Aug-2022_w2

✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Aug 12, 2022

Nguyễn Ngọc Ngạn.
Cha tôi ủng hộ Putin

1

Nhà Văn Nguyễn Ngọc Ngạn

Qua 40 năm sáng tác và 30 năm làm MC.

© Bùi Văn Phú.

Nguồn: © Báo Nhân Quyền (08/08/22)

nguyen-ngoc-ngan-img

Nguyễn Ngọc Ngạn, © Ảnh nhacxua.

Nguyễn Ngọc Ngạn là một hiện tượng trong sinh hoạt văn học nghệ thuật của cộng đồng người Việt hải ngoại. Ông là một nhà văn có nhiều độc giả, từ khi có những sáng tác đầu tiên đăng trên báo tiếng Việt ở hải ngoại vào đầu thập niên 1980, chỉ một hai năm sau khi ông vượt biển đến trại tị nạn ở Mã Lai và định cư ở Canada từ mùa hè 1979. Ông cũng là nhà văn Việt ở hải ngoại có sách bằng tiếng Anh được xuất bản đầu tiên tại Hoa Kỳ là tác phẩm “The Will of Heaven” (Nxb Dutton, 1982) viết về trại học tập cải tạo, về sinh hoạt đời sống tại Việt Nam sau ngày 30/4/1975 dưới chế độ chủ nghĩa xã hội… Đọc tiếp

2

Nga vs Ukraina

Cha tôi ủng hộ Putin!

© ValeryPanyushkin | Nguyễn Hữu Thao Biên dịch.

Nguồn: Đàn Chim Việt (19/07/2022)

bucha-ukraine

Khai quật các thi thể từ ngôi mộ tập thể gần một nhà thờ ở Bucha, (8/4/22). Ảnh wikipedia

Trong số những rắc rối chung mà đất nước tôi gây ra cho Ukraina và toàn thế giới, bao gồm cả dân tộc của nước tôi, có cả những rắc rối cá nhân của tôi: bố tôi, một ông già ốm yếu 82 tuổi, ủng hộ chiến tranh.

Ông ấy là một người tốt, tôi yêu ông ấy. Ông ấy dạy tôi cách đi xe đạp, cách chèo thuyền kayak, cách làm việc với cưa, đục và bào. Ông ấy là một nghệ nhân tuyệt vời, người đã làm mô hình cho các nhà hát và phòng triển lãm trong suốt cuộc đời của mình. Ông ấy được các con tôi yêu quý vì ông ấy chơi với chúng và sửa chữa đồ chơi bị hỏng của chúng. Ông ấy yêu mẹ tôi tha thiết suốt cuộc đời và chăm sóc bà trong hai năm, trong khi mẹ tôi sắp chết vì ung thư não. Và bây giờ ông ấy ủng hộ chiến tranh, và chúng tôi hầu như không nói chuyện. Tôi chỉ hỏi liệu ông ấy có uống thuốc đúng giờ hay không… Đọc tiếp

May-2022_w3

✵✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: May 20, 2022

Đạo Sĩ Và Thiền Sư.
Vai Trò ‘Cứu Sài Gòn’
Đường Xa Xứ…
Hoà giải Dân tộc!
Mị dân!

1

Đạo sĩ và Thiền sư…

Một đạo sĩ và một thiền sư tình cờ hai vị cùng đi chung trên một con đường. Đạo sĩ hỏi thiền sư: – Thầy tu lâu chưa? – Lâu rồi! – Thầy chứng thần thông chưa? – Tôi tu không có thần thông. Vậy đạo sĩ có thần thông không?

Hai vị cùng đi tới một bến đò, đạo sĩ muốn thi thố thần thông cho thiền sư thấy bèn rủ:
– Thôi chúng ta đi qua.

Thiền sư nói:
– Thôi, đạo sĩ cứ qua sông trước rồi chờ tôi.

Đạo sĩ liền bước đi trên mặt nước, qua bờ bên kia. Còn thiền sư thì đến bến đò trả 2 xu cho người đưa đò nhờ chở qua sông.

Khi qua bờ bên kia, đạo sĩ gặp lại thiền sư, ra vẻ tự hào, nói:
– Thầy thấy tôi không?
Đạo sĩ tập luyện thuật đi trên nước mất bao nhiêu năm?
Hết hai mươi năm.

Thiền sư cười, nói:
Công phu luyện tập hai mươi năm của đạo sĩ đáng giá bằng hai xu! Tôi qua sông tốn có hai xu tiền đò.

Trích từ email Thầy HCD.

2

Nhắc lại vai trò ‘cứu Sài Gòn’ của Tướng Minh.

© Phạm Cao Phong.

Nguồn: BBC | (29/04/2022)

xe-tang-bac-viet-vao-saigonXe tăng của quân đội Bắc Việt Nam tiến vào Sài Gòn. Nguồn ảnh © FRANÇOISE DEMULDER (GAMMA).

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua sau ngày 30/4/1975, song những gì diễn ra trong thời khắc định mệnh của VNCH vẫn có những điều người Việt gần như coi là “đương nhiên xảy ra”, nhưng các nhà nghiên cứu nước ngoài lại có lý giải khác.

Đó là câu hỏi cùng sự tiến quân của các đơn vị quân đội Bắc VN và lữ đoàn xe tăng tới tận Dinh Độc Lập, vì sao Sài Gòn thoát khỏi sự tàn phá, đổ vỡ ra sao.

Nhà báo Pháp Jean Lartéguy trong L’Adieu à Saïgon (Presses de la Cité 1975. Bản tiếng Việt: Vĩnh biệt Sài Gòn đã in ở VN năm 1991), viết về câu chuyện này, tôi xin trích để nhắc lại vai trò không thể bỏ qua của một nhân vật lịch sử, Đại tướng VNCH Dương Văn Minh.

“Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và Tướng Minh đã là diễn viên và nhân chứng trong những giờ phút chót của Sài Gòn và họ đã kể cho tôi nghe những giờ chót ấy.

Số phận của Sài Gòn đã được định đoạt như dưới đây, trong vòng vài phút, khoảng từ 10 giờ 30 tới 11 giờ sáng ngày 30/04… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

3

Đường Xa Xứ…


© Trần Bạch Thu.

Nguồn: tongphuochiep.com | (04/04/2022)

KonTum's-wooden-churchKon Tum’s wooden church. (Nguồn: Wikipedia)

Tôi trở về quê ngoại sau gần mười năm dài đi biệt. Gia đình đã trôi giạt về đây từ nhiều năm trước. Mặc dù bạn bè đi cùng chuyến xe mong muốn chí tình, nhưng tôi không ghé lại Sài Gòn chơi vài ngày như các anh em khác mà đi thẳng ra xa cảng Miền Tây để về luôn vì trong lòng nôn nóng muốn gặp lại ba má và các em.

Xe đò tới ngã tư Cai Lậy trời vừa xế bóng, tôi hơi ngỡ ngàng lúc xuống xe vì phố xá bít kín không thấy đâu mấy cây dù ngoài vỉa hè trước các tiệm nước. Bến xe Lam đi Bình Phú mất tiêu. Bảng hiệu Ngã Sanh còn đó nhưng trông thật lạ hoắc vì thấp chủn. Quán “Bì Bún” nổi tiếng khắp miền Lục tỉnh mà tiền thân là “Nữ Quán” nhìn qua cũng không thấy đâu. Chỉ thấy giữa đường vào chợ, giăng ngang hết cả con đường trên cao là bảng hiệu “Thị Trấn Cai Lậy”, to đùng màu bã trầu trông thật nghễnh ngãng như tựa đề trên trang bìa của cuốn truyện Tàu “Tiết Nhơn Quí Chinh Đông…” Đọc tiếp

4

Hoà giải Dân tộc: Hiện trạng và Triển vọng…

© Đỗ Kim Thêm.

Nguồn: kimthemdo.com (01/05/2022)

chien-binh-vnch-va-vietcongBức ảnh “Hai người lính” VNCH và CSVN mang thông điệp hòa giải, hòa hợp dân tộc. (Nguồn: Internet)

Hiện Trạng.

Kể từ ngày 30/4/1975, đất nước được thống nhất. Nhìn chung, sau 47 năm, thời gian đã quá đủ để cho Việt Nam có thể hàn gắn mọi vết thương chiến tranh và lật qua một trang sử mới cho sự an bình, thịnh vượng và phát triển.

Ngược lại, thực tế là cho đến ngày 30/4/2022, những nỗ lực hoà giải dân tộc đã thất bại. Phe thắng cuộc thu tóm được lãnh thổ nhưng không chinh phục lòng người miền Nam và dân miền Bắc càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa sâu xa của “giải phóng”. Thành quả của chiến thắng vinh quang là toàn dân đại bại và những người thành tâm chưa hề có chổ đứng trong lòng dân tộc.

Tuy thế, nhà cầm quyền vẫn chưa bừng tỉnh mà lại còn tiếp tục né tránh các sự thật. Do đó, mối quan hệ của nhà cầm quyền đối với đại gia đình dân tộc vẫn mờ mịt và còn tiếp tục thất bại hiển nhiên là khó tránh… Đọc tiếp

5

Mị dân!

© Đoàn Xuân Thu.

Nguồn: Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký Úc Châu (viewed 17/05/2022)

Chuyện rằng: Năm Thiệu Trị thứ hai (1842), tháng Sáu, ông Phan Thanh Giản được vua ban cho vàng, bạc để từ kinh đô Huế về quê làng Bảo Thạnh, Ba Tri, lo tang lễ cho phụ thân vừa mới qua đời.

Lúc đi đường, cụ Phan giữ phận người đang có đại tang. Cụ không cho quân lính trống kèn ỏm tỏi, rùm beng; không cho ai biết mình là quan lớn.

Ðêm ngang đồn Ba Lai, Bến Tre, Cai đồn tên Vân, ‘triệt’ ghe Ngài lại đặng tra xét. Mấy người chèo ghe nói rằng: “Ghe của quan lớn”. Tên cai đồn thấy chiếc ghe tầm thường quá cỡ mới quở mấy thằng chèo ghe rằng: “Sao dám nhè tôi mà nói gạt, quan lớn gì mà đi ghe như vậy”?

Rồi hơn 100 năm sau, năm 1955, ông Trần Văn Hương (1902-1982) cỡi xe đạp đi làm. Người gác cổng Tòa Ðô Chánh không cho vào. Ông từ tốn lấy giấy bổ nhiệm chứng minh mình là Ðô Trưởng. Nhân viên gác cổng xin lỗi. Ông Trần Văn Hương nói: “Chú em làm vậy là đúng! ‘Qua’ không phiền đâu…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Mar-2022_w3

✵✵✵✵✵✵

chotram-qr-code

Các bài viết sưu tầm: Mar 18, 2022

Chia gia tài!
CP Biden có hành động dựa trên KH
Thành Tích CP Trần Trọng Kim.
Bia gây mùi nhớ…

Chia gia tài!

Nếu muốn thay đổi thế giới thì nên làm lúc còn đang thanh niên độc thân…  Chứ chờ đến lúc lấy vợ rồi thì muốn thay cái băng tần TV (“TV Channel”) trong nhà cũng cũng không được…

Xem Tiếp…

1. PHD
   – Tui có PHD…
   – Cái gì? Tui biết anh chưa hề học đại học bao giờ thì làm sao anh có PHD?
   – PHD của tui là “Pass High-school with Diffficulty.” (“Học Xong Trung học một cách khó khăn!”)
   – Dzậy à !!!

2. Con ong không cần mất thời giờ để giải thích hay thuyết phục cho con ruồi biết là mùi vị của mật vẫn tốt hơn… “phân.”
How true!

3. Drug Test. Nếu luât lệ buộc là trước khi nhận việc làm mới phải có “Drug test” (“Kết quả thử ma túy”)… thì tui nghĩ đi xin tiền “Trợ cấp thất nghiệp” (“Unemployment Benefits”) hay “Tiền trợ cấp xã hội” (“Welfare and Food Stamps”) cũng cần phải đi thử cái vụ này mới công bằng chứ lị.

4. Chia gia tài: Trong bệnh viện, một ông già Việt Nam sắp chết, kêu vợ đến giường bệnh dặn dò, và có nhờ bác sĩ làm chứng.
   – Những khu “Apartment” ở Newport Beach giao cho thằng Hai. Còn khu nhà ở gần “Shopping Mall” Costa Mesa thì giao cho thằng Ba. Còn bà thì lớn tuổi rồi, đừng đi xa, mấy cái “Appartment” vùng Little Saigon thì giao cho bà.

Bác sĩ quá sững sờ nói:
   – Không ngờ bác trai là đại gia?!
Bà vợ nói:
   – Không phải đâu bác sĩ. Ông chồng tôi chia và giao khu vực để tụi tôi đi lượm lon đó.

5. Thắc mắc
    Câu hỏi 1:
   – Tại sao nước Mexico không thấy có các lực sĩ điền kinh và bơi lội khi Mexico tham dự các Thế Vận Hội?
Trả lời:
   – Tất cả những người chạy giỏi và bơi lội giỏi ở Mexico đều đã “chạy” và “bơi” qua Mỹ hết ráo dzồi còn gì!!!

   Câu hỏi 2:
   – Có cái quái gì “Made In China” mà bền lâu?

