Oct-2022_w2

✵✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Oct 14, 2022

Nghi Lâm Sư Muội.
Em Tôi.
Huyệt mộ của chuyên chế!

1

Nghi Lâm Sư Muội

© Thai NC.

Nguồn: Núi Ấn Sông Trà (21/12/2021)

nghi-lam-phim-tngh

Ảnh minh họa, © vnexpress.net

Chuyện bất đầu khoảng mười mấy năm trước khi tấu khúc Tiếu Ngạo Giang Hồ ra đời.

Có một ni cô đang tu hành tại cổ am nọ, bỗng một ngày có chàng thanh niên đi ngang qua phải lòng và bày tỏ mong cô hoàn tục, cùng y gá nghĩa trăm năm. Để chứng thực mối tình thâm trọng, chàng đã tự cạo đầu xuất gia thành một hòa thượng, hiệu là Bất Giới với thành ý nếu vì hai người yêu nhau Phật tổ có trách phạt thì phạt cả hai, không để cho một mình nàng gánh chịu. Tấm lòng thành đó đã chinh phục được trái tim ni cô giã từ cửa Phật trở lại hồng trần… Đọc tiếp

2

Em Tôi.

(Truyện ngắn “Em Tôi” Viết dựa theo cuộc đời và bài thơ “Bé” trong tập thơ “Đêm Tận Thất Thanh” của Phan Nhật Nam.)

© Lang Le.

Nguồn: Tập san Hợp Lưu. (20/04/22)

phan-nhat-nam-1964

Nhà văn Phan Nhật Nam thiếu uý Tiểu đoàn 7 Nhảy Dù 1964, © hopluu.net

Năm em lên ba, bố tôi bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ lên đường tập kết.

Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đã biết mình là người nam độc nhất trong gia đình, đã biết ẵm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc. Chín tuổi, tôi đã biết tắm rửa, thay áo thay quần cho em, cõng em đi chơi và dỗ cho em ngủ. Mỗi ngày, trời sập tối mẹ mới gánh hàng về, ba mẹ con ngồi ăn cơm bên ngọn đèn dầu, tôi và em hỏi han, an ủi mẹ. Mẹ kể cho chúng tôi nghe chuyện chợ búa như đang nói chuyện với người lớn, tôi ngồi nghe, nhìn đôi vai gầy của mẹ, nhìn mái tóc và đôi bàn tay khô của mẹ, mà thấy thương mẹ vô cùng.

Tôi phải bỏ học ở nhà hai năm để trông chừng em. Mẹ có một sạp bán rau cải ở chợ Cồn. Gọi là sạp chứ thực ra chỉ là một ô đất nhỏ, sáng mẹ ra đi thật sớm, lúc trời còn mờ sương, buổi trưa mẹ về nhà lo cho chúng tôi ăn, nằm nghỉ ít phút rồi trở dậy sửa soạn cho chuyến chợ chiều. Một tuần bảy ngày, mẹ đi đi về về trong nỗi cô đơn… Đọc tiếp @ Tập san Hợp Lưu.

3

Huyệt mộ của nền chuyên chế!

© Lược dịch từ The Weakness of the Despot by David Remnick and Stephen Kotkin; đã đăng rất nhiều trên truyền thông Anh ngữ. Trần Gia Huấn

dictator-putin

Ảnh minh họa, © danchimviet

Chuyên gia về Stalin đánh giá Putin, Nga và Phương Tây

Stephen Kotkin là một trong những học giả lão luyện về lịch sử Nga. Tác phẩm lừng danh của ông là bộ Tiểu sử Stalin ba tập: Tập I “Nghịch lý của quyền lực, 1878 – 1928” đã được giải Pulitzer, Tập II “Chờ đợi Hitler, 1929 – 1941”, và Tập III “Thế chiến II” và cái chết của Stalin vào 1953, và di sản của ông xuyên suốt thời Soviet. Kotkin là giáo sư lịch sử kiệt xuất đang dạy tại Đại học Princeton, Học viện Hoover, Đại học Stanford. Ông đã công bố nhiều nghiên cứu giá trị. Trong khi Kotkin nghiên cứu về nền công nghiệp kiểu Stalinist tại thành phố Magnitogorsk, Nga, ông đã đưa ra lời cảnh báo thật vô giá về chính quyền Putin, và cội nguồn văn hóa Nga.

Vừa rồi, có cuộc trò chuyện với Kotkin về Putin, về cuộc xâm lược Ukraine, về cách Âu-Mỹ đáp trả, và những gì sẽ xảy ra, bao gồm cả khả năng đảo chính tại Moscow. Cuộc trò chuyện đã được thu video, có chỉnh sửa lại cho phù hợp thời lượng, và đây là nội dung buổi trò chuyện đó… Đọc tiếp @ Đàn Chim Việt (28/09/2022)

Leave a comment