riêng ở bang California, Mỹ, hưởng đại thọ 92 tuổi.

VOA được biết phu nhân của giáo sư Vinh, bà Phiến Đan, và giáo sư Trần Huy Bích xác nhận tin buồn này lần lượt với các báo Người Việt và Sài Gòn Nhỏ, đều có tòa soạn đặt ở Westminster trong cùng tiểu bang.

Bà Phiến Đan, còn có tên Mỹ là Elizabeth Xuân Vinh, cho Người Việt biết phu quân của bà, người từng giữ chức Tư lệnh Không lực Việt Nam Cộng Hòa, đã “ra đi nhẹ nhàng, bình an, bên cạnh những người thân yêu trong gia đình, và được nghe Thánh ca do ca đoàn Giáo xứ La Vang hát” tại nhà riêng ở Costa Mesa… Đọc tiếp

2

Úc & Dịch lở mồm long móng (FMD)

© Deborah Groarke và Quốc Vinh

Nguồn: @ SBS Audio (22/07/22)

benh-sot-lo-mom-long-mong-trau-bo

Ảnh minh họa, © kythuatnongnghiep.com

Chính phủ Liên bang Úc đã tăng cường nỗ lực ngăn chặn dịch lở mồm long móng lây lan từ Indonesia. Nhưng Liên minh nói rằng Lao động không làm đủ để ngăn chặn một đợt bùng phát có thể tàn phá ngành chăn nuôi của Úc.

Trong vài tháng qua, đã có một đợt bùng phát ở Indonesia với dữ liệu cho thấy hơn 317.000 gia súc đã bị nhiễm bệnh ở 21 tỉnh, phần lớn trên các đảo đông dân nhất là Java và Bali. Hơn 3.400 con bị tiêu hủy.

Sự bùng phát đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh số bán hàng trong ngành chăn nuôi của Indonesia.

Tổng trưởng Nông nghiệp Thượng nghị sĩ Murray Watt nói đó là điều Úc đang cố gắng tránh.

“Đó là bởi vì nếu bệnh lở mồm long móng xâm nhập vào đất nước chúng ta, nó sẽ tàn phá ngành chăn nuôi của chúng ta. Bạn có thể đã thấy ước tính 80 tỷ đô la sẽ bị bốc hơi khỏi nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, đây là vì lợi ích của tất cả chúng ta nên phải xem xét căn bệnh này một cách nghiêm túc và làm mọi thứ mà chúng ta có thể làm để ngăn chặn nó…” Đọc tiếp

3

Heo rừng trên lục địa Úc Châu…

© Tiền Lạc Quan

Nguồn: Đại Học Khoa Học Sài Gòn (2019)

heo-rung-uc-chau

Ảnh minh họa, © Ảnh TLQ, DHKH Saigon.

Hầu như những thú hữu nhũ có tự nhiên trên lục địa Úc Châu (native fauna) thuộc Phân thứ lớp Thú có túi (Marsupialia), như kangaroo, wallaby, planingale, v.v… cùng nhiều loài chuột túi khác. Còn những thú hữu nhũ thuộc Phân thứ lớp Thú có nhau thai (Plancentalia) hầu hết đã được du nhập vào lục địa này từ nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt từ Âu Châu và Á Châu, đó là chó, mèo, chuột, thỏ, lừa ngựa, dê, trâu bò, nai, dê, cừu và heo.

Heo rừng có mặt khắp nơi trên thế giới. Heo rừng là hậu sinh của những giống heo xuất phát từ heo nhà, vì một lý do nào đó, đã thoát ra rừng hoặc đã được thả ra thiên nhiên.

Về từ ngữ, vì nước Úc là nước nói tiếng Anh nên người viết xin ghi lại một ít từ ngữ về heo rừng để tham khảo sau này. Tiếng Anh, heo rừng được gọi là “wild boar”, “hog” hay “wild hog”, gọi chung heo rừng giống đực lẫn giống cái ở bất kỳ độ tuổi nào; nếu gọi riêng, con đực là “boar”, con nái là “sow” (đã giao phối), heo nái chưa từng giao phối lần nào gọi là “gilt”, heo con đã thôi bú gọi là “shoat”, gọi là “pig” khi chưa thôi bú, còn “piglet” là heo con mới sinh. Heo rừng đực đã bị thiến gọi là “barrow”, có khi gọi tắt là “bar”. Nhiều từ ngữ chỉ heo rừng, tiếng bình dân (colloquial) là “razorback”, từ tiếng bình dân ở Mỹ. Heo nhà còn được gọi là “swine” Đọc tiếp

4

Úc Châu: COVID-19 Và Bệnh Đậu Mùa Khỉ (MPX)

Úc báo cáo 125 ca tử vong vì COVID, tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ có tầm quan trọng quốc gia (28/07/22)

benh-nhan-covid19

Ảnh minh họa, © SBS

Hôm thứ Năm, Úc đã báo cáo ít nhất 125 trường hợp tử vong do COVID-19, bao gồm 37 người ở Victoria, 34 người ở New South Wales (NSW) và 27 người ở Queensland.

Nam Úc báo cáo có 17 trường hợp tử vong trong khoảng thời gian từ ngày 13 tháng Tư năm 2022 đến ngày 27 tháng Bảy năm 2022.

Giám đốc Y tế của Úc Paul Kelly đã tuyên bố bệnh đậu mùa ở khỉ (MPX) là Sự kiện Bệnh Truyền nhiễm có Tầm quan trọng Quốc gia, cần có các biện pháp can thiệp và thông điệp công khai… SBS (28/07/22)

July-2022_w4

Các bài viết sưu tầm: July 22, 2022

Ông Tô Văn Lai, thọ 85.
Từ Ukraine đến Đông Á
Nỗi Buồn Tháng 8
Tập & HKMH Phúc Kiến

❖ Ông Tô Văn Lai, người kiến tạo ‘Paris By Night’, qua đời ở tuổi 85.

hinh-bia-ong-to-van-lai-va-paris-by-night © Ảnh BB Ngô (saigonnhonews)

       − Ông Tô Văn Lai sinh ngày 11 tháng 5 năm 1937 tại Sài Gòn-Gia Định. Ông lấy bằng đại học chuyên ngành triết học tại Đại học Sư phạm ở Đà Lạt trước khi được bổ nhiệm về dạy tại Trường Trung Học Lê Ngọc Hân Định Tường.

        − Nhắc đến Thuý Nga – Paris By Night (PBN) là nhắc đến những đại nhạc hội mang tầm vóc quốc tế với dàn nghệ sĩ tham dự không dưới 100 người cho mỗi chương trình. Đó là 132 chương trình (tính đến Tháng Giêng 2022) được lên kịch bản kỹ lưỡng, chọn lọc ý nghĩa từng chủ đề. Mỗi một chương trình của Thuý Nga – PBN là một trang kiến thức đời sống, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật. Phía sau tất những điều đó là một chặng đường dài đầy tâm huyết, rực lửa đam mê nghệ thuật, thấm sâu tình và nghĩa dành cho “người ra đi và người ở lại” của một gia đình họ Tô, từ Sài Gòn đến Paris, rồi đến thủ phủ của người Việt tỵ nạn – Little Saigon, California… Nguồn @ Saigon Nhỏ (19/07/22)

1

Từ Ukraine đến Đông Á…

“Gió Đông thổi bạt Gió Tây?”

