j7-w4_21

Các bài viết sưu tầm: July 23, 21

Đàn Ông Thích Phở…
VNCH & Thế Vận Hội Trước 1975
Ba Dòng Nước Mắt

Đàn Ông thích ‘Phở’

Lý Do Khiến Người Đàn Ông thích ‘Phở’

com-vs-pho-imgẢnh minh họa, © Ảnh thantrinhomhue.com

Lúc ăn phở, có thể dễ dàng yêu cầu thêm hành, bánh hoặc thêm ớt cho mặn nồng. Còn cơm, có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng “không ăn thì thôi”.

Nếu xét về “thành phần cấu tạo” thì cơm và phở rất giống nhau, đều được làm chủ yếu từ… gạo tẻ. Phở có thịt có hành thì cơm có cũng có, đã vậy cơm còn hay hơn vì không bao giờ bị trộn… hàn the. Cơm cũng rẻ hơn và… no lâu hơn.

Dân gian gọi vợ là cơm, bồ là phở. Nếu xét theo khoa học thì cách gọi đó chẳng xúc phạm ai cả vì hai “món” này đều có giá trị độc lập, chả cái nào cao hơn cái nào. Nhưng rõ ràng phở luôn luôn tượng trưng cho sự bay bướm. Ưu thế của phở so với cơm là quá rõ ràng trong chuyện tình ái, mặc dù nhiều lúc “phở” xấu hoặc già hơn “cơm”.

Một số lý do hài hước sau góp phần lý giải việc đàn ông thích phở nhưng vẫn không bỏ được cơm:
− Đàn ông thèm “phở” vì ít được ăn phở. Muốn ăn phở, nhất là phở đặc biệt, thì phải có tiền, có xe, trong khi cơm ngày nào cũng được ăn và phải ăn.
− Đàn ông dùng cơm ở nhà trong không khí quen thuộc, ấm áp đến nhàm chán, còn dùng phở ở xa nhà, trang trí lạ mắt, đôi khi đẹp mắt và có cả âm nhạc.
− No thì rất khó ăn thêm cơm. Còn phở, no tới mấy cũng có thể làm thêm một tô.
− Ăn phở xong có thể đứng dậy, đi ngang hoặc ngồi, nằm một chút. Còn ăn cơm xong nhiều khả năng phải thu dọn và rửa bát đĩa.
− “Phở” không quán nào giống quán nào, thậm chí là không tô nào giống tô nào. Còn cơm thì có khi bao nhiêu năm vẫn thế, chỉ có nguội hơn.
− “Phở” có thể ăn chung với bạn bè. “Cơm” thì rất ít, phần lớn là ăn chung với… bà nấu cơm.

Lúc ăn phở, có thể dễ dàng yêu cầu thêm tý hành, tý bánh hoặc thêm tý ớt cho mặn nồng. Còn cơm, có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng “không ăn thì thôi”.

Phở tuy cùng một chỗ nhưng có thể ăn tái, chín, nạm, gân.. tùy thực khách quyết định. Cơm thì do mụ nấu cơm quyết định.

Nếu ăn phở nhiều tới mức độ trở thành khách quen, khách có thể ăn… nợ. Còn nếu không đưa tiền lương, “cơm” sẽ dừng ngay.

Bỏ tiệm “phở” này, có thể dễ dàng tìm tiệm khác. Còn bỏ “cơm” thì phức tạp vô cùng.

Kiều Loan sưu tầm (Nguồn: tongphuochiep.com)

Việt Nam và Thế Vận Hội trước 1975

© Mai Trần – Y Nguyên

Nguồn: maivantran.com (21/02/15)

co-que-lyCờ quẻ ly (Trần Trọng Kim 8 tháng 5 – 30 tháng 8, 1945), © Ảnh maivantran.com

Sau khi được Nhật trả lại độc lập, vua Bảo Đại cử Trần Trọng Kim (1), vị thủ tướng Việt Nam đầu tiên (từ 17 tháng 3,1945 – 23 tháng 8, 1945) chọn cờ quẻ ly, quốc kỳ của Đế Quốc Việt Nam, mặc dù Nam kỳ (Cochinchina) vẩn còn là thuộc địa của Pháp.

