o10-w4_21

Các bài viết sưu tầm: Oct 22, 21

Sữa Mẹ hay sữa bình!
Phạm Duy…

Chuyện Cuối Tuần

Sữa Mẹ hay sữa bình

Trong một bệnh viện đồng, hai chú bé nằm cạnh nhau đang trao đổi bằng một thứ ngôn ngữ riêng. Máy theo dõi và biên dịch ghi lại được một đoạn hội thoại giữa chúng:
– Đằng ấy bú sữa mẹ hay sữa bình? – Tớ bú sữa bình. – Sữa bình có ngon không?
– Cũng ngon, nhưng phiền là khi ngọt khi nhạt, lúc nóng lúc nguội có khi phải tự bê bình mỏi cả tay.

Thế còn đằng ấy bú sữa gì?
– Tớ thì bú sữa mẹ.
– Thế sữa mẹ có ngon không?
– Ngon chứ! Sữa lúc nào cũng ấm đều đều, rất vừa miệng, bình sữa lại đẹp nữa, không sợ thiu, không sợ chuột nhưng chỉ bực mình vì thỉnh thoảng nó có mùi thuốc lá hay rượu whisky.


Cà phê sữa

Một thanh niên bước vào quán cà phê. Không nói năng gì, anh ta chỉ vào miệng mình, còn tay kia chỉ vào ngực cô phục vụ bàn.

Cô ta tím mặt định sấn đến tát cho anh ta mấy cái. Một ông khách ngồi gần đó ngăn lại:
– Anh ta câm đấy, ý anh ta ra hiệu muốn uống cà phê sữa.

Cô phục vụ bàn quay ngoắt đi, miệng lẩm bẩm:
– Cũng may mà hắn không đòi uống bia.


Đàn ông rất giống…

– Giống cà phê bởi nếu là loại ngon sẽ làm bạn mất ngủ.
– Giống bãi đậu xe bởi: chỗ tốt thường đã có người giành mất rồi.
– Giống phim truyền hình nhiều tập bởi: thú vị đấy, nhưng chớ dại tin đó là sự thật.
– Giống máy tính bởi: làm việc nhanh nhưng thường thiếu bộ nhớ.
– Và giống sôcôla bởi: ngọt ngào nhưng dễ tích đường và làm bạn… to bụng.


Tâm Sự Vòng Số #1

Đôi nam nữ yêu nhau đang ngồi tâm sự trong công viên. Cô gái nói: “Anh ơi! Chúng mình sắp cưới nhau rồi mà vòng 1 của em lại không được đẹp”.Chàng trai ghé vào tai cô gái thì thầm:
– Điều đó có sao đâu, em hãy chấp nhận sự thật đi.

Chàng vừa dứt lời, cô gái liền sụt sùi:
– Thế thì hãy bỏ ngay cái tay của anh ra đi. Anh có biết là anh đang bóp méo sự thật không?

Nguồn: nlsblao.net


Phạm Duy – Tài năng và nhân cách.

© GS Nguyễn Văn Lục

Nguồn: Ái Hữu HS Ngô Quyền Biên Hòa (May 19, 2012)

Bài viết sau đây của tôi là để chỉnh sửa và bổ túc thêm thêm vào một bài viết trước đây về Phạm Duy. Đó là bài Phạm Duy còn đó hay đã chết? Sở dĩ cần có sự sửa chữa là vì tôi được đọc hai bài của giáo sư John C. Schafer, giáo sư đại học Hubold State University. Một bài viết về Phạm Duy, một bài về Trịnh Công Sơn. Trinh Cong Son Phenemenon và The curious memoirs of the Vietnamese composer Pham Duy. (1)

Phải nhìn nhận theo thói quen làm việc của người Mỹ, ông John C. Schafer tra cứu rất nhiều tài liệu, dẫn chứng đầy đủ đến nơi đến chốn. Có những tài liệu dẫn chứng khiến tôi giật mình. Chẳng hạn ông dẫn chứng một tài liệu trong tờ Nghệ Thuật, số 38-39, tháng 3, 1995, một tờ báo ở ngay chính địa phương tôi ở mà tôi vô tình không để ý tới. Thứ hai, ông tránh được thiên khiến và ít đưa ra những phê phán tiêu cực.

Nhưng cũng vì thế, ông tránh đề cập đến những “liên hệ có thể” của Trịnh Công Sơn với phía cộng sản qua bạn bè của họ Trịnh như Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng như việc TCS hát trên đài phát thanh Sai gon vào ngày 30 tháng 4. Những mối liên hệ này đã được ông Nguyễn Thanh Ty trong bài viết: “Một quãng đời của TCS” trong đó có phần lật tẩy “Nguyễn Đắc Xuân” trong bài viết: “Trịnh Công Sơn Cao Nguyên bụi đỏ sương mù”. Trong tài liệu của ông Nguyễn Thanh Ty cho hay ngay trong giới đồng nghiệp của Trịnh Công Sơn ở Bảo Lộc đã chia rẽ ra hai phía rõ rệt. Kẻ lên án, kẻ không. Ông John C. Schafer cũng đọc tài liệu này, nhưng không nhắc nhở tới dư luận, tới những vấn đề tranh luận chung quanh TCS. Nhất là những tranh luận ngay sau khi TCS chết như với bài viết mở đầu cho những tranh luận: Bi kịch Trịnh Công Sơn của họa sĩ Trịnh Cung. Đó là những vấn đề nhậy cảm mà ông John. C. Schafer tránh đề cập tới… Đọc tiếp

Giáo Sư Nguyễn Văn Lục
Vài nét tiểu sử:
– Giáo sư, nhà biên khảo
– Sinh năm 1938 tại Hà Nam, Bắc Việt
– Học ở Hà Nội cho đến ngày di cư vào Nam năm 1954.
– Cựu học sinh Chu Văn An, Sài Gòn
– Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Đà Lạt, khoa Triết
– Dạy Triết ở các trường Võ Tánh (Nha Trang), Ngô Quyền (Biên Hòa), Văn Học (Sài Gòn) từ 1969.
– Định cư tại Montreal, Canada từ năm 1979 đến nay.
– Cộng tác các tạp chí Văn, Hợp Lưu, Tân Văn, Sài Gòn Nhỏ, Đàn Chim Việt, Một Góc Trời, Talawas, Art2all…

Tác phẩm đã xuất bản:
Lịch Sử Còn Đó (Art2all)
– 20 Năm Miền Nam 1955 – 1975 (Tiếng Quê Hương – 2010)
– Một Thời Để Nhớ (Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân – 2011)
Ði tìm thời gian đánh mất

✵ Bà con có thể đọc “Hồi Ký Phạm Duy” online Tại Đây hay VNTQ

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang

Leave a comment