Apr24-w3

Các bài viết sưu tầm: Apr 19, 2024
Tuổi Già!
Bóng hình năm cũ.
Công nghệ EU tụt hậu so với Mỹ!

Một Quan Niệm Về Tuổi Già

Ở tuổi hiện tại, chúng ta đừng nghĩ đến đồng tiền, đừng nghĩ đến giàu hay nghèo nữa và… Tứ khoái của tuổi già là: Ăn, ngủ, thể dục và du lịch.

Đọc 2 câu trên thì phải cười 3 tiếng rồi… lắc đầu 3 cái.

Không nghĩ đến tiền? OK. Nhưng trong cái tứ khoái được liệt kê thì hết 50% là cần tiền: Ăn và Du Lịch. Ăn thì cần tiền còn ít nhưng món du lịch thì đúng là “không tiền, đố mày làm nên” và càng già thì càng nghiệm ra rằng: Tiền không làm nên tất cả nhưng không có tiền thì tất cả đều không nên làm!

Nguồn: Người Phương Nam Blog (25/02/21)

Apr24-5

Bóng hình năm cũ.

© Nguyễn Vĩnh Long.

Nguồn: © Việt Báo (15/02/2024)

pha-my-thuan

Ảnh minh họa. © vietbao.

… Hello darkness, my old friend
I’ve come to talk with you again
Because a vision softly creeping
Left its seeds while I was sleeping
And the vision that was planted in my brain
Still remains
Within the sound of silence
In restless dreams I walked alone…
(1)

Tiếng hát khàn đục, nghẹn ngào của người ca sĩ da đen phát ra từ chiếc loa nhỏ, cũ kỷ tình cờ ở một góc đường thành phố New York. Họ là những ca sĩ đường phố, hát lang thang đây đó để bán những đĩa hát của mình. Đôi mắt nhắm nghiền, những vết nhăn nhún trên khuôn mặt đen sạm nắng bụi thời gian, tiếng hát chừng như đang dỗ dành, kể lể với thân phận của chính mình. Tiếng hát như níu chân trái tim của bạn lại. Tiếng hát như mời mọc tâm hồn bạn với khoảnh khắc một đời người. Vậy mà bao nhiêu người vẫn thản nhiên đi qua, dửng dưng như trong không gian chung quanh không hề có một âm vang vọng lại. Tiếng hát chấm dứt như một tiếng thở dài không dứt. Tôi đã nghe rất nhiều ca sĩ nổi tiếng hát bài nầy, nhưng đây là lần tôi xúc động vô cùng với giọng ca của người ca sĩ đường phố. Tiếng hát đẩy tôi thật xa, thật xa trong vùng tận cùng của ký ức, trong một khung trời của dĩ vãng ngỡ chôn sâu…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Apr24-6

Europe’s tech industry is lagging behind the US

Ngành công nghệ châu Âu đang tụt hậu so với Mỹ!

© Renaud Foucart. (Giảng viên cao cấp về Kinh tế, Trường Quản lý Đại học Lancaster)

Nguồn: © The Conversation (05/03/2024)

eu-flag

Europe’s Flag. © Wiki

Châu Âu đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu, xuất bản và cấp bằng sáng chế cho nhiều ý tưởng. Nhưng nó không thể cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc khi nói đến việc chuyển nỗ lực đổi mới của mình thành các công ty công nghệ lớn trên toàn cầu. Bảy công ty công nghệ lớn nhất của Mỹ, Alphabet (Google), Amazon, Apple, Meta, Microsoft, Nvidia và Tesla, lớn hơn 20 lần so với bảy công ty lớn nhất EU và tạo ra doanh thu cao hơn gấp 10 lần.

Điều đó không có nghĩa là châu Âu không có câu chuyện thành công về công nghệ. Công ty hàng đầu thế giới về phát nhạc trực tuyến là Spotify, một công ty Thụy Điển. Công ty ASML của Hoà Lan sản xuất chip máy tính tiên tiến nhất thế giới và nhà sản xuất dược phẩm Đan Mạch Novo Nordisk đang dẫn đầu thị trường thuốc giảm cân cực kỳ có lợi nhuận…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

EU approves draft law to regulate AI – here’s how it will work

Google loses appeal against €2.4 billion fine: tech giants might now have to re-think their entire business models.

Mar24-w4

Các bài viết sưu tầm: 22/03/2024

nxp-and-obama

Ma Dzê in Việt Nam

Prime Minister Nguyen Xuan Phuc meets with US President Obama. Ảnh: © Thong Nhat/VNA.

Thủ Tướng NX Phúc tiếp TT Obama ở Hà Nội.

Được các cố vấn cảnh báo trước về cái tên của thủ tướng Việt Nam, sau khi bắt tay, Obama lịch sự hỏi Phúc:

– What should I call you?

Phúc cười hề hề, thân mật vỗ vai Obama:

– We friends, I f… U Obama (I Phuc, You Obama).

Obama tái mặt…

Theo Người Phương Nam Blog (24/06/2016)

Mar24-7

Cô Khách Sở Welfare

us-welfare-logo

© Nguyễn Đặng Bắc Ninh.

Nguồn: © Việt Báo online (03/11/2013)

The Social Security Administration, created in 1935, was the first major federal welfare agency and continues to be the most prominent. © WIKI.

Hà xếp đặt lại giấy tờ trên bàn. Vừa trở lại đi làm sau mấy ngày nghỉ với con cháu về thăm, nấu ăn dọn dẹp, chị thấy mệt oải cả người. Tới tháng này mà thời tiết vẫn còn lạnh. Sáng nay có ửng lên chút nắng, nhưng ra khỏi nhà chị vẫn phải co ro trong chiếc áo dạ. Nhớ đến mấy câu thơ của Trần Mộng Tú “Nắng ở đây hiếm hoi như hạnh phúc. Anh có về gọi nắmg đến cho em”. Chị cười một mình. Tội quá. Vùng Tây Bắc này quả có nhiều mưa ít nắng nhưng đâu có hiếm hoi đến vậy. Nhà thơ thật đa cảm khác người.

Ngoài phòng đợi chỉ còn ít người, vì đã quá giờ phỏng vấn. Chắc toàn là khách đến hỏi những việc linh tinh như xin giấy giới thiệu đi Bác Sĩ chứng nhận mất hiệu năng làm việc, mất thẻ trợ cấp… Đọc tiếp TẠI ĐÂY

Mar24.8

Chương trình Người Cày Có Ruộng.

© GS Cao Văn Thân.

Nguồn: © Tạp chí Việt Mỹ (11/05/2020)

tem-tho-nguoi-cay-co-ruong-VNCHNgày 26/03/1970 Kỷ niệm ngày ban hành “Luật người cày có ruộng” © usvietnam uoregon.edu

Những chính sách nông nghiệp dưới thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã biến chuyển vùng nông thôn và góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế miền Nam Việt Nam trong những năm cuối của chiến tranh. Các chính sách này bao gồm cải cách điền địa, phát triển nông nghiệp, rỡ bỏ kiểm soát giá cả, và ổn định thị trường. Kết quả là miền Nam đã xoá bỏ tình trạng tá điền, giảm bất bình đẳng ở nông thôn bằng cách tạo ra một tầng lớp chủ đất nhỏ đông đảo, nhanh chóng mở rộng sản xuất theo hướng tự túc về thực phẩm, ổn định thị trường cung cấp và tiêu thụ thực phẩm.

Đây là một cuộc cách mạng nông thôn thành công diễn ra giữa một cuộc chiến tranh tàn bạo, một cuộc cách mạng chưa được sử gia công nhận một cách đầy đủ. Thay vì đấu tranh giai cấp bằng bạo lực, cuộc cách mạng của chúng tôi được thực hiện dựa trên sự kết hợp giữa các quyền lợi về kinh tế và kỹ thuật canh tác mới để thu hút sự tham gia và đem lại lợi ích cho đa số nông dân miền Nam…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

tem-thu-truoc-1975

Hình ảnh liên quan đến chính sách “Người Cày Có Ruộng” Việt Nam Công Hòa (© vietstamp.net).

Tem thư ‘Người Cày Có Ruộng’

Ý Kiến về “Người Cày Có Ruộng” (Nguyễn Tiến Hưng)

Cải cách điền địa ở VNCH ra sao? (Nguyễn Quang Duy).

Cuộc cách mạng xanh P2: 1968 – 1975 (GS. Cao Văn Thân).

Feb24-w1

Các bài viết sưu tầm: Feb 02, 2024

Lao Động thay đổi mức giảm thuế giai đoạn 3 (7/2024)

(The new stage 3 tax cut 7/2024)

taxaton24-chart

Ghi chú: Lợi tức từ $160,000 trở lên (≥$200,000), mức cắt giảm thuế giai đoạn 3 sẽ giảm dần cho đến khi còn 1/2 so với qui định ban đầu.

Đây là giai đoạn ba trong một loạt các thay đổi về thuế do chính phủ Liên minh đưa ra vào năm 2018 và 2019 (sẽ có hiệu lực vào ngày 01/07/24). Chính phủ Lao động đề xuất thay đổi khi cho rằng nên trợ giúp thêm cho các gia đình có lợi tức thấp và trung bình trong điều kiện vật giá leo thang hiện nay! Tuy nhiên đề xuất này cần phải được Quốc Hội thông qua.

Nguồn: © GOV.AU (25/01/2024)

In an interview with Sky News, Albanese noted that the opposition leader, Peter Dutton, “wouldn’t rule out him voting for it” – a further sign of the Liberals backtracking from earlier suggestions they would oppose and could attempt to repeal the cuts (‘sẽ không loại trừ khả năng ông bỏ phiếu ủng hộ’ – một dấu hiệu nữa cho thấy Đảng Tự do rút lại những đề xuất trước đó mà họ sẽ phản đối và có thể cố gắng bãi bỏ việc cắt giảm).

Feb24-1

Nhốt gió.

Nhốt gió: tác phẩm đầu tay của Bình-nguyên Lộc, do nhà Thời Thế in xong ngày 28/05/1950 (Sơn Nam).

© Bình-nguyên Lộc.

Nguồn: © Trích từ tuyển tập Nhốt gió (BNL 1950)

bia-sach-nhot-gio

Bìa sách Nhốt gió. © Ảnh YouTube.

Nhốt Gió.‎‎ Nhốt gió là gì? Làm sao mà nhốt được gió? “Cả bàn ăn đều kinh ngạc” Truyện bắt đầu bằng một câu ngắn như vậy.

Tạo là một kiến trúc sư nghèo. Mặc dầu vậy, trong những giờ rảnh chàng cũng vẽ cho chàng một kiểu nhà. Biết đâu ngày kia chàng sẽcó nhiều tiền!

Nhưng một kiểu nhà vừa vẽ xong thì chàng thấy hết thích ngay, tìm tòi một hình dáng khác, những màu sắc khác, thích hợp với lòng chàng lúc bấy giờ. Óc thẩm mỹ chàng biến chuyển vùn vụt, chàng nghe muốn chóng mặt. Tạo nghe nơi trí và lòng chàng bao thời đại nghệ thuật đi qua trên đó. Lòng chàng đau khổ vì không định cư một nơi nào hết mặc dầu chàng rất muốn yên thân với một hình thức, một màu sắc nào đó…

– Mẹ, sập hoài!

