Apr-2022_w3

✵✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Apr 15, 2022

Trứng Phục sinh pysanky.
Lễ Phục Sinh
“Tuổi già, hạt lệ”
Tin Vịt và Tin Thật

Trứng Phục sinh pysanky…

Nguồn: diemnhan.blogspot.com (14/04/2022)


easter-eggsTrứng Phục sinh pysanky truyền thống của Ukraine tại Viện bảo tàng Pysanka ở Kolomyia, vùng Ivano-Frankivsk, Tây Ukraine (ảnh: Yurii Rylchuk / Ukrinform/Future Publishing via Getty Images)

Đầu thập niên 1970, một tạp chí ở Nam Việt Nam, hình như là Thời Nay, có một bài về trứng Phục Sinh kèm theo ảnh của những quả trứng có họa tiết, hoa văn linh động, màu sắc rực rỡ. Những quả trứng này là pysanka (số ít) hay pysanky (số nhiều) có nguồn gốc từ Ukraine. Thật ra có rất nhiều quốc gia Đông Âu, như Ba Lan, Cộng hòa Czech, và Belarus cũng có nghệ thuật vẽ trứng, nhưng Ukraine được xem là nguồn gốc nghệ thuật pysanky. Ukraine trong hơn trăm năm bị sáp nhập vào Nga, không được sử dụng ngôn ngữ Ukraine, bị cấm đàn bandura, bị tàn sát diệt chủng, ngay cả pysanky cũng bị ngăn cấm đến suýt nữa nghệ thuật này cũng biến mất. 

Tại sao chào đón lễ Phục sinh bằng trứng màu?

Phục sinh là một trong những lễ rất quan trọng của Thiên Chúa Giáo, bên cạnh lễ Giáng sinh. Ngày lễ Phục sinh nhiều cửa hàng siêu thị đóng cửa, hoặc cho nhân viên về sớm để mừng lễ. Nhiều gia đình có thói quen tổ chức tiệc họp mặt đại gia đình. Trẻ em và người lớn mặc quần áo mới đẹp. Trứng nhuộm màu pastel được treo trên cây để trang trí. Kẹo chocolate giả thành hình quả trứng được đem giấu như kho tàng cho trẻ em săn lùng. Nhưng tại sao trứng có liên quan đến lễ Phục sinh? Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Hoài Nghi Tin Vịt và Sự Thật…

© Phan Thanh Tâm

Nguồn: Chuyển Hóa Blog | (22/03/2021)

corona-virusCoronavirus. Nguồn: hocxa.com

Thế kỷ 21 nhân loại bị hai nạn dịch: Corona-19 và dịch Fake news, tin vịt. Tuy không sắc, không mùi, Covid-19 hay vi khuẩn Vũ Hán đã làm thế giới đảo điên. Sinh hoạt toàn cầu xáo trộn tận gốc. Hiện có trên trăm triệu người mắc bệnh và gần ba triêu người chết; trong đó có hơn nửa triệu người ở Mỹ; nhiều hơn số người Mỹ tử trận trong chiến tranh Việt Nam (58,000), Triều Tiên (36,000) và Thế chiến II (405,000) cộng lại (495,000). Toà Bạch ốc đổi chủ một phần vì đạo quân quá lạ kỳ. Theo khám phá của các nhà bào chế thuốc chống dịch, vi khuẩn này là một tế bào có gai lởm chởm, cực kỳ mạnh, khó trị.

Còn dịch Fake news, Tin vịt thì như những cơn lũ tràn lên trên mạng xã hội, báo nói, báo in, báo hình và lời đồn đại mang theo một loại virus không tên, không dáng, không màu, không mùi gieo rắc tính hoài nghi. Đây không phải hoài nghi cha đẻ phát minh (Doubt is the father of invention) của nhà thiên văn học, vật lý học, toán học, triết học người Ý Galileo galilei (1564 – 1642) từng nói; mà là bệnh hoài nghi dễ sinh ra vô cảm, ngờ vực, đưa đến trầm cảm, hoang tưởng, vẽ ra mưu này, kế nọ, và có thể khiến mức tin cậy nơi báo chí bị suy giảm… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Lễ Phục Sinh (Easter)

© Đức Hiếu

Nguồn: Hội Ái Hữu Kỹ Thuật Cao Thắng Úc Châu | (05/04/2012)

chua-giesuẢnh minh họa, freepik.com

Đối với người Thiên Chúa Giáo trên khắp thế giới, lễ Phục Sinh mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì mầu nhiệm đức tin được xây dựng trên tình yêu và sự sống lại của Chúa Giêsu Ky Tô sau khổ nạn đóng đinh tới chết trên thập giá để mong chuộc lỗi cho con người dưới thế.