© Cao Tuấn.

Nguồn: Quốc Gia Hành Chánh Miền Đông (20/03/2022)

the-world-map

The World map, © Ảnh Geology.

Thế giới ngày mai sẽ được định hình chủ yếu bởi chính sách của các đại cường hôm nay. Các nước khác thường bị cuốn theo. Các nước nhỏ, yếu, thiếu khôn ngoan có thể chịu hậu quả tai hại. Việt Nam là một bài học lịch sử. Trường hợp Ukraine hiện thời nên là một dấu hỏi.

Ba nước “nặng ký” nhất trong chính trị quốc tế hiện tại là Nga – đại cường, Mỹ – siêu cường, Tầu – cũng siêu cường. Thế chân vạc. Cả ba nước luôn trong tình trạng cạnh tranh và canh chừng nhau. Bề trong thường không giống bề ngoài.

Địa chính trị, không phải Ý thức hệ, là lý do chính của sự cạnh tranh

Mâu thuẫn Cộng Sản – Tư Bản không thực sự là vấn đề vì kinh tế của cả 3 nước Mỹ, Nga, Tầu đều đang vận hành theo các nguyên tắc của chủ nghĩa Tư Bản và đều hội nhập vào kinh tế thế giới, khác hẳn thời kỳ chiến tranh lạnh. Mặc dù Tầu trên danh nghĩa vẫn giữ cái vỏ Cộng Sản… Đọc tiếp

2

Nỗi Buồn Tháng 8

© Nguyễn Thượng Long

Nguồn: huynhngocchenh.blogspot.com (24/03/22)

noi-cac-chinh-phu-tran-trong-kim

Nội các Chính phủ Trần Trọng Kim, từ trái sang phải: Hoàng Xuân Hãn, Hồ Tá Khanh, Trịnh Đình Thảo, Trần Trọng Kim (bị micro che mặt), Vũ Ngọc Anh, Trần Văn Chương, Trần Đình Nam, Vũ Văn Hiền, Phan Anh, Nguyễn Hữu Thi (ảnh Trung Bắc Chủ Nhật, 20.5.1945, Thư viện Quốc gia Pháp).

“Có thể nói, trong lịch sử Việt Nam cận đại, năm 1945 là năm hội tụ những bước ngoặt, những biến cố trọng đại nhất liên quan đến số phận của cả dân tộc. Từ thời điểm đó… đất nước đi vào chính đạo văn minh hay là tự lạc vào mê lộ của thứ chính trị chỉ đem đến những đọa đầy xa lạ với phẩm chất và truyền thống giống nòi? Câu hỏi đó đến nay đã quá đủ dữ liệu để trả lời”

Tháng 8 – 1945… Bản Tuyên Ngôn Độc Lập
Đầu Tiên & Sự Ra Đời Của Đế Quốc VIỆT NAM.

Có quá nhiều người Việt Nam hôm nay không hề biết rằng, 5 tháng trước ngày ông Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại quảng trường Ba Đình 2 – 9 – 1945, thì đất nước đau khổ của chúng ta đã có bản Tuyên Ngôn độc lập đầu tiên với thế giới rồi. Đó là bản Tuyên Ngôn của Hoàng Đế Bảo Đại sau khi nhà vua tuyên hủy Hiệp Ước Patenotre, Bảo Đại đã chuẩn y để các Thượng Thư lục bộ đồng loạt xin từ chức… là các ông:

– Phạm Quỳnh… Thượng Thư bộ Lại.
– Hồ Đắc Khải… Thượng thư bộ Hộ.
– Nguyễn Phúc Ưng Úy… Thượng thư bộ Lễ.
– Bùi Bằng Đoàn… Thượng thư bộ Hình
– Trần Thanh Đạt… Thượng thư bộ Học.
– Trương Như Đính… Thượng thư bộ Công… Đọc tiếp

3

Tập Và Hàng Không Mẫu Hạm “Phúc Kiến…”

© Katsuji Nakazawa, (Biên Dịch, Nguyễn Kim Phụng)

Nguồn: “New carrier’s name, Fujian, mirrors Xi’s Taiwan obsession,” Nikkei Asia (11/07/2022)

tap-va-hkmh-phuc-kien

© Ảnh minh họa, NCQT

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dành 17 năm ở tỉnh Phúc Kiến để quan sát kỹ Đài Loan.

Tên gọi của hàng không mẫu hạm thứ ba và tiên tiến nhất của Trung Quốc, được hạ thủy tại Thượng Hải vào ngày 17/06, không phải là cái tên mà hầu hết chúng ta mong đợi.

Hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này, được cải tạo ở Đại Liên, thuộc tỉnh Liêu Ninh, nằm phía đông bắc, được đặt tên là Liêu Ninh. Tàu sân bay sản xuất trong nước đầu tiên của Trung Hoa, được đóng tại cùng thành phố cảng trên, được đặt tên là Sơn Đông, theo tên tỉnh nằm đối diện bên kia Vịnh Bột Hải.

Dù khó mà gọi tàu sân bay thứ ba theo tên thành phố thương mại quốc tế sầm uất Thượng Hải, nhưng con tàu vẫn có thể được đặt tên theo một trong hai tỉnh liền kề, là Giang Tô hoặc Chiết Giang… Đọc tiếp @ Nghiên cứu Quốc tế

July-2022_w3

✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: July 15, 2022

Có Người Giỏi Hơn
Hiệp Định Geneve 1954…
Bói Kiều…
Hậu quả của Chinh phục…
Chiều ở Dak Pek…

1

Mình Tài Giỏi Còn Có Người Giỏi Hơn…

Sưu Tầm.

Nguồn: @ Hoa Munich (17/04/21)

Một lần, Khổng Tử ngồi trên chiếc xe nhỏ có ngựa kéo chu du khắp các nước. Đến một vùng nọ thấy có chú bé lấy đất đắp một tòa thành, rồi ngồi vào trong đó, Khổng Tử liền hỏi:

“Này cháu, cháu trông thấy xe ta đi tới cớ sao không chịu tránh?”

Chú bé trả lời:

“Cháu nghe người ta đồn rằng, Khổng Phu Tử trên thông Thiên Văn, dưới tường Địa Lý, giữa hiểu lòng người. Vậy mà hôm nay cháu gặp Phu Tử thì không phải vậy…

Đọc tiếp…

khong-tuẢnh minh họa, © wikipedia

Bởi vì từ xưa đến nay, chỉ nghe nói đến chuyện xe tránh thành, chứ thành nào lại tránh xe đâu?”

Khổng Tử ngạc nhiên quá, liền hỏi:

– Cháu tên là gì?
– Dạ Hạng Thác
– Năm nay cháu bao nhiêu tuổi?
– Mới 7 tuổi mà đã khôn ngoan vậy sao?
– Dạ thưa, cháu nghe nói, con cá nở được 3 ngày đã bơi tung tăng từ hồ nọ sang hồ kia. Con thỏ 6 ngày tuổi đã chạy khắp đồng cỏ. Cháu sinh ra đến nay đã được 7 tuổi, lấy gì làm khôn…?

