a8w4_21

Các bài viết sưu tầm: Aug 27 , 21

Bỏ qua đi Tám!
Ngày Lễ Vu Lan.
Thụ Phấn…

Bỏ Qua Đi Tám!

Bỏ Qua Đi Tám!

Người Sài Gòn xưa có cách xưng hô thứ bậc thú vị: công chức, người có học là thầy Hai, người Hoa buôn bán là chú Ba, đại ca giang hồ là anh Tư, lưu manh là anh Năm… người lao động nghèo xếp thứ Tám. Sao lại xưng hô vậy? Chiều muộn hôm qua có cậu bạn đi công việc ghé ngang nhà rủ làm ly cà phê tán dóc. Nói chuyện lan man một hồi, tự nhiên anh chàng kể công ty em có ông già gác cửa rất hay nói câu “bỏ qua đi Tám”…

“Em không hiểu, có lần hỏi thì ổng nói đại khái là dùng khi can ngăn ai bỏ qua chuyện gì đó, nhưng sao không phải là Sáu hay Chín mà lại là Tám thì ổng cũng không biết”, cậu bạn thắc mắc. Dựa vào những câu chuyện xưa cũ, những giai thoại, nên kể ra đây chút nguyên cớ của câu thành ngữ có lẽ sắp “thất truyền” này…

Trước hết, phải biết là câu này phát sinh ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn từ thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ 20. Thời đó, cách xưng hô thứ bậc trong xã hội rất phổ biến và phần nào phản ánh vị trí xã hội, giai cấp… một cách khá suồng sã và dễ chấp nhận.

❖ Thứ Nhất: Đứng trên hết là các “Quan Lớn” người Pháp hoặc các quan triều nhà Nguyễn, thành phần này thì không “được” xếp thứ bậc vì giới bình dân hầu như không có cơ hội tiếp xúc đặng xưng hô hay bàn luận thường xuyên.

❖ Thứ Hai: Kế đến là các công chức làm việc cho chính quyền, họ ít nhiều là dân có học và dân thường hay có dịp tiếp xúc ngoài đời, là cầu nối giữa họ với các thủ tục với chính quyền, hoặc đó là thành phần trí thức, đó là các “thầy Hai thông ngôn”, hay “thầy Hai thơ ký”…

❖ Thứ Ba: Là các thương gia Hoa Kiều, với tiềm lực tài chính hùng hậu và truyền thống “bang hội” tương trợ, liên kết chặt chẽ trong kinh doanh, các “chú Ba Tàu” nghiễm nhiên là thế lực đáng vị nể trong mắt xã hội bình dân Sài Gòn – Chợ Lớn thời đó.

❖ Thứ Tư: Là các “đại ca” giang hồ, những tay chuyên sống bằng nghề đâm chém và hành xử theo luật riêng, tuy tàn khốc và “vô thiên vô pháp” nhưng khá “tôn ti trật tự (riêng)” và “có đạo nghĩa” chứ không tạp nhạp và thiếu nghĩa khí như các băng nhóm “trẻ trâu” hiện đại. Các “anh Tư dao búa” vừa là hung thần, vừa ít nhiều lấy được sự ngưỡng mộ của giới bình dân (và cũng không ít tiểu thư khuê các) thời đó.

❖ Thứ Năm: Là vị trí của giới lưu manh hạ cấp hơn: các anh Năm đá cá lăn dưa, móc túi giật giỏ, hay làm cò mồi mại dâm…

❖ Thứ Sáu: Bị giới bình dân ghét hơn đám lưu manh côn đồ là các “thầy Sáu phú-lít (police)”, “thầy Sáu mã tà”, “thầy Sáu lèo”. Chức trách là giữ an ninh trật tự, chuyên thổi còi đánh đuổi giới buôn gánh bán bưng bình dân, nhưng các “thầy Sáu” này cũng không từ cơ hội vơ vét ít tiền mọn “hối lộ” của họ để “nhẩm xà” (uống trà).