Tạo giựt mình, dòm xuống cỏ. Trên khoảng đất hẹp giữa xóm nhà lá và dãy phố chàng ở, một đứa bé chừng năm tuổi đương ngồi chơi gì trên cỏ. Đứa bé ở trần, đưa lưng đen thui lại phía chàng. Nó mặc một cái quần dài đen. Chàng bước sấn lại thì thấy nó đương loay hoay với những cành cây nhỏ và ngắn. Nó cắm trên cát bốn cành cây đầu trên có nạng, rồi gác ngang lên nạng những cành khác. Thì ra nó chơi cất nhà. Khi nó vừa phủ lên cái giàn đó một tấm lá chuối để làm nóc nhà thì gió ở đâu thổi đến. Nóc nhà của nó bay lên, bốn cây cột đều ngã. Thằng nhỏ gương mặt dễ thương này tức giận chưởi thề nữa, nhưng không nản chí, bắt đầu xây dựng lại.

Gió lại thổi lên phá hoại công trình của nó. Lần này nó nắm chặt hai tay bặm môi như muốn đánh ai. Đoạn nghĩ ra điều gì, nó cởi tuột quần ra, mò dưới cỏ tìm gặp hai sợi dây chuối, nó cột túm hai ống quần lại. Nó phành lưng quần đưa ra trước gió như người lớn phành bao bố hứng gạo và nói, “Nhốt mày lại coi mày còn phá nữa hết.” Gió chun vào thổi phồng quần lên. Hai ống quần bọc no nứt gió, bay nằm ngang trên không trung như hai khúc dồi. Nó vừa muốn túm lưng quần lại để gói gió trong ấy, thì chợt nhận ra rằng ở đâu cũng có gió hết, gió chạy trên người nó để trôi ra phía sau, gió thổi cát bay, gió lay tầu chuối.

Tạo thích quá, nhìn mê cử chỉ dại dột, ngây thơ mà hay hay của đứa bé. Ðứa bé đang lính quính vì gió nhiều quá không biết đâu mà hốt cho hết. Một tay nó thả lưng quần, cào gió lại, chơn nó đá như muốn đuổi gió đi… Đọc tiếp

(Lưu ý: Không cần Log-In với Dropbox. Tắt pop-up window (Log-in) để tiếp tục đọc hay tãi sách về máy PC. NnQ)

Feb24.2

Đạo luật CHIPS có tốt cho Hoa Kỳ không?

The CHIPS Act of 2022…

Nguồn: © The Markup (29/10/2022)

illustration-img

Ảnh minh họa. © vietfactcheck.org

Vào mùa hè, Quốc hội đã thông qua Đạo luật CHIPS, được Tổng thống Joe Biden ký thành luật. Dưới đây là cách Đạo luật CHIPS sẽ củng cố ngành sản xuất của Mỹ và đình trệ tiến triển của Trung Quốc trong ngành sản xuất điện thoại di động.

Mặc dù ai cũng biết Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động, nhưng ít ai biết rằng các bộ phận quan trọng nhất của những chiếc điện thoại này, các vi mạch, đều được nhập khẩu và nằm ngoài khả năng sản xuất của các kỹ nghệ gia Trung Quốc. Những vi mạch này, còn được biết đến như là chất bán dẫn, hầu như được sản xuất hoàn toàn ở Đài Loan và Hàn Quốc, sử dụng những kỹ thuật không được cung cấp cho Trung Quốc bởi sự can thiệp của Hoa Kỳ. Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đầu tư hàng tỷ đô la vào các công ty kỹ thuật Trung Quốc, phải mất nhiều năm nữa mới có đủ phương cách để chế tạo các vi mạch cần thiết cho điện thoại di động. Chính phủ Trung Quốc đã mở các cuộc điều tra và thăm dò chống tham nhũng để tìm hiểu tại sao đã không đạt được đủ tiến bộ mặc dù đã đầu tư cả 100 tỷ Mỹ kim…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

(*) FAB. là nhà máy chịu trách nhiệm chế tạo các thiết bị bán dẫn (thường là mạch tích hợp). Do chi phí và sự phức tạp liên quan đến việc xây dựng và vận hành một nhà máy chế tạo, hầu hết các công ty bán dẫn đều áp dụng mô hình fabless… Nguồn: © computerhope

(*) The CHIPS Act of 2022. Đạo luật CHIPS năm 2022 sẽ cung cấp các khoản phân bổ cần thiết để thực hiện các chương trình hiện được ủy quyền từ Đạo luật CHIPS for America của lưỡng đảng. Để đảm bảo Mục tiêu của Quốc hội là thúc đẩy khả năng cạnh tranh trong nước, Đạo luật cũng bao gồm các biện pháp bảo vệ để đảm bảo rằng những người nhận quỹ Liên bang từ các chương trình này không thể xây dựng cơ sở sản xuất chất bán dẫn tiên tiến cơ sở ở các quốc gia có mối lo ngại về an ninh quốc gia… Nguồn: © Quốc hội Hoa Kỳ

CHIPS and Science Act Will Lower Costs, Create Jobs, Strengthen Supply Chains, and Counter China. Nguồn: © The Whitehouse (09/08/22)

June-2023_w5

★ ✵✵✵ ★

Các bài viết sưu tầm: June 30, 2023

1

Đất Thủ Thiêm.

(P1) Giấc Ngủ Ba Trăm Năm.

© Võ Đắc Danh.

Nguồn: © Bauxite Vietnam (08/2020)

thu-thiem

Saigon & Thủ Thiêm (1898).. © wiki.

Hôm nay thấy cộng đồng mạng, đặc biệt là những bạn đồng nghiệp bày tỏ sự bất bình đối với hình thức kỷ luật những cán bộ liên quan đến tội ác thủ thiêm, đặc biệt là hình thức “phê bình ” ông Tất Thành Cang, lão nông xin đăng lại bút ký Đất Thủ Thiêm để góp phần làm rõ sự tương phản giữa nỗi đau hàng chục năm của bà con nơi đây và hình thức xử lý những kẻ đã làm nên tội ác. Có thể nói, đây là một bút ký dài nhất, được thực hiện kỳ công nhất trong cuộc đời cầm bút của lão nông, và không ít lần phải rơi nước mắt trên bàn phím (Võ Đắc Danh).

Kỳ I: Giấc Ngủ Ba Trăm Năm.

Tôi đã bỏ ra một thời gian khá lâu để sưu tầm tài liệu liên quan đến lịch sử vùng đất Thủ Thiêm, nhưng hầu như không tìm thấy tư liệu nào để có thể gọi là “bề dày lịch sử” của vùng đất này ngoài một vài trận chiến thời kỳ nhà Nguyễn cùng với những cuộc di dân cũng từa tựa như những cuộc di dân trên vùng đất phương Nam.

Song, điều đáng ngạc nhiên mà chưa thấy nhà nghiên cứu nào lý giải rằng vì sao chỉ cách trung tâm Sài Gòn có vài ba trăm mét bởi một con sông mà Sài Gòn – ngay từ khi chiếm được Nam Kỳ, người Pháp đã muốn biến Sài Gòn thành Hòn Ngọc Viễn Đông để cạnh tranh với các nước thuộc địa của Anh trong khu vực.

Những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế ký 20, dọc theo bờ sông Sài Gòn, cùng với thương cảng Bến Nghé, Bạch Đằng, hàng loạt công trình nguy nga đã được mọc lên trên đường Catinat (Đồng Khởi), Kênh Lớn (Nguyễn Huệ), Kênh Xáng (Hàm Nghi…) rồi đến nhà thờ Đức Bà, nhà hát Lớn, chợ Bến Thành… Sài Gòn đã trở thành thủ phủ của Đông Dương. Nhưng bên kia sông, cách Sài Gòm chỉ vài ba trăm mét, Thủ Thiêm như một vùng đất bị lãng quên…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Võ Đắc Danh.

Võ Đắc Danh là một nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch và là nhà đạo diễn phim tài liệu Việt Nam. Lĩnh vực ông tạo nên tên tuổi là các thể loại bút ký về cuộc sống của người dân Nam bộ, ông được biệt danh là người nông dân cầm bút vì các đề tài viết về cuộc sống của người nông dân hiện nay tại Đồng bằng sông Cửu Long (wiki)

Ghi chú:

(1) “Bắp non mà nướng lửa lò, đố ai ve được con đò Thủ Thiêm” (Võ Kỳ Điền)

(2) Bến Đò Ngang Cây Bàng, Thủ Thiêm (06/2022)

(3) Hồi ký Nguyễn Tấn Đời (vietnamvanhien.net – (Viewed 08/06/2023)

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Dự án Thủ Thiêm trước 1975 (Trang Nguyên).

    ❖ Thủ Thiêm cách đây gần 70 năm về trước (Góc Xưa Net 04/01/22).

    ❖ Thủ Thiêm: Nửa thế kỷ long đong quy hoạch (Tạp chí Kiến trúc – 18/12/17).

    ❖ Quy hoạch Sài Gòn trước 1975 dưới ảnh hưởng của Hoa Kỳ (Đô Thị Việt Nam, 20/03/2012).

    ❖ Việt Kiều, Việt Kẹt…

    ❖ Sau 42 năm.‎‎

   ❖ Đời cố nông.

    ❖ Nỗi Niềm U Minh Hạ.

Thân mời bà con xóm nhà lá đọc Bút ký “Đất Thủ Thiêm” của Võ Đắc Danh dưới đây. Thân (NnQ).

    – Đất Thủ Thiêm (Kỳ II)

    – Đất Thủ Thiêm (Kỳ III)

    – Đất Thủ Thiêm (Kỳ IV)

    – Đất Thủ Thiêm (Kỳ V)

    – Đất Thủ Thiêm (Kỳ VI)

    – Đất Thủ Thiêm (Kỳ VII)

2

Mưa Sài Gòn…

© TS Mai Thanh Triết | (2018)

Nguồn: © Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký Úc Châu

mua-saigonẢnh minh hoa, (petruskyaus)

Tháng sáu trời mưa. Trời mưa tháng sáu! Bài hát xưa vẫn còn văng vẳng đâu đây…

Mùa mưa Sài Gòn hàng năm thường bắt đầu từ tháng năm. Mưa có làm dịu mát cơn nóng của mấy tháng trước đó, nhưng mưa lại làm cho sinh hoạt và cuộc sống của người dân ở nhiều vùng bị đảo lộn.

