Apr-2023_w4

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: Apr 28, 2023

1

Kissinger’s Betrayal:
How America Lost the Vietnam War.

Giáo sư Stephen B. Young, “Sự phản bội của Henry Kissinger là nguyên nhân chính khiến Việt Nam Cộng hòa sụp đổ”

© Huyền Trân (Phỏng vấn GS Stephen B. Young).

Nguồn: © BBC (30/03/2023)

hinh-bia-sach-Kissingers-Betrayal

Kissinger’s Betrayal: How America Lost the Vietnam War. © amplifypublishinggroup.com

Dường như Henry Kissinger đã làm theo câu nói nổi tiếng của sử gia Thucydides (1), “The strong do what they can, the weak suffer what they must”, tác giả Stephen B. Young bình luận với BBC News Tiếng Việt.

‘Kissinger’s Betrayal: How America Lost the Vietnam War’ là quyển sách mới nhất của tác giả Stephen B. Young cho thấy cách nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Henry Kissinger đã phản bội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) thế nào qua những thỏa thuận bí mật với Liên Xô, Bắc Việt và Trung Quốc.

Ông Henry Kissinger, 99 tuổi là Ngoại trưởng Mỹ từ năm 1973 đến 1977, và trợ lý cho Tổng thống Mỹ Richard Nixon, sau đó là Tổng thống Gerald Ford trong các vấn đề an ninh quốc gia từ năm 1969 đến tháng 11/1975.

Quyển sách đề cập đến động cơ sâu xa của Henry Kissinger, từ sự không tin tưởng vào một chiến thắng cho Mỹ ở Việt Nam ngay từ ban đầu, đã không xem Việt Nam Cộng hòa có chủ nghĩa dân tộc…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Stephen B Young từng là phụ tá khoa trưởng tại Trường Luật Harvard và cộng tác viên nghiên cứu tại Chương trình Nghiên cứu Pháp lý Đông Á của Harvard, đồng thời là trưởng khoa và giáo sư luật tại Trường Luật Đại học Hamline. Ông là tác giả của Truyền thống Nhân quyền ở Trung Quốc và Việt Nam và đề xuất Cơ quan Quản lý Lâm thời của Liên Hợp Quốc tại Campuchia…

Stephen B. Young đã phục vụ trong chương trình Hoạt động Dân sự và Hỗ trợ Phát triển Nông thôn (CORDS) ở miền Nam Việt Nam với tư cách là phó cố vấn chương trình. Ông là tác giả của The Theory and Practice of Associated Power: CORDS in the Villages of Vietnam 1967-1972. Ông hiện là giám đốc điều hành toàn cầu của Caux Round Table for Moral Capitalism…

    ❖ Cuộc Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ (Giáo Sư Stephen B. Young – Nguyễn Vạn Hùng chuyển ngữ). Giáo Sư Stephen B. Young, Khoa Trưởng Đại Học Luật Khoa ở Bang Minnesota. Ông còn là một khuôn mặt được chính giới Hoa Kỳ biết đến qua những hoạt động của cá nhân ông, và qua những hoạt động của thân phụ ông vốn là một nhà ngoại giao tên tuổi của nước Mỹ. Ông Stephen B. Young đã làm việc ở Miền Nam Việt Nam trong thời chiến. Lúc đó, theo nhận định khách quan của ông sau khi cân phân lực lượng hai bên thì Miền Nam chắc chắn sẽ chiến thắng cộng sản miền bắc. Thế nhưng Miền Nam đã thua vào tháng 4. 1975… Đọc tiếp @ https://pdfcoffee.com (Viewed 05/04/23)

    ❖ Từ ‘Việt Nam Cộng hòa’ đến hòa giải dân tộc (Bùi Văn Phú).‎‎ Những ngày qua có thông tin Viện Sử học Việt Nam vừa cho phát hành bộ sử Việt gồm 15 tập, do Giáo sư Phan Huy Lê làm chủ biên, trong đó khi nói đến miền Nam từ năm 1956 đến 1975, những nhà viết sử đã dùng danh xưng đúng của mảnh đất này là “Việt Nam Cộng Hòa” chứ không còn gọi là “ngụy quyền Sài-Gòn…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Tháng Ba gãy súng – Cao Xuân Huy (1947-2010). Tôi không phải là một nhà văn, mà tôi chỉ là một người lính, lính tác chiến đúng nghĩa của danh từ, và những điều tôi viết trong quyển sách này chỉ là một câu chuyện, câu chuyện thật một trăm phần trăm được kể lại bằng chữ. Tôi viết những điều mà những thằng lính chúng tôi đã trực tiếp tham dự nhưng không ai viết lại, trong khi nhiều người đã viết về những chuyện chiến trường thì hình như chẳng có ai dự…

