July-2022_w4

Các bài viết sưu tầm: July 22, 2022

Ông Tô Văn Lai, thọ 85.
Từ Ukraine đến Đông Á
Nỗi Buồn Tháng 8
Tập & HKMH Phúc Kiến

❖ Ông Tô Văn Lai, người kiến tạo ‘Paris By Night’, qua đời ở tuổi 85.

hinh-bia-ong-to-van-lai-va-paris-by-night © Ảnh BB Ngô (saigonnhonews)

       − Ông Tô Văn Lai sinh ngày 11 tháng 5 năm 1937 tại Sài Gòn-Gia Định. Ông lấy bằng đại học chuyên ngành triết học tại Đại học Sư phạm ở Đà Lạt trước khi được bổ nhiệm về dạy tại Trường Trung Học Lê Ngọc Hân Định Tường.

        − Nhắc đến Thuý Nga – Paris By Night (PBN) là nhắc đến những đại nhạc hội mang tầm vóc quốc tế với dàn nghệ sĩ tham dự không dưới 100 người cho mỗi chương trình. Đó là 132 chương trình (tính đến Tháng Giêng 2022) được lên kịch bản kỹ lưỡng, chọn lọc ý nghĩa từng chủ đề. Mỗi một chương trình của Thuý Nga – PBN là một trang kiến thức đời sống, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật. Phía sau tất những điều đó là một chặng đường dài đầy tâm huyết, rực lửa đam mê nghệ thuật, thấm sâu tình và nghĩa dành cho “người ra đi và người ở lại” của một gia đình họ Tô, từ Sài Gòn đến Paris, rồi đến thủ phủ của người Việt tỵ nạn – Little Saigon, California… Nguồn @ Saigon Nhỏ (19/07/22)

1

Từ Ukraine đến Đông Á…

“Gió Đông thổi bạt Gió Tây?”

© Cao Tuấn.

Nguồn: Quốc Gia Hành Chánh Miền Đông (20/03/2022)

the-world-map

The World map, © Ảnh Geology.

Thế giới ngày mai sẽ được định hình chủ yếu bởi chính sách của các đại cường hôm nay. Các nước khác thường bị cuốn theo. Các nước nhỏ, yếu, thiếu khôn ngoan có thể chịu hậu quả tai hại. Việt Nam là một bài học lịch sử. Trường hợp Ukraine hiện thời nên là một dấu hỏi.

Ba nước “nặng ký” nhất trong chính trị quốc tế hiện tại là Nga – đại cường, Mỹ – siêu cường, Tầu – cũng siêu cường. Thế chân vạc. Cả ba nước luôn trong tình trạng cạnh tranh và canh chừng nhau. Bề trong thường không giống bề ngoài.

Địa chính trị, không phải Ý thức hệ, là lý do chính của sự cạnh tranh

Mâu thuẫn Cộng Sản – Tư Bản không thực sự là vấn đề vì kinh tế của cả 3 nước Mỹ, Nga, Tầu đều đang vận hành theo các nguyên tắc của chủ nghĩa Tư Bản và đều hội nhập vào kinh tế thế giới, khác hẳn thời kỳ chiến tranh lạnh. Mặc dù Tầu trên danh nghĩa vẫn giữ cái vỏ Cộng Sản… Đọc tiếp

2

Nỗi Buồn Tháng 8

© Nguyễn Thượng Long

Nguồn: huynhngocchenh.blogspot.com (24/03/22)

noi-cac-chinh-phu-tran-trong-kim

Nội các Chính phủ Trần Trọng Kim, từ trái sang phải: Hoàng Xuân Hãn, Hồ Tá Khanh, Trịnh Đình Thảo, Trần Trọng Kim (bị micro che mặt), Vũ Ngọc Anh, Trần Văn Chương, Trần Đình Nam, Vũ Văn Hiền, Phan Anh, Nguyễn Hữu Thi (ảnh Trung Bắc Chủ Nhật, 20.5.1945, Thư viện Quốc gia Pháp).

“Có thể nói, trong lịch sử Việt Nam cận đại, năm 1945 là năm hội tụ những bước ngoặt, những biến cố trọng đại nhất liên quan đến số phận của cả dân tộc. Từ thời điểm đó… đất nước đi vào chính đạo văn minh hay là tự lạc vào mê lộ của thứ chính trị chỉ đem đến những đọa đầy xa lạ với phẩm chất và truyền thống giống nòi? Câu hỏi đó đến nay đã quá đủ dữ liệu để trả lời”

Tháng 8 – 1945… Bản Tuyên Ngôn Độc Lập
Đầu Tiên & Sự Ra Đời Của Đế Quốc VIỆT NAM.

Có quá nhiều người Việt Nam hôm nay không hề biết rằng, 5 tháng trước ngày ông Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại quảng trường Ba Đình 2 – 9 – 1945, thì đất nước đau khổ của chúng ta đã có bản Tuyên Ngôn độc lập đầu tiên với thế giới rồi. Đó là bản Tuyên Ngôn của Hoàng Đế Bảo Đại sau khi nhà vua tuyên hủy Hiệp Ước Patenotre, Bảo Đại đã chuẩn y để các Thượng Thư lục bộ đồng loạt xin từ chức… là các ông:

– Phạm Quỳnh… Thượng Thư bộ Lại.
– Hồ Đắc Khải… Thượng thư bộ Hộ.
– Nguyễn Phúc Ưng Úy… Thượng thư bộ Lễ.
– Bùi Bằng Đoàn… Thượng thư bộ Hình
– Trần Thanh Đạt… Thượng thư bộ Học.
– Trương Như Đính… Thượng thư bộ Công… Đọc tiếp

3

Tập Và Hàng Không Mẫu Hạm “Phúc Kiến…”

© Katsuji Nakazawa, (Biên Dịch, Nguyễn Kim Phụng)

Nguồn: “New carrier’s name, Fujian, mirrors Xi’s Taiwan obsession,” Nikkei Asia (11/07/2022)

tap-va-hkmh-phuc-kien

© Ảnh minh họa, NCQT

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dành 17 năm ở tỉnh Phúc Kiến để quan sát kỹ Đài Loan.

Tên gọi của hàng không mẫu hạm thứ ba và tiên tiến nhất của Trung Quốc, được hạ thủy tại Thượng Hải vào ngày 17/06, không phải là cái tên mà hầu hết chúng ta mong đợi.

Hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này, được cải tạo ở Đại Liên, thuộc tỉnh Liêu Ninh, nằm phía đông bắc, được đặt tên là Liêu Ninh. Tàu sân bay sản xuất trong nước đầu tiên của Trung Hoa, được đóng tại cùng thành phố cảng trên, được đặt tên là Sơn Đông, theo tên tỉnh nằm đối diện bên kia Vịnh Bột Hải.

Dù khó mà gọi tàu sân bay thứ ba theo tên thành phố thương mại quốc tế sầm uất Thượng Hải, nhưng con tàu vẫn có thể được đặt tên theo một trong hai tỉnh liền kề, là Giang Tô hoặc Chiết Giang… Đọc tiếp @ Nghiên cứu Quốc tế

Leave a comment