1. Ta cám ơn trời mưa hay trách cứ trời mưa?

Tất cả câu trả lời tùy thuộc vào tâm cảnh và suy nghĩ của từng lớp người nhìn từ nhiều góc độ khác nhau:

– Đối với những cặp tình nhân ở lứa tuổi đôi mươi, mưa sẽ là một dung môi, là phân bón làm cho cây tình yêu mau đâm chồi nảy lộc;

– Đối với người nông dân, mưa báo hiệu cho một vụ mùa sắp đến và nguồn thu hoạch trong vụ mùa tùy thuộc vào lượng nước và sự điều hòa của mùa mưa…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

TS Mai Thanh Triết, cựu học sinh Petrus Trương Vĩnh Ký niên khóa 1953-60. Tiến sĩ Hóa Học Đại học Besancon, Pháp. Giảng sư (Associate-Professor), Trưởng ban Hóa học, Đại học Sư phạm Sài Gòn, Việt Nam. Giám đốc nhà máy xử lý nước thải (Leachate Treatment Plant), BKK Corporation, West Covina, CA.

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Ngập úng ở TP Hồ Chí Minh! (16/06/2020)

Bịt miệng cống để thi công, nhà dân ngập tới cổ. (24/8/2011)

Ngập lụt tại TP Hồ Chí Minh – Hướng tiếp cận ‘mềm’ (Architecture, Sustainability, Housing, Urbanism, Interior – 28/02/2011)

3

Dâm tà và hậu hiện đại.

© Thụy Khuê.

Nguồn: Báo Việt Luận (06/23)

Hai bài viết mới đây của Đặng Thơ ThơTrần Thị NgH trên Da màu làm tôi chợt tỉnh, sau cơn mơ dài lao mình vào biên khảo, quần thảo với sự ngụy biện của các thừa sai, học giả, và thực dân, đã độc quyền thao túng lịch sử cận đại Pháp-Việt, trong hơn một trăm năm nay.

Sự lai tỉnh mang tính cách đớn đau và khâm phục, đặc biệt năm người phụ nữ mà NgH mô tả với hình ảnh đi kèm. Tôi thấy họ có nét giống chị tôi, người chị 16 tuổi, chạy loạn, tay dắt đứa em trai 7 tuổi, vai gánh bé gái 5 tuổi, là tôi. Một bên đòn là gánh gạo, bên kia là đứa nhỏ. Người con gái vị thành niên đi đất, mỗi bước năm ngón chân như năm gọng kìm quặp xuống bờ ruộng trơn như mỡ vì trời mưa và đêm tối, trăng đi vắng nên không có bom. Không hiểu chúng tôi đã đi trong bao đêm như thế từ vùng quê Nam Định lên Hà Nội. Chị tôi cũng không nhớ…

Đọc tiếp… TẠI ĐÂY

    ❖ Vua Gia Long Và Người Pháp (Thụy Khuê). Với độc giả yêu thích văn học, Thụy Khuê là cái tên quen thuộc. Bà từng nhiều năm phụ trách chương trình Văn Học Nghệ Thuật của đài RFI (Pháp), đồng thời là tác giả của nhiều tác phẩm phê bình – khảo cứu giá trị. Gần đây hơn, bà “lấn sân” sang sử học, khi cho xuất bản Vua Gia Long & Người Pháp: Khảo Sát Về Ảnh Hưởng Của Người Pháp Trong Giai Đoạn Triều Nguyễn, một sách tham khảo dày dặn, công phu (NM).

bia-sach-Vua-GiaLong-va-Nguoi-Phap

Bìa sách Vua Gia Long & Người Pháp. © sachkhaitri.

… Nhận thấy nhiều sai khác rất lớn giữa sử sách của vua quan nhà Nguyễn với sử sách mà các sử gia Phương Tây thời đó viết ra và có sức ảnh hưởng gần như tuyệt đối tới nhiều sử gia trong và ngoài nước trước đây cũng như sau này, Thụy Khuê đã tìm ra nhiều tư liệu lịch sử mới lưu trữ tại các tàng thư công, tư, tôn giáo ở Châu Âu (chủ yếu là ở Pháp), nhằm làm rõ có đúng là không có những người Pháp nói trên thì Nguyễn Ánh sẽ gặp vô vàn khó khăn khi chống lại Tây Sơn, thậm chí còn có thất bại…

Để có một bức chân dung đáng tin cậy về vị vua vị vua sáng lập lại nhà Nguyễn, chúng ta cần nhiều ống kính khác nhau, từ những nguồn khác nhau, những điểm đồng quy của các nguồn tư liệu này, sẽ cho ta bức chân dung đích thực của vua Gia Long… Thân mời đọc hay tãi về máy tác phẫm này @   TẠI ĐÂY

May-2023_w1

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: May 05, 2023

1

Thế giới vui vì mỗi lẻ loi.

Tiếng biển lời rừng nao nức giục
– Ta về cho kịp độ xuân sang. (Ta Về – Tô Thùy Yên)

© Đỗ Thái Nhiên.

Nguồn: © danchimviet.info (08/2021)

but-tich-To-Thuy-Yen

Bút tích của nhà thơ Tô Thùy Yên trong chuyến về thăm Saigon năm 2014. © SBS

Có suy nghĩ cho rằng sống tức là quay cuồng trong bể khổ. Suy nghĩ khác lại đặt thành câu hỏi: Đời người từ đâu đến? Đi về đâu? Nhà thơ Bùi Giáng buông lời giải đáp nhẹ nhàng nhưng bất ngờ và bay bổng:

Ấy là nhạc? Ấy là thơ?
Ấy là rượu đế một giờ bỗng dưng?
Ấy điên đảo ? Ấy điệp trùng?
Ấy từ vô tận lừng khừng mà ra

(Thơ Bùi Giáng)

Cõi “vô tận lừng khừng” là cõi nào? Đây là nơi hàm chứa mọi quấn quyện và tương tác miên viễn giữa tự nhiên giới, tư tưởng giới và xã hội giới. Sự quấn quyện tương tác này sản sinh ra vận động của dòng sống người, vận động của lịch sử. Trong tự nhiên, nhịp điệu của lịch sử được ghi nhận.

Tô Thùy Yên, tên thật là Đinh Thành Tiên, sanh ngày 20/10/1938 tại Gò Vấp, nguyên Thiếu Tá Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau 30/04/1975 Tô Thùy Yên bị chế độ CSVN tống giam không tội danh, không án tòa.

Năm 1985 Nhà Thơ ra khỏi nhà tù, thi phẩm Ta Về được sáng tác vào dịp này…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Kính biệt nhà thơ Tô Thùy Yên – “cảm ơn hoa đã vì ta nở” (Trinh Nguyen).‎‎ Vậy là nhà thơ Tô Thùy Yên, một trong những nhà thơ lớn của miền Nam trước 1975, đã “thức cho xong bài thơ” để “mai sớm ra đi” – cuộc đi cũng chính là “về như chiếc lá rơi về cội” nhưng ở “giữa cánh đồng không, bên kia sông” kịp “cài hờ lên cửa tặng” nhân gian những bài thơ thuộc hàng những bài hay bậc nhất trong lịch sử thi ca Việt Nam… Đọc tiếp @ SBS

   ❖ “Việt Nam, Con Thuyền Không Bến” và “Một Con Đường Hẹp” (Đỗ Thái Nhiên). Ngày 6/3/2018 trên Facebook của mình, nhà văn Trần Trung Đạo đã phổ biến bài viết “Việt Nam, Con Thuyền Không Bến”. Sở dĩ gọi là “Con Thuyền Không Bến” bởi lẽ, theo Trần Trung Đạo, Việt Nam hiện có hai thế lực “đảng” và “chống đảng…” Đọc tiếp @ https://www.danchimviet.info

   Ta về một bóng trên đường lớn Tô Thùy Yên (1938 – 2019) (Tuan V. Nguyen).

    ❖ Tây Tạng 59, Việt Nam 75.

2

Từ Potemkin Đến Putin.

Một Huyền Thoại Lâu Đời Đã Tiết Lộ Những Gì Về Cuộc Xâm Lược Của Nga Ở Ukraine (From Potemkin to Putin: What a centuries-old myth reveals about Russia’s war against Ukraine – © Dennis Wagner – USA Today).

© Dennis Wagner (Chuyển ngữ: Trần C. Trí).

Nguồn: https://damau.org (04/2022)

Peter-III-and-Catherine-II

Tsar Peter III and his wife, the future Catherine the Great. © wiki

Ngày xửa ngày xưa, có một nữ hoàng đầy quyền lực, thường được gọi là Catherine Đại Đế 1, trị vì một đế quốc rộng lớn, và qua bao nhiêu năm tháng, đã chinh phục được thêm nhiều bờ cõi mới.

Catherine bổ nhiệm người tình của mình trông coi một trong những cõi miền đã xâm chiếm đó—nơi ngày nay mang tên là Ukraine. Thời gian trôi qua, chàng tường trình cho nàng biết là người dân ở xứ ấy sống trong sung túc và hạnh phúc. Song le, theo một truyền thuyết được kể từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, đó chỉ là một điều dối trá.

Trong câu chuyện đó, Catherine quyết định thực hiện một chuyến vi hành trên thuyền, xuôi theo dòng sông Dnieper để nàng được chứng kiến cuộc sống vui tươi, thịnh vượng của thần dân. Grigory, người tình của nàng, sợ rằng chuyện lừa dối của mình sẽ bị vạch trần, đồng thời chàng cũng muốn làm nàng vui lòng. Vì thế, theo câu chuyện, chàng ra lệnh cho thuộc hạ dựng lên những ngôi làng giả dọc theo bờ sông, sơn phết các mặt tiền mới tinh tươm…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Ghi chú:

(1) Catherine Đại đế (1729 – 1796) Catherine Đại đế © Catherine II là Hoàng hậu Nga trong hơn 30 năm và là một trong những nhà cai trị có ảnh hưởng nhất của đất nước.

Sophie Friederike Auguste von Anhalt-Zerbst sinh ngày 02/05/1729 tại Stettin, sau đó là một phần của Phổ (nay là Szczecin ở Ba Lan), con gái của một hoàng tử nhỏ người Đức. Năm 1745, sau khi được nhận vào Giáo hội Chính thống Nga và đổi tên thành Catherine, bà kết hôn với Đại công tước Peter, cháu trai của Peter Đại đế và là người thừa kế ngai vàng Nga…

… Những ảnh hưởng lớn của Catherine đối với đất nước nhận nuôi của bà là mở rộng biên giới Nga và tiếp tục quá trình phương Tây hóa do Peter Đại đế bắt đầu. Trong triều đại của mình, bà đã mở rộng đế chế Nga về phía nam và phía tây, thêm các vùng lãnh thổ bao gồm Crimea, Belarus và Litva… Nguồn: Catherine, Facts and Details (BBC – 2014)

    – Catherine The Great Catherine Đại đế (sinh năm 1729, trị vì từ 1762-1796) là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của Nga. Được coi là một nhà cải cách của Thời đại Khai sáng và một kẻ cơ hội phù phiếm, bà đã cai trị nước Nga trong 34 năm, một trong những triều đại lâu nhất trong lịch sử Nga, mặc dù bà thậm chí không phải là người Nga, không có quyền thừa kế hợp pháp đối với ngai vàng và nắm quyền bằng cách giết người. chồng bà, Sa hoàng Peter III. (Nguồn: Erla Zwingle, National Geographic, tháng 9 năm 1998)

Các nhà sử học đã tranh luận về sự chân thành của Catherine với tư cách là một vị vua khai sáng, nhưng ít người nghi ngờ rằng bà tin vào hoạt động tích cực của chính phủ nhằm phát triển các nguồn lực của đế chế và làm cho chính quyền của nó hiệu quả hơn… Nguồn: Catherine, Facts and Details (https://factsanddetails.com – 2016)

(2) Grigory Potemkin Năm 1774, năm Nga đánh bại Thổ Nhĩ Kỳ, Grigory Potemkin, người đã nổi bật trong cuộc chiến, trở thành người tình của Catherine, và một sự nghiệp rực rỡ bắt đầu cho vị quan thuộc tầng lớp quý tộc nhỏ này, người có trí thông minh và khả năng chỉ bằng tham vọng của mình. Potemkin là người duy nhất trong số những người yêu thích của Catherine đóng một vai trò chính trị rộng rãi.

