Jan 01, 21

Các bài viết sưu tầm: Jan 01, 21

Mùa Gió Chướng ĐBSCL
NS Lam Phương ra đi

Gió Chướng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

© Lâm Vĩnh Thế

Source: NLS CanTho

Bản Đồ Các Tỉnh ĐBSCL

Bản Đồ Các Tỉnh ĐBSCL

Ở Miền Nam, đặc biệt là trong Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), mọi người đều có nghe nói tới hai chữ “Gió chướng.” [1] Từ “chướng” được dùng để mô tả loại gió này đã nói lên được tính cách “không bình thường[2] của nó. Bài viết này cố gắng tìm hiểu các tác động của Gió chướng trong đời sống của người dân ĐBSCL.

Gió Chướng là loại gió gì?

Gió chướng (từ sau đây xin viết tắt là GC) là gió mát, đôi khi ấm, thổi theo hướng Đông Nam từ ngoài biển vào vùng châu thổ sông Cửu Long, khởi sự từ tháng 11 cuối năm cho đến khoảng tháng 3 của năm sau. Chúng ta đều biết rằng Việt Nam thuộc khu vực gió mùa, một năm có hai mùa gió ngược chiều nhau như sau:

  • Gió mùa Tây Nam – Đông Bắc: từ phía Nam thổi lên, thường được gọi là Gió Nồm, ấm và ẩm, từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 10, mang đến nhiều mưa, gần như mưa mỗi ngày vào buổi chiều
  • Gió mùa Đông Bắc – Tây Nam: từ phía Bắc thổi xuống, thường gọi là gió Bấc, lạnh và khô, từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 4, không có mưa

Do đó, GC là một loại gió không bình thường, trái mùa vì nó thổi từ hướng Đông Nam và mang lại cái ấm áp, mát mẻ nhưng lại diễn ra trong khoảng thời gian thuộc về gió mùa Đông Bắc mang đến cái lạnh.

Như vậy, GC thật sự đúng là GC diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3, đặc biệt là tại các vùng ven biển. Nhìn vào bản đồ trên của vùng ĐBSCL, chúng ta thấy ngay là GC thổi từ hướng Đông Nam tức là từ phía các cửa sông Cửu Long vào bên trong đất liền, nên đặc biệt các tỉnh Mỹ Tho, Bến Tre và Trà Vinh là những địa phương chịu nhiều ảnh hướng nhứt của GC… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY


⟩⟩ Back To Top

Nhạc Sĩ Lam Phương Qua Đời

© Đinh Yên Thảo

Nguồn: VOA Tiếng Việt | Dec 24, 2020

Hai tháng cuối năm liên tiếp, người thưởng ngoạn lại bùi ngùi chia tay với những nhạc sĩ của một thế hệ vàng còn sót lại của Việt Nam. Tháng 11 chia tay nhạc sĩ Lê Dinh và những ngày cuối năm 2020 này là nhạc sĩ Lam Phương.

Ông biến âm tên thật của mình, Lâm Đình Phùng thành Lam Phương, mà ông hay ai đó đã giải thích là mang ý nghĩa “phương trời của màu xanh hy vọng“. Hy vọng cho một quê hương thanh bình, không chinh chiến, điêu linh. Hy vọng về hạnh phúc con người không gãy đổ, chia lìa. Nhưng hy vọng hay mơ ước là phạm trù cảm xúc, còn định mệnh lịch sử là sự thật của thời gian. Chúng chẳng song hành. Đọc tiếp…

⟩⟩ Back To Top

Leave a comment