Nam Kỳ Lục Tỉnh


Tản Mạn Về 4 Từ “Nam Kỳ Lục Tỉnh”

Nguồn: © dansaigon.com
© Lê Nguyễn

nguoi-saigon-xua-nklt© Ảnh dansaigon.com

Đối với người Việt miền Nam sinh vào nửa đầu thế kỷ 20, bốn từ Nam Kỳ Lục Tỉnh có một ý nghĩa máu thịt, với những ký ức về một thời kỳ đầy gian khó của cha ông. Chúng gợi lên hình ảnh những đồng lúa bạt ngàn, những chiếc ghe thương hồ chở theo những phận người lênh đênh sông nước, có khi kéo dài suốt cả một đời.

So với đất nước bốn ngàn năm, Nam Kỳ Lục Tỉnh còn trẻ quá, từ thời Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được cử đi kinh lược đất Sài Gòn năm 1698, đến nay chỉ mới hơn 300 năm. Vùng đất này được nhắc đến nhiều qua các du ký, bút ký của người phương Tây, tưởng cũng cần nói một chút về chuyện ngôn ngữ. Trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh kéo dài hơn 200 năm, đất nước chia ra hai vùng: Đàng Ngoài và Đàng Trong chia cách nhau bởi con sông Gianh thuộc địa hạt Quảng Bình. Người phương Tây (chủ yếu là người Pháp) gọi Đàng Ngoài là Tonkin, âm từ chữ “Đông Kinh”, vốn là một tên cũ của Hà Nội, còn Đàng Trong thì gọi là Cochinchine. Từ này được hiểu là cả vùng Đàng Trong, từ Quảng Bình vào đến địa giới cuối cùng về phía Nam.

Năm 1808, vua Gia Long cho lập ra Gia Định thành là một vùng đất rộng gồm 5 trấn (sau là tỉnh) trải dài từ Bình Thuận đến Hà Tiên, người Pháp dùng từ “Basse Cochinchine” (Hạ Đàng Trong) để chỉ vùng đất này. Quyển Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức được tác giả Aubaret dịch ra tiếng Pháp dưới cái tên “Histoire et Description de la Basse Cochinchine”. Năm 1831, vua Minh Mạng đổi tên gọi cấp địa phương “trấn” thành “tỉnh” và năm 1836, cử quan lại đi kinh lý “6 tỉnh Nam Kỳ” gồm: Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên.

nha-tho-duc-ba-saigonNhà Thờ Đức Bà, © Ảnh saigon.com

Lần đầu tiên trong sách Quốc Triều Sử Toát Yếu, người ta đọc thấy cụm từ “Nam Kỳ lục tỉnh”. Như vậy cụm từ này ra đời năm 1836, thay vì 1834 như có tài liệu đã viết. Hơn 30 năm sau, năm 1867, khi thực dân Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ thì cụm từ Nam Kỳ Lục Tỉnh bị họ chính thức khai tử bằng cách lập ra hơn 20 “arrondissement”, theo nghĩa chính của từ ngữ là quận huyện, song theo cách gọi của sách báo thời bấy giờ là hạt hay địa hạt. Đứng đầu các hạt là những Tham biện người Pháp ngạch “Administrateur des affaires indigènes”, có sự phụ giúp của một số viên chức thừa hành cao cấp người Việt ngạch Huyện, Phủ và Đốc phủ sứ. Cũng từ thời kỳ này trở về sau, từ Cochinchine được người Pháp dùng chỉ riêng Nam Kỳ, Trung Kỳ là Annam và Bắc Kỳ là Tonkin.

nam-ky-luc-tinh-map© Nam Kỳ Lục tỉnh. © Ảnh wikipedia

Ngày 1.1.1900, thực dân Pháp tái lập cấp tỉnh trên toàn cõi Nam Kỳ, đến thập niên 1910, đã có một số Phủ, Huyện Việt Nam được bổ làm Chủ quận. Số tỉnh có lúc lên đến 20 tỉnh, song trong ngôn ngữ người dân miền Nam lúc bấy giờ, Nam Kỳ Lục Tỉnh vẫn có giá trị của ký ức sâu đậm một thời. “Về lục tỉnh” vẫn là cách nói phổ biến vào nửa đầu thế kỷ 20 để chỉ các tỉnh miền Tây Nam phần. Điều thú vị hơn cả, có lẽ là sáng kiến của các thầy cô giáo vào thời kỳ này đã sắp xếp chữ đầu của 20 tỉnh miền Nam thành 4 câu ngũ ngôn, đọc thông suốt, dễ thuộc và dễ nhớ, học trò thế hệ sinh vào thập niên 1940 trở về trước, hầu như ai cũng từng đọc qua.

Bốn câu đó là:

Gia Châu Hà Rạch Trà
Sa Bến Long Tân Sóc
Thủ Tây Biên Mỹ Bà
Chợ Vĩnh Gò Cần Bạc

Để chỉ 20 tỉnh:

Gia Định, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Trà Vinh
Sa Đéc, Bến Tre, Long Xuyên, Tân An, Sóc Trăng.
Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Biên Hòa, Mỹ Tho, Bà Rịa
Chợ Lớn, Vĩnh Long, Gò Công, Cần Thơ, Bạc Liêu

Mỗi khi đọc lại câu Gia Châu Hà Rạch Trà…, tưởng như thấy lại mái trường xưa, người thầy lưng còng tóc bạc và một thời thơ ấu đã xa.

