s9-w2_21

Các bài viết sưu tầm: Sep 10, 21

Nghĩ về một thế hệ…

Từ Sài Gòn Đến Kabul…

❖ FOUNTAIN VALLEY, California (NV) Nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh, vừa ra đi hưởng thọ 73 tuổi. Nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh, một khuôn mặt rất quen thuộc trong giới văn nghệ sĩ vùng Little Saigon và là một người rất trân quý nền văn học VNCH, vừa ra đi vào lúc 4 giờ chiều Thứ Ba, 24 Tháng Tám, tại Fountain Valley, California, hưởng thọ 73 tuổi… Báo Người Việt


Nghĩ về một thế hệ

đã vĩnh viễn ra đi và đang sửa soạn ra đi

© Trần thị Khánh Vân

Nguồn: Hội Ái Hữu Đại Học Sư Phạm Sài Gòn | May 31, 2021

Mỗi năm cứ đến Ngày Memorial Day trên đất Mỹ, tôi lại tưởng nghĩ tới bao triệu người Việt Nam đã ra đi, đã hy sinh để bảo vệ cho chính nghĩa Quốc Gia trên quê hương Việt Nam tôi, nhất là trong Cuộc Chiến Ba Mươi Năm (1945-1975) vừa qua. Thật khó có bút mực nào tả xiết cho hết bao nỗi oan khiên, bao đau thương, máu và nước mắt đã đổ trong cuộc chiến này.  Nhà thơ Tô Thùy Yên trong bài “Ta Về”  đã nói lên phần nào tâm trạng đau xót của rất nhiều người trong thế hệ chúng tôi, thế hệ đã rất đông vĩnh viễn ra đi và đang tiếp tục ra đi:

Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thủa trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta

Sử Gia Phạm Cao Dương đã viết trong tác phẩm “Siêu Quốc Gia Việt Nam Tại Hải Ngoại Và Hiểm Hoạ Bắc Phương” của ông:
“… Chúng tôi đã có may mắn được sống một phần đến trọn tuổi thơ ấu của mình trên đất nước Việt Nam, tuy lệ thuộc ngoại bang nhưng tương đối thanh bình và còn giữ được phần lớn những tập tục cổ truyền của dân tộc với những con người còn sót lại của xã hội thời xưa, đặc biệt là những Nhà Nho đã từng lận đận nơi trường ốc, hay xuất thân là những ông nghè, ông cử, ông kép, ông tú, ông mền, thày đồ, thày khóa… trong những kỳ thi cuối cùng của Nho học ở nước nhà không lâu trước đó.  Chúng tôi cũng được tiếp xúc, được sống với những người nông dân hiền lành, chất phác hầu như cả đời chẳng ra khỏi nơi mình ở, những bác thợ cày, những cô cấy lúa, những anh đánh giậm… được thấy các quan tri phủ, tri huyện, bố chánh, án sát, tuần phủ hay tổng đốc, hay gần gũi hơn, các học quan, như các quan đốc học, kiểm học, giáo thụ, huấn đạo, ngực đeo bài ngà khi các ngài đến thăm trường hay đến thăm vùng mình ở.”

Thế hệ chúng tôi rất may mắn được sống, được học hỏi từ thế hệ trước, được hấp thụ cùng lúc cả văn hoá Tây phương lẫn Nho học, đồng thời  một số không nhỏ rành rẽ tiếng Pháp, tiếng Anh luôn cả chữ Nho hay ít ra là Hán Việt.  Chính nhờ thông thạo ngoại ngữ, được đọc nhiều, nghe nhiều và thấm nhuần các nền văn hoá liên hệ  nên có kiến thức rất đáng chú ý. Ở đây người viết viết không phải để ca tụng mà để nói lên những luyến tiếc, những đau xót cho một thế hệ theo thiển ý đã có tất cả và mất tất cả nếu không quá chua xót là đã “đầu thai lầm thế kỷ” như Vũ Hoàng Chương, nhà thơ thuộc thế hệ trước, đã u uất viết trong bài “Phương Xa” của ông:

Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ
Một đôi ngưởi u uất nỗi chơ vơ
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị
Thuyền ơi thuyền! xin ghé bến hoang sơ

Thật là miên man khi nghĩ về thế hệ của chúng tôi, đặc biệt khi đang viết  những dòng này thì nhân Luật Sư LDS gọi tôi, trong câu chuyện tôi có hỏi ý ông, đại khái ông nhận xét “Thế hệ chúng ta thật khổ và cũng thật may mắn là đã được hưởng nền giáo dục Dân Tộc, Nhân Bản, Khai Phóng của Việt Nam Cộng Hòa trước biến cố 1975”. Tôi xin mạn phép được nhắc lại.

Câu hỏi đươc đặt ra ở đây là tại sao đã khổ lại còn may mắn?

Trước ngày Mother’s Day – Ngày Của Mẹ, ngày 9 tháng Năm, 2021, lần đầu tiên ra khỏi nhà sau hơn một năm bị “nhốt” vì đại dịch, chúng tôi được ký giả Linh Nguyễn, tốt nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, lái xe cùng tới thăm Nhà Văn Huy Phương.

Trên đường đi tôi băn khoăn không biết đây sẽ có thể là lần cuối chăng?

gia-dinh-huy-phuong-img Gia đình Huy Phương, ảnh © dhspsaigon

Trước khi đến thăm Anh Chị Huy Phương tôi nhớ tới những lời Trung Tá Không Quân Võ Ý viết những lời rất xúc động sâu xa về Chị Huy Phương và các người vợ lính  “… Qua hình ảnh chị, tôi theo gương Huy Phương, xin tạ ơn tất cả những người vợ lính đã sắt son dũng cảm, nuôi con chờ chồng trong suốt chiều dài lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc“.   
Riêng  về Chị Huy Phương tôi càng thêm kính phục, âm thầm nuốt nước mắt,  khi thấy Chị vẫn đứng vững tươi cười tiếp khách khi biết rằng mỗi phút qua đi là mất thêm một phút được gần Người Bạn Đời thân thương của mình!

Năm tới hy vọng Ngày Mother’s Day – Ngày Của Mẹ, Anh Chị vẫn còn được nắm tay nhau hạnh phúc bên các con cháu!

Anh Chị Huy Phương đã tặng chúng tôi Tập Thơ ” Chúc Thư Của Một Người Lính Chết Già” trong đó có bài  “Chúc Thư” với những câu:

Tôi người lính già ở xa tổ quốc
Xa chiến trường lưu lạc tới đây
Nơi quê người sương pha tuyết đổ
Mang nỗi đau con ngựa lạc bầy.
Ngày tôi bỏ đi, bạn bè đồng đội
Vẫn hiên ngang cho đến phút sau cùng
Đã tự hiến thân mình cho tổ quốc
Thắng hay thua thì cũng vẫn can trường.
Không phải chỉ chịu ơn người đã chết
Tôi như còn mang món nợ nước non.
Chết không nghĩa là đã tắt hơi thở
Sống đôi khi cũng có nghĩa chết mòn.
Khi tôi chết ván hòm xin đậy nắp
Có vui chi nhìn người lính chết già
Hổ thẹn đã không tròn ơn nước
Tiễn tôi chi, thêm phí một vòng hoa.
Hãy quên tôi, người lính già lưu lạc
Đừng phủ lá cờ tổ quốc cho tôi

Anh em tôi trong những giờ tuyệt lộ
Nằm lại bờ lúc chiến hạm ra khơi.
Chiến hữu tôi chết đầu sông cuối biển
Ngày tan hàng đành nằm lại quê hương

Không ai trổi cho khúc kèn truy điệu
Không có ai phủ giúp ngọn cờ vàng.
Hãy phủ cờ lên nấm mồ tử sĩ
Xác bị xới đào trong nghĩa trang xưa

Hãy rải hoa trên con đường thấm máu
Phút lui binh phải gãy súng buông cờ.
Anh là ai, mang ngọn cờ tổ quốc
Nhân danh ai, đứng phủ lá quốc kỳ.
Chúng ta là những con người bỏ ngũ
Quên anh em nằm lại, để ra đi.

Ta lành lặn để bao người thương tật
Ta sum vầy đành để bạn chia phôi
Ta đến bến để bao người chết biển
Dù ấm êm cũng thương nhớ một đời.
Danh dự này dành cho người đã chết
Đã hy sinh để giữ vững ngọn cờ
Không phải tôi, người lính hèn bỏ ngũ
Để sống còn trong lúc bạn sa cơ.

Tạm kết, xin trích lời của Giáo Sư Phạm Cao Dương trong tác phẩm “Siêu Quốc Gia Việt Nam Tại Hải Ngoại Và Hiểm Hoạ Bắc Phương”:

Những biến cố dồn dập và liên tiếp xảy ra kể trên đã đưa tới những mất mát và mất mát vĩnh viễn cùng với sự lớn lên và trưởng thành của thế hệ chúng tôi. Những mất mát, tôi thấy cần phải nhắc lại là hoàn toàn không do anh em chúng tôi gây ra, cũng như sự nhập cảng của một số những gì mới, trong đó có chủ nghĩa cộng sản với chủ trương độc quyền lãnh đạo, loại trừ mọi đối lập, với những bắt bớ, giam cầm, giết chóc, thủ tiêu ngay từ những ngày đầu, những cuộc đấu tố, những trại lao động cải tạo mà tôi nghĩ là yếu tố chính đã  đưa tới sự phân hóa thê thảm, từ đó sự phá sản trầm trọng sau này của dân tộc, sau cái vỏ chiến thắng hào nhoáng bề ngoài của nó, cho đến bây giờ vẫn chưa hết. Vết thương của dân tộc đã mất bao nhiêu là cơ hội để được hàn gắn nhưng người ta đã không làm. Điều này cũng không phải là do thế hệ chúng tôi tạo ra.

© Khánh Vân
Memorial Day 5/31/2021

Thân mời đọc thêm @ Hội Ái Hữu Đại Học Sư Phạm Sài Gòn

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang
Hay ⟩⟩ Trang Chính


Từ Sài Gòn Đến Kabul

© Nguyễn Văn Tới

Nguồn: Việt Báo | Aug 30, 2021

Việt Nam mình có câu “Kiếm củi 3 năm, thiêu chỉ một giờ”. Nước Mỹ mất 20 năm ở Afghanistan, tiêu phí hơn 2 ngàn tỷ đô la (2.26 trillions) trong đó gồm 83 tỷ đô la để huấn luyện, trang bị cho quân đội của họ, và tiền dân Mỹ đóng thuế để xây dựng cở sở hạ tầng, nhà ở, và các công trình công ích cho người dân nước này, nhưng chỉ mất 2 tuần để Kabul sụp đổ.  Theo tạp chí Forbes, trung bình, một ngày nước Mỹ phải chi $300 triệu đô la trong vòng 20 năm đóng quân trên đất nước này. (1) Khi quân đội Mỹ rút về nước, quân đội và trước tiên là chính phủ Afghanistan bỏ chạy trốn như đàn vịt hoảng loạn trước bầy chó sói.

Tuần vừa qua, mọi người đều ngỡ ngàng và đau buồn, không tin vào những gì đang xảy ra trên đất nước Afghanistan. Cảnh tượng này gợi nhớ lại ngày 30-4-1975 tại Sài Gòn, miền Nam Việt Nam. Hai bối cảnh ở hai đất nước khác nhau, nhưng có cùng một kết cục thảm hại như nhau. Hình như người Mỹ vẫn chưa học được bài học lịch sử từ sự thảm bại ở Việt Nam. Nhà văn và cũng là triết gia George Santayana có nói “Ai không học được từ lịch sử, sẽ bị thảm bại bởi lịch sử, vì lịch sử luôn lập lại” (2). “Those who do not learn history are doomed to repeat it”.

Bọn khủng bố nhân cơ hội hoảng loạn, chúng đánh bom tự sát giết chết 13 người lính Mỹ và gần 160 thường dân Afghanistan. Giờ mình có dùng Drones để oanh tạc giết chết bọn chúng như thế nào đi nữa cũng không làm sống lại được những người lính Mỹ hy sinh vô ích trong giờ phút cuối cùng. Sự việc đã rồi. “Fait accompli”. Cũng qua màn ảnh, chúng ta thấy 2 người thường dân rơi xuống đất khi chiếc phi cơ vận tải C-17 vừa cất cánh với khoảng 640 thường dân Afghanistan khi chưa ra khỏi phi trường Kabul. Chiếc vận tải cơ này có thể chở được 170,900 lbs, tương đương với 77,519 Kg. Như vậy nó không hề bị quá tải. Hai người rơi xuống, tôi chắc là họ trốn trong khoang bánh đáp, khi càng máy bay gập lại, họ bị nghiền nát và rơi xuống đất. Sự việc chứng tỏ họ tuyệt vọng đến cùng cực. 

Tôi bàng hoàng, rung động, và như một khúc phim quay chậm đưa tôi trở về cuộc chạy loạn của gia đình tôi trên tử lộ 7B, khúc sông Ba gần Tuy Hòa. Lúc đó, Việt cộng bắn giết thường dân di tản một cách bừa bãi, ai nấy hoảng sợ, cuống cuồng tìm đường thoát thân. Một chiếc trực thăng Shinook của không quân Việt Nam Cộng Hòa đáp xuống bãi cát bồi giữa sông cố gắng cứu được người nào hay người đó. Ba anh em tôi lội nước, chạy về phía chiếc trực thăng và tìm cách nhảy lên. Khi vào bên trong, tôi đưa mắt kiếm thằng em kế. Không thấy nó. Nhìn về phía tấm bửng đằng sau máy bay, tôi cố tìm trong đám đông lố nhố những cái đầu, những cánh tay đang cố bám vào chiếc máy bay Chinook khi nó đang cố nâng dần cao độ một cách khó khăn vì quá tải, quá nhiều người bám theo. Những gương mặt mệt mỏi, hoảng sợ, cố hết sức mình, nhưng đuối sức, họ đã buông tay rớt xuống. Em tôi cũng đang cố hết sức bám thật chặt tay mong trườn mình được vào bên trong máy bay. Tôi cố chen ra để giúp nó một tay, nhưng người quá đông chặn lối đi. Tôi như chết đứng khi nhìn em mình buông lỏng tay rơi xuống, tôi chỉ biết khóc, không làm gì được vì tin chắc nó sẽ chết như những người bị rớt mà tôi đã nhìn thấy trong những chuyến trước đây. 