Trả lời:
   – Chỉ có “Covid-19.” Nó đã kéo dài được trên hai năm dzồi!? (and it is still going and going…)

    ❖ Theo một báo cáo gần đây do Văn phòng Sở hữu trí tuệ Liên minh Âu Châu và Cơ quan Hợp tác Thực thi Pháp luật của Liên minh Âu Châu (Europol) công bố, hàng giả và hàng vi phạm bản quyền được nhập lậu vào Liên minh Âu Châu (EU) chủ yếu đến từ Trung Quốc và Hồng Kông, dựa trên các vụ bắt giữ tại biên giới của EU vào năm 2019 và 2020… Báo Việt Luận (16/01/22)

6. Anh bạn thân đồng môn của tôi là “Thầy Sáu” (“Deacon”) của một Giáo xứ Công Giáo tại Tiểu Bang Texas có kể câu chuyện trong Giáo xứ của anh ta như sau:
Thấy Cha Xứ (người Việt) của Giáo xứ lái chiếc xe “Lexus” mới toang, con chiên Việt bắt đầu có tiếng xì xao nhỏ to… Cha nghe thấy vậy, trấn an con chiên là:
   – Thôi các con cho Cha “enjoy” một chút… Các con đừng xì xào nữa…. Cha đổi qua xe “Mercedes” (*) bi giờ.
    (*) Ghi chú thêm: Quý vị có thấy là chữ “Mercedes” có 3 phụ âm “e,” mà cả 3 đều được phát âm khác nhau (“Mẹc-sơ-đì”)?!

7. Tôi thấy một “Băng-rôn” (“Banner”) treo tại Siêu Thị trong khu vực tôi đang sống đọc là (xin giữ nguyên bản Anh ngữ):
   – Do not blame on the Holidays Season… You’ve been overweighed since August.

Phải tự kìm hãm sự “Tức giận” (“Anger”) bởi vì “Tức giận” và “Nguy hiểm” (“Danger”) chỉ cách nhau có một mẫu tự à…

8. Tui mới nhận ra là, trong Anh ngữ, phát âm của năm “2022” cũng y như là phát âm của “2020 too” !!! (Tui biết quý vị đang đọc thử phải hông?!)
   – Dzui thiệt há!

9. Khổng Tử (“Fake news?”) dạy rằng: Có 3 điều bí mật mình không nên nói hay tiết lộ cho người ngoài biết. Đó là:
   – Lương bổng (“Your salary”).
   – Dự tính/Ý định (“Your next move”).
   – Chuyện tình cảm cá nhân… (“Your love life”).

Và 3 thứ luôn luôn nói ra sự thật:
   – Người say rượu (“Drunk person”).
   – Trẻ con (“Young children”).
   – Quần chẽn tập Yoga (“Yoga pants”!)

10. Thầy: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa Bộ Y Tế và Bộ Giáo Dục?
Trò: Dạ, Bộ Y Tế thì bán thuốc giả cho người nghèo, còn Bộ Giáo Dục thì bán bằng giả cho người giàu ạ.
Thầy: Đúng vậy.

Thầy: Hãy nêu sự khác biệt giữa bán dâm và bán nước?
Trò: Dạ, bán dâm là bán cái của mình có, bán nước là bán cái không phải của mình. Bán dâm chỉ có 99 phút, còn bán nước là 99 năm ạ.
Thầy: Quá đúng…

Nguồn: Nhóm Thân Hữu Nông Nghiệp Hải Ngoại (02/2022)


Một năm nhìn lại: Chính quyền Biden có hành động dựa trên khoa học hay không?

Phiên dịch từ Nature’s article: “Has Biden followed the science?” What researchers say. (20/01/2022)
Phạm Khánh Linh @ Người Thông Dịch (18/02/2022)

Sau một năm tổng thống Mỹ tại vị, tạp chí Nature đang xem liệu ông có giữ đúng lời hứa sẽ hành động dựa trên các bằng chứng thực tế.

Khi bắt đầu nhiệm kỳ, tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rằng ông và cộng sự sẽ dẫn dắt đất nước với các chính sách dựa trên khoa học và sự thật. Trong quá trình tranh cử tổng thống Mỹ, Joe Biden đã hứa rằng ông sẽ “hành động theo khoa học“. Nhiều nhà khoa học đã trao đổi với Nature cho rằng ông đã thực hiện phần lớn lời hứa đó: Nhà Trắng không còn ‘lăn tăn’ về các mối nguy như dịch COVID-19 và sự nóng lên toàn cầu như trong nhiệm kỳ của người tiền nhiệm Donald Trump. Nhưng khi năm tại vị đầu tiên của Biden đang gần kết thúc, các nhà nghiên cứu cho rằng việc vị tổng thống này muốn làm theo khoa học không có nghĩa là chính quyền của ông đã hành động một cách nhanh chóng và hợp lý…

..Andrew Rosenberg, người đứng đầu Trung tâm Khoa học và Dân chủ tại Union of Concerned Scientists, một nhóm vận động có trụ sở tại Cambridge, Massachusetts, cho biết, “Chính quyền đang nói chính xác những điều cần nói và đang huy động các chương trình làm những điều cần làm để giải quyết nhiều vấn đề. Tuy nhiên, vẫn còn rất có nhiều thứ phải làm…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

⟩⟩Trở Về Đầu Trang


Thành Tích Chính Phủ Trần Trọng Kim

© Hứa Hoành

Nguồn: Bảo Vệ Cờ Vàng Blog | (05/07/2014)

Là kẻ sĩ, có nếp sống đạo đức, cụ Trần Trọng Kim làm chính trị theo vương đạo. Đối thủ của cụ, Hồ Chí Minh và những phần tử lãnh đạo cộng sản là đạo tặc, làm chính trị bá đạo. Đạo tặc thắng đạo đức, bá đạo thắng vương đạo trong nhứt thời.

Lịch sử rất công bằng, sẽ thẳng thắn vạch mặt chỉ tên ai vì dân vì nước, ai phản quốc có tội với đồng bào? Cộng sản hiện nguyên hình là tay sai của quốc tế cộng sản, không thuộc thành phần dân tộc, cắt đất, bán nước cho Tàu… Trong khi người quốc gia thất thế, bị VC chửi bới, mạt sát, nhưng chưa bao giờ phản lại quyền lợi quốc gia, lại bảo vệ từng tấc đất của tổ tiên. Thượng nghị sĩ tiểu bang Arizona, Mc Cain nói thẳng vào mặt VC, “Bọn xấu đã thắng trong trận chiến tranh vừa qua.”

Người quốc gia chính thống, có chính nghĩa, cộng sản là tay sai quốc tế, ngụy triều, sự thật đã rõ như ban ngày… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết của GS Hứa Hoành:

    − Các Giai-Thoại NAM-KỲ LỤC-TỈNH (Hứa Hoành): Phần I 29/07/2020
    − Vài chuyện thật xảy ra trong 9 năm kháng chiến 45-54 04/08/2013
    − Vài bí mật chưa được tiết lộ về MTGPMN 12/1993


Bia gây mùi nhớ…

© Nguyễn Thị Hậu

Nguồn: Người Đô Thị | (29/01/2022)

bia-con-cop-saigonẢnh: nhacxua.vn

Sài Gòn xưa có những “biểu tượng” phổ biến trong dân chúng và bền chặt qua thời gian, như chợ Bến Thành, bia Con Cọp, xà bông Cô Ba… phản ánh đặc trưng kinh tế và sinh hoạt của thành phố. Riêng về bia, Sài Gòn chuộng bia chai uống với đá lạnh, sau này phổ biến “ướp lạnh” chai và lon trong thùng nước đá.

Trước năm 1975, khắp Sài Gòn và miền Nam có hàng chục ngàn đại lý, cửa hàng bán bia, nước ngọt kèm nước đá cây. Tại đó bất cứ lúc nào cũng có thể mua mấy chai bia được ướp lạnh uống ngay cho đã khát, hoặc kêu mang đến nhà cả két bia kèm bịch đá miễn phí. Những chai “la de” (Larue) logo hình Con Cọp hay số 33 màu vàng quen thuộc với mọi người, phổ biến từ bữa ăn gia đình đến quán ăn bình dân và các nhà hàng…

Đọc Tiếp…

Thời ấy người Sài Gòn đều biết đến “bộ ba” thức uống phổ biến: rượu Bình Tây, nước ngọt/xá xị Chương Dương và bia Con Cọp/bia 33. Nhà máy Rượu Bình Tây và Nhà máy Nước ngọt Chương Dương nằm phía quận 4, còn Hãng Bia Con Cọp thì nằm trong Chợ Lớn, trên một con đường có hai hàng sao cao vút ghi dấu tuổi đời cổ xưa.

Tài liệu lịch sử cho biết Công ty Bia và Nước đá Đông Dương (Brasseries et Glacières de l’Indochine) được ông Victor Larue thành lập từ cuối thế kỷ XIX ở khoảng đầu đường Hai Bà Trưng (quận 1) ngày nay.

nuoc-ngot-con-cop-saigonQuảng cáo thương hiệu Con Cọp trên báo Sài Gòn trước 4.1975. Ảnh: TL

Lúc đầu là xưởng làm nước đá đáp ứng nhu cầu của những người Pháp được uống nước mát lạnh trong thời tiết nóng nực quanh năm của một thành phố nhiệt đới. Sau đó xưởng sản xuất thêm nước ngọt có ga, tạo một thói quen ẩm thực mới của thị dân Sài Gòn. Khoảng năm 1875 một phân xưởng nhỏ của Hãng Bia BGI được xây dựng thành nhà máy tại vị trí đắc địa ở khu vực Chợ Lớn. Trải qua hơn một trăm năm, đến nay nhà máy vẫn ở vị trí cũ nhưng dần được mở rộng và hiện đại hóa quy trình sản xuất. Ngày nay, Nhà máy Bia Sài Gòn trên đường Nguyễn Chí Thanh là một dấu tích hiếm hoi của nền công nghiệp nước giải khát phát đạt của đô thành Sài Gòn thế kỷ XX.

Bây giờ đi qua khu vực này người ta vẫn nhận ra những cấu trúc đặc trưng của Nhà máy Bia BGI qua bức tường, cánh cổng, những “lam” che nắng và đón gió ở các tầng lầu, khu vực sản xuất bia và nhiều máy móc vẫn còn ở vị trí cũ… Đặc biệt logo Con Cọp nằm trong vòng tròn còn hiện diện ở nhiều nơi trong nhà máy như một dấu ấn lịch sử, một hoài niệm của người Sài Gòn với bia Con Cọp. Có dịp vào tham quan nhà máy, tôi chứng kiến sự tôn trọng và yêu quý lịch sử nhà máy của nhiều thế hệ người làm việc tại đây.

Trong khuôn viên rộng lớn và phảng phất nét cổ xưa hiện diện ở những bức phù điêu bằng gốm, khung cửa, tay vịn lan can bằng đồng… rất tinh xảo và mang nhiều nét gần gũi với trang trí của các công trình kiến trúc Đông Dương. Một phòng trưng bày hình ảnh và “cổ vật” của nhà máy được sưu tầm, lưu giữ mỗi khi nhà máy sửa chữa hay xây dựng thêm. Đó là các loại máy móc làm bia từ Pháp mang qua, các loại thùng kín đựng bia để vận chuyển, các loại két đựng bia chai từ bằng gỗ đến bằng nhựa, mẫu mã hàng chục loại bia chai, bia lon qua các thời kỳ… Đặc biệt còn có chiếc máy bơm từ giếng khoan đầu tiên được nhà máy đào từ cuối thế kỷ XIX, bơm nước vào hệ thống một bể chứa và lọc rất lớn. Dân ghiền bia Con Cọp thường truyền tụng đây là “giếng nước thần kỳ”, vì nhờ nó mà bia Con Cọp có vị riêng đặc biệt, hấp dẫn khó quên!

Không chỉ vậy, phòng trưng bày còn có những viên gạch xây, gạch chịu lửa mang từ Pháp qua, nhiều viên có in chữ chìm B.G.I cho biết được sản xuất riêng để xây dựng nhà máy này. Bên cạnh đó là gạch trang trí, bông gió màu men xanh đồng, men vàng khá đặc trưng của gốm Biên Hòa hồi đầu thế kỷ XX, gạch bông lát nhà kiểu Pháp nhiều kích cỡ, nhiều hoa văn…

bia-con-cop-saigonHiện vật xưa tại Phòng trưng bày của Nhà máy Bia Sài Gòn. Ảnh nguoidothi.net

Ngay cạnh phòng trưng bày là hệ thống “bể” lên men bia từ giai đoạn sản xuất đầu tiên nay được bảo tồn nguyên vẹn. Một lối đi rộng khoảng 1m bằng gỗ lát trên những khung sắt giữa hai dãy khoảng 20 chiếc bể – là những thùng bằng đồng hình trụ dung tích đến mấy ngàn lít, đặt nằm ngang, một đầu có khóa xả và một cửa nhỏ hình tròn để có thể vào làm vệ sinh bể.

Bên khu vực sản xuất còn những chiếc “nồi nấu bia” bằng đồng xưa, một chiếc nồi giữ nguyên kích thước để “bảo tồn” tại vị trí, còn lại những chiếc khác đã được thay bằng chất liệu hiện đại và lớn hơn. Nơi này cũng còn những chiếc cột có gắn gạch trang trí là gốm Biên Hòa, chi tiết hoa văn và màu men xanh đẹp vô cùng.

Đằng sau tường rào và cánh cửa còn in dấu thời gian, trên mảnh đất cũ những chứng tích của một thương hiệu nổi tiếng của Sài Gòn vẫn còn đó. Hiện nay dù có thêm nhiều nhà máy bia Sài Gòn ở các địa phương khác, nhưng sản phẩm bia Sài Gòn được sản xuất tại nhà máy đầu tiên vẫn là một nhãn hiệu uy tín và thân thuộc nhất với người tiêu dùng.