Đọc tiếp…

Ý nghĩa của ngày lễ Phục Sinh

chua-giesuẢnh minh họa, wikipedia

Lễ Phục Sinh thường được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo – có lẽ là lễ quan trọng nhất – thường diễn ra vào tháng 3 hoặc 4 mỗi năm để tưởng niệm sự kiện Phục Sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá (xem Thứ Sáu Tốt Lành), được người Kitô tin là xảy ra vào khoảng thời gian này trong năm 30–33 CN (Phục Sinh cũng được dùng để chỉ một mùa trong năm phụng vụ gọi là Mùa Phục Sinh, kéo dài 50 ngày từ lễ Phục Sinh đến lễ Hiện Xuống.)

Trong bài Tín Ðiều Các Sứ Ðồ, chúng ta đọc: “Tôi tin Giêsu Christ là Con độc sinh của Ðức Chúa Trời và Chúa chúng ta. Ngài được thai dựng bỏi Thánh Linh, sinh bởi nữ đồng trinh Ma-ri, chịu thương khó dưới tay Bôn-xơ Phi-lát, bị đóng đinh trên thập tự giá, chịu chết và chôn. Ngài xuống âm phủ, đến ngày thứ ba, Ngài từ kẻ chết sống lại…”

Ðó là niềm tin của chúng ta và là điều chúng ta kỷ niệm hằng năm trong lễ Phục Sinh cũng như hằng tuần trong ngày Chúa Nhật. Phục sinh là một trong những giáo lý quan trọng nhất và đã được Thánh Kinh Tân Ước nhắc lại nhiều lần. Sứ đồ Phao-lô đã dành trọn chương 15 của lá thư ông gởi các tín hữu tại Cô-rinh-tô để nói về giáo lý nầy. Có lẽ lúc bấy giờ một số người nghi ngờ hay có cái nhìn không đúng vào sự phục sinh nên Phao-lô giải thích và nhấn mạnh cho các tín hữu thấy rõ tầm quan trọng và cần thiết của giáo lý phục sinh.

Lễ Phục Sinh là một lễ hội diễn ra vào mùa xuân. Theo đạo Cơ-đốc, vào dịp này, người ta ăn mừng sự hồi sinh của Chúa. Theo truyền thống Châu Âu thời kỳ trước khi có Chúa, đây là dịp để đón chào sự quay trở lại của thiên nhiên và cỏ cây sau một mùa đông giá lạnh với tuyết phủ trắng. Cả những người theo đạo Cơ đốc và những người ngoại đạo đều cho rằng lễ Phục Sinh là để ca ngợi cuộc sống và sự hồi sinh.

Việc mừng Chúa Giêsu sống lại vẫn được cử hành vào mỗi ngày Chủ Nhật. Tân Ước không có đoạn nào nói về lễ Phục sinh của Kitô giáo. Điều này chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ hai sau công nguyên. Các Giáo hội Đông phương thuộc miền Tiểu Á như Ephesus (Êphêxô), Smyrne… (từ chuyên môn Latinh gọi nhóm này là Quartodecimans = thứ 14) theo sát với truyền thống Do thái giáo, và họ mừng lễ Phục sinh theo ngày 14 tháng Nisan, cho dù ngày này rơi vào một ngày trong tuần chứ không bắt buộc phải là ngày Chủ nhật. Họ tưởng niệm ngày Chúa Giêsu chịu chết.

Ngược lại Giáo hội Tây phương tại Roma, Palestine, Ai cập, Hy lạp và xứ Gaule (Pháp) lại mừng lễ Phục sinh vào ngày Chủ nhật vì tin rằng Chúa Giêsu sống lại ngày Chủ nhật. Ngày Chủ nhật này có thể rơi vào ngày 14 Nisan của Do thái, hay là Chủ nhật kế tiếp nếu như ngày 14 Nisan không là một ngày Chủ nhật.

Cuộc tranh cãi về việc mừng lễ Phục Sinh chứng giám việc cử hành phụng vụ đa dạng tại các vùng khác nhau và nêu lên sự hiểu biết khác biệt về lễ Phục sinh. Khi mừng lễ Phục Sinh vào ngày 14 Nisan, các giáo hội Đông phương cũng mừng Chúa Giêsu chết và sống lại, nhưng họ đánh dấu trọng tâm vào cái chết của ông, trong khi đó bên Tây Phương nhấn mạnh vào sự sống lại của ông.