❖ Thứ Bảy: Và trong giới buôn bán thì không thể thiếu chuyện vay vốn làm ăn, mặc dù Tàu hay Việt cũng đều có tổ chức cho vay. Nhưng phổ biến và “quy củ” nhất ở cấp độ trung – cao khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn thời đó là các “anh Bảy Chà và”, các anh này là các nhà tài phiệt người Ấn, vừa giàu vừa ít bị “ghét”, vừa ít nhiều có quan hệ qua lại với giới chức người Pháp, lại làm ăn đúng luật lệ, ít thừa cơ bắt chẹt lãi suất nên khá được giới kinh doanh tín nhiệm.

❖ Thứ Tám: Xếp thứ Tám chính là lực lượng đông đảo nhất xã hội bình dân bấy giờ: họ là giới lao động nghèo chỉ có sức lực làm vốn nuôi miệng, từ bốc vác, gánh nước bồng em, đến “sang” hơn chút xíu là phu xe kéo…

Tuy đông nhưng lại yếu thế nhất vì thất học, không có tiền như thầy Hai, anh Ba, cũng hiền lành chứ không bặm trợn phản kháng bạt mạng như các anh Tư anh Năm nên họ thường xuyên chịu sự áp bức, bắt nạt từ mọi phía. Cách để yên thân khả dĩ nhất với họ là khuyên nhau cắn răng nhẫn nhịn, quên đi để sống: “Bỏ qua đi Tám”, bây giờ chắc là đã dễ hiểu rồi.

❖ Thứ Chín: Không còn liên quan nữa, nhưng nhân tiện sẵn nói luôn về thứ bậc chót cùng trong xã hội thời đó: các cô, các chị Chín xóm Bình Khang chuyên “kinh doanh” bằng “vốn tự có”.

Có thể nói, tính cách người Sài Gòn bắt nguồn từ yếu tố, điều kiện thực tế nhất ở Sài Gòn là “Làm”: “Làm ăn”, “Làm chơi ăn thiệt”, “Làm đại”, “Dám làm dám chịu”… được thể hiện một cách giản dị, thiết thực, “liều lĩnh” nhưng cũng đầy trách nhiệm. Ở Sài Gòn, “dư luận xã hội” không nặng nề khe khắt với những cái khác, cái mới. Người Nam khá dân chủ trong các mối quan hệ xã hội và cả trong gia đình, từ cách xưng hô (người Nam thường xưng “tui”) đến việc cá nhân ít lệ thuộc, phụ thuộc vào cộng đồng.

Chỉ vậy thôi, bất kể người tỉnh nào vùng miền nào, miễn là sống ở Sài Gòn, rồi có tính cách như vậy, thì đó là Người Sài Gòn… Có lẽ vì vậy mà người ta thường gọi người Sài Gòn một cách trìu mến là “Anh Hai Sài Gòn”.

Dài dòng tí để trình bày chút kiến giải về một câu thành ngữ đang dần bị quên lãng dùng để bày tỏ thái độ khuyên người hoặc tự an ủi mình hãy đừng để ý những chuyện không vui, hay bị ai đó “chơi không đẹp”. Nếu lỡ đọc thấy không có gì thú vị thì thôi, “bỏ qua đi Tám”.

© Nguyễn Thị Hậu

Nguồn: hoainiemtayninh.blogspot on 18/8/21

Ngày Lễ Vu Lan

© Chú Chín Cali

Nguồn: chuchincali.blog (17/09/17)

hoa-hong-trangBạch hồng. © chuchincali blog

Ông Tư sờ soạng hết mấy cái túi áo nhưng không thấy cái điện thoại mắc dịch đang reo om sòm. Sau cùng ông cũng tìm được nó, nằm sâu trong túi quần.

– Hello, ba nghe đây con.