Thông thường, hoàng hậu không trộn lẫn công việc và thú vui; các bộ trưởng hầu như luôn được chọn vì khả năng của họ. Ở Potemkin, bà đã tìm thấy một người đàn ông phi thường có thể yêu thương, kính trọng và là người mà bà có thể chia sẻ quyền lực của mình. Với tư cách là bộ trưởng, ông có quyền hạn vô hạn, ngay cả sau khi kết thúc mối quan hệ liên lạc của họ, vốn chỉ kéo dài hai năm.

Potemkin phải được công nhận một phần vì sự huy hoàng có phần xa hoa của triều đại Catherine. Anh ta có một quan niệm về sự vĩ đại mà cô công chúa người Đức khá tầm thường không có, và anh ta hiểu tác động của nó đối với người dân. Là một người mơ mộng vĩ đại, anh ta khao khát các vùng lãnh thổ để chinh phục và các tỉnh để sinh sống; một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm với kiến ​​thức về nước Nga mà Catherine chưa có được và táo bạo như Catherine là người có phương pháp, Potemkin được nữ hoàng đối xử bình đẳng cho đến khi ông qua đời vào năm 1791. Họ bổ sung và hiểu nhau, và bộ trưởng đầy tham vọng bày tỏ sự tôn trọng của mình đối với chủ quyền của mình thông qua sự tận tâm hoàn toàn đối với lợi ích của bà… Nguồn: https://www.britannica.com (Viewed 04/2023)

(Catherine Đại đế là một phụ nữ khét tiếng đam mê và tham vọng đế quốc. Hoàng tử Potemkin – cực kỳ hào hoa và tài năng siêu phàm – là tình yêu của đời cô và là người đồng cai trị của cô. Họ cùng nhau chiếm giữ Ukraine và Crimea, những vùng lãnh thổ xác định phạm vi ảnh hưởng của Nga cho đến ngày nay. Chuyện tình của họ là như vậy…)

(3) Novorossiya, nghĩa đen là “Nước Nga mới”, là một tên lịch sử, được sử dụng trong thời kỳ Đế quốc Nga cho một khu vực hành chính mà sau này trở thành lục địa phía nam của Ukraine: khu vực ngay phía bắc Biển Đen và Crimea (Wiki).

(4) Holodomor (tiếng Ukraina: Голодомор) Nghĩa đen: Cái chết tập thể vì nạn đói, nói về nạn đói ở Liên Xô vào thời kỳ 1932–1933 xảy ra ở vùng mà bây giờ thuộc Ukraina. Stalin theo đuổi các mục tiêu chính trị để ngăn chặn các phong trào đòi ly khai đòi độc lập ở Ukraina và để củng cố chính quyền Liên Xô tại Ukraina. Trước đó, Nga đã hành động mạnh với giới trí thức và các giáo sĩ người Ukraina. Giữa năm 1926 và năm 1932, 10.000 giáo sĩ bị xử bắn hoặc trục xuất bởi những người Bolshevik. Vào năm 1931, hơn 50.000 trí thức bị trục xuất đến Siberia, trong số đó có 114 nhà thơ, nhà văn và nghệ sĩ quan trọng trong nước. Sau đó, Liên Xô bắt đầu đối phó với những người nông dân, những người vẫn còn ngoan cố chống lại tập thể hóa và công nghiệp hóa. Trong tinh thần “Nga hóa”, văn hóa riêng của Ukraine bị loại bỏ để chỉ còn một nền văn hóa Xô Viết… (wiki)

    – The Holodomor’s Death Toll. Nạn đói ở Ukraine – được gọi là Holodomor, một sự kết hợp của các từ tiếng Ukraine có nghĩa là “đói” và “gây ra cái chết” – theo một ước tính đã cướp đi sinh mạng của 3,9 triệu người, khoảng 13% dân số. Và, không giống như nạn đói khác trong lịch sử gây ra bởi bệnh bạc lá hoặc hạn hán, điều này được gây ra khi nhà độc tài Stalin muốn thay thế các trang trại nhỏ của Ukraine bằng các tập thể nhà nước và trừng phạt những người Ukraine có tư tưởng độc lập, những người gây ra mối đe dọa cho chính quyền toàn trị của mình…

… Các quan chức Liên Xô đã dùng vũ lực đuổi những nông dân Ukraine ra khỏi trang trại của họ và cảnh sát mật của Stalin tiếp tục lên kế hoạch trục xuất 50.000 gia đình nông dân Ukraine đến Siberia, nhà sử học Anne Applebaum viết trong cuốn sách năm 2017 của cô, Nạn đói đỏ: Cuộc chiến của Stalin đối với Ukraine… Stalin đã bắt giữ hàng chục ngàn giáo viên và trí thức Ukraine và loại bỏ sách tiếng Ukraine khỏi các trường học và thư viện. Bà Applebaum viết rằng nhà lãnh đạo Liên Xô đã sử dụng sự thiếu hụt ngũ cốc như một cái cớ cho cuộc đàn áp chống Ukraine thậm chí còn dữ dội hơn. Như Norris lưu ý, sắc lệnh năm 1932 “nhắm vào ‘những kẻ phá hoại’ Ukraine, ra lệnh cho các quan chức địa phương ngừng sử dụng ngôn ngữ Ukraina trong thư từ của họ và đàn áp các chính sách văn hóa Ukraine đã được phát triển trong những năm 1920…” (history.com – 2019)

   ❖ Chiến tranh ở Đông Âu nhìn từ góc độ văn hóa. Putin cuồng vọng muốn làm Nga hoàng ở thời đại nên nơm nớp lo sợ nước láng giềng Ukraina có tổng thống được dân bầu và đang hướng tới xã hội Tự do, Bình đẳng, Bác ái phương Tây. Sự “đe dọa” của NATO với nước Nga chỉ là trò lừa gạt thần dân nước Nga vốn đã sống bao năm trong hệ thống truyền thông độc Đảng, độc trị thời Xô Viết và xa hơn nữa từ xã hội nông nô của các bạo chúa Sa hoàng! Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

   ❖ Chiến tranh Ukraine và an ninh châu Á. Từ Hindu Kush đến Biển Đông và Bán đảo Triều Tiên, Ấn Độ-Thái Bình Dương không thiếu những mối đối nghịch lịch sử sâu đậm và những yêu sách sai lầm về chủ quyền mà nó có thể bùng nổ thành xung đột mà không cần cảnh báo… Đọc tiếp @ NnQ

    ❖ Trong chiến tranh, Ukraina tưởng niệm 90 năm nạn đói lớn Holodomor dưới chế độ Stalin. Thứ Bảy, 26/11/2022, người dân Ukraina tưởng niệm 90 năm sự kiện Holodomor, nạn đói lớn 1932-1933 do chế độ Stalin gây ra. Theo các sử gia, 15% người dân Ukraina đã chết trong suốt giai đoạn mang tính bước ngoặt này. Lễ tưởng niệm năm nay đặc biệt mang nặng ý nghĩa trong bối cảnh cuộc chiến xâm lược do Nga tiến hành từ suốt chín tháng qua… Nguồn © RFI

    ❖ Ảo tưởng quyền lực

3

Châu Về Hiệp Phố.

Trích Chương VII, “Nửa Thế Kỷ Việt Nam”.

© Song Nhị.

Nguồn: © https://coinguonwriters.blogspot.com (03/2018)

bia-sach_nua-the-ky-vietnam

Hình bìa sách “Nữa Thế Kỷ Vietnam. © Ảnh coinguonwriters.

Trong cuốn NTK.VN tôi có dành tám chương viết về tù cải tạo. Ở đây xin dành một chương có niềm vui và hạnh phúc sau một hành trình đày đọa, đau đớn và tủi nhục của quan chức quân cán chính VNCH trong các trại tập trung cải tạo…

Xin từ biệt một cảnh đời,
tường xây cửa sắt tình người lạnh căm
Xin từ biệt những tháng năm
mồ hôi máu lệ nhục nhằn đắng cay.

Có biết bao chuyện hợp tan trên đời – thương hải tang điền – xưa nay từng xé lòng bứt ruột thế nhân. Trong đời tôi, đã bao lần trầm lòng trước những cuộc hợp tan não nuột – Ngày rời bỏ quê hương bản quán ra đi biền biệt đến bây giờ; ngày xách túi hành trang với vài bộ quần áo, từ giã gia đình, đành đoạn bỏ lại những yêu thương bịn rịn để ra đi “trình diện” vào tù, từ đó tôi cứ mãi nôn nao với những lần hợp tan, tan hợp. Khi rời Quảng Ninh về Thanh Hóa, nhìn lại phía sau núi rừng trùng điệp heo hút, tôi cứ mãi chập chờn với lẽ thịnh suy. Người cộng sản không thể lường trước được viễn ảnh của việc đưa hàng nghìn tù từ trong Nam ra rồi lại phải đưa trả về Nam…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Miền Nam Đệ Nhất và Đệ nhị Cộng Hoà (Song Nhị).‎‎ Hai mươi năm đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa, người dân miền Nam được hít thở không khí tự do, được hưởng các quyền căn bản theo đúng quy ước nhân quyền của Liên Hiệp Quốc; ngược lại người dân miền Bắc phải sống dưới chế độ cộng sản độc tài hà khắc, bị tước đoạt mọi quyền tự do tối thiểu của một công dân… Đọc tiếp @ https://www.vietthuc.org (06/10/2001)

   ❖ Kể từ ngày 31 tháng Tư (Ngô Nhân Dụng). Nhà văn Vương Hồng Sển là người sáng tác ra câu ngày 31 tháng Tư năm 1975,” trong hồi ký Nửa Đời Còn Lại. Cụ tự giới thiệu là người “máu Hoa pha máu Việt đã bốn đời không nói được tiếng Phước Kiến” (trang 21, Văn Nghệ, California, 1995). Cụ mang tên Hán Việt là Vương Hồng Thạnh (hay Thịnh), nhưng khi làm giấy khai sanh viết thành Sển theo cách nói tiếng Phúc Kiến. Cụ đã nổi tiếng với những cuốn Sài Gòn Năm Xưa, Thú Chơi Sách, Thú Chơi Cổ Ngoạn và nhiều bài báo về các thú chơi này từ trước năm 1975. Cuốn Hơn Nửa Đời Hư, in năm 1993 ở Sài Gòn và bị kiểm duyệt xóa bỏ rất nhiều, hai năm sau được nhà Văn Nghệ tái bản ở Mỹ, mới được đầy đủ…

Hai lần “cố ý” viết ngày 30 ra ngày 31, tác giả kể lể tâm tình như đang muốn trút ra những “nỗi riêng lớp lớp sóng vùi.” Lần thứ nhất, cụ tự nhận mình thấp hèn như ốc ngồi đáy giếng đòi bàn luận việc “trên cao,” dù chỉ bàn một câu chuyện văn học. Tự nhận mình làm thân “ốc ngồi đáy giếng”, là cách người miền Bắc gọi là “nói kháy.” Không biết các quan ở trên hay thằng dân ở dưới đứa nào mới đúng là ốc ngồi đáy giếng! Cụ đổi thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” thành “ốc” cũng cố ý. Con ếch còn được kêu oang, con ốc chỉ ngậm miệng!