© Lê Nguyễn

Thân mời đọc thêm @ Dân Saigon

Nam Kỳ Không Phải Là Đất Thủy Chân Lạp

© Giáo Sư Lâm Văn Bé

Nguồn: © khoahocnet.com (15/05/2019)

nam-ky-luc-tinh-mapBản đồ Nam Kỳ Lục Tỉnh giai đoạn ổn định (1841-1862), do người Pháp vẽ năm 1883. © Ảnh wiki

Việt Nam và Cao Miên là hai lân bang luôn thù nghịch nhau. Từ 10 thế kỷ qua, ngay khi Cao Miên còn suy yếu phải thần phục Việt Nam, Cao Miên vẫn tìm cách gây hấn với Việt Nam. Thí dụ như trong 183 năm trị vì dưới triều đại nhà Lý (1012-1195), Chân Lạp đã cử các sứ bộ đến kinh đô Thăng Long của Đại Việt để triều cống đến 24 lần, nhưng giữa các lần triều cống ấy, Chân Lạp lại đem quân, hoặc đơn phương, hoặc liên kết với Chiêm Thành đánh phá đến 9 lần châu Nghệ An, vùng biên viễn của Đại Việt. (Nguyễn Tiến Dũng. Về quan hệ của Đại Việt và Chân Lạp – Nghiên cứu lịch sử số 11 (2010), tr.39).

Trong thời chiến tranh giữa Miền Nam với Cộng Sản Miền Bắc (1960-1975), Cao Miên đã cho Cộng sản thiết lập căn cứ trên đất Miên, sử dụng hải cảng Sihanoukville và các phi trường để chuyển vận người và tiếp tế hậu cần cho đoàn quân xâm lược (với điều kiện “tặng” cho Miên 1 lô hàng trong số 10 lô).

Sở dĩ Cao Miên khiêu khích và hiếu chiến với Việt Nam như vậy vì Cao Miên mang nặng tâm thức là Việt Nam đã chiếm đất Thủy Chân Lạp để thành lập đất Nam Kỳ. Giới lãnh đạo Cao Miên, từ hoàng tộc đến giới trí thức theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan luôn dùng mọi mưu chước để khích động lòng căm thù của người dân Miên dùng bạo lực để đánh phá Việt Nam, giết hại kiều dân Việt Nam trên đất Miên và gần đây nhóm Khmer Krom đòi Việt Nam phải trả lại lãnh thổ Nam Kỳ, vu cáo Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế.

Bài viết căn cứ vào các sử liệu và luận cứ về công pháp quốc tế cũng như các thỏa ước biên giới đã ký kết để chứng minh là người Việt không hề đánh chiếm Cao Miên, và sự hình thành đất Nam Kỳ là do sự cộng cư của những thổ dân bản địa, những người dân Việt miền Thuận Quảng xuôi Nam trên con đường Nam Tiến, và những người Minh Hương, tất cả đã cùng đồng lao cộng khổ đến khai phá một vùng đất hoang vu vô chủĐọc tiếp

Vương quốc Phù Nam

© Dang Anh Tuan

Nguồn: © Nguồn: © https://www.vietnammonpaysnatal.fr

funamPhù Nam – Óc Eo. © Ảnh vietnammonpaysnatal.fr

Cho đến đầu buổi bình minh của thế kỷ 20, mới có sự  thông báo về vương quốc Hindu cổ này trong vài văn bản chữ Hán. Vương quốc cổ nầy được đề cập lần đầu tiên vào thời Tam Quốc (220-265) qua một văn bản  chữ Hán vào lúc có sự thiết lập quan hệ ngoại giao của nhà Đông Ngô  với các nước ngoại bang. Trong báo cáo này, người ta có biên chép rằng thống đốc của hai tỉnh Quãng Đông và Bắc Kỳ tên là Lu-Tai có cử các đại diện (congshi) đến các vùng ở phía nam của nước ông. Các vua ở các vùng nầy trong đó có nước Phù Nam, Lâm Ấp và Tang Ming (một quốc gia được xác định ở phía bắc của Chân Lạp vào thời nhà Đường), cũng có từng gửi một sứ giã đến cống vật cho Lu Tai. Sau đó, nước Phù Nam cũng được nhắc đến trong các biên sử từ nhà Tấn cho đến nhà Đường. Tên Phù Nam đây là phiên âm của từ cổ bhnam (núi) của người Khờ Me trong chữ Hán.

Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra sự dè dặt và nỗi e ngại của một số chuyên gia về việc giải thích từ “Phù Nam” với  từ “núi”. Họ nhận thấy từ Phù Nam theo nghĩa “gò” nó  đúng hơn trong sự biện minh bởi vì với thời gian gần  đây, trong các cuộc nghiên cứu dân tộc học (Martin 1991; Porée-Maspero 1962-69) người Khờ Me thường có thói quen thực hành các nghi lễ xung quanh các gò nhân tạo. Người Hoa không biết phong tục này nên họ ám chỉ đến cách thức thực hành này để chỉ định vương quốc này. Nhờ các cuộc khai quật khảo cổ bắt đầu vào năm 1944 tại Óc Eo thuộc tỉnh An Giang ở miền nam Việt Nam hiện nay dưới sự hướng dẫn của ông Louis Malleret  thì không còn sự nghi ngờ  nào nữa về sự tồn tại và thịnh vượng của vương quốc Ấn Độ hóa này. Những kết quả thu thập từ các cuộc khai quật này đã được ghi chép trong luận án tiến sĩ của ông, sau đó còn được công bố  trong một cuốn sách có tựa đề là “Khảo cổ học của đồng bằng sông Cửu Long”Đọc tiếp


Leave a comment