Mar24-w3

Các bài viết sưu tầm: Mar 15, 2024

Chủ tịch huyện.

Một vị chủ tịch huyện bị cách chức, vì quá uất hận mà ngã bệnh, chỉ có thể nằm bẹp trên giường.

Bác sĩ khuyên, “Thử đọc thông báo khôi phục chức vụ cho ông ấy xem, biết đâu lại có tiến triển.”

Người vợ nghe thế thì nghĩ bụng: “Đã đọc thì đọc hẳn thông báo thăng chức lên chủ tịch tỉnh cho ông ấy sướng một thể.”

Người chồng nghe xong thì cười ha hả bật dậy, khoẻ mạnh như xưa.

Bác sĩ thở dài: “Sao lại không nghe lời tôi dặn, tự ý tăng liều thế này chưa chắc đã là hay.”

Quả nhiên, sau khi biết được sự thật người chồng đã phát điên.

Nguồn: Internet

Mar24-5

Thích Nhất Hạnh

Chánh Niệm hay Chánh Trị?

© Võ Văn Quản

Nguồn: © QGHC Úc châu (25/01/2022)

Bên cạnh thuyết pháp chánh niệm, vai trò chánh trị của ông nổi bật (và gây tranh cãi) không kém.

illustration-img

Ảnh trái: Thích Nhất Hạnh dẫn đầu một buổi đi bộ thiền tại Làng Mai ở Pháp vào năm 2014. Nguồn: PVCEB. Ảnh phải: Thích Nhất Hạnh tham gia cuộc diễu hành ở Mỹ vào năm 1982 nhằm kêu gọi giải giáp vũ khí hạt nhân. Nguồn: Plum Village. Ảnh giữa: Path of Happiness. (QGHC).

Trong các nhân vật lãnh tụ tôn giáo từ thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, Thích Nhất Hạnh có vẻ là người nổi tiếng nhất, song cũng gây tranh cãi nhất.

Một mặt, tại phương Tây, thiền phái của Thích Nhất Hạnh cũng như sách thiền, sách Phật học do ông viết có tầm ảnh hưởng không hề nhỏ. Ông được xưng tụng là người cha của chánh niệm (mindfulness). Người Tây phương có vẻ rất thích thú với định hướng Phật giáo của Thích Nhất Hạnh.

Trong một bài giảng đạo nổi tiếng, ông từng cho rằng ai cũng có thể trở thành Bồ tát (bodhisattvas) nếu họ học cách tìm thấy niềm vui và thanh thản ngay ở những hành động nhỏ nhặt nhất như lột cam hay uống trà. Với hơn 70 quyển sách được xuất bản, vai trò của Thích Nhất Hạnh trong đời sống tâm linh phương Tây là không thể phủ nhận… Đọc tiếp TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Phản biện bài “Thích Nhất Hạnh: Chánh niệm hay Chánh trị” (Joaquin Nguyễn Hòa ).

Lên án thiền sư Thích Nhất Hạnh: Sân si hay chính đáng? (Thanh Ngọc)

Hoa sen trong biển lửa. (Thiền sư Thích Nhất Hạnh)

Mar24.6

Nỗi buồn tháng Chạp

© Huy Phương

Nguồn: © Hồn Việt UK. (16/02/2024)

illustration-img

Ảnh minh họa. © honviet

Những ngày cuối năm mọi người giàu nghèo gì cũng tưng bừng đón năm mới, quên đi chuyện buồn của một năm qua, vậy thì nói chuyện buồn cuối năm hay nỗi buồn tháng Chạp là chuyện… ngược đời. Câu chuyện này, thiên hạ cho là thường tình, nhưng đối với tôi thì đây là chuyện không vui.

Số là trong tháng Chạp này, gia đình tôi nhận được hai lá thư của hai ngôi chùa lớn nhất nhì trong vùng Bolsa này. Lá thư thứ nhất là lá thư chúc mừng năm mới của Viện Chủ Chùa, kèm theo một lá thư màu hồng hay màu vàng để gia đình người nhận chú ý, ghi danh cầu an (cho người sống) hay cầu siêu (cho người chết.) Tờ thư này có phần chú thích: Quý Vị điền tên vào sớ và gửi về chùa sớm để sắp xếp. Quý Vị thành tâm tuỳ hỉ cúng dường, xin ghi chi phiếu: Chùa XYZ và gửi về địa chỉ ở dưới… Đọc tiếp TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Tháng tư chống Cộng, tháng mười chống nhau! (Huy Phương)

Tháng Ba gãy súng. Tháng Tư tan hàng! (HP).

Nhẫn và… Nhục (Tạp ghi Huy Phương)

Tuổi già, hạt lệ! (Huy Phương)

Jan24-w4

Các bài viết sưu tầm: Jan 26, 2024

Đảng Cộng Hòa có chống cộng hơn Đảng Dân Chủ không?

Nguồn @ Viet Fact Check

bang-kiem-soat

Ảnh minh họa. © vietfactcheck

Giả Định: Nhiều người Mỹ gốc Việt tin rằng Trump chống cộng vì ông thuộc về Đảng Cộng Hòa, mà nhiều người Mỹ gốc Việt coi họ là chống cộng.

Thẩm Định: Điều này ĐÚNG MỘT NỬA. Tuy Đảng Cộng Hòa rất mạnh mẽ trong luận điệu chống cộng của họ, chính sách đối ngoại của họ có chống cộng hơn Đảng Dân Chủ không là điều chưa rõ ràng.

Sau đây là các quyết định đáng chú ý của lãnh đạo của hai đảng:

– Tổng thống Truman, Dân Chủ, đã thi hành Chủ thuyết Truman bắt đầu vào năm 1947 để ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản. Truman cũng gửi quân Mỹ sang chiến đấu chống Cộng sản Bắc Triều Tiên.

– Tổng thống Kennedy, Dân Chủ, đã ra lệnh xâm lăng Cuba tại Vịnh Con Heo chống lại lãnh tụ Cộng sản Fidel Castro.

– Các tổng thống Dân Chủ đã khởi xướng các hành động quân sự vào thập niên 1960, để củng cố sự quyết tâm của Mỹ ở Nam Việt Nam. Kennedy đã gửi các cố vấn quân sự đầu tiên sang Nam Việt Nam để chống lại sự bành trướng của Cộng sản trong khu vực. Tổng thống Lyndon Johnson đã tiếp tục bằng cách gửi quân tác chiến để bảo vệ Nam Việt Nam, mà chúng ta thông thường gọi là Chiến tranh Việt Nam.

– Các tổng thống Cộng Hòa chấm dứt sự tham dự của Mỹ tại Việt Nam. Tổng thống Richard Nixon rút quân đội Mỹ và ký Hiệp Định Paris vào năm 1973, đưa đến việc Sài Gòn thất thủ hai năm sau đó. Vào năm 1975, Tổng thống Gerald Ford tuyên bố Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc.

Kết Luận: Lịch sử đã từng có nhiều trường hợp khi các tổng thống của cả hai đảng có biện pháp chống cộng. Tuy nhiên, niềm tin rằng chỉ có Đảng Cộng Hòa chống cộng là sai và che lấp nhiều cống hiến quan trọng của phía Dân Chủ về đối ngoại và phản ứng quân sự chống lại sự đe dọa của Cộng sản.

Jan24.5

Đường sắt Hoa – Việt

Từ niềm cay đắng của Pháp đến tham vọng Trung Quốc.

© Tùng Phong.

Nguồn: © Saigon Nhỏ (30/12/2023)

duong-sat-haiphong-vannam

Tuyến đường sắt Hải Phòng-Vân Nam đầu thế kỷ 20 (file photo – baophapluat).

Theo nhà sử học Frédéric Hulot, Hòa ước Pháp-Thanh 9 Tháng Sáu 1885 chấm dứt xung đột giữa hai cường quốc và công nhận việc chinh phục Bắc Kỳ của Pháp. Theo văn bản đó, Trung Quốc xác nhận quyền của Pháp về việc xây dựng một tuyến đường sắt giữa Bắc Kỳ và các tỉnh miền Nam Trung Quốc.

Một trong những nhà thám hiểm người Pháp đầu tiên khám phá vùng cao nguyên Vân Nam – viên sĩ quan, đồng thời là nhà địa lý, Edmond Blanchet – mô tả: “Mỏ đồng, mỏ chì lẫn bạc, mỏ thiếc, mỏ than và mỏ sắt nhan nhản ở Vân Nam”. Trong Indochine–Francaise của Paul Doumer (*), cuốn hồi ký thú vị như một tiểu thuyết, cũng như có giá trị về mặt lịch sử, được chuyển ngữ tiếng Việt và phát hành bởi nhà xuất bản Thế giới & Alpha Book năm 2017, đã cho chúng ta biết nhiều hơn về tuyến đường sắt huyền thoại Côn Minh-Hải Phòng, cũng như nhìn nhận của người Pháp về xứ xở từng là thuộc địa của họ trong suốt 100 năm. Toàn quyền Đông Dương khi đó ghi nhận như sau…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

(*) Xứ Đông Dương (P. Doumer) Xứ Đông Dương, được dịch nguyên bản từ tiếng Pháp: L’Indo-Chine française. Tác giả cuốn sách là một trong những người góp phần tạo ra giai đoạn lịch sử nói trên – ông Joseph Athanase Paul Doumer, từng là Toàn quyền Đông Dương (1897-1902), sau này là Tổng thống Cộng hòa Pháp (1931-1932)… Mời các bạn tải về eBook Xứ Đông Dương miễn phí thông qua liên kết @ TẠI ĐÂY.

(*) Vonfram còn gọi là Tungsten hoặc Vonfram, là một nguyên tố hóa học có ký hiệu là W (tiếng Đức: Wolfram) và số nguyên tử 74. Là một kim loại chuyển tiếp có màu từ xám thép đến trắng, rất cứng và nặng, wolfram được tìm thấy ở nhiều quặng bao gồm wolframit và scheelit và đáng chú ý vì những đặc điểm lý tính mạnh mẽ, đặc biệt nó là một trong những hợp kim có điểm nóng chảy cao nhất (melting point=3,422 °C & boiling point at 5,930 °C) và là nguyên tố có điểm nóng chảy cao thứ 2 sau carbon. Theo Wiki

hoa-xa-saigon

Hình ảnh trụ sở Hỏa xa Saigon (VNCH). © Ảnh: Quỳnh Trân (nguoidothi.net)

❖ Sở Hỏa Xa Sài Gòn (Trang Nguyên) “Mười giờ tàu lại Bến Thành/ Xúp-lê vội thổi, bộ hành lao xao”. Câu ca dao nhắc nhớ một thời vận hành của đường tàu lửa hơi nước Sài Gòn-Mỹ Tho, có ga khởi đầu tại ngay góc xéo đối diện chợ Bến Thành… Đọc tiếp @ © baotreonline.

❖ Giữ tòa nhà Sở Hỏa xa: Cứu di sản và công sản! Giữa một rừng cao ốc tua tủa đang mọc lên ngạo nghễ, người dân Sài Gòn ngày càng nhận ra chợ Bến Thành và tòa nhà Sở Hỏa xa chính là 2 cột mốc ký ức quý hiếm còn lại của một khu vực thương mại – giao thông nhộn nhịp bậc nhất miền Nam từ năm 1914 cho đến tận bây giờ. Đừng đập nữa di sản quý hiếm! … Đọc tiếp @ © nguoidothi.net

Jan24.6

Bà Nội (Ngoại) Chiến đấu chống Thông tin sai lệch!

Meet the Vietnamese Grandmother Fighting Misinformation One YouTube Video at a Time.

“Tôi nghĩ rằng người Việt ở Hoa Kỳ không có nhận được đầy đủ tin tức đáng tin cậy. Và tôi không biết làm sao để giúp họ có được tin tức đáng tin cậy, ngoại trừ bằng cách làm hết sức mình qua video. Read this story in English.

© Bùi Như Mai và Lam Thuy Vo
Nguồn: © Viet Fact Check (03/01/2024)

mis-dis-malinfo-img

The differences between disinformation, misinformation, and malinformation. © Wiki

Đứng trong bếp, Bà Mai vừa cười và nói với chính mình, “Tôi không nghĩ rằng ở lứa tuổi 67, mà tôi lại sẽ trở thành một người đưa tin tức trên YouTube. Nhưng những ngày này, quý vị thường sẽ thấy tôi ở nhà con gái, ôm cháu bé của mình và dịch các bài viết từ Politico hoặc The Atlantic sang tiếng Việt, sau đó tôi đăng lên trên một chương trình tin tức trên YouTube. Mỗi tuần, tôi cố gắng đọc qua hai, nếu không phải là ba bài viết, điều này có thể phải mất một hoặc hai ngày mới hoàn tất.”

Đây không phải là cách mà tôi tưởng tượng ra được đó là việc mà tôi sẽ dành thời gian hưu trí của mình cho nó.

Bà Mai đã chú ý thấy rất nhiều tin tức không đúng từ bên phía cánh phải được lan truyền trực tiếp bởi những YouTuber trong cộng đồng Việt Nam của mình, đặc biệt là sau khi Donald Trump được bầu làm Tổng thống vào năm 2016. Sau khi nghỉ hưu từ công việc kỹ sư nhu liệu tại một công ty hàng không vũ trụ vào năm 2018, Bà ấy đã gia tăng hết sức của mình để đối phó và truyền tin tức ra trên YouTube từ nhà bà ở San Jose, California.

Bà Mai đã liên lạc với tôi sau khi đọc bài viết của tôi về những tin tức chưa được đáp ứng của cộng đồng người Việt. Một người hàng xóm của Bà Mai đã gởi cho bà ấy bài viết và Bà Mai đã nhận ra tên của tôi. Tôi không biết bà ấy, nhưng hình như, cha tôi và chồng của Bà Mai đã cùng học chung với nhau ở Việt Nam và vẫn duy trì sự liên lạc cho đến nay.

Bà Mai đã mời tôi đến gặp bà ấy và ba chục người Việt khác mà bà ấy đã gặp qua việc làm trên YouTuber. Một vài tuần sau, tôi đã đến và chia xẻ những dữ kiện về cách chống lại tin tức không đúng trong cộng đồng người Việt. Để đáp lại, nhóm này đã trò chuyện với tôi về cách họ đang cố gắng đối phó với tin tức không đúng, và làm thế nào, bởi vì cộng đồng người Việt họ không nói được tiếng Anh, đã là một điều khó khăn khiến cho ai đó ở bên ngoài cộng đồng họ lưu ý.

Đó cũng là một trong những lý do mà Bà Mai đã quyết định tự chiến đấu chống lại tin tức không đúng—bằng cách dịch những tin tức chính thống, rồi đăng lên mỗi lần một video trên YouTube.

Sau nhiều lần phỏng vấn bà Mai bằng tiếng Việt, tôi nhận ra bà ấy như đang kể lại cho tôi nghe câu chuyện lịch sử qua lời kể của mình. Tiếp theo là bản ký sự trực tiếp của bà Mai về cách mà bà ấy thường thu phim “video” vào 1 giờ sáng, vì sao là sự do dự khi xuất hiện trước ống kính, những người bạn của bà ấy có thêm được và mất đi vì Donald Trump, và điều gì đã thúc đẩy bà ấy tiếp tục.