Sau này gặp lại nó ở trại tiếp cư Tuy Hòa, anh em ôm nhau khóc vì mừng thấy nó còn sống. Nó cho hay nhờ rớt xuống nước ở độ cao không cao lắm nên nó thoát chết. Hơn ai hết, tôi xúc động và bàng hoàng khi thấy lại thảm cảnh của 46 năm về trước đang hiển hiện trở lại. Người dẵm đạp lên nhau, chen chúc trên những chiếc phi cơ quá tải mong kiếm đường thoát ra khỏi một chế độ vô nhân đạo.

Cho dù bạn ủng hộ đảng phái Cộng Hòa hay Dân Chủ, cho dù quan điểm của bạn về cuộc chiến Afghanistan có khác với tôi như thế nào đi nữa, tôi tin rằng bạn và tôi cùng đồng ý với nhau là cái kết cuộc đáng lẽ không xảy ra như thế này vì chúng ta đã không chịu chuẩn bị kỹ càng. Tổng thống Richard Nixon đã từng hứa với miền Nam Việt Nam, họ sẽ trả đũa nếu miền Bắc cộng sản vi phạm hiệp định Paris. Chuyện đó đã không bao giờ xảy ra dù cộng sản miền Bắc vẫn cứ tiếp tục vi phạm nhiều lần. Ngày nay nước Mỹ hứa gì với đồng minh Afghanistan mà để cho Taliban ngang nhiên bước vào Kabul khủng bố chính người dân của họ. Rồi đây chúng ta có thể thấy được ít nhất một vài thế hệ người dân Afghanistan sẽ chìm trong tăm tối của khổ đau.

Tôi thường được đi theo nhiều chiến dịch khác nhau của quân đội Mỹ ở vùng Trung Đông để hỗ trợ về kỹ thuật trong nhiều năm và ở các đất nước khác nhau. Đặc biệt tôi đã từng đến Afganistan rất nhiều lần ở hai căn cứ Kandahar, thành phố lớn thứ nhì, và Bagram, một căn cứ quân sự lớn nhất ở nước này và cũng lớn nhất ở vùng Trung Đông. Căn cứ này nằm trên một vùng cao nguyên phía Đông Bắc Afghanistan, là nóc nhà để nhìn xuống đất nước này. Phía Đông căn cứ là những dãy núi sừng sững tuyệt đẹp, phía Tây gần với vùng dân cư thành phố Parwan. Trại được bao quanh bằng tường thành cao, rất vững chắc và được trang bị mạnh mẽ đủ sức đứng vững một mình một thời gian rất dài. Đường phi đạo dài khoảng 13,000 feet dư sức cho tất cả các loại vận tải cơ hặng nặng đáp và cất cánh. Căn cứ lớn như một thành phố có đủ đường xá, phương tiện để người lính sống thoải mái. Bọn Taliban đã nhiều lần tấn công mà chưa làm gì nổi.Tôi làm việc sát cánh với lính Mỹ nên ít nhiều tôi biết quân đội Mỹ hùng hậu đến mức nào, vì vậy tôi có những cái nhìn của riêng của cá nhân tôi dựa vào những gì mắt thấy tai nghe tại những chiến trường ở đây.

Tôi không đứng trên lập trường đảng phái nào cả, tôi chỉ muốn nói lên suy nghĩ, cảm nhận của một công dân Mỹ vì lợi ích của nước Mỹ, khi nhìn thấy những gì đang xảy ra ở Afghanistan, nó gợi lại những hình ảnh 46 năm trước ở Sài Gòn, lúc đó tôi là cậu thiếu niên 17 tuổi. Hình ảnh ngày 30 tháng 4 vẫn mãi mãi là hình ảnh không bao giờ tôi quên được khi miền Nam thân yêu của tôi bị cộng sản xâm chiếm. Những tang thương, mất mát, trại tập trung, tù tội gây ra bởi cái chủ nghĩa vô nhân đạo được so sánh với bọn Taliban hiện nay.

Trải qua nhiều năm lăn lộn ở vùng Trung Đông, đặc biệt là ở Afghanistan, tôi thấy nước Mỹ càng ngày càng sa lầy vào cuộc chiến vô nghĩa. Đáng lẽ Mỹ phải rút quân ngay sau khi giết được tên trùm khủng bố, nhưng họ đã không làm. Bây giờ họ mới quyết định rút quân, tuy muộn vẫn còn hơn không. Đây là chính sách của nước Mỹ chứ không phải của Tổng thống Trump đảng Cộng Hòa hay của TT Biden đảng Dân Chủ, vì cuộc chiến đã tiêu tốn biết bao tiền bạc đóng thuế của dân Mỹ và hơn 2300 sinh mạng của lính Mỹ. Tôi tin rằng bạn và tôi đều đồng ý với quyết định này. Phải đến lúc kết thúc cuộc chiến và rút quân về nước. Nước Mỹ dù là một nước rất quân tử, hay giúp người, cũng không thể nào hy sinh vì sự trường tồn của một dân tộc khác. 

Học giả Warren Bennis là một giáo sư của trường UCLA và cũng là một cố vấn an ninh cho 4 đời tổng thống Mỹ bao gồm TT John F. Kennedy và TT Ronald Reagan. Câu trích dẫn nổi tiếng của ông về người lãnh đạo là người có khả năng đưa tầm nhìn trở thành hiện thực. “Leadership is the capacity to translate vision into reality”. Đồng thời ông cũng đưa ra cái khác biệt giữa khả năng lãnh đạo và khả năng quản lý như sau: Quản Lý là làm việc cho đúng và Lãnh Đạo là làm cho đúng việc. “Management is doing things right. Leadership is doing the right things”. Trong tình hình hiện nay, nước Mỹ cần xoay trục qua Đông Nam Á để kềm thói hung hăng của Trung Quốc, việc rút ra khỏi Afghanistan là quyết định đúng đắn. Không nước nào đủ tài lực có thể dính vào một lúc hai cuộc chiến. Là công dân Mỹ và cũng là người đi sát bên với quân đội, tôi có thể thấy điều đó một cách rõ ràng, tôi hoàn toàn đồng ý với tầm nhìn và chính sách của chính phủ Mỹ cho dù với bất cứ nội các của tổng thống nào.

Đáng lý ra nước Mỹ nên rút ra khỏi Afghanistan sớm hơn ngay sau khi đã trừ khử được tên Bin Laden. Nhưng rút lui mà không có kế hoạch rõ ràng và chắc chắn, cứ đưa ra một dấu mốc thời gian mà không hề có một sự chuẩn bị chu đáo nào thì đúng là hành động tự bắn vào chân mình. Nước Mỹ có 8 tháng để chuẩn bị, để biến tầm nhìn xa thành hiện thực, để người lãnh đạo làm đúng việc và các người thừa hành làm việc cho đúng; vậy mà gần đến giờ rút quân lại để xảy ra cảnh hỗn loạn, chạy nháo nhào, dẵm đạp lên nhau. Cứ “Cut and Run” Bỏ và Chạy như nước Mỹ đang làm trong 2 tuần qua, thật là một hành động không thể chấp nhận được. Lỗi này là do nội các của TT đương nhiệm không chịu chuẩn bị và nhất là không chịu nghiên cứu, học hỏi từ kinh nghiệm trong cuộc chiến Việt Nam. Đến khi chết chóc xảy ra, TT đương nhiệm đổ lỗi cho người tiền nhiệm và đổ lỗi tại chính phủ Afghanistan tham nhũng. Người Mỹ đã dư biết họ như vậy mà vẫn không có một phương cách nào để đề phòng. 

Gặp gỡ và nói chuyện nhiều với những người thông dịch viên Afghanistan, tôi mới hiểu thêm rất nhiều về dân tộc họ và biết rằng chính phủ Afghanistan là một chính phủ tham nhũng lan tràn từ cấp thấp cho đến cấp cao, mức độ nào họ cũng có thể ăn hối lộ được, chỉ có người dân thấp cổ bé miệng là khổ. Người Mỹ biết rất rõ nhưng vẫn không làm gì hết. Bản thân chúng tôi khi ra vào đất nước này, cũng phải đóng cho những nhân viên hải quan đủ thứ tiền, mà phải bằng tiền đô la Mỹ, mệnh giá 100 đồng mới tinh, cũ hoặc dính 1 vết mực, họ không nhận và không chịu ký giấy và đóng mộc. Nói để thấy rằng chúng ta, người Mỹ, hy sinh tiền bạc, xương máu cho họ, thật không đáng chút nào. Rút ra khỏi đất nước này là đúng và là một việc phải làm ngay.

Khi làm việc bên đó, tôi biết căn cứ nào cũng có những chuyên viên phân tích tình báo hằng ngày và viết báo cáo gởi về cho bộ tư lệnh Centcom, đặc biệt cho bộ trưởng quốc phòng và cho tổng thống. Dù biết bọn Taliban đang chuyển quân hằng ngày mà nội các của tổng thống đương nhiệm vẫn lên TV và cho rằng sẽ không có chuyện gì trầm trọng và đáng tiếc sẽ xảy ra. Các vị này quá lạc quan cho rằng quân đội Afghanistan có 300,000 quân trong khi Taliban chỉ có 75,000 quân, làm sao mà quân chính phủ thua được. Họ thừa biết đa số quân đội chính phủ Aghanistan là lính ma (Ghost soldiers), tổng số là 300,000 nhưng con số thực thụ chỉ khoảng 90,000 lính, mà những người lính này gia nhập quân đội chỉ để lãnh lương, chứ hoàn toàn không có tinh thần chiến đấu.

Tháng 11 năm ngoái, năm 2020, khi tôi vẫn còn ở tại căn cứ Bagram. Chúng tôi được lệnh gói ghém tất cả trang thiết bị chuẩn bị gởi về Mỹ và sẵn sàng rút lui khỏi Afghanistan bất cứ khi nào có lệnh. Trong lúc chuẩn bị, chúng tôi vẫn được phép mang vũ khí theo mỗi khi có nhiệm vụ bay, khi trở về, dưới hai bên  cánh không còn đeo một trái hỏa tiễn nào, tức là đơn vị chúng tôi vẫn bắn khi cần thiết. Năm nay, tôi đến làm việc ở căn cứ Al Asad, Iraq từ đầu tháng 3 cho đến cuối tháng 7, tôi vẫn thường xuyên liên lạc với các bạn bè ở Bagram, Afghanistan, họ cho hay, khi bay, họ không còn được mang theo hỏa tiễn, đồng nghĩa với không được bắn, chỉ làm nhiệm vụ quan sát mà thôi. Đánh đấm mà không được bắn giống y như cuộc chiến Việt Nam, không quân Mỹ đánh nhau với cộng sản mà chỉ được oanh tạc những mục tiêu đã định trước chứ không được tự do chọn mục tiêu theo ý mình. Đánh nhau kiểu này giống như võ sĩ thượng đài mà bị trói một tay ra đằng sau.

Bất cứ lúc nào, Mỹ vẫn có một lực lượng không quân rất mạnh, có thể can thiệp khi cần thiết để chặn bước tiến bọn Taliban. Tại sao không dùng? Chứng tỏ là chính phủ đương nhiệm Mỹ tuy được phúc trình tình hình cụ thể từng ngày, nhưng quá chủ quan, lịch sử lập lại lần thứ hai giống với cuộc chiến Việt Nam và có thể còn tệ hại hơn. Ngày 1 tháng 7, 2021, tại căn cứ Bagram, quân đội Mỹ giao quyền điều hành cho quân đội Afghanistan; ngày 15 tháng 8, 2021, những người linh Mỹ còn lại, tắt đèn, lặng lẽ rời Bagram, không một lời nói với quân đội Afghanistan. Lệnh này đến từ ai? Đến bây giờ tôi vẫn tin rằng nếu chúng ta vẫn ở lại với quận đội Afghanistan trong trại Bagram để cùng họ hỗ trợ cho ngày rút quân bằng những phi vụ bay hành quân, do thám, kể cả can thiệp khi cần thiết, thì tình hình rút quân đã không bị tệ hại như hôm nay. Tôi xin nhường câu trả lời cho bạn đọc. Sự việc ảnh hưởng ghê gớm lên tinh thần người lính Afghanistan, họ cảm thấy bị bỏ rơi ngay từ giây phút đó. Còn các đồng minh của Mỹ thì sao? Tất cả đều mất lòng tin nơi cách hành xử của quân đội Mỹ. Sau này nước nào dám liên minh với Mỹ trong những trận chiến tương lai? 