✵ ✵ ✵

Trong khối di sản văn hóa đô thị đồ sộ của Sài Gòn, người ta thường quan tâm đến những công trình kiến trúc – nghệ thuật “thời Tây”, đó là công sở như Dinh Xã Tây, Tòa án; công trình công cộng như trường học, bảo tàng; công trình tôn giáo như các nhà thờ và tu viện… Nhưng bên cạnh đó còn nhiều công trình có chức năng quan trọng đối với đời sống đô thị và tạo thành một đặc điểm của nền kinh tế Sài Gòn. Từ ngành “công nghiệp nặng” như Công xưởng Ba Son và các cảng lớn trên sông Sài Gòn, hệ thống bến cảng – bến chợ ven sông Bến Nghé dài vào đến Chợ Lớn… đến ngành công nghiệp “dịch vụ” không thể thiếu của đô thị: nhà đèn Chợ Quán, nhà máy nước, hệ thống thủy đài khắp thành phố… và hệ thống nhà máy sản xuất, chế biến lương thực – thực phẩm như nhà máy lúa gạo dọc bến Bình Đông, nhà máy rượu, bia nước ngọt… Ngoài ra còn Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội, Sài Gòn (quận 5), Nhà máy Xà bông Cô Ba…

Các công trình kiến trúc và cảnh quan công nghiệp ngày nay được gọi là di sản công nghiệp đô thị. Trải qua hơn một thế kỷ tồn tại và phát triển – có thời Sài Gòn cực thịnh nhất Đông Nam Á, TP.HCM hiện còn rất ít công trình loại này. Đặc biệt từ đầu thế kỷ XXI những di tích này biến mất nhanh chóng, bởi vị trí “đất vàng” của chúng. Chỉ có Nhà máy Bia BGI trên đường Nguyễn Chí Thanh còn tồn tại. Dù qua mấy lần thay đổi “chủ” nhưng việc bảo toàn nhà máy tại vị trí cũ, việc xây dựng một phòng trưng bày – truyền thống trong nhà máy, sự trân trọng quá khứ của những người có trách nhiệm ở đây thật đáng quý!

Hồi đầu thế kỷ XX quá trình đô thị hóa đã làm nhiều làng nghề của Sài Gòn xưa di chuyển ra các tỉnh lân cận, như nhiều lò gốm của xóm Lò Gốm di chuyển lên Lái Thiêu, các làng nghề khác cũng mất dần dấu tích. Ngày nay việc các nhà máy di dời khỏi nội thành hoặc ra khỏi thành phố để bảo vệ môi trường, đến khu vực khác phù hợp với quy mô sản xuất mới và hiện đại là tất yếu. Tuy nhiên, nhiều thành phố trên thế giới đã có ứng xử khôn ngoan với loại hình di tích này.

Đối với những nhà máy, xưởng thủ công sản xuất hàng tiêu dùng mà nhãn hiệu đã trở thành thương hiệu của thành phố thì thường được giữ lại một phần và duy trì sản xuất, đưa chúng trở thành di sản văn hóa và sản phẩm du lịch. Phổ biến hơn là lựa chọn bảo tồn một số công trình công nghiệp tiêu biểu, mang ý nghĩa dấu mốc của lịch sử thành phố. Bảo tồn kiến trúc và cảnh quan đồng thời thay đổi công năng, trùng tu tôn tạo mang lại cho công trình sức sống mới, vừa tôn trọng lịch sử vừa mang lại lợi ích mới cho thành phố. Như vậy “kinh tế di sản” không chỉ có trong lĩnh vực di tích lịch sử – văn hóa mà còn có thể ứng dụng tại các di sản công nghiệp.

Trường hợp Nhà máy Bia Sài Gòn – Bia Con Cọp BGI – rất cần được ứng xử như vậy! Và cả chợ Bến Thành cũng cần được lưu tâm bảo tồn từ bây giờ. Bởi vì sắp tới hệ thống thương mại dịch vụ hiện đại nằm dưới tầng ngầm của ga metro trung tâm sẽ hoạt động, thu hút một lượng lớn khách du lịch cũng như người dân thành phố. Sức hoạt động và vai trò của chợ Bến Thành chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Lẽ nào chúng ta để cho công trình và biểu tượng lịch sử một thời của Sài Gòn xưa mất dần ngay trước mắt?

❖ Bài viết cùng chủ đề: Bia Saigon đoạt được 3 giải thưởng bia quốc tế (International Beer Awards) 2021: 2 bạc (silver) và 1 đồng (bronze) do Australian International Beer Awards tổ chức 2021… Xem chi tiết TẠI ĐÂY

❖ Chuyện về những chai bia của hãng BGI ở Sài Gòn trước 1975… @ Cochinchine Saigon

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Mar-2022_w1

✵✵✵✵✵✵

chotram-qr-code

Các bài viết sưu tầm: Mar 04, 22

Đảng CH Mỹ, Putin và Ukraine…
Huy Phương (37-22)
Trung Hoa Vắt Kiệt Nguồn Nước Châu Á…
Hát Bài “Rừng Lá Thấp…”
Qua Thiên Sơn…
Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine…

✵✵✵

Nhà văn Huy Phương qua đời ngày 25/02/2022, thọ 86 tuổi.

ANAHEIM, California (NV) – Nhà văn Huy Phương, tên thật là Lê Nghiêm Kính, sinh năm 1937, tại Huế, vừa qua đời lúc 4 giờ chiều Thứ Sáu, 25/02/22, thọ 86 tuổi., tại nhà riêng ở thành phố Anaheim.
huy-phuong-va-cac-tac-phamẢnh, © Đằng-Giao/Người Việt.

   − Trong những ngày cuối đời, phóng viên nhật báo Người Việt đã có cuộc trò chuyện với nhà văn Huy Phương. Ông vói tay lấy tập thơ “Chúc Thư Của Một Người Lính Chết Già” của chính mình, lật ra bài “Chúc Thư,” chỉ vào đoạn:

        “Khi tôi chết ván hòm xin đậy nắp
        Có vui chi nhìn người lính chết già
        Hổ thẹn đã không tròn ơn nước
        Tiễn tôi chi, thêm phí một vòng hoa
        Hãy quên tôi, người lính già lưu lạc…”

   − Chỉ thẳng vào câu “Đừng phủ lá cờ tổ quốc cho tôi…” ông nói bằng giọng cứng cỏi: “Tôi kịch liệt đả phá chuyện phủ quốc kỳ vì tôi không chết ở sa trường mà chết trong vòng tay thương yêu của vợ con. Chỉ những người hy sinh trên chiến trận mới xứng đáng được phủ cờ mà thôi.”

   − Nhà văn Huy Phương nguyên là giáo sư trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị. Tốt nghiệp Khóa 16 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và Khóa Sĩ Quan Thông Tin Báo Chí tại Hoa Kỳ. Biên tập viên báo chí đài Phát Thanh Quân Đội. Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến và Chỉnh Huấn, Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung… Báo Người Việt (25/02/22)


Các bài viết của Huy Phương và thân hữu (10)

   − Mỹ Nhân Và Danh Tướng

   − Chiếc lon gô một thời…

   − Tháng tư chống Cộng – Tháng mười chống nhau…

   − Tường cao, sông rộng, biển mênh mông!

   − Tha phương cầu thực

   − Nghìn năm bia miệng

   − ‘Mạ Thủ,’ những tay chửi mướn chuyên nghiệp

   − Thêm một sản phẩm ‘Made in China!’

   − Huy Phương Với ‘Ngậm Ngùi Tháng Tư’

   − Huy Phương – trên sân ga cuối đường tàu


✵✵✵

Đảng Cộng hòa đứng ở đâu trong cuộc xâm lược Ukraine của Putin?

© Lê Tây Sơn

Nguồn: Dân Chủ – Nhân Quyền Cho Việt Nam (24/02/2022)

Cựu Tổng thống Donald Trump và những người ủng hộ ông, đã ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin và chỉ trích Tổng thống Biden khi cuộc khủng hoảng Ukraine bùng phát. Một nhóm các nhân vật cực hữu tên tuổi cũng lên tiếng ngưỡng mộ Tổng thống Nga…

Ai khâm phục Putin?

Trong khi nước Mỹ cố tập hợp đồng minh truyền thống và áp đặt các hình phạt cứng rắn đối với hành vi xâm lược của Nga đối với Ukraine, một nhóm nhà bình luận có tiếng thuộc đảng Cộng hòa và cánh hữu đang bày tỏ sự ca ngợi và ngưỡng mộ đối với “sức mạnh và sự khôn khéo” của Putin. Dù hầu hết đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội ủng hộ đường lối cứng rắn chống lại Moscow, hoặc muốn cứng rắn hơn nữa, thì các đảng viên Cộng hòa bảo thủ, những người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump, và các nhân vật truyền thông bảo thủ cho rằng “Putin nên được để yên, hoặc thậm chí nên được người Mỹ chúc mừng!” Đọc tiếp…

Trung Hoa Vắt Kiệt Nguồn Nước Châu Á…

© Ngô Thế Vinh

Nguồn: Tạp Chí Hợp Lưu (11/02/2022)

Dẫn Nhập: Các dân tộc sống trên lục địa Châu Á ở hạ lưu các dòng sông từ Tây Tạng và Trung Hoa chảy xuống, trên 1,6 tỉ người này đã phải gánh chịu hết cả thiệt hại kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp và môi trường các hạ vực đã bị thoái hóa dần dần suốt nhiều thập niên qua trong khi China hưởng hết ích lợi nhờ thủy điện vì trên thượng nguồn họ xây hàng trăm con đập, tàng trữ hàng trăm tỉ mét khối nước, giam hãm 90% phù sa và thay đổi toàn diện dòng chảy môi sinh trên toàn lưu vực. Nhưng tham vọng Trung cộng chưa dừng lại, Trung hoa đã bắt đầu xây một đại công trình mang tên Sông Cờ Đỏ, dài trên 6.180 km để hàng năm chuyển dòng lấy 60 tỉ mét khối nước ngay từ nguồn không cho xuống hạ lưu sông Mekong, Salween và Brahmaputra. Sông Cờ Đỏ của Trung hoa là một mối đe doạ tiềm tàng to lớn, với khả năng gây ra tội ác cho nhân loại – imminent threat to humanity. Trung cộng tránh không ký bất cứ một hiệp ước hợp tác sông ngòi quốc tế nào, để họ đơn phương thực hiện những tham vọng của mình. Không một siêu cường nào trên thế giới ngạo mạn khai thác dòng nước bất chấp cuộc sống của bao nhiêu triệu cư dân hạ lưu như thế. Việt Ecology Foundation

major-rivers-sourced-in-tibet Ảnh hopluu.net

Tây Tạng, nơi phát xuất những con sông lớn của Châu Á: (1) Dương Tử, (2) Hoàng Hà, (3) Indus, (4) Sutlej, (5) Yarlung Tsangpo – Brahmaputra, (6) Irrawaddy, (7) Salween, (8) Mekong. [nguồn: Meltdown in Tibet, Michael Buckley, Palgrave MacMillan 2014] [3]

Bắc Kinh có khả năng dùng “vũ khí nước” như một đòn ngoại giao bắt 25% dân số thế giới làm con tin / holding hostage. Khác với những hồ chứa đập thuỷ điện, vừa giữ nước vừa xả nước, Sông Cờ Đỏ là một chiến lược đổi dòng lấy nước – có nghĩa là 100% lượng nước này sẽ bị mất đi – không bao giờ được đền bù, đối với các quốc gia hạ nguồn. [1]

Bắc Kinh có khả năng dùng “vũ khí nước” như một đòn ngoại giao bắt 25% dân số thế giới làm con tin / holding hostage. Khác với những hồ chứa đập thuỷ điện, vừa giữ nước vừa xả nước, Sông Cờ Đỏ là một chiến lược đổi dòng lấy nước – có nghĩa là 100% lượng nước này sẽ bị mất đi – không bao giờ được đền bù, đối với các quốc gia hạ nguồn. Đọc tiếp

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Hát Bài “Rừng Lá Thấp”

Post bài viết này để nhớ đến ông bạn “Tài Ìa, rừng lá thấp” của NNQ đã lâu không gặp (NnQ).

© Cam Li Nguyễn Thi Mỹ Thanh

Nguồn: Việt Báo | (28/04/2012)

rung-la-thap-lyric “Rừng Lá Thấp”, Ảnh hopamviet.vn

Phố xá Las Vegas tấp nập, nhộn nhịp suốt ngày đêm. Có những điều rất tương phản mà vui vui. Đêm, đèn thắp sáng choang. Thành phố không có một phút nào ngủ. Ngày, có thể ngắm bầu trời hoàng hôn sẫm tối bên trong khuôn viên những khách sạn. Đó là những vòm trời nhân tạo nhưng trông “rất thật”. Các khu vực khách sạn nối kết với nhau như những phần của một thành phố. Nơi đó diễn ra những trò chơi, những show ca nhạc, xiếc, ảo thuật, hoạt cảnh, và, dĩ nhiên, những sòng bài.

Thật ra có những người đến Las Vegas không để đánh bài. Họ tìm một không gian thu nhỏ gồm những biểu tượng của một số nơi nổi tiếng trên thế giới. Họ vui với tháp Eiffel và Khải Hoàn Môn của Paris, Tượng Nữ Thần Tự Do của New York, những tượng nhân sư của Ai Cập, hay những tượng thần La Mã; đi thuyền trên dòng kinh ở thành phố Venice thu nhỏ… trên lầu, rồi thưởng thức nhạc nước, ăn uống… nội chừng đó cũng đã chiếm hết bao nhiêu thời gian rồi, không còn rảnh để vào casino…Đọc tiếp

Qua Thiên Sơn…

Đi Trên Đường Tơ Lụa Cũ, Mới

© Nguyễn Công Khanh

Nguồn: Tạp Chí Hợp Lưu | 15/12/2021

Qua Thiên Sơn kìa ai chén rượu vừa tàn…” Đó là một câu trong Hòn Vọng Phu, bản trường ca bất hủ của nhạc sĩ Lê Thương, gồm ba bài sáng tác từ năm 1943 đến 1947. Một trong những bản trường ca đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam.

nhac-hon-vong-phu-le-thuong “Hòn Vọng Phu”, Ảnh cungtapnhac.com

Lê Thương đã nghiền ngẫm đề tài người chinh phu từ lâu trước khi sáng tác. Theo Net, nhạc sĩ đọc thuộc “Chinh Phụ Ngâm”, cả nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn và bản dịch chữ Nôm của Đoàn Thị Điểm. Ngoài ra, Lê Thương đã bắt gặp nhiều hình tượng người chinh phụ ngoài đời thực. Nàng Tô Thị bồng con chờ chồng đến nỗi hóa thành đá ở Lạng Sơn, người chinh phụ trên núi Đá Bia, ở Phú Yên, phía đông đèo Cả, thậm chí là cả Vọng Phu Thạch ở Trung Hoa khi ông vượt qua biên giới Việt Trung. Tất cả những hình tượng này đều khiến Lê Thương đưa ra một chiêm nghiệm: Dù ở phương trời nào, chiến tranh luôn gây ra nỗi đau đè nặng lên người phụ nữ. Cảm xúc đó đã khiến nhạc sĩ xúc động sâu sắc để viết bộ ba bài hát Hòn Vọng Phu.

