May-2022_w1

Các bài viết sưu tầm: May 06, 2022

Chiến Quốc Sách…
Tìm hiểu về bầu cử Úc…
Nhận Định Về 30 tháng Tư…
Cái Muỗng…


1

Chiến Quốc Sách…

© Chân Diện Mục

Nguồn: daihocsuphamsaigon (09/03/2017)

Chiến Quốc Sách là cuốn sách gối đầu giường của các cụ thích chuyện Chế Độ, Chính sách, Mưu mẹo… Cũng như những chính trị gia Âu Châu thích cuốn Quân Vương (Le Prince của Machiavel). Nói đến mưu mẹo, tham vọng thì người ta luôn nghĩ đến Hồng Y Giáo Chủ Richelieu…


Đọc tiếp…

chien-quoc-sach-nguyen-hien-leChiến Quốc Sách – Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê, Ảnh tiki.vn

Ở Việt Nam tí tẹo của chúng ta thì… rất ghét, rất sợ, rất khinh những người mưu mẹo (?) Tôi nhớ có đọc ông Hồ Hữu Tường viết về những ngày ông ở tù. Ông ta rất thích, rất trọng cụ Nguyễn An Ninh, nhưng không dám lại gần, kết thân vì… thấy cụ ít nói, suy nghĩ nhiều… hay là cụ nghĩ… mưu chăng?

Ôi! Cuốn Chiến Quốc sách rất dày, rất nhiều chuyện, rất… mưu, kể cả mưu hay và mưu dở: thào nào mà nhiều cụ rất… mê… đồng thời nhiều cụ rất… ngán. Dĩ nhiên điều đầu tiên chúng ta phải biết rằng cuốn đó là sau này người ta viết… chơi, người ta mạo tác chứ thời Chiến Quốc còn thô sơ (!) chậm tiến (!) trí óc đâu đã mở mang, suy nghĩ sâu xa như thế.

Chuyện Tần giúp Ngụy sao giống thời nay thế: Sở đánh Ngụy, Trương Nghi tâu với vua Tần: Nên giúp Ngụy. Ngụy mà thắng thì sẽ nghe lời Tần mà miền ngoài Tây Hà sẽ về Tần. Ngụy mà thua thì suy, không giữ được nước (!) Đại Vương sẽ chiếm lấy. (thật giồng nay như in)

Chuyện Thái Hậu nước Ngụy mà không hay sao? Thái Hậu hỏi sứ giả nước đó mà không hỏi thăm vua ngay, lại hỏi mùa màng và dân chúng… Không hiểu bà Thái Hậu này có học qua một lớp “Dân Vận“ nào không?

Cũng lại chuyện Thái Hậu này cho ta thấy sự suy nghĩ rất… hiện đại về yêu ghét, công tội. Yêu thì nghĩ chuyện lâu dài cho con. Yêu thì bắt nó phải lập công với nước để xứng đáng với ngôi vị vua sau này…

Những chuyện người tốt việc tốt như chuyện Triệu Uy Hậu e rằng đếm chưa đủ một bàn tay. Trong khi chuyện người xấu việc xấu thì có cả ngàn, đếm không xuể!

Ôi! Nó quá xấu có kém gì vua Mao Trạch Đông lệnh cho Thái Y truyền glucose cho các đại thần mắc bệnh tiểu đường. Ha! Ha! Thời đại Đồ Đểu thì cái đểu của nó phải hơn thời đại đồ đá, đồ đồng chứ.

Tôi đâu có dư thời giờ để nói hết cái đểu của Chiến Quốc Sách. Tôi chỉ thắc mắc khi có nhiều cụ nghiên cứu từng chuyện của nó thích thú… nói rằng nó… hay.

Ôi! Tôi đọc hết cả ngàn chuyện mà chỉ thấy chuyện Trịnh Trang Công là… hay… tuyệt vời.

Ôi! Nếu ta chán những chuyện gian tham, hèn hạ, ty tiện, độc ác, đểu cáng… thì ta hãy pha một ly trà ngon, đốt một điếu thuốc thơm mà… “thưởng thức“ chuyện Trinh Trang Công thì… cũng chẳng “đã“ sao???