Nhìn những tên Taliban chiếm lĩnh dinh tổng thống Afghanistan, bọn man rợ đó ngồi lên những chiếc ghế bành thật đẹp mà co hai chân lên kiểu nước lụt, làm tôi nhớ đến những tên cán binh cộng sản Việt Nam từ rừng rú chui ra, cũng ngồi cùng một kiểu khi chúng vào dinh Độc Lập ngày xưa trong khi bọn khác rửa chân ở bồn nước phun trong sân trước của dinh tổng thống. Đám rừng rú chiến thắng xã hội văn minh, giống như đám Taliban, trong thế kỷ 21 mà cai trị dân của họ bằng cái thứ luật lệ dã man của thế kỷ thứ 7, được gọi là luật Hồi Giáo Sharia, bộ luật thời con người còn chưa biết văn minh là gì. Giờ này, bọn man rợ đang cười nói nhăn nhở và hò hét ngay nơi tôi đã từng sống năm ngoái, lòng tôi bùi ngùi như vừa mất đi một cái gì quý giá lắm. Chúng đang đi từng nhà lùng kiếm những người làm việc cho chế độ cũ, y như cộng sản đã từng lùng sục những người thuộc phe thua trận của miền Nam. Việt Nam đã tắm trong máu, trong nhục nhằn khổ ải, trong hàng chục năm tăm tối, trong chết dần chết mòn ở các trại tù, trại tập trung; tương lai người dân Afghanistan cũng sẽ như vậy thôi. Bọn Taliban còn tàn bạo hơn nếu không muốn nói là ngang với cộng sản. Cả hai đều chủ trương bắt người dân phải sống trong sợ hãi, phải giết, phải khủng bố người dân để dễ bề cai trị.

Có nhiều điều vô lý vẫn xảy ra hằng ngày trên vùng đất Trung Đông luôn bất ổn này mà bản thân tôi cũng cảm thấy hoang mang vì chúng quá mâu thuẫn với nhau. Ngày 2 tháng 1 năm 2020, khi quân đội Mỹ giết chết tên tướng Suleimani của Iran bằng máy bay không người lái, ngay khi đoàn convoy của hắn vừa ra khỏi phi trường Bagdad. Tên này là người cung cấp tiền bạc và vũ khí cho đám dân quân Iraq để chúng bắn vào các căn cứ của Mỹ ở nước này.

Sau biến cố đó, tôi đến Bagdad và thấy họ lập 1 tượng đài ghi công tên tướng Iran này ngay trong thủ đô Bagdad. Xe di chuyển quá nhanh và cũng vì vội vàng nên tôi chụp hình bị mờ đi nhưng cũng vẫn còn thấy được 2 chiếc xe hư hại nằm ngay trên một bệ xi măng cao để mọi người có thể chiêm ngưỡng, cạnh đó là hình của hắn và dòng chữ “Đây là tội ác của khủng bố Mỹ”. Here is the crime of American terrorism. Tôi không thể tin được người Iraq lại nhớ ơn 1 tên khủng bố Iran giết hại lính Mỹ và dân Mỹ ngay trên đất nước của họ trong khi nước Mỹ vẫn đang cung cấp tiền bạc, vũ khí, kể cả mạng sống của lính Mỹ để bảo vệ đất nước này. 

Đến giờ tôi vẫn không thể tin những gì đang diễn ra trước mắt mình. Đám dân chen chúc, hỗn loạn, dẵm đạp lên nhau dành lấy một chỗ trên máy bay. Người Mỹ không bao giờ có thể nghĩ một chuyện vô lý như vậy lại có thể xảy ra. Các đồng minh mất lòng tin nơi cường quốc số một của thế giới. Tôi tin rằng sau Afghanistan, sẽ đến phiên Iraq. Nước Mỹ sẽ dần rút ra khỏi Trung Đông vì không muốn hy sinh xương máu con em mình cho những đất nước xa xôi chẳng có liên hệ hoặc lợi lộc gì đối với người Mỹ. Khi nói đến chiến tranh là luôn luôn có những điều tàn bạo, những nghịch lý không giải thích nổi. Tôi chỉ mong sao người dân Afghanistan qua được cơn ác mộng kinh khủng này để sẽ không phải chìm vào hàng trăm năm tăm tối như những gì đã và đang xảy ra tên quê hương tôi.

© Nguyễn Văn Tới.

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.forbes.com
2. https://bigthink.com

Thân mời đọc thêm @ Việt Báo online

Các bài viết cùng chủ đề:

❖ Daron Acemoglu – Đỗ Kim Thêm dịch: Tại Sao Việc Xây Dựng Quốc Gia Tại Afghanistan Thất Bại?

❖ Nguyễn Thị Cỏ May: Kaboul hay Sài-gòn II?

❖ Nguyễn Hùng: Kabul: Khi đồng minh tháo chạy

Trung Quốc phủ nhận thông tin âm mưu chiếm sân bay Bagram từ Taliban

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang
Hay ⟩⟩ Trang Chính

m5-w4_21

Các bài viết sưu tầm: May 28, 21

Thiếu Thứ Gì…
Nguyễn Cao Kỳ về Nước…
Những Gì Tôi Biết Về NCK

Thiếu Thứ Gì…

Thiếu thứ gì thì nhặt thứ ấy!!!

– Thầy giáo hỏi học sinh: Nếu có 1 túi đạo đức và 1 túi tiền ở đường thì em nhặt túi nào?
– Trò không suy nghĩ, trả lời luôn: Thưa thầy, em nhặt túi tiền
– Thầy liền hắng giọng: Nếu như là thầy thì thầy sẽ nhặt túi đạo đức chứ không nhặt túi tiền, mà vì sao em lai nhặt túi tiền?
– Trò đáp tỉnh bơ: Thì em nghĩ ai thiếu gì thì nhặt thứ ấy!

– Thầy !!!…

Vụ đấu thầu

3 nước Việt, Thái và Trung tham gia đấu thầu 1 công trình xây dựng.

Sau khi cân đo đong đếm tính toán tỉ mỉ, anh Thailand nói:
– 9 triệu đô, 4tr thuê thợ, 4tr vật liệu, 1tr cho tôi.

Anh Trung Quốc cũng tính toán 1 hồi rồi nói:
– 6,5tr đô: 6tr thuê thợ và vật liệu, 0,5tr cho tôi.

Còn bố Việt Nam ngồi hít một hơi thuốc lào rồi phát biểu:
– 26,5tr đô.

Nhà thầu hốt hoảng hỏi:
– Anh không đo gì đã nói, lại còn đắt nữa chứ.

Việt Nam:
– Suỵt, ông 10tr, tôi 10tr, còn 6,5tr cho thằng TQ làm trọn gói.

– ???!

Nguồn: site.google.com

Cựu Phó TT Nguyễn Cao Kỳ về VN

Lạm bàn về chuyến đi Việt Nam của cựu Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ

© Võ Long Triều

Nguồn: Trích Hồi Ký Võ Long Triều.

Hơn 50 năm nội chiến, 30 năm chia rẽ hận thù, đất nước Viện Nam đang ở trong tình trạng chậm tiến nhất thế giới, tuyệt đại đa số dân Việt Nam đang sống trong cảnh nghèo đói. Vậy những ai còn chút lương tri, có lòng yêu nước cũng phải động tâm nghĩ đến tương lai Việt Nam. Nguyễn Cao Kỳ cũng như bao nhiêu người khác có quyền tự do hành động theo sự suy nghĩ của mình. Nhưng bao nhiêu đó chưa đủ.

Ðã là cấp lãnh đạo một thời của miền Nam Việt Nam có lẻ ông Kỳ nên hành động dè dặt hơn. Dù muốn dù không, chung quanh ông cũng còn một tập thể không ít những người đã từng cùng ông chung lưng đấu cật chiến đấu cho lý tưởng tự do, dân chủ. Trước một đại sự quốc gia ông cần tỏ ra có tư cách của một nhà lãnh đạo biết tôn trọng tập thể quần chúng đã từng đứng dưới bóng cờ của mình. Thông thường ông phải giải thích ít nhiều về chuyến đi nầy. Cho dù ông không thể nói rỏ được thì cũng phải úp mở đủ để cho người ta hiểu được. Ðành rằng nhân danh cá nhân, ông có quyền tự do hành động. Ðành rằng một mình cá nhân ông sẽ gánh hưởng hậu quả. Nhưng đây là chuyện quốc gia hai chữ “Cá Nhân” trong hoàn cảnh nầy không còn giá trị và ý nghĩa như thông thường nữa…

Phần II: Những Gì Tôi Biết Về Việc Nguyễn Cao Kỳ Về Nước

Những gì tôi biết, hình như có hai Nguyễn Cao Kỳ, một Nguyễn Cao Kỳ phản bội đồng đội, phản bội chính mình, khi chấp nhận làm con cờ cho cộng sản trong giai đoạn mà chế độ vô nhân nầy đang bị đảo điên, đang cần sự tiếp tay hỗ trợ về mọi phía. Và một Nguyễn Cao Kỳ Từ 1966 đến 1975, có lòng với đất nước, muốn đội đá vá trời nhưng không thành, vì thiếu hiểu biết việc quốc gia đại sự, biến chuyển quốc tế, thế chiến lược toàn cầu, vai trò của Việt Nam trong hoàn cảnh đó và nhứt là vì những đàn em dựa hơi phá bĩnh hay nhóm “Lương Sơn Bạc” cùng ăn thề uống máu với ông ỷ thế làm hư việc.

Ðể giữ sự công bằng đối với ông, để giữ sự trung thực theo lương tâm của nhà báo và sự đứng đắn ngay tình của một cộng sự viên đã một thời được ông kính trọng và tin tưởng, những gì tôi tường thuật về cựu Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, hiện còn những nhân chứng sống có thể xác nhận. Người đầu tiên trong đó chính là ông Nguyễn Cao Kỳ. Và đây là câu chuyện… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Thân mời đọc thêm ‘Hồi ký Võ Long Triều’ @ TẠI ĐÂY

Related subjects:

– Nguyễn Cao Kỳ @ https://alphahistory.com

– Nguyễn Cao Kỳ, Ex-General Who Ruled South Vietnam, Dies at 80 (NYTIME)

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang


m5w2-21

Các bài viết sưu tầm: May 08-14, 21

Bất Đồng Ngôn Ngữ K3
Tạ Thu Thâu…

Bất Đồng Ngôn Ngữ Kỳ 3

Màn 1

Vài ngày sau, cũng trong phòng mạch bác sĩ hỏi nữ bệnh nhân tái khám:
-Tại seo tui kiu cho cô wài hỏng được? Cô đổi số điện thọi rồi sao?

Cô gái:
-Dợ, em đã đủi gùi, Bi giờ là năm séo bửa, không tém, không tém! (567-0808)!

Bác sĩ: -Chời đét!!!

Màn 2

Bác sĩ : vẫn kô gọi được, thế là thế nào?
Cô gái: dợ , tại thèng chồn em nớ kiu đổi. Bs thông cẻm, lèn nì là lèn đổi cuối rồi: là tém chín bửa một năm không tắm ( 897-1508)
Bác sĩ: ẹc! 1 năm ko tắm thì cô đi ra dùm tui!

Tại bến xe đò (theo lời kể của một người xứ Quảng):

Một anh Dziệt Nôm dzìa thăm quê hương. Gặp một cô gái xinh xắn ở bến xe đò, anh ngần ngừ muốn làm quen mờ hỏng biết tính mần seo.

Anh theo cô gái len xe đò, từ xe đò dzìa tận trong ngõ hẻm, thỉnh thoảng cô gái quay lợi liếc mét nhìn anh cừ lồm anh choáng dzoáng. Cúi cùng chịu hỏng nủi, anh ngập ngừng len tiếng:
-Cô ui cô, số điện thoại của cô số mí để tui liên lạc mí cô?

Cô gái cừ lỏn lẻn:
-Tém hơi không, tém hơi, tém hơi…
-Cô lầm gùi, tui hỏng thích kí dzụ nì.

Cô gái đỏ mẹt: – Thì em núa gùi đó, số của em lờ tém hơi không, tém hơi, tém hơi (820-8282)?

Vô phúc

Một người dân chài đi thuyền qua cửa Hội (Nghệ An), bỗng nghe tiếng quát từ thuyền bên cạnh:
– Đồ hư, từ sáng đến giờ đã đánh “vợ” năm cái và đánh “mẹ” hai cái rồi…

Người dân chài xứ Bắc nghe vậy, thở dài:
– Con nhà vô phúc, mới sáng sớm mà đánh cả vợ và đánh cả mẹ rồi…

Người đi thuyền bên cạnh thấy thế, liền giải thích:
– Bác ơi! Thuyền của dân Nghi Lộc buôn bát đĩa đó. Ông bố mắng con là đã đánh vỡ năm cái và đánh mẻ (sứt) hai cái bát đĩa.