Ngày lễ Phục Sinh (Easter Sunday) giữa Catholic và Orthodox (NNQ sưu tầm):
2022: 17 tháng 4 (Catholic); 24 tháng 4 (Orthodox)
2023: 09 tháng 4 (Catholic); 16 tháng 4 (Orthodox)
2024: 31 tháng 3 (Catholic); 05 tháng 5 (Orthodox)
2025: 20 tháng 4 (Catholic); 20 tháng 4 (Orthodox)
2026: 05 tháng 4 (Catholic); 12 tháng 4 (Orthodox)
2027: 28 tháng 3 (Catholic); 02 tháng 5 (Orthodox)
2028: 16 tháng 4 (Catholic); 16 tháng 4 (Orthodox)
2029: 01 tháng 4 (Catholic); 08 tháng 4 (Orthodox)
2030: 21 tháng 4 (Catholic); 28 tháng 4 (Orthodox)

Ý nghĩa con thỏ và quả trứng gà.

Các chuyện thần thoại hay trong dân gian đều có chuyện vui giúp đời như con thỏ là con vật hiền lành không làm hại sinh vật nào, thỏ không có khả năng tấn công hoặc gây nguy hại cho các loài động vật khác, nhưng lại thường xuyên bị những con như sói, báo, chim ưng, cú… uy hiếp. Chính vì vậy, thỏ thường xuyên phải vểnh tai để chú ý xem bốn phía chung quanh có động tĩnh gì không, nhằm đề phòng bất trắc. Trong hoàn cảnh khắp nơi là kẻ địch như vậy, nên đôi tai của thỏ đặc biệt to dài nghe rất thính để chạy trốn khi nghe tìếng động trước sự tấn công.

Nữ thần ái tình Hy Lạp “Liebesgưttin Aphrodite” cho đến Nữ Thổ Thần Nhật nhĩ Nam “Erdgưttin Holda” đều yêu chuộng thỏ. Ở Byzanz Tây Ban Nha các nhà biểu tượng học xem biểu tượng con thỏ là một Thiên sứ. Mãi cho đến thế kỷ thứ 16 nhiều điạ phương đã quan niệm các con thú khác như cáo, gà, cò chim cu, hạt, cú đã mang trứng đi giấu. Thỏ sống cách đây 55 triệu năm bộ xương thỏ vừa được khai quật ở Mông Cổ. Gomphos elkema, tên của con vật, là thành viên cổ nhất trong họ nhà thỏ từng được tìm thấy. Phân tích Gomphos đã cho thấy, thỏ hiện đại, cùng với các loài thú khác, đã xuất hiện sau thời kỳ khủng long. Các nhà sinh vật học cho biết thỏ sinh sản nhiều, nhưng chú thỏ phục sinh xuất hiện từ năm 1678 do một giáo sư y khoa Von Georg Franck ở Franckenau dạy đại học Heidelberg công nhận thỏ là biểu tượng của sự sinh nở phong phú, một con thỏ mẹ hàng năm có thể đẻ 20 thỏ con, mùa xuân với cỏ non làm thực phẩm cho các chú thỏ con vừa chào đời, vào tận trong vườn để tìm thức ăn, trứng phục sinh được sơn nhiều màu, người lớn đã cắt nghiã do các chú thỏ mang tới, từ đó có thỏ và trứng. Từ thành phố Zurich Thuỵ Sĩ là nơi phác họa ra chú thỏ và cái trứng trong mùa phục sinh. Sau đó các hãng sản xuất kẹo bánh, không bỏ cơ hội buôn bán từ năm 1875 sản xuất những chú thỏ bằng chololate làm bằng tay, mãi cho đến đầu thế kỷ 20 mới sản xuất bằng máy theo kỹ nghệ.

Trứng gà phục sinh là biểu tượng cho một cuộc sống mới, chú thỏ tượng trưng cho sự sinh sôi, màu mỡ và quả trứng thể hiện cả 2 điều trên. Chính vì thế vào dịp lễ phục sinh người ta thường tặng nhau những quả trứng được vẽ rất đẹp hoặc những quả trứng bằng sôcôla.

Từ thế kỷ thứ 12, Thứ bảy phục sinh Ostersamstag người ta nấu trứng gà chín và sơn màu sắc sặc sở với những ý nghiã đẹp: màu đỏ tượng trưng cho may mắn, màu xanh cho hy vọng, trẻ trung vô tội, màu vàng cho sự khôn ngoan, màu trắng cho thanh bạch màu cam cho sức mạnh… bỏ trứng trong giỏ với những thức ăn khác mang đến nhà thờ.