Đoàn Thị Điểm đã viết trong đoạn mở đầu Chinh Phụ Ngâm:
“Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
Chín tầng gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh”

Tất cả những cảnh bi hùng trong Chinh Phụ Ngâm đều đã ẩn hiện trong trường ca Hòn Vọng Phu của Lê Thương… Đọc tiếp


Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine…

Nguồn: https://nghiencuuquocte.org | (09/02/2022)
Phiên dịch từ Why Russia Has Never Accepted Ukrainian Independence, | The Economist, 18/12/2021

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tám giờ tối Chủ nhật, ngày 08/12/1991, Mikhail Gorbachev, Tổng thống Liên Xô, nhận được một cuộc điện thoại bằng đường dây tối mật. Người ở đầu dây bên kia là Stanislav Shushkevich, một giáo sư vật lý khiêm tốn, người mà vài tháng trước đó, trong công cuộc cải tổ của Gorbachev, đã được giao đảm nhận chức vụ lãnh đạo Cộng hòa Belarus thuộc Liên Xô. Shushkevich gọi từ một cabin đi săn trong khu rừng Belovezh tươi đẹp để nói với nhà cải cách vĩ đại rằng, ông đã ‘mất việc’: Liên Xô đã kết thúc rồi.

Nhìn lại, dấu hiệu cáo chung đã xuất hiện từ tháng 8, khi KGB, những nhân vật Cộng sản cứng rắn và quân đội đã buộc Gorbachev chịu quản thúc tại gia, và tiến hành một cuộc đảo chính. Sau ba ngày kháng cự hòa bình, dẫn đầu bởi Boris Yeltsin, Tổng thống Cộng hòa Xô viết Nga, họ đã rút lui. Sự kiện đó đã loại trừ mọi khả năng quay trở lại một Liên Xô trong quá khứ. Nhưng Gorbachev vẫn nuôi hy vọng về một người kế nhiệm hậu Xô Viết theo chủ trương tự do, như một cách để có thể giữ, chí ít là, một số nước cộng hòa liên kết với nhau. Cuộc gọi của Shushkevich đã giết chết hy vọng cuối cùng đó… Đọc tiếp

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Feb-2022_w2

✵✵✵✵✵✵

chotram-qr-code

Các bài viết sưu tầm: Feb 11, 22

Hụt vợ…

48 Năm Hải Chiến Hoàng Sa…

Một Thời Phật Học Rực Rỡ…

Hụt vợ…

Nói nào ngay, cũng nhờ chương trình HO, ODP rầm rộ của những năm 1990’s mà tình trạng gái thiếu trai thừa của cộng đồng tỵ nạn Việt Nam ở hải ngoại mới được cải tiến rõ rệt và dần cân bằng tỷ số. Ai lỡ vượt biên qua Mỹ cái thời 80’s nhớ lại mà… kinh hoàng! Đến nỗi có lần ông Nguyễn Ngọc Ngạn phải than bà góa năm con mỗi sáng thức dậy cũng có một tá hoa tươi để trước cửa…

Xem tiếp…

© Ảnh minh họa @ tiengthongreo

Và anh em tôi đã vượt biên đến Mỹ trong thời gian khủng hoảng con gái đó, ở trọ share phòng gia đình nhà anh chị T. môt thời gian. Chị T chủ nhà thương anh em tôi như em, nên thấy hai thằng nhỏ cũng hăm mốt hăm hai rồi mà tối ngày chỉ lo học, lo làm, không quen biết bạn gái nào, tội nghiệp. Chị hứa sẽ kiếm mối làm mai cho hai đứa. Chị T đi làm quen biết nhiều với mấy bà trong hãng may ra biết con cái họ giấu ở đâu chứ cỡ anh em tôi thì đành chịu.

Một hôm chị cho biết đã kiếm ra bà trong hãng có hai cô con gái trạc tuổi, nên nhứt định làm mai. Chỉ một điều duy nhứt chị dặn dò là nhà này vốn đạo dòng. Họ chỉ muốn cho con cái giao thiệp với những người cùng đạo mà thôi. Cho nên chị đã nhận đại với người bạn, anh em tôi là bà con của chị. Chị biết rõ gốc tích là… cũng có đạo.

Vậy đó, cứ nhận đại đi, đâu ai tra tấn hạch hỏi gì mà sợ! Thấy tôi ngại, chị trấn an “Đừng lo. Nó mà thương rồi thì đạo hay không đạo không thành vấn đề. Chủ yếu là họ biết tụi em có đạo họ mới cho làm quen. Sau này đổ bể mọi chuyện chị gánh cho. Con trai gì mà nhát vậy?”

Có chị đỡ đầu, lại bị nói khích, anh em tôi hăng hái ra đi. Hai chị em đó, chị thì bằng tuổi tôi, còn cô em thì bằng thằng em. Xứng đôi vừa lứa hết sức luôn! Hôm đó lần đầu tiên gặp mặt nhưng thành công mỹ mãn. Gia đình họ cũng lịch sự, hỏi han qua loa rồi để cho bốn chúng tôi tha hồ hàn huyên đủ mọi chuyện. Trên đường về chị T vui lắm cho biết bố mẹ của mấy cô tuy không xen vô nhưng vẫn để ý và nhận xét. Họ khen anh em tôi sáng sủa, lễ phép. Coi như OK bước đầu rồi.

Đang khoái chí, thằng em tôi bỗng nói:
– Hồi nãy nhỏ P hỏi tên thánh của em là gì.

Tôi giật mình. Ờ nhỉ. Tụi tôi nào biết tên thánh là… cái chi? Chị T cũng lo ngại:
– Chết. Chị quên. Rồi em… trả lời sao?

Nó tỉnh bơ:
– Chị không chỉ em vụ này nên em nói đại tên thánh em là… CHARLES BRONSON. Hì hì hay không chị?

Nghe nó nói, chị T gục đầu xuống ghế muốn xỉu luôn, may mà chị không lái xe!

Lần đó dĩ nhiên cả thằng anh thằng em đều hụt vợ!

(Trần Văn Lương kể)

Nguồn: tiengthongreo.blogspot (29/12/21)

Tưởng Niệm 48 Năm Hải Chiến Hoàng Sa…

© Trần Củng Sơn

Nguồn: Việt Báo | 18/01/2022

Tưởng Niệm 48 Năm Hải Chiến Hoàng Sa 19/1/1974 – 19/1/2022

ban-do-hoang-sa
Bản đồ Hoàng Sa, Ảnh vietbao.com

Để đối phó với sức mạnh của Liên Xô, tổng thống Hoa Kỳ là Nixon đã đến Bắc Kinh ngày 21 tháng 2 năm 1972 bắt tay chủ tịch Trung Cộng là Mao Trạch Đông và thông cáo chung Thượng Hải ra đời khởi đầu cho sự liên lạc gắn bó giữa hai nước Mỹ và Tàu. Và Hoa Kỳ đã làm ngơ để cho Trung Cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 19-1-1974. Sau mấy chục năm, bây giờ nước Mỹ mới hiểu rằng đây là một toan tính sai lầm vì Trung Cộng hiện nay đã dùng Hoàng Sa làm bàn đạp để thực hiện kế hoạch thôn tính toàn vùng Biển Đông.

Trận hải chiến Hoàng Sa, lực lượng hải quân Việt Nam Cộng Hòa mặc dù oai hùng chống trả nhưng là một nước nhỏ làm sao chống cự nổi một cường quốc Trung Cộng cho nên quần đảo Hoàng Sa đã bị kẻ địch chiếm lấy. Hạm trưởng Ngụy Văn Thà của chiến hạm HQ10 Nhật Tảo đã hi sinh cùng hơn bảy mươi chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa… Đọc tiếp

Một Thời Phật Học Rực Rỡ…

© Mạnh Kim

Nguồn: dòng sông cũ (21/01/2022)

Khó có thể quên những tên tuổi lẫy lừng Thích Minh Châu, Kim Định, Vũ Văn Mẫu, Tôn Thất Thiện, Bửu Lịch, Nguyễn Xuân Lại, Ngô Trọng Anh, Phạm Công Thiện, Tuệ Sĩ, Lê Mạnh Thát, Dương Thiệu Tống, Lê Tôn Nghiêm, Ngô Trọng Anh, Vũ Khắc Khoan… Họ là những người nhẹ nhàng đặt từng viên gạch nặng trịch góp phần dựng lên tòa lâu đài tư tưởng vĩ đại của Phật học, trên nền tảng triết lý “Duy Tuệ Thị Nghiệp” (tạm hiểu: lấy việc phát triển trí tuệ làm căn bản).

Tiếc thay, tòa lâu đài dang dở đã bị đánh sập sau năm 1975.

vien-dai-hoc-van-hanh Viện Đại học Vạn Hạnh, Ảnh thuvienhoasen

Thập niên 1960 và nửa đầu những năm 1970 là sự bùng nổ của sách triết học và Phật học tại miền Nam. Trong cuốn Văn Học Miền Nam Tổng Quan, ông Võ Phiến thuật: “Tạp chí Giữ Thơm Quê Mẹ (xuất bản từ tháng 7-1965), tạp chí Vạn Hạnh (xuất bản từ tháng 1-1970), Viện Đại học Vạn Hạnh, Nhà xuất bản Lá Bối (ra đời tháng 10-1964), bấy nhiêu cơ sở văn hóa qui tụ văn nghệ sĩ, trí thức để phát huy ảnh hưởng văn hóa Phật Giáo. Ảnh hưởng ấy rộng rãi và mạnh mẽ… Ngoài ra nhiều nhà xuất bản khác cùng đua nhau in sách về Phật, về Thiền của những Suzuki, Krishnamurti, sách dịch Chí tôn ca (Bhagavad Gita)… Hương thiền tỏa rộng và thấm sâu vào thi ca…” Đọc tiếp

Các bài viết liên hệ:  
− Vai trò của Viện đại học Vạn Hạnh trong hệ thống giáo dục bậc đại học ở Việt Nam Thư Viện Hoa Sen (31/08/15)
   − Viện đại học tư thục Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam https://gocxua.net (13/12/21)
   − Lịch Sử Viện Đại Học Vạn Hạnh https://aihuuvanhanh.net 2014 – 2022

   ❖ Thân mời đọc thêm vài nét về Trường Đại Học Chính Trị Kinh Doanh Viện ĐH Đà Lạt

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Feb-2022_w1

✵✵✵✵✵✵

chotram-qr-code

Các bài viết sưu tầm: Feb 04, 22

Chán cơm thèm Phở.
Niềm Tin Tìm Lại…
Nét đẹp trong tiếng Việt…
Trường CTKD Đà Lạt

Chán cơm thèm Phở

Cười Chút Xíu…

1. Đàn ông chán cơm thèm Phở. Sao lúc tắt thở, không cúng #phở, lại cúng cơm.

© Ảnh minh họa @ hoainiemtayninh

2. Từ Điển về chử Quan:

   – Lãnh đạo giỏi: Quan TÀI.
   – Được bổ nhiệm: NHẬP Quan,
   – LUÂN Chuyển: DI Quan,
   – Ghế LUNG LAY: ĐỘNG Quan,
   – VỀ Hưu: HẠ Quan.

3. Vé Số: Kiếm tiền tỷ không khó, 5h chiều là có. Không cần trình độ, chỉ cần trời độ!

4. Thanh niên đưa vợ đi khám HỌNG rất nhiều nơi vì cưới nhau 6 năm chưa từng được nghe vợ nói một câu nhẹ nhàng với chồng…

5. Quán Trốn Vợ: Nơi hội tụ các đấng mài râu!

   – Trùm đồ nướng
   – Má heo nướng muối ớt.
   – Cà tím nướng mỡ hành.
   – Và còn nhiều món khác ngon hơn ở nhà…

ĐC: Thôn 1, xã Trà Mại, Nam Trà My
Đt: 0402356789

* Trước khi đến đây hãy nghĩ về hậu quà

Nguồn: hoainiemtayninh.blogspot.com | 04/01/2022


Nét đẹp trong tiếng Việt…

    Gió đưa cành trúc la đà, muốn không dương tính ở nhà đừng đi.

    Má ơi đừng gả con xa, gả con qua Úc, Canada được rồi.

    Râu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ ngó lắc đầu không ăn.

TS Trần Hồng Vân @ SBS

Niềm Tin Tìm Lại…

© Alan PHAN

Nguồn: Góc nhìn của Alan | 31/08/2011

Niềm tin mà tôi tưởng đã mất lại le lói hiện ra trên một cánh đồng nhỏ vùng Trà Vinh trong những tâm hồn nhân hậu, tử tế không bị ô nhiễm bởi những suy đồi của xã hội bao quanh. Chúng ta còn hy vọng, thì định mệnh quê hương còn thay đổi.

MyLan Group – Long Duc Tra Vinh VN, © Ảnh mylangroup.com

Là một người luôn tin vào thế mạnh của doanh nghiệp tư nhân trong việc xây dựng nền kinh tế quốc gia, mỗi lần về lại quê hương là tôi thắp đuốc đi tìm các doanh nhân, đại gia Việt thành công để nhận lãnh những bài học mà tôi nghĩ là thực tiễn cho thế hệ sau này. Có rất nhiều tấm gương thành công của Việt kiều tại Âu, Mỹ, Úc… nhưng tôi muốn nhìn thấy tận mắt một đặc sản “made in Vietnam”.