Nguồn: hoainiemtayninh.com

Bất Đồng Ngôn Ngữ k1

Bất Đồng Ngôn Ngữ k2


Tìm hiểu vụ ám sát Tạ Thu Thâu

© Tấn Đức

Nguồn: Báo Tiếng Dân | July 24, 2017

nha-cach-mang-ta-thu-thauNhà Cách Mạng Tạ Thu Thâu. Ảnh Internet

Tạ Thu Thâu là một nhà yêu nước, một nhà cách mạng vĩ đại Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nhưng, tên tuổi của ông, dù gắn liền với cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp trong hai thập niên 30 và 40, lại ít được giới trẻ Việt Nam biết đến, nhất là những người sinh ra và trưởng thành ở miền Bắc “xã hội chủ nghĩa”. Sử đảng[1] và các văn kiện chính thức của đảng Cộng sản Việt Nam chỉ nhắc đến ông và các đồng chí của ông bằng những lời lẽ bỉ thử, miệt thị và tồi tệ, như “tay sai cho đế quốc Pháp, mật thám cho phát-xít Nhật…”

Vậy, sẽ không vô ích nếu chúng ta điểm qua đôi nét về cuộc đời sáng lạn và cái chết bi thảm của một nhà cách mạng ưu tú, đã từng được “Ủy ban nước Pháp của kiều dân, nước Pháp của tự do” (France Des Immigrés, France Des Libertés) chọn để đăng ảnh và tiểu sử trên một bức tường lớn trong một cuộc triển lãm long trọng ở Vòm trời hữu nghị (Arche De La Fraternité) tại khu La Défense (Paris) nhân kỷ niệm 200 năm Đại cách mạng Pháp vào năm 1989

Tiểu sử giản yếu của Tạ Thu Thâu

Nhà cách mạng Tạ Thu Thâu sinh năm ngày 5-5-1906 tại Tân Bình (Long Xuyên), là con thứ tư trong một gia đình đông con và nghèo khó. Từ năm 11 tuổi, sau khi thân mẫu qua đời, ông đã vừa học vừa phụ việc cho cha để nuôi sáu miệng ăn. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông dạy học ở Sài Gòn và tham gia những tổ nhóm thanh niên yêu nước, trong đó có đảng Annam trẻ (Jeune Annam) năm 1925, sau này bị chính phủ thực dân giải tán. Tạ Thu Thâu coi giai đoạn này trong đời ông là “giấc mộng liều mạng của tuổi trẻ…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Tạ Thu Thâu (1906–1945) Ông là một nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20, một lãnh tụ Cộng sản Đệ Tứ thời sơ khai của các phong trào cộng sản tại Đông Dương.

Năm 1926, Tạ Thu Thâu tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối chính phủ Pháp, đòi các quyền tự do, dân chủ cho dân Việt. Qua Pháp tháng 7-1927 khi mới 21 tuổi, theo học ban Khoa học (Đại học Paris), ông gia nhập đảng Việt Nam Độc lập (PAI) của nhà yêu nước Nguyễn Thế Truyền và đảm nhiệm điều khiển đảng này năm 1928 sau khi Nguyễn Thế Truyền về nước. Năm 1929, sau một thời gian hoạt động tích cực chống thực dân trên lập trường một người quốc gia, ông tiếp xúc với Tả đối lập Pháp và được Alfred Rosmer – một người bạn, người đồng chí, học trò của Trotsky – giới thiệu vào tổ chức này. Từ đó trở đi, ông trở thành lãnh tụ trốt-kít Việt Nam đầu tiên, cùng các đồng chí của ông là Huỳnh Văn Phương và Phan Văn Chánh… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Tạ Thu Thâu Lãnh tụ Cộng sản Đệ Tứ (1906-1945) Nhà văn, nhà phê bình Thiếu Sơn viết, “Không ai phủ nhận được tấm lòng yêu nước của ông, chẳng những yêu nước mà còn hy sinh cho nước. Chỉ có điều khác là nói tới nước, ông liền nghĩ tới dân, thứ nhất là dân vô sản. Còn những ông XY thì chỉ nói tới giang sơn gấm vóc, để nghĩ ngay đến những gấm vóc che phủ nơi nhà các ông, mà không cần biết tới những kẻ khố rách, áo ôm là đa số đồng bào ruột thịt của mình…” Đọc thêm: TẠI ĐÂY

Cái chết của Tạ Thu Thâu: Trách nhiệm Trần Văn Giàu? Trong lịch sử Việt Nam hiện đại chỉ còn một câu hỏi lớn: ai đã giết, hay chính xác hơn, ai đã chủ trương giết Tạ Thu Thâu tháng 9.1945 ở Quảng Ngãi? Những vụ thanh toán, thủ tiêu 1945-1946 làm người ta quên đi bầu không khí khá đặc biệt trong những năm 1934-38 ở Sài Gòn, với tờ báo La Lutte, nơi “hợp tác – đấu tranh” giữa hai nhóm cộng sản “đệ tam” và “đệ tứ…” Nguồn @ diendan.org

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang

a4w3-21

Các bài viết sưu tầm: Apr 10-16, 2021

Ba Lần Phạm Tội!
Tản Mạn Tháng Tư.
Văn Học VN Hải Ngoại

Ba Lần Phạm Tội

© Kim Hoa Bà Bà

Quan nọ sau khi đọc xong tin tức trên báo lề phải, quay sang nói với vợ:
– Toàn những vụ ngoại tình, xã hội chúng ta thật là loạn!

Nói tới đây, quan nhà ta chợt sững lại, nhìn cô vợ trẻ của mình với vẻ ngờ vực rồi hỏi:
– Này, còn mình? Nói thật đi! Mình có phụ tôi bao giờ chưa?

Cô vợ rụt rè:
– Có… nhưng… mình phải hứa, đừng nổi giận với em nhé!
– Ờ ờ… tôi hứa. Mình cứ nói đi!
– À, được rồi, phải nhớ nhé. Trong đời, em đã trót phụ mình chỉ 3 lần…

Quan lớn nhà ta gắng hạ giọng xuống:
– Ba lần? Là những lần nào?

Lần thứ nhất là lần cái luận án phó tiến sĩ của mình bị thiếu một điểm, vậy mà sau đó… Sau đó, chủ tịch hội đồng xét duyệt luận án đã chấm điểm cao cho mình, mình còn nhớ không?

– Thì ra là vậy. Còn lần thứ hai?
– Chủ tịch UBNN tỉnh được lên trung ương, trong khi mình lại là phó chủ tịch mà ít được mọi người nhắc tới nhất. Rồi sau đó, chính nguyên chủ tịch UBNN tỉnh lại đề cử mình làm người kế nhiệm, mình còn nhớ không?

Giọng đức lang quân bắt đầu có vẻ hơi nghẹn ngào, rơm rớm nước mắt nói:
– Được rồi. Vậy lần thứ ba?

– Lần thứ ba… Lần thứ ba là lần mình bị đưa ra quốc hội để bỏ phiếu tín nhiệm, mà mình thì còn thiếu đến 450 phiếu… nên em phải vất vả gom từng phiếu một…
– Trời đất!!!

Nguồn: hoainiemtayninh | Mar 2021

Tản mạn tháng Tư

Cái bóng cuộc chiến và món nợ 45 năm

© Phạm Tín An Ninh

Nguồn: Nam Kỳ Lục Tỉnh (30/04/20)

ngay-30-thang-4Ngày 30 tháng tư, năm 1975. Ảnh PTAN Blog

Đã kết thúc đúng 45 năm, nhưng cái bóng của cuộc chiến ấy dường như vẫn luôn bám theo đằng sau, nhiều lúc muốn chụp phủ lấy tôi như bóng ma, một thứ “bóng đè”, làm tôi muốn ngộp thở.

Từ giã học đường, tôi vào lính khi còn rất trẻ. Cũng không hẳn vì thích đời binh nghiệp, nhưng ý thức trách nhiệm làm trai trong lúc đất nước đang trong khói lửa chiến tranh, nhìn quanh bạn bè thân quen đều lần lượt nhập ngũ, và gần như con đường nào rồi cuối cùng cũng dẫn tới một quân trường, nên đúng như lời một bài hát cũ, “năm 21 tuổi tôi đi vào quân đội mà lòng chưa hề yêu ai”.

Ra trường, được bổ nhậm về một đơn vị tác chiến lưu động. Trải qua nhiều chức vụ, tôi cũng chẳng phải là một cấp chỉ huy tài ba đảm lược, những chiến công hầu hết là nhờ vào máu xương của anh em binh sĩ. Không biết tôi đã hướng dẫn họ được những gì, nhưng chắc chắn tôi đã học được ở họ sự trung thành, lòng can đảm và nhiều kinh nghiệm chiến trường. Trong hơn mười năm chiến trận, tôi từng được thăng cấp đặc cách ngoài mặt trận và nhận một số huy chuơng tưởng thưởng. Nhiều lúc trầm tư, tôi phân vân không hiểu đó có phải thực sự là công trạng của mình, khi hình dung đến khá nhiều khuôn mặt đồng đội dưới quyền đã hy sinh, trong lúc mình vẫn đang còn sống? Tôi không bao giờ quên được những ánh mắt của họ đã nhìn tôi trước khi trút hơi thở cuối cùng. Không biết họ muốn trăng trối, gởi gấm hay oán trách điều gì. Tôi thường giành phần để được vuốt mắt họ khi tình hình có thể, như muốn thay một lời tạ lỗi, ít nhất là đã không bảo vệ được họ. Lời người xưa bao giờ cũng đúng “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”. Tôi không hề dám mơ tưởng đến chuyện làm tướng bao giờ, nhưng dù chỉ là một sĩ quan cấp nhỏ, tôi cũng đã mắc nợ khá nhiều xương máu của đồng đội anh em, mà chắc chắn sẽ không bao giờ còn trả được… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Văn-học HN, 20 năm đầu thế kỷ XXI

© Nguyễn Vy Khanh | Toronto July 2020

Nguồn: Nam Kỳ Lục Tỉnh

Năm 2001 đánh dấu một thập niên và một thiên niên kỷ XXI mới cho toàn nhân loại. Sinh mệnh văn-học hải-ngoại cũng bước vào một giai đoạn mới chuyển động thế kỷ và lão hóa sau khi đã trãi qua những giai đoạn di tản và lưu vong, tị nạn chính-trị, hy-vọng và hợp lưu và giai đoạn hoài niệm 25 năm trước đó.

Trong giai đoạn mới này, văn-học người Việt hải-ngoại chuyển động theo lẽ tự nhiên lão hóa và bất ngờ – thêm nhân tố từ trong nước ra nhập cộng đồng hải-n goại từ nay đa dạng nhưng đa số vẫn là tập thể tị nạn cùng con cháu họ và nói chung mang cùng tâm thức. Từ những năm đầu thế kỷ XXI, sinh hoạt văn-chương hải-ngoại như đã theo dòng sinh hoại mà trở nên trầm lắng, rất ít biến cố và tác-phẩm đáng kể. Các nhà văn thơ đã nổi tiếng từ trước 1975 lần lượt ngưng viết, bệnh tật và qua đời. Những nhà văn lớp tiếp theo cũng thay nhau buông bút nhưng cũng có nhiều người tiếp tục sáng-tác dù không gây tiếng vang quan-trọng. Điểm đặc-biệt đáng ghi nhận là từ vài năm ngay trước và nhất là từ giai đoạn này, nội-dung của từ “lưu vong” có thể bớt được dùng, làm như bớt bi thảm – nghĩa là có hy vọng theo 2 nghĩa: trong nước nới lỏng kiểm soát di chuyển, thăm viếng và du lịch đối với người Việt hải-ngoại về, và nhà văn thơ hải-ngoại có thể nói đến quê-nhà nhiều hơn theo nghĩa gặp lại cụ thể hơn chỉ là nhớ lại! Nhưng cũng có những người sợ cộng-sản làm khó khi ‘hồi hương’ đã ngưng hoặc chuyển đổi lối viết: “quê-hương” đã mất, nay có kẻ tìm lại, thấy lại, và “người xưa”, “cảnh cũ” nay thêm hồi kết như những chuyện phong thần hoặc “diễm tình”! Một số nhà văn tị nạn đã hồi hương và đã tiếp xúc với thực-tại mới trong nước; một số liên-hệ văn học (văn và người) đã khó khăn nay dần dà thành hình. Nhiều nhà văn đã thành công vượt thoát những cái nhãn hiệu hoặc kìm hãm các giai đoạn trước đó nhưng nói chung, ở hải-ngoại, văn chương vẫn lưu đày, hoài niệm, và lúc nào cũng tự do, chân-thật hơn!

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang


a4w2-21

Các bài viết sưu tầm: Apr03 – 09-2021

Con Số 3 Kỳ III
Trở Về Bản Ngã
Tào Tháo…

Chuyện Phiếm: Con Số 3 – Kỳ III

© Phila Tô

Con Số 3 Kỳ III (tiếp theo kỳ I & II)

con-so-3

© Ảnh SHMT

Phila Tô (tức Captovan) gởi đến TV&BH bài “con số 3” dưới đây, mà ông gọi là “tiếp tay với Huynh Tiểu Tử (LPK – tức Lycée Petrus Ký – Nhà văn Tiểu Tử là đại sư huynh ở trường Petrus Ký của nhà văn Phila Tô). Xin mời quý độc giả cùng theo dõi…

Phila Tô viết tiếp: Nhà văn Tiểu Tử nói: “Viết tào lao cho vui”

Captovan tôi xin tiếp tay với Huynh Tiểu Tử (LPK) đi tìm hiểu thêm dăm ba câu chuyện về con số ba để may ra có thể gửi đến quý vị một nụ cười, một tiếng hát, một lời ca, vì các thày lang thường nói:
-Một tiếng ca bằng ba liều thuốc bổ.

Con số ba nó không chỉ là “ba cái lăng nhăng” như Tiểu Tử nói, mà nó còn có mặt ở khắp nơi, ở nhiều địa danh khắp “ba miền” Trung Nam Bắc, trong ca dao, tục ngữ, trong văn chương, và cả trong ngành y nữa. Giữa thời đại ôn dịch VC (virus China, virus corona), làm sao tống khứ VC đi càng nhanh càng tốt nên bàn về con số ba ngành y trước.

❖ Số Ba Trong Ngành Y: Cơm ba chén, thuốc ba thang: đây là phương pháp chữa bệnh ngày xưa, muốn hết bệnh thì nhờ thày lang bốc cho tối thiểu phải là ba thang thuốc. Còn ngày nay, chữa bệnh ôn dịch VC thì Dr Cường khuyên:

Đêm bảy, ngày ba, ra vô không kể:

Xin quý “đần” ông chớ vội hiểu lầm mà tiêu diêu miền cực lạc. Phải thông minh hiểu rằng đó là lời khuyên ban đêm phải ngủ cho đủ bảy tiếng, ngày ăn ba bữa cho đầy đủ sức khoẻ. Trong tay lúc nào cũng có ly nước trà nóng với vài lát gừng, hoặc ly “cô-nhắc” để trị cô vi, lai rai ba sợi ngậm nơi cổ họng, VC núp nơi cổ họng sẽ bị nước nóng, gừng cay đẩy ngay xuống dạ dày rồi tống ra WC. Nhưng quý ông cũng không nên dùng viên thuốc màu xanh hình tam giác trong thời gian này.