Lần viết lộn thứ hai, Vương Hồng Sển nhắc đến thời đoàn quân của Nguyễn Ánh ra chiếm Bắc Hà. Khi quân miền Bắc thất trận, chỉ có hai người trong giới sĩ phu bị chế độ mới hành hạ. Một là Phan Huy Ích, cựu thần Nhà Lê bị bỏ tù; hai là Cống Chỉnh, theo nhà Tây Sơn, bị đánh đến chết vì thù riêng. Cụ Vương nhắc chuyện cũ, chính là để so sánh với chính sách lừa bắt hàng trăm ngàn sĩ quan, công chức miền Nam cho vào tù mút mùa sau năm 1975!

Vương Hồng Sển thấm thía thân phận đau đớn vì mất tự do của một trí thức miền Nam. Có lúc đang bàn chuyện Phạm Quỳnh, cụ đánh một câu: “trong nầy ngày nay có miệng mà khó nói nên lời, có tay cầm viết mà khó ghi lời nào khỏi bị sửa chữa, cắt xén – vả lại tôi là người gì mà được phép nói…?” (trang 267). Viết hai chữ “trong nầy” tức là trong miền Nam. Viết “ngày nay” tức thời cộng sản đô hộ, khác thời trước 1975. Chỉ viết bốn chữ, “trong nầy”và “ngày nay” đủ tả nỗi niềm một nhà văn “không được phép nói!”  Đọc tiếp @ https://www.diendantheky.net

   ❖ Quí hay Quý?‎‎ Khởi đi từ một tình cờ lịch sử khi Alexander de Rhodes đến Việt Nam truyền đạo Thiên Chúa, ngôn ngữ Việt Nam thoát khỏi văn hóa chữ Nho (Hán tự) và chữ Nôm, bước sang kỷ nguyên mới kể từ đầu thế kỷ Hai mươi. Trong suốt 500 năm từ tình trạng phôi thai, theo bước đi của từng thế hệ và từng thời kỳ lịch sử, chữ Việt và tiếng Việt ngày nay đã là một trong những ngôn ngữ hoàn chỉnh trong lịch sử văn minh nhân loại. Người Nhật và người Nam Triều Tiên cũng từ hàng trăm năm cố công thoát ly ảnh hưởng và phụ thuộc chữ Hán nhưng đã không làm được… Đọc tiếp @ https://quangduc.com

Mar-2023_w4

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: Mar 24, 2023

1

Những Ngày Cuối Tháng Ba.

© Võ Hương-An.

Nguồn: © art2all.net (03/2005)

thang-ba-di-tan

© Ảnh minh họa, art2all.net.

Mọi người thường nói đến tháng Tư, tôi chỉ nói đến tháng Ba, bởi vì tôi là cư dân Đà Nẵng. Đà Nẵng thất thủ ngày 29/3/1975. Bước qua tháng Tư thì tôi không còn chi để nói nữa, vì tôi đã vô tù, khi Sàigòn đang còn ăn ngon ngủ yên.

Khỏang 10 giờ sáng ngày 28/3/1975, Cao Minh T., Hải quân Trung úy, thuộc văn phòng Chỉ huy trưởng Căn cứ Hải quân Đà Nẵng, lái xe đến nhà, nói với tôi:

– Thưa thầy – chả là tôi là thầy cũ của T. hồi trung học – ông sếp của em biểu em qua thưa với thầy: sáng mai, cũng vào giờ này, thầy mang gia đình qua căn cứ. Đến cổng trại Chi Lăng, thầy mượn điện thọai gọi cho em hoặc ông sếp của em, em sẽ ra đón thầy vô. Thầy nhớ chỉ mang đồ gọn nhẹ cho dễ di chuyển. Có thể tối mai mình lên tàu…”

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan (Võ Hương An).

    Huế Của Một Thời (Võ hương-An).

    “Trong trần ai, ai dễ biết ai?” hay chuyện Gieo và Gặt (Võ Hương An).

    ❖ Huyền thoại trận Mù U.

‎‎

2

Giáo sư Trần Hữu Dũng,

người đứng trước Vạn Lý Hỏa Thành

© Joaquin Nguyễn Hòa.

Nguồn: © BBC (01/03/2023)

GS-Tran-Huu-Dung

GS Trần Hữu Dũng (1945-2023) © Ảnh nguyenvantuan.info

Nếu có người hỏi tôi rằng ai gây ảnh hưởng lớn đến giới trí thức trong nước Việt Nam cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, tôi sẽ không ngần ngại trả lời rằng đó là giáo sư Trần Hữu Dũng(1), ở Dayton, Ohio, Hoa Kỳ.

Không phải ông có ảnh hưởng từ lý thuyết, hay tư tưởng của ông, ông cũng không phải là một nhà cách mạng, mà là do con thuyền tri thức mà ông gây dựng, trang Viet-Studies. Miệt mài mấy mươi năm không nghỉ, trang Viet-Studies chuyên chở bao nhiêu tri thức nhân loại đến với giới trí thức Việt Nam, già lẫn trẻ, khao khát đằng sau… bức màn tre.

Giáo sư Trần Hữu Dũng qua đời vào sáng ngày 28/2/2023, tại Hoa Kỳ…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

(1) GS Trần Hữu Dũng (1945 – 2023). là con của bác sĩ Trần Hữu Nghiệp (với người vợ đầu), một nhà giáo trí thức Cách mạng (CHXHCNVN). Khi ông còn nhỏ thì cha của ông tập kết ra Bắc. Ông sang Mỹ du học từ năm 1963. Sau khi tốt nghiệp kỹ sư điện tử và cử nhân vật lý năm 1967, ông về nước làm chuyên viên tại Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt. Năm 1972, ông trở qua Mỹ lần nữa và tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế tại Đại học Syracuse năm 1978. Từ năm 1982 đến nay, ông dạy môn kinh tế vĩ mô, kinh tế quản lý và kinh tế thế giới tại Đại học Wright State (USA).

Trân trọng giới thiệu với bà con xóm nhà lá Trang Web của GS Trần Hữu Dũng @ viet-studies.net
hay viet-studies.com

    ❖ Tín ngưỡng thờ Donald Trump và một số tín đồ của đảng Cộng hòa (Joaquin Nguyễn Hòa).

    Sau 30/4/75 từng có hai nước Việt Nam cùng xin gia nhập LHQ (Joaquin Nguyễn Hòa).

    Kỉ niệm với Gs Trần Hữu Dũng (1945 – 2023) (GS Tuan V. Nguyen).

    ‘Studies’ từ một người Việt (Trân Văn).

    ❖ “Rửa tiền” và toàn cầu hoá.

    ❖ Tại sao cuộc chiến tranh Việt Nam – Trung Hoa bị cố tình lảng quên (How the Sino-Vietnamese War Was Purposefully Forgotten – Diplomat 17-2-23).

    ❖ Hiện đại hóa, toàn cầu hóa và vấn đề chảy máu chất xám.

‎‎

Mar-2023_w3

✵✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Mar 17, 2023

1

Tháng Ba Gãy Súng.

(Trích Hồi ký “Tháng Ba Gẫy Súng” Chương 5)

© Cao Xuân Huy.

Nguồn: @ thangbagaysung.blogspot.com (03/04/2014)

bia-sach-TBGS

Hình bìa sách “Tháng Ba Gãy Súng” © Ảnh RFA

Lên đến trên tàu, không khí quá nặng nề ngột ngạt. Không phải nặng nề ngột ngạt vì số người trên tàu quá đông, mà vì cả tàu đang bị bao trùm bằng mùi giết chóc, căng thẳng.

Huy mập nhét vào tay tôi khẩu súng ngắn, dặn dò:

“Súng tôi lên đạn sẵn, ông giữ cẩn thận.”

“Còn gì nữa để mà phải thủ súng lên đạn sẵn?”

“Thì ông cứ giữ đề phòng. Biết đâu có lúc phải xài tới.”

Chưa kịp tìm chỗ ngồi, tôi nghe một tiếng súng nổ.

Hai người lính Thủy Quân Lục Chiến cúi xuống khiêng xác một người lính Bộ Binh vừa bị bắn chết ném xuống biển. Một người lính Thủy Quân Lục Chiến khác đang gí súng vào đầu một trung úy Bộ Binh ra lệnh:

“Ðụ mẹ, có xuống không?”

“Tôi lạy anh, anh cho tôi đi theo với.”

“Ðụ mẹ, tao đếm tới ba, không nhảy xuống biển tao bắn.”

“Tôi lạy anh mà, tôi đâu có gia đình ở ngoài này.”

“Ðụ mẹ, một.”

“Tôi lạy anh mà, anh đừng bắt tôi ở lại, anh muốn lạy bao nhiêu cái tôi cũng lạy hết. Tôi lạy anh, tôi lạy anh.”

“Ðụ mẹ, hai.”

“Trời đất, mình đồng đội với nhau mà, anh không thương gì tôi hết. Tôi lạy anh mà.”

“Ðụ mẹ, ba.”

Tiếng ba vừa dứt, tiếng súng nổ.

Người trung úy Bộ Binh ngã bật ngửa ra, mặt còn giữ nguyên nét kinh hoàng. Viên đạn M-16 chui vào từ đỉnh đầu. Xác của anh ta được hai người lính Thủy Quân Lục Chiến khác khiêng ném xuống biển…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    Trận đánh tháng 3/75 Quân Khu I (MX Phạm Vũ Bằng – Đại Đội Trưởng Quân Y Lữ Đoàn 147 TQLC).

    Tỉnh lộ 7, Hành lang Máu, tháng Ba năm 1975.

    Đà Nẵng Di Tản, Những Giờ Cuối Tại Bãi Biển Mỹ Khê (Trần Khiêm).

    Nhớ về Cao Xuân Huy “Tháng Ba gãy súng” (Bạch Yến 324 Phạm Văn Tiền).

