Apr-2022_w4

✵✵✵✵✵✵

chotram-qr-code

Các bài viết sưu tầm: Apr 22, 2022

Chuyện VN & Ukraine
Tháng Tư tan hàng
Sài Gòn thất thủ
Lưu lạc

Ode-of-Remembrance

They shall grow not old,
as we that are left grow old;
Age shall not weary them,
nor the years condemn.
At the going down of the sun
and in the morning
We will remember them.

We will remember them
Lest we forget.
Ảnh Freepik.com


Vài Mẩu Chuyện ở VN & Ukraine…

Phát Ngôn Tuyệt Vời Của Tổng Thống Ukraine Zelensky…

tt-ZelenskyTổng thống Ukraine Zelensky, Ảnh president.gov.ua.

Tổng thống Ukraine Zelensky: “Nhân dân đã mệt mỏi bởi những chính khách lọc lõi, những kẻ trong suốt 28 năm đã xây dựng nên một đất nước chuyên ăn hoa hồng, cướp phá, tư lợi cá nhân.

Tôi mong muốn rằng, các bạn không treo chân dung tôi trong văn phòng làm việc của các bạn. Bởi Tổng thống không phải là thần tượng, cũng không phải là thánh nhân.

Tổng thống không phải là bức chân dung. Hãy treo ảnh các con bạn vào chỗ đó và trước khi quyết định một việc gì thì hãy nhìn vào mắt chúng.

Chúng ta phải là người Iceland trên sân bóng, người Israel trong ý chí bảo vệ lãnh thổ, người Nhật trong công nghệ điện tử, người Thụy Sĩ trong việc tạo dựng xã hội đáng sống.

Suốt những năm tháng qua tôi đã cố gắng để mọi người mỉm cười, và từ bây giờ tôi sẽ cố gắng để ít nhất người dân Ukraine không phải khóc…”

© Phạm Đức Bảo Nguồn: huynhngocchenh.blogspot (07/03/2022)


Hy Vọng Mơ Hồ Cho Biển Đông…

khong-luc-ukraineẢnh huynhngocchenh.blogspot.

Khi Đài Loan lên án Trung Quốc xâm phạm vùng trời vùng biển của đảo quốc này, Trung Quốc dấn thêm bài bước mạnh hơn, máy bay ào ạt lượn lờ vào không phận Đài Loan diễu võ.

Khi Mỹ đánh vào Iraq Mỹ tuyên bố là để diệt thảm họa chiến tranh hạt nhân mặc dù cuối cùng chả thấy miếng hạt nhân nào!

Khi Nga muốn chiếm bán đảo Crimea Nga nói đó là Lãnh Thổ của mình.

Nga muốn xâm lược Ukraine Nga nói để chống Phát xít hóa nước này dù nước này đang yên ổn.

Trung Cộng muốn chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của VN họ chỉ cần vẽ một đường lưỡi bò rồi tuyên bố là vùng này của họ.

© Nguyễn Huy Cường @ Nguồn: huynhngocchenh.blogspot (2/3/2022)

Đọc thêm @ huynhngocchenh.blogspot.com


Người Việt Trong Xiềng Xích…

nu-chien-binh-ukraineẢnh huynhngocchenh.blogspot.

Cuộc chiến Ukraine và Nga diễn ra cách hàng ngàn cây số, nhưng ngay tại Việt Nam, lời tranh cãi không ngớt chuyện lẽ phải thuộc về ai, cũng diễn ra với nhiều lớp người, ở nhiều nơi, nhiều lý lẽ. Thậm chí điều đó xuất hiện trên cả báo chí nhà nước một cách lộ liễu.

Chẳng hạn, tờ VTC Now, trong các bài tường thuật về diễn biến xung đột biên giới Nga và Ukraine, đã im lặng xóa bỏ tất cả những lời chỉ trích Tổng thống Nga Putin, nhưng lại để nguyên các nhận định về sai lầm của Ukraine khi dám chống lại Nga. Kể cả những ngôn ngữ tấn công Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng được giữ lại một cách phiến diện

Ở Việt Nam, không khó để nhận ra một kiểu tình cảm tuyệt đối với nước Nga, trong các hoạt động quốc tế, và thậm chí là sự sùng bái cá nhân đối với riêng Putin, mà điều đó không chỉ ở những người dân bình thường, mà cả quan chức hay giới làm báo có dính líu cuộc đời với nước Nga.