Tôi không lưu tâm đến lãnh vực doanh nghiệp nhà nước. Các vị quản lý này thường được bổ nhiệm do những liên hệ, gốc rễ không rõ ràng và kết quả kinh doanh của họ đã thể hiện khả năng thực sự với những tỷ số tài chánh yếu kém như mức hòan trái trên vốn , doanh thu trên tài sản , hay doanh thu và lợi nhuận của mỗi nhân viên. Vẫn có những ngoại lệ, nhưng nếu phân khúc công của nền kinh tế hoạt động hữu hiệu và sắc bén thì Liên Bang Xô Viết và Trung Quốc đã làm bá chủ thế giới cách đây vài chục năm trước. Cha chung vẫn không ai khóc… Đọc tiếp

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Thành ngữ, tục ngữ

nét đẹp trong tiếng Việt…

© TS Trần Hồng Vân

Nguồn: SBS | 16/01/2022

Thành ngữ, tục ngữ khác nhau như thế nào? Thành ngữ, tục ngữ có gốc Hán được dùng như thế nào? Chúng ta có đang dùng sai thành ngữ tục ngữ không? Thành ngữ tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh có gì giống nhau không?

Khi giao tiếp hàng ngày, chúng ta ít nhiều đều dùng đến thành ngữ, tục ngữ để diễn đạt ý của mình hiệu quả và thú vị. Thành ngữ, tục ngữ không chỉ đơn giản là một khía cạnh ngôn ngữ mà còn là một phương diện giúp ta hiểu thêm về văn hóa của một đất nước.   

Theo các từ điển hiện có, tiếng Việt có khoảng 10.000 thành ngữ, tục ngữ. Được mệnh danh là những chiếc “túi khôn”, thành ngữ, tục ngữ đúc kết kiến thức dân gian về những gì diễn ra trong cuộc sống và có ý nghĩa giáo dục, truyền đạt kinh nghiệm và dạy con người ta cách đối nhân xử thế. Thành ngữ, tục ngữ thường có tính chất ngắn gọn, hàm súc, do đó giúp người ta “vẽ mây, nẩy trăng” để “nói ít, hiểu nhiều” trong giao tiếp. Ngoài ra, thành ngữ, tục ngữ, nếu được vận dụng uyển chuyển, linh hoạt đôi khi còn có tác dụng tạo bầu không khí vui vẻ và giảm căng thẳng, nếu không may xảy ra trong giao tiếp. Ví dụ như, gặp phải tình huống nói chuyện nặng nề, câu ca dao “Kim vàng ai nỡ uốn câu, người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời” có lẽ sẽ giúp làm dịu đi không khí căng thẳng… Đọc tiếp

Trường Chánh Trị Kinh Doanh

Viện Đại Học Đà Lạt

© Hoà Giang Đỗ Hữu Nghiêm

Nguồn: http://www.conggiaovietnam.net | 02/2008

(NNQ: Trích từ: Viện Đại Học Đà Lạt Giửa Lòng Dân Tộc Việt Nam 1957-1975 (2/2008) của Đỗ Hữu Nghiêm @ conggiaovietnam.net)

University of Dalat, 1957-1975, © Ảnh daihoithunhan.weebly.com

Người biên khảo cố tổng hợp một hình ảnh hết sức đầy đủ về những chặng đường của Viện Đại Học Đà Lạt theo cái nhìn chắc chắn có hạn chế. Nhưng người viết đã thực hiện bằng tất cả tấm chân tình xây dựng, yêu mến, lương tri và nhận thức sử học tích lũy được từ các bậc ân sư tiền bối. Chắn hẳn có thể có những sự kiện chi tiết không làm vừa ý người này người khác, nhưng xin hãy đọc mấy dòng chữ này với tâm hồn bình thản, tha thứ, cảm thông, quảng đại và thân ái. Người biên khảo tiếp tục đón nhận mọi phê bình và góp ý xây dựng từ mọi nơi, mọi phía độc giả. Người biên khảo luôn tâm niệm rằng: “Thà đốt lên một đốm lửa, con hơn là ngôi yên nguyền rủa bóng tối”, dù vẫn biết là công việc mình làm còn đầy khuyết nhược điểm, chủ quan… Đọc tiếp

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Jan2022-w3

✵✵✵✵✵✵

chotram-qr-code

Các bài viết sưu tầm: Jan 21, 22

Ông Đồ Già…
Giáo sư Nguyễn Văn Bông…
Lá phiếu của họ
Trần Dần Và Tố Hữu…
Sách lược Tào Tháo…
Luật Covid VN: F0, F1…

Ông Đồ Già (Vũ Đình Liên)

Ông đồ (Vũ Đình Liên).

ong-do-giaÔng đồ, Ảnh minh họa.

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người quạ

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay.

Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Vũ Đình Liên (1913-1996), học sinh trường Bưởi tức trường Trung học Bảo Hộ (Lycée du Protectorat). Năm 1932, khi thi đỗ Tú tài, ông ghi danh theo học trường Luật và dạy tư tại các trường Thăng Long, Gia Long, Hoài Đức… Một thời gian làm quản lý các báo Tinh Hoa, Revue Pédagogique (Tạp chí Sư Phạm), Kim Hoa và làm tham tá Sở Thương Chính, Hà Nội.

Thơ của ông in rải rác trên những báo Loa, Tinh Hoa, Phong Hóa, Ngày Nay, Phụ Nữ Thời Đàm, Trung Bắc Chủ Nhật. Vũ Đình Liên viết không nhiều và từ giã thi đàn khá sớm, văn thơ lưu lại ít nhưng đều có giá trị, đặc biệt là bài ‘Ông Đồ’


Về cái chết của giáo sư Nguyễn Văn Bông

© Phan Ba

Nguồn: phanba.wordpress.com | 02/06/2016

Giáo sư Nguyễn Văn Bông, © Ảnh phanba.wordpress.com

Giáo sư Nguyễn Văn Bông là một trong số rất ít giáo sư Việt Nam có bằng Thạc sĩ Công pháp Quốc tế. Đầu năm 1963, ông quyết định về nước làm việc.

Sau khi về nước, ông dạy môn luật hiến pháp và khoa học chính trị tại Trường Đại học Luật Sài Gòn và Học viện Quốc gia Hành chánh.

Tác phẩm: Luật Hiến pháp và Chính trị học. Sài Gòn, 1967 (in lần thứ nhất), 1969 (in lần thứ hai), 2013 (bản điện tử do pro&contra thực hiện)

Sau cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông được chính quyền mới bổ nhiệm làm Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh thời Đệ nhị Cộng hòa. Rất nhiều sinh viên do ông đào tạo về sau nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đầu năm 1964, ông thành hôn với bà Thu Vân, người sinh viên đã rời bỏ nước Pháp để về thành hôn với ông, dù ông “chỉ là một giáo sư nghèo” hơn bà đến mười tuổi.

Cuối năm 1968, được sự cổ vũ của người bạn cũ Nguyễn Ngọc Huy, bấy giờ là một trong những lãnh đạo của đảng Tân Đại Việt, ông thành lập Phong trào Quốc gia cấp tiến, một tổ chức chính trị đối lập với chính phủ của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, với thành viên đa số là học trò của ông…

Xem Tiếp

Hai lần bị mưu sát:

1. Ngày 25 tháng 11 năm 1968, một quả bom phát nổ cạnh phòng làm việc của ông tại tầng hai Học viện Quốc gia Hành chánh, trái bom đặt trên cao, hơi ép do tiếng nổ đẩy ông té xuống và tuột dưới bàn. Tuy nhiên, ông thoát chết nhờ cái bàn giấy vững chắc giữ cho ông không bị cả bức tường đè bẹp. Theo nhà báo Nam Thi thuộc báo Thanh Niên, trong bài viết “Bí mật điệp báo chưa từng công bố: đốt cháy con bài của Mỹ” đã xác nhận hai người chịu trách nhiệm về vụ ám sát hụt Giáo sư Bông vào 25 tháng 11, 1968 chính là luật sư Đỗ Hữu Cảnh và công nhân Trần Văn Hoành. Cả hai đều là người của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Nguyên nhân: Những hoạt động chính trị tích cực của ông khiến ông trở thành mục tiêu ám sát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nguyễn Văn Bông bị ám sát vì ông “đang chuẩn bị lên nắm ghế thủ tướng. Nếu G.33 đã nắm chức, sẽ rất khó hành động vì khi ấy việc bảo vệ ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu tình huống này xảy ra, cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền ngụy chuyển từ quân sự sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch”

2. Vào ngày 10 tháng 11 năm 1971, tổ trinh sát vũ trang Ban An ninh T4 bao gồm Vũ Quang Hùng và Lê Văn Châu tổ chức ám sát ông tại ngã tư Cao Thắng – Phan Thanh Giản, bằng cách ném cái cặp chứa 4 kg chất nổ C4 được liên kết với ba trái lựu đạn xuống gầm xe của ông đang ngừng tại đèn đỏ ngã tư. Giáo sư Bông thiệt mạng cùng các cận vệ của ông. Lúc đó ông mới 42 tuổi. Sự kiện Nguyễn Văn Bông bị ám sát không chỉ làm sụp đổ kế hoạch thay đổi nhân sự của Việt Nam Cộng hòa mà còn làm cho nội bộ chính quyền này nghi ngờ lẫn nhau. Theo báo Công An TPHCM, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và dư luận cho rằng phe Trần Thiện Khiêm thực hiện vụ ám sát này để cố giữ chức Thủ tướng.

Bài của Vũ Quang Hùng tường thuật vụ ám sát Nguyễn Văn Bông

Giáo sư Nguyễn Văn Bông, © Ảnh phanba.wordpress.com

* “Chiến công” này, chính ông Vũ Quang Hùng kể lại trong một bài đăng trên tạp chí Đứng Dậy của Linh Mục Chân Tín năm 1976. Đến tháng 4/2000, trong dịp kỷ niệm 25 năm ngày chiến thắng 30 tháng 4 nhà báo chuyên về các đề tài tình báo Nam Thi của báo Thanh Niên cũng kể lại chuyện này, trong đó có ghi rõ vai trò trợ giúp đắc lực của Nguyễn Hữu Thái.

Theo vợ của giáo sư Nguyễn Văn Bông, bà Jackie Bong-Wright, tác giả “Mây Mùa Thu”, (Autumn Cloud), Capital Books, Inc. (2001): “Cũng giống như ông Martin, tôi tin là Việt Cộng giết Bông. Điều này đã được xác định năm 1976 trong cuốn sách mang tựa đề Giải Phóng, được viết bởi nhà báo Ý tả khuynh Tiziano Terzani, người đã ở lại Sài Gòn trong thời gian Việt Cộng chiếm Sài Gòn. Ông đã phỏng vấn những người anh em cộng sản của mình, những người này đã hãnh diện cho biết là họ ra lệnh cho những đồng chí của mình, trong đó có Nguyễn Hữu Thái, giết Bông.”

Như vậy, đồng phạm giết GS Nguyễn Văn Bông bao gồm cả Nguyễn Hữu Thái.

© Phan Ba

Thân mời đọc thêm @ phanba.wordpress.com

Đọc thêm:

Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng Sài Gòn – Dân Việt (30/04/2011)
Về cái chết của GS Nguyễn Văn Bông.

Luật Hiến pháp và Chính trị học, GS Nguyễn Văn Bông (dưới dạng PDF)

Bà con có thể đọc và download toàn bộ sách này về máy @ TẠI ĐÂY

    ❖ Ghi Chú: Bà con không cần log-in với Dropbox, (đóng log-in window lại) đẻ xem hay tãi về máy.

⟩⟩Trở Về Đầu Trang


Lá phiếu của họ

© Phạm Thị Hoài

Nguồn: http://www.procontra.asia | 30/10/2020

Gần đây tôi nhận được một số tin nhắn từ người Việt ở Mỹ ủng hộ Trump. Mẫu số chung của những lời thóa mạ và cả đe dọa cá nhân này là chống cộng; tôi được tặng danh hiệu “mụ cộng cái”, chứng chỉ “con chó điên ăn cứt cộng sản” và một suất chắc chắn dưới địa ngục sau ngày 3/11 sắp tới. Tôi không có gì chung với chủ nghĩa chống cộng thời đồ đá cũ của họ, nhưng có thể hiểu vì sao họ thăng hoa như thế trong đợt bầu cử ở Hoa Kỳ lần này. Câu trả lời là Trump trong vai một McCarthy mới.

Chủ nghĩa McCarthy, tìm và diệt cộng sản, hoành hành ở Mỹ cả một thập niên mở đầu Chiến tranh Lạnh với sự đồng tình rộng rãi của xã hội Mỹ. Hàng ngàn người bị tình nghi, vu khống, trục xuất, phá sản, chôn vùi sự nghiệp, tự tử hay kết án oan là cộng sản hay dính líu với cộng sản, chúng ta đã biết những nạn nhân nổi tiếng: Charlie Chaplin, Humphrey Bogart, Orson Welles, Thomas Mann, David Bohm, Robert Oppenheimer, Albert Einstein…

Xem Tiếp

Trump có thể thất bại ở một số chính sách, song hết sức thành công trong việc đánh thức nỗi sợ hay kích động nỗi ám ảnh luôn tiềm ẩn trong xã hội Mỹ đối với tất cả những gì bị coi là cộng sản hay thiên cộng. Đảng Dân chủ, New York Times, CNN, BLM, George Clooney, Đại học Harvard, Colin Kaepernick, Hollywood, Borat, con gái của Rudy Giuliani, một số tướng về hưu và chưa về hưu, các thành viên chính phủ bị đuổi việc hay tự bỏ chạy, cả Never Trumpers từ phe bảo thủ, và tất nhiên con virus Tàu…, tất cả đều là hiểm họa cánh tả và cộng sản cho nước Mỹ. Đồng chí Biden mà thắng thì Tổng Bí thư Pelosi sẽ nhuộm đỏ nước Mỹ. Chủ nghĩa xã hội sẽ thống trị. Bóng đêm sẽ ập xuống. Chúa sẽ bỏ đi. Nào, bây giờ thử đoán Chúa sẽ cử ai đại diện trong lúc mình vắng mặt? Ai sẽ là ngọn đuốc xua tan đêm tối? Ai sẽ cứu nước Mỹ, cứu nền dân chủ Mỹ, cứu thế giới tự do?

