Truyện ngắn (2)

Giọt nước nghiêng mình

© Nguyễn Văn Sâm

Nguồn: © Nam Kỳ Lục Tỉnh

Phong sương mấy độ qua đường phố,
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê…
(Sơn Nam)

Xe chạy đường trường hơn một giờ, lòng vòng trong xóm quê thêm độ nửa giờ nữa thì rẻ vô một khu hơi nghèo vắng rồi ngừng lại trong sân một căn nhà có vẻ khang trang trên khu đất rộng. Tấm bảng sơn xanh chữ đỏ có tên ngôi chùa nằm khiêm nhường bên một cội cây cành lá xum xuê. Tên chùa cũng bình thường nhưng chữ chùa khiến già Thanh có cảm tình hơn tiếng tự thường gặp. “Chùa Pháp Vân” nghe gần gũi hơn “Pháp Vân Tự” nhiều. Cũng không thấy những câu đối liễn màu đỏ chói chang, mệt mắt với kiểu chữ Việt viết tròn tròn giả Hán tự thường có. Già Thanh nói thầm trong bụng: “Chắc chắn sư trụ trì nhiều Việt tính… những chi tiết nho nhỏ như thế nầy rất đáng ngưỡng phục và nên khuếch tán. Hẵn sẽ có nhiều điều đáng nghe, đáng học ở vị sư nầy”

Cảnh quang khoáng đãng, vắng bóng những tượng đá trắng rườm rà phô trương tạc những nhân vật huyền thoại chẳng ai biết nghệ nhân lấy chi tiết từ đâu. Chỉ có một mình ngôi tượng mẹ Quan Âm đưa thiên nhãn hiền từ nhìn khách, như theo dõi để che chỡ những bước chân của tín chúng thập phương. Cả ba người bước tới chưn tượng xá ba xá làm lễ ra mắt rồi đến cửa, bấm chuông. Hai chiếc xe quẹo vô bãi đậu, ba cặp khách Mỹ tới dưới chân tượng, chấp tay ngang bụng, nghiêm chỉnh đứng mặc niệm.

Hình tượng Phật Bà dễ được kính tin vì tương tợ với hình tượng Đức Mẹ của họ. “Già Thanh nói với con gái, mắt không rời những vị khách tóc vàng với lòng cảm phục. Chùa Việt Nam nơi xứ người dựng tượng Phật Bà ngoài sân trống trải mục đích là tạo sự dễ dàng cho việc chiêm bái ngoài nghi thức. Người bản xứ chỉ cần đến cầu nguyện rồi về, không phải vào chánh điện, không phải nói chuyện với vị trụ trì, vốn trở ngại về ngôn ngữ tôn giáo…” Đọc tiếp

Tiểu sử Giáo sư Nguyễn Văn Sâm

Sanh tại Sài gòn, 1940. Từng dạy ở trường Nguyễn Ðình Chiểu, Mỹ Tho, Pétrus Ký, Ðại Học Văn Khoa (Sài gòn) và các trường Ðại Học Vạn Hạnh, Cao Ðài, Hoà Hảo, Cần Thơ.

Sang Mỹ từ năm 1979, vẫn sống bằng nghề dạy học. Viết cho Văn, Văn Học và các tạp chí Việt ngữ của người Việt. Trước 1975 chuyên viết về biên khảo văn học. Đã in:
o Văn Học Nam Hà (1971, 1973)
o Văn Chương Tranh Ðấu Miền Nam (1969)
o Văn Chương Nam Bộ và Cuộc Kháng Pháp (1972)

Qua Mỹ viết truyện ngắn vì những thôi thúc phải nói lên sự suy nghĩ của mình về quê hương và thân phận người Việt, ngay trên quê hương, hay lạc loài tha hương. Ðã in ở Mỹ:
o Câu Hò Vân Tiên (1985)
o Ngày Tháng Bồng Bềnh (1987)
o Khói Sóng Trên Sông (2000)

Gần đây, trở về gia tài cổ của dân tộc bằng cách phiên âm các tuồng hát bội, truyện thơ viết bằng chữ Nôm chưa từng được phiên âm mà nguyên bản hiện còn đang nằm trong các thư viện lớn ở Âu Châu:
o Tam Quốc Diễn Nghĩa
o Lôi Phong Tháp
o Sơn Hậu Diễn Truyện
o Trương Ngáo v.v

Thành viên Ban Biên Tập Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn. Trưởng ban Văn chương, Viện Việt-Học.

Hiện cư ngụ tại California, Hoa Kỳ.

Thần Dược Đây! Mại Dô, Mại Dô!

© Chú Chín Cali

Nguồn: chuchincali

dong-trung-ha-thaoẢnh minh hoa. © chu9

Nhà tôi mở TV suốt ngày, không bao giờ tắt. Người ta xem TV để mở rộng kiến thức, còn nhà tôi mở TV để cho vui nhà vui cửa, sưởi ấm cái phòng khách và làm từ thiện cho công ty điện SCE. Dẫu muốn hay không cả nhà đều phải nuốt cho trôi ba cái quảng cáo thần dược lí nhí suốt ngày, thét rồi thuộc làu làu lúc nào không biết. Nếu học lớp Anh văn “ESL” mà thuộc bài như vậy chắc người mình ai cũng giỏi lắm.

Nghe hoài sinh bực nhưng chưa thấy ai vạch trần cái trò bịp bợm của mấy ông “Bác sĩ” gõ leng keng chuyên nghề đấm bóp nhưng hành nghề Dược Sĩ bào chế thần dược để thành triệu phú. Giá trị nhìn năm trải nghiệm của Thuốc Nam, thuốc Bắc và Y học cổ truyền đang bị con buôn hợp tác với đám lang băm lạm dụng để làm giàu. Mong sau các vị “lương y như từ mẫu” đừng vì “không phải là việc của tôi”, lên tiếng cho đồng bào nhờ, chấm dứt cái trò bịp bợm hàng tỉ đô la những người già cả và bịnh hoạn đáng thương.

Làm sao mà nuốt được khi nghe quảng cáo “thần dược” Đông Trùng Hạ Thảo thu hoạch trên vùng núi cao hiểm trở ở tận trên núi Hy Mã Lạp Sơn bên Tây Tạng, nay đem về bào chế ở Little Saigon để đem bán trong mấy xạp thuốc lẻ, lại “on sale” mua một tặng hai!

Con buôn bỏ chút tiền mướn bọn “cò mồi” nói hưu nói vượng, quảng cáo rần rộ sản phẩm không ai biết, giống như quảng cáo  sản phẩm kiểu “sự hợp tác của 3 quốc gia Úc, Mỹ, Đại Hàn”, để chế ra… thuốc gội đầu! Đọc tiếp

Leave a comment