“Dính líu” là một cách nói, và sự mô tả hoàn toàn đặc biệt dành cho hàng chục ngàn người Việt Nam ở phía Bắc, từng đi du học, lao động hợp tác hay có một thời gian sinh sống ở Nga. Ở các quán cà phê vỉa hè, những cuộc tranh cãi ở quán nhậu, rất dễ nhận ra đa số những người phía Bắc thường dành cảm tình cho nước Nga.

Nhưng nước Nga, con người Nga hôm nay, hoàn toàn khác. Putin hay là chủ nghĩa đại đế nguy hiểm vẫn âm thầm phát triển kể từ sau năm 1989. Rất nhiều người ngộ nhận một tình yêu với nước Nga và một bộ máy cầm quyền độc tài và thâm hiểm lúc này. Loại tình cảm thiên vị ấy, là một loại xiềng xích vẫn kéo lê theo ngày tháng, tựa như nhiều nhà buôn tiểu ngạch từ Trung Quốc về Việt Nam, làm giàu từ đó, và không thể ngừng ngợi ca về sự phát triển giàu có của đất nước này, bỏ quên những câu chuyện hiện thực đầy u tối.

Rất nhiều người dẫn chứng và biện luận về việc Nga tấn công Ukraine là chuyện hợp lý. Họ nói bằng lịch sử bị bóp méo lẫn các hiểu biết cá nhân bị tuyên truyền qua nhiều ngày tháng. Một cuộc xâm lăng ở rất xa đang được bào chữa tận tình từ Việt Nam, và ngôn ngữ giận dữ đổ trút vào những ai chống lại âm mưu thống trị này là những kẻ “ngu dốt” hay không “thức thời”. Một bạn trẻ ở miền Nam, đúc kết những điều đang diễn ra, đối chiếu lịch sử của nước Việt bằng một câu ngắn “Thật khó hiểu, khi Nga đưa quân vào xâm lược thì được gọi là chính nghĩa, trong khi Mỹ hỗ trợ đồng minh và rút đi, sách giáo khoa gọi là xâm lược”…

Đọc thêm @ huynhngocchenh.blogspot (7/3/22)

© Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Tháng Ba gãy súng. Tháng Tư tan hàng…

© Huy Phương

Nguồn: Tháng Ba Gãy Súng (05/04/2014)

cua-thuan-anẢnh internet.

Tháng Ba đã qua, Tháng Tư đã đến, liệu chúng ta có còn nhớ gì không? Những hàng dương tên bờ biển Thuận An và Tư Hiền đã xanh mướt qua mấy mùa mưa gió, rừng núi cao nguyên trên đường lộ 7B đã đâm lộc nẩy chồi bao bận.

Cuộc chiến cũng như người chết đã bị quên lãng. Những ai đã trải qua thời gian tù đày khắc nghiệt còn nhớ gì những ngày lội suối băng rừng, thân còm, bụng lép. Những ai đã đến được bến bờ qua những ngày lênh đênh trên biển cả, còn nhớ gì những nỗi hãi hùng, đau đớn tủi nhục mà tiếng kêu gào oan khiên không đến được trời xanh…

“Tháng Ba Gãy Súng” làm cho chúng ta có một chút gì nhớ đến Cao Xuân Huy, người lính Thủy Quân Lục Chiến đã vứt súng trên biển Thuận An, trong đoàn quân lui binh hỗn loạn, không được yểm trợ phi pháo, trước mặt là biển cả muôn trùng, sau lưng là giặc đuổi cận kề, mà không hề có tàu thuyền nào vào ghé bến. Những người lính dũng cảm mới hôm qua đây, phút chốc đã trở thành những mục tiêu cho những du kích bắn sẻ và những tên tiền sát viên địch điều chỉnh pháo binh, điều mà một người lính TQLC khác là Tô Văn Cấp đã đau đớn đặt tên cho chốn lui quân, nơi tuyệt lộ này là “pháp trường cát”, nơi chiến trường phơi thây bao chiến sĩ của chúng ta… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang

Sài Gòn thất thủ…

© Komori Yoshihisa – Khôi Nguyên dịch

Nguồn: Hội Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Giới thiệu:

Sàigòn thất thủ” là tựa đề một loạt ký sự được đăng tải liên tục suốt gần một tháng trên Nhật Báo Sankei trong mục “Đặc Phái Viên của Thế Kỷ 20” từ ngày 29/10 cho đến ngày 27/11/1998. Người thực hiện loạt ký sự này là ký giả Komori Yoshihisa, một đặc phái viên kỳ cựu của Nhật Bản đã có mặt tại Sài Gòn trước và sau thời điểm 30/4/1975. Ông Komori Yoshihisa từng là ký giả của tờ báo Mainichi được biệt phái đến Sài Gòn từ năm 1972 với tính cách là trưởng ban biên tập tại Sài Gòn. Sau đó, đến năm 1987, ông chuyển sang làm việc cho tờ báo Sankei.