Chủ nghĩa cộng sản đã thất nghiệp từ 30 năm nay, nhưng bóng ma của nó thì vô cùng bận rộn, hơn cả thời xuất hiện để mở đầu bản tuyên ngôn lập ngôn của Marx và Engels. Căn cứ vào chỉ đạo tư tưởng trong 50.000 bài xã luận chữ to trên Twitter của Trump thì tổ sư cộng sản ở Mỹ chính là Tổng thống Franklin D. Roosevelt với chính sách New Deal và Luật An sinh Xã hội. Tổng thống Lyndon B. Johnson với Medicare, Medicaid và đặc biệt Đạo luật Dân quyền cũng phải là cộng sản hạng bự. Hai ông có sống lại mà ra tranh cử chắc chắn sẽ bị người Việt cho ôm đầu máu mà chạy về Bắc Kinh. Trong show McCarthy Reloaded đang diễn nước rút, Tập thay thế Stalin, Trung Cộng sắm vai quỷ đỏ Sô-viết.

Tôi được biết là mình đã bị Tàu mua đứt, hình như khá được giá, nên vừa chăm chỉ lục laptop tìm Nhân dân tệ thất lạc giữa đống bản thảo văn chương không ai thèm mua vừa chăm sóc một sự cảm thông nhất định với những đồng bào đang đem chính nghĩa quốc gia chống cộng ra tương tác trong show dũng sĩ da cam ngăn chặn làn sóng đỏ nuốt chửng Hoa Kỳ. Cầu nối giữa Trump và McCarthy, không có gì đáng ngạc nhiên, là luật gia Roy Cohn. Sau sự nghiệp đánh hơi cộng sản cho McCarthy, Cohn hành nghề luật sư ở New York City. Không chỉ là khách hàng của Cohn như hàng loạt bố già mafia, Trump còn tìm thấy ở nhân vật quái đản này tất cả những gì sẽ in đậm dấu vết lên số phận và tính cách khác thường của mình.

Dù sẽ để lại hậu quả lâu dài hơn chủ nghĩa McCarthy, rồi cuối cùng chủ nghĩa Trump cũng sẽ qua đi. Nhưng vấn đề nan giải của mô hình dân chủ bỏ phiếu thì vẫn còn lại, như lời than trước khi nhắm mắt của Albert Einstein với người tình cuối cùng, nàng thủ thư Johanna Fantová ở Đại học Princeton, rằng không thể vượt qua sự thống trị của những kẻ ngu, vì họ đông quá, và lá phiếu của họ cũng được tính hệt như lá phiếu của chúng ta.

© Phạm Thị Hoài

Thân mời đọc thêm @ http://www.procontra.asia/

Ghi chú: McCarthyism (NNQ: Sưu tầm )

– McCarthyism: Hiện tại thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi để đặt tên cho các tình huống trong đó những người cai trị, gọi “an ninh quốc gia”, bức hại đối thủ mà không tôn trọng quyền lập hiến. Lấy trường hợp chính quyền của một quốc gia ra lệnh điều tra những người, trong các mạng xã hội, đưa ra những bình luận chỉ trích chống lại chính phủ. Theo các quan chức, những cuộc điều tra này là cần thiết để bảo vệ đất nước khỏi các cuộc tấn công có thể ảnh hưởng đến nền dân chủ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến ​​cho rằng những người cầm quyền đang tham gia vào McCarthyism và cố gắng kiểm duyệt những người không đồng ý với chính sách của họ. <McCarthyism>

– Chủ nghĩa McCarthy, tên được đặt cho khoảng thời gian trong lịch sử Hoa Kỳ chứng kiến ​​Hoa Kỳ Sen.Joseph McCarthy ở Wisconsin thực hiện một loạt các cuộc điều tra và điều trần trong những năm 1950 với nỗ lực vạch trần sự xâm nhập được cho là của cộng sản vào các khu vực khác nhau của chính phủ Hoa Kỳ. Kể từ đó, thuật ngữ này đã trở thành một biệt danh để bôi nhọ nhân vật hoặc danh tiếng bằng cách đưa ra những cáo buộc bừa bãi được công bố rộng rãi , đặc biệt là trên cơ sở những cáo buộc không có căn cứ <https://delphipages.live>


Trần Dần Và Tố Hữu

© Huy Đức

Nguồn: Saigon Weekly Online( 05/11/2021)

Tất nhiên, không ai tin việc tập thơ Trần Dần bị “niêm phong” chỉ vì vài cái lỗi về thủ tục. Nhưng thôi, đó cũng là một lối ra rất đỡ mất mặt. Dù sao, Thơ Trần Dần cũng đã bán rất chạy, ngay đến cậu con trai tôi, 15 tuổi, cũng tò mò.

Thơ ông đa nghĩa quá. Chỉ riêng một bài Nhất Định Thắng, tôi nghĩ, đã có thể vừa quy kết ông là một tên phản động cực kỳ nguy hiểm, vừa có thể ca ngợi ông như một người yêu nước nồng nàn. Không hiểu sao, cho tới nay, chưa thấy ai làm một bộ phim truyện dựa trên bài thơ ấy.

Ta ở phố Sinh Từ…

Trần Dần, © Ảnh wikipedia

Một giai đoạn lịch sử buồn đau của đất nước hiện ra mồn một trong mỗi câu thơ của ông. Khi Trần Dần viết bài thơ ấy, đất nước đang bị phân đôi, ở miền Bắc chiến tranh kết thúc. Nhưng, cuộc sống của người dân thì không có hòa bình. Trần Dần viết:

Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc
Đất hôm nay tầm tã mưa phùn
Bỗng nhói ngang lưng, máu rỏ xuống bùn
Lưng tôi có tên nào chém trộm?

Không hiểu, hình tượng “vết chém ngang lưng” ông viết ở đây là để nói về nỗi đau chia cắt tổ quốc hay chỉ đơn giản nói về cái không khí ngột ngạt ở miền Bắc, cái không khí mà đến 30 năm sau, Hữu Loan vẫn nhớ: “Thành viên nào (trong cộng đồng) cũng chứa toàn âm mưu đen tối để chủ hại người bên cạnh”
Theo Hiệp định Geneve, người dân có một thời gian dài để chọn cho mình miền Nam hay miền Bắc. Nhưng lúc ấy, không có ai tự nguyện từ miền Nam chạy ra “Miền Bắc thiên đường của các con tôi”. Trong khi, hàng triệu người dân đã gồng gánh vào Nam để lại mồ mả ông bà trên đất Bắc. Thoạt đầu, có vẻ như Trần Dần trách móc, thậm chí ông đã buộc tội “những bạn đi Nam”Thiếu quả tim bộ óc! Nhưng rồi quan sát kỹ hơn, ông buột hỏi:

Họ vẫn ra đi
Nhưng sao bước rã rời?
Sao họ khóc?
Họ có gì thất vọng?


Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY…

⟩⟩Trở Về Đầu Trang


Sách lược Tào tháo

© Huỳnh Ngọc Nga

Nguồn: Xứ Nẫu Việt Nam(11/11/2013)

Con người thật kỳ lạ, lúc trẻ nhỏ thường mơ được làm người lớn, khi có tuổi rồi lại vẫn vơ nhớ chuyện ngày xanh. Tôi của những ngày xanh đó cũng có nhiều điều để nhớ và trên bước đường về hướng cổ lai hy tôi muốn kể mọi người nghe một câu chuyện rất xa xôi, đã thành là kỹ niệm khó quên, mỗi lần nhớ là tôi lại thấy không chỉ có tôi và… hắn mà còn có cả ngôi trường Gia Long thương mến cùng thầy cô, bè bạn thân thương một thời, thuở tuổi mới tròn trăng, ăn chưa no, lo chưa tới vậy mà ngoài bài học nhà trường trái tim cũng bày điều đòi chuyện… yêu đương.

Nói xưa nhưng thật ra cũng chẳng mấy xa, chỉ cách đây hơn bốn mươi mấy năm mà thôi, năm 1964, năm tôi học lớp đệ ngủ 13 tại ngôi trường con gái nổi tiếng nhất miền nam VN thời bấy giờ: trường nữ trung học Gia Long. Năm đó cô Tỵ làm Hiệu trưởng, có chị Kha Quỳnh Châu là hoa hậu của trường, làm bà Trưng Trắc cởi voi cùng một chị bạn trường Trưng Vương đi diễn hành trong ngày lể Phụ Nữ, có Huỳnh Kim Chi là biệt danh của ca sĩ Hoàng Oanh lẫy lừng tên tuổi. Và cũng lần đầu tiên tôi viết bài “Xuân Về Với Biển” được đăng trên báo Xuân của trường, tôi lại được có tên trong danh sách ban biên tập nữa. Ngày cô Hiệu trưởng kêu lên văn phòng tặng “tiền nhuận bút” ba trăm đồng, tôi cảm động không thốt đuợc tiếng nào. Cô cười nói “Ráng năm tới viết bài hay như vậy nữa nghen”, chừng đó tôi mới lí nhí cám ơn cô. Hơn mười năm sau, lúc đó cô đã nghĩ hưu, tôi đạp xe trên đường Trần hưng Đạo để đến sở làm, ngang qua đoạn gần trường Cầu Kho tôi gặp lại cô đang đứng chờ xe buýt, ngừng xe tôi chào cô, cô chẳng nhớ tôi là ai, nhưng khi biết tôi là học trò cũ của Gia Long ngày nào cô bỏ chuyến xe buýt đang sắp sửa đến và hỏi thăm chân tình cuộc sống của tôi sau ngày ra trường. Cô vẫn thế, già đi hơn đôi chút nhưng nét hiền lành mãi còn trên đôi mắt, trong nụ cười. Đó cũng là lần duy nhất tôi gặp lại cô cho đến khi tôi rời VN sang Ý… Xứ Nẫu Việt Nam

Tìm Hiểu Luật Covid Việt Nam: F0, F1, F2, F3…

F0, F1, F2, F3… là gì? Cách nhận biết thế nào?

Có thể hiểu F0, F1, F2, F3… là các cấp độ lây nhiễm virus Covid-19 hoặc phân loại đối tượng người nhiễm và người nghi nhiễm Covid-19.

Theo Bộ Y tế, các trường hợp F0, F1, F2, F3… được xác định như sau:

Đối tượng F0: Người được xác định là dương tính với Covid-19

   – Những người này được cách ly, điều trị tại bệnh viện.
   – – F0 nên báo cho F1 về tình trạng của mình.

Đối tượng F1: Người nghi nhiễm hoặc tiếp xúc với người dương tính với Covid-19 (F0)

   – Những người này cần đeo ngay khẩu trang, giữ khoảng cách với người xung quanh trên 2m.
   – Báo cho cơ sở y tế gần nhất hoặc qua hệ thống hotline đã được Bộ Y tế công bố.
   – Chuẩn bị đồ và đi cách ly tại bệnh viện.
   – Những người này tự báo cho F2 về tình trạng của mình.

Đối tượng F2: Người tiếp xúc gần với F1

   – Những người này cần đeo ngay khẩu trang, giữ khoảng cách với người xung quanh trên 2m.
   – Báo cho cơ sở y tế gần nhất hoặc qua hệ thống hotline đã được Bộ Y tế công bố.
   – Chuẩn bị đồ, làm theo hướng dẫn cách ly tại nhà hoặc nơi quy định khác.
   – Những người này tự báo cho F3 về tình trạng của mình.

Đối tượng F3: Người tiếp xúc với F2

   – Đeo ngay khẩu trang, báo cho cơ sở y tế gần nhất.
   – Tự cách ly, theo dõi tại nhà, tự báo cho F4 về tình trạng của mình.

Đối tượng F4, F5 là người tiếp xúc với F3, F4: Những người này cần tự cách ly, theo dõi ở nhà, báo cho cơ sở y tế gần nhất.

Nguồn: hieuluat.vn


⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Jan2022-w2

✵✵✵✵✵✵

chotram-qr-code
   Chotram_Blog

Các bài viết sưu tầm: Jan 14, 22

Ai Biểu Cãi!!

Nướng rồi nhúng nước, ngộ ghê!

New Caledonia…

Đâu phải thua chỉ một trận bóng đá…

Đôi Ba Đồng Bạc Nghĩa Lý Gì!

✵ ✵ ✵

Ai Biểu Cãi!!

Ai Biểu Cãi!!

Hai người ngồi cãi nhau:
– 1 người nói: 4×4=16
– 1 người nói: 4×4=17

2 người cãi nhau không ai chịu ai, bèn lên quan xử, sau khi nghe câu chuyện, quan phán:
– thằng 4×4=17 được về, thång 4×4=16 lôi ra đánh 50 gậy.

Sau khi bi đánh đũ 50, tên này vẫn ấm ức vào trình quan:
“Thưa quan, sao con trả lời đúng mà lại bị đánh?”
“Mầy biết đó là đúng mà còn đi cäi thång ngu làm gi, đó là chân lý rồi, cái tội của mày là đi tốn thời gian vào đứa khác, đä ngu mà còn cố chấp, nên bi đánh là phåi.

Còn cái thằng ngu kia cho về xã hội, xä hội sẽ dạy cho nó, mày có nói cở nào nó cũng không nghe đâu.”

