Nov 20, 2020

✵ ✵ ✵ ✵ ✵ ✵

November 20, 2020:

Nhạc Sĩ Lê Dinh
Dủ Học Dủ Ngu!
Trạm Cuối Cuộc Đời
Chiếc Khăn Mu-Soa
Người Tù Binh.

Tưởng Nhớ Nhạc sĩ Lê Dinh

Phan Anh Dũng biên soạn

Montreal: Theo những tin tức vừa loan báo nhạc sĩ Lê Dinh vừa qua đời hôm 9 tháng 11 tại thành phố Montreal, hưởng thọ 86 tuổi.

cao-pho-tang-le-ns-le-dinh

Cáo Phó của gia đình Lê Dinh. © cothom

Buổi sáng êm dịu của tháng tư, còn dính lại chút sương mù trên ngọn Eiffel, tôi đã ngắm ngọn tháp bằng cái nhìn của người ngoại quốc du ngoạn, cộng với cái nhìn tươi xanh chênh vênh hiện ra nhiều vẻ đẹp của buổi sớm mai. Cảm giác buổi sớm mai, đầu óc trống trơn tôi như con bướm chập chờn lởn vởn, từ đoá hoa này sang đoá hoa khác, chẳng có một giới hạn nào để dừng lại nơi đâu. Các nét đều linh động trong khoảng mù mờ, như bức tranh tràn ra khỏi khung, làm cho đôi mắt ướt át tôi rất gợi cảm lẳng lơ. Ðắm đuối lắm! Ðắm đuối trong ảo tưởng, để liếc mắt đưa tình với chính mình, lúc nào trong lòng cũng gìn giữ sự réo rắt trong sáng của thiên nhiên, đang hiện lên tất cả những nét đẹp trước mắt.

Buổi sáng qua đi, buổi chiều hiện đến, quầng lượn trước mắt ánh đèn đêm, với bầu không khí ồn ào. Bên bờ sông Seine vẫn gió, tất cả thành nhạt nhòa sau lưng. Trên những bức tượng đồng, đầy đủ những dáng vẻ độc đáo, nó tự nhiên như ngang tàng, phóng túng trong cái duyên của Tây phương, qua nét điêu khắc độc đáo, với những vẻ đẹp hiện đại, do bàn tay người nghệ sĩ điêu khắc nào đó, đã đóng góp nơi đây, một chất lượng văn học nghệ thuật vô giá. Nghệ thuật là do tài năng sáng tạo của các cá nhân, cũng như thơ, nhạc là muôn đời, nó sống bằng giá trị của nó mà chẳng cần nương tựa vào cái gì cả. Cảnh vật nơi này bao nhiêu năm vẫn thế, làm choáng ngợp nhiều người. Bờ sông Seine vẫn lộng gió, phát ra những âm thanh như kim ngân, khẽ gõ vào những lâu đài lam sậm, của niềm tự hào cả dân tộc ở thế kỷ này.

Cư ngụ tại Paris, thỉnh thoảng tôi có người quen đến từ phương xa, là y như khuấy lên trong tâm hồn tôi, cái vùng tĩnh lặng hiu hiu ấy, thành một sân khấu sôi động, bừng lên những màu sắc rực rỡ. Và, người mà tôi gặp hôm nay là nhạc sĩ Lê Dinh, trên một sân khấu đại nhạc hội ca vũ nhạc tại Paris, trong một ngày cuối tuần năm 2003 vừa qua, (do Trung tâm Thúy Nga thực hiện trực tiếp thu hình). Ðây là lần thứ hai tôi vào lại sân khấu này, với ý định gặp người nhạc sĩ mà tôi có nhiều cảm mến, về dòng nhạc mộc mạc, đơn sơ, dễ dàng hòa tâm hồn mình vào những âm điệu chứa chan tình cảm, rất gần gũi với tôi, một thời dĩ vãng xa xưa… Đọc tiếp @ petruskyaus.net