Lần này thì Khổng Tử thực sự kinh ngạc, bèn đưa ra liền 16 câu hỏi khó để thử tài Hạng Thác. Thế nhưng Hạng Thác đã trả lời trôi chảy, rồi nói:

– Vừa nãy Khổng Phu Tử hỏi cháu nhiều quá…! Bây giờ, cháu xin hỏi Phu Tử: “Tại sao con ngỗng và con vịt nổi trên mặt nước? Tại sao chim hồng, chim hộc lại kêu to? Tại sao cây tùng, cây bách lại xanh cả mùa hè lẫn mùa đông…?”

Khổng Tử đáp: Con ngỗng, con vịt nổi được trên mặt nước là nhờ hai bàn chân vuông làm phương tiện. Chim hồng, chim hộc kêu to, là vì cổ chúng dài. Tùng bách xanh tươi bốn mùa là vì thân chúng đặc.

– Thưa, không đúng…! Hạng Thác reo lên – con rùa nổi lên mặt nước, đâu có phải nhờ đôi bàn chân vuông làm bàn đạp. Con ễnh ương kêu to mà cổ nó đâu có dài. Cây trúc cũng xanh bốn mùa, mà ruột nó rỗng đấy thôi…!

Khổng Tử chưa biết giải thích ra sao, thì chú bé lại hỏi:

– Thưa Phu Tử, cho phép cháu hỏi thêm. Tại sao mặt trời buổi sáng lại to mà buổi trưa lại nhỏ?

Khổng Tử nói:

– Là vì buổi sáng, mặt trời gần ta hơn.
– Không phải ạ! – Hạng Thác vặn lại – Buổi sáng mặt trời gần ta hơn, sao lại mát, còn buổi trưa mặt trời xa ta hơn, sao lại nóng…?

Rồi Hạng Thác lý sự một hồi, khiến Khổng Tử phải thốt lên:

– Cháu còn ít tuổi mà lại thích hỏi những chuyện xa xôi, viễn vông, ở tận đẩu tận đâu, chuyện trước mắt thì không hỏi.

Hạng Thác cười khanh khách nói:

– Vâng, cháu xin hỏi chuyện ngay trước mắt ngài: – Vậy lông mày của Phu Tử có bao nhiêu sợi ạ…!

Khổng Tử không đáp, sai người đánh xe đi, và than rằng: “Hậu sinh khả úy!” (Lớp hậu sinh thật đáng sợ !).

Câu “Hậu sinh khả úy” ra đời từ đấy. Hạng Thác mất năm 10 tuổi, được lập đền thờ, gọi là Tiểu Nhi Thần, nghĩa là Thần Nhi Đồng, gọi tắt là thần đồng.

Chữ “Thần Đồng” cũng có từ ngày đó.

Tương truyền rằng Khổng Tử có bái Hạng Thác là sư phụ!!!

© HoaMunich Sưu Tầm.

Thân mời đọc thêm @ Hoa Munich

NNQ Sưu Tầm.

   ❖ Khổng Tử – Ông là ai? ‎‎, ‎‎Khổng Tử (tên chữ là Trung Ni) sinh ở Ấp Trâu, nước Lỗ vào năm 551 trước Công Nguyên, thời Xuân Thu và mất năm 479 cũng tại nước Lỗ, thọ 73 tuổi…

Năm năm cuối đời, Khổng Tử dành để san định (biên soạn) trước thuật 6 bộ sách nổi tiếng sau này đó là: Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Nhạc, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu: Ông nói ta chỉ thuật lại mà thôi, chớ ta có tác tạo gì được. Ta tin tưởng và hâm mộ đạo đức của người xưa… Lê Phú Khải @ BBC | (14/04/2009)

   ❖ Vài lời về Khổng Tử và Học viện Khổng Tử. Hôm 27/12, Học viện Khổng Tử đã chính thức được thành lập tại trường Đại học Hà Nội để “thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy tiếng Trung Hoa, góp phần củng cố và phát triển quan hệ Việt – Hoa,” theo lời vị Hiệu trưởng.

        − Học viện Khổng Tử không đơn thuần nhằm “quảng bá tiếng Hoa”. Ở Âu Mỹ, các học viện này đã có những hoạt động như đả phá Pháp Luân Công, kỳ thị tín ngưỡng (Đại học McMaster, Canada), cổ động sinh viên ủng hộ Trung Cộng trấn áp Tây Tạng (Đại học Waterloo, Canada), không cho sinh viên bàn luận về vấn đề Tây Tạng, hạn chế ngôn luận (Đại học Chicago, Mỹ)… Đó cũng chính là nguyên nhân chính khiến một loạt các nước Âu Mỹ tẩy chay học viện này.
        − Trung Cộng tiến hành cách mạng văn hóa vào những năm 1966. Trong thời kỳ này, tư tưởng Khổng bị lên án gay gắt. Tượng Khổng trong Khổng Miếu Sơn Đông bị dán lên dòng chữ ‘Thằng khốn nạn hàng đầu’, rồi bị kéo đổ, đập nát. Hồng vệ binh định đào mả Khổng, nhưng nhanh chóng bị can ngăn.
        − Và giờ đây, khi nền chính trị, tư tưởng của Trung Cộng không đủ sức hút đối với thế giới, càng không phải giá trị phổ quát. Họ bám víu và giương chiêu bài quảng bá văn hóa; họ dùng Khổng Tử làm công cụ chính trị. Bởi vậy đừng nghĩ đơn giản rằng, Học viện Khổng Tử là nơi truyền bá đạo Khổng. Trung Cộng không có tư cách đó… Trần Quang Đức @ BBC | (29/12/2014)

2

Hiệp Định Geneve 1954

Bài học gì cho Bộ Chính Trị ĐCSVN ngày nay?

© LS Lưu Tường Quang.

Nguồn: RFA (21/07/2014)

hinh-bia-van-ban-hd-geneveẢnh minh họa, © Ảnh RFA

Bài viết đánh dấu 60 năm Hiệp Định Genève được soạn thảo với một hi vọng nho nhỏ là chúng ta có thể học được kinh nghiệm của quá khứ đau buồn mà đất nước Việt Nam thân yêu đã phải trải qua. Hiệp Định nầy và hậu quả của nó đã được trình bày từ nhiều quan điểm khác nhau, kể cả tài liệu khá đầy đủ của Bộ Quốc Phòng Mỹ, The Pentagon Papers (1971)

Từ năm 2004, một số tài liệu do Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh phổ biến giúp chúng ta hiểu thêm về quan điểm và mục tiêu chiến lược của hai cường quốc cộng sản Liên Xô và Trung Quốc, đặc biệt là Trung Quốc, trong vấn đề Việt Nam (Đông Dương) và thân phận của Việt Minh – Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) trong quan hệ với hai đồng minh bảo trợ.

Tài liệu Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh xác nhận điều mà chúng ta đã suy diễn là VNDCCH – cũng như Quốc Gia Việt Nam / Việt Nam Cộng Hòa (QGVN/VNCH) – đã bị chi phối quá nhiều bởi chính trị đại cường và do đó đã không theo đuổi được chính sách độc lập.