Đón mừng lễ Phục sinh

Lễ Phục sinh được coi là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Thiên chúa giáo. Người Tây phương coi ngày Phục sinh là một ngày lễ trọng đại nhất thuộc tâm linh, mừng ngày Chúa sống lại sau những ngày bị đóng đinh trên Thập tự giá, Chúa đã đem thân mình cứu chuộc tội lỗi của thế gian… Sự sống lại của Chúa chính là niềm hoan hỉ của nhân loại nên ngày Phục sinh là ngày biểu tượng của sự đoàn viên, các con cái cũng thường về nhà thăm cha mẹ, quây quần bên nhau chia sẻ niềm vui đoàn tụ, hoan hỉ đón chào chúa Xuân và Chúa của muôn loài.

Hàng năm vào ngày này tại các nhà thờ đều có tổ chức những bữa ăn bên nhau lấy nguyên liệu từ quả trứng, tặng nhau những món quà hình quả trứng, biểu tượng cho sự hồi sinh, tình yêu thương của Chúa cho muôn loài…Họ vẽ lên quả trứng những điều gì mình yêu thích hay vài chữ ngắn gọn để tặng cho nhau biểu tượng cho sự đoàn viên, hoan hỉ. Các vật dụng trong bữa ăn cũng đều trang trí theo hình trứng.

Vào ngày này, những đứa trẻ xúng xính váy áo dắt nhau đi tìm những quả trứng gà đủ màu sắc bên trong có những viên kẹo Chocolate xinh xinh được giấu vào các lùm cây hay đặt trong các giỏ mây, những ổ rơm nhỏ trang trí thật dễ thương. Đó là những món quà phục sinh ý nghĩa mà các em tự tìm thấy sau những bụi hoa nơi góc giáo đường hay trong sân vườn nhà mỗi gia đình.

Ngày nay, Lễ Phục sinh đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới và bắt đầu được tổ chức ở Việt Nam. Đây cũng là dịp để gia đình, bè bạn sum họp, vui vầy. Và năm tới 2023, lễ Phục Sinh sẽ là ngày 27/03/2012.

Hãy mang đến cho nhau tình yêu thương và những điều tốt đẹp nhất bằng những món quà này nhé!!! Kính chúc quí vị một mùa Phục Sinh an bình và hiệp thông trong trái tim của tình yêu và đức tin.

© Đức Hiếu

Thân mời đọc thêm @ Hội Ái Hữu Kỹ Thuật Cao Thắng Úc Châu

Các bài viết cùng chủ đề:

   Calculating the Easter dates @ timeanddate.com
   ❖ Where Paris’s Notre-Dame Cathedral Stands One Year After the Fire.
   ❖ What’s So Good about Good Friday?

“Tuổi già, hạt lệ…”

© Huy Phương

Nguồn: Hội Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn (13/10/2015)

Bạch Cư Dị sinh năm 772, khi bị giáng chức đày đi làm chức tư mã Giang Châu mới 43 tuổi (năm 815.) Tuổi này cũng còn coi là trẻ, tình cảm tràn đầy, lòng còn xúc động, nên một đêm “vầng trăng trong vắt dòng sông”, khi nghe người kỹ nữ bên sông kể lể thân thế, liên tưởng đến cuộc đời mình, mà tuôn hai dòng lệ:

“Lệ ai chan chứa hơn người,
Giang Châu tư mã đượm mùi áo xanh!”

Trái lại Nguyễn Khuyến, khi làm bài thơ “Khóc Bạn” là Dương Khuê mất, ông đã 67 tuổi, tuổi cho là đã già, nên thương bạn mà không còn nước mắt để khóc nữa:
“Tuổi già, hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”

Trong khoa học, chỉ nghe nói đến một vài bệnh làm tắc hay khô tuyến lệ, mà không nghe nói chuyện nước mắt cạn dần theo tuổi tác, thời gian. Kinh nghiệm, chúng ta thấy trong đời sống con người, tuổi già rất dễ xúc động, dễ vui, dễ buồn, dễ giận dỗi mà cũng mau nước mắt hơn là tuổi trẻ. Phải chăng câu nói “một ông già bằng ba đứa trẻ” là để nói đến tình cảm vui buồn hay ngây thơ, chân chất hơn là nói đến các điều kiện sinh lý của hai lứa tuổi. Chúng ta đã thấy tuổi già rơi lệ theo một tiếng đàn bầu, một đoạn dân ca hay ngậm ngùi vì những hoài niệm về dĩ vãng hay là câu chuyện hôm nay của đất nước mà có lẽ chúng ta không tìm thấy nơi tuổi thanh xuân… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Leave a comment