Sáng tác:

Cuộc đời sáng tác của Lê Dinh trong 47 năm gắn bó với âm nhạc được chia ra làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: 1956-1966: Trong thời gian này, Lê Dinh có những sáng tác như:

– Ngày ấy quen nhau (1959)
– Thương đời hoa (1960)
– Hôm nào anh đi (1960)
– Có nhớ không anh (1960)
– Tấm ảnh ngày xưa (1961)
– Cánh thiệp hồng (1961)
– Ga chiều (1962)
– Xác pháo nhà ai (1964)
– Chiều lên bản Thượng (1964)
– Tình yêu trả lại trăng sao (1964)
– Thương về xứ Thượng (1965)
– Ngang trái (1965)…

Trong giai đoạn này, có những sáng tác chung với Minh Kỳ: Ðường chiều sơn cước – Tiếng hát Mường Luông – Người em xứ Thượng – Ðường về khuya – Tôi đã gặp – Hạnh phúc đầu Xuân – Cánh thiệp đầu Xuân – Một chuyến xe hoa – Mưa trên phố Huế…

Giai đoạn 2: 1966-1975: Thành lập nhóm Lê Minh Bằng (Lê Dinh – Minh Kỳ – Anh Bằng).

-1966: Ðêm nguyện cầu (sáng tác đầu tiên của nhóm).
Nhóm Lê Minh Bằng còn có những tên nữa như: Mạc Phong Linh, Mai Thiết Linh (Truyện tình Lan và Ðiệp 1, 2 & 3) Mai Bích Dung (Linh hồn tượng đá, Cho người tình nhỏ), Dạ Ly Vũ (Hồi tưởng), Dạ Cầm (Tình đời, Trở về cát bụi, Ðêm vũ trường, Kiếp cầm ca) và rất nhiều tên khác nữa như: Vũ Chương, Phương Trà, Tây Phố, Tôn Nữ Thụy Khương, Trúc ly, Huy Cường, Mặc Vũ v.v…)
(Ngưng sáng tác 1975-1978).

Giai đoạn 3: Từ năm 1979:
Có những bài: Bài hát của người điên – Nắng bên này sông – Thương về Gò Công – Sao anh không nhớ Gò Công – Dòng kỷ niệm – Chữ tình – Huế buồn – Chỉ là phù du (2003).

© Bich Xuân | Phan Anh Dũng Biên Soạn

Nguồn: cothommagazine


Các bài viết liên hệ:

Nhạc Sĩ Lê Dinh:

Lê Dinh (sinh 1934) tên thật là Lê Văn Dinh, sinh tại làng Vinh Hựu, tỉnh Gò Công (nay là tỉnh Tiền Giang). 

Ông là nhạc sĩ hoạt động từ giữa thập kỉ 1950 tại miền Nam Việt Nam và tiếp tục sau này tại hải ngoại. Ông từng là một trong 3 thành viên của nhóm Lê Minh Bằng.

1948-1953: Học trung học tại Collège Le Myre de Vilers (Mỹ Tho), học hàm thụ lớp hòa âm và sáng tác của École Universelle de Paris.

1953-1955: Học trường Cao đẳng Vô Tuyến Ðiện Saigon (École Supérieure de Radioélectricité de Saigon).

1955-1957: Dạy học (Pháp văn và âm nhạc) ở Gò Công và ở Chợ Lớn.

1957-1975: Làm việc tại Ðài Phát thanh Saigon, chức vụ: Chủ sự Phòng Sản Xuất rồi Chủ sự Phòng Ðiều Hợp.

Tháng 8, 1978: Vượt biên đến Đài Loan.

Tháng 10, 1978: Ðịnh cư ở Montréal, Canada cho đến nay.

1979-1999: Làm việc cho hãng tàu chở hàng quốc tế Federal Navigation (FEDNAV) tại Montréal (hãng tàu đã cứu vớt 40 người trên chiếc ghe tỵ nạn – trong đó có gia đình Lê Dinh – trên biển Đông năm 1978).