Sau đây là câu chuyện của bà Mai, như được kể cho The Markup…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

❖ Thông tin sai lệch (misinformation) so với tin xuyên tạc (disinformation).

Thông tin sai lệch đề cập đến tin tức không đúng hoặc ngoài ngữ cảnh được trình bày là sự thật bất kể mục đích lừa dối là gì (Misinformation refers to false or out-of-context information that is presented as fact regardless of an intent to deceive.).
Tin xuyên tạc là một loại thông tin sai lệch có chủ ý sai lệch và nhằm đánh lừa hoặc gây hiểu lầm (Disinformation is a type of misinformation that is intentionally false and intended to deceive or mislead).

Cả thông tin sai lệch và tin xuyên tạc đều liên quan đến việc chia sẻ thông tin xấu hoặc bị vạch trần (debunked information), với các ý định và mục đích khác nhau. Theo ‘Business Insider’

The phrase “out of context” is frequently used to describe when something is not fully understood because it’s missing the surrounding information or background. If a statement or remark is quoted out of context, the circumstances in which it was said are not correctly reported…

❖ Viet Fact Check:

– Cách nói chuyện với người thân về tin giả (tiếng AnhViệt)
– Cách phát hiện tin giả (tiếng AnhViệt)
– Một số nguồn tin cho người Mỹ gốc Việt (tiếng AnhViệt)

❖ Sau đây là một số tổ chức nhắm đến việc giảm bớt thông tin sai lệch trong cộng đồng gốc Á châu:

Piyaoba (Kiểm tra sự thật về Trung Quốc)
DesiFacts.org của Indian American Impact
Asian American Disinformation Table, phối hợp và thu thập nghiên cứu trong các cộng đồng châu Á.

Trân trọng giới thiệu tới bà con ‘Xóm nhà lá’ kênh Nguoi Viet Channel (YouTube). Trân trọng (Xin click Logo. NnQ).

viet-channel4670-img

Sep2023_w5

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: Sep 29, 2023

✵✵✵

Thủ hiến Victoria Dan Andrews tuyên bố từ chức.

Tin sốt dẻo (hot news).
(26/09/2023)

Dan-Andrews

Dan Andrews. © Wiki.

Thông báo bất ngờ của Dan Andrews được đưa ra vào trưa thứ Ba (26/9). Ông cho biết việc từ chức Thủ hiến Victoria và dân biểu vùng Mulgrave, sẽ có hiệu lực vào lúc 5 giờ chiều thứ Tư (27/09/23).

Dan Andrews, 51 tuổi, người trở thành thủ hiến vào tháng 12/2014, là một nhà lãnh đạo tiểu bang gây nhiều tranh cãi, là người đã ban hành các đợt đóng cửa khắc nghiệt nhất đất nước trong thời kỳ dịch bệnh COVID. Nhưng bất chấp những lời chỉ trích và trù dập từ một lực lựợng hùng hậu của Liên đảng Úc (Tự do & Quốc gia), đối lập tiểu bang, cùng hệ thống truyền thông cánh hữu của đế chế Murdoch, ông đã thắng đậm trong cuộc bầu cử tháng 11/2022 vừa qua. Cử tri Victoria đã lên tiếng!

Ông tự chọn con đường và thời điểm giả từ chính, chiến trường như các chính trị gia đồng cấp: Peter Gutwein (Tas), Michael Gunner (NT) và Mark McGowan (WA). Chúc ông và gia đình nhiều may mắn. NnQ… Đọc tiếp

Dân biểu Bendigo East, bà Jacinta Allan là Thủ hiến thứ 49 của Victoria, và là Thủ hiến Đảng Lao động đầu tiên đến từ khu vực địa phương của Victoria trong gần 100 năm qua.

✵✵✵

2023 Australian Indigenous Voice referendum

referendum-pamphlet-header-SBS

Voice to Parliament explained, @ SBS (Click hình bên trái để xem chi tiết NnQ).

phieu-bau

Ballot Paper. © SBS.

Chỉ còn 3 tuần nữa (14/10/23) đến cuộc trưng cầu dân ý về “The Voice – Aboriginal and Torres Strait Islander Voice”. NnQ xin giới thiệu với xóm nhà lá một số thuật ngữ về bầu cử ở miệt dưới để bà con mạn bàn trong những lúc trà dư tửu lậu… Đại để như từ ngứ “Donkey vote – Con lừa bỏ phiếu”.

Con lừa mà bỏ phiếu? Đãng trưởng Tự do Quốc gia Peter Dutton yêu cầu cử tri, “Nếu bạn hỏng hiểu, đìền chử KHÔNG – If you don’t know, vote NO.” Theo thuật ngữ mô tả trên, thì đảng trưởng khuyến khích bần dân thiên hạ mầnCon lừa đi bỏ phiếu” đó đa! Bi giờ thì tùy bà con thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình nghe.

Ngoài ra, một số thuật ngữ như Democracy sausages, hustings, incumbency, and pork-barrelling… Các chuyên gia ngôn ngữ giúp giải thích cặn kẽ nguồn gốc và ý nghĩa của nó… Đọc thêm chi tiết @ TẠI ĐÂY

Lưu ý: Không giống như các cuộc bầu cử liên bang, cử tri chọn đảng phái và ứng cử viên bằng cách điền số vào lá phiếu, tờ trưng cầu dân ý sẽ yêu cầu bạn trả lời câu hỏi trên đó bằng cách viết một từ: “Yes” hoặc “No” (NnQ).

✵✵✵

Nhạc sĩ Quốc Dũng (1951 – 24/09/2023)

ns-quoc-dung

Nhạc sĩ Quốc Dũng. © nhacxua.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Dũng. Tốt nghiệp thủ khoa môn nhạc pháp Tây phương trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Tác phẩm đầu tay của ông là “Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa“, được sáng tác khi ông mới 11 tuổi, nhưng khi đó là một bản nhạc không lời. Chỉ đến khi ông tốt nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc thì bài hát này mới được thêm lời và phát hành vào năm 1968, ông viết nhiều ca khúc nổi tiếng khác như Đường xưa, Mai, Cơn gió thoảng, Chuyện ba người, Còn mãi nơi đây, Điệp khúc mùa xuân, Thoát ly, Hoang vắng…

Ngoài ra, Quốc Dũng còn là diễn viên, từng đóng vai chính trong bộ phim Trường tôi của đạo diễn Lê Dân, năm 1973.

Ngày 24 tháng 9 năm 2023, ông trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng sau thời gian dài lâm bệnh nặng, hưởng thọ 72 tuổi.

1

Dũng Nguyễn và OzAsia 2023

Nghệ sĩ Dũng Nguyễn và chương trình nghệ thuật ‘1988’ tại OzAsia 2023.

Oct 19 – Nov 05, 2023.

© Thanh Ngôn.

nguyen-dung-img

Nghệ sĩ Dũng Nguyễn. Souce: FB Dung Anh Nguyen

Dũng Nguyễn sẽ cùng các nghệ sĩ trình diễn chương trình đặc sắc ‘1988 – chương trình biểu diễn với các nhạc cụ đàn tranh, đàn bầu và đàn nguyệt.’ tại OzAsia Festival 2023, lễ hội nghệ thuật đương đại hàng đầu của Úc từ 19/10 đến 15/11/2023 tại Adelaide.

OzAsia là một lễ hội nghệ thuật lớn ở Nam Úc, được Trung tâm Lễ hội Adelaide tổ chức trong hai tuần vào cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 hàng năm.

OzAsia có các sự kiện sân khấu, khiêu vũ, âm nhạc, nghệ thuật thị giác, văn học, ẩm thực và văn hóa đặc sắc, được khán giả cũng như các nhà phê bình đánh giá cao…

Nguồn: © SBS (21/09/2023)

2

Rupert Murdoch.

His Fox News legacy is one of lies, with little accountability, and political power that rose from the belief in his power − 3 essential reads (Di sản Fox News của ông là một trong những lời nói dối, với ít trách nhiệm giải trình và quyền lực chính trị xuất phát từ niềm tin vào quyền lực của ông – 3 bài đọc cần thiết).

© Lorna Grisby (Politics & Society Editor).

Nguồn: © The Conversation (22/09/2023)

anh-minh-hoa

Ảnh minh họa, © wiki.

Rupert Murdoch, 92 tuổi, một trong những nhân vật truyền thông hiện đại có ảnh hưởng nhất thế giới, ngày 21/09/2023 thông báo rằng ông sẽ từ chức chủ tịch của Fox Corp, và chủ tịch điều hành của News Corp. Đến giữa tháng 11, ông sẽ không còn nắm quyền lãnh đạo đế chế truyền thông trị giá hàng tỷ USD đã gây ra quá nhiều tranh cãi trong nhiều thập kỷ.

Thông qua Fox News, Murdoch đang để lại ấn tượng lâu dài đối với báo chí và chính trị Mỹ. Nhưng đó chỉ có thể không phải là những gì hầu hết mọi người nghĩ!

Dưới đây là ba bài đọc cần thiết từ Cuộc trò chuyện về Murdoch và Fox News và cách họ đã định hình các phương tiện truyền thông và bối cảnh chính trị Mỹ.

1. Cái gọi là nhà báo có thể nói dối mà gần như hoàn toàn không bị trừng phạt (So-called journalists can lie with near total impunity)

Sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, Fox liên tục sai trái (falsely) khi lập lại (repeatedly) nhiều lần – cáo buộc Dominion Voting Systems, một công ty công nghệ bỏ phiếu, gian lận cuộc thi để đảm bảo Tổng thống Donald Trump khi đó thua cuộc tái tranh cử. Dominion đã thách thức những lời nói dối đó trong vụ kiện phỉ báng trị giá 1,6 tỷ USD chống lại Fox News vào tháng 3/2021Đọc tiếp

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET. NnQ)

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Lachlan Murdoch tiếp nhận đế chế khổng lồ Fox News như thế nào? “Con khủng long” khổng lồ của đế chế truyền thông Fox and News Corporation với sức ảnh hưởng khuynh đảo nước Mỹ lẫn thế giới – ông Rupert Murdoch 92 tuổi – sẽ nghỉ hưu khỏi hội đồng quản trị, theo thông báo của hai công ty vào sáng Thứ Năm 21 Tháng Chín 2023… Đọc tiếp @ Saigon Nhỏ (21/09/23)

    ❖ Rupert Murdoch and the rise and fall of the press barons: how much power do newspapers still have? Ông trùm truyền thông toàn cầu Rupert Murdoch đã tuyên bố về hưu với tư cách là chủ tịch của Fox and News Corp, nhường chỗ cho con trai Lachlan. Ông ta được coi là một bậc thầy phù thủy, người sẽ giật dây các chính trị gia đằng sau hậu trường, như một người có quá nhiều quyền lực. Nhưng ông và các ông trùm truyền thông đồng nghiệp thực sự có ảnh hưởng gì? Nguồn @ Simon Potter (Professor of Modern History, University of Bristol)

    ❖ Khi News Corp ‘lừa đảo’ đưa tin về bầu cử, nền dân chủ Úc sẽ phải trả cái giá nào? (09/05/2022) Bằng chứng cho thấy News Corp đã đánh lừa cử tri trong cuộc bầu cử liên bang hiện tại là rất phong phú. Nó có thể được nhìn thấy “tin hàng đầu” mỗi buổi sáng trên các tờ báo trên khắp đất nước. Trong khi đó, vào lúc đêm về, những bình luận viên hàng đầu của Sky (big guns) Andrew Bolt, Peta Credlin và Paul Murray tiếp tục một loạt các tuyên truyền ủng hộ Tự do, chống Lao động và chống Teal (independent) không ngừng nghỉ… Đọc tiếp @ Denis Muller (Senior Research Fellow, Centre for Advancing Journalism, Đại học Melbourne)

    ❖ Why is Rupert Murdoch stepping aside now and what does it mean for the company? Về mặt tốt, ông là chủ nhân của các tờ báo lớn nhẫt thế giới. Ông đã thuê hàng ngàn nhà báo và các cơ quan của ông thường thực hành báo chí tốt vì lợi ích công cộng. Nhưng tôi e rằng điều tốt đẹp bị lấn át bởi tất cả những tác hại đã gây ra dưới sự điều hành của Rupert. Đế chế truyền thông của ông về cơ bản là chống đối xã hội trong cách nó hoạt động và đã gây ra rất nhiều thiệt hại cho rất nhiều người. Từ vụ bê bối hack điện thoại ở Anh và công kích chương trình biến đổi khí hậu củnh như bôi nhọ các nhóm thiểu số…

Ông đã làm tổn hại nền dân chủ và diễn ngôn dân sự và chính báo chí. Hành vi của News Corp đôi khi rất đáng trách, mà tôi nghĩ Rupert phải chịu trách nhiệm… Đọc tiếp @ Andrew Dodd (The University of Melbourne).

Sep2023_w3

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: Sep 15, 2023

1

11 tháng 9.

22 năm vụ tấn công ngày 11/9

© Trần Mộng Tú.

Nguồn: © Diễn Đàn Thế Kỹ (11/09/2023)

wtc-newyork

Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center) ở Lower Manhattan, Thành phố New York, ngày 11/9/2001. © DDTK.

Năm 2003, Trần Mộng Tú được The New California Media (NCM) trao giải thưởng báo chí cho bài Bình Luận: “Một chốn Bình an (A Safe Place)”, đã được đăng trên trên nguyệt san Phụ Nữ Gia Đình. Giải thưởng đặc biệt này còn có tên gọi là “The Ethnic Pulitzers”.

Trần Mộng Tú đã viết và xuất bản một tập thơ và một cuốn truyện ngắn. Bài bình luận được thắng giải của Trần Mộng Tú viết về đứa con gái của bà lên New York làm việc thiện nguyện cho hội Hồng Thập Tự ngay sau biến cố 9/11/2001. Bỗng chốc, bà cảm thấy nước Mỹ nơi bà chọn đi tỵ nạn sau cuộc chiến tranh xâu xé ở Việt Nam, không còn là một chốn bình an như bà vẫn nghĩ. Với lòng hãnh diện và cả với những nỗi lo âu cho đứa con của mình trên xứ sở đang dung thân, đã thúc đẩy bà viết bài báo này. Trần Mộng Tú phát biểu: “Mặc dầu đó là mối lo của một bà mẹ Việt Nam, nhưng cũng là mối lo của tất cả các bà mẹ khác.”

Tưởng Niệm 22 năm ngày nước Mỹ bị bốn vụ tấn công khủng bố tự sát có phối hợp do tổ chức Hồi giáo cực đoan al-Qaeda thực hiện (9/11/2001–9/11/2023), DĐTK xin đăng lại bài viết này và một bài thơ, cũng của nhà thơ Trần Mộng TúĐọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    (1) About AmeriCorps. AmeriCorps là cơ quan liên bang về dịch vụ quốc gia và hoạt động tình nguyện. AmeriCorps mang đến cơ hội cho người Mỹ thuộc mọi thành phần xuất thân để phục vụ đất nước, giải quyết những thách thức cấp bách nhất của quốc gia cũng như cải thiện cuộc sống và cộng đồng… Nguồn @ Americorps

sep-11

Remembering 9/11, © LASD.

    ❖ September 11 attacks. Hàng loạt vụ cướp máy bay và tấn công tự sát được thực hiện vào 11/9/2001 bởi 19 tên khủng bố liên kết với nhóm cực đoan Hồi giáo al-Qaeda nhằm vào các mục tiêu ở Mỹ, vụ tấn công khủng bố nguy hiểm nhất trên đất Mỹ trong lịch sử Hoa Kỳ… Đọc tiếp @ Britannica

    ❖ Trần Mộng Tú. Phụ Nữ và Chiến Tranh. Tầm nhìn Chiến tranh, Giấc mơ Hòa bình (Visions of War, Dreams of Peace) là nhan đề một tuyển tập thơ của các nhà thơ nữ trong chiến tranh Việt Nam… Nguồn @ NnQ Blog

obama-whitehouse-team

The U.S. national security team. © wiki.

    ❖ How SEAL Team Six Took Out Osama bin Laden. Ngày 2/5/2011, lực lượng đặc nhiệm Mỹ đột kích một khu nhà của al-Qaeda ở Abbottabad, Pakistan và tiêu diệt kẻ khủng bố bị truy nã gắt gao nhất thế giới: Osama bin Laden. Toàn bộ hoạt động, chỉ kéo dài 40 phút từ đầu đến cuối, là nhiệm vụ sau nhiều năm lập kế hoạch và huấn luyện tinh vi… Đọc tiếp @ HiSTORY (updated 08/2023)

How did the US find and kill Osama bin Laden? @ YouTube (60 Minutes Program – Australia).

2

Interpol 100 năm.

anh-minh-hoa

Interpol 100 years, © interpol.

It is officially 100 years since the start of INTERPOL today. As the following chart shows, the international police network was founded in September 1923, originally under the name of the International Criminal Police Commission (ICPC), only to be renamed as the International Criminal Police Organization or INTERPOL more than 60 years later, in 1989. Germany, France, China and Spain were just some of the group’s 20 founding members, which has now expanded to an impressive 195 countries. The Federal States of Micronesia became the latest member to join, as recently as November 2021.

Interpol 100, Thế giới có cần tổ chức này nữa không?

© Minh Đăng.

Nguồn: © Saigon Nhỏ (Viewed 10/09/2023)

Một thế kỷ sau khi được thành lập, Cảnh sát Quốc tế (Interpol), tổ chức chống tội phạm toàn cầu duy nhất trên thế giới, phải đối mặt với câu hỏi mang tính sống còn: Thế giới có còn cần họ nữa không? Căng thẳng địa chính trị gia tăng, đặc biệt giữa Hoa Kỳ với Nga và Trung Quốc, đang thách thức mô hình hoạt động của Interpol, vốn dựa vào việc chia sẻ thông tin tự nguyện giữa các lực lượng cảnh sát thành viên. Thêm vào đó, lâu nay người vẫn âm ỉ nghi ngờ rằng hệ thống cảnh báo Thông báo Đỏ (Red Notice system) của Interpol có thể bị thao túng chính trị.

Trong một cuộc phỏng vấn với POLITICO, Tổng thư ký Interpol Jürgen Stock cho biết Interpol phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt vấn đề ngân sách mà nguồn thu chủ yếu từ tài trợ. “Những thách thức là rất lớn. Tôi không thể nói rằng chúng tôi có đủ nguồn lực,” Stock nói. “Chúng tôi bị ngợp bởi các vụ án khai thác tình dục trẻ em trực tuyến. Chúng tôi bị ngợp bởi các trường hợp tội phạm mạng… Chúng tôi bị ngợp bởi nạn buôn bán ma túy…” Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Lyon, PHÁP: INTERPOL marks 100 years of international police cooperation. Nguồn @ Interpol (Viewed 10/09/23)

    ❖ Interpol fights for survival on its 100th birthday.

interpol-headquater-france

Interpol headquarters in the 6th arrondissement of Lyon, France. © Wiki

Một thế kỷ sau khi được thành lập, tổ chức chống tội phạm toàn cầu duy nhất trên thế giới phải đối mặt với một câu hỏi hiện hữu: Thế giới có còn cần nó không? Nguồn @ Political EU (07/09/23).

    ❖ Lyon, PHÁP: INTERPOL marks 100 years of international police cooperation. Tổ chức cảnh sát lớn nhất thế giới chính thức đánh dấu kỷ niệm 100 năm thành lập, kỷ niệm một thế kỷ hợp tác cảnh sát quốc tế… Đọc tiếp @ INTERPOL (01/2023)

    ❖ Interpol không còn là một tổ chức cảnh sát toàn cầu, mà là một công cụ giám sát của Trung cộng (Interpol is no longer a global police organization, but a Chinese surveillance tool)… Nguồn @ TFIPOST (13/09/23)

Sep2023_w1

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: Sep 01, 2023

Bạn Già.
Viết nhân ngày Father’s Day.
Father and Daughter.

★ Prigozhin – Putin: “Kẻ phản bội” thách thức “Bạo chúa”

Yevgeny Prigozhin, ông chủ tập đoàn lính đánh thuê Wagner, là người hùng trong mắt nhiều người dân Nga. Chính quyền Matxcơva bất đắc dĩ để người dân đặt hoa và nến tưởng nhớ “con người tài năng đã phạm nhiều sai lầm” ở khoảng 15 thành phố, thậm chí ngay sát điện Kremlin, tranh luận về tang lễ trang trọng của một “Anh hùng nước Nga.” Bởi vì tổng thống Putin hiểu rằng dập tắt sự ngưỡng mộ Prigozhin lúc này có nguy cơ gây náo loạn ngay trong lòng nước Nga… RFI (Aug 28, 2023)

★ Trump và 18 đồng phạm sẽ ra toà Fulton County vào 06/09/23.

Atlanta, Georgia (NV) – Cựu Tổng Thống Donald Trump và 18 đồng bị cáo khác sẽ trình diện tại toà Georgia vào ngày 6 Tháng Chín để nghe các cáo buộc tại phiên sơ thẩm trong vụ truy tố hình sự về âm mưu lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020, theo CNBC… Báo Người Việt (Aug 28, 2023)

1

Bạn Già.

© Phùng Nhân.

Nguồn: dutule.com (07/13)

anh-minh-hoa_ban-gia

Ảnh minh họa, © vietbao

Bữa nay nhân một ngày đẹp trời vợ con đi vắng, ông Năm Tú buồn quá không biết làm gì, thôi thì sẵn dịp mời hai ông bạn già đi lại nhậu chơi. Chớ còn khi ăn nhậu mà có vợ con chàng ràng một bên, thì cái sự ăn nói cũng không còn mạnh miệng, nên khi ông cầm cái máy điện thoại lên bấm số gọi mấy ông bạn già, mà trong dạ cảm thấy thơ thới hân hoan, chớ không còn có một nỗi lo lắng mơ hồ khi vợ con có mặt ở nhà đầy đủ. Bởi vì từ lúc đi vượt biển một mình, rồi được định cư tại xứ Úc Châu, để sau đó bảo lãnh mấy mẹ con tụi nó đi qua đoàn tụ định cư bên nước Úc, thì kể như ông đã làm tròn một thiên chức của một người cha, một người chồng quá tốt không còn có điều chi để mà phiền trách.

Ông Năm Tú cứ ngỡ rằng mình đã làm hết bổn phận của một người cột trụ trong gia đình, nên bắt buộc vợ con phải nễ nang ông, cũng như hồi trào chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa của miền Nam, ông đã tận tụy với một đời công chức. Mỗi lời nói của ông vợ con đều phải nghe theo sát rạt, không có cái cảnh cãi cối cãi chầy, vợ thì phải cho ra vợ con thì phải ra con, đi thưa về trình ôi lễ giáo tam cang nó làm cho con người quá ư đẹp đẻĐọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NNQ sưu tầm).

    ❖ Chiều chiều dắt ra bờ sông… Đó là bài hát nhại của một khúc hát quen thuộc thời đó, nhưng càng lớn tuổi thì tôi càng nghiệm thấy điều này hình như rất… đúng… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

   ❖ Dược Tính Trong Tâm! (BS Phạm Nguyên Quý). Trong thời buổi vật chất được ưu ái, thông tin lan tràn trên mạng, nhiều bệnh nhân dễ bị lung lạc bởi các “bài thuốc” hay “điều trị tiên tiến” qua Youtube, Facebook, Google hoặc nghĩ rằng phải chụp chiếu bằng máy móc hiện đại mới yên tâm. Lời nói của bác sĩ nhiều khi không được xem trọng…  Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Mùa Xuân Trên Xứ Úc. Tình cờ tôi gặp ông Bính tại ga xe lửa Cabramatta thuộc tiểu bang NSW. Thoạt đầu tôi vẫn giữ vẽ lạnh lùng như bao nhiêu người khác, vì không đoán được ông là người Việt hay người Tàu… Đọc tiếp @ Việt Báo

2

Viết Nhân ngày Father’s Day.

Nỗi lòng người cha mất con.

© Ngọc Lan (NV).

Nguồn: © Báo Người Việt (2013)

TangBichhang-img

Tăng Bích Hằng, người con gái mà ông Tăng Bảo Cang đi tìm từ gần 30 năm qua. © tangbichhang.com

Westminter (NV) – Hôm nay ngày Father’s Day, ngày của những người cha. Người ta có thể thấy nào hoa, nào quà, nào lời chúc mừng, lời cám ơn của con cái gửi đến cho người đã góp phần cho mình hình hài, cuộc sống hôm nay.

Người ta thấy ánh mắt hạnh phúc, và nụ cười mãn nguyện của những đấng sinh thành.

Nhưng đâu đó, lại có những người cha từ bao nhiêu năm qua vẫn mòn mỏi, khắc khoải chờ đợi tiếng gọi “Ba ơi!” “Bố ơi!” từ những đứa con thân yêu của mình – những đứa con bị bức khỏi vòng tay cha, vòng tay mẹ trên bước đường vượt biên từ mấy mươi năm về trước.

Ông Tăng Bảo Cang, người vẫn đang miệt mài mong ngóng tin con gái mình từ 29 năm qua, là một trong số những người cha đau khổ đó! Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NNQ sưu tầm).

    ❖ Sen Người – Sen Ta Tôi chọn hoa sen cho những suy nghĩ trong ngày Lễ Xá Tội Vong Nhân vì hoa sen không bị ô nhiễm bởi môi trường xấu, do đó, cho dù có can qua bao nhiêu phong ba bão táp hiện tại, hoa sen Việt Nam sẽ có ngày vượt thoát và nở rộ trên quê hương… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Về Thăm Bidong trong mùa Vu Lan. Cúi xin Tam Bảo từ tôn, đem pháp mầu mật ngôn tiếp độ: Hết thảy được thọ Vô giá Cam lồ Pháp thực, được nghe Kinh pháp Vãng sinh Tịnh độ! Cung thỉnh các chúng cô hồn, vong hồn, oan hồn… Nương nơi pháp lực Diện Nhiên Vương Bồ Tát, theo đến pháp đàn nghe kinh thọ thực, thoát khổ luân hồi… Đọc tiếp @ Ong3A Blog

Father and Daughter.

father-daughter_De-Wit-img

© Chụp lại từ Youtube

In 2000, Father and Daughter won the Academy Award for Best Short Film for its Dutch director Michael Dudok de Wit. For such a short (eight minutes) movie it has a remarkable capacity to move an audience. The story of a father who leaves his daughter and rows off into the ocean, it commences with two figures riding their bicycles, the smaller of the wheels in perfect symmetry with the larger.

The father and daughter climb to the top of a hill at which point the father alights, hugs his daughter before climbing down to the seashore. He cannot resist running back and holding the girl one last time before rowing off towards the distant horizon.

The girl runs up and down against the skyline as the sun gradually sets. There is no explanation. She returns again and again to her vantage point on the cliff to peer out to sea for his return. Each return marks a passage in her life from child to adolescent, mother and eventually old woman. And still she returns to search for the father who left her. Of course it is not literal, of course her father will never, can never, return. But still she hopes… Nguồn @ Short of The Week.

Thân mời thưởng thức 2 video ngắn nhân Father Day 2023 (03/09/23). Thân – NnQ.

Father and Daughter – by M. Dudok de Wit (YouTube).

PaPa (Cha Tôi) – by Paul Anka (YouTube).

Please, “Watch on YouTube” site. Thank you.

July-2023_w4

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: July 28, 2023

✵✵✵✵✵✵

1

Âm Tính Trong “Kiếm Ma Inazuma”.

© Posted by Ha Nhan – Nhan Tử Hà.

Nguồn: © QGHC Úc châu. (June/2023)

dao-duc-kinh

Ảnh minh họa, © qghc Aus.

Thôi em nhé mình về cố quận
Uống thiên thu thấp thoáng trời xa
Thở hư không chìm trong huyền tẫn
Cười thơ ngây ẩn dưới trăng tà.

Có thể nói, không có cái gì sáng tạo bằng cái Không. Cho nên, Đạo Đức Kinh (1) mới nói ở chương I, câu B:

“Vô danh thiên địa chi thỉ ;
Hữu danh vạn vật chi mẫu.”

(Không tên là gốc của Trời Đất, có tên là mẹ của vạn vật).

Nói cách khác là “Hữu sinh ư vô.” (“Có” lại từ “Không” mà sinh ra.) Nhà Phật còn đi xa hơn nữa khi Long Thọ nói rằng:

“Dĩ hữu không nghĩa cố
Nhất thiết pháp đắc thành
Nhược vô không nghĩa cố
Nhất thiết tắc bất thành”
(2)

Nghĩa là:

Vì do có Tánh Không
Nên mọi pháp đều thành.
Nếu không có Tánh Không
Các pháp đều chẳng thành
… Đọc tiếp @ QGHC Úc châu.

    (*) Đạo Đức Kinh. Đạo Đức Kinh là quyển sách do Lão Tử viết ra vào khoảng năm 600 TCN. Theo truyền thuyết thì Lão Tử vì chán chường thế sự nên cưỡi trâu xanh đi ở ẩn. Ông Doãn Hỷ đang làm quan giữ ải Hàm Cốc níu lại ‘nếu ngài quyết đi ẩn cư xin vì tôi để lại một bộ sách!’ Lão Tử bèn ở lại cửa ải Hàm Cốc viết bộ ‘Đạo Đức Kinh’ dặn Doãn Hỷ cứ tu theo đó thì đắc đạo. Do đó, Đạo Đức Kinh còn được gọi là sách Lão Tử… Thân mời đọc tác phẩm này @ TẠI ĐÂY (Viewed 20/07/2023 NNQ)

    (*) Vua Oedipus. Oedipus, trong thần thoại Hy Lạp, vua của Thebes, người đã vô tình giết cha mình và kết hôn với mẹ mình. Homer kể lại rằng vợ và mẹ của Oedipus đã treo cổ tự tử khi sự thật về mối quan hệ của họ được biết đến, mặc dù Oedipus dường như vẫn tiếp tục cai trị tại Thebes cho đến khi ông qua đời. Trong truyền thống hậu Homeric, quen thuộc nhất từ Oedipus Rex của Sophocles (hoặc Oedipus Vua) và Oedipus tại Colonus (viewed 20/07/23)… Nguồn @ britannica.com

    (*) Anh em nhà Karamazov là tác phẩm cuối cùng của Fyodor Dostoevsky. Thoạt nhìn Anh em nhà Karamazov là cuốn tiểu thuyết về đề tài gia đình về loại gia đình ở đó không có những mối quan hệ trong sạch vững chắc không có nền móng đạo lý và tan rã trong hoàn cảnh của một xã hội đang băng hoại. Dostoevsky đã viết tác phẩm lớn nhất của ông về tình trạng hỗn loạn xã hội này, về sự tìm kiếm ‘ý nghĩa của tồn tại’ ở những con người đại diện cho các thế hệ thuộc quá khứ, hiện tại và tương lai của nước Nga… Nguồn @ vanthoconggiao.net (Viewed 20/07/2023)

    (*) Câu Chuyện Dòng Sông – Hermann Hesse (Dịch giả: Phùng Khánh & Phùng Thăng). Câu chuyện dòng sông là cuốn tiểu thuyết mang tính cách ngôn của Hermann Hesse kể về hành trình tâm linh của một người Ấn Độ tên là Siddhartha trong thời đại của Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Đây là tiểu thuyết thứ chín của Hesse, được viết bằng tiếng Đức, trong một ngôn ngữ đơn giản nhưng có vần điệu… Thân mời đọc tác phẩm này @ hoavouu.com (Viewed 20/07/2023 NnQ)

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NNQ sưu tầm).

    ❖ Tiêu Phong – bi kịch của một anh hùng. Hư Trúc là bóng dáng của quá khứ như tồn tại trong ý thức chung của mỗi con người, một hành trình từ tuổi thơ ấu vô tư, trong sáng bước vào đối diện với những trắc trở, hệ lụy, và cả những tai hoạ của cuộc đời; là cái ngưỡng ban đầu được giới thiệu với tính dục, của sự khổ đau đến từ thế giới bên ngoài… Tiêu Phong, anh ta chính là biểu hiện cho hiện tại của con người trưởng thành, con người làm đối tượng lý giải và cảm xúc cho tất cả tư duy loài người. Ý nghĩa lớn lao nhất của nó đối với tư tưởng chính là ở chỗ những khổ đau, mâu thuẫn, và tai họa – những điều đã trở thành đồng nghĩa với sự hiện hữu, ý thức, cũng như sinh lực của nó. Hành trình của nó là một sự bế tắc, là cái vòng vô vọng khép kín muốn giải thoát khỏi chính mình, như con rắn Ouroborous cố tự nuốt đuôi mình vậy… Đọc tiếp @ Tạp chí Da Màu

    ❖ Nổi loạn. Chẳng biết tự bao giờ, con người cứ muốn nổi loạn. Nổi loạn để thành thoát khỏi kiếp vượn, nổi loạn để đứng bằng hai chân, nổi loạn để thoát khỏi đời sống săn bắn hái lượm, nổi loạn để thoát khỏi đời sống chiếm hữu nô lệ, nổi loạn để thoát khỏi chế độ phong kiến áp bức bất công. Mới đây, trong chuyên đề đồng tính trên tạp chí Da Màu, nhà văn Đặng Thơ Thơ cũng đã trình bày một pho nhật ký nổi loạn chống lại nền luân lý xã hội truyền thống, cụ thể là nền luân lý Kitô đã đè nặng trên đầu trên cổ con người suốt hai ngàn năm nay… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Con Cá Mắc Cạn. Ngày xưa có một người lính thú:
Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu vai mang súng dài.
Một tay thì cấp hỏa mai,
Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền.
Thùng thùng trống đánh ngũ liên,
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa…

Đi ngược dòng sông vài ngày rồi lên bộ lẽo đẽo vượt suối, rồi lại xuống thuyền ngược dòng sông, rồi lại lên bộ, cứ như thế ròng rã một tháng trường mới tới nơi đồn trú. Đó là miền biên giới có thác chảy ào ào suốt ngày đêm, có núi chập chùng cao ngất chắn mất đường về. Dọc theo ngọn nguồn con sông chảy xiết là những khu rừng già âm u nhiều rắn độc, nhiều thú dữ.

Đau đớn thay cho người lính thú. Anh phải ở đây ba năm, ba năm dài những lo âu, thương nhớ. Bất trắc có thể xảy đến hàng ngày khiến anh bỏ thây nơi rừng núi hùng vĩ nhưng hiểm độc này. Anh mà ngã xuống chỉ một chiếc lá nhỏ cũng đủ phủ thây anh vì thân anh sẽ rữa nát trước chiếc lá để rồi mất tích vào đám bùn đen ẩm thấp dưới rừng. Đêm đến anh ngủ, những hình ảnh khủng khiếp đó ùa đến cùng tiếng thác nước để uy hiếp linh hồn anh. Ba năm… ba năm dài… Đọc tiếp @ Quốc Gia Hành Chánh Úc Châu

    ❖ Ngã và Vô Ngã. Đọc Darwin, tôi thấy thích thú vì những phát hiện mới mẻ của nhà khoa học, nhưng buồn vì cảm thấy mình hoàn toàn… vô nghĩa. Trong cuộc t(b)iến hóa này, không có tôi, cũng không có chúng ta. Chỉ có sự sống và một diễn trình vô cùng tận. “Darwin đã hàm ý rằng con người chỉ là một trong những sinh vật đã trải qua một quá trình tiến hóa từ những chủng loại tiền sinh khác cũng không khác gì bất cứ con thú nào khác đã từng sống trên địa cầu nầy.” Mỗi một con người = con người = loài người. Và nằm trong dòng sinh diệt miên man cùng với muôn loài. Riêng mà rất chung. Đọc Darwin, tôi cảm thấy mình đâm ra…vô ngã! Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Đường Tăng. Đêm cuối cuộc trường chinh đầy gian khổ, ngày mai vào yết kiến Như Lai để lên kiếp Phật. Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được. Suốt cuộc đời tâm nguyện tới cõi này, giờ đây khi sắp trút bỏ kiếp người, ông bỗng thấy lòng day dứt.

Nhiều ngày nay, thân thể Đường Tăng đã rã rời, đầu óc đầy mộng mị, tay biếng lần tràng hạt. Tâm linh như muốn níu chân dừng lại. Máu ông nhức nhối thấm lần cuối qua tim, cứa vào quá khứ đau xé. Ông nhớ tới những người sinh thành ra mình. Tinh cha, huyết mẹ tạo nên mà bao nhiêu năm nay ông không một lần thắp hương, không một lần nhắc nhở. Chặng đường dài tới đất Phật khiến trái tim ông dần chai sạn. Ông đã quá nhiều lần phải lạy lục, cầu khẩn các thần thánh lớn bé, đã quá nhiều lần giẫm đạp lên xác máu yêu ma xa gần, chỉ với một mục đích: “mau thành chính quả…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Giọt nước nghiêng mình (GS Nguyễn Văn Sâm). Ni sư đưa tay lượm vài cánh bông rơi rụng trên bàn bỏ vô dĩa đựng tách trà, ngó thẳng vô mặt người khách nữ, nói như khuyên giải: “Tiểu bang nầy lắm mưa, nhiều khi một mình ngồi ngó mưa rơi, ni nghĩ rằng từng giọt mưa là từng linh hồn con người nghiêng mình rớt xuống để nhập làm một với Đại Ngã là sông, biển. Chết là giai đoạn hủy xác, hồn về lại nơi phát sinh. Chết sống chỉ là những giai đoạn du hành rong chơi của tiểu linh hồn…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

2

Đông Nam Á trong mắt Trung Quốc.

Miến Điện, eo biển Malacca và Biển Đông.

© Nguyễn Lương Hải Khôi.

Nguồn: © usvietnam – oregon uni (May/2023)

eo-bien-Malacca

Eo biển Malacca. © vnexpress.

(Eo biển Malacca là một điểm yết hầu kết nối Ấn Độ Dương và Biển Đông. Căn cứ quân sự của Ấn Độ nằm trên chuỗi đảo Andaman và Nicobar ở cửa phía tây của eo biển. Ở cửa phía đông, trên Biển Đông, Trung Quốc đã xây các căn cứ quân sự khổng lồ trên các đảo nhân tạo ở đá Xu Bi và đá Chữ Thập. Ảnh Google Map, chú thích và minh hoa của tác giả)

Có những góc nhìn cho rằng Trung Quốc là bên thua cuộc trong cuộc đảo chính tại Miến Điện. Lập luận này dựa trên những tuyên bố ngoại giao của Trung Quốc, tuyên bố của những học giả Trung Quốc và những cảm xúc chống đối và nghi kỵ Trung Quốc trong xã hội dân sự Miến Điện và thậm chí trong cả một số lãnh đạo quân đội.

Tuy nhiên, nếu xét từ góc độ lợi ích địa chính trị, giới quân sự Miến Điện hiện đã bước vào tình thế cần Trung Quốc. Cuộc đảo chính và việc đàn áp đẫm máu người biểu tình hiện nay có thể thay đổi bàn cờ địa chính trị ở châu Á, đem lại lợi thế to lớn cho Trung Quốc… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Nguyễn Lương Hải Khôi nhận bằng tiến sỹ triết học tại Đại học Nihon, Tokyo, Nhật Bản năm 2014, giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm TpHCM từ 2005, research fellow tại Đại học Nihon (2008), Đại học Hiroshima (2015), Đại học Johns Hopkins (2017), hiện là research fellow tại Viện Nghiên cứu Toàn cầu (Global Studies Institute), Thư ký Tòa soạn của Tạp chí US Vietnam Review, Đại học Oregon.

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    (1) ❖ Phần Lan hóa là gì? (The Economist, Biên dịch: Phan Nguyên – 14/02/2022.). Khi châu Âu dần chia thành hai khối đối lập do Mỹ và Liên Xô dẫn đầu vào buổi bình minh của Chiến tranh Lạnh, Phần Lan có một vị thế đặc biệt. Mặc dù chống lại một cuộc xâm lược toàn diện của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nước này đã buộc phải nhượng lại những vùng lãnh thổ rộng lớn, chi trả bồi thường và cho hợp pháp hóa Đảng Cộng sản Phần Lan. Trong thời kỳ ngay sau chiến tranh, đất nước này có ít mối liên hệ với phương Tây và bị người láng giềng khổng lồ ở phía đông đe dọa. Một hiệp ước được ký với Liên Xô năm 1948 đã trở thành cơ sở cho chính sách “Phần Lan hóa”. Phần Lan sẽ được duy trì chủ quyền của mình nhưng phải giữ vị trí trung lập trong cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường, không tham gia NATO lẫn Hiệp ước Warsaw. Nguồn @ nghiencuuquocte org

    ❖ Biển Đông (Vùng Biển Quan Trọng Nhất Thế Giới! – Câu chuyện về “tứ ma” ở Biển Đông – Daniel Yergin). Biển đông là vùng biển quan trọng nhất đối với kinh tế thế giới, ít nhất một phần ba của thương mại toàn cầu phải thông qua con đường hàng hải này. Đây cũng là vùng nước nguy hiểm nhất , nơi mà quân đội Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể dễ dàng va chạm.

Trong Mare Liberum, hay The Freedom of the Seas. Grotius viết, giống như không khí và bầu trời, nước là tài sản chung của nhân loại. Không quốc gia nào có thể sở hữu chúng hoặc ngăn cản người khác đi qua chúng. “Mọi quốc gia”, ông tuyên bố, “được tự do đi lại đến mọi quốc gia khác và giao dịch với quốc gia đó…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Đóng góp của Nhật cho Việt Minh ở trận Điện Biên Phủ. Số là Nhật Bản xây dựng một nền công nghiệp hoành tráng ở vùng Mãn Châu. Năm 1945, khi Liên Xô đánh tới thì họ đầu hàng, không phá huỷ tài sản. Liên Xô giao toàn bộ khí tài và nền công nghiệp Nhật cho Mao Trạch Đông. Trước đó Mao bị Tưởng đánh cho không còn gì, bỗng chốc thành người khổng lồ, còn Tưởng thì bị Hoa Kỳ bỏ quên (do dồn sức tái thiết Châu Âu). Chỉ 4 năm sau, Tưởng chạy ra Đài Loan.

Stalin nhìn Hồ Chí Minh và nói với Mao: Vũ khí Nga chuyển tới Việt Nam rất khó vì xa xôi, đồng chí hãy lấy vũ khí của mình cho Việt Nam rồi Nga sẽ bù lại vũ khí mới. Thế là từng đoàn xe vận tải và đại bác của… Nhật Bổn… ùn ùn… bao vây Điện Biên… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Sau 1975 ĐH Vạn Hạnh được tiếp quản như thế nào? Thư viện ĐH Vạn Hạnh có hàng vạn cuốn phim quay lại bản gốc các cuốn sách cổ của các nền văn minh trong lịch sử. Nhà nghiên cứu muốn đọc văn bản gốc thì mượn phim rồi đọc trên màn hình ti vi của thư viện. Không dễ để được các trường đại học, thư viện, bảo tàng trên thế giới cho phép thu thập một lượng tư liệu quý với số lượng lớn đến thế… Đọc tiếp @ haingoaiphiemdam

    ❖ Việt Nam, Nhật, và giàn khoan 981* Về vai trò của Nhật đối với Việt Nam trong đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc, không khó để mỗi chúng ta có câu trả lời. Chúng ta chỉ cần tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra ở Châu Á thế kỷ 21 này, nếu chỉ có một cường quốc duy nhất là Trung Quốc, không tồn tại một cường quốc có bề dày lịch sử là Nhật Bản hoặc Nhật Bản chỉ là một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Sự tồn tại của Nhật Bản như hiện nay đã là một ích lợi lớn cho Việt Nam và các nước đang phát triển trong khu vực – một quốc gia với vai trò gìn giữ vai trò hòa bình, là đối trọng để kiềm chế các động thái hung hăng gây hấn của Trung Quốc, là động lực kinh tế, và là một nền dân chủ trưởng thành nhất trong cả khu vực… Nguồn @ Diễn Đàn Thế Kỷ

    ❖ Học tập tư duy sử học qua câu chuyện Chính phủ Trần Trọng Kim. Trên VOA Tiếng Việt, ngày 24/8, nhà nghiên cứu Cù Huy Hà Vũ đăng bài “Độc lập giả hiệu của Đế quốc Việt Nam”, phản biện một công trình của nhà nghiên cứu Phạm Cao Dương, một sử gia tại Đại học Sư phạm Sài Gòn trước 1975 và UC at Berkeley và một số đại học khác ở Mỹ sau 1975 (cuốn sách “Bảo Đại – Trần Trọng Kim và Đế quốc Việt Nam”, Truyền thống Việt, 2017)..

Trong công trình nghiên cứu nói trên, sử gia Phạm Cao Dương cho rằng chính phủ Đế Quốc Việt Nam do Trần Trọng Kim làm thủ tướng, ra đời vào tháng 4 năm 1945 và kết thúc vào tháng 8 năm đó, là một chính phủ độc lập của một nước Việt Nam độc lập. Tác giả Cù Huy Hà Vũ phản biện kết luận của sử gia Phạm Cao Dương (chú thích số 6 trong bài), cho rằng nền độc lập của Việt Nam mà chính phủ Đế Quốc Việt Nam đại diện chỉ là “giả hiệu”, bản thân chính phủ Đế Quốc Việt Nam chỉ là “bù nhìn”.

Trong bài viết này, chúng tôi không nhắm đến mục đích đưa ra kết luận về Chính phủ Trần Trọng Kim (“bù nhìn” hay “độc lập”), mà chỉ phân tích các lập luận của tác giả Cù Huy Hà Vũ trên cơ sở phương pháp khoa học lịch sử, và nhường kết luận về Chính phủ Trần Trọng Kim cho người đọc. Kết luận của phân tích này là: Bài viết của tác giả Cù Huy Hà Vũ sai về mặt logic tư duy, cả trong mạch lập luận chung của cả bài lẫn trong những chi tiết cụ thể. Đặt bài viết của tác giả Cù Huy Hà Vũ trong mạch giáo dục lịch sử ở Việt Nam 7 thập niên qua, chúng tôi sẽ nêu một vài vấn đề về giáo dục lịch sử ở Việt Nam hiện nay… Đọc tiếp @ Báo Quốc Dân (Viewed 07/07/23)

    ❖ Cuộc khủng hoảng trong tương lai gần và khả năng thích ứng của Việt Nam, Trung Quốc.‎‎ Tình huống xấu nhất của cuộc khủng hoảng vẫn chưa đến nhưng Trung Quốc đã lựa chọn rồi. Họ không có nhiều không gian cho những lựa chọn khác. Chúng ta hãy bắt đầu với việc Trung Quốc từ tháng 5/ 2022 quay trở lại chính sách mở cửa kinh tế, có vẻ muốn đảo ngược chính sách Zero Covid và đặc biệt là nới lỏng tín dụng cho bất động sản…

… Cũng giống Trung Quốc, Việt Nam chứng kiến sự nguy hiểm của tình thế gắn kết chặt chẽ giữa bất động sản và tài chính. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến tháng 4/2022, tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng là gần 2,3 triệu tỷ đồng, khoảng 94% dư nợ tín dụng bất động sản là cho vay trung và dài hạn, từ 10 đến 25 năm, trong khi nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Tổng cộng có 33 doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng có số phát hành trái phiếu lên đến hơn 276.000 tỷ đồng (12 tỷ USD) trong năm 2021. Hiện nay Việt Nam đang tìm cách gỡ mối liên kết này. Nhưng cũng giống như Trung Quốc, do cái bẫy thể chế, Việt Nam có khả năng không nhỏ là sẽ lại mở cửa cho bất động sản để giải quyết khó khăn ngắn hạn.

Việt Nam vẫn “khác” Trung Quốc ở một điểm, là nếu như Trung Quốc có dư tiền bạc để mặc dù tiêu một lượng lớn tiền dự trữ cho bất động sản và xuất khẩu bất động sản, họ vẫn dành một nguồn lực không nhỏ cho giáo dục đại học và khoa học công nghệ, trong đó đầu tư lớn cho trí tuệ nhân tạo. Còn Việt Nam thì không thế. Các đầu tư gần đây cho khoa học của nhà nước được tổ chức theo cách để đếm bài báo xuất bản được trên các tập san quốc tế, nhằm tăng vị trí trong các bảng “xếp hạng”. Cách này không tạo ra được bất kỳ sự thay đổi thực chất nào của đẳng cấp quốc gia…   Đọc tiếp @ Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ (Viewed 07/2023)

    ❖ Xây danh dự cho dân tộc Việt. Thế kỷ XIX, với một trái tim đập lạc nhịp với thế giới, cha ông ta đã thất bại khi đối đầu với làn sóng thực dân hóa. Ngày nay, chúng ta đối đầu với làn sóng toàn cầu hóa không thể bằng đôi mắt sợ hãi hay phòng thủ mà phải bằng “tinh thần toàn cầu” và ý thức xây dựng danh dự cho dân tộc thông qua những đóng góp của mình cho nhân loại chung…

Chúng ta thường chỉ nghĩ đến một Nhật Bản chỉ trong vòng 30 năm mà đuổi kịp Phương Tây về kinh tế và kỹ thuật, nhưng chúng ta gần như không nghĩ đến một Nhật Bản khác, một Nhật Bản của “khai hóa tinh thần”, cũng chỉ trong vòng 30 năm, các lãnh chúa của họ từ chỗ là những tên chúa đất sống ăn bám vào nông dân, đã tự mình học tập kinh doanh để trở thành tư sản; người nông dân của họ từ chỗ chỉ là “tá điền” của một lãnh chúa nào đó, tiến hóa đến chỗ trở thành “quốc dân”.

Và ngày nay, quan chức nhà nước của họ từ chỗ nghĩ rằng giá trị của bản thân nằm ở sự phục tùng của nhân dân, tiến hóa đến chỗ coi sự lễ phép của mình với mỗi người dân là giá trị đạo đức bình thường trong công việc. Thời Minh Trị kết thúc vào năm 1912, đến nay là 2009, chưa đầy 100 năm!   Đọc tiếp @ vietsciences (Luu y: Trang web starts by http, cho nen co the may PC cua ban cho rang khong an toan. Tuy nhien, mot so trang web xua chua co them https ma thoi. Viewed 07/2023 NNQ)

    ❖ Xây Dựng Lực Lượng Think Tanks Để Phát Triển. Khái niệm “think tank(s)” gần đây được dịch sang tiếng Việt bằng nhiều cách: “(Các) Vựa tư tưởng”, “(Các) Tổ tư duy”, “(Các) Bồn tư duy”, “Túi khôn”, “Nhóm tư duy chiến lược”… Người Trung Quốc dịch là “Trí khố” (智库 – zhì kù). Người Nhật Bản thì dùng luôn từ “Think tank(s)” trong tiếng Anh, phiên âm sang chữ Katakana (シンクタンク). Trong bối cảnh chưa có khái niệm thống nhất trong tiếng Việt, bài viết này giữ nguyên từ “Think tank(s)”.

Think tanks không phải là sở hữu riêng của các chính khách. Think tanks là hiện tượng phổ biến của “xã hội công dân”. Trong những xã hội có một nền văn hóa dân chủ phát triển cao, các nhóm lợi ích hùng mạnh sẽ không thể triệt hạ các nhóm yếu hơn bằng những trò đê hạ…

Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng của chất lượng chính sách, đối mặt với nhiều thử thách lớn, trong hầu hết các lĩnh vực, nhưng vẫn chưa thể định hình những chính sách có tính chiến lược một cách khoa học. Con đường để thoát hiểm phải bắt đầu bằng việc tái cấu trúc tiến trình xây dựng sách lược, trong đó có việc xây dựng tầng lớp tư duy chiến lược chuyên nghiệp dưới hình thức các think tanks. Đọc tiếp @ tuonglaivietnam (Viewed 07/2023)

n11-w4_21

✵ ✵ ✵

Các bài viết sưu tầm: Nov 26, 21

Cười Ý Nhị…
Trung Cộng vs Đài Loan…
Tiền Già & Tình Già.
Quốc Ngữ Và Nhà Nguyễn.

Cười Ý Nhị

Lỡ Một Đời Trai…

Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Tới tháng lãnh lương mới hết hồn
Bạn rủ đi chơi, nào có dám
Tôi chờ người tới để… giao lương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Xấp tiền lương mỏng, hỏi lung tung:
Rằng lương sao có bao nhiêu đấy?
Chắc“diếm” bớt rồi, phải thế không?

Người ấy thường hay móc bóp tôi
Khảo tiền mỗi lúc bóp tôi vơi
Bảo rằng tôi móc còn hơn để…
“ghệ” móc tiền ông, mới khổ đời

Thuở ấy nào tôi đã biết gì:
Trẻ người, non dạ quá ngu si
Bao nhiêu tiền bạc, tôi “dâng” hết…
Chẳng giữ cho mình được… tí ti

Đâu biết tiền đưa bả tháng này
Là tiền dành dụm bấy lâu nay
Bao nhiêu tiền mặt, “người” chôm hết
Biết lấy gì vui với bạn đây?

Từ đấy thu, rồi thu, lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
“Người kia” đã biết tôi vơi túi
“người ấy” cho nên vẫn hững hờ

Tôi vẫn đi… bên cạnh một người
Dữ như sư tử của lòng tôi
Và từng thu chết, từng thu chết
Vẫn sợ “vợ” hơn cả… sợ trời

Buồn quá, hôm nay xem lại túi
Chỉ còn tiền lẻ để… ăn xôi
Bao nhiêu tiền chẵn, người gom hết
Chỉ tặng cho tôi… một nụ cười

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi.
Đưa tiền người giữ khỏi lôi thôi
Đến nay, tôi hiểu thì tôi đã…
Làm lỡ đời trai, muộn mất rồi

Nguồn: nguoiphuongnam52.blogspot.com


Trung Cộng vs Đài Loan…

© Trọng Đạt

china-vs-taiwan© Ảnh danchimviet

Khổng lồ và tí hon.

Đề tài này kéo dài từ đầu thập niên 50 cho tới nay đã 71 năm, được sóng yên bể lặng vài chục năm từ năm 1972, nay lại như đất bằng nổi sóng, nhưng chẳng bao giờ lâm vào cảnh binh đao. Thập niên 50, 60  Trung Cộng gây sự pháo kích hai Quần đảo Kim Môn, Mã Tổ gần bờ đại lục, chúng thuộc Đài Loan, do Quốc Dân Đảng Trung Hoa chạy từ đại lục ra năm 1949, 50. Hồi ấy người ta tưởng như chiến tranh đổ sụp xuống nơi đây nhưng cho tới nay vẫn là cảnh trời yên bể lặng.

Sau khi chiếm được gần hết Trung Hoa, đầu tháng 10/1949, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, thủ đô là là Bắc Kinh (Bắc Bình cũ). Cuối năm 1949 Tưởng Giới Thạch và khoảng 2 triệu người Quốc Dân Đảng chạy khỏi Đại lục tới đảo Đài Loan.

Cuối năm 1949 Mao Trạch Đông đã ra lệnh sửa chữa các sân bay, chuẩn bị tầu chiến để đổ bộ chiếm Đài Loan.  Ngày 5-1-1950 TT Mỹ Truman tuyên bố thừa nhận Đài Loan là lãnh thổ Trung Quốc, ông nói sẽ không giúp quân sự cho Tưởng, công khai tuyên bố bỏ Đài Loan, Truman tưởng bở lắm, ông ta dự định sẽ thiết lập bang giao với Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc.

Đài Loan coi như sắp tiêu ma, thế mà vẫn sống hùng sống mạnh từ hồi đó đến nay. Sáu tháng sau khi chiếm được Trung Hoa, Bắc Triều Tiên được Nga, Tầu yểm trợ vượt vĩ tuyến 38 xâm lăng Nam Triều Tiên, Nga, Trung Cộng bây giờ công khai chống Mỹ. TT Truman hốt hoảng đưa quân vào miền Nam Triều Tiên cứu nguy lấy danh nghĩa Liên Hiệp Quốc. Đồng thời ông lệnh cho hạm đội số 7 bảo vệ Đài Loan, đảo quốc này thoát chết trong gang tấc

Người Mỹ bắt đầu được nếm mùi CS, Truman tỉnh giấc Nam Kha, trước đây vẫn coi Staline là đồng minh từng đánh Đức Quốc Xã nhưng nay Cộng Sản Nga, Tầu đã công khai coi Mỹ là kẻ thù số một. Nghĩa Vụ Quốc Tế của họ là vô sản hóa toàn thế giới. Đồng thời với chiến tranh Triều Tiên, từ 1950 Trung Cộng tiến sát biên giới Việt Hoa, họ viện trợ, huấn luyện cho Việt Minh và thành lập nhiều sư đoàn chính qui (304 và 308, 312, 316, 320…) Đọc tiếp TẠI ĐÂY


Tiền Già và Tình Già

© Song Lam

Trong bữa cơm tối, Chúc Minh nhìn lên tờ lịch trên tường, nói lớn:

– Ô, tuần sau là sinh nhật của tui đó nha, quý vị chuẩn bị quà cáp đi là vừa…

Hiển, chồng nàng từ trong bếp nói vọng ra:

– Trời đất, gần ăn tiền già rồi còn đòi quà sinh nhật.

Cả nhà cười vang vì sự chế giễu của Hiển. Chúc Minh xịu mặt. Hai đứa này chỉ hơn 40, không còn trẻ nữa, nhưng chưa phải là già. Mọi người biết rằng Hiển chọc ghẹo Chúc Minh cho vui thôi chứ anh chàng này nổi tiếng là nịnh vợ: Năm nào sinh nhật cô nàng anh cũng bày tiệc linh đình vì anh ta là chef cook của một nhà hàng Mỹ danh tiếng ở vùng San Diego này.

Tôi thoáng nghĩ ngợi về chuyện “ăn tiền già” qua câu nói của Hiển, thằng cháu rể rất dễ thương của vợ chồng tôi. Tiếng Việt thật lạ lùng, cái gì biểu hiện phúc lợi lập tức có chữ “ăn” đi kèm. Từ “ăn đám cưới, ăn đám giỗ, ăn tiệc, ăn chơi…” bây giờ ở Mỹ có thêm cụm từ “ăn tiền già, ăn tiền bệnh, ăn tiền thất nghiệp, ăn tiền SSI…” Đọc tiếp

Quốc ngữ và nỗ lực ‘thoát Hán’ của các Vua nhà Nguyễn.

© Nguyễn Quang Duy

Nguồn: Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký

Tìm hiểu lịch sử là công việc vô cùng thiết yếu vì có hiểu người xưa, có hiểu được lịch sử mới hiểu được vận mệnh nước nhà mà khôi phục lại.

Trên Diễn đàn BBC nhà báo Nguyễn Giang đưa ra một cách nhìn khá mới lạ để ghi công và đánh giá những nhân vật lịch sử đã đóng góp cho việc truyền bá chữ Quốc ngữ, “Các vị truyền giáo có công tạo ra bộ mẫu chữ, nhưng việc này không có gì quá độc đáo hay quá khó khăn và giả sử nếu không có họ thì việc đó cũng có thể làm được sau này.”

Ý kiến cũng nói rằng Trung Hoa, Thái Lan, Ấn Độ, Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia khác đều đã có những văn tự bằng tiếng La Tinh nhưng chưa bao giờ trở thành chữ Quốc ngữ của họ.

Cũng theo nhà báo Nguyễn Giang, Đông Kinh Nghĩa Thục chỉ xóa hàng rào cản tâm lý quá lạc hậu để giới sỹ phu yên tâm dùng chữ Quốc ngữ. Và rằng chính nỗ lực tiên phong quảng bá Quốc ngữ là của trí thức miền Nam và nhờ chính sách tiến bộ, khoa học của chính quyền Pháp tại Đông Dương tạo đà cho chữ Quốc ngữ lan tỏa.

Nhưng tôi nghĩ cũng lạ tại sao ba nước Việt, Miên và Lào có chung hoàn cảnh, đều là thuộc địa của Pháp mà Miên và Lào lại không sử dụng La Tinh làm chữ Quốc ngữ. Ở đây cần xem công lao các vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, dù họ không thực sự nắm quyền thời Pháp thuộc… Đọc tiếp

Thân mời bà con đọc “BÓNG TỐI ĐI QUA (Kim Nhật) “Quyển II, thiên Hồi Ký của sinh viên Luật Khoa năm thứ ba đã sống 1287 ngày trong Bộ Chỉ Huy tối cao Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang

o10-w4_21

Các bài viết sưu tầm: Oct 22, 21

Sữa Mẹ hay sữa bình!
Phạm Duy…

Chuyện Cuối Tuần

Sữa Mẹ hay sữa bình

Trong một bệnh viện đồng, hai chú bé nằm cạnh nhau đang trao đổi bằng một thứ ngôn ngữ riêng. Máy theo dõi và biên dịch ghi lại được một đoạn hội thoại giữa chúng:
– Đằng ấy bú sữa mẹ hay sữa bình? – Tớ bú sữa bình. – Sữa bình có ngon không?
– Cũng ngon, nhưng phiền là khi ngọt khi nhạt, lúc nóng lúc nguội có khi phải tự bê bình mỏi cả tay.

Thế còn đằng ấy bú sữa gì?
– Tớ thì bú sữa mẹ.
– Thế sữa mẹ có ngon không?
– Ngon chứ! Sữa lúc nào cũng ấm đều đều, rất vừa miệng, bình sữa lại đẹp nữa, không sợ thiu, không sợ chuột nhưng chỉ bực mình vì thỉnh thoảng nó có mùi thuốc lá hay rượu whisky.


Cà phê sữa

Một thanh niên bước vào quán cà phê. Không nói năng gì, anh ta chỉ vào miệng mình, còn tay kia chỉ vào ngực cô phục vụ bàn.

Cô ta tím mặt định sấn đến tát cho anh ta mấy cái. Một ông khách ngồi gần đó ngăn lại:
– Anh ta câm đấy, ý anh ta ra hiệu muốn uống cà phê sữa.

Cô phục vụ bàn quay ngoắt đi, miệng lẩm bẩm:
– Cũng may mà hắn không đòi uống bia.


Đàn ông rất giống…

– Giống cà phê bởi nếu là loại ngon sẽ làm bạn mất ngủ.
– Giống bãi đậu xe bởi: chỗ tốt thường đã có người giành mất rồi.
– Giống phim truyền hình nhiều tập bởi: thú vị đấy, nhưng chớ dại tin đó là sự thật.
– Giống máy tính bởi: làm việc nhanh nhưng thường thiếu bộ nhớ.
– Và giống sôcôla bởi: ngọt ngào nhưng dễ tích đường và làm bạn… to bụng.


Tâm Sự Vòng Số #1

Đôi nam nữ yêu nhau đang ngồi tâm sự trong công viên. Cô gái nói: “Anh ơi! Chúng mình sắp cưới nhau rồi mà vòng 1 của em lại không được đẹp”.Chàng trai ghé vào tai cô gái thì thầm:
– Điều đó có sao đâu, em hãy chấp nhận sự thật đi.

Chàng vừa dứt lời, cô gái liền sụt sùi:
– Thế thì hãy bỏ ngay cái tay của anh ra đi. Anh có biết là anh đang bóp méo sự thật không?

Nguồn: nlsblao.net


Phạm Duy – Tài năng và nhân cách.

© GS Nguyễn Văn Lục

Nguồn: Ái Hữu HS Ngô Quyền Biên Hòa (May 19, 2012)

Bài viết sau đây của tôi là để chỉnh sửa và bổ túc thêm thêm vào một bài viết trước đây về Phạm Duy. Đó là bài Phạm Duy còn đó hay đã chết? Sở dĩ cần có sự sửa chữa là vì tôi được đọc hai bài của giáo sư John C. Schafer, giáo sư đại học Hubold State University. Một bài viết về Phạm Duy, một bài về Trịnh Công Sơn. Trinh Cong Son Phenemenon và The curious memoirs of the Vietnamese composer Pham Duy. (1)

Phải nhìn nhận theo thói quen làm việc của người Mỹ, ông John C. Schafer tra cứu rất nhiều tài liệu, dẫn chứng đầy đủ đến nơi đến chốn. Có những tài liệu dẫn chứng khiến tôi giật mình. Chẳng hạn ông dẫn chứng một tài liệu trong tờ Nghệ Thuật, số 38-39, tháng 3, 1995, một tờ báo ở ngay chính địa phương tôi ở mà tôi vô tình không để ý tới. Thứ hai, ông tránh được thiên khiến và ít đưa ra những phê phán tiêu cực.

Nhưng cũng vì thế, ông tránh đề cập đến những “liên hệ có thể” của Trịnh Công Sơn với phía cộng sản qua bạn bè của họ Trịnh như Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng như việc TCS hát trên đài phát thanh Sai gon vào ngày 30 tháng 4. Những mối liên hệ này đã được ông Nguyễn Thanh Ty trong bài viết: “Một quãng đời của TCS” trong đó có phần lật tẩy “Nguyễn Đắc Xuân” trong bài viết: “Trịnh Công Sơn Cao Nguyên bụi đỏ sương mù”. Trong tài liệu của ông Nguyễn Thanh Ty cho hay ngay trong giới đồng nghiệp của Trịnh Công Sơn ở Bảo Lộc đã chia rẽ ra hai phía rõ rệt. Kẻ lên án, kẻ không. Ông John C. Schafer cũng đọc tài liệu này, nhưng không nhắc nhở tới dư luận, tới những vấn đề tranh luận chung quanh TCS. Nhất là những tranh luận ngay sau khi TCS chết như với bài viết mở đầu cho những tranh luận: Bi kịch Trịnh Công Sơn của họa sĩ Trịnh Cung. Đó là những vấn đề nhậy cảm mà ông John. C. Schafer tránh đề cập tới… Đọc tiếp

Giáo Sư Nguyễn Văn Lục
Vài nét tiểu sử:
– Giáo sư, nhà biên khảo
– Sinh năm 1938 tại Hà Nam, Bắc Việt
– Học ở Hà Nội cho đến ngày di cư vào Nam năm 1954.
– Cựu học sinh Chu Văn An, Sài Gòn
– Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Đà Lạt, khoa Triết
– Dạy Triết ở các trường Võ Tánh (Nha Trang), Ngô Quyền (Biên Hòa), Văn Học (Sài Gòn) từ 1969.
– Định cư tại Montreal, Canada từ năm 1979 đến nay.
– Cộng tác các tạp chí Văn, Hợp Lưu, Tân Văn, Sài Gòn Nhỏ, Đàn Chim Việt, Một Góc Trời, Talawas, Art2all…

Tác phẩm đã xuất bản:
Lịch Sử Còn Đó (Art2all)
– 20 Năm Miền Nam 1955 – 1975 (Tiếng Quê Hương – 2010)
– Một Thời Để Nhớ (Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân – 2011)
Ði tìm thời gian đánh mất

✵ Bà con có thể đọc “Hồi Ký Phạm Duy” online Tại Đây hay VNTQ

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang

o10-w2_21


Các bài viết sưu tầm: Oct 08, 21

Bia Saigon…
Tàu Ngầm Hạt Nhân Úc
Tiết Nhơn Quý.

Bia Saigon

Tiger – San Miguel

nu-tiep-thi-bia-saigon© Ảnh aothunchuyennghiep

Có một anh chàng về VN, đi nhậu một mình, vừa ngồi xuống bàn, chưa kịp kêu beer thì một cô tiếp thị beer Tiger xinh như mộng mặc váy khá ngắn bước đến gần nhìn anh với ánh mắt đắm đuối:
– Anh uống bia TIGER giùm em đi anh. Bia tình yêu đó!

Chàng ta:
– Tại sao lại là bia tình yêu?
– Thì anh hãy giải mã chữ Tiger đi. Tình Yêu Giết Em Rồi!
– À vậy hả? Thôi đi em! Tình yêu bạo lực quá!

Tức thì một người đẹp khác bước đến thế chỗ:
– Vậy thì anh uống bia của em đi. SAN MIGUEL dzô dzô đó. Em sẽ nhớ anh suốt đời. Khi nào quán vắng anh thì em lại thẫn thờ… Sao Anh Nhớ Mà Ít Ghé Uống, Em Lo! – Ồ không đâu, anh chỉ là khách qua đường thôi.

Carlsberg – Heineken – Bia Saigon

Như thấy phương thức tiếp thị của hai cô kia chưa được ấn tượng, người đẹp thứ ba bước lên vừa đá lông nheo vừa thỏ thẻ:
– Anh hãy uống CARLSBERG đi, bia này mới là sành điệu đó. Anh uống xong thì Cho Anh Ráng Lấy Sức Bế Em Ra Giường!

Quá kinh hãi, mồ hôi đầm đìa, nhưng chàng ta cũng trấn tĩnh lắc đầu:
– Uống xong thì anh xỉn mất tiêu rồi, còn sức đâu nữa em.

Cô tiếp thị thứ tư bèn bước lên ra chiêu cuối cùng hy vọng sẽ quật ngã được con tim sắt đá của anh chàng này:
– Vậy thì chỉ có HEINEKEN thôi. Anh uống xuôi hay ngược gì cũng được, cũng là tình yêu trọn vẹn cả. Hôn Em Ít Nên Em Khều, Em Nhéo… hay là ngược lại Nếu Em Khôn Em Nằm Im Em Hưởng.

bia-saigon© Ảnh internet.

Chàng ta lắc đầu quầy quậy:
– Thôi xin lỗi mấy em, tình yêu mấy em sao mà sành điệu quá, anh chỉ uống SAIGON thôi!

Đến lúc này thì cả 4 cô tiếp thị đều ngạc nhiên:

– Trời! Sao anh lại uống beer đó?
– Ồ, đây mới chính là tình yêu thiêng liêng của anh đó.

Chàng ta bèn chỉ vào cái nhẫn trên tay: Số Anh Yêu Gái Ở Nhà!

Nguồn: nguoiphuongnam.blogspot.com | 14/09/2014


Beer Saigon – Best International Lager

− Bia Saigon đoạt được 3 giải thưởng bia quốc tế (International Beer Awards) 2021: 2 bạc (silver) và 1 đồng (bronze) do Australian International Beer Awards tổ chức (The Royal Agricultural Society of Victoria).

        ❖ Silver     Mã số: 9295     Bia Saigon Chill, Packaged Saigon Beer – Alcohol – Beverage Corporation (SABECO), Viet Nam.

        ❖ Silver     Mã số: 4066     Bia Saigon Lager, Packaged Saigon Beer – Alcohol – Beverage Corporation (SABECO), Viet Nam.

        ❖ Bronze     Mã số: 4834     Bia Saigon Special, Packaged Saigon Beer – Alcohol – Beverage Corporation (SABECO), Viet Nam.

− BIA Saigon Lager đã nhận được Giải huy chương Bạc từ Viện Chất lượng Monde Selection trong sản phẩm Bia, Nước & Nước giải khát. Nguồn: https://www.monde-selection.com


Tàu Ngầm Hạt Nhân Úc.

Tại Sao Tàu Ngầm Hạt Nhân Của Úc Là Một Động Thái Quân Sự Thông Minh và Có Thể Răn Đe Trung Quốc

© John Blaxland (Đỗ Kim Thêm dịch).

submarineMột tàu ngầm Barracuda đang được DCNS, một doanh nghiệp Pháp, đóng. DCNS đã được chọn để thiết kế 12 chiếc tàu ngầm Barracuda cánh ngắn, chạy bằng động cơ diesel cho Úc vào năm 2016. @Thibault Camus / AP

(LND) Ngày 15/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Úc Scott Morrison đã ký kết Hiệp định Đối tác Tăng cường An ninh mang tên AUKUS. Mục tiêu của AUKUS là Mỹ và Anh sẽ cung cấp công nghệ và huấn luyện kỹ thuật để Úc triển khai chương trình chế tạo hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Trong khuôn khổ AUKUS này,  Úc sẽ đóng ít nhất 8 tàu ngầm.

Hiện nay, chỉ có 6 nước trên thế giới là Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ và Nga là có các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Với AUKUS, Úc sẽ trở thành quốc gia thứ 7.

Trong lời tuyên bố chung, AUKUS không trực tiếp đề cập đến mục tiêu là chống chính sách bành trướng của Trung Quốc, nhưng rõ ràng là trước nguy cơ mới của khu vực Àn Độ-Thái Bình Dương, Úc cần có thêm phương tiện quốc phòng để ngăn chận các thách thức ngày càng tăng từ Quân đội Trung Quốc… Đọc tiếp @ https://vietbao.com (Sep 19, 2021)


Tiết Nhơn Qúy

© Tiểu Tử

Trước ngày 30 tháng tư 1975, trong cơn sốt di tản, tôi chen lấn đẩy được vợ con lên trực thăng. Thằng Mỹ đen thòng người xuống, vừa kéo tôi lên vừa la lớn cho đồng bọn: ‘’Bốc lên! Bốc nhanh lên! Đầy ứ rồi!‘’ Chân tôi vừa chạm sàn trực thăng thì vợ tôi làm rớt cái xắc da xuống đám ngừơi đang xô đẩy nhau phía dưới. Như cái máy, tôi phóng xuống theo! Khi tôi giành giựt lại được cái xắc thì chiếc trực thăng đã bay đi xa. Tôi ôm cứng cái xắc trứơc ngực, hổn hển nhìn theo mà nghe chết điếng trong lòng… Đọc tiếp TẠI ĐÂY

Các bài viết của nhà văn Tiểu Tử:

1. Con Số 3
2. Bài Ca Vọng Cổ
3. Chiếc Khăn Mù Xoa
4. Cơm Nguội
5. Vẫn Còn Cái Gốc

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang

s9-w2_21

Các bài viết sưu tầm: Sep 10, 21

Nghĩ về một thế hệ…

Từ Sài Gòn Đến Kabul…

❖ FOUNTAIN VALLEY, California (NV) Nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh, vừa ra đi hưởng thọ 73 tuổi. Nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh, một khuôn mặt rất quen thuộc trong giới văn nghệ sĩ vùng Little Saigon và là một người rất trân quý nền văn học VNCH, vừa ra đi vào lúc 4 giờ chiều Thứ Ba, 24 Tháng Tám, tại Fountain Valley, California, hưởng thọ 73 tuổi… Báo Người Việt


Nghĩ về một thế hệ

đã vĩnh viễn ra đi và đang sửa soạn ra đi

© Trần thị Khánh Vân

Nguồn: Hội Ái Hữu Đại Học Sư Phạm Sài Gòn | May 31, 2021

Mỗi năm cứ đến Ngày Memorial Day trên đất Mỹ, tôi lại tưởng nghĩ tới bao triệu người Việt Nam đã ra đi, đã hy sinh để bảo vệ cho chính nghĩa Quốc Gia trên quê hương Việt Nam tôi, nhất là trong Cuộc Chiến Ba Mươi Năm (1945-1975) vừa qua. Thật khó có bút mực nào tả xiết cho hết bao nỗi oan khiên, bao đau thương, máu và nước mắt đã đổ trong cuộc chiến này.  Nhà thơ Tô Thùy Yên trong bài “Ta Về”  đã nói lên phần nào tâm trạng đau xót của rất nhiều người trong thế hệ chúng tôi, thế hệ đã rất đông vĩnh viễn ra đi và đang tiếp tục ra đi:

Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thủa trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta

Sử Gia Phạm Cao Dương đã viết trong tác phẩm “Siêu Quốc Gia Việt Nam Tại Hải Ngoại Và Hiểm Hoạ Bắc Phương” của ông:
“… Chúng tôi đã có may mắn được sống một phần đến trọn tuổi thơ ấu của mình trên đất nước Việt Nam, tuy lệ thuộc ngoại bang nhưng tương đối thanh bình và còn giữ được phần lớn những tập tục cổ truyền của dân tộc với những con người còn sót lại của xã hội thời xưa, đặc biệt là những Nhà Nho đã từng lận đận nơi trường ốc, hay xuất thân là những ông nghè, ông cử, ông kép, ông tú, ông mền, thày đồ, thày khóa… trong những kỳ thi cuối cùng của Nho học ở nước nhà không lâu trước đó.  Chúng tôi cũng được tiếp xúc, được sống với những người nông dân hiền lành, chất phác hầu như cả đời chẳng ra khỏi nơi mình ở, những bác thợ cày, những cô cấy lúa, những anh đánh giậm… được thấy các quan tri phủ, tri huyện, bố chánh, án sát, tuần phủ hay tổng đốc, hay gần gũi hơn, các học quan, như các quan đốc học, kiểm học, giáo thụ, huấn đạo, ngực đeo bài ngà khi các ngài đến thăm trường hay đến thăm vùng mình ở.”

Thế hệ chúng tôi rất may mắn được sống, được học hỏi từ thế hệ trước, được hấp thụ cùng lúc cả văn hoá Tây phương lẫn Nho học, đồng thời  một số không nhỏ rành rẽ tiếng Pháp, tiếng Anh luôn cả chữ Nho hay ít ra là Hán Việt.  Chính nhờ thông thạo ngoại ngữ, được đọc nhiều, nghe nhiều và thấm nhuần các nền văn hoá liên hệ  nên có kiến thức rất đáng chú ý. Ở đây người viết viết không phải để ca tụng mà để nói lên những luyến tiếc, những đau xót cho một thế hệ theo thiển ý đã có tất cả và mất tất cả nếu không quá chua xót là đã “đầu thai lầm thế kỷ” như Vũ Hoàng Chương, nhà thơ thuộc thế hệ trước, đã u uất viết trong bài “Phương Xa” của ông:

Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ
Một đôi ngưởi u uất nỗi chơ vơ
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị
Thuyền ơi thuyền! xin ghé bến hoang sơ

Thật là miên man khi nghĩ về thế hệ của chúng tôi, đặc biệt khi đang viết  những dòng này thì nhân Luật Sư LDS gọi tôi, trong câu chuyện tôi có hỏi ý ông, đại khái ông nhận xét “Thế hệ chúng ta thật khổ và cũng thật may mắn là đã được hưởng nền giáo dục Dân Tộc, Nhân Bản, Khai Phóng của Việt Nam Cộng Hòa trước biến cố 1975”. Tôi xin mạn phép được nhắc lại.

Câu hỏi đươc đặt ra ở đây là tại sao đã khổ lại còn may mắn?

Trước ngày Mother’s Day – Ngày Của Mẹ, ngày 9 tháng Năm, 2021, lần đầu tiên ra khỏi nhà sau hơn một năm bị “nhốt” vì đại dịch, chúng tôi được ký giả Linh Nguyễn, tốt nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, lái xe cùng tới thăm Nhà Văn Huy Phương.

Trên đường đi tôi băn khoăn không biết đây sẽ có thể là lần cuối chăng?

gia-dinh-huy-phuong-img Gia đình Huy Phương, ảnh © dhspsaigon

Trước khi đến thăm Anh Chị Huy Phương tôi nhớ tới những lời Trung Tá Không Quân Võ Ý viết những lời rất xúc động sâu xa về Chị Huy Phương và các người vợ lính  “… Qua hình ảnh chị, tôi theo gương Huy Phương, xin tạ ơn tất cả những người vợ lính đã sắt son dũng cảm, nuôi con chờ chồng trong suốt chiều dài lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc“.   
Riêng  về Chị Huy Phương tôi càng thêm kính phục, âm thầm nuốt nước mắt,  khi thấy Chị vẫn đứng vững tươi cười tiếp khách khi biết rằng mỗi phút qua đi là mất thêm một phút được gần Người Bạn Đời thân thương của mình!

Năm tới hy vọng Ngày Mother’s Day – Ngày Của Mẹ, Anh Chị vẫn còn được nắm tay nhau hạnh phúc bên các con cháu!

Anh Chị Huy Phương đã tặng chúng tôi Tập Thơ ” Chúc Thư Của Một Người Lính Chết Già” trong đó có bài  “Chúc Thư” với những câu:

Tôi người lính già ở xa tổ quốc
Xa chiến trường lưu lạc tới đây
Nơi quê người sương pha tuyết đổ
Mang nỗi đau con ngựa lạc bầy.
Ngày tôi bỏ đi, bạn bè đồng đội
Vẫn hiên ngang cho đến phút sau cùng
Đã tự hiến thân mình cho tổ quốc
Thắng hay thua thì cũng vẫn can trường.
Không phải chỉ chịu ơn người đã chết
Tôi như còn mang món nợ nước non.
Chết không nghĩa là đã tắt hơi thở
Sống đôi khi cũng có nghĩa chết mòn.
Khi tôi chết ván hòm xin đậy nắp
Có vui chi nhìn người lính chết già
Hổ thẹn đã không tròn ơn nước
Tiễn tôi chi, thêm phí một vòng hoa.
Hãy quên tôi, người lính già lưu lạc
Đừng phủ lá cờ tổ quốc cho tôi

Anh em tôi trong những giờ tuyệt lộ
Nằm lại bờ lúc chiến hạm ra khơi.
Chiến hữu tôi chết đầu sông cuối biển
Ngày tan hàng đành nằm lại quê hương

Không ai trổi cho khúc kèn truy điệu
Không có ai phủ giúp ngọn cờ vàng.
Hãy phủ cờ lên nấm mồ tử sĩ
Xác bị xới đào trong nghĩa trang xưa

Hãy rải hoa trên con đường thấm máu
Phút lui binh phải gãy súng buông cờ.
Anh là ai, mang ngọn cờ tổ quốc
Nhân danh ai, đứng phủ lá quốc kỳ.
Chúng ta là những con người bỏ ngũ
Quên anh em nằm lại, để ra đi.

Ta lành lặn để bao người thương tật
Ta sum vầy đành để bạn chia phôi
Ta đến bến để bao người chết biển
Dù ấm êm cũng thương nhớ một đời.
Danh dự này dành cho người đã chết
Đã hy sinh để giữ vững ngọn cờ
Không phải tôi, người lính hèn bỏ ngũ
Để sống còn trong lúc bạn sa cơ.

Tạm kết, xin trích lời của Giáo Sư Phạm Cao Dương trong tác phẩm “Siêu Quốc Gia Việt Nam Tại Hải Ngoại Và Hiểm Hoạ Bắc Phương”:

Những biến cố dồn dập và liên tiếp xảy ra kể trên đã đưa tới những mất mát và mất mát vĩnh viễn cùng với sự lớn lên và trưởng thành của thế hệ chúng tôi. Những mất mát, tôi thấy cần phải nhắc lại là hoàn toàn không do anh em chúng tôi gây ra, cũng như sự nhập cảng của một số những gì mới, trong đó có chủ nghĩa cộng sản với chủ trương độc quyền lãnh đạo, loại trừ mọi đối lập, với những bắt bớ, giam cầm, giết chóc, thủ tiêu ngay từ những ngày đầu, những cuộc đấu tố, những trại lao động cải tạo mà tôi nghĩ là yếu tố chính đã  đưa tới sự phân hóa thê thảm, từ đó sự phá sản trầm trọng sau này của dân tộc, sau cái vỏ chiến thắng hào nhoáng bề ngoài của nó, cho đến bây giờ vẫn chưa hết. Vết thương của dân tộc đã mất bao nhiêu là cơ hội để được hàn gắn nhưng người ta đã không làm. Điều này cũng không phải là do thế hệ chúng tôi tạo ra.

© Khánh Vân
Memorial Day 5/31/2021

Thân mời đọc thêm @ Hội Ái Hữu Đại Học Sư Phạm Sài Gòn

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang
Hay ⟩⟩ Trang Chính


Từ Sài Gòn Đến Kabul

© Nguyễn Văn Tới

Nguồn: Việt Báo | Aug 30, 2021

Việt Nam mình có câu “Kiếm củi 3 năm, thiêu chỉ một giờ”. Nước Mỹ mất 20 năm ở Afghanistan, tiêu phí hơn 2 ngàn tỷ đô la (2.26 trillions) trong đó gồm 83 tỷ đô la để huấn luyện, trang bị cho quân đội của họ, và tiền dân Mỹ đóng thuế để xây dựng cở sở hạ tầng, nhà ở, và các công trình công ích cho người dân nước này, nhưng chỉ mất 2 tuần để Kabul sụp đổ.  Theo tạp chí Forbes, trung bình, một ngày nước Mỹ phải chi $300 triệu đô la trong vòng 20 năm đóng quân trên đất nước này. (1) Khi quân đội Mỹ rút về nước, quân đội và trước tiên là chính phủ Afghanistan bỏ chạy trốn như đàn vịt hoảng loạn trước bầy chó sói.

Tuần vừa qua, mọi người đều ngỡ ngàng và đau buồn, không tin vào những gì đang xảy ra trên đất nước Afghanistan. Cảnh tượng này gợi nhớ lại ngày 30-4-1975 tại Sài Gòn, miền Nam Việt Nam. Hai bối cảnh ở hai đất nước khác nhau, nhưng có cùng một kết cục thảm hại như nhau. Hình như người Mỹ vẫn chưa học được bài học lịch sử từ sự thảm bại ở Việt Nam. Nhà văn và cũng là triết gia George Santayana có nói “Ai không học được từ lịch sử, sẽ bị thảm bại bởi lịch sử, vì lịch sử luôn lập lại” (2). “Those who do not learn history are doomed to repeat it”.

Bọn khủng bố nhân cơ hội hoảng loạn, chúng đánh bom tự sát giết chết 13 người lính Mỹ và gần 160 thường dân Afghanistan. Giờ mình có dùng Drones để oanh tạc giết chết bọn chúng như thế nào đi nữa cũng không làm sống lại được những người lính Mỹ hy sinh vô ích trong giờ phút cuối cùng. Sự việc đã rồi. “Fait accompli”. Cũng qua màn ảnh, chúng ta thấy 2 người thường dân rơi xuống đất khi chiếc phi cơ vận tải C-17 vừa cất cánh với khoảng 640 thường dân Afghanistan khi chưa ra khỏi phi trường Kabul. Chiếc vận tải cơ này có thể chở được 170,900 lbs, tương đương với 77,519 Kg. Như vậy nó không hề bị quá tải. Hai người rơi xuống, tôi chắc là họ trốn trong khoang bánh đáp, khi càng máy bay gập lại, họ bị nghiền nát và rơi xuống đất. Sự việc chứng tỏ họ tuyệt vọng đến cùng cực. 

Tôi bàng hoàng, rung động, và như một khúc phim quay chậm đưa tôi trở về cuộc chạy loạn của gia đình tôi trên tử lộ 7B, khúc sông Ba gần Tuy Hòa. Lúc đó, Việt cộng bắn giết thường dân di tản một cách bừa bãi, ai nấy hoảng sợ, cuống cuồng tìm đường thoát thân. Một chiếc trực thăng Shinook của không quân Việt Nam Cộng Hòa đáp xuống bãi cát bồi giữa sông cố gắng cứu được người nào hay người đó. Ba anh em tôi lội nước, chạy về phía chiếc trực thăng và tìm cách nhảy lên. Khi vào bên trong, tôi đưa mắt kiếm thằng em kế. Không thấy nó. Nhìn về phía tấm bửng đằng sau máy bay, tôi cố tìm trong đám đông lố nhố những cái đầu, những cánh tay đang cố bám vào chiếc máy bay Chinook khi nó đang cố nâng dần cao độ một cách khó khăn vì quá tải, quá nhiều người bám theo. Những gương mặt mệt mỏi, hoảng sợ, cố hết sức mình, nhưng đuối sức, họ đã buông tay rớt xuống. Em tôi cũng đang cố hết sức bám thật chặt tay mong trườn mình được vào bên trong máy bay. Tôi cố chen ra để giúp nó một tay, nhưng người quá đông chặn lối đi. Tôi như chết đứng khi nhìn em mình buông lỏng tay rơi xuống, tôi chỉ biết khóc, không làm gì được vì tin chắc nó sẽ chết như những người bị rớt mà tôi đã nhìn thấy trong những chuyến trước đây. 

Sau này gặp lại nó ở trại tiếp cư Tuy Hòa, anh em ôm nhau khóc vì mừng thấy nó còn sống. Nó cho hay nhờ rớt xuống nước ở độ cao không cao lắm nên nó thoát chết. Hơn ai hết, tôi xúc động và bàng hoàng khi thấy lại thảm cảnh của 46 năm về trước đang hiển hiện trở lại. Người dẵm đạp lên nhau, chen chúc trên những chiếc phi cơ quá tải mong kiếm đường thoát ra khỏi một chế độ vô nhân đạo.

Cho dù bạn ủng hộ đảng phái Cộng Hòa hay Dân Chủ, cho dù quan điểm của bạn về cuộc chiến Afghanistan có khác với tôi như thế nào đi nữa, tôi tin rằng bạn và tôi cùng đồng ý với nhau là cái kết cuộc đáng lẽ không xảy ra như thế này vì chúng ta đã không chịu chuẩn bị kỹ càng. Tổng thống Richard Nixon đã từng hứa với miền Nam Việt Nam, họ sẽ trả đũa nếu miền Bắc cộng sản vi phạm hiệp định Paris. Chuyện đó đã không bao giờ xảy ra dù cộng sản miền Bắc vẫn cứ tiếp tục vi phạm nhiều lần. Ngày nay nước Mỹ hứa gì với đồng minh Afghanistan mà để cho Taliban ngang nhiên bước vào Kabul khủng bố chính người dân của họ. Rồi đây chúng ta có thể thấy được ít nhất một vài thế hệ người dân Afghanistan sẽ chìm trong tăm tối của khổ đau.

Tôi thường được đi theo nhiều chiến dịch khác nhau của quân đội Mỹ ở vùng Trung Đông để hỗ trợ về kỹ thuật trong nhiều năm và ở các đất nước khác nhau. Đặc biệt tôi đã từng đến Afganistan rất nhiều lần ở hai căn cứ Kandahar, thành phố lớn thứ nhì, và Bagram, một căn cứ quân sự lớn nhất ở nước này và cũng lớn nhất ở vùng Trung Đông. Căn cứ này nằm trên một vùng cao nguyên phía Đông Bắc Afghanistan, là nóc nhà để nhìn xuống đất nước này. Phía Đông căn cứ là những dãy núi sừng sững tuyệt đẹp, phía Tây gần với vùng dân cư thành phố Parwan. Trại được bao quanh bằng tường thành cao, rất vững chắc và được trang bị mạnh mẽ đủ sức đứng vững một mình một thời gian rất dài. Đường phi đạo dài khoảng 13,000 feet dư sức cho tất cả các loại vận tải cơ hặng nặng đáp và cất cánh. Căn cứ lớn như một thành phố có đủ đường xá, phương tiện để người lính sống thoải mái. Bọn Taliban đã nhiều lần tấn công mà chưa làm gì nổi.Tôi làm việc sát cánh với lính Mỹ nên ít nhiều tôi biết quân đội Mỹ hùng hậu đến mức nào, vì vậy tôi có những cái nhìn của riêng của cá nhân tôi dựa vào những gì mắt thấy tai nghe tại những chiến trường ở đây.

Tôi không đứng trên lập trường đảng phái nào cả, tôi chỉ muốn nói lên suy nghĩ, cảm nhận của một công dân Mỹ vì lợi ích của nước Mỹ, khi nhìn thấy những gì đang xảy ra ở Afghanistan, nó gợi lại những hình ảnh 46 năm trước ở Sài Gòn, lúc đó tôi là cậu thiếu niên 17 tuổi. Hình ảnh ngày 30 tháng 4 vẫn mãi mãi là hình ảnh không bao giờ tôi quên được khi miền Nam thân yêu của tôi bị cộng sản xâm chiếm. Những tang thương, mất mát, trại tập trung, tù tội gây ra bởi cái chủ nghĩa vô nhân đạo được so sánh với bọn Taliban hiện nay.

Trải qua nhiều năm lăn lộn ở vùng Trung Đông, đặc biệt là ở Afghanistan, tôi thấy nước Mỹ càng ngày càng sa lầy vào cuộc chiến vô nghĩa. Đáng lẽ Mỹ phải rút quân ngay sau khi giết được tên trùm khủng bố, nhưng họ đã không làm. Bây giờ họ mới quyết định rút quân, tuy muộn vẫn còn hơn không. Đây là chính sách của nước Mỹ chứ không phải của Tổng thống Trump đảng Cộng Hòa hay của TT Biden đảng Dân Chủ, vì cuộc chiến đã tiêu tốn biết bao tiền bạc đóng thuế của dân Mỹ và hơn 2300 sinh mạng của lính Mỹ. Tôi tin rằng bạn và tôi đều đồng ý với quyết định này. Phải đến lúc kết thúc cuộc chiến và rút quân về nước. Nước Mỹ dù là một nước rất quân tử, hay giúp người, cũng không thể nào hy sinh vì sự trường tồn của một dân tộc khác. 

Học giả Warren Bennis là một giáo sư của trường UCLA và cũng là một cố vấn an ninh cho 4 đời tổng thống Mỹ bao gồm TT John F. Kennedy và TT Ronald Reagan. Câu trích dẫn nổi tiếng của ông về người lãnh đạo là người có khả năng đưa tầm nhìn trở thành hiện thực. “Leadership is the capacity to translate vision into reality”. Đồng thời ông cũng đưa ra cái khác biệt giữa khả năng lãnh đạo và khả năng quản lý như sau: Quản Lý là làm việc cho đúng và Lãnh Đạo là làm cho đúng việc. “Management is doing things right. Leadership is doing the right things”. Trong tình hình hiện nay, nước Mỹ cần xoay trục qua Đông Nam Á để kềm thói hung hăng của Trung Quốc, việc rút ra khỏi Afghanistan là quyết định đúng đắn. Không nước nào đủ tài lực có thể dính vào một lúc hai cuộc chiến. Là công dân Mỹ và cũng là người đi sát bên với quân đội, tôi có thể thấy điều đó một cách rõ ràng, tôi hoàn toàn đồng ý với tầm nhìn và chính sách của chính phủ Mỹ cho dù với bất cứ nội các của tổng thống nào.

Đáng lý ra nước Mỹ nên rút ra khỏi Afghanistan sớm hơn ngay sau khi đã trừ khử được tên Bin Laden. Nhưng rút lui mà không có kế hoạch rõ ràng và chắc chắn, cứ đưa ra một dấu mốc thời gian mà không hề có một sự chuẩn bị chu đáo nào thì đúng là hành động tự bắn vào chân mình. Nước Mỹ có 8 tháng để chuẩn bị, để biến tầm nhìn xa thành hiện thực, để người lãnh đạo làm đúng việc và các người thừa hành làm việc cho đúng; vậy mà gần đến giờ rút quân lại để xảy ra cảnh hỗn loạn, chạy nháo nhào, dẵm đạp lên nhau. Cứ “Cut and Run” Bỏ và Chạy như nước Mỹ đang làm trong 2 tuần qua, thật là một hành động không thể chấp nhận được. Lỗi này là do nội các của TT đương nhiệm không chịu chuẩn bị và nhất là không chịu nghiên cứu, học hỏi từ kinh nghiệm trong cuộc chiến Việt Nam. Đến khi chết chóc xảy ra, TT đương nhiệm đổ lỗi cho người tiền nhiệm và đổ lỗi tại chính phủ Afghanistan tham nhũng. Người Mỹ đã dư biết họ như vậy mà vẫn không có một phương cách nào để đề phòng. 

Gặp gỡ và nói chuyện nhiều với những người thông dịch viên Afghanistan, tôi mới hiểu thêm rất nhiều về dân tộc họ và biết rằng chính phủ Afghanistan là một chính phủ tham nhũng lan tràn từ cấp thấp cho đến cấp cao, mức độ nào họ cũng có thể ăn hối lộ được, chỉ có người dân thấp cổ bé miệng là khổ. Người Mỹ biết rất rõ nhưng vẫn không làm gì hết. Bản thân chúng tôi khi ra vào đất nước này, cũng phải đóng cho những nhân viên hải quan đủ thứ tiền, mà phải bằng tiền đô la Mỹ, mệnh giá 100 đồng mới tinh, cũ hoặc dính 1 vết mực, họ không nhận và không chịu ký giấy và đóng mộc. Nói để thấy rằng chúng ta, người Mỹ, hy sinh tiền bạc, xương máu cho họ, thật không đáng chút nào. Rút ra khỏi đất nước này là đúng và là một việc phải làm ngay.

Khi làm việc bên đó, tôi biết căn cứ nào cũng có những chuyên viên phân tích tình báo hằng ngày và viết báo cáo gởi về cho bộ tư lệnh Centcom, đặc biệt cho bộ trưởng quốc phòng và cho tổng thống. Dù biết bọn Taliban đang chuyển quân hằng ngày mà nội các của tổng thống đương nhiệm vẫn lên TV và cho rằng sẽ không có chuyện gì trầm trọng và đáng tiếc sẽ xảy ra. Các vị này quá lạc quan cho rằng quân đội Afghanistan có 300,000 quân trong khi Taliban chỉ có 75,000 quân, làm sao mà quân chính phủ thua được. Họ thừa biết đa số quân đội chính phủ Aghanistan là lính ma (Ghost soldiers), tổng số là 300,000 nhưng con số thực thụ chỉ khoảng 90,000 lính, mà những người lính này gia nhập quân đội chỉ để lãnh lương, chứ hoàn toàn không có tinh thần chiến đấu.

Tháng 11 năm ngoái, năm 2020, khi tôi vẫn còn ở tại căn cứ Bagram. Chúng tôi được lệnh gói ghém tất cả trang thiết bị chuẩn bị gởi về Mỹ và sẵn sàng rút lui khỏi Afghanistan bất cứ khi nào có lệnh. Trong lúc chuẩn bị, chúng tôi vẫn được phép mang vũ khí theo mỗi khi có nhiệm vụ bay, khi trở về, dưới hai bên  cánh không còn đeo một trái hỏa tiễn nào, tức là đơn vị chúng tôi vẫn bắn khi cần thiết. Năm nay, tôi đến làm việc ở căn cứ Al Asad, Iraq từ đầu tháng 3 cho đến cuối tháng 7, tôi vẫn thường xuyên liên lạc với các bạn bè ở Bagram, Afghanistan, họ cho hay, khi bay, họ không còn được mang theo hỏa tiễn, đồng nghĩa với không được bắn, chỉ làm nhiệm vụ quan sát mà thôi. Đánh đấm mà không được bắn giống y như cuộc chiến Việt Nam, không quân Mỹ đánh nhau với cộng sản mà chỉ được oanh tạc những mục tiêu đã định trước chứ không được tự do chọn mục tiêu theo ý mình. Đánh nhau kiểu này giống như võ sĩ thượng đài mà bị trói một tay ra đằng sau.

Bất cứ lúc nào, Mỹ vẫn có một lực lượng không quân rất mạnh, có thể can thiệp khi cần thiết để chặn bước tiến bọn Taliban. Tại sao không dùng? Chứng tỏ là chính phủ đương nhiệm Mỹ tuy được phúc trình tình hình cụ thể từng ngày, nhưng quá chủ quan, lịch sử lập lại lần thứ hai giống với cuộc chiến Việt Nam và có thể còn tệ hại hơn. Ngày 1 tháng 7, 2021, tại căn cứ Bagram, quân đội Mỹ giao quyền điều hành cho quân đội Afghanistan; ngày 15 tháng 8, 2021, những người linh Mỹ còn lại, tắt đèn, lặng lẽ rời Bagram, không một lời nói với quân đội Afghanistan. Lệnh này đến từ ai? Đến bây giờ tôi vẫn tin rằng nếu chúng ta vẫn ở lại với quận đội Afghanistan trong trại Bagram để cùng họ hỗ trợ cho ngày rút quân bằng những phi vụ bay hành quân, do thám, kể cả can thiệp khi cần thiết, thì tình hình rút quân đã không bị tệ hại như hôm nay. Tôi xin nhường câu trả lời cho bạn đọc. Sự việc ảnh hưởng ghê gớm lên tinh thần người lính Afghanistan, họ cảm thấy bị bỏ rơi ngay từ giây phút đó. Còn các đồng minh của Mỹ thì sao? Tất cả đều mất lòng tin nơi cách hành xử của quân đội Mỹ. Sau này nước nào dám liên minh với Mỹ trong những trận chiến tương lai? 

Nhìn những tên Taliban chiếm lĩnh dinh tổng thống Afghanistan, bọn man rợ đó ngồi lên những chiếc ghế bành thật đẹp mà co hai chân lên kiểu nước lụt, làm tôi nhớ đến những tên cán binh cộng sản Việt Nam từ rừng rú chui ra, cũng ngồi cùng một kiểu khi chúng vào dinh Độc Lập ngày xưa trong khi bọn khác rửa chân ở bồn nước phun trong sân trước của dinh tổng thống. Đám rừng rú chiến thắng xã hội văn minh, giống như đám Taliban, trong thế kỷ 21 mà cai trị dân của họ bằng cái thứ luật lệ dã man của thế kỷ thứ 7, được gọi là luật Hồi Giáo Sharia, bộ luật thời con người còn chưa biết văn minh là gì. Giờ này, bọn man rợ đang cười nói nhăn nhở và hò hét ngay nơi tôi đã từng sống năm ngoái, lòng tôi bùi ngùi như vừa mất đi một cái gì quý giá lắm. Chúng đang đi từng nhà lùng kiếm những người làm việc cho chế độ cũ, y như cộng sản đã từng lùng sục những người thuộc phe thua trận của miền Nam. Việt Nam đã tắm trong máu, trong nhục nhằn khổ ải, trong hàng chục năm tăm tối, trong chết dần chết mòn ở các trại tù, trại tập trung; tương lai người dân Afghanistan cũng sẽ như vậy thôi. Bọn Taliban còn tàn bạo hơn nếu không muốn nói là ngang với cộng sản. Cả hai đều chủ trương bắt người dân phải sống trong sợ hãi, phải giết, phải khủng bố người dân để dễ bề cai trị.

Có nhiều điều vô lý vẫn xảy ra hằng ngày trên vùng đất Trung Đông luôn bất ổn này mà bản thân tôi cũng cảm thấy hoang mang vì chúng quá mâu thuẫn với nhau. Ngày 2 tháng 1 năm 2020, khi quân đội Mỹ giết chết tên tướng Suleimani của Iran bằng máy bay không người lái, ngay khi đoàn convoy của hắn vừa ra khỏi phi trường Bagdad. Tên này là người cung cấp tiền bạc và vũ khí cho đám dân quân Iraq để chúng bắn vào các căn cứ của Mỹ ở nước này.

Sau biến cố đó, tôi đến Bagdad và thấy họ lập 1 tượng đài ghi công tên tướng Iran này ngay trong thủ đô Bagdad. Xe di chuyển quá nhanh và cũng vì vội vàng nên tôi chụp hình bị mờ đi nhưng cũng vẫn còn thấy được 2 chiếc xe hư hại nằm ngay trên một bệ xi măng cao để mọi người có thể chiêm ngưỡng, cạnh đó là hình của hắn và dòng chữ “Đây là tội ác của khủng bố Mỹ”. Here is the crime of American terrorism. Tôi không thể tin được người Iraq lại nhớ ơn 1 tên khủng bố Iran giết hại lính Mỹ và dân Mỹ ngay trên đất nước của họ trong khi nước Mỹ vẫn đang cung cấp tiền bạc, vũ khí, kể cả mạng sống của lính Mỹ để bảo vệ đất nước này. 

Đến giờ tôi vẫn không thể tin những gì đang diễn ra trước mắt mình. Đám dân chen chúc, hỗn loạn, dẵm đạp lên nhau dành lấy một chỗ trên máy bay. Người Mỹ không bao giờ có thể nghĩ một chuyện vô lý như vậy lại có thể xảy ra. Các đồng minh mất lòng tin nơi cường quốc số một của thế giới. Tôi tin rằng sau Afghanistan, sẽ đến phiên Iraq. Nước Mỹ sẽ dần rút ra khỏi Trung Đông vì không muốn hy sinh xương máu con em mình cho những đất nước xa xôi chẳng có liên hệ hoặc lợi lộc gì đối với người Mỹ. Khi nói đến chiến tranh là luôn luôn có những điều tàn bạo, những nghịch lý không giải thích nổi. Tôi chỉ mong sao người dân Afghanistan qua được cơn ác mộng kinh khủng này để sẽ không phải chìm vào hàng trăm năm tăm tối như những gì đã và đang xảy ra tên quê hương tôi.

© Nguyễn Văn Tới.

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.forbes.com
2. https://bigthink.com

Thân mời đọc thêm @ Việt Báo online

Các bài viết cùng chủ đề:

❖ Daron Acemoglu – Đỗ Kim Thêm dịch: Tại Sao Việc Xây Dựng Quốc Gia Tại Afghanistan Thất Bại?

❖ Nguyễn Thị Cỏ May: Kaboul hay Sài-gòn II?

❖ Nguyễn Hùng: Kabul: Khi đồng minh tháo chạy

Trung Quốc phủ nhận thông tin âm mưu chiếm sân bay Bagram từ Taliban

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang
Hay ⟩⟩ Trang Chính