Bài viết nầy phần lớn nhìn vào sách lược của Bắc Kinh tại Hội Nghị Genève trong nỗ lực củng cố và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc như là một đại cường đang bước chân vào diễn đàn quốc tế. Có thể nói, đây là sách lược mà Bắc Kinh theo đuổi liên tục trong 60 năm qua, kể cả trong vấn đề tranh chấp Biển Đông với Việt Nam hiện nay… Đọc tiếp

3

Bói Kiều…

© Trịnh Bình An.

Nguồn: T.VAN.NET (15/05/2022)

truyen-kieu

Ảnh minh họa, networthlist.org

Đoạn Trường Tân Thanh hay Truyện Kiều là một truyện thơ lục bát, thể thơ đặc biệt chỉ Việt Nam mới có. Điều đặc biệt hơn, thi phẩm này đã được người Việt dùng trong một cách vô cùng lạ thường là… coi bói, với cái tên Bói Kiều.

Truyện Kiều có 3254 câu thơ, tuy không dài nhưng hàm chứa rất nhiều tâm trạng, rất nhiều cảnh huống. Khi đọc Kiều, ta có cảm tưởng truyện nói thay cho ta. Xin dẫn ra một số ví dụ:

Muốn ngỏ ý kín đáo với người mình yêu, chàng trai có thể mượn câu Kiều:

Tiện đây xin một đôi điều
Đài gương soi thấu dấu bèo cho chăng?
Đọc tiếp

4

Hậu quả của Chinh phục…

© Brendan Rittenhouse Green và Caitlin Talmadge | Trà Mi

Nguồn: @ Đàn Chim Việt Online (25/06/22)

tin-gia-img

Ảnh minh họa – Chiến đấu cơ China 2016, © Hình ảnh AFP/ STR/Getty (dcv)

Trong tất cả các vấn đề nan giải có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh nóng giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa, thì Đài Loan đứng đầu danh sách. Và một cuộc chiến như vậy có thể có hậu quả địa chính trị rất sâu xa. Tướng Douglas MacArthur đã từng mô tả Đài Loan như “một hàng không mẫu hạm và tàu ngầm không thể đánh chìm”, có giá trị quân sự quan trọng, thường không được đánh giá cao như một cửa ngõ vào Biển Philippines, một chiến trường quan trọng để bảo vệ Nhật Bản, Philippines và Nam Hàn khỏi sự cưỡng bức hoặc tấn công của Trung Hoa. Không có gì bảo đảm rằng Trung Hoa sẽ thắng trong một cuộc chiến tranh giành đảo — hoặc một cuộc xung đột như vậy sẽ không kéo dài trong nhiều năm và làm suy yếu Trung Hoa. Nhưng nếu Bắc Kinh giành được quyền kiểm soát Đài Loan và đặt căn cứ quân sự ở đó, vị thế quân sự của Trung Hoa rõ ràng sẽ cải thiện.

Đặc biệt, những cơ sở giám sát đại dương và tàu ngầm của Bắc Kinh có thể khiến việc kiểm soát Đài Loan trở thành một lợi ích đáng kể cho sức mạnh quân sự của Trung Hoa. Ngay cả khi không có bất kỳ bước nhảy vọt nào về kỹ thuật hoặc quân sự, việc làm chủ hòn đảo này sẽ nâng cao khả năng của Trung Hoa trong việc cản trở những hoạt động hải quân và không quân của Hoa Kỳ ở Biển Philippines và do đó hạn chế Hoa Kỳ trong việc có thể bảo vệ các đồng minh ở châu Á. Và nếu trong tương lai, Bắc Kinh phát triển một hạm đội lớn gồm các tàu ngầm tấn công với vũ khí hạch tâm chạy êm và tàu ngầm có hỏa tiễn đạn đạo, đặt ở Đài Loan sẽ cho phép Trung Hoa đe dọa những đường hàng hải ở biển Đông Bắc Á và củng cố lực hỏa lực hạch tâm trên biển… Đọc tiếp

5

Buổi chiều ở Dak Pek

© Trần Bạch Thu

Nguồn: Báo Quốc Dân | (28/06/2022)

dakto

© Ảnh minh hoa, quocgiahanhchanhmd.com

Chiếc trực thăng khổng lồ Chinook chuẩn bị rời phi trường Kontum vào sáng ngày 29 Tết trong tiết lạnh cuối năm. Trời còn sương mù lãng đãng vây quanh nhà ga thưa thớt người. Những kiện hàng hóa được chuyển vội vã vào trong khoang máy bay. Gió thổi thốc nghe phần phật y như là đang trong mùa bão rớt. Lạnh tím môi. Một đoàn chừng hơn mười người bước chệch choạng lên sàn máy bay đứng ở hai bên thành, tay nắm chặt dây thòng phía trên cho khỏi ngã. Chúng tôi đang lên đường đi tiền đồn Dak Pek trong chương trình ủy lạo “Cây mùa Xuân chiến sĩ.”

Thông thường hằng năm gần giáp Tết âm lịch phòng Tâm lý chiến tiểu khu đều lo chuẩn bị người và tặng vật để đi ủy lạo một vài tiền đồn xa xôi tại địa phương, đặc biệt năm nay có sự phối hợp với Tòa hành chánh tỉnh và nhất là có sự tham gia đông đảo của các ca sĩ trong Ban văn nghệ Yaly vừa mới được thành lập trực thuộc cơ sở dân vận chiêu hồi tỉnh.

Sau phiên họp phân công tôi được cử làm trưởng đoàn đi Dak Pek là nơi xa nhất, sát biên giới Lào. Sở dĩ tôi được cử đi nơi nầy là vì hồi mới tái lập lại quận lỵ Dak Pek sau “Mùa Hè đỏ lửa”, Thiếu tá Vương Thế C. nguyên Trưởng phòng Nhân Dân Tự Vệ tỉnh được cử đi làm Quận trưởng có đề nghị với Trung tá Tỉnh trưởng xin cho tôi đi làm Phó quận với lý do là quận mới tái lập cần người năng nổ và am tường công việc. Nhưng không được vì về quân sự là Chi khu nhưng về phương diện hành chánh như một xã đông dân, do đó chỉ cần một Phái Viên hành chánh điều hành công việc với ngạch Thư ký là đủ. Nghĩ đến mối thâm tình năm xưa nên tôi cũng muốn nhân dịp nầy đi thăm Thiếu tá C. một chuyến… Đọc tiếp

July-2022_w2

Các bài viết sưu tầm: July 08, 2022

Đàn Ông Am Hiểu!
Lâm Sàng?
60 Năm Nhìn Lại.
60 năm SàiGòn?
Lịch sử Vua Gia Long!

1

Người Đàn Ông Am Hiểu Đàn Bà!

© Song Thy Sưu Tầm.

Nguồn: © Trung Học Tống Phước Hiệp Vĩnh Long (25/11/18)

Ông William Golding, nhà văn, nhà thơ người Anh 1911-1993 đã viết về phụ nữ thế này: Tôi nghĩ Phụ nữ thật ngốc khi họ cho rằng họ bình đẳng với đàn ông. Thực ra họ luôn luôn là người vĩ đại hơn đàn ông

Bất cứ cái gì đưa cho phụ nữ, họ cũng sẽ tạo ra những giá trị cao hơn.