Cũng qua  loạt bài viết liên quan đến sự kiện “Sài Gòn Thất Thủ”, năm 1976 ông Komori Yoshihisa đã nhận được giải thưởng danh giá  “Phóng Viên Quốc Tế” Vaugh/Ueda Prize do hai cơ quan truyền thông Mỹ- Nhật UPI và Dentsu sáng lập. Hiện nay, ông đã 72 tuổi và nổi tiếng là một nhà bình luận thời cuộc thế giới kiêm công việc giáo sư danh dự tại trường đại học quốc tế Akita ở Nhật Bản. Ngoài ra, ông cũng từng được biết là một võ sư hướng dẫn môn Nhu Đạo tại đại học Georgetown ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ.

Vì được chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử liên quan đến chuyện Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam cũng như nội tình của chính phủ Sài Gòn lúc đương thời, ông đã có cái nhìn rất trung thực và đứng đắn về cuộc chiến Việt Nam -vốn rất phức tạp trong một tình thế tương tranh gay gắt mà phe Cộng sản chiếm phần ưu thế lúc bấy giờ, hơn nữa còn bị đảng Cộng sản Việt Nam xuyên tạc bóp méo để đánh lừa dư luận thế giới. Nhận thấy tính cách giá trị lịch sử của loạt bài này, dù đã được viết hơn 15 năm trước, xin giới thiệu phần trích lược trong số 23 bài ký sự của ông Komori Yoshihisa qua phần chuyển dịch của Khôi Nguyên. Cũng cần nhắc lại, trước đây các phần chuyển dịch này của Khôi Nguyên từng được một số báo chí, trang web người Việt hải ngoại đăng tải và đọc lại.Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Lưu lạc…

© Hoàng Chính

Nguồn: Tạp Chí da Màu (28/03/2007)

Vô đây đi anh ơi, có em mới, anh ơi, ghé vô tươi mát chút đi anh. Vô đi anh.”

Chân hắn dùng dằng. Ðầu óc hắn lông bông. Vào hay không vào. Sự lựa chọn nào cũng khó khăn. Chân phải bước tới, chân trái ngập ngừng muốn xoay lui.

Tiếng gọi lại vang vang trong ngõ tối, át cả tiếng nhạc dập dồn. Tiếng gọi như thúc hối, như dỗ dành. “Có em mới từ thành phố xuống nè, anh ơi.” Chân phải hắn sựng lại. Em mới từ thành phố thì cũng vậy thôi. Nhưng chân trái hắn bước tới; lúng túng như sắp vướng vào chân phải.

“Có ai mới ở dưới quê lên không?” Hắn gào lên nho nhỏ, như sợ những kẻ qua lại trên đường phố nghe được.

“Anh nói chi?” Cái đầu tóc quăn ló hẳn ra ngoài khung cửa. Ánh đèn đường phết cái màu vàng ệch lên đôi má trắng màu kem và vạch môi thẫm son màu máu bầm.

Hắn nhìn xoáy vào hai con mắt lóng lánh. “Có ai mới ở dưới quê lên không?” Hắn nới lỏng cái cổ họng, cho giọng nói thoát ra dễ dàng hơn, vươn lên trên cái nền âm thanh xập xình.

“Có chớ anh; có mấy em dưới ruộng mới lên.” Cái mũi cô gái chun lại, như mở cái ngoặc đơn cho câu nói. “Còn din à nghe.”

Hắn xoay hẳn người lại, chớp chớp con mắt cho quen với ánh đèn xanh đỏ chớp tắt trong lòng quán. Rồi hắn hít một hơi dài, cuốn hết một phần đêm trời đất hanh hao vào lồng ngực để pha đều chất tự tin, rồi ngập ngừng bước lên bậc thềm… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang

Leave a comment