Bà mẹ Trịnh Trang Công sinh được ngài và em là Cung Thúc Đoạn. Tên Đoạn này đẹp trai, tốt tướng, bà mẹ rất cưng chiều, yêu hắn hơn Trang Công. Hắn không được làm vua nên bà mẹ “bù đắp“ cho hắn đủ thứ chuyện… xin Trang Công cho hắn những điều… vượt thân phận hắn…

Trang Công theo ý mẹ, chiều em vượt bậc, hắn càng ngày càng lông lao, vượt phép… hắn nuôi dưỡng tay chân… rồi làm loạn. Dĩ nhiên làm loạn thì phải giết. Tra khảo tay chân hắn, thì chúng nói bà mẹ xúi, bà mẹ giúp. Trang Công bèn xây ly cung cho bà ở riêng… và thề suốt đời không gặp mẹ nữa… họa chăng là có gặp ở cửu tuyền!

Một thời gian sau, thiên hạ xì xầm rằng vua có một mẹ một con mà không phụng dưỡng hết mình. Vua bèn sai đào một đường hầm từ cung vua tới ly cung để đón mẹ. Báo cáo với thiên hạ là trẫm đã xuống cửu tuyền đón mẹ về. Và vua nói đã xóa bỏ được lời thề cũ!

Ha, Ha. Một ông vua tuyệt vời. Ông ta đã lừa em, lừa mẹ, lừa chính mình và lừa cả thiên hạ!

Dân Ngu có thể coi Trang Công là ông vua anh minh làm cho nước Trịnh mạnh, có thể cho ông ta là hiếu đễ với mẹ và em… mà không biết rằng mình đã lãnh một quả lừa ngoạn mục!

Tóm lại, theo Chiến Quốc Sách thì:
Mưu mẹo càng sâu độc càng tốt.
Thủ đoạn càng tàn nhẫn càng hay.

© Chân Diện Mục Nguồn: daihocsuphamsaigon (09/03/2017)

Thân mời đọc thêm @ daihocsuphamsaigon.org


Thân mời đọc thêm trọn bộ “Chiến Quốc sách” của hai ông Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê @ Việt Nam thư quán

or @ fliphtml5.com

2

Australia’s Parliament House

the-house-of-representativesFloorplan of Australia’s Parliament House, Ảnh The Parliamentary Education Office

The Parliament House.

‎Trong kế hoạch ban đầu của Griffin cho Canberra, Tòa nhà Quốc hội sẽ được xây dựng trên Camp Hill, ngay bên dưới nơi nó hiện đang nằm. Griffin đã dành địa điểm Capital Hill cho một tòa nhà công cộng nghi lễ được gọi là Capitol, nơi sẽ kỷ niệm những thành tựu của người dân Úc. Vị trí cao hơn Tòa nhà Quốc hội tượng trưng cho trách nhiệm giải trình của Quốc hội đối với người dân, những người ‘giám sát’ các đại diện của họ.‎

‎Tuy nhiên, Tòa nhà Quốc hội lâm thời được xây dựng ngay bên dưới Camp Hill. Nó sẽ cần phải bị phá hủy nếu kế hoạch của Griffin được thực hiện theo. Quốc hội Úc đã xem xét cả Camp Hill và một địa điểm ven hồ trước khi đồng ý xây dựng Tòa nhà Quốc hội trên Đồi Thủ đô.‎

Hai bức tường cong trong Tòa nhà Quốc hội ngăn cách Thượng viện và Hạ viện, một bộ phận đại diện cho hệ thống nghị viện lưỡng viện của Úc, trong đó luật chỉ có thể được thông qua nếu cả hai viện đồng ý.

The Senate and House of Representatives (Thượng viện và Hạ viện). Hiện có 151 thành viên trong Hạ viện; tuy nhiên, nó được thiết kế để chứa tới 240 thành viên để cho phép gia tăng dân số và do đó là sự gia tăng số lượng đại diện. Tương tự, mặc dù hiện tại có 76 thượng nghị sĩ trong Thượng viện, nhưng nó được thiết kế để chứa tới 120 thượng nghị sĩ… Nguồn: The Parliamentary Education Office (PEO) | (Page last reviewed 19 Jan 2022)


Tìm hiểu về bầu cử Úc…

© Stephanie Corsetti & Trình bày Mai Hoa

Nguồn: SBS (08/04/22)

Tại Úc có ba kỳ bầu cử khác nhau: Bầu cử Liên bang, bầu cử tiểu bang và bầu cử hội đồng địa phương. Cuộc bầu cử sắp diễn ra vào 21 tháng Năm này là bầu cử Liên bang. Tất cả công dân Úc từ 18 tuổi trở lên phải đi bỏ phiếu nếu không thì sẽ bị phạt. Có một số thông tin mà cử tri cần biết về bầu cử tại Úc để việc đi bầu thuận tiện, nhất là cho những cử tri mới hay những người chuyển đổi địa chỉ cư ngụ…