Thân mời đọc hay tãi về máy tác phẩm “Tháng Ba gãy súng” của Cao Xuân Huy @ TẠI ĐÂY

Lưu Ý: Không cần phải “Log In” với DropBox, đóng log-in window, sách dưới dạng PDF sẽ hiện ra, để đọc sách hay tãi về máy click “Download” button ở trên góc trái cạnh Dropbox Logo. Thân mến (NnQ).

    ❖ Nên hiểu thế nào về hiện tượng Kissinger (Nguyễn Quang Dy). Cũng như nhiều người khác, tôi đã từng ngưỡng mộ Henry Kissinger với các tác phẩm kinh điển như “Ý nghĩa của Lịch sử” (the Meaning of History, 1950) và (“Một Thế giới được Phục hồi” – A World Restored, 1957). Nhưng sau khi thấy rõ những gì ông ấy đã làm trong chiến tranh Việt Nam và nội chiến Bangalis☆, tôi đã phải nhìn nhận lại. Kissinger đúng là một cây đại thụ trong lịch sử ngoại giao Mỹ đã từng làm đảo lộn thế giới, nhưng bàn tay ông ấy đã nhúng chàm diệt chủng (genocide). Sẽ nguy hiểm và ảo tưởng nếu người ta nghe theo ông ấy với trò chơi realpolitik để một lần nữa làm đảo lộn thế giới (in reserse)…    Đọc tiếp @ NnQ

    ❖ Richard Nixon Và Henry A. Kissinger Ngày 6 tháng 10 năm 1972 (“Richard Nixon and Henry A. Kissinger on 6 October 1972,” Conversation 793-006 (PRDE Excerpt A), Presidential Recordings Digital Edition (Fatal Politics, ed. Ken Hughes – Charlottesville: University of Virginia Press, 2014). Vào một ngày trước khi Cố vấn An ninh Quốc gia Henry A. Kissinger bay tới Paris để tham gia vòng đàm phán then chốt, trong đó Bắc Việt đồng ý giải quyết Chiến tranh Việt Nam theo các điều khoản của Tổng thống Richard M. Nixon, hai người đã có một cuộc thảo luận thẳng thắn gay gắt tại Phòng Bầu dục. Văn phòng liên quan đến tác động mà các điều khoản của họ sẽ có đối với miền Nam Việt Nam. Ngay trước cuộc trao đổi tiếp theo, Nixon đã hỏi Kissinger liệu ông đã đọc bản ghi chép của cuộc họp ngắn về những điều khoản này mà Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Alexander M. Haig Jr. đã trao cho tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu chưa… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ The Final Collapse. Trân trọng giới thiệu đến bà con “Xóm nhà lá” quyển “Những Ngày Cuối Của VNCH – ĐT Cao Văn Viên”    @ TẠI ĐÂY (Viewed 30/03/23)

    ❖ Thân mời bà con đọc thêm tác phẩm “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975 – Phạm Huấn, định dạng PDF @ TẠI ĐÂY

2

30 tháng 4, 75 và cụ Nguyễn Văn Huyền.

© Vũ Ánh.