– Khi đàn ông đưa cho họ tinh trùng họ sẽ tạo ra một em bé.
– Khi bạn đưa cho họ một căn nhà, họ sẽ tạo ra một tổ ấm.
– Nếu bạn đưa cho họ những thực phẩm họ sẽ tạo cho bạn một bữa ăn ngon.
– Nếu bạn tặng họ những nụ cười, họ sẽ tặng bạn trái tim yêu.
– Phụ nữ luôn nhân lên, tạo ra những giá trị lớn hơn bất cứ thứ gì bạn trao cho họ.

Nhưng nếu bạn trao cho họ một thứ gì bẩn thỉu thì hãy coi chừng, bạn sẽ nhận lại… lot of shit đấy.

Ha ha…

Sir William Gerald Golding‎‎, ‎‎CBE‎‎ ‎‎FRSL‎‎ (19 tháng 9 năm 1911 – 19 tháng 6 năm 1993) là một tiểu thuyết gia, nhà viết kịch và nhà thơ người Anh. Được biết đến nhiều nhất với ‎‎cuốn tiểu thuyết đầu tay‎‎ ‎‎Lord of the Flies‎‎ (1954), ông đã xuất bản thêm mười hai tập tiểu thuyết trong cuộc đời của mình. Năm 1980, ông được trao ‎‎giải Booker‎‎ cho ‎‎Rites of Passage‎‎, cuốn tiểu thuyết đầu tiên trong bộ ba biển của ông, ‎‎To the Ends of the Earth‎‎. Ông được trao ‎‎giải Nobel Văn học năm‎‎ 1983… ‎Nguồn Wikipedia

2

Lâm sàng Nghiã Là Gì?

© Bác sĩ Hồ Văn Hiền.

Nguồn: © Hoài niệm Tây Ninh Blogspot (08/01/2022)

kham-benh

Ảnh minh họa, © AMA

“Thưa Bác sĩ

Tôi đôi khi nghe hay đọc những chuyện về y học thấy chữ “lâm sàng” được sử dụng như “thử nghiệm lâm sàng”, “khám sức khỏe cận lâm sàng”, hay là “chết lâm sàng”.

Tôi tra một số tự điển, sách báo nhưng vẫn hiểu rất mơ hồ về từ này.
Xin Bác sĩ giải thích từ ngữ này bằng những ngôn từ bình dân để cho người bình dân như tôi dễ hiểu. Đồng thời xin Bác sĩ cho những ví dụ minh họa cho giải thích một cách dễ hiểu.
Cũng xin Bác sĩ liệt kê những cụm từ có từ “lâm sàng” này thường được dùng cho mọi người, không phải cho giới chuyên môn.

Xin cảm ơn Bác sĩ”

Lâm sàng

Hôm nay, nhân bàn đến từ ngữ “lâm sàng” chúng ta sẽ bàn về dạy y khoa bằng tiếng Việt ở Việt nam, và một khía cạnh quan trọng nữa của y khoa hiện đại là vấn đề thực nghiệm và y khoa lâm sàng… Đọc tiếp…

3

Nhìn Lại 60 Năm Qua

© Trọng Đạt

Nguồn: © Việt Báo (17/04/2006)

triet-thoai-cao-nguyen-1975

Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Ảnh vietthuc.org

Một bài đăng trên tờ Constellation của Pháp năm 1966 có mô tả đêm 19/6/1946, Võ Nguyên Giáp cho Tự Vệ tấn công quân Pháp tại Hà Nội, cuối bài người ký giả kết luận.

“Đó là trận đánh mở đầu của cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ (La guerre la plus longue du siècle), nó kéo dài từ hai mươi năm qua, và đất nước bị chia đôi mãi mãi”

Nhưng tới nay thời gian đã trả lời đất nước không bị chia đôi vĩnh viễn mà đã thống nhất làm một dưới chế độ độc tài Cộng Sản sau mấy chục năm binh đao khói lửa.

Năm 1945 quân Pháp núp sau xe tăng Mỹ về giải phóng đất nước. Sau khi giành độc lập, De Gaulle trắng trợn tuyên bố tất cả các thuộc địa cũ đều sẽ được chiếm lại, bọn thực dân còn nhiều quyền lợi như nhà máy, đồn điền, cửa hàng, hầm mỏ… mà chúng cho là tài sản, mồ hôi nước mắt của mình. Pháp theo chân quân Anh vào Sài Gòn giải giới quân Nhật tháng 9/1945, thừa cơ chiếm lại các tỉnh Nam, Trung Việt. Sau Pháp áp lực Việt Minh phải cho chúng ra Bắc, Hồ Chí Minh tương kế tựu kế cho Pháp ra Hà Nội để đuổi quân Tầu phù của Tưởng Giới Thạch về nước… Đọc tiếp

4

60 năm SàiGòn, hồn ở đâu bây giờ?

© Văn Quang

Nguồn: @ hoiquanphidung.com (05/12/20)

saigon-xua

Ảnh minh họa, © hoiquanphidung.com

Nhớ, nhớ đến từng chi tiết từ cái bước chân đầu tiên đặt lên đất Sài Thành, nhớ từng ngõ ngách, từng nhân vật thuộc về quá khứ ấy cho đến ngày nay. Mặc cho Sài Gòn đã có nhiều tang thương dâu biển, từ cái tên thành phố đến những con đường đã thay họ đổi tên, từ con người đến xã hội cho đến cả cái cách sống cũng đã khác xưa nhiều lắm.

Bước chân đầu tiên trên đất Sài Gòn
Thế mà hơn 60 năm rồi đấy, kể từ ngày tôi mới đặt chân lên thành phố Sài Gòn. Tôi nhớ như in, ngày đầu tiên ấy. Cuối tháng 1 năm 1954, sau hai tháng học ở Trường Sĩ Quan Thủ Đức, ngày thứ bảy chúng tôi được đi phép ở Sài Gòn. Niềm mơ ước của tôi từ những ngày còn nhỏ ở trường trung học, ước gì có ngày mình được vào Sài Gòn. Niềm mơ ước ấy còn rộn ràng hơn khi khóa học sĩ quan khai giảng… Đọc tiếp

5

Đi tìm sự thực lịch sử về vua Gia Long

© Thụy Khuê

Nguồn: © Tạp Chí Da màu | (14/06/2022)

vua-gia-long

Vua Gia Long, © Ảnh Tạp chí da Màu.

Một ngày mùa xuân năm 2014, tôi lên khu La Tinh, vào hàng sách quen, xuống hầm tìm sách cũ, tình cờ thấy một bộ sách quý, nhưng có lẽ không ai để ý, và cũng không có người mua, nên họ bán son. Như kẻ bắt được vàng, tôi mua ngay. Đó là bộ sách đồ sộ: Histoire de la Mission de Cochinchine 1658-1823 (Lịch sử truyền giáo ở Nam Hà 1658-1823) gồm 4 cuốn, do linh mục Andrien Launay sưu tập những thư từ của các giáo sĩ đến truyền đạo ở nước ta (và một phần nhỏ về Miên, Lào), gửi về cho các vị lãnh đạo của họ trụ trì tại tu viện Macao, là chi nhánh của Hội Thừa Sai Roma, trong hai thế kỷ.