Từ 1994: chủ trương tờ báo Nguyệt san Nghệ Thuật.

Tác giả “Cánh thiệp hồng” – nhạc sĩ Lê Dinh qua đời tại Canada @ kienthuc.net

Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1956, được biết đến và nổi tiếng với những nhạc phẩm: Tình yêu trả lại trăng sao, Chiều lên bản Thượng, Cánh thiệp hồng, Ngang trái, Xác pháo nhà ai, Thương một đời hoa… và Cánh thiệp đầu xuân, Hạnh phúc đầu xuân, Tuổi học trò (viết cùng nhạc sĩ Minh Kỳ), Cánh buồm chuyển bến (cùng Hoài Linh), Mùa thu lá bay 2, Nếu hai đứa mình (với Anh Bằng)…

Nhạc sĩ Lê Dinh qua đời hưởng thọ 86 tuổi @ dutule.com

Nhạc sĩ Lê Dinh của ‘Tình yêu trả lại trăng sao’ qua đời ở tuổi 86 @ baoquangninh.com.vn
Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1956, được biết đến và nổi tiếng với những nhạc phẩm: Tình yêu trả lại trăng sao, Chiều lên bản Thượng, Cánh thiệp hồng, Ngang trái, Xác pháo nhà ai, Thương một đời hoa… và Cánh thiệp đầu xuân, Hạnh phúc đầu xuân, Tuổi học trò (viết cùng nhạc sĩ Minh Kỳ), Cánh buồm chuyển bến (cùng Hoài Linh), Mùa thu lá bay 2, Nếu hai đứa mình (với Anh Bằng)…

Giã Biệt Nhạc Sĩ Lê Dinh – Thương Về Xứ Thượng @ vietbao.com

“Dủ Học Dủ Ngu”…

© Nguyễn Đức Lập

Nguồn: hoinvtncs-mg.de | Apr 15, 2019

… Té ra, giấy ở đây là giấy quyến để vấn thuốc, và ăn giấy là như vậy đó, chớ giấy không lẽ bỏ vô miệng mà ăn được. Và, có nghe bà Ba Thời giải thích như vậy, tôi mới hiểu được tại sao cái kẻ “ăn giấy bỏ bìa” lại “khi thương, thương vội, khi lìa, lìa xa”…

Nghe cái câu “Dủ học dủ ngu”, càng học càng ngu, dễ mấy ai tin được. Càng học thì phải càng khôn ra, cũng như gừng, quế, “dũ lão dũ tân”, càng già càng cay, mới phải cho chớ.

Hồi nhỏ, tôi học chữ Nho với thân phụ. Cha thì dạy nghiêm túc, nhưng thằng con thì học lơ là, lại thêm cái tánh rắn mắt, cắc cớ đã quen. Nên nhiều khi nó cố tình cắt nghĩa những câu chữ Nho học được theo ý của nó để cười chơi.

Học tới câu “Dủ học dủ ngu”, tôi đã dám ngồi xếp bằng chễm chệ, đã nói là cái tánh rắn mắc cắc cớ đã quen mà, cắt nghĩa cho thằng em tôi như vầy:

“Dủ học dủ ngu”, là “càng học càng ngu”, thành ra, trò học ít thì trò ngu ít, trò học nhiều thì trò ngu nhiều, mà trò không học thì trò không ngu.

Thằng em gật đầu khoái trá, ai dè được mà cha tôi đứng ở sau lưng. Tôi bị 5 roi quắn đít và học 1 bài học nhớ đời: “chữ nghĩa thánh hiền không thể đem ra mà đùa giỡn được…Đọc tiếp

(*) Nhà văn Nguyễn Đức Lập, tự là Chánh Phương, sáng tác dưới các bút hiệu Nguyễn Đức Lập, Chánh Phương, Hương Giáo, Ngô Phụng Anh, tên rừng Hướng Đạo là Sóc Vui Vẻ.