Thân mời đọc hay tãi về máy tác phẩm “Tháng Ba gãy súng” của Cao Xuân Huy @ TẠI ĐÂY

Lưu Ý: Không cần phải “Log In” với DropBox, đóng log-in window, sách dưới dạng PDF sẽ hiện ra, để đọc sách hay tãi về máy click “Download” button ở trên góc trái cạnh Dropbox Logo. Thân mến (NnQ).

    Thân mời bà con đọc thêm tác phẩm “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975 – Phạm Huấn, định dạng PDF” @ TẠI ĐÂY (Viewed 19/03/2023)

2

Học Ăn, Nói, Gói, Mở…

© Phan.

Nguồn: @ Báo Việt Luận (03/12/2022)

hinh-bia-sach-minh-hoa

Ảnh minh họa. © vinabook.com

Đời nay cho rằng việc ăn nói là một nghệ thuật. Ăn sành điệu, nói lịch thiệp là chìa khóa của thành công trong giao tiếp xã hội. Việc ăn, nói của một người thể hiện giai tầng của người ấy. Con người thì ai cũng phải ăn để mà sống, nói để người khác biết mình muốn gì. Nhưng cuộc sống cũng lắm người sống để mà ăn và nói không cần ai hiểu, tạo thành xã hội phức tạp nhất hành tinh là xã hội loài người.

Nên không phải bây giờ mà từ xa xưa, ông bà ta đã dạy con cháu phải, “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Còn nhớ khi nghe cô giáo giảng về câu tục ngữ trên cho cả lớp nghe như vịt nghe sấm vì đám trẻ trâu thì biết gì ngoài khoai lùi, ốc luộc. Đào được củ khoai thì lùi vào tro bếp còn ấm cho chín để ăn, bắt được vài con ốc thì luộc với lá sả là có ăn. Cuộc sống dân dã không làm khó chân quê bằng chữ nghĩa mơ hồ trong ca dao, tục ngữ một thời. Nhưng vẫn nhớ cô giáo dạy ăn phải biết “ăn coi nồi ngồi coi hướng”. Ngồi vào bàn ăn phải biết vai vế của mình để chọn chỗ ngồi thích hợp. Khi ăn phải xem chừng nồi cơm vơi đến đâu rồi, thức ăn trên mâm còn nhiều hay ít để sẵn sàng buông đũa ngay khi chưa no, để nhường nhịn cho những thành viên trong gia đình vì chung một mái nhà, là người thân ruột thịt của nhau. Nhường nhịn cho những thành viên chung mâm khi đã trường thành, ra ngoài xã hội vì “miếng ăn quá khẩu thì tàn”, miếng ăn không phải là vấn đề gì lớn để hay cần tranh đua… Đọc tiếp TẠI ĐÂY

3

Thế hệ mạng di động 6G…

© Trúc Giang MN.

Nguồn: @ https://vietluan.com.au

mang-6g-anh-minh-hoa

Ảnh minh họa. © vietluan.com

1*. Mở bài

Trong khi các thiết bị (dụng cụ, máy móc) được thực hiện trong thế hệ mạng di động 5G (5 gờ), chưa được phổ biến rộng rãi khắp nơi trên thế giới, thì các “đại gia” nhà mạng di động đã tranh đua nhau nghiên cứu, và phát triển thế hệ mạng di động 6G (6gờ), để sản xuất những sản phẩm (dụng cụ, máy móc, thiết bị) tối tân hơn, nhằm phục vụ đời sống con người được tiện nghi và tốt đẹp hơn.

Trong hệ 6G, tất cả mọi vật trên đời được đưa lên internet, nên được gọi là Internet Vạn Vật (Internet of Things-IoT). Internet thay đổi, cho nên tất cả những dụng cụ (máy móc-Machine), (thiết bị-Device, Equipment, tool) cũng phải thay đổi đồng bộ với nhau để liên lạc và tiếp nhận được những gì cần thiết cho riêng mỗi cá nhân, cộng đồng, xã hội…

Bộ phận chính của các thiết bị là những con chip bán dẫn. Chất bán dẫn để làm chip là Silicon.

Internet Vạn Vật chứa hầu hết tất cả mọi công việc liên quan đến đời sống con người, vì thế, nền giáo dục phải đào tạo con người có đủ kiến thức, và khả năng sử dụng mọi thứ trên internet, có liên quan đến đời sống. Đó là giáo dục STEM. (STEM=Science, Technology, Engineering and Mathematics)…

Đọc tiếp

Feb-2023_w4

✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Feb 24, 2023

1

Ký Giả Thể Thao Huyền Vũ.

© Văn Quang.

Nguồn: cafevannghe (11/05/2012)

ky-gia-Huyen-Vu

Ký giả thể thao Huyền Vũ Nguyễn Ngọc Nhung. © Ảnh dcv.online.

Nghe Huyền Vũ tường thuật mới đúng là “vừa được nghe, vừa được xem đá banh”. Đã từ lâu tôi vẫn đinh ninh rằng “ai cũng có thể thay thế được, dù cho đó là một thiên tài”. Nhưng đến hôm nay thì tôi nghĩ khác: “vừa có một người mất đi mà không ai thay thế được”. Đó không phải là ý kiến của riêng tôi, mà là ý kiến của hầu hết những người còn ở lại Sài Gòn tôi vừa gặp. Kể cả người có tuổi và người trẻ tuổi, người có thích coi đá banh hay không. Tôi nói thế hẳn bạn đọc đã biết là nói về ai rồi. Không là ông Huyền Vũ thì không thể là ai khác trong phạm vi này.

Chắc chắn đến hôm nay, nhiều bạn đọc đã biết tin ông Huyền Vũ từ trần vào lúc 01 giờ 56′ ngày 24 tháng 8 năm 2005 tại Hampton – Virginia, Hoa Kỳ. Và cũng chắc chắn đã có khá nhiều bài viết về ông Huyền Vũ. Nhưng người ở Sài Gòn thì chưa chắc đã có ai viết về sự kiện này. Tuy nhiên, cũng không phải vì thế mà tôi viết về ông, tôi viết vì có một bổn phận thôi thúc phải viết, một tiếng nói của người hiện còn đang sống ở Sài Gòn tưởng nhớ và thương tiếc ông. Tôi không là đại diện cho ai cả, tôi viết với tính cách của một “fan” hâm mộ ông cùng với một số bạn bè tôi, với nỗi tiếc thương vô hạn…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Một chút về Huyền Vũ 1914-2005 (ThuyVi)

Tên thật Nguyễn Ngọc Nhung, tự Huyền Vũ
– Sanh ngày 1/10/1914 tai Phan Thiết
– Đến Mỹ và định cư ở Newport News, Virginia năm 1975
– 1976-1981: Làm việc cho hãng NOLAND về Data Processing.
– 1988: Đậu bằng Cữ Nhân về Political Science ở Đại Học Christopher Newport University (CNU) Newport News, Virginia.
– 1988: Ra mắt hồi ký “Tôi làm Ký Giả Thể Thao”
– 1999: Duyệt lại và tái bản hồi ký “Tôi Làm Ký Giả Thể Thao.”

Thân mời đọc thêm @ https://cafevannghe.wordpress.com

    Cái Muỗng… (Văn Quang).

    Cầu thủ Việt Nam Cộng hòa (Nguyễn Ngọc Chính).

    Vài nét về ký giả Huyền Vũ (VOA).

    Ký Giả Thể Thao Huyền Vũ – Vua “Nói” Về “Quả Da” Ở Sài gòn!

    ❖ Vua Đá Nói Huyền Vũ: Nhà Báo Làm Đẹp Văn Chương Thể Thao. (Phan Thanh Tâm).

    ❖ Làng túc cầu Sài Gòn xưa và ký ức về Huyền Vũ – bình luận viên trực tiếp truyền thanh trước 75.

    ❖ Trích đoạn từ Hồi-ký: Tôi Làm Ký-Giả Thể-Thao – Huyền Vũ.

    ❖ Tôi Tiễn Đưa Ký Giả Huyền Vũ (Phạm Trần).

2

Sơ lược lịch sử Campuchia…

từ lập quốc đến thời cận đại (Trích từ “Chiến Tranh Đông Dương III – P1 – Hoàng Dung)

© Hoàng Dung.

Nguồn: vnthuquan.net (Viewed 25/01/23)

indochina-war-book

Hình bìa sách CTĐD III. © Ảnh amazon

Lịch sử Việt nam từ khi lập quốc đã luôn luôn có những quan hệ thăng trầm với Trung hoa. Văn minh Trung hoa đã ảnh hường nhiều đến dân tộc Việt nam trong cả thời kỳ bị đô hộ hay thời kỳ độc lập. Do đó, người Việt nam đã biết nhiều về văn hoá cũng như lịch sử của Trung hoa, nhưng đã rất mù mờ về hai quốc gia lân bang khác ở phía tây là Lào và Campuchia, chỉ vì hai quốc gia này đã không gây nhiều ảnh hưởng đến an ninh lãnh thổ cũng như nếp sống văn hoá xã hội của Việt nam.

Một trong những nguyên nhân sâu xa đưa đến cuộc chiến tranh Đông dương thứ ba hay cuộc chiến tranh hậu chiến là mối thù hận lâu đời của người Campuchia đối với người Việt. Mối thù hận này, ít có người Việt nào để ý đến nhiều, mặc dù đã kéo dài suất trong lịch sử mấy trăm năm nay, kể từ khi Việt nam đã thôn tính xong nước Chiêm Thành, và trở nên một lân quốc của Campuchia.

Cũng như lịch sử Việt nam, nguồn gốc lập quốc của Campuchia rất mơ hồ. Người ta chỉ biết tại vùng đất trước kia từng thuộc Campuchia đã có người sinh sống từ hai ngàn năm trước Tây lịch. Quốc gia đầu tiên được biết đến ở phần đất này là Phù Nam, khi thứ sử Giao Châu là Sĩ Nhiếp năm 220 báo cáo về triều đình Đông Hán là đất Giao Châu (Việt nam hồi đó) bị quân Lâm ấp (sau là Chiêm Thành) và Phù Nam quấy nhiễu. Năm 245, vua Tàu nhà Hán có gửi một sứ bộ đến Phù Nam. Một trong những sứ giả là Khang Thái, khi về nước đã viết về quốc gia này. Theo ông, người sáng lập ra vương quốc là vua Kaundinya. Ông đến từ Ấn độ, đánh bại nữ hoàng Liệu Yeh rồi kết hôn với bà này. Tuy nhiên, cũng như người Việt từng tự hào là con rồng cháu tiên, người Khmer cũng huyền thoại hoá lịch sử của họ. Trên một bia dá tìm thấy ở Phú Yên, có khắc một chuyện thần tiên, trong đó kể lại vua Kaundinya có một cây thương thần và đã kết hôn với con gái của thần rắn Nga. Do đó mà về sau, thần rắn trở nên một biểu tượng cho nguồn gốc thần thánh của dân tộc Campuchia…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Biên Giới Việt Miên.‎‎ Thế nào là “đường biên giới”? Quan niệm “biên giới – frontière, boundary” trên tinh thần công pháp quốc tế là một quan niệm rất mới, chỉ có từ đầu thế kỷ 20, sau khi quan niệm “quốc gia – Etat” được thành hình. Theo đó, đường biên giới được định nghĩa như là “vỏ bao bọc liên tục một tập hợp không gian của một quốc gia”, là “điểm chấm dứt thẩm quyền quốc gia về lãnh thổ”. Học giả Michel Foucher trong tập “Fronts et Frontières” (Tiền tuyến và Biên thùy) có nói rằng: “Phải có hai bên mới vẽ được đường biên giới…”

    ❖ Nguồn gốc hành động chống người nhập cư Việt Nam của Campuchia.