Nguồn: Người Phương Nam (22/06/2015)


Làm gạch

Thời Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam. “Ta” bắn hạ nhiều máy bay địch và bắt sống được nhiều phi công Mỹ. Gần chỗ trại giam những tù binh này có một xí nghiệp gạch. Việc đóng gạch thủ công rất vất vả. Người đóng gạch phải bê từng cục đất ướt nặng độ 7,8 kg, nhào nhuyễn rồi nện vào cái khuôn gỗ, sau đó dùng dây cắt chỗ đất thừa, rồi nhấc khuôn gỗ ra để có một viên gạch hình chữ nhật, nặng 2 kg. Rất mất thời gian, tốn sức, năng suất rất thấp.

Mấy anh bộ đội canh tù liền bắt các tù binh phi công Mỹ đi đóng gạch để trà thù dân tộc, nhân tiện cải tạo bọn đế quốc.

Phi công Mỹ xin cải tiến kỹ thuật đóng gạch. “Ta” đồng ý. Họ dùng cưa, đục ít tre gỗ rồi chế một cái máy ép gạch thô sơ. Buộc hai con trâu vào cái đòn cho trâu đi vòng quanh. Gạch cứ đùn ra liền tù tì, vuông đét, đều tăm tắp hơn đóng tay. Năng suất cao.

Tức là cơ khí hóa bằng sức trâu, không cần nhào đất vất vả. Mà trâu thì có sẵn. Năng suất tăng mấy chục lần, chất lượng tuyệt hảo. Mấy con trâu làm việc thay sức của hơn trăm ông người mà không đòi hỏi gì ngoài ít rơm cỏ khô.

Khi “ta” trao trả lại tù binh phi công cho phía Mỹ. Bác giám đốc xí nghiệp xuýt xoa tiếc:
– Mẹ kiếp, mấy ngàn năm đóng gạch hì hục. Nó làm có ba ngày mà tự động hết trọi. Giữ mấy thằng Mỹ ở lại thì sự nghiệp “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước mình xong hết cả.

Đồng chí bí thơ tỉnh nói nhỏ:
– May mà trại giam phi công Mỹ ở xa, nếu nó mà ở cạnh tòa tỉnh ủy thì chúng nó cải tiến cả cái tỉnh ủy này thay bằng trâu hết thì lại khổ!

Nguồn: Saigon Weekly Online (16/10/2021)


Nướng rồi nhúng nước, ngộ ghê!

© Ngữ Yên

Nguồn: Saigon Nho News | 29/12/21

Hôm 3 Tháng Mười 2021, ngày “xả thành” thứ ba, tôi nhận được thùng đặc sản Bình Định. Trong đó, ngoài những thứ mắm cái và mắm nước mình si mê, còn có một bao bánh tráng mè nướng.

Đường đi dằn, những tấm bánh chẳng còn nguyên vẹn. Việc đầu tiên tôi nghĩ đến là đâm một chén mắm ruốc tỏi thiệt nhiều, ớt thiệt cay, ít đường. Chỉ là nhớ lại món ăn bán ở dọc đường Phan Rí mỗi khi xe đò miền Trung đi và về Sài Gòn. Một món quê một cục mà ngon: Bánh tráng mè nướng chấm mắm ruốc.

Trong tủ lạnh có nhiều thứ mắm ruốc, mắm tôm, mắm tép và mắm sà rinh. Thứ tôi tìm thấy trước tiên là mắm “tôm” Lê Gia, xứ Thanh Hóa. Mắm này thơm hơn so với các loại làm từ thứ giáp xác nhỏ rứt này. Thơm hơn đối với một số người khác là “thúi” hơn. Nhứt là bọn trẻ Sài Gòn rặt. Do thời tiết không đãi người, các thứ mắm càng ra ngoải càng nặng mùi. Thứ mùi ấy trở thành “chuẩn” thơm của quê hương thổ dân. Không phải mùi ấy là không thơm… Đọc tiếp TẠI ĐÂY…


New Caledonia…

bác bỏ độc lập trong cuộc cạnh tranh Pháp – Trung Quốc

© Phạm Cao Phong

Nguồn: BBC | 13/12/21

Một phụ nữ bỏ phiếu tại một điểm bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về nền độc lập trên lãnh thổ New Caledonia thuộc Pháp ở Nam Thái Bình Dương ở Nouméa vào ngày 4 tháng 10 năm 2020, © Ảnh AFP @ bbc

Nhà báo Phạm Cao Phong nói cuộc trưng cầu dân ý tại New Caledonia với 96,28 % muốn ở lại với Pháp có thể coi là thất bại tạm thời của Trung Quốc.

Cuộc trưng cầu dân ý hôm Chủ Nhật vừa qua không còn dừng ở câu chuyện nội bộ chia tay hay không với nước Pháp của người bản xứ, mà yếu tố Trung Quốc đã nổi bật thành chủ đề tranh cãi gay gắt giữa phe muốn ở lại với Pháp và phe đòi độc lập.

Trung Quốc đã và đang có các hoạt động ngoại giao và kinh tế lôi kéo hòn đảo có vị trí chiến lược này vào vòng ảnh hưởng của họ nhưng không thành, theo các báo Pháp.

Đây là lần thứ ba, New Caledonia (Nouvelle Calédonie) nhóm quần đảo thuộc Pháp từ năm 1853 tổ chức các cuộc hỏi ý kiến người dân về việc đi hay ở, tách ra hay tiếp tục gắn bó với CH Pháp.

Ba cuộc trưng cầu dân ý liên tiếp, cách nhau không xa, lần thứ nhất tháng 11/2018, lần thứ hai tháng 10/2020 và lần này, Chủ Nhật ngày 12/12/2021 đặt ra câu hỏi vì sao có một cuộc chạy đua ráo riết như vậy.

Tại sao hai lần phủ định sự lựa chọn độc lập không được tôn trọng, phải làm thêm lần thứ ba, mục đích là phải có bằng được thể chế này, bất chấp các kết quả sau hai lần nói ‘không’ của người dân ở đây? Đọc tiếp TẠI ĐÂY…


Đâu phải thua chỉ một trận bóng đá

© Le Cong Dao

Nguồn: Báo Việt Luận | 31/12/21

Việt Nam thua Thái Lan 0-2 trong trận bán kết AFF cup hôm qua, 27/12/2021, làm rất nhiều người thất vọng. Người tiếc nuối vì mất cơ hội được hưởng trái penanty, kẻ nguyền rủa trọng tài đui mù, còn báo chí thì đăng đàn tự sướng: ta thua trong thế thắng….hâydza!!!

Kính thưa quý vị! Không phải đến tận hôm nay Việt Nam mới thua Thái Lan đâu ạ! Chúng ta đã thua họ từ rất lâu rồi. Thua tất cả trên mọi lĩnh vực chứ không riêng gì bóng đá! Thua họ cả trăm năm nay chứ không phải đến bây giờ mới thua đâu mà quý vị buồn! Kể nghe nè:

Tháng 9.1978 thủ tướng Phạm Văn Đồng qua thăm hữu nghị chính thức nhà nước Thái Lan. Ông Đồng được thủ tướng Thái Lan, là Kriangsak Chomanan dẫn vào yết kiến nhà vua.

Trước mặt nhà vua Bumibol Adulyadej ông Đồng ngạo nghễ nói: “tôi rất hãnh diện và tự hào, vì dân tộc tôi dưới sự lãnh đạo của đảng đã đánh thắng 2 cường quốc sừng sỏ, đó là: thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, để giành độc lập.”

Nhà vua Thái cũng điềm đạm trả lời: tôi Hạnh phúc vì dân tộc tôi không phải đánh nhau với cường quốc nào cả… Đọc tiếp TẠI ĐÂY…


Đôi Ba Đồng Bạc Nghĩa Lý Gì!

© Đàm Hà Phú

Nguồn: Tiếng Thông Reo | 15/12/21

Hẻm nhỏ, lại là hẻm cụt, có 53 nóc nhà. Tuy 53 nóc nhà nhưng mà tới gần trăm hộ dân, do có mấy căn nhà cũ, hai ba gia đình cùng sống chung.

Trong hẻm cũng đủ loại người, có mấy người già ưa ngồi uống café sữa trong cái ly nhỏ xíu, đựng trong chén nước sôi giữ ấm, rồi gác chéo chân nói chuyện đời xưa. Có mấy đứa thanh niên mua hàng vô tội vạ, shipper xanh đỏ ra vô hẻm liên tục. Có người làm hãng sở, sáng mơi sơ mi cà vạt ra xe hơi đi làm như trong phim Hồng Kông. Hẻm có chó, có mèo, có gà ta, có gà tre, thậm chí có nhà còn nuôi cả gà đá.

Hẻm nhỏ nên mọi người đều biết nhau, có thể không biết rành hết mọi người, nhưng ai trong hẻm cũng phải biết bà Tư. Bà Tư nhà khá giả, có đội xe tải, lính của bả toàn lái xe và lơ xe tải, xăm trổ kín người, tuần nào cũng tụ về cái bãi xe cuối hẻm nhậu.

Nhà Bà Tư đầu hẻm, nguyên một vách tường ngang cửa nhà bà Tư thay vì xây hàng rào làm sân thì bà Tư để trống, chỉ láng xi măng. Sáng cho vợ chồng chị Liên với đứa nhỏ bán cơm tấm và hủ tiếu, buổi chiều thì nguyên nhà cô Giàu bán cháo vịt với gỏi cuốn. Ai ra vô nhà bà Tư đều sực nức mùi đồ ăn, mấy người đó buôn bán được, cũng muốn gửi chút tiền gọi là “thuê mặt bằng” cho bà Tư, bà Tư khoát tay, nhớ sạch sẽ giùm tao là được rồi, đôi ba đồng bạc, nghĩa lý gì… Đọc tiếp TẠI ĐÂY…

⟩⟩Trở Về Đầu Trang
Hay ⟩⟩Trang Chính Chotram Blog

jan2022-w1

chotram-qr-code

Các bài viết sưu tầm: Jan 07, 22

Gs Trần Quang Hải (Pháp) & GS Giáo sư Jonathan Van-Tam (Anh)

Giáo sư Trần Quang Hải qua đời lúc 0 giờ 46 phút ngày 30/12/2021 tại Pháp.

gs-tran-quang-haiCố Giáo sư Trần Quang Hải (phải) trong một buổi biểu diễn cùng thân phụ là cố Giáo sư Trần Văn Khê tại tư gia ở Quận Bình Thạnh. © VOA

Ca sĩ Bạch Yến vừa chính thức thông báo cho RFI Việt ngữ là giáo sư-nhạc sĩ Trần Quang Hải vừa qua đời lúc 0 giờ 46 phút ngày 30/12/2021 tại Pháp. Ban Việt ngữ xin thành kính phân ưu với gia đình ca sĩ Bạch Yến và gia đình giáo sư Trần Quang Hải. Cầu xin cho linh hồn giáo sư Trần Quang Hải sớm được siêu thoát.

Giáo sư Trần Quang Hải sinh năm 1944 tại Gia Định, là con trai của nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền nổi tiếng Trần Văn Khê. Ban đầu học violon (violin) ở Việt Nam, khi sang Pháp ông đã chuyển hướng nghiên cứu các loại nhạc cụ dân tộc, sau đó lấy bằng tiến sĩ. Ông từng làm việc cho Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học CNRS của Pháp tại Bảo tàng Con người (Musée de l’Homme) ở Paris.

Nguồn: RFI | 30/12/21

Nghệ sĩ Trần Quang Hải, người tiếp nối sự nghiệp GS Trần Văn Khê, qua đời ở Pháp.

Ông sinh ngày 13/05/1944 tại làng Linh Đông Xã, thuộc Gia Định cũ, là con trai trưởng của Giáo sư Trần Văn Khê và bà Nguyễn Thị Sương, cựu giáo sư Anh văn Trường nữ trung học Gia Long… Nguồn: Phạm Cao Phong @ BBC | 30/12/21


Giáo sư gốc Việt Jonathan Van-Tam được Nữ hoàng Anh phong tước hiệp sĩ.

gs-jonathan-van-tamGS Sir Jonathan Nguyen Van-Tam – Deputy Chief Medical Officer for England, Photo Wikipedia

Giáo sư Jonathan Van-Tam, phó giám đốc y tế của Anh từ năm 2017, một người Anh có dòng máu Việt Nam, thuộc trong số những người được Nữ hoàng Anh phong tước hiệp sĩ trong danh sách Năm mới 2022, vừa công bố tối ngày 31/12/21.

− Ông nội của ông, Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm (1893 – 1990) Quốc gia Việt Nam dưới quyền Quốc trưởng Bảo Đại (1952 – 1953).
− Bác của ông, Trung tướng Nguyễn Văn Hinh (1915-2004), là sĩ quan người Việt thời kỳ Liên hiệp Pháp… Nguồn: BBC (01/01/2022)

Professor Jonathan Van-Tam
Professor Jonathan Van-Tam was appointed Deputy Chief Medical Officer in October 2017. He leads on health protection… https://www.gov.uk/


✵ ✵ ✵

Nhà Tôi (Tiếng Việt)

Tiếng Việt

Nhà Tôi

Hai vợ chồng nọ đến thăm một chuyên gia người Mỹ (anh này đang tập tành tiếng Việt) Anh chàng người Việt giới thiệu vợ mình:
– Đây là nhà tôi (nói bằng tiếng Việt)

Anh chuyên gia ngẩn tò te không hiểu anh kia nói gì. Sau một lúc đắn đo suy nghĩ, anh người Mỹ mới dạm hỏi thử bằng tiếng Việt:
– Thế cái cửa ra vào ở đâu???

Từ Ngữ Mới

Anh sinh viên Ngoại quốc đang theo học ngôn ngữ Việt nam, bữa nọ trên đường đi dã ngoại gặp hai người đi câu ca thán
– Chán quá hôm nay đi câu chẳng được con khỉ nào cả.