Ông sinh ngày 21 Tháng Chín, 1945, tại Tư Nghĩa, Quảng Ngãi. Con của nhà thơ-nhà báo Hồng Tiêu – Nguyễn Đức Huy (1902-1985) và nhà văn Bà Tùng Long – Lê Thị Bạch Vân (1915-2006), tác giả nổi tiếng tại miền Nam trước 1975. Ông có chín anh chị em.

Ông là cựu học sinh trung học Pétrus Ký, cựu sinh viên luật khoa Đại Học Đường Sài Gòn, nguyên luật sư Tòa Thượng Thẩm, Sài Gòn. Sau 30 Tháng Tư, 1975, ông về làm rẫy ở ấp Phước Lập, xã Phú Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Đến Tháng Tám, 1980, vượt biên và ở trại tị nạn Palawan, sau đó đến trại chuyển tiếp Bataan, Philippines. Định cư tại Hoa Kỳ năm 1983.

Trạm Cuối Cuộc Đời

© Chú Chín Cali

Nguồn: Người Phương Nam Blogspot | Dec 17, 2017

illustration-image

Ảnh minh họa. © lumenlearning

Sống ở Mỹ khá lâu nên tôi ít nhiều cũng bị ảnh hưởng tư tưởng của người Mỹ nên không có ý định nhờ vả con cái khi tuổi về chiều. Một ngày nào đó khi thấy mình không còn khả năng để tự lo cho mình được nữa tôi sẽ vào sống trong các “Boarding care” để có người chăm sóc, nếu tệ hơn sẽ được hưởng những phúc lợi dành cho người cao niên và được bảo vệ bởi hệ thống an ninh xã hội Mỹ. Ở Mỹ có “Nursing Home” được trang bị đầy đủ phương tiện, kỹ thuật và nhân sự chuyên môn để chăm sóc những người không còn khả năng tự lo cho mình, có Hospice Service chăm sóc vật chất lẫn tinh thần cho các bịnh nhân không thể sống hơn sáu tháng, giúp họ ra đi trong yên bình và giúp gia đình họ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Nhưng tư tưởng lạc quan nầy đã hoàn toàn thay đổi từ khi tôi thật sự đối diện với tử thần và nếm mùi bịnh viện sau khi trải qua một cơn bạo bịnh phải nhập viện trong 10 ngày. Tuy đã được thoát chết, vết thương mổ xẻ đã lành, nhưng những đau đớn về thể xác và vết thương tâm thần mà bịnh viện để lại vẫn còn hằn sâu trong ký ức không bao giờ lành. Từ đấy tôi bắt đầu thấy sợ bịnh viện, sợ luôn cả nursing home vì đây chẳng qua chỉ là một hình thức khác của bịnh viện, bịnh viện của người già… Đọc tiếp

A board and care home is a licensed 24-hour care property. Often within someone’s personal home, these senior living homes offer room, board, 24-hour staffing, care services and assistance with things such as bathing, dressing, medication management other forms of personal care.

A nursing home (aged care home) is a place that provides residential accommodation and health care for elderly people who can no longer live at home. Nursing homes are also known as aged care homes or residential aged care facilities.

There are many nursing homes catering to different needs and interests. They can be run by private companies, church groups, charitable organisations or communities.

Hospice Care: Care designed to give supportive care to people in the final phase of a terminal illness and focus on comfort and quality of life, rather than cure.