Nguồn: © Bienxua (12/05/2017)

pho-tt-VNCH-NguyenVanHuyen

Phó Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Huyền. © Ảnh wiki

Lần chót tôi gặp cụ là vào khoảng 7 giờ tối ngày 28 tháng 4, 1975. Từ 8 giờ sáng ngày hôm đó, với tư cách là Phó Tổng Thống của “Big Minh,” cụ được giao nhiệm vụ vào trong trại Davis ở khu Tân Sơn Nhất, trụ sở của Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên, để theo lời cụ, thương lượng với viên tướng độc nhãn Việt Cộng Hoàng Anh Tuấn, hầu tránh một cuộc đổ máu vô ích. Lúc xẩm tối 28 tháng 4, khi vừa từ đài truyền hình THVN-9 trở về thì nhận được điện thoại của Tổng Trưởng Thông Tin Lý Quí Chung là phải chuẩn bị để đón tiếp Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền và chuẩn bị sẵn một phòng vi âm để thu thanh hiệu triệu của cụ Huyền. Lý Quí Chung cho biết là cụ Huyền sẽ từ Tân Sơn Nhất đi thẳng về đài.

Tôi ra lệnh cho câu lạc bộ chuẩn bị sẵn một số khăn ướp lạnh và nước uống cho cụ trước khi cụ vào phòng vi âm, rồi gọi trưởng ban an ninh cho khám xét an ninh phòng vi âm B, tức là phòng vi âm chỉ để đón tiếp các khách VIP. Khoảng 10 phút sau, một toán an ninh từ Phủ Thủ Tướng sang để duyệt lại lần chót về an ninh trước khi cụ Huyền tới.

Vào khoảng thời gian đó, sức khỏe của Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền đã xuống rất nhiều. Trước đây, khi còn làm Chủ Tịch Thượng Nghị Viện, mỗi khi lên các bậc thềm ở trụ sở Hội Trường Diên Hồng hay cửa trước Dinh Độc Lập, cụ mới cần người dìu lên. Nay đi đâu cũng phải có người dìu…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Luật sư Nguyễn Văn Huyền (1911-1995) được xem là thành viên của Lực lượng thứ ba, nhóm trí thức dân tộc thời Việt Nam Cộng hòa. Là người Công giáo thuần thành, ông nổi tiếng là người đạo đức, thanh liêm, dù khi quyền cao chức trọng vẫn sống đời sống khổ hạnh. Suốt sự nghiệp chính trị, ông không dính tới bất cứ một vụ tai tiếng nào về tiền bạc hay đạo đức chính trị hoặc đối xử tệ hại đối với các đồng viện hoặc đối với những người bất đồng quan điểm. Chính vì vậy, dù có tính cách ôn tồn, nhẹ nhàng, nhưng ông vẫn có uy tín và ảnh hưởng lớn đến những người xung quanh…

… Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông cũng như các thành viên khác của chính phủ tướng Dương Văn Minh, đều không bị đưa đi cải tạo nhưng vẫn sống trong tình trạng quản thúc. Dù một số người sau đó đã được phép ra nước ngoài, nhưng ông vẫn ở lại Việt Nam và ông sống thầm lặng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông từng được mời tham gia Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, Mặt trận Tổ quốc Trung ương nhưng ông đã từ chối vì lý do sức khỏe kém. Mãi đến những năm cuối đời, ông nhận lời mời của người bạn cũ Nguyễn Hữu Thọ tham gia Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và với sự giới thiệu của ông Nguyễn Hữu Thọ, ông trúng cử Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông mất năm 1995 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 84 tuổi…

    ❖ Những Ngày Cuối Tại Sài Gòn Của TT Nguyễn Văn Thiệu (Vương Hồng Anh).‎‎ Theo hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ xuất bản, sau khi quân VNCH triệt thoái khỏi Cao nguyên và các tỉnh duyên hải Miền Trung (từ Quảng Trị đến Khánh Hòa), ngày 2/4/1975, suốt trong cuộc họp thường kỳ Thượng Viện VNCH, các nghị sĩ đã ra 1 nghị quyết và tổ chức bỏ phiếu với kết quả 42 phiếu thuận và 10 phiếu chống, trong đó các nghị sĩ cho rằng TT Thiệu phải chịu trách nhiệm về tình hình suy sụp bấy giờ và đòi ông phải từ chức để lập chính phủ mới… Đọc tiếp @ vietbao.com (06/10/2001)