Sơ lược về bầu cử Úc

Tại cuộc bầu cử liên bang năm nay, các nhà lãnh đạo đảng và các ứng cử viên tiềm năng đã có thể gặp gỡ trực tiếp các cử tri và tổ chức những ‘cuộc gặp gỡ và chào đón’, bàn tròn và các cơ hội chụp ảnh trong cuộc chạy đua vận động bầu cử với sự đưa tin của truyền thông giúp các ứng cử viên thu hút thêm sự quan tâm của công chúng và đó cũng là cách mà giúp khi cử tri có thêm thông tin trước quyết định xem sẽ ủng hộ aiĐọc tiếp

3

30 tháng Tư

Qua nhận định của những người chỉ huy cuộc chiến…

© GS Lâm Văn Bé

Nguồn: Tập-San Việt-Học (30/04/19)

ban-do-triet-thoai-vung-INguổn: Nguyễn Đức Phương. Chiến tranh VN toàn tập.

Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt 44 năm rồi mà tài liệu viết về  chiến tranh nầy vẫn còn phong phú. Không kể các tài liệu còn nằm im trong các kho lưu trữ chưa được khai thác, chỉ kể đến tài liệu các thể loại đang lưu hành trong các thư viện, con số thật khổng lồ.

Tham khảo thư mục World Cat (World Catalog) vào ngày 20/04/2019, với cụm từ  Vietnam War 1961-1975, độc giả có thể tìm thấy 61855 tiêu đề (headings) về tựa (titre) hay chủ đề (sujet). Nếu phân biệt theo ngôn ngữ, trong số những tiêu đề trên có 48 920 tiếng Anh, 4362 tiếng Việt, 903 tiếng Pháp và 7670  các ngôn ngữ khác. Nếu tính theo thể loại (format) có 31744 dưới hình thức sách in, 8000 sách điện tử, 3045 luận án đại học, 5840 vidéo phim ảnh, và 13226 các thể loại khác (bài báo, hồ sơ, âm nhạc…). Nếu tìm với cụm từ Vietnam history, độc giả sẽ tìm thấy 113190 tiêu đề, dĩ nhiên trong đócó đề cập đến chiến tranh Việt Nam. Phải hiểu là với gần 200000 tiêu đề như trên, khối tài liệu liên quan đến chiến tranh Việt Nam đang lưu hành trong hàng trăm thư viện lớn trên thế giới phải có đến vài triệu ấn bản… Đọc tiếp

4

Cái Muỗng…

© Văn Quang

Nguồn: Trần Thị Nguyệt Mai.wordpress.com (27/03/22)

van-quang-photo-dinh-cuongVăn Quang – phác thảo của Đinh Cường (Ảnh, gio-o.com)

I.

Tôi không nhớ rõ năm đó là năm thứ mấy chúng tôi “học tập cải tạo”, chỉ biết rằng đã có những người “quen” với những ngày tháng cực khổ, dài lê thê trong những căn nhà giam được “xây dựng” bằng đủ thứ kiểu giữa những vùng rừng núi âm u. Ở Sơn La thì “trại” được làm trên những nhà tù từ thời xa xưa, chỉ còn lại những cái nền nhà lỗ chỗ, người ta dựng vách đất trộn rơm, mái lợp bằng các kiểu lá rừng, miễn sao che kín được khung trời…

Nơi này xưa kia, Pháp dùng để giam giữ tù chính trị, rồi một thời gian sau, VN giam những người tù Thái Lan và trong chiến tranh đã có khi người ta dùng làm “công binh xưởng” chế tạo lựu đạn. Vì thế nên thỉnh thoảng chúng tôi nhặt được một cái vỏ lựu đạn ở đâu đó quanh khu vực này. Ở Vĩnh Phú thì nhà tranh vách đất, ngoại trừ một khu người ta gọi là khu “biệt kích” gồm vài căn nhà “xây dựng kiên cố” bằng gạch lợp tôn xi măng. Chúng tôi “được học tập cải tạo” trong dãy nhà này. Cũng nghe người ta nói lại là khu này trước kia dùng để giam giữ những người lính biệt kích đã từng nhảy dù ra Bắc rồi bị bắt giam ở những khu đặc biệt đó. Muốn vào khu này phải qua hai lần cổng có tường gạch bao quanh. Nhưng có lẽ khi giam giữ biệt kích thì khác, còn khi chúng tôi “được giam” ở đây có vẻ như “cởi mở” hơn vì những cánh cổng thường không đóng bao giờ. Họ để cho chúng tôi đi lao động hàng ngày cho khỏi phải mở ra mở vào… Đọc tiếp

Leave a comment