Đến năm 1948 thủ tướng Nguyễn văn Xuân ra sắc lệnh ngày 2/6/1948 qui định “Biểu hiệu Quốc Gia là một lá cờ nền vàng, chiều ngang bằng 2/3 chiều dài, giữa có ba sọc đỏ đi suốt lá cờ, rộng bằng 1/15 chiều dọc và cũng cách bằng nhau chừng ấy” trong khung cảnh đang đàm phán Hiệp ước Elysée (Elysée Accords) trao trả độc lập cho Việt Nam. Hiệp định này được ký kết ngày 8/3/1949 tại điện Elysée, Paris giữa vua Bảo Đại và Tổng Thống Pháp Vincent Auriol. Sau hiệp định Geneve (Geneva Accords) 20 tháng 7 1954 chia đôi đất nước, cờ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ trở thành cờ Việt Nam Cộng Hoà.

co-vangCờ vàng 3 sọc đỏ từ tháng 2, 1948 – 30 tháng 4, 1975, © Ảnh maivantran.com

Việt Nam tham dự Thế Vận Hội dưới màu cờ vàng ba sọc đỏ lần đầu tiên năm 1952 tại Helsinki , thủ đô Phần Lan và các Thế Vận Hội tiếp theo –Melbourne, Úc 1956; Rome, Ý 1960; Tokyo, Nhật Bản 1964;Mexico, Mễ Tây Cơ 1968 và Munich, Tây Đức 1972.

Việt Nam và Thế Vận Hội Helsinki, Phần Lan 1952 Khai mạc: 19 tháng 7 1952. Kết thúc: 3 tháng 8 1952

Tuyên bố độc lập ngày 6/12/1918 từ Nga, Phần Lan được uỷ quyền tổ chức Thế Vận Hội 1940, nhưng vì chiến tranh thế giới hai, phải hoản lại đến 1952. Việt Nam lần đầu tiên tham dự Thế Vận Hội tổ chức tại thủ đô Helsinki, Phần Lan. Tuy tình hình chính trị và chiến tranh vẩn còn xôi động, chính phủ Nguyễn Văn Tâm gởi một phái đoàn nam lực sỉ gồm có 8 người tranh tài trong các bộ môn bơi lội, điền kinh (athletics), quyền Anh (boxing) và đua xe đạp (cycling)Đọc tiếp

Ba Dòng Nước Mắt

© Phạm Tín An Ninh

Nguồn: Bảo Vệ Cờ Vàng (21/03/21)

Tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhận đuợc thư Bình, thằng bạn thân tình từ thời nối khố. Nó là đứa cuối cùng trong đám bọn tôi rời xa đất nước, vừa mới được sang định cư bên Mỹ theo diện HO 31. Lá thư chỉ vỏn vẹn mấy dòng:

“Tao đã đến Mỹ vừa đúng hai tuần. Ở đây ồn ào và ngột ngạt quá, tao muốn tìm một chỗ bình yên. Mày có cách nào giúp tao sang Bắc Âu với mày. Bởi tao nghe mày kể bên ấy dù có buồn và mùa đông khá lạnh, nhưng cuộc sống yên bình, thích hợp cho những người cần một nơi để chửa trị những vết thương khó lành được trong lòng.

Tao đang có nhiều vết thương, và cũng đang có nhiều điều rối ren không giải quyết được. Rồi có dịp tao sẽ tâm tình với mày sau. Bây giờ, bằng mọi cách mày giúp tao sang đó với mày. Càng sớm càng tốt…”

Tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhận đuợc thư Bình, thằng bạn thân tình từ thời nối khố. Nó là đứa cuối cùng trong đám bọn tôi rời xa đất nước, vừa mới được sang định cư bên Mỹ theo diện HO 31. Lá thư chỉ vỏn vẹn mấy dòng:

Tao đã đến Mỹ vừa đúng hai tuần. Ở đây ồn ào và ngột ngạt quá, tao muốn tìm một chỗ bình yên. Mày có cách nào giúp tao sang Bắc Âu với mày. Bởi tao nghe mày kể bên ấy dù có buồn và mùa đông khá lạnh, nhưng cuộc sống yên bình, thích hợp cho những người cần một nơi để chửa trị những vết thương khó lành được trong lòng.

Tao đang có nhiều vết thương, và cũng đang có nhiều điều rối ren không giải quyết được. Rồi có dịp tao sẽ tâm tình với mày sau. Bây giờ, bằng mọi cách mày giúp tao sang đó với mày. Càng sớm càng tốt…”

Hơn một tháng trước, Định đã báo cho tôi biết việc Bình sẽ sang Mỹ. Nó đã phụ giúp vợ Bình sẵn sàng tất cả mọi thứ để đón Bình. Định còn bảo khi nào Bình đến Mỹ rồi, nó sẽ báo để tôi sang thăm. Ba thằng gặp lại, tha hồ mà kể chuyện xưa. Vậy sao bây giờ vừa mới đoàn tụ vợ con, Bình lại muốn sang Bắc Âu với tôi, một nơi xa tít mịt mùng? Đọc tiếp TẠI ĐÂY

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang

Leave a comment