    ❖ Phật giáo du nhập và phát triển ở vương quốc Phù Nam

    Khmer Đỏ và nạn diệt chủng Campuchia trước khi VN đem quân sang.

    ❖ Sức quyến rũ kỳ lạ của những thành phố đã mất trong huyền thoại Angkor.

    ❖ Bí mật về sự trỗi dậy huy hoàng rồi suy tàn đổ nát của đế chế Angkor.

    ❖ Nam Kỳ Không Phải Là Đất Thủy Chân Lạp (Giáo Sư Lâm Văn Bé).

    ❖ Vương quốc Phù Nam (Dang Anh Tuan).

    ❖ Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử.

‎‎

3

Một năm chiến tranh Ukraina:

Nước Nga và nghịch lý mang tên Vladimir Putin!

© Thùy Dương.

Nguồn: © RFI (Điểm Báo 18/02/2023)

kgb-putin-1980

Putin in the KGB, c. 1980. © Ảnh wiki

Báo L’Express ra số đặc biệt “Một năm chiến tranh”: Trên nền trang nhất màu cờ Ukraina xanh – vàng, với hình bàn tay nắm chặt và cánh tay giơ cao, là hàng tựa ngắn ngọn “Ukraina phải chiến thắng.” L’Obs tự nhủ “Kỷ nguyên chiến tranh: Sau 1 năm, cuộc xung đột Ukraina đi về đâu?” Le Point trên trang nhất cũng đặt câu hỏi “Ukraina: Điều tồi tệ sắp xảy ra?” và nhận định vũ khí có thể làm thay đổi tất cả.

8 kịch bản chiến tranh

Khác với L’Express và L’Obs, không dành số đặc biệt với 40-50 trang mỗi báo cho hồ sơ chiến tranh Ukraina, Le Point quan tâm đến nhiều chủ đề dàn trải: cải tổ hưu trí ở Pháp, thành tích của tổng thống Biden đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, “một Putin mà chúng ta không muốn thấy,” hiện tượng chemsex – sử dụng ma túy trong khi quan hệ tình dục, xu hướng không muốn đi máy bay ở giới trẻ… Đọc tiếp TẠI ĐÂY

Feb-2023_w3

✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Feb 17, 2023

1

Thương quá Sài Gòn ngày trở lại.

(Phần 12)

© Nguyễn Minh Nữu.

Nguồn: tranthinguyetmai wordpress (18/11/2019)

bia-sach-thuong-qua-saigon

Bìa sách Thương quá Saigon. © Ảnh petruskyaus.files

Tôi đang ngồi ở một quán cà phê ven con lộ vắng chạy cong cong theo bờ kênh Tẻ. Đây là quán thứ ba kể từ buổi trưa nay. Tôi loanh quanh trên con lộ mới này, gọi là mới, vì tôi đoán chừng con lộ và cả khu dân cư này được xây dựng chưa tới hai mươi năm. Năm 1995, trước khi tôi rời Saigon, thì nơi đây vẫn còn là cánh đồng mênh mông cỏ lác.

Ngày mai tôi lại xa Saigon rồi. Ba mươi ngày sống với ngờm ngợp bằng hữu, sống tung tăng với bờ cây góc phố xưa, chạy xe gắn máy một mình loanh quanh hết đường này qua ngõ nọ, nơi đâu cũng bát ngát những kỷ niệm, những ân tình ngày xưa gieo xuống, sống tận cùng mỗi khoảnh khắc khi thức dậy buổi sớm mai, và kể cả khi nằm ngủ để hiểu được rõ rằng mình không đi tìm cái gì hết, mà thực sự là về để được sống với một thời quá khứ. Ngày chót trước khi rời Saigon, tôi không giữ một cuộc hẹn nào với các thân tình, mà muốn một mình tận hưởng được sống với chính mình.

Tôi sinh ra ở Hà Nội, mà lớn lên ở Saigon. Vùng đất sống dài lâu nhất là khu vực giáp ranh quận Năm với quận Nhất – khu vực chân cầu chữ Y – sau đó vượt qua dòng Kênh Tàu Hủ, và sống ven dòng Kênh Tẻ. Kênh Tàu Hủ và Kênh Tẻ là hai dòng kênh song song, chính giữa là quận Tư. Còn bây giờ, tôi ngồi đây là bên kia dòng kênh Tẻ. Cùng bắt nguồn từ sông Saigon, Kênh Tàu Hủ chạy dọc theo quận Nhất, cùng với Kênh Tẻ chảy song song vào đến ranh giới quận Năm thì gặp nhau tại ngã ba sông có cầu Chữ Y, hai con kênh nhập lại thành một chạy về phía tây, chạy tuốt xuống Long An và chảy ra sông Vàm Cỏ Đông. Kênh Tẻ lớn hơn kênh Tàu Hủ. Theo Saigon Năm Xưa của cụ Vương Hồng Sển, con kênh này được đào từ năm Kỷ Mão 1819 thời vua Gia Long, và người chỉ huy việc đào kênh là Huỳnh Công Lý, nhạc phụ của vua Minh Mệnh. Khi kênh đào xong được đặt tên là An Thông Hà. Nhân vật Huỳnh Công Lý này khá đặc biệt. Nguyên do là khi vua Gia Long gần mất, có ý muốn lập tự quân là người nối ngôi, triều đình chia thành hai phe, một phe đề nghị lập hoàng tôn là con của hoàng tử Cảnh đã mất, một bên muốn lập một vị vua lớn tuổi hơn để giữ giềng mối. Cuối cùng, Gia Long nghiêng về phía lập con lớn tuổi nối ngôi là Minh Mạng…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    Sài-Gòn, Ngày Trở Lại (Nguyễn Vy Khanh). Sau biến cố 30-4-1975, chúng ta đã lần lượt ra đi và đã bỏ lại tất cả – chúng ta đã mất tất cả và nhất là đã đành đoạn mất quê hương, đất nước như không còn lựa chọn khác. Và nỗi nhớ quê hương đã là tâm trạng chung, như Võ Phiến đã từng viết: “người ta nhớ nhau không nhớ vì cái lỗi lạc, lại e rằng chính nhớ nhau vì cái nhảm nhí…

    Con Trai Của Thủy Thần (Nguyễn Minh Nữu).

    Hà Nội Thứ Tư

    ❖ Milano – Sài Gòn: Đang Về Hay Sang?

    ❖ 42 năm sống ở Mỹ: Được gì, mất gì? (GS Lê Thanh Hoàng Dân)‎‎.

    ❖ Chuyện cổ tích ở bến Bình Đông (Nguyễn Minh Nữu).

2

Đường Biên Giới Việt Miên

Việc bội ước của Cộng sản Việt Nam (Trương Nhân Tuấn – Báo Tiếng Dân)

© Trương Nhân Tuấn.

Nguồn: Báo Tiếng Dân (19/02/23)

viet-campuchia-map

Biên giới Việt Nam–Campuchia. © Ảnh tapchigiaothong.

Chiến tranh với Campuchia cuối năm 1978, cũng như chiến tranh với Trung Quốc tháng 2 năm 1979, nguyên nhân đến từ việc bội ước của CSVN.

Vấn đề Campuchia: Rắc rối về “đường biên giới hiện trạng”

Thế nào là “đường biên giới”? Quan niệm “biên giới – frontière, boundary” trên tinh thần công pháp quốc tế là một quan niệm rất mới, chỉ có từ đầu thế kỷ 20, sau khi quan niệm “quốc gia – Etat” được thành hình. Theo đó, đường biên giới được định nghĩa như là “vỏ bao bọc liên tục một tập hợp không gian của một quốc gia”, là “điểm chấm dứt thẩm quyền quốc gia về lãnh thổ”. Học giả Michel Foucher trong tập “Fronts et Frontières” (Tiền tuyến và Biên thùy) có nói rằng: “Phải có hai bên mới vẽ được đường biên giới.”

Trường hợp biên giới Việt Nam – Cambodge (sau này là Campuchia), biên giới thực ra chỉ có “một bên” đứng ra hoạch định: Pháp. Đó là đường biên giới “thuộc địa”. Đường biên giới (thuộc địa) này, đáng lẽ sau khi hai bên thiết lập lại nền độc lập, trở thành đường biên giới “quốc tế” theo tinh thần “uti possidetis” của công pháp quốc tế. Nhưng ông hoàng Sihanouk đã không nhìn nhận cơ sở pháp lý này và yêu cầu Pháp trả lại lãnh thổ Nam kỳ (lục tỉnh) cũng như đảo Phú Quốc về phía Cambodge. Biên giới của Sihanouk là “biên giới lịch sử”, nhưng ông đã bỏ qua giai đoạn lịch sử dưới triều Minh Mạng, lãnh thổ Cambodge đã thuộc về Việt Nam…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử.‎‎

    ❖ Về sự hình thành đường biên giới Việt Nam-Campuchia (Trương Nhân Tuấn – Vũ Đức Liêm)

    Việc cắm mốc biên giới VN-Campuchia sẽ sớm đạt 90%. Việt Nam và Campuchia có đường biên giới dài 1.270 km; công tác cắm mốc biên giới giữa hai nước bắt đầu vào năm 2006…

    Biên giới Việt Miên lại xảy ra lộn xộn!

    ❖ Bí mật về sự trỗi dậy huy hoàng rồi suy tàn đổ nát của đế chế Angkor.

    ❖ Nam Kỳ Không Phải Là Đất Thủy Chân Lạp (Giáo Sư Lâm Văn Bé).

    ❖ Vương quốc Phù Nam (Dang Anh Tuan).

3

Bạo lực, biến động và sự rạn nứt miền Nam Việt Nam, 1945-54.

© Giáo sư Shawn McHale.

Nguồn: BBC (30/08/22)

vietnam-geneve-54

The partition of French Indochina that resulted from the Conference. © Ảnh wiki

Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được 5 nước ký kết, trong đó có Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp. Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, còn được gọi là Kháng chiến chống Pháp, kết thúc.