❖ Số Ba Với Các Địa Danh:

    – Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), Hồ Ba Mẫu (Hà Nội), Hồ Ba Khan (Hoà Bình).
    Núi Ba Vì, Ba Thê, Ba Chúc.
    – Núi Tam Đảo, Núi Tam Điệp, Núi Tam Diệp có đèo Ba Dội
    – Ba Làng Ngang (một người nói ngang ba làng nói không lại).
    – Phá Tam Giang, Sông Ba
    – Thành phố Tam Kỳ, Ba Ngòi.
    – Ngã ba An Sương, ngã ba Biên Giới, ngã ba Tân Vạn-Biên Hoà, nơi này có nhiều “cờ tây” nên chiều chiều quân ta tụ về đây để chén anh chén chú.
    – Ngã ba Cát Lái, ngã ba GiồngÔng Tố, ngã ba Dầu Giây, ngã ba Đông Dương, ngã ba Vũng Tàu v.v…
    – Vùng Tam Giác Sắt, Tam Hiệp-Biên Hoà.
    – Ba Lê: Kinh đô ánh sáng.
    – Ba Tư: Xứ sở ngàn lẻ một đêm
    – Ba Đình: Theo tự điển Khai Trí Tiến Đức thì “Ba Đình” là cái chợ thật lớn ở tỉnh Quảng Bình, nơi xảy ra trận đánh ác liệt giữa Việt Minh và quân Pháp, nhiều người chết, cho đến nay vẫn còn cái xác chưa chôn, oan hồn còn vất vưởng.
Còn rất nhiều địa danh mang tên Ba và Tam, nhưng tôi xin tạm dừng ở đây để tìm về “ba cái ba lăng nhăng” khác. Xin quý vị bổ túc.

Số Ba Trong Văn Chương, Ca Dao, Tục Ngữ:

Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ của Pháp

Trong truyện Kiều đại thi hào Nguyễn Du dung nhiều “ba” lắm, nhưng chỉ xin nêu mấy câu sau đây là đủ:
    Thiện căn ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
    Ba trăm năm nữa ta đâu biết, thiên hạ ai người khóc Tố Như.

Còn Cụ Đồ Tú Xương thì ngất ngưởng:
    Một trà một rượu, một đàn bà. Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.

Tưởng ông cụ Tú Xương ngày xưa say rượu nên mới dám nói cụ bà là một thứ lăng nhăng, nhưng thời nay ba ông ca sĩ AVT cũng lại dám to gan, sáng tác bản nhạc có ý nói mấy bà lắm chuyện:
    – “Ba bà đi bán lợn sề, bán thì chẳng được chạy về lon ton”.

Có thể ba ông bị ảnh hưởng thói “trọng nam khinh nữ” của mấy anh Ba Tàu ăn nói ba-láp, phịa ra ba ông Phúc Lộc Thọ. Tại sao không là ba bà PLT?

Nên tôn trọng quý bà, chúng ta đi tìm hiểu tiếp về con số 3 trong ca dao, tục ngữ văn chương:

Ba đời:

Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.
Ba đời bảy họ nhà khoai, dù ngọt dù bùi cũng thể lăn tăn.
Ba góc: Chành ra ba góc da còn thiếu, khép lại hai bên thịt vẫn thừa.
Cụ Bà Xuân Hương vịnh cái quạt như thế chưa đủ, cụ còn nhắc đến cái số ba, cái hình tam giác (3 góc) ở nhiều nơi khác nữa.

Cụ thích bánh trôi:
    Thân em vừa trắng lại vừa tròn, ba chìm bảy nổi với nước non.

Còn cụ Cao Bá Quát thì chửi đời nghe khoái cái lỗ tai:
    Ba hồi trống giục mồ cha kiếp, một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời.

Cụ Quát chán đời tiếp:
    Nhà trống ba gian, một thày, một cô, một chó cái (2 người +1 =3).
    Học trò dăm đứa nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.

Cả ba Thu cứ trông thấy cái trường học này nên cụ chán quá:
    Ba vạn chín ngàn ngày là mấy, cảnh phù du trông thấy nực cười.

Nhưng trong dân gian thì mỉa mai mấy nàng “tiên”:


Ba vạn chín nghìn là mấy? Mang kiếp hồng nhan đổi lấy bạc tiền.

Ba vạn chín nghìn cũng là câu chửi của mấy bà đanh đá ở một vài vùng miền Bắc: “Ăn cái ba vạn chín nghìn của bà này”.

Trong bụng lam nham ba lá sách, ngoài cằm lún phún một hàm râu. Đó là con trâu, còn con mèo thì có: “mèo tam thể”.

Nhân tiện nói về “ba lá sách” của con trâu thì ta nói luôn về thói hèn hạ của bọn chơi trò“ba lá”-ba que xỏ lá- đá cá lăn dưa.

Ba mươi: Hai chín bắt làm ba mươi.
    Ba mươi, mồng một đi đâu mất? Hay đã chung tình với nước non (vịnh mặt trăng).

Trai ba mươi tuổi đương xuân, gái ba mươi tuổi đã toan về già.

Giàu ba mươi tuổi chớ mừng, khó ba mươi tuổi em đừng vội lo.

Vì em là người đẹp có: “cổ cao ba ngấn, miệng cười trăm hoa”.

Ông Ba mươi?

Lợi dụng đêm ba mươi tối trời, cọp thường ra quấy nhiễu nên dân ta gọi con cọp là ông ba mươi.

Tối Ba Mươi Tết, trời tối đen như mực, co chân đạp thằng bần ra cửa.
Sáng Mồng Một, ánh nắng chan hoà, giang tay đón ông Phúc vào nhà.

Ba Quân: Ba quân chỉ ngọn cờ đào, sóng to gió lớn em sa vào tay anh.

Vì tim anh rộng mở: “Nửa vành trăng khuyết ba sao giữa trời” (chữ tâm).
Ba sao khác với ba xạo.

Ba Sinh:

Vì chăng duyên kiếp ba sinh, dù em hắt hủi, mình vẫn yêu em.

Ba trăng: một thứ lúa chỉ trồng ba tháng đã được gặt.
Em về giã gạo ba trăng, để anh gánh nước Cao Bằng về vo.

Em Gia Long, Trưng Vương, Lê Văn Duyệt ở Saigon mà anh phải chạy tuốt ra Cao Bằng ngoài Bắc gánh nước về cho em vo gạo! Hèn chi sau 30/4/75, em từ Saigon gánh gạo nuôi chồng ở tận Cao Bằng Hoàng Liên Sơn. Tình thật là tình.

Ba vành: Cô kia mắt toét ba vành, vành ngoài bốn chữ, vành trong tám nghề.

Ba cô mà đứng thong dong, tôi lấy cô giữa mất lòng hai bên.
(nên tôi lấy luôn ba cô cho có chị có em một nhà)

Ba đồng một mớ trầu cay, sao anh không hỏi những ngày còn không.
Ba đồng một mớ đàn ông, chị mua bỏ lồng, chị xách đi chơi!

Ba hòn:

Một hòn đắp chẳng nên non, ba hòn đắp lại nên hòn Thái Sơn.

Mồng ba cá đi ăn thề, mồng bốn cá về, cá vượt vũ môn.

Ba mươi sáu chước:

Yêu em lỡ rồi, tam thập lục kế. tẩu vi thượng sách.

Ba mươi sáu đường tu, đường nào phú quý phong lưu thì làm

Vua Ngô ba sáu tấn vàng, khi xuống âm phủ chẳng mang được gì!

Thanh Minh trong tiết Tháng Ba

Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường.

Một quyển sách nát, ba đứa trẻ ranh.

Đang cơn sóng gió ba đào, anh nào can đảm thì vào cứu em.

Ba rọi: nửa nạc nửa mỡ- tiếng tây ba rọi

Ba Ba: là chín.

Thịt gà cá chép ba-ba, anh mắc “bệnh ấy*” thì chớ tha chúng về.
(* bệnh ấy là bệnh gì? Thưa các thày áo trắng ngành y).

Ba-Bảy:

Ba hồn bảy vía. Ba làng bảy chợ. Ba lo bảy liệu. Ba lừa bảy lọc.

Ba vua bảy chúa. Ba mặt một nhời.

Kết thúc bài này bằng:

Ba đường tu*: (tu đây là cầm cả chai uống)

Thứ nhất chớ tu tại ba (Uống tại bar giá cắt cổ).

Thứ nhì chớ tu tại gia (uống ở nhà tốn tiền vợ).

Thứ ba tốt nhất là ta tu chùa (uống nơi nào bạn không trả tiền là tốt nhất)

Phila Tô
(Captovan)
Mùa ôn dịch 3/2021.

Nguồn: TV & BH

Con Số 3 Kỳ I Tiểu Tử

Con Số 3 Kỳ II Vương Trùng Dương

Trở Về Bản Ngã

© Đỗ Xuân Thảo

Nguồn: t-van.net/ | Mar 17, 2021

1. Thời thế gì mà nháo nhào hết thảy. Việt Nam chưa công bố hết dịch, nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh cúm Tàu vẫn hiển hiện, vậy mà người ta vẫn ùn ùn kéo đến cái gọi là “công ty trách nhiệm hữu hạn” chùa Tam Chúc. Vậy thì sự tụ tập hàng trăm ngàn người không đeo khẩu trang (có đeo cũng vô ích) có vi phạm những quy chế về phòng dịch mà chính phủ quy định hay không? Ai cho phép họ xé rào? Câu hỏi chỉ có thể trả lời rằng, tiền đã “cấp phép” cho họ! Dân gian có câu “Đồng tiền là Tiên là Phật”. Trong trường hợp này quả không sai. Đây không phải tôn giáo, không phải Phật tử mà là một đám đông mê muội.

Mình rất tán đồng với nhận xét: Cái thứ công trình ở Tam Chúc chỉ là một cái… hơi giống cái chùa, và rất giống Tử cấm thành của Tàu. Trong cái hình hài lai tạp này, có nhiều cái tượng bị gọi là tượng Phật, và một cái tượng đồng rất to, đặt chính diện để thờ ở tầng hai, là tượng bà Lan (đã mất), vợ của ông chủ xây cái khu này, cùng “bảng ghi danh công trạng” của bà. Đã không phải chùa, đã không phải tượng Phật, lại thờ chung đụng với một phụ nữ không ai biết là ai, thì người ta chen vai thích cánh đến đây để vái lạy, cúng kiếng cái gì? Nếu thuần túy đi thăm thú vãn cảnh thì ngắm nghía cái trong khi còn phải gồng mình chen chúc nhau toát mồ hôi? Đấy là chưa kể không khéo còn “rước” con vi rút Tàu vào người để rồi lây lan ra cả cộng đồng… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Những câu nói bất hủ của Tào Tháo

© Trần Văn Giang

Nguồn: hungviet.org | Oct 06, 2020

Tào Tháo là ai?

Tào Tháo (chữ Hán: 曹操; 155 – 220), biểu tự Mạnh Đức (孟德), tiểu tự A Man (阿瞞) là một nhà chính trị, quân sự nổi tiếng cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Hoa. Ông là người đặt nền tảng  cho thế lực quân sự ở miền Bắc Trung Hoa, lập nên chính quyền Tào Ngụy – một trong 3 thế lực chân vạc của thời Tam Quốc: Ngụy (Tào Tháo), Thục Hán (Lưu Bị) và Đông Ngô (Tôn Quyền). Ông được con trai là Ngụy vương (魏王) Tào Phi (chữ Hán: 曹丕) truy tôn là Thái Tổ Võ Hoàng đế (太祖武皇帝).

Tào Tháo là người đã có công lớn trong việc dẹp loạn Khăn Vàng và Đổng Trác, đánh bại lần lượt các chư hầu như Lữ Bố, Viên Thiệu để thống nhất phương bắc nhưng lại thất bại khi tiến xuống phía nam vì gặp phải sự kháng cự của liên minh Tôn – Lưu, chấm dứt khả năng thống nhất đất nước khi ông còn sống. Tuy nhiên, hình ảnh về ông không được các nhà nho học ưa thích và thường được mang ra làm biểu tượng cho sự dối trá, vô liêm sỉ. Ông còn là một nhà thơ xuất sắc. Ông và hai con trai Tào Phi, Tào Thực được đời sau gọi là Tam Tào, cùng với nhóm Kiến An thất tử và nữ sĩ Thái Diễm hình thành nên trào lưu mới trong văn học thời Hán mạt, gọi chung là Kiến An phong cốt.

Tào Tháo (155-220)

tao-thaoHành động “Phụng thiên tử để lệnh chư hầu” của ông đã tạo ra một tiền lệ mới cho những đế vương khai quốc đời sau học theo, điển hình và thành công nhất là cha con Tư Mã Ý và Đường Cao Tổ Lý Uyên. Hành động này không chỉ ảnh hưởng đến Trung Hoa phong kiến tương lai mà còn ảnh hưởng đến các nước đồng văn như Việt Nam hay Nhật Bản. Vì vương triều Tào Ngụy của Tào Tháo vẫn chưa hoàn thành được đại nghiệp thống nhất nên trong mắt Nho giáo truyền thống ông chỉ là kẻ “gian tặc thoán nghịch.”