Tôi nghĩ trong bộ sách này, tất phải có thư của Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine). Quả đúng như vậy, thư của Bá Đa Lộc giữ một phần quan trọng. Dĩ nhiên có những thư ông viết bằng tiếng La tinh, tôi không đọc được, nhưng phần lớn còn lại là tiếng Pháp… Đọc tiếp

July-2022_w1

Các bài viết sưu tầm: July 01, 2022

Best Joke Of The Year!
Con Số.
Quan hệ Việt – Nga
Tin Giả Trong CĐ Việt
Qua Cầu Rút Ván!

1

Best Joke Of The Year!

© Fun Funky

Nguồn: @ Người Phương Nam Blogspot (11/01/22)

russian-worker-stamp-1937Ảnh minh họa (Soviet-Union-stamp-1937), © wikipedia.

A Russian arrives in New York City as a new immigrant to the United States. It’s 11:00 AM on a Wednesday. He stops the first person he sees walking down the street and says,

“Thank you Mr. American for letting me come into this country, giving me housing, food stamps, free medical care, and a free education!”

The passerby says, “You are mistaken, I am a Mexican and here illegally.”

The man goes on and encounters another passerby. “Thank you for having such a beautiful country here in America.”

The person says, “I not American, I’m Vietnamese and here on a Green Card that expired two years ago.”

The new arrival walks farther and stops the next person he sees, then shaking his hand, and says, “Thank you for wonderful America!”

That person puts up his hand and says, “I am from Middle East. I am not American. It was easy to get here via Arizona.”

He finally sees a nice lady and asks, “Are you an American?” She says, “No, I am from Africa here on an Education Green Card that expired 10 years ago.”

Puzzled, he asks her, “Where are all the Americans?”

The African lady checks her watch and says,: “Probably at work.

2

Con Số

© Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ.

Nguồn: © Trang Thất Sơn Châu Đốc. | (19/08/2009)

con-so-5Ảnh minh họa, © gizlidosya (twitter)

(Trích dẫn từ trang 838 đến trang 853 quyển Tử-vi & Địa-Lý Thực-hành của Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ)

Phàm người đời thường cho rằng, tất cả hiện hữu có được trên quả đất này từ con người đến thú vật cũng như cây cỏ và vật dụng…đều có số hết cả.

Đó là, con số đáng cho chúng ta suy ngẫm, riêng đối với con người khi lọt lòng mẹ sanh ra cũng tính bằng con số, bởi vì, từ khi người mẹ thụ thai đến khi lọt lòng mẹ phải mất một thời gian khoảng 9 tháng 10 ngày, rồi khi chúng ta lớn lên đến khi lìa đời cũng phải mất một thời gian dài hay ngắn, nếu người chết có số tuổi cao xem như chết già tức có số trường thọ, còn trái lại, người đó chết tuổi thấp xem như chết non tức có số chết yểu, hoặc người sanh ra được số sung sướng giàu sang phú quý hay bị số bất hạnh, nghèo khó.

Đó cũng là con số mà người đời hoặc thú vật, cây cỏ và vật dụng đều phải nhận lảnh khi hiện hữu trên quả đất này. Nhưng nếu để ý, sẽ thấy sự sanh sống của chúng ta bao bọc bởi những con số, bởi vì mỗi thứ đều mang con số và chúng ta bắt buộc phải tính toán cũng bằng con số để sanh tồn, từ cái ăn, cái mặc, cái nhà, cái xe, cho đến cái bịnh, cái đau và đưa đến cái chết… ví như, đi mua giày hay cái áo hoặc cái quần chúng ta phải biết số nào mặc vừa, còn không biết con số thì không thể hài lòng được… Đọc tiếp

3

Quan hệ Việt – Nga có thể bị tổn thương do chiến tranh Ukraine?

© Nguyễn Quang Dy.

Nguồn: © Nghiên Cứu Quốc tế (17/06/2022)

quan-he-nga-viet

Phạm Minh Chính & Sergey Lavrov. Ảnh TTXVN

Cuộc khủng hoảng Ukraine buộc Việt Nam phải đánh giá lại quan hệ với Nga và tiếp tục giảm phụ thuộc vào người bạn cũ là nguồn cung cấp vũ khí chủ yếu.

Cuộc chiến Ukraine làm lung lay quan niệm cơ bản về tư thế quốc phòng của Việt Nam – vốn coi Nga là nguồn cung cấp tin cậy các loại vũ khí chủ yếu để răn đe Trung Quốc.

Việc Nga xâm lược Ukraine đã đẩy Việt Nam vào một vị thế khó xử về chính trị và ngoại giao, bị mắc kẹt giữa yêu cầu phải tránh lên án Nga và yêu cầu phải xoa dịu tình cảm của người dân Việt Nam muốn ủng hộ Ukraine… Đọc tiếp @ Nghiên Cứu Quốc tế

4

Vấn Nạn Tin Giả

Trong Cộng Đồng Việt…

© Nguyễn Quốc Khải.

Nguồn: @ PIVOT The Vietnamese American Progressive Association (16/10/21)

tin-gia-imgẢnh minh họa, thuvienphapluat.vn

Trong vài ngày qua, báo chí Việt nhắc nhiều đến tình trạng tin giả trong cộng đồng Việt Nam nhân việc YouTube chấm dứt không còn cho King Channel và Nguy Vu Radio phát hình trên diễn đàn của họ. Tình trạng tin giả và hậu quả của nó trong cộng đồng Việt nghiêm trọng hơn nhiều người tưởng. Bằng cớ là Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến (PIVOT Progressive Vietnamese Americans Association) đã lập ra Viet Fact Check (VFC) để kiểm tra tin tức. Một số anh chị em trẻ học thức cao đã thành lập Người Thông Dịch (The Interpreter – TI) để dịch những bản tin từ tiếng Anh qua tiếng Việt cho những người chưa thông thạo anh ngữ. Tổ chức thứ ba tương đối ít người biết đến hơn nhưng cộng tác chặt chẽ với VFC và TI là Viet Fake News Buster hay còn gọi là Fake News Cop (FNC).

Ba tổ chức trên đã giúp loại King Channel và Nguy Vu Radio ra khỏi YouTube và sẽ còn đánh tiếp những nguồn tin giả khác. Những kẻ chủ trương bám vào những phương tiện truyền thông xã hội để sinh sống bằng cách tung tin giả giật gân, gây tỏ mò, thu hút lớp người Việt bình dân mà đa số ít học. Càng lôi cuốn nhiều người vào xem, những kẻ này càng kiếm được nhiều tiền hơn. Vài ngàn đô la mỗi tháng là chuyện thường… Đọc tiếp

5

Qua Cầu Rút Ván

© Chu Thập

Nguồn: © Báo Việt Luận | (07/08/2018)

tau-ti-nan

A picture taken in the late 1970s shows a group refugees (162 persons) arrived on a small boat which sank a few meters from the shore in Malaysia. The flight of Vietnamese refugees began after the fall of Saigon in 1975. In spite of the dangers of unfriendly waters and piracy, tens of thousands took the South China Sea, and by 1978 the exodus had grown to dramatic proportions. / AFP PHOTO / UNHCR / K. GAUGLER

