Aug-2023_w4

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: Aug 25, 2023

1

Nghề Trang Điểm Tử Thi Tại Mỹ.

© Khuyết Danh (Trần Văn Giang ghi lại)

Nguồn: hung-viet.org (18/07/22)

Air_Casketed_remains

Shipping to and from Vietnam. © Ảnh ritual-services.

Lời giới thiệu.

U2 (You TOO! There is No exception to the rule!) Mời quý vị đọc câu chuyện (hay hành trình?) của những người tị nạn cộng sản còn “may mắn” (?) có cơ hội được “trang điểm” thêm một lần trước khi lên “chuyến xe hoa” cuối cùng của cuộc đời về miền miên viễn!? Mà kể ra thì nghề nào cũng có cái khổ của nó, chẳng riêng gì nghề “Mortician!”

Trở thành Chuyên viên (“thợ”) trang điểm đã khó, trở thành Chuyên viên trang điểm cho người chết (“Mortician”) lại còn khó hơn gấp nhiều lần. Bởi vì, làm cho người chết trở nên tươi tắn, hồng hào như đang nằm ngủ là cả một nghệ thuật… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Thấy Bóng Thiên Đường Cuối Trời Thênh Thang (TVG).‎‎

“Xin cho một người vừa nằm xuống
Thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang…”

(Lời bài hát “Cho Một Người Nằm Xuống” – của TCS)

Tôi không biết là người chết có “thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang hay không,” nhưng những người thân còn sống thì phải lo làm đám tang sốt vó, đứng ngồi ngủ không yên, gần thấy… “thấy bóng ông bà ông vải…”

Hiển nhiên “Chết” chưa phải là hết… Và “Chết” có phải là sự “Bắt đầu” của một cuộc hành trình mới hay không (?) còn tùy vào lòng tin của mỗi người trong chúng ta. Chết là “Hết” (the End) hay “Bắt đầu” (the Beginning) thì như Cố Thủ tướng Anh, ông Winston S. Churchill đã có nói rằng, “… Now this is not the end. It is not even the beginning of the end. But it is, perhaps, the end of the beginning.”   Đọc tiếp @ vietbao.com

    ❖ “Đăng Cáo Phó” Tôi đã vào tuổi thất tuần, về hưu đã vài năm. Thỉnh thoảng trong giờ nhàn rỗi, vẫn giở vài trang báo Việt Ngữ ra đọc cho qua ngày tháng. Tôi để ý đã có một sự thay đổi lớn trong sở thích của cá nhân tôi. Đó là: Tôi không còn quan tâm nhiều về lập trường chính trị của đảng Cộng hòa, Dân chủ, vấn đề tranh cãi “Phá Thai” hay phong trào “Black Lives Matters…” ngay cả tình hình kinh tế thị trường chứng khoán trồi sụt (“tiền liền khúc ruột!”) mà tôi lại thích đọc, và đọc rất kỹ các trang Cáo phó của các báo Việt Ngữ (!)

Nhà báo Bùi Bảo Trúc lúc còn sinh tiền đã viết đại khái là ông ta thích đọc trang Cáo phó “vì vui thấy mình còn sống (chưa chết!)…” Riêng tôi, trang Cáo phó trên báo, nếu đọc cho kỹ, sẽ thấy rất nhiều đều thú vị có thể học hỏi được; để rồi khi hữu sự, cứ như thế mà làm theo y chang (“cóp-pi” nguyên con!?); hay cũng để tránh “không nên làm tương tự như vậy” vì coi có vẻ “ốt dột” lắm kìa!   Đọc tiếp @ haingoaiphiemdam

    ❖ Tuyển Tập “Sẽ Có Một Ngày – TVG” Tác giả Trần Văn Giang vừa ấn hành tuyển tập mới – tác phẩm “Sẽ Có Một Ngày” với 33 chương, trong đó hầu hết là các bài viết của ông, phần còn lại là một số bài sưu tầm liên hệ tới các vấn đề ở quê nhà. Sách dày 320 trang, nêu lên cái nhìn từ một nhà văn hải ngoại, băn khoăn trước những sụp đổ giá trị văn hóa ở quê nhà, bày tỏ các suy nghĩ và phê phán về các hiện tượng xã hội tại Việt Nam…   Đọc tiếp @ nongnghiephaingoai

    ❖ Lòng trần còn tơ vương khanh tướng. Về hưu, chữ nghĩa của tài tình của “vi-xi” bây giờ gọi là “nghỉ hưu?”, là nghỉ làm việc, không còn tiếp tục làm công việc hàng ngày để kiếm lương bổng, lợi tức cần cho đời sống nữa. Về hưu có thể là trường hợp đã đáo hạn tuổi đời (“standard retirement age”); hoặc đã đi làm việc đủ số thời gian như luật định (“accrued time of working”) để được hưởng tiền phụ cấp hưu trí; Có