Việt Nam tạm thời bị chia thành hai phần, với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) do phe cộng sản lãnh đạo ở phía bắc và Quốc gia Việt Nam không cộng sản ở phía nam. Ngay sau khi được tin này, Trần Bạch Đằng, một trí thức cộng sản, đảng viên kháng chiến ngầm ở lại miền Nam, đã lên đường vào Sài Gòn. Ông cảm thấy mất phương hướng. Ông viết ra những lời xúc động trong cuốn Kẻ sĩ Gia Định (NXB Quân Đội Nhân Dân, 2005), 19-20:

“Sau ngày 20 tháng 7 năm 1954, tôi bùi ngùi từ giã vùng giải phóng Khu 9, nơi mà tôi sống và làm việc nhiều năm, về Sài Gòn. Tôi bước chân lên chợ Phụng Hiệp vào một buổi sáng. Bên kia sông là vùng giải phóng. Phía tay mặt chợ là trụ sở Uỷ ban Liên hiệp, ngọn cờ Tổ quốc đang bay. Phụng Hiệp tuy nhỏ nhung rất náo nhiệt. Đối với tôi, cái gì ở đây cũng xa lạ cả. Cảnh bến xe càng ồn ào hơn, người lên xe, xuống xe, đi lại rầm rập. Từ bờ sông lên, tôi phải qua mặt nhiều ngưởi và khi qua mặt họ tôi có cảm giác lạnh lạnh ở gáy, như là bị những con mắt tò mò nhìn xỉa xói. Trèo lên xe, tôi liếc người kế bên. Đó là một thanh niên, đeo kiếng đen “Tay nầy có vẻ một lính kính,” tôi nghĩ bụng. Đằng sau tôi là những ai? Tôi mấy lần định quay lại nhìn, nhưng tôi thôi… Những suy tính lung tung ấy làm tôi bứt rứt. Xe chạy vụt qua bao nhiêu xóm, chợ tôi không nhớ. Cảm giác chung là khi xe chạy qua hết những khúc lộ bị phá hoại, bắt đầu đến đoạn tốt, xe không xốc nữa, tôi thấy hình như mình xa Khu 9 hơn và thấy bơ vơ hơn…”

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Hiệp định Paris 1973 của Kissinger

‎‎

    Hiệp Định Geneve 1954 (LS Lưu Tường Quang).

    Nỗi Buồn Tháng 8… (Nguyễn Thượng Long)

    ❖ 30/04/1975: Dinh Độc Lập và cuộc chuyển giao không ký văn bản (Phạm Cao Phong, “Lẽ ra VNDCCH đã sở hữu đầy đủ giấy tờ chuyển giao quyền lực, quyền tài phán, quan hệ ngoại giao với 77 quốc gia, quyền kế thừa VNCH về phương diện quốc tế thì họ có quyền đòi lại những máy bay, tầu thuyền sở hữu của VNCH chạy đi sau biến cố 30/4/1975. Những sở hữu, bất động sản kể cả những tài khoản ký gửi tại các ngân hàng ngoài nước đã tuột khỏi tay người chiến thắng vì họ không mang vũ khí pháp luật trong cuộc hành quân. Họ đã ngạo mạn không chịu ký bàn giao VNCH với Tướng Minh ngày ấy!”)

‎‎

Jan-2023_w3

✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Jan 20, 2022

Tết Là Gì?
Giao Thừa.

Xuân 2023

Thân chúc bà con xóm nhà lá một năm mới dồi dào sức khõe và may mắn. (NnQ).

con-meo

Mừng Xuân

Mừng Xuân. Không thiếp. Gửi email
bạn nhận, mừng nha, cám cảnh nghèo!
Hai chữ Mừng Xuân ngồi ngắm mãi
Con mèo bên cạnh mắt trong veo!

Nhìn trong mắt nó: Xuân Trời Đất
Hai chữ thấy còn một chữ Yêu
Mới biết trái tim chưa đến nỗi
lạnh tanh để đắp mảnh khăn điều!

Nói chi như thể Ca Dao vậy?
Thử đứng lên… rồi bước có xiêu?
Ba thập niên, đời: thân khách trọ
Một câu chúc Tết, mộng: phiêu phiêu!

Rót thêm cốc nữa, mời ai nhỉ?
                    Có lẽ mình ta, uống tới chiều
rồi tới đêm thôi sao lặn hết
con mèo còn mở mắt trong veo…

Ảnh minh họa; © ttpkd.com

© Thơ Trần Vấn Lệ.

Nguồn: @ https://www.dohongngoc.com (30/12/2019)

1

Tết Là Gì?

© BS Nguyễn Hy Vọng.

Nguồn: @ https://hung-viet.org (07/02/2022)

hoa-mai-va-banh-chung

Ảnh minh họa; © hungviet.org

Tết là tên riêng (nom propre – proper noun) gọi ngày lễ mừng đầu năm mới của rất nhiều dân tộc và sắc dân ở khắp miền Đông Nam Á, còn Tiết chỉ là tên thường (nom commun – common name) của Tàu gọi những thời tiết thay đổi trong một năm.

Chỉ có người Việt gọi là Tết, trong khi cả ngàn triệu người Tàu gọi ngày đó là “Duỳn tản” (“Nguyên đán”) hay là “Xin nển” (“Tân niên”). Tại sao người Tàu họ không gọi là Tết? Vì Tết không phải là tiếng của họ.

Giờ ta hãy trở lại với cái tên gọi là Tết. Có một cách hợp lý để tìm cho ra nguồn gốc của ngày Tết và ý nghĩa ấy. Hãy đi tìm trong tất cả các ngôn ngữ khác nhau ở miền Nam Á Châu xem thử có ngôn ngữ nào cũng có cái tên là Tết và cũng có cái cách phát âm, cách đọc, cách nói và cũng có cái nghĩa là ngày lễ ăn mừng đầu năm không, dù cho tiếng ấy không phải là tiếng Việt hay là tiếng Tàu? Nếu không có thì đành vậy chứ sao! Vậy mà có, mà lại có rất nhiều và giống gần y hệt, các bạn ơi!

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

BS Nguyễn Hy Vọng sanh năm 1932, tại Huế. Tốt nghiệp Đại Học Y Khoa Sài Gòn năm 1958. Đã hành nghề bác sĩ tại Miền Nam Viêt Nam và tại Hoa Kỳ từ ngày ra trường cho đến năm 1997.

Cộng tác với cố học giả Đào Đăng Vĩ soạn Pháp Việt Đại Từ Điển (1952), Pháp Việt Tiểu Từ Điển (1954), Bách Khoa Từ Điển (phần danh từ khoa học, Volumé A,B,C, (1960). Bắt đầu nghiên cứu và soạn thảo Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt từ năm 1981. Đang sửa soạn xuất bản điã CD và sách giấy. Hiện sống tại Tustin, California.

    ❖ Tinh Thần Đặc Biệt Của Tiếng Việt.

    ❖ Từ Điển Nguồn gốc Tiếng Việt (Vietnamese Cognatic Dictionary – Nguyễn Hy Vọng)

‎‎

    Những Nẻo Đường Tiếng Việt – Bác Sĩ Nguyễn Hy Vọng.

    Những cái bất ngờ lý thú trong khi tìm hiểu tiếng Việt và nguồn gốc Nam-Á.

    “4000 Năm Ròng Rã Buồn Vui”

    Tâm là con nuôi, Lòng là con đẻ

2

Giao Thừa​​​

© Hoàng Chính.

Nguồn: Tạp Chí Da Màu (25/12/2007)

thiep-tet

Chúc mừng năm mới, © wikipedia

Hắn ngồi thụp xuống, lượm những mảnh giấy vụn ghi địa chỉ lũ bạn, loay hoay nhét vào cái bóp da rách nát. Con bồ ỷ có tiền đuổi hắn ra khỏi nhà. Ngay đêm cuối năm mới đau chứ. Đuổi thì đuổi bằng miệng được rồi, nỡ lòng nào quăng cả thẻ quốc tịch, thẻ bảo hiểm sức khỏe, thẻ an ninh xã hội với cái bóp rách ra ngoài hành lang. Hắn lủi thủi nhét cái bóp vào túi quần. Thế là hết một chuyện tình.

Hắn lết ra đường. Đêm 31 tháng mười hai, trời lạnh căm căm. Những ngọn đèn xanh đỏ nhấp nháy ở ngã tư. Không biết đi đâu, hắn leo đại xe bus, ra tổng trạm. Xuống xe, hắn co ro trong hành lang, nhìn ra ngoài khung kính. Những đóa hoa tuyết nở trên ngọn cây nhuộm ánh đèn xanh xanh đỏ đỏ vui mắt. Vài người khách lơ đãng chờ chuyến xe khuya. Ai cũng cuộn mình trong hai ba lớp áo. Đầu óc hắn làm việc tận lực. Cần một địa chỉ tạm trú qua đêm. Hắn gỡ cái găng tay dầy cộm ra, tẩn mẩn lật qua lật lại những mảnh giấy nhàu nát, nhìn đăm đăm những con số điện thoại. Rồi cái bàn tay cục mịch ấy luồn vào túi quần, sục sạo. Còn đúng sáu đồng hai mươi lăm xu, ba đồng năm xu và mấy đồng một xu vô tích sự. Vậy là gọi được sáu người. Một danh sách lướt qua óc hắn. Phải thanh lọc rất kỹ. Chỉ những người nào hắn tin là có chút lòng mới đáng cho hắn bỏ phí hai mươi lăm xu mà gọi điện thoại giữa đêm giao thừa.

Hello. Khỏe không. Mày đó hả. Đang làm gì đó. Vậy hả. Tao lại chơi được không. Thì lại đón giao thừa với mày cho vui mà. À bận hả. Thôi khi khác vậy, đi party vui vẻ nghe. Hắn buông cái ống nghe điện thoại xuống, biết chắc sẽ chả bao giờ còn có khi khác nào nữa. Ô chào chị. Có anh ở nhà không chị. Em đây mà. Em vẫn lại nhà anh chị chơi mỗi cuối tuần đó mà. Đúng rồi, em là người khiêng đồ dọn nhà tiếp anh chị đó. Cái tủ lạnh mới của chị nặng nhưng mà quá trời đẹp. Anh ấy bận hả chị. Thôi vậy. Bye. Vâng thì mai mốt rảnh em ghé chơi. Hắn cúp máy, biết chắc sẽ chẳng còn mai mốt nào nữa hết. Hello, Nancy. Tom there? Can I talk to him. Sleeping? I want talk to him. He don’t want talk now? OK. See you later. Hắn giộng mạnh cái ống nghe điện thoại vào khung gác máy. Sẽ chẳng còn later nào nữa để see you. Con vợ Tây không muốn thằng chồng Việt đi nhậu. Bây giờ mới hiểu được lòng người. Té ra tất cả chỉ là những kẻ lợi dụng, đãi bôi và yêu thương giả hình…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    Lưu Lạc. Vô đây đi anh ơi, có em mới, anh ơi, ghé vô tươi mát chút đi anh. Vô đi anh.

    Rác.

    Sâu Hơn Sông Bến Hải.

    ❖ Quên, Có Được Không?

    ❖ Cho Thần Tài Địa Chỉ.

    ❖ Thư Cho Bà Nội Ở Thiên Đàng.