Trong gần 2000 năm qua, hình tượng Tào Tháo là một chủ đề gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc. Hầu hết đánh giá của dân gian thời phong kiến về Tào Tháo là tiêu cực, một phần là do ảnh hưởng từ tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa,” phần khác là do chính những hành vi tàn nhẫn mà Tào Tháo gây ra (tiêu biểu là vụ thảm sát hơn 10 vạn dân thường ở Tứ Thuỷ, tự tay giết oan cả nhà Lã Bá Sa, hại chết thần y Hoa Đà). Tuy nhiên kể từ thế kỷ 20, các học giả đã có nhìn nhận công bằng hơn về Tào Tháo, cả về những thành tựu lẫn khuyết điểm của ông. (theo Wikipedia)

 Trong mắt người đời thường, Tào Tháo là tay gian hùng, đa nghi thời kỳ Tam Quốc.  “Hùng” tất nhiên là chỉ năng lực của Tào Tháo, còn “Gian” chỉ sự giảo hoạt. Tào Tháo một đời trải qua không biết bao trận chiến, cũng để lại cho hậu thế rất nhiều những câu nói hay trở thành những triết lý giá trị về cuộc sống, sự nghiệp, cách xử thế, cách dùng người… kho tàng văn hóa, đặc biệt là những câu nói của Tào Tháo vẫn còn được lưu truyền cho đến tận ngày nay; đã tạo nên sức mạnh, thắng lợi trong lịch sử nước Trung Hoa… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

❖ Bà con có thể đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa online @ Việt Nam Thư Quán (119 hồi)

❖ Tác Giả Vũ Tài Lục: Luận Về Tào Tháo

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang

m3w1-21

Các bài viết sưu tầm: Feb 27-Mar 05, 21

Thơ Vui Vợ chồng
Quán Đêm
Mussolini, Hitler và Trump.

Thơ Vui Của Vợ Nói Về chồng

Giai đoạn 1 (Năm 20 – 30 tuổi)
 
Chồng em chẳng thích ăn quà
Ngày nào cũng chỉ về nhà ăn cơm
Cơm nhà vừa dẻo vừa thơm
Chồng em chỉ thích ăn cơm ở nhà …
 
Giai đoạn 2 (Năm 30 – 40 tuổi)
 

Chồng em đã biết ăn quà
Bây giờ thỉnh thoảng về nhà ăn cơm.
Cơm nhà vẫn dẻo vẫn thơm, 
Chồng em giờ biết ăn cơm lẫn quà….
 
Giai đoạn 3 (Năm 40 – 50 tuổi)
 
Chồng em chỉ thích ăn quà 
Bây giờ anh chẳng về nhà ăn cơm. 
Cơm nhà vẫn dẻo vẫn thơm, 
Chồng em giờ đã bỏ cơm ăn quà.
 
Giai đoạn 4 (Năm 50- 60 tuổi)
 
Chồng em chẳng thích ăn quà 
Mà giờ cũng chẳng về nhà ăn cơm. 
Cơm nhà hết dẻo hết thơm, 
Chồng em giờ  bỏ cả cơm lẫn quà.
Giai đoạn 5 (Năm 60 – 70 tuổi)
 
Chồng em bỏ cả cơm, quà 
Chỉ ăn được cháo ninh gà mà thôi
Chê quà, chê cả cơm hôi
Phở nhà hàng xóm kề môi húp liền.
 
Giai đoạn 6  (Năm 70 – 80 tuổi)
 
Chồng em tóc bạc như tiên 
Phở ăn chẳng được, có tiền như không. 
Ngồi thèm nhìn ngó các ông
Trẻ trung húp phở mà lòng xôn xao.
 
Giai đoạn 7 (Năm 80 – 90 tuổi)
 
Chồng em hết tuổi cao trào 
Quà, cơm, phở, cháo gà sao chẳng thèm. 
Không còn gì chút tòm tem 
Ngó qua liếc lại nhìn xem đất trời
 
Giai đoạn 8 (Năm 90 – 100 tuổi)
 
Chồng em cháo, phở nhường người
Chán cơm, thèm đất, thích nơi kèn đồng.

Quán Đêm

© Phùng Nguyễn

Nguồn: Tạp Chí Da Màu | Sep 22, 2016

LTS: “Quán Đêm” ngày trước là một truyện ngắn trong Tháp Ký Ức. “Quán Đêm” bây giờ là một địa điểm để tìm ra Phùng Nguyễn, để ngồi uống bia và nghe những mẩu đối thoại đậm đặc tính cách anh, thỉnh thoảng bật cười với lối hài hước của anh. Vào “Quán Đêm” để thấy Phùng Nguyễn luôn có đó, có thể với nụ cười ảm đạm trên môi, nhưng phong cách thì ngạo nghễ và can đảm có thừa.

Quán vắng. Rất vắng là đằng khác. Gã đàn ông chọn chiếc bàn nhỏ cạnh cửa sổ dọc bức tường đối diện quầy thu tiền, kéo ghế ngồi xuống. Chủ quán, một thiếu phụ trên ba mươi có khuôn mặt dễ coi, mang đến tấm thực đơn, mỉm cười chào hắn một cách nghề nghiệp. Hắn cười đáp lễ rồi nheo nheo cặp mắt cúi xuống nhìn vào tờ thực đơn.

tranh-bui-xuan-phai© Tranh Bùi Xuân Phái (Chèo)

Anh uống gì gọi trước rồi chọn món ăn sau cũng được,” chủ quán đề nghị.

Chị cho tôi một chai Michelob.”

Ở đây hỏng có mi-kà-lốp, anh dùng đỡ bớt đi.”

Gã đàn ông ngần ngừ một chút rồi trả lời:

Bớt thì bớt. Chị cho tôi một cái bud cũng được.”

Gã đàn ông ngồi nhâm nhi chai Budweiser, ngó mông ra đường. Đường phố vắng vẻ một cách lạ lùng. Ngắm một hồi chán ngấy, hắn quay lại nhìn vào chỗ quầy tính tiền. Bắt gặp nét bẽn lẽn trên khuôn mặt người chủ quán, tự nãy giờ đang tò mò quan sát ông khách lạ, hắn mỉm cười bắt chuyện:

Cũng may mà quán chị còn mở cửa. Tưởng đâu hôm nay ai cũng đóng cửa để sửa soạn ăn Tết.”

Tết nhứt nhằm ngày thường chán lắm anh ơi. Tui cũng tính nghỉ sớm bữa nay để về nhà đón Giao Thừa, rồi lại tiêng tiếc.

Chị chép miệng nói tiếp:

Biết vắng như vậy thì đã đóng cửa hồi chiều cho rồi.”

Một người đàn ông bước ra từ phía nhà bếp, hai tay bưng khay đựng thức ăn hướng về phía bàn của hắn. Ông ta lặng lẽ đặt mấy đĩa thức ăn lên bàn rồi lặng lẽ quay đi, không thèm trả lời câu cám ơn của gã thực khách. Người thiếu phụ chủ quán nhìn theo, lắc đầu chán nản.

Ông xã chị coi bộ ít nói,” gã đàn ông nhận xét.

Ông xã nào đâu? Đó là anh Năm. Ảnh cứ vậy hoài từ hồi thằng con của ảnh bị tụi nó bắn chết.”

Gã đàn ông nhìn chị, chờ đợi một lời giải thích:

Thì cũng mấy cái vụ băng đảng đó. Vô quán cà phê dành gái rồi bắn nhau tùm lum. Vậy mà cũng được cả năm rồi đó. Tội nghiệp ảnh, có mỗi thằng con!

Vậy còn ông xã chị đâu? Chắc đang lo dọn dẹp nhà cửa ăn Tết hả?”

Chị chủ quán bỗng dưng lựng khựng. Rồi chị cũng trả lời, giọng cao và sắc cạnh hẳn lên:

Thằng chả theo con đĩ ngựa đó qua tiểu bang khác cả năm nay rồi.”

Nhất định là “thằng chả” và “con đĩ ngựa đó” đang làm chị tức giận ghê gớm lắm, hắn nghĩ.

Anh nghĩ coi,” chị chủ quán nói tiếp, giọng đã hòa hoãn hơn một chút, “thằng chả đành đoạn bỏ vợ bỏ con đi theo người ta như vậy đó! Trước sau gì cũng bị nó lột hết rồi đá ra cửa cho mà coi.

Gã đàn ông nâng ly bia lên ngắm nghía, quan sát khuôn mặt biến dạng của người thiếu phụ phía sau màn thủy tinh ẩm ướt của chiếc ly, lên tiếng:

Nếu quả thực như vậy thì chị tính sao?”

Tính sao là tính sao?” Chị chủ quán cao giọng, vẻ khiêu khích.

Hắn cũng chỉ chờ có vậy, đang buồn quá, có dịp cãi lộn cũng vui.

Nếu anh ấy về năn nỉ chị xin ở lại thì chị tính sao?”

Còn lâu à! Tui vác chổi quét ra liền.”

Tôi ngờ lắm. Còn con cái, mấy đứa nhỏ thế nào lại không nhắc đến bố của chúng. Rồi những lúc chúng bệnh hoạn, không có ai bên cạnh để phụ giúp một tay. Rồi lễ lạc, Tết nhất lủi thủi một mình…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

⟩⟩ Back To Top


Mussolini, Hitler và Trump

© Đào Tiến Thi

Nguồn: Báo Tiếng Dân | Dec 21, 2020

Trong các cuộc tranh cãi về Trump, những người sùng bái Trump quy kết đối thủ bằng những lý lẽ kiểu như không được quyền xúc phạm một tổng thống được bầu hợp hiến; Trump được hàng chục triệu người ủng hộ, lẽ nào lại sai, lại kém…

Họ không biết rằng Musolini và Hitler từng đều được bổ nhiệm hoặc bầu cử hợp hiến và cũng được hàng triệu người ngưỡng mộ. Hiện tượng Trump, tuy chỉ mới xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn ngủi (4 năm) nhưng đã thấy lặp lại khá nhiều điểm ở hai nhân vật trên (nếu ông trúng cử nhiệm kỳ này, chắc ngày càng giống hơn nữa). Xin nêu tóm lược vài điểm dưới đây.

Mussolini (1883 – 1945)

mussolini-1922-at-romeMussolini trong một cuộc tuần hành (1922) tại thủ đô Rome với sự tham gia của 26.000 người ủng hộ. © Ảnh Báo Tiếng Dân

Xuất thân bình dân nhưng Mussolini hăng hái hoạt động chính trị từ khi còn trẻ (17 tuổi đã tham gia Đảng XH, hăng hái trong hoạt động công đoàn và đặc biệt là báo chí – từng làm tổng biên tập báo Tiền tuyến).

Mussolini bước lên vũ đài chính trị vào lúc nước Ý lâm vào cơn khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng do hậu quả của Thế chiến I.

Năm 1919, Mussolini thành lập Đảng Phát xít (Đảng Áo đen). Cương lĩnh của Đảng Phát xít hứa hẹn rất nhiều chính sách có lợi cho bình dân: thiết lập nền cộng hòa (Ý lúc đó đang ở chế độ quân chủ lập hiến), phế bỏ các tước vị quý tộc, ruộng đất về tay nông dân, quy định mức lương tối thiểu cho công nhân…

Mussolini biết kích động sự phẫn nộ của đám đông, sự khát khao một “minh quân” trong lúc bế tắc của nhiều người dân Ý. Mussolini còn kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan: khẩu hiệu “Hãy chiến đấu vì sự thành lập nước Đại Ý”. Đảng Phát xít lấy hình ảnh thịnh vượng của đế chế La Mã cổ đại làm mục tiêu.

Mussolini cũng biết tranh thủ quần chúng bằng cách làm ngược truyền thống. Ông ta từng kích động công nhân phá đường sắt, ngăn cản quân đội ra tiền tuyến, nhưng10 năm sau khi lên cầm quyền, lại ủng hộ phe chủ chiến (để thực thi lý tưởng “nước Đại Ý”). Năm 1920, Mussolini lãnh đạo một đội “cách mạng” đột nhập và đốt phá tài liệu tòa báo Tiền tuyến, nơi y từng làm ký giả nhiều năm và 8 năm trước còn làm tổng biên tập báo này.

Từ Đảng Phát xít, Mussolini thành lập các đội “Hành động cách mạng”, “Phát xít chiến đấu”, được đông đảo binh lính, công nông và tiểu tư sản ủng hộ. Các hoạt động của Đảng Phát xít ngày càng khiến cho chính phủ Ý hoang mang và chia rẽ. Cuối cùng, Mussolini dẫn đội quân 5 vạn người của mình tiến về Roma. Quốc vương Ý Victor Emamuele III mời Mussolini làm thủ tướng. Mussolini hùng dũng tiến vào Roma ra mắt Quốc vương với bản danh sách nội các (30/10/1922)!

Hitler (1889 – 1945)

hitleri-1933-at-nurembergHitler được những người ủng hộ chào đón tại Nuremberg năm 1933. © Ảnh Báo Tiếng Dân

Thế chiến I kết thúc, Đức là nước thua trận, chịu hậu quả nặng nề, đặc biệt là khoản bồi thường chiến phí khổng lồ cho các nước thắng trận. Đã thế, Pháp còn cậy thế nước thắng trận lại gây sức ép nhiều mặt với Đức (có lẽ Pháp cay cú từ thất bại trong chiến tranh Pháp – Phổ 50 năm trước). Những năm hai mươi, kinh tế Đức phát triển nhanh chóng nhưng đến năm 1929 lại lâm vào khủng hoảng (nằm trong cuộc tổng khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933).