– Con tới rồi, đậu xe ngoài cổng, ba xuống đi.

Ông Tư biết mình chậm chạp nên đã mặc sẵn quần áo, giày vớ chỉnh tề ngồi đợi từ trưa. Ông lệ mệ lần từng bước xuống cầu thang. Còn có mấy nấc nữa là đến mặt đất rồi nhưng hai đầu gối ông đã thấy mõi nhừ. Ông đứng lại để thở, miệng lầm bầm “đã biểu nó mua nhà trệt mà nó có nghe mình đâu!”. Ông vừa xoa xoa hai đầu gối vừa nghĩ lại mới thấy nực cười cho sự khó tánh vô lý của mình. “Nhà của tụi nó chứ có phải nhà của mình đâu mà đòi nhà trệt với nhà lầu!”

Từ khi bà Tư mất, tinh thần ông Tư xuống hẳn, lẫm cẫm hơn, sức khỏe của ông cũng giảm sút  theo rất nhanh. Ông không màng nhà to cửa rộng nên đem bán hết tài sản rồi chia cho hai đứa con. Ông nghĩ với số tiền hưu khá cao, ông dư sức sống thoải mái tuổi già mà không cần nhờ đến con. Cho đến ngày nào ông không còn tự lo cho mình được nữa, ông sẽ xin vào nursing home cho xong một kiếp người. Bây giờ còn khỏe ông tạm thời sống với đứa con trai út độc thân. Nó thường ở nhà cô bạn gái, thỉnh thoảng mới về nhà, mang theo bạn bè bày nhậu nhẹt rần rần rồi kéo nhau đi để lại chiến trường ngổn ngang . Ông dọn dẹp đâu vào đó cho nó. Nhưng chứng nào tật nấy, ít lâu sau nó lại kéo bạn về quậy tiếp. Ông thấy bị phiền nên cự nự. Thằng Út không nói gì, nhưng từ đấy ít thấy nó về nhà. Ông hối hận lắm nhưng bù lại ông được sống yên tỉnh hơn trong căn nhà đẹp mà không phải lo chuyện trả billsĐọc tiếp

Thụ Phấn

© Huy Lâm

Nguồn: thoibao.com (30/07/21)

to-ongTổ Ong, © Ảnh wikipedia

Ong tự nhiên đang có nguy cơ tuyệt chủng khiến các nhà khoa học phải sáng chế ra ong máy.

Từ lâu, nhà nông vẫn phải cần đến côn trùng, gió và thậm chí cả sức lao động của con người để giúp thụ phấn cho các loại cây trồng của họ. Nghĩa là, để có được mùa màng tốt đẹp thì phải có bàn tay của thiên nhiên giúp sức. Nhưng nay, với những tiến bộ trong lãnh vực trí thông minh nhân tạo, người ta đang cố gắng tìm ra một cách khác để thụ phấn cho cây – đó là những máy thụ phấn.

Trên thế giới hiện nay đang có một số công ty kỹ thuật đang thử nghiệm một số máy móc để thụ phấn cho nhiều loại cây lương thực, từ những cây dâu mềm mại bò trên mặt đất đến loại cây hạnh nhân to lớn. Và tại Úc Đại Lợi, một công ty trồng trọt đặt rất nhiều tin tưởng vào khả năng của máy thụ phấn mà sắp tới đây họ sẽ đưa một dàn máy cho thử nghiệm thụ phấn các cây cà chua trồng trong khu nhà kính của họ.