   ❖ Vận Động Ngoại Giao Cuối Cùng Trước Ngày 30-4-1975 – (Trần Gia Phụng). Trong cuộc chiến 1954-1975 giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Bắc Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa ở Nam Việt Nam, khi tình hình càng ngày càng căng thẳng và bất lợi cho Nam Việt Nam, thì Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, một nước cộng sản, mở cuộc vận động ngoại giao nhằm tránh sự sụp đổ của Nam Việt Nam. Đây là một diễn biến khá bất thường, nên để tìm hiểu việc nầy, xin quay trở lại chủ trương ngoại giao của CHND Trung Hoa từ năm 1954 về vấn đề Đông Dương…

… Trong nội bộ khối cộng sản quốc tế, sau khi Stalin chết năm 1953, hai bên CHND Trung Hoa và Liên Xô bắt đầu tranh chấp nhau, rồi sau đó vào tháng 3-1969, quân đội hai nước thực sự đánh nhau tại vùng sông Ussuri (Ô Tô Lý), một phụ lưu của sông Amur, ở biên giới phía đông bắc Trung Hoa, nên hai bên càng thêm đố kỵ nhau…

Trong trường hợp Bắc Việt Nam thành công ở Việt Nam, CHND Trung Hoa có thể sẽ lâm vào thế hai đầu gặp địch: Liên Xô ở phía bắc, cộng sản Việt Nam ở phía nam. Vì vậy CHND Trung Hoa ra sức vận động nhằm giữ cho Việt Nam Cộng Hòa ở Nam Việt Nam khỏi sụp đổ, để cầm chân Bắc Việt Nam. Đồng thời CHND Trung Hoa bắt đầu thay đổi thái độ đối với Hoa Kỳ.(George J.Veith, p.555-556.)

… Trong khi đó, quốc hội Hoa Kỳ cắt giảm tất cả những chi phí quân sự ở Đông Dương từ tháng 01-1973. (Richard Nixon, No more Vietnam, London: W.H.Allen, 1986, p.169-170) Viện trợ Hoa Kỳ giúp Việt Nam Cộng Hòa xuống đến độ chỉ đủ cung ứng một nửa nhu cầu của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. (Cao Văn Viên, Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa (Nguyên bản: The Final Collapse, Nguyễn Kỳ Phong dịch, Vietnambibliography, 2003, p. 83-85.) Quân đội Việt Nam Cộng Hòa thiếu phương tiện chiến đấu, nhứt là xăng dầu, đạn dược… nên cuối cùng đành phải buông súng.

Tóm lại, trước ngày 30-4-1975, hai nước CHND Trung Hoa và Pháp vì những quyền lợi riêng tư, đã mở những cuộc vận động ngoại giao quốc tế để tránh sự sụp đổ của chính thể Việt Nam Cộng Hòa ở Nam Việt Nam. Tuy nhiên, những cố gắng của hai nước nầy đã quá trễ, nên cuối cùng đều thất bại… Đọc tiếp @ https://vietbao.com (14/04/2023)

    Hà Nội vẫn chưa đủ niềm tin cởi trói báo chí (Vũ Ánh).‎‎

    ❖ Vài suy nghĩ về “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức (Vũ Ánh).‎‎

3

Huyền Trân Công Chúa

© Lâm Thụy Phong.

Nguồn: © petruskyaus.net (Viewed 07/04/23)

den-tho-cong-chua-HuyenTran

Điện thờ Huyền Trân Công Chúa tại Huế © wiki.

Lần đầu tiên tôi nghe tên Huyền Trân công chúa là lúc tôi còn rất nhỏ, chưa học một chữ i tờ nào hết. Tôi về Long Xuyên chơi với bác hai, anh ruột của ba tôi.

Nhà bác ở trung tâm thành phố, công trường Trưng Nữ Vương. Đối diện với rạp hát Minh Hiển, nơi mà các gánh cải lương ghé về diễn xuất.

Tôi không để ý nhiều về nghệ thuật đờn ca xướng hát cổ truyền này. Tôi chỉ khoái phim cao bồi bắn súng rầm rầm, rút chậm thì chết, móc lẹ thì sống, mà bắn trật cũng tan đời chăn trâu. Hay là Zorro, bịt mặt, cởi ngựa làm hiệp sĩ, giữa đường thấy chuyện bất bình nhảy vô. Hoặc các phim Charlot làm tôi cười muốn té xuống ghế.

Đọc tiếp… https://petruskyaus.net

Leave a comment