Chiếc Khăn Mu-Soa

© Tiểu Tử

© Nguồn: sites.google.com | Sep 16, 2012

Khăn-Mu-soa

Ảnh minh họa. © shopee.vn

Hôm đó, tôi nhận được một CD gởi từ Bruxelles (nước Bỉ) trên CD thấy đề: “À Monsieur Tiêu Tu”. Chữ viết bằng bút feutre rõ nét, nói lên người viết có trình độ. Tuy viết “Tiểu Tử” không có dấu, người gởi viết tên của mình lại có dấu đầy đủ: “Exp: Nguyễn Thị Sương!” Vừa ngạc nhiên vừa thích thú, tôi vội vã đặt dĩa vào máy, nghe. Đó là giọng một người con gái miền Nam, trong trẻo, phát âm rõ ràng. Những gì cô ta nói đã làm tôi xúc động, có lúc tôi ứa nước mắt! Tôi đã nghe nhiều lần và cố gắng ghi chép lại đây. Dĩ nhiên là tôi đã viết để đọc cho suông sẻ chớ cô gái nói còn nhiều chỗ nghe sượng hay dùng từ chưa chính xác…

…Thưa ông,

Con tên Nguyễn Thị Sương, con của Nguyễn Văn Cương, một trong những nhân vật trong truyện ngắn “Con Rạch Nhỏ Quê Mình” của ông.

Thưa ông. Con sanh ra và lớn lên ở Pháp, biết nói tiếng Việt nhưng không biết đọc và viết tiếng Việt. Vì vậy, con phải dùng cách nầy để liên lạc với ông. Xin ông thông cảm!

Hôm chúa nhựt rồi, chị Loan bà con bạn dì của con ghé nhà nói: “Sương ơi! Người ta nói về ba của Sương ở trong truyện ngắn đăng trên internet cả tuần nay nè! Chị in ra đem qua đây đọc cho em nghe.” Rồi chỉ đọc. Đó là truyện “Con Rạch Nhỏ Quê Mình”.

Thưa ông. Con chưa biết Việt Nam, nhưng những gì ông tả trong truyện làm như con đã thấy qua rồi! Bởi vì hồi con mới lớn ba con thường hay kể chuyện về cái làng Nhơn Hòa và con rạch Cồn Cỏ của ba con, về những người bạn của ba con hồi thời tuổi nhỏ, kể tỉ mỉ đến nỗi con có cảm tưởng như ba con đang cầm tay con dẫn đi coi chỗ nầy chỗ nọ (Nói đến đây, giọng cô gái như nghẹn lại vì xúc động. Ngừng mấy giây rồi mới nói tiếp…) Mà ba cứ kể đi kể lại hoài làm như là những hình ảnh đó nó ám ảnh ba dữ lắm. Sau nầy thì con mới hiểu khi ba con nói: “Hồi đó, ba đi Pháp quá sớm, ở cái tuổi chưa biết gì nhiều. Rồi qua đây, chóa mắt ngất ngây với những văn minh tiến bộ của xứ người làm ba quên đi cái làng nhà quê của ba. Điều ân hận lớn nhứt của ba là đã không viết gởi về một chữ để hỏi thăm bạn bè hồi đó. Ba phải về thăm lại Nhơn Hòa Cồn Cỏ, con à! “. Nói đến đó, ba ứa nước mắt nắm bàn tay con dặc dặc: “Mà con cũng phải về với ba nữa! Về để cho ba lên tinh thần! Về để thấy ba biết xin lỗi mọi người! Về để thấy ba biết nhìn lại cái quê hương của ba cho dầu nó có quê mùa xấu xí bao nhiêu đi nữa! Về để thấy ba chưa đến nỗi là thằng mất gốc!”. (Đến đây, không còn nghe gì nữa!) Xin lỗi ông! Con đã ngừng thâu để con khóc (Rồi giọng cô lạc đi) Con thương ba con! (Ngừng một lúc)

Thưa ông. Ba má con đều là giáo sư toán, dạy ở lycée. Má con mất hồi con mười tuổi. Bây giờ con làm chủ một tiệm sách ở Bruxelles, ba con dạy ở cách nhà không xa lắm. Một hôm, ba nói: “Ba được một thằng bạn học hồi ở đại học, người Phi Châu, mời qua xứ nó giúp tổ chức lại hệ trung học. Ba đã OK.” Rồi ba đưa cho con một phong bì loại A4, nói: “Con ráng tìm cách về Nhơn Hòa Cồn Cỏ, trao cái nầy cho cô Hai Huê nói ba không quên ai hết!”. Con nhìn thấy trên phong bì ba viết “Mến trả lại Huê, kỷ vật của thời tuổi nhỏ. Cương”. Vậy rồi ba qua Phi Châu làm việc rồi mất ở bển trong mấy trận nội chiến (Chắc ngừng thâu ở đây nên không nghe gì nữa).