Trong những ngày ghé thăm gia đình của cô em gái ở Orange County, Tiểu bang California, nơi có đông người Việt tỵ nạn sinh sống, tôi đã học được một cụm từ mới trong Anh ngữ: “Trump Derangement Syndrome”. Thoạt tiên tôi cứ nghĩ đây là một sáng chế của các chuyên gia tâm lý để ám chỉ đến tình trạng tâm lý bất ổn giống như Tổng thống Donald Trump. Nhưng không phải thế. Người phát minh ra kiểu nói này chính là Tổng thống Trump. Thật vậy, dạo trung tuần tháng Bảy vừa qua, chính tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ đã bắt mạch tình trạng tâm lý của những người chống đối ông qua một cái “tuýt” có nội dung như sau: “Một số người GHÉT sự kiện tôi đã nói chuyện với Tổng thống Putin của Nga. Họ thà gây chiến tranh hơn là thấy điều đó. Thái độ này được gọi là “Hội chứng điên loạn vì Trump” (Trump Derangement Syndrome)…

Đọc tiếp…

Tôi không biết mình có mắc hội chứng ấy không cho nên mới tra tự điển Urban Dictionary. Tự điển này định nghĩa như sau: “Hội chứng điên loạn vì Trump là trạng thái tâm thần của người điên khùng chỉ vì không thích Tổng thống Donald Trump; họ điên khùng đến độ từ bỏ mọi thứ luận lý và lý trí”.

Thật ra, hội chứng điên loạn vì một tổng thống Mỹ không chỉ mới có dưới thời tổng thống Trump. Trước kia, người ta cũng đã từng nói đến hội chứng điên loại vì Bush và kế đó vì Obama. Nhưng dù sao, cá tính và các chính sách của 2 người tiền nhiệm của Tổng thống Trump đã không đến nổi tạo ra “điên loạn” và gây chia rẽ như ông. Đây là điều mà tôi đã chứng kiến trong vài ngày ở chơi với gia đình cô em gái tôi. Tôi không ngờ rằng vấn đề tỵ nạn và di dân lậu hiện đang là một vấn đề gây chia rẽ trầm trọng trong xã hội Mỹ. Nó gây chia rẽ, nó phá vỡ mọi mối quan hệ từ tập thể nhỏ đến khối các quốc gia trên mỗi châu lục. Thậm chí, nó gây chia rẽ trong cả những đám bạn bè thân tình hàng chục năm. Nó phá vỡ ngay cả mối liên hệ máu mủ ruột thịt trong gia đình. Nhiều người từ trước đến giới thân thiết với nhau, nay chia tay và thề không gặp nhau nữa…Tôi đã chứng kiến điều đó trong những ngày rong chơi ở Bắc Mỹ trong tháng Bảy vừa qua.

Vợ chồng em gái tôi qua Mỹ theo “diện” đoàn tụ gia đình được cháu tôi bảo lãnh. Tuy không đến nỗi điên loạn, nhưng cuộc chiến tranh lạnh vì Tổng thống Trump có lúc cũng làm cho bầu khí gia đình căng thẳng một cách vô ích. Vợ chồng cô em gái tôi bảo vệ cho tới cùng cuộc chiến tranh thương mại chống Trung Cộng và nhứt là chính sách di dân của Tổng thống Trump, trong khi cháu tôi và chồng nó thì lại bênh vực chủ trương nhân đạo của thống đốc Tiểu bang California, một trong những nơi có đông người nhập cư lậu nhứt nước Mỹ.

Nghe tin tôi đang có mặt tại nhà cô em gái, một số bạn chí cốt của tôi cũng tìm đến thăm tôi. Tay bắt mặt mừng, chúng tôi ôn lại không biết bao nhiêu chuyện cũ của thời mới bước vào trung học. Câu chuyện sẽ rôm rả biết chừng nào nếu không có Tổng thống Trump chen vào. Một ông bạn của tôi, vốn rất mực đạo đức và lúc nào cũng nhìn những khía cạnh tích cực của mọi biến cố, phán một câu tưởng như chỉ có trên cửa miệng của một thần học gia: “Tổng thống Trump là người được Chúa gởi đến. Ông đến để chấn hưng đạo đức và tái lập những giá trị truyền thống”. “Hội chứng điên loạn vì Trump” tưởng có lúc bùng lên trong tôi. Nhưng luôn đặt tình bạn lên trên hết, tôi đã cố gắng đè bẹp cái hội chứng điên loạn dễ gây chia rẽ này.

Tổng thống Trump đã hầu như xen vào mọi khía cạnh của cuộc sống của bạn bè tôi. Tại Houston, tôi đã chứng kiến cuộc cãi vã như mổ bò giữa một người bạn thời tỵ nạn của tôi và cô con gái rượu của ông. Rất quan tâm đến những giá trị đạo đức và nhân bản, ông đã gởi cô con gái theo học tại các trường công giáo nổi tiếng nơi ông sinh sống và làm việc. Nhưng cũng vì hấp thụ những giá trị đạo đức và nhân bản ấy, cho nên cô con gái đã mắc “hội chứng điên loạn vì Trump”. Cô không ngừng bênh vực những người thuộc các sắc tộc thiểu số, cô kết thân với những người Mỹ gốc Phi Châu, cô biện hộ cho những người đồng tính và dĩ nhiên, cô chống cho tới cùng chính sách di dân của Tổng thống Trump mà cô cho là vô nhân đạo.

Tổng thống Trump đã mang một cuộc chiến mới vào ngay trong các gia đình Mỹ, kể cả người Việt tỵ nạn. Tôi tưởng cuộc chiến ấy chỉ diễn ra trên đất Mỹ. Sang Gia Nã Đại, tôi cũng nhận thấy hễ cứ đụng tới Tổng thống Trump là như đại chiến sắp bùng nổ. Tôi rất vui khi gặp lại một số bạn cũ đã từng học chung dưới một mái trường thời trung học cách đây gần 60 năm. Một ông bạn hiện làm chủ một nhà hàng khá thành công tại Thành phố Calgary, Tỉnh bang Alberta. Cuộc hội ngộ bỏ túi của một số anh em chúng tôi được tổ chức tại nhà của ông chủ nhà hàng này. Đang giữa cuộc vui, truyền thông Gia Nã Đại đưa tin: hai người thiệt mạng và 13 người bị thương sau khi một người đàn ông cầm súng bắn loạn xà ngầu vào một đám đông trên một đại lộ nhộn nhịp tại thành phố Toronto.

Tin tức không nói rõ đây là một cuộc tấn công khủng bố hay chỉ là hành động điên loạn của một người mắc bệnh tâm thần. Nhưng không hiểu sao vợ chồng người chủ nhà lại nhân cơ hội này để lên tiếng bênh vực chính sách di dân của tổng thống Trump và mạt sát Thủ tướng Gia Nã Đại Justin Trudeau vì đã “nhận bừa” những người tỵ nạn Hồi giáo từ Syria. Lại thêm một “cuộc chiến” mà tôi cứ sợ “Hội chứng điên loạn vì Trump” của tôi có thể bộc phát để châm dầu vào lửa!