Cuộc cách mạng về kỹ thuật máy tự động trong thời gian mấy năm đổ lại đây đã phát triển rất nhanh nhờ vào một loại kỹ thuật mới được gọi là “máy tự học” (deep learning) – là phương pháp huấn luyện mạng lưới thần kinh nhân tạo mô phỏng bộ não con người giúp máy có khả năng tự học từ các dữ liệu thu thập. Các tiến bộ trong lãnh vực “deep learning” trong suốt một thập niên qua đã cải thiện rất nhiều khả năng của kỹ thuật trí thông minh nhân tạo để tự biết nhận diện hình ảnh. Điều đó đã giúp cho các công ty kỹ thuật gặp được nhiều thuận lợi trong việc chế tạo ra những máy thụ phấn có khả năng xác định đó có phải là hoa hay không để cho thụ phấn một cách nhanh chóng và chính xácĐọc tiếp

Các bài viết khác

Bees – Wikipedia

Bees are insects with wings closely related to wasps and ants, known for their role in pollination and, in the case of the best-known bee species, the western honey bee, for producing honey. Bees are a monophyletic lineage within the superfamily Apoidea. They are presently considered a clade, called Anthophila. Wikipedia

Tìm hiểu về những con ong tuyệt vời của chúng tôi!

1. Ong mật Ong mật là loài thụ phấn siêu quan trọng đối với hoa, trái cây và rau quả. Điều này có nghĩa là chúng giúp các cây khác phát triển! Ong chuyển phấn hoa giữa các bộ phận nam và nữ, cho phép cây phát triển hạt và quả.

2. Ong mật sống trong tổ ong (hoặc thuộc địa). Các thành viên của tổ ong được chia thành ba loại:
    − Ong chúa: điều hành toàn bộ tổ ong. Công việc của ong chúa là đẻ trứng, sinh ra thế hệ ong tiếp theo cho đàn ong. Nó cũng sản xuất các hóa chất hướng dẫn hành vi của những con ong khác.
    − Ong thợ: chức năng của ong thợ là tìm kiếm thức ăn (phấn hoa và mật hoa từ hoa), xây dựng và bảo vệ tổ ong, làm sạch và lưu thông không khí bằng cách đập cánh. Ong thợ là những con ong duy nhất mà hầu hết mọi người từng thấy bay xung quanh bên ngoài tổ ong.
    − Drone (Ong đực): Đây là những con ong đực, và mục đích của chúng là giao phối với với ong chúa.

Thiền Bên Tổ Ong

Thời trung học, tôi thường được giáo sư Pháp văn giải thích rằng “ngay thẳng, thành thật” trong tiếng Việt có một từ tương đương trong tiếng Pháp là “sincère”. Mà từ “Sincère” lại được cấu thành bởi hai từ Latinh là “Sine” (không) và “Cera” (phấn sáp). Cho nên người “ngay thẳng thành thật” là người không tô sơn trét phấn lên mặt, lên người. Tổ ong thì có thừa phấn sáp, nhưng loài ong thì chẳng bao giờ lấy sáp mà trét lên người. Mùi thơm của mật thì tự nhiên mà tỏa lan ra bên ngoài. Người nuôi ong nào cũng biết rằng cả cái tổ ong chỉ có một mùi duy nhứt là mùi mật…

Tổ ong có thể gợi lên bao điều để thiền niệm về cuộc sống. Về mặt tổ chức xã hội, tổ ong quả là một “mô phạm”. Nếu trên trần gian này có một thứ xã hội “xã hội chủ nghĩa” theo đúng nghĩa thì xã hội đó chỉ có thể là xã hội loài ong. Trong xã hội ấy, mỗi thành phần đều có vai trò của mình. Ong chúa có nhiệm vụ điều khiển đàn ong. Mỗi ngày ong chúa đẻ khoảng 800 cái trứng đã được thụ tinh vào các lỗ cầu ong. Những cái trứng này sẽ nở ra ong thợ. Ong chúa cũng đẻ ra những trứng không được giao phối và các trứng này lại nở ra những chú ong đực. Ong chúa thu hút ong thợ xung quanh mình, ngăn cản không cho ong thợ xây mũ chúa một cách tùy tiện, kích thích ong thợ xây tầng lỗ để có nơi đẻ trứng… (Chu Thập)

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang



Leave a comment