Jan-2023_w4

✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Jan 27, 2022

1

Kỷ Niệm Về Một Kịch Thơ Đêm Cuối Năm Xa Nhà

© Lê Nguyễn.

Nguồn: @ Thất Sơn Châu Đốc (2019)

trai-cai-tao-tay-ninh

Một lớp “học tập cải tạo” tại Tây Ninh, 1976. © Ảnh: Marc Riboud (Saigonnho)

Đã 43 năm rồi, mà hình ảnh kỷ niệm vẫn còn hiển hiện trong đầu mỗi khi Tết đến. Tết năm Bính Thìn đó (1976), chúng tôi chỉ mới xa nhà hơn 6 tháng, sau cái ngày 15.6.1975, xách ba lô đi trình diện theo thông cáo của Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn-Định: “mang theo tiền bạc và vật dụng đủ xài trong một tháng”. Giấc mơ một tháng tan biến dần theo thời gian, lụi hụi cái Tết xa nhà đầu tiên đã lù lù đến. Nó nặng nề, khắc khoải hơn cả 6-7 cái tết về sau, khi đã dày dạn kiếp tù.

Thời đó, người ta còn dành cà năm trời để thanh lọc từng trường hợp nên trong năm đầu tiên, chúng tôi còn được gọi là “học viên”, nơi giam giữ còn có tên “Trường 15 NV” ở Long Thành (NV: Nội vụ, tức trường trực thuộc Bộ Nội vụ), chứ chưa là trại.

Có thể nói trường HTCT Long Thành là nơi chứa chấp hầu hết “tinh hoa” của chế độ VNCH, gồm dân biểu, nghị sĩ, thẩm phán và công chức hành chánh từ Phó Ty, Phó Quận đến Phó Tổng thống (theo tinh thần thông cáo của UBQQ). Nhà tôi ở là nhà số 2 (hay A14) trong số hơn 10 dãy nhà, mỗi dãy chứa gần 300 người. Các viên chức có tên tuổi rải đều các nhà…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Chút ký ức sau 30.4.1975 (kỳ 1).

‎‎

    ❖ Về một con người khả kính của chế độ VNCH.

‎‎

    Chút ký ức sau 30.4.1975 (kỳ 2) – Gặp Hồ Hữu Tường.

    Những Năm Tháng Lưu Đày Và Cái Chết Của Cựu Hoàng Duy Tân.

    Trại ‘cải tạo’ của CSVN sau năm 1975 Henri Kissinger, “Sao chúng không chết phứt cho rồi.” (Why don’t these people die fast?)

2

Đài Loan, Việt Nam và chất bán dẫn

© RFA – Nguyễn Lê Tiến.

Nguồn: @ Cái Đình (Viewed 23/12/2022)

tsmc-logo

TSMC Logo. © Ảnh wiki

Tuần trước, Công ty TNHH Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) công bố tăng gấp ba lần quy mô đầu tư cho nhà máy sản xuất Chip tiên tiến ở Arizona, Hoa Kỳ. Tổng thống Biden đã đến thăm và khen ngợi. Nhân dịp này, RFA phỏng vấn Tiến sỹ Nguyễn Lê Tiến ở California, Hoa Kỳ. Ông du học tại Đại học Kỹ thuật Munich (TUM, Cộng hòa Liên bang Đức) từ 1970, nhận bằng tiến sỹ tại trường này năm 1980 ngành Quang bán dẫn, làm việc trong nhiều lãnh vực điện toán, đồng sáng lập các công ty như Spea (Đức, Computer Graphics), Vormetric (Mỹ, Data protection & security), Mobivi (Vietnam, Ví điện tử). Cuộc phỏng vấn xoay quanh bối cảnh chính trị quốc tế của ngành bán dẫn và Việt Nam.

1. Chất bán dẫn trong lịch sử công nghệ và tác động chính trị.

RFA: Ông đánh giá như thế nào về vị trí của chất bán dẫn cũng như Đài Loan trong cuộc “so găng” Mỹ Trung hiện nay? Tại sao chất bán dẫn lại quan trọng như vậy?

Nguyễn Lê Tiến: Thế giới thay đổi thật đáng chóng mặt, nó được định hình bởi ba cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Hai cuộc cách mạng trước đây, máy hơi nước (thế kỷ 19) và điện khí hóa (thế kỷ 20), chủ yếu là giúp đỡ con người trong việc “cơ bắp” thì cuộc cách mạng 3.0 mà tâm điểm là máy tính (computer) tập trung hỗ trợ “bộ não” của chúng ta. Cuộc cách mạng này dẫn tới cuộc cách mạng 4.0 ngày nay, ảnh hưởng cả “trí tuệ” con người.

Không có chất bán dẫn thì không có cách mạng máy tính. Lấy ví dụ một trong những máy tính đầu tiên, Eniac năm 1945. Người ta đã dùng nó để tính toán dự án bom khinh khí, tính quỹ đạo v.v.. Eniac có 18.000 bóng chân không, thêm các phụ kiện khác nó nặng đến 27 tấn! Ngày nay, cầm một chiếc smartphone, thí dụ như iPhone, tức ta đang cầm một máy tính có 15 tỷ bóng bán dẫn!

Đọc tiếp

Leave a comment