Trên tờ Thời Báo, một tờ báo của người Việt tỵ nạn tại Gia Nã Đại chuyên sống bằng quảng cáo và phát không trong các tiệm ăn của người Việt, tôi đọc được một bài của ký giả Ký Gà mà tôi cứ đem ra nghiền ngẫm trong những ngày rong chơi ở Bắc Mỹ. Tác giả ghi lại hai câu chuyện. Cả hai đều xảy ra tại Mỹ. Chuyện thứ nhứt là vụ một ông già sẽ mừng sinh nhựt 92 vào tháng 9 tới đây, bị đánh bằng gạch ở Los Angeles, Tiểu bang California, khi đang đi dạo trong xóm. Ông cụ không phải là dân địa phương. Mỗi năm 2 lần, cụ từ một thành phố khác qua Los Angeles để thăm gia đình của người cháu nội. Trong những ngày nghỉ bên cạnh người cháu, ông cụ thường đi bộ một vòng sau mỗi bữa cơm chiều. Tại một công viên gần nhà, cụ gặp một người đàn bà đang dắt một cô cháu nhỏ. Bất thần, người đàn bà này xông lại tấn công cụ. Bà xách nguyên một cục gạch lốc táng vô mặt ông cụ rồi hô hào một nhóm đàn ông gần đó đến tiếp tay để tấn công ông cụ. Cùng với những cú đấm đá, người phụ nữ hét vào mặt ông cụ: “Cút về nước mày đi. Cút về Mễ Tây Cơ!”

Điều đáng suy nghĩ là cuộc tấn công đã diễn ra vào chính ngày 4 tháng Bảy, lễ Độc Lập của Hoa Kỳ và câu chuyện lại càng buồn hơn nữa, bởi vì người phụ nữ tấn công cụ ông 92 tuổi trên đây là một người Mỹ…gốc Phi Châu!

Chuyện thứ hai được ký giả Ký Gà ghi lại trong câu chuyện cuối tuần của tờ Thời Báo có liên quan đến một người Việt Nam. Người Việt Nam này là một người tỵ nạn đã phục vụ trong Hải quân Mỹ từ năm 1990 đến năm 2014. Trong một tấm hình của ông, người ta thấy trên chiếc áo sĩ quan của ông không còn có chỗ trống cho những huy chương của nước Mỹ về sự phục vụ và hy sinh của ông cho đất nước.

Ngoài ra, viên sĩ quan hải quân gốc Việt tỵ nạn này đã lập gia đình với một người Mỹ trắng. Chuyện xảy ra cho chồng mình được người đàn bà Mỹ trắng này kể lại như sau: một hôm, chồng bà đề nghị giúp một người lối xóm sửa hệ thống tưới cỏ bị trục trặc. Nhưng thay vì cảm ơn ông, người hàng xóm, vốn là một phụ nữ, đã chửi ông và nói thẳng vào mặt ông: hãy cút khỏi xứ sở của bà!

Điều quái đản là, theo người vợ của viên sĩ quan hải quân ghi nhận, bà hàng xóm của ông lại là một người Mỹ… gốc Nam Hàn!

Hai câu chuyện được ký giả Ký Gàn của tờ Thời Báo bên Gia Nã Đại ghi lại không khỏi làm tôi liên tưởng đến câu nói quen thuộc của người Việt Nam: qua cầu rút ván! Người ta dễ quên nguồn gốc của mình. Cả hai người đàn bà có thái độ kỳ thị chủng tộc và chống người di dân, nếu không tự bản thân là di dân thì cũng có gốc gác là di dân. Thật ra, Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ không thể nào chối bỏ được nguồn gốc di dân của mình. Xa hay gần, có công dân Mỹ nào mà không có giây mơ rễ má với di dân. Rõ ràng nhứt là người Việt tỵ nạn hay người Việt di dân.

Trong những ngày ghé thăm người bạn chí cốt ở Calgary, tôi được đưa đi thăm một thắng cảnh nổi tiếng trong Tỉnh bang Alberta là Hồ Louise. Có thể nói như người ta thường nói về một số thành phố ở Ý: đến xem Hồ Louise rồi chết cũng đáng! Hồ được đặt tên theo công chúa Louise Caroline Alberta (1848-1939), người con gái thứ tư của nữ hoàng Victoria. Nằm trên một đỉnh núi trong rặng Rocky Moutains chạy dài từ Gia Nã Đại qua Hoa Kỳ, tiếp nhận nguồn nước từ các núi tuyết, mặt hồ Louise lúc nào cũng xanh biếc. Du khách tấp nập. Gặp ngày cuối tuần, tìm một chỗ đậu xe không phải là dễ. Du khách thường phải đậu xe cách hồ trên cả 10 cây số và được xe buýt đưa lên tận nơi.

Dĩ nhiên, Hồ Louise quả là một bức tranh sơn thủy có thể gợi lên nhiều cảm xúc khó tả trong lòng người. Tôi đã đứng ngây ngất trước cảnh trí thiên nhiên. Nhưng điều đánh động tôi hơn cả chính là dòng người dập dìu đi xung quanh bờ Hồ Louise: phần lớn là người da màu! Tôi không rõ họ từ đâu đến. Nhưng trong mắt tôi, Hồ Louise có thêm hùng vĩ có lẽ nhờ màu da của chính du khách!

Chìm ngập trong dòng người da màu đang hành hương bên bờ Hồ Louise, chưa bao giờ tôi ý thức về bản sắc tỵ nạn của mình cho bằng lúc đó. Ý thức về bản sắc tỵ nạn của mình, tôi không thể nào quên được tấm lòng nhân đạo của những quốc gia đã mở rộng vòng tay để đón nhận tôi. Lòng biết ơn chỉ có thể gợi lên trong tôi một tâm tình khác mà nếu tôi cố tình bóp chết, tôi khó có thể sống cho ra người: tâm tình đó chính là sự tôn trọng và cảm thông đối với những người đồng cảnh ngộ như tôi, những người đã đánh đổi mạng sống của mình để đi tìm tự do và một cuộc sống tốt đẹp xứng với phẩm giá con người hơn.

© Chu Thập

Thân mời đọc thêm @ Facebook Báo Việt Luận

Bài viết cùng chủ đề.

❖ Sâu Hơn Sông Bến Hải. Ông nhớ những buổi nhậu mê mải với ông sui. Hai người là bạn thân từ thời niên thiếu. Học cùng trường. Sống chết có nhau. Đôi khi suýt yêu cùng một người con gái. Cắt máu ăn thề làm anh em kết nghĩa. Hứa có con sẽ gả chúng nó cho nhau. Lạc nhau một thời gian. Qua bên này trôi nổi ít lâu lại gặp nhau. Và thành sui gia với nhau.

Thế nhưng có ai ngờ một sự rạn nứt – không thể nào hàn gắn – vào cái thời tóc bạc lại có thể xảy ra giữa hai đứa bạn thời niên thiếu ấy. Và ông thành kẻ thua đau. Mắt ông mờ đi. Hôm ấy ông thua. Không phải vì thua trong cuộc bạo loạn, mà thua đau màn cá độ với ông sui, đứa bạn thiết thân từ thời niên thiếu. Món tiền cũng lớn. Thua nên ông mới phải xuống nước mềm giọng chuyện trò với con gái, mong nó rộng lòng cho ông mượn (hay cho luôn thì càng tốt) một số tiền để ông trả cho sui gia. Dù thằng bạn chí thân (kiêm sui gia) kia không còn là bạn chí thân nữa nhưng một lời đã nói ra thì không thể nuốt vội… Đọc thêm @ TẠI ĐÂY