Thưa ông. Nhờ nghe đọc “Con Rạch Nhỏ Quê Mình” mà con biết được mối tình một chiều của cô Hai Huê, biết được cái khăn mu-soa mà cô Hai đã thêu tặng ba con thuở thiếu thời. Cái khăn đó, bây giờ thì con biết nó đang nằm trong phong bì A4 mà con đang giữ để trả lại cô Hai. Và bây giờ thì con thấy thương cô Hai vô cùng và cũng thấy tội nghiệp ba con vô cùng (Chỗ nầy giọng cô gái lệch đi, ngừng một chút mới nói tiếp) Con nhờ ông giới thiệu con cho bác Sáu Lân, người đã kể chuyện để ông viết về Nhơn Hòa Cồn Cỏ. Con sẽ xin bác Sáu đưa con về đó để con làm theo lời dặn của ba con… Đọc tiếp

Người tù binh hồi chánh bên bờ sông Ba

© Phạm Tín An Ninh

Nguồn: © hung-viet.org

song-baBa River flows through the city of Tuy Hòa, Phú Yên. © Wiki

Tôi gặp lại anh trong một dịp rất tình cờ. Mùa hè năm 2008, vợ chồng tôi cùng mấy người bạn trên đường từ thác Niagra trở lại New York bằng chiếc mini-van, ghé lại thành phố Buffalo để tìm mua một hộp thuốc nhỏ mắt. Đến quày Pharmacy trong một cửa hàng Target, tôi may mắn gặp một dược tá người Việt. Nếu không nhìn kỹ cái bản tên trên nắp túi áo, và với cái tên khá đặc biệt, chắc chắn tôi không thể nào nhận ra anh, người tù binh, đã bị Đại Đội Trinh Sát của đơn vị tôi bắt trong một cuộc hành quân thám sát bên bờ sông Ba, nằm trong địa phận quận An Túc (An Khê) vào giữa tháng 2 năm 1972.

Đúng vào sáng ngày 30 Tết Nhâm Tý (1972) khi chuẩn bị cho buổi tiệc khao quân tất niên tại bản doanh Sông Mao, Trung Đoàn 44 nhận lệnh phải di chuyển gấp lên An Khê để cùng Thiết Đoàn 3 Kỵ Binh tăng phái, thành lập một chiến đoàn, thay thế vị trí của một Lữ Đoàn thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ vừa rút quân về nước, làm lực lượng trừ bị cho Quân Đoàn. Giai đoạn đầu, Chiến Đoàn phối họp với Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn, hành quân tảo thanh tiêu diệt các lực lượng địch dọc theo hai bên QL-19 và đảm trách giữ an ninh lộ trình 24/24 con đường huyết mạch này từ Bình Khê đến Pleiku, để kịp thời cho các nhu cầu chuyển quân, tiếp tế lên chiến trường Pleiku và Kontum. Thời gian này Sư Đoàn 22BB đang bổ sung quân số quân dụng, chuẩn bị di chuyển lên Tân Cảnh để đối phó với tình hình đột biến. Một lực lượng lớn Cộng quân từ miền Bắc và Lào ào ạt xâm nhập qua biên giới, tăng cường cho Mặt Trận B-3 của Tướng CS Hoàng Minh Thảo, trong ý đồ đánh chiếm Tây Nguyên… Đọc tiếp

Back to Top



Leave a comment