Chờ cho họ đi khuất anh bạn hớn hở mở sổ tay ghi nắn nót:
– Ngày….tháng…. năm…..phát hiện ở Việt nam có loại ‘Khỉ’ sống dưới nước.


Thuật Ngữ về computer

Chuyện xảy ra ở một tiệm bán computer tại VN. Một ông khách bước vào tiệm vi tính(1) nói với cô bán hàng:

Cô ạ, tôi thấy hình như phần mềm (2) của cô không tương thích (2a) với cấu hình phần cứng(3) của tôi ở nhà. Khi vừa cài đặt (4) phần mềm của cô vào ổ đĩa cứng (5) của tôi thì sự cố đă xảy ra. Bộ xử lư trung ương (5) của tôi đột nhiên yếu hẳn đi rồi lịm luôn. Tôi nghĩ là cô có sẵn mầm bệnh nội trú (6) âm thầm.

Ấy chết, anh đừng nói vậy. Phần mềm của em tốt lắm mà. Bảo đảm sạch sẽ, mọi người ai dùng qua cũng hài lòng.

Không đâu, thực sự là có vấn đề. Thế thì lúc cài đặt anh đă kích hoạt (8) đúng mức chưa? Anh có điều chỉnh cổng vào cho cân đối không?

Có chứ. Tôi đă làm đầy đủ các thao tác (9) theo trình tự bài bản hẳn hoi.

Thế anh có thể nào cho em xem công cụ của anh được không? Anh chàng vội đưa cái pc (10) lên. Cô bán hàng săm soi một hồi rồi nói:

Em thấy công cụ phần cứng của anh đă cũ và yếu lắm rồi. Thế hệ của anh như thế này thì làm sao mà xử lư phần mềm đời mới như của chúng em. Phải nâng cấp (11) thôi anh a… Anh có muốn sử dụng thêm loại công cụ tiện ích (12) bổ sung không? Hàng Trung Quốc mới về, tốt lắm!

Thế nó có phục hồi và tăng cường chức năng cho tôi không cô? Có chứ anh. Nó giúp tái hồi bộ vi xử lư, tăng kích thước bộ mạch chính (13) và làm tăng tốc xung nhịp (14) của anh nữa!

Được rồi, cô cho tôi cái ấy ngay đi. Vậy xin anh đặt phần cứng lên đây ngay để em truyền vào nhá. Tiếc cái là bây giờ băng thông (16) của em quá hẹp nên anh chịu khó dẫn truyền (15) chậm chạp từng ít một. Đừng tham mà tiếp thu (17) nhanh nhé, kẻo làm chúng em nghẽn mạch (18), còn bao nhiêu khách hàng!

GiảI thích:
1.Tiệm vi tính: tiệm computer
2. Phần mềm: software
2. Tương thích: compatible
3. Phần cứng: Hardware
4. Cài đặt: install
5. Dĩa cứng: hard disk
6. Bộ Xử Lư Trung Ương: CPU (Central Processing Unit)
7. Mầm bệnh nội trú: internal virus
9. Thao tác (startup procedure)
10. Cái pc (computer)?
11. Nâng cấp: upgrade
12. Công cụ Tiện Ích: (utilities tools) 13. Bộ Mạch chính (main bus)
14. Tăng tốc Xung nhịp: Overclock
15. Dẫn truyền: transfer
16. Băng thông (bandwidth)
17. Tiếp thu (receive)
18. Nghẽn mạch (overloaded, hung)

Nguồn: GS HCD


1. Úc Châu, Năm 2021 Đầy Biến Động…

© Ricardo Goncalves
Presented by Mai Hoa.

Nguồn: SBS Radio (4/12/21)

Giá nhà tăng như vũ bão cùng lúc thị trường chứng khoán Úc đạt lợi nhuận đến hai con số – một kết quả bất ngờ trong bối cảnh đại dịch vẫn chưa qua đi, mọi hoạt động đều bị cầm chừng, người lao động sống cầm cự dựa vào Job Keepers và Job Seeker, và lạm phát thì quay trở lại. Cuối năm cùng nhìn lại thị trường tài chánh trong năm 2021.

Thị trường cổ phiếu Úc đã đạt lợi nhuận đến hai con số trong năm 2021 bất kể kinh tế bị đe dọa liên tục vì COVID và lạm phát.

Rõ ràng, cổ phiếu không phải là những thứ duy nhất để chuyển động thị trường. 

Các chuyên gia lý giải rằng, sự hỗ trợ lớn của chính phủ cùng với lãi suất cực thấp đã làm tăng giá tài sản.

Và khi nền kinh tế toàn cầu mở cửa trở lại và nhu cầu tiêu thụ tăng lên, các doanh nghiệp và nhà máy điều chỉnh theo tình hình COVID tại quốc gia họ và quốc tế thì lạm phát cũng bắt đầu gia tăng. Đọc tiếp…


2. Những sự kiện nổi bật năm 2021…

© Phạm Phú Khải

Nguồn: VOA | 21/12/2021

Sự kiện nổi bật nhất trong năm 2021 vẫn là đại dịch Covid-19, không khác với năm 2020 bao nhiêu. Cuối năm 2021, với tỷ lệ người dân được chích ngừa ngày càng gia tăng, ai cũng mong đợi cuộc sống bình thường trở lại từ năm 2022 trở đi, đặc biệt là từ các quốc gia đã có nguồn cấp vaccine dồi dào hơn các nước khác. Tuy vậy, biến thể Omicron đã làm cho niềm hy vọng đó bị thách thức. Omicron có khả năng lây lan mạnh mẽ nhất hiện nay. Không biết tương lai còn những biến thể nào vừa lây lan mạnh vừa gây tử vong cao hay không.

Cả hai tiểu bang Victoria và New South Wales của Úc, chẳng hạn, nơi hơn 91.5% dân số từ 12 tuổi trở lên đã được chích ngừa, lại đang có số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt lại trong những ngày qua (Sydney/NSW có 3057 ca nhiễm ngày 21 tháng 12, số kỷ lục cao nhất từ lúc bắt đầu đại dịch; và Melbourne/VIC 1245 ca). Khắp nơi trên thế giới cũng đang báo cáo về sự tăng vọt của các ca nhiễm biến thể Omicron…

Đọc Tiếp @ TẠI ĐÂY


Con Mén…

© Tiểu Tử

Nguồn: saigonweeklyonline.com (07/12/2020)

Trong khai sanh nó tên là Loan. Ở nhà gọi nó là con Mén, vì hồi sanh nó ra nó chỉ cân được có hai kí lô tư. Bà nội nó bồng nó trên tay, nhỏ xíu như một con mèo. Bà cười văng cốt trầu: “Đu họ nó! Thứ gì mà như con chí mén!” Từ đó, gọi nó là con Mén luôn

Nó bú sữa mẹ, nhưng vì nhà nghèo nên má nó không đủ sữa, dặm thêm cho nó bằng nước cháo, cho nên nó không mụ mẫm như phần đông các trẻ nít khác. Nó cứ đèo đèo, lớn chậm và ốm tong ốm teo.

Bà nội nó cưng nó lắm. Bởi vì ba má nó chỉ sanh có con trai, một dọc ba đứa, phá phách đánh lộn tối ngày. Bà nội nó thèm có một đứa cháu gái, nhẹ nhàng dễ sai dễ bảo hơn. Bà thường nói: “Có đứa cháu gái để tao có đi đâu nó theo nó xách giỏ trầu”. Một ước mơ rất tầm thường nói lên nét bình dị mộc mạc của tâm hồn các bà mẹ quê. Giống như mái nhà tranh chỉ cần có bụi chuối sau hè, có ao bèo trước ngõ … Giống như con rạch nhỏ, chỉ cần đều đặn có nước lớn nước ròng… Đọc Tiếp @ TẠI ĐÂY

© Tiểu Tử

Các bài viết của nhà văn Tiểu Tử:

Con Số 3
Bài Ca Vọng Cổ
Chiếc Khăn Mù Xoa
Cơm Nguội
Vẫn Còn Cái Gốc

Mỹ, Pháp, Nga, Trung Quốc và Anh cam kết ngừng phổ biến vũ khí hạt nhân!

❖ Năm thành viên thường trực LHQ: cam kết ngừng phổ biến vũ khí hạt nhân!
    − Nga hoan nghênh tuyên bố của các cường quốc nguyên tử và bày tỏ hy vọng nó sẽ làm giảm căng thẳng toàn cầu.
    − Trung Quốc, “sẽ giúp tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và thay thế sự cạnh tranh giữa các cường quốc bằng sự phối hợp và hợp tác…” France24 (03/01/22)

NNQ: Nga – Tàu vổ tay!


❖ Thế giới khó đạt được phi hạt nhân khi còn ĐCSTQ?

− Truyền thông Mỹ cho rằng khó có được điều này vì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Nga vẫn đang gia sức phát triển vũ khí hạt nhân.
− Hãng tin AP cho rằng trong bối cảnh ĐCSTQ và Nga liên tục mở rộng kho vũ khí hạt nhân, đồng thời Bắc Kinh không ngừng gây sức ép lên Đài Loan, và Nga cũng làm điều tương tự với Ukraine, thì khó có khả năng để Mỹ thu hẹp kho vũ khí hạt nhân của mình.
− Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tốc độ phát triển nhanh chóng các kho vũ khí hạt nhân của ĐCSTQ, cho thấy Bắc Kinh không muốn tuân thủ các hiệp ước về phát triển các loại vũ khí có mức độ răn đe tối thiểu.
− Các đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội tin rằng nếu chính quyền Biden thay đổi chính sách vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ, thì việc này không khác gì tặng quà cho các đối thủ hạt nhân như Trung Quốc hay Nga… Nguồn: Báo Việt Luận (04/01/22)

⟩⟩Trở Về Đầu Trang
Hay ⟩⟩Trang Chính Chotram Blog

Dec21-w3

W3

Việt Kiều, Việt Kẹt

Khi nào được về quê? Đó là đề tài nóng trong các quán cà phê của người Việt ở phố Bolsa.

– Ê mấy cha, mấy ngày nay tui đọc báo thấy Vietnam Airlines được Mỹ cấp phép khai thác đường bay qua Mỹ, mừng quá. Nhưng không hiểu sao họ chỉ nói giá vé từ Việt Nam qua Mỹ là $1000 mà không thấy họ nói giá vé từ Mỹ về Việt Nam vậy?

Đọc tiếp

Dec21.8


Trương như Tảng,

Nhà cách mạng chạy trốn cách mạng!

© LKP

Nguồn: nhinrabonphuong blogspot (29/11/2021)

truong-nhu-tangTrương Như Tảng, Ảnh NRBP

Trương như Tảng, nhà cách mạng chạy trốn cách mạng. Tháng 8/1978 vào cao điểm gió mùa ở Biển Đông, một chiếc ghe đánh cá rò rỉ nước giạt vào bờ biển Indonesia, 64 người tỵ nạn Việt Nam người ướt đẫm, đói và sợ hãi lê lết tiến vào bờ. Sự kiện này lẽ ra hầu như bị lãng quên trong lịch sử đau khổ mà thuyền nhân Việt Nam phải chịu đựng, ngoại trừ một điều, trong 64 người sống sót ấy có Trương Như Tảng, nhà lãnh đạo Mặt trận giải phóng miền Nam cao cấp nhất đào thoát sang Phương Tây. Trong suốt sáu tháng kế tiếp ở trại tỵ nạn trên đảo Anambas, lý lịch của ông Tảng là người thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và là bộ trưởng tư pháp trong Chính phủ Cách mạng Lâm thời vẫn còn là một bí mật mà chỉ vợ ông biết, bí mật ấy vẫn còn giấu kín ngay cả sau khi ông Tảng được phép định cư ở Pháp, nơi một ủy ban người Việt lo nhà cho ông ở tại Poitiers và việc làm công nhân cho ông ở nhà máy vỏ xe Michelin…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Dec21.7

Tâm Kinh

© Lê Thiệp

Nguồn: diendantheky.net (19/09/2021)

Lễ phát tang bà cụ mẹ ông bạn ở chùa Giác Hoàng đường 16 đông ra phết, phần vì gia đình lớn, phần vì ông bạn là người quảng giao. Hai vợ chồng tôi trịnh trọng thắp hương vái bàn thờ xong lui ra nhường chỗ cho người khác. Căn phòng không rộng lắm và tôi từ từ bị đẩy ra ngoài hành lang lúc nào không biết. Đứng lớ ngớ thấy vợ tôi vẫn mặt nghiêm và buồn nói chuyện với những người trong tang quyến, tôi đi hẳn ra phòng ngoài ngồi. Trên giá để một lô sách, tiện tay tôi rút và vớ được cuốn Nghi Thức Tụng Niệm. Cuốn sách bìa cứng màu đỏ chữ mạ vàng còn mới tinh, bên trong chữ in khá lớn có lẽ cỡ 16 để cho Phật tử nào già nua mắt kém cũng có thể đọc được. Đây là điểm son của chùa chiền Việt Nam vì thỉnh thoảng đi lễ nhà thờ thấy thánh kinh in chữ nhỏ li ti. Đang lật qua lật lại mắt liếc mấy câu chú… tà ha tát nị…

Đọc tiếp

Dec21.6

Một Thoáng Pleiku

© Phạm Tín An Ninh>

Nguồn: tiengthongreo Blogspot (03/09/2013)

pleiku-TTR© Ảnh TTR

Thật lòng, tôi không có nhiều gắn bó với Pleiku. Và dường như cái phố núi buồn hiu ấy đã cho tôi nhiều nỗi buồn hơn là niềm vui. Vậy mà khi đã xa -thực sự vĩnh viễn xa- Pleiku rồi, tôi lại thấy da diết nhớ,  trăn trở với cái cảm giác mình có tội với Pleiku, và mãi mãi sẽ còn nợ phố núi này một lời xin lỗi…

Đọc tiếp