Cuộc đời chính trị của Hitler có thể tính từ khi tham gia Đảng Công nhân Đức (1919). Với những bài diễn thuyết sục sôi, Hitler đã chinh phục được các đảng viên của Đảng và quần chúng. Tháng 2/1920, Hitler đề ra “Cương lĩnh 25 điểm” trong đó có những điều làm mê lòng người như xóa bỏ Hòa ước Versailes (Hòa ước bất bình đẳng của phe Hiệp ước thắng trận với phe Liên minh thua trận), quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn, hủy bỏ các lợi ích không do lao động, bãi bỏ chế độ binh dịch, xây dựng nhà nước Đại Đức,

Mấy tháng sau, Hitler đổi Đảng Công nhân Đức thành Đảng Quốc gia Xã hội Đức (thường gọi là Đảng Quốc Xã). Chính ông ta thiết kế đảng kỳ. Đó là một hình chữ nhật nền đỏ, giữa có vòng tròn trắng, trong vòng tròn trắng có chữ “vạn” (thập ngoặc) với ý nghĩa: Màu đỏ tượng trưng cho chủ nghĩa xã hội, màu trắng tượng trưng cho quốc gia và chữ “vạn” tượng trưng cho sự chiến thắng của dân Đức trước dân Do Thái. Hitler đã kết hợp được hai tư tưởng thời thượng ở Đức lúc đó là CNXH và chủ nghĩa dân tộc (Đại Đức).

Đêm 8/11/1923, Hitler gây ra vụ bạo động “quán bia”, định cướp chính quyền nhưng thất bại. Y bị kết án 5 năm tù. Trong tù, Hitler viết cuốn “Cuộc chiến đấu của tôi” (có người dịch “Đời hoạt động của tôi”) trong đó đề cao tính siêu việt của người Đức.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Đức và thế giới là cơ hội vàng cho Hitler. Hitler đi diễn thuyết khắp nơi, nêu lên nỗi thống khổ của nhân dân, sự yếu kém của chính phủ Đức, được công chúng nhiệt liệt hưởng ứng. Đảng Quốc Xã ngày càng có thanh thế.

Năm 1932, Đảng Quốc Xã ra tranh cử, chiếm 230 ghế, là đảng lớn nhất trong Quốc hội Đức. Sau đó 17 nhà tư bản công nghiệp và ngân hàng hàng đầu nước Đức đệ đơn lên Tổng thống Hindenburg đề nghị cho Hitler đứng ra lập chính phủ và đề nghị đó được chấp nhận (30/1/1933).

Tháng 10/1933, Hitler rút nước Đức khỏi Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên hợp Quốc ngày nay), năm 1935 cho phục hồi chế độ binh dịch…

Một năm sau, Hindenburg chết, Hitler công bố “Luật Nguyên thủ quốc gia”, một mình ông ta nắm giữ luôn cả “tam quyền”. Khắp nước Đức, đâu đâu cũng thấy người ta tung hô “Hitler muôn năm”.

Con người và những việc làm của Hitler sau đó thế nào không cần nói cũng biết…

Tóm lại, có thể thấy một số điểm chung giữa Mussolini và Hitler. (Với Trump mỗi người tự liên hệ)

stalin-hitler-mussolini-trumpTT Trump sánh vai cùng các bậc tiền bối © Ảnh Báo Tiếng Dân

1. Xuất hiện vào lúc khủng hoảng quốc gia cũng như quốc tế, cả xã hội khát khao có “người hùng” xuất hiện.
2. Đưa ra nhiều hứa hẹn về chính sách “ích quốc lợi dân”, đem lại niềm tin mới cho quốc dân.
3. Làm nhiều điều ngược truyền thống, có tác dụng giải tỏa bức xúc dân chúng trước cơn khủng hoảng.
4. Đề cao chủ nghĩa quốc gia, chính xác là kích động chủ nghĩa quốc gia cực đoan vào đúng lúc mà quốc dân cảm thấy quốc gia bị thua thiệt, bị sỷ nhục.
5. Biết kích động đám đông (đang mất phương hướng), luôn biết tạo ra “kẻ thù của nhân dân”.

© Đào Tiến Thi @ Báo Tiếng Dân

⟩⟩ Back To Top

f2w4-21

Các bài viết sưu tầm: Feb 20-26, 21

Số Phận Của Đài Loan
Thương Nhớ Miền Tây
Mùa “Len” Trâu

Số phận của Đài Loan

© Trọng Đạt

Nguồn: Lê Diễm Chi Huệ. (Sep 2020)

“…Một khi Trung Cộng chiếm được Đài Loan, họ cho biết sẽ phong tỏa đường hải hành của Nhật khiến kinh tế, quân sự Nhật sẽ bị vô hiệu hóa. Nhưng người Nhật đâu có chịu để cho Trung Cộng chiếm Đài Loan, họ sẽ tham gia việc bảo vệ Đài Loan…”

Đài Loan năm 1950

Cuộc nội chiến Trung Hoa giữa Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch kéo dài từ 1946 đến cuối năm 1949 rất tàn khốc với hàng trăm sư đoàn. Những tháng cuối của năm 1948, Quốc Dân Đảng yếu thế, Cộng quân chiếm được nhiều thành phố lớn ở Hoa Bắc và tiêu diệt được 144 sư đoàn thiện chiến của Tưởng. Đầu năm 1949 bà Tống Mỹ Linh, phu nhân Tưởng Giới Thạch sang Mỹ xin viện trợ nhưng bị bác bỏ. Tháng 4-1949 Cộng quân vượt sông Dương Tử chiếm Nam Kinh, thủ đô Quốc Dân Đảng… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Thương nhớ miền Tây

© Lê Đại Anh Kiệt

Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/ | Feb 17, 2021

cho-noi-mien-tay

Với cây bẹo giới thiệu hàng hóa của chiếc ghe có lẽ là nơi xuất phát một chục có đầu. (Ảnh: © Dân Huỳnh/Người Việt).

CẦN THƠ, Việt Nam (NV) – Khi dư luận xôn xao tin vui sắp khánh thành cầu Mỹ Thuận, nhà văn Sơn Nam viết bài “Vĩnh biệt con phà Mỹ Thuận.” Khi Sài Gòn di dời chợ đầu mối, nhà văn Võ Đắc Danh viết ký “Phiên chợ trăm năm” giã biệt chợ rau Cầu Muối… Theo quy luật cuộc sống, cái này sinh ra thì có cái khác mất đi.

Lục tỉnh, miền Tây cũng vậy. Những khu công nghiệp, khu dân cư lấn át cánh đồng, con trâu không còn chỗ đứng, con diều giấy thưa dần trên bầu trời và lối sống, cách mua bán nghĩa tình nồng hậu một chục không phải là mười cũng thành ký ức của một thời. Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Mùa ‘Len’ Trâu

© Sơn Nam

Nguồn: https://qghc.wordpress.com | (10/02/21)

cho-noi-mien-tay

Núi Ba Thê (Hình: © Internet/qghc.fliles).

Nước tràn bờ sông Hậu chảy qua. Nước trên trời tuôn xuống. Gió biển triền miên thổi lộng về. Từ Sáng đến chiều, mặt trời biến dạng sau lớp mưa: ánh nắng pha loãng đều đều không làm chóa mắt kẻ ưu tư đang ngồi hút thuốc mà ngắm mấy lượn sóng chạy dài tiếp lưng trời. Núi Ba Thê bên này, núi Cấm trước mặt, hòn Sóc, hòn Ðất bên kia bình thường xem hùng vĩ, thơ mộng thì nay trở thành lè tè, bé bỏng trong cảnh bao la trời nước.

Chú Tư Ðinh lại vấn điếu thuốc thứ nhì, mỉm cười khi thấy từ chân trời một cơn mưa to hơn sắp kéo đến.

– Ừ! Mưa hoài đi. Ông trời năm nay biết điệu, thuận mùa, thuận tiết…

Thiếm Tư như phản đối ý chồng:

– Mưa vài đám nữa thì có môn leo lên nóc nhà mà ở. Ba cái lu, ba cái hũ trôi lểnh nghểnh trong nhà rồi, ba nó chưa hay sao? Gạo hết, tiền hết.

– Mình đừng trách trời. Hồi nào tới giờ, trời cứ vậy hoài, hết mùa hạn thì phải tới mùa nước lụt chớ.

Chú Tư muốn giải nghĩa sự lạc quan của mình dài dòng hơn để thiếm Tư nghe. “Ðàn bà giỏi tài chú ý lặt vặt chuyện bếp núc. Nhìn ra đồng thì họ chỉ thấy những chuyện trên mặt nước, hơi đâu mà cãi”. Nghĩ vậy, chú im lặng, vấn thêm điếu thuốc nữa. Giờ này, dưới đáy nước, sát mặt ruộng, mớ đất cày mềm nhũn, trở mình trắng phau. Gió thổi mạnh, trôi nhà trôi cửa nhưng lúa một tấc; thân lúa đuối sức cố nằm dài trên mặt nước vừa hấp hối ngột thở là nhánh non nứt ra trong nháy mắt để chào đón cuộc sống.

Sau hè nhà, nước dậy đùng đùng, sóng gợn từng lượn lớn, vỗ lát chát vào vách. Chú Tư bước nhè nhẹ trên sàn tay vịn mái nhà, tay che mắt rồi cau mày; thằng Nhi đứa con trai của chú đang cưỡi trâu về.

Ðôi trâu bước lên nền chuồng trâu lúc trước, tuy đã đắp cao thêm gần một thước vậy mà nước leo lên lé đé.

Chú Tư chờ thằng Nhi vào nhà. Nó cổi cái áo ướt mem quăng trên sân:

– Xung quanh đây hết cỏ rồi. Làm sao bây giờ hả ba? Trâu đói nữa, con mắt nó đổ ghèn hoài.

Chú nói:

– Bên giồng cát Sóc Xoài… Mày có qua tới đó không?

– Có. Mà hết cỏ rồi. Mấy lõm cỏ sau chùa không đủ cho trâu bò ở đó ăn, đâu có dư tới mình. Trâu mình ốm nhiều. Từ Ðây tới nước giựt còn trên ba tháng nữa, làm sao chịu nổi?

– Hồi đầu mùa, tao biểu giao trâu mình họ len đi miệt khác kiếm cỏ. Má mày ngăn cản. Bây giờ tới nước này rồi…

Thiếm Tư trầm ngâm suy nghĩ, nhìn đôi trâu đã mòn sức, be sườn lòi rõ rệt từng hàng như vòng cung. Ðể ở nhà, trâu chết đói; giao cho thiên hạ len đi thì làm sao bảo đảm được? Trâu của trăm chủ khác nhau gom lại chung một bầy, tha hồ lấn hiếp, chém lộn bầy trâu gần bốn trăm con mà chỉ có năm sáu người chăn giữ.

Ðường dài thăm thẳm, lội nước băng rừng, rủi khi bịnh hoạn thì trâu đành bỏ mạng nơi xứ lạ quê người. Thật là tấn thối lưỡng nan! Ðôi trâu nhà đứng khúm núm đó, trên nền chuồng, như hai pho tượng bằng đồng đen dựng lên mặt nước. Thiếm nói:

– Ba nó tính sao thì tính. Tôi rối trí quá rồi.

Chú Tư chép miệng:

– Không nên cãi mạng trời. Muốn cãi cũng không được. Không lẽ họ giết trâu mình? Trăm con, chết chừng đôi ba con là nhiều. Muốn vững bụng hơn, mình cho thằng Nhi theo coi chừng.

Thằng Nhi há miệng ngạc nhiên không dè mùa nước năm nay nó lại được đi du lịch bất ngờ như vầy. Chú Tư hỏi:

– Muốn đi không mậy? Chặng đầu, họ mới len trâu tới chân núi Ba Thê, mình đuổi theo nhập bầy còn kịp, đây qua đó chừng nửa ngày đường. Lấy cái nóp mới của tao mà đem theo. Dọc đường muỗi mòng, mưa gió nhớ đi theo sát hai con trâu của mình, đừng ham chơi lêu lổng. Nói với tằn khao (đầu nậu, cai thầu) rằng mình chịu đóng cho y mười giạ lúa tiền công len trâu, mùa này.

✵✵✵

Mưa cứ mưa trút xuống. Gió cứ dậy sóng lên. Từ lúc thằng Nhi dẫn trâu đi, nhà cửa lần lần trở nên vắng lạnh. Thiếm Tư cằn nhằn:

– Giao sanh mạnh hai con trâu cho họ, ba nó chưa vừa bụng sao? Lại còn bày đặt cho thằng Nhi đi theo! Rủi bề gì…

Chú Tư nói:

– Má nó khéo lo thì thôi! Trâu hễ tới số thì dẫu cầm ở nhà nó cũng không sống. Tôi buồn lắm. Trâu giúp mình tạo ra hột lúa; bù lại, mình không kiếm đủ cỏ cho nó ăn no. Như vậy là mình bất nhân . Còn thằng Nhi… dịp này để nó học nghề với người ta.

Thiếm Tư hơi giận:

– Nghề gì? Nghề chăn trâu mà cũng học nữa à? Tôi không ham cái nghề đó.

– Má nó nói giỡn sao chớ! Chăn trâu còn khó hơn diều binh khiển tướng. Ðời xưa, nhiều người nhờ lúc nhỏ chăn trâu mà tới lớn được làm vua. Con nít chăn trâu ca hát nghe bậy bạ nhưng nhiều khi linh nghiệm như sấm truyền, đoán trúng những chuyện quốc sự. Tôi nhớ coi… Trong truyện Phong Thần gì đó nhắc cái tích ông Nịnh Thích ngồi trên lưng trâu, gõ sừng mà hát công kích vua đời… Liệt Quốc Ðông Châu! Vua giựt mình, mời ông Nịnh Thích về làm quân sư. Nghe đâu lúc về hưu trí, ông Nịnh Thích lại cữi trâu mà du sơn ngoạn thủy. Ngư, tiều, canh, mục là bốn điều quan trọng mà.

Thiếm Tư vẫn chưa nguôi cơn buồn:

– Ba nó nói chuyện đời xưa. Chăn trâu theo kiểu ở xứ mình có khác, tối ngày đeo đuôi trâu mà lặn hụp dưới nước, ăn không no, ngủ không yên…

– Nhưng mà học khôn nhiều chuyện. Mà nó hồi nào tới giờ chưa từng tới núi Ba Thê, vậy mà bây giờ thằng Nhi nó rành đó! Cảnh núi non thanh lịch, trâu ăn cỏ ngẩng đầu coi mây bay lui tới; ngứa lưng thì trâu cọ mình vô cột của đền vua chùa mà gãi sốn sột. Má nó biết không? Ở núi Ba Thê, trâu len ăn cỏ trên đền vua đời xưa… Vua chùa mất hết, trâu đời đời kiếp kiếp còn đứng dửng dưng trên mặt đất này hoài!

Thiếm Tư bực bội:

– Ðói, không đủ cỏ ăn mà cũng sang trọng. Thôi ông ơi! Ðừng nói nữa.

– Hết cỏ thì qua chỗ khác, má nó đừng lo. Từ Ba Thê cả bầy trâu len qua miệt Bảy Núi. Oai vệ lắm kìa! Voi đi một lần đôi ba chục con là cùng, cọp đi hai ba con là nhiều; cảnh đó ở miệt rừng ai cũng thấy. Ðằng này, trâu lội nước năm ba trăm con, đen đầu, đặc nước. Kiếm bạc trăm là dễ chớ muốn thấy được cảnh đó không phải dễ, giống như hồi thiên hạ sơ khai, càn khôn hỗn độn… Mấy ông thầy chùa, bà vãi ẩn mình trong cốc trên núi, chán cảnh trần tục vậy mà họ còn bước ra ngóng mắt theo bầy trâu len dữ dội…

Càng nhắc tới, chú Tư càng thích chí, thiếm Tư trái lại ngồi buốn xo, không tin nơi lời chồng, cho rằng đó là kiểu an ủi gượng của kẻ túng cùng. Chú Tư lại vấn thuốc, hỏi vợ:

– Má nó ngủ hay thức? Nãy giờ có nghe không? Sao không ừ hử gì ráo, hay là ngủ rối…

– Tôi nằm nghe đây mà. Nghe bằng lỗ tai chớ nghe bằng miệng sao mà phải ừ hử từng chập?

Chú Tư lại nói tiếp:

– Ở Bảy Núi thanh khiết hơn ở Ba Thê. Trâu ăn toàn cỏ lạ hoa thơm; lắm thứ cỏ phảng phất mùi gì giống như vị thuốc Bắc. Ban đêm, muỗi mòng cũng ít, tiếng chuông chùa, tiếng tụng kinh gõ mõ thì nhiều… Mặc dầu ăn cỏ ở dưới chân núi, trâu cũng được phong làm chúa sơn lâm. Cọp beo trên núi quì xuống mà đầu hàng chớ không dám xáp lại.

Bên kia sàn nhà, thiếm Tư bắt đầu thở nhẹ rồi ngáy pho pho. Chú Tư mỉm cười, không chút hờn giận. “Vợ mình chán không thèm nghe nữa vì nãy giờ mình nói toàn những chuyện vui tươi, sung sướng, giấu giếm những nỗi cực nhọc trong nghề chăn trâu. Nhưng cần gì? Cốt ý là mình nhắc lại cuộc đời len trâu của mình hồi thuở con nhỏ cho riêng mình nghe mà thôi”. Chú lại vấn thuốc hút. Bên ngoài trời vẫn mưa, sóng nước vẫn chạy ùa tới đập vào vách nhà. Khói thuốc phun mờ mờ, bay thoảng lên cao. Chân trời lại hiện ra, lúa nằm dài xanh rờn, nhấp nhô trên ngọn sóng. Và… Ðằng xa kia là Bảy Núi, nơi mà giờ này thằng Nhi và hai con trâu của chú đang tung hoành, sắp lội nước hằng mươi cây số để vượt ra mé biển đến vùng rừng tràm miệt Linh Quỳnh.

Rừng tràm xanh đậm, rọi xuống mặt nước đỏ ngầu, rung rinh. Nhứt là về đêm khi trăng chiếu, đom đóm bay về đậu khắp nhánh tràm như họp chợ phiên! Hồi thuở nhỏ, chú đến đó nhiều lần. Cảnh ấy bây giờ thay đổi vì nhà nước đã đào thêm con kinh Xáng Rạch Giá – Hà Tiên và đắp xong con lộ đá. Trâu vượt qua lộ xe hoặc ngủ tạm trên lộ cho tới sáng. Lội dưới nước lâu ngày, móng trâu trở nên mềm, đứng trên đá, trâu đau chân. Chú Tư bỗng hình dung trước mặt một cảnh tượng oai hùng, khi mặt trời vừa lố dạng, đàn trâu phải rút vào rừng tìm nơi ăn nằm. Nhà nước đắp lộ xe nào phải để cho trâu đứng, phá hoại… Trâu chạy ầm ầm. Không mấy chút, tràm gãy rôm rốp ngã liệt xuống, lõm rừng trở thành một cái đầm rộng lớn.

mua-len-trau-phim

Mùa Len Trâu (Hình: © Internet/qghc.fliles).

Người len trâu tạm nghỉ ngơi vài ngày. Mấy “tay riều” đốn củi gần đó tụ họp lại làm quen, đánh bài cào, uống rượu, đốt lửa lên bàn chuyện tiếu lâm. Lắm khi họ sắp đặt công việc đi ăn cướp, ăn cướp kẻ khác và ăn cướp lẫn nhau. Mấy tay len trâu giựt tiền của tay riều; mấy tay riều xúm nhau giựt trâu của mấy tay len. Rừng lại đẫm máu… Trong cuộc xô xát dao búa đó, sanh mạng của con người như con kiến, hà huống chi đứa trẻ bé bỏng như thằng Nhi, con trai chú!

Chú Tư giựt mình, e ngại.

Trong giấc mơ, có lẽ thiếm Tư không tưởng tượng được tới cảnh chém giết rùng rợn đó. Thiếm nói lảm nhảm rồi lại trở mình, ngáy khò khò.

✵✵✵

Tháng mười, nước giựt xuống. Ðến cuối tháng, mặt ruộng lộ ra, cỏ non nhú mọc xanh tươi đến tận chân trời. Mưa dứt sớm. Núi non lại trở nên hùng vĩ. Suốt mùa, lúa nương theo nước mà vươn lên đến bốn năm thước; bây giờ lúa nằm rạp xuống đất, chồng chất cao ngùn ngụt. Cái sàn nhà của chú Tư cũng hạ xuống. Cuộc sống trở lại bình thường.

Ðêm ấy, quá canh ba, có tiếng kêu vang dội:

– Ba ơi ba! Má ơi má! Trâu mình nè…

Chú Tư, thiếm Tư mừng quýnh, tốc mùng chạy ra: Thằng Nhi về đó, coi dị hợm hơn mọi ngày, máng trên vai một đống gì cao nghệu. Chú Tư xanh mặt. Nó thảy đống ấy xuống đất:

– D.m. chết hết một con. Ðem cặp sừng bộ da của nó về nè! Nặng gần chết. Ð.m. không lẽ bỏ luôn.

Thiếm Tư mếu máo, mừng vì gặp được con, buồn vì mất hết phân nửa gia sản:

– Mô Phật. Mạnh giỏi hả con? Trời ơi! Con đi theo coi chừng mà làm sao nó chết? Dọc đường con có đau ốm gì không… Con, Con…

Chú Tư im lặng, buồn buồn. Mừng con, tiếc của là một lẽ. Nhưng còn lẽ khác đáng lo ngại hơn… Hồi nào tới giờ, thằng Nhi ăn nói đàng hoàng mà chuyến về này, trong câu nói hồi nãy, nó pha vô hai lần chửi thề mà nó không hay.

Thiếm Tư nhìn cặp sừng và bộ da trâu mà rơi nước mắt:

– Thôi! Lần này lần chót. Năm tới bán con trâu còn lại, không làm ruộng nữa. Ðất nước gì kỳ cục quá, cái xứ này…

Chú Tư nghiêm mặt:

– Nói bậy nữa đi. Ðất của mình, nước của mình mà bà dám nguyền rủa hả? Hồi nào cúng vái, bà nói bà phục ông bà đất nước lắm mà…

Thiếm Tư đi ra sân lo đốt lửa để un trâu. Chú Tư cũng đến vuốt ve con trâu còn lại rồi trở vô thấy thằng Nhi đang chụp gói thuốc rê trên bàn; nó mở ra, xé giấy vấn hút phì phà một cách tự nhiên, ngon lành.

– Ghiền rồi hả mậy? Chú hỏi.

– Hai ba bữa rày, hút có mấy điếu. Ở rừng, họ hút kịch liệt lắm kìa… ba.

Chú Tư đem chai rượu đế ra, rót vào chén. Chú thấy thằnh Nhi hít mũi lia lịa.

– Nhậu thì nhậu một chút cho ấm đi! Cỡ này mày sanh nhiều tật lạ.

Rồi chú day ra sân mỉm cười:

– Bà nó ơi! Coi thằng con của bà nè! Nó giống hệt tôi hồi nhỏ quá chừng.

Thiếm Tư chạy vào, không hiểu rõ đầu đuôi. Thiếm lau nước mắt rồi nấu cơm cho thằng Nhi ăn, dọn mùng cho nó ngủ… Chú Tư thức mãi tới khuya, thỉnh thoảng hé mùng dòm thằng Nhi. Mùng rộng rãi nhưng nó vẫn co rút như hồi nằm trong nóp chật hẹp. Tay và bụng của nó xăm đầy những chữ nho, chữ quốc ngữ. Không cần đọc kỹ, chú đoán đó là “ngũ hồ tứ hải giai huynh đệ” hoặc “ái tình vạn tuế” mà một tay hảo hớn nào đã xăm cho nó.

– Mình không lỗ lã gì đâu! Chú Tư lẩm bẩm một mình.

Chuyến đi len trâu này, đứa con của chú mhiễm nhiều tật xấu nhưng nó khôn lớn hơn, nghe thấy được nhiều việc mà ở nhà chú không nghe thấy. Chú ra sân. Dưới ánh trăng suông, con trâu Pháo bước tung tăng, nhịp móng xuống lớp phù sa mát rượi, đứng trên mặt đất hôm nay mà sao thấy hơi khác lạ hơn mặt đất hôm nao, cũng ở chốn này. Nó hinh hỉnh lỗ mũi như cố phân biệt mùi thơm của cỏ núi hoa rừng với mùi thơm của mùi lúa sạ đang độ chín.

© Sơn Nam

Thân mời xem bộ phim: Mùa Len Trâu @ YOUTUBE

mua-len-trau-postcardMùa len trâu là bộ phim của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh được khởi quay tháng 9 năm 2003. Chuyện phim dựa trên tác phẩm Mùa len trâu trong tập truyện Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam, kể về cuộc sống của những nông dân miền Nam đầu thế kỷ 20. Mỗi khi mùa mưa về, nước tràn ngập mọi nơi, có những người làm nghề “len trâu“, đưa trâu đi tìm cỏ để sống qua mùa nước nổi. Phim dài 102 phút, phát hành năm: 14/08/2004

Nhà Văn Sơn Nam

Tiểu Sử: Nhà văn Sơn Nam tên khai sinh là Phạm Minh Tài (sinh 11 tháng 12 năm 1926 – mất ngày 13 tháng 08 năm 2008). Ông được gọi yêu là Ông già Ba Tri vì thường hay cuốc bộ.

Ông sinh tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, trước khi mất sinh sống tại Sài Gòn. Ông học tại Cần Thơ, rồi tham gia kháng chiến chống Pháp. Sau Hiệp định Genève 1954, ông trở lại Sài Gòn tham gia viết sách, báo. Nhà văn Sơn Nam đã viết nên nhiều tác phẩm dấu ấn, ông được nhiều người gọi yêu là “ông già Nam Bộ”, “ông già Ba Tri”, “pho từ điển sống về miền Nam” hay là “nhà Nam Bộ học”.

Lời Tựa Tập Truyện “Hương Rừng Cà Mau

Trong khói sông mênh mông,
Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền
Qua bên kia sông Hậu
Mang theo chiếc độc huyền
Ðiệu thơ Lục Vân Tiên
Với câu chữ:
Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả,
Tới Cà Mau – Rạch Giá
Cất chòi, đốt lữa giữa rừng thiêng…
Muỗi, vắt nhiều như cỏ,
Chướng khí mù như sương.
Thân không là lính thú
Sao chưa về cố hương?

Chiều chiều nghe vượn hú,
Hoa lá rụng, buồn buồn
Tiễn đưa về cửa biển
Những giọt nước lìa nguồn,
Ðôi tâm hồn cô tịch
Nghe lắng sầu cô thôn
Dưới trời mây heo hút…,
Hơi Vọng Cổ nương bờ tre bay vút
Ðiệu Hò… ơ theo nước chảy, chan hoà
năm tháng đã trôi qua
Ray rứt mãi đời ta
Nắng mưa miền cố thổ
Phong sương mấy độ qua đường phố,
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê…

Tuyển Tập Hương Rừng Cà Mau (Sơn Nam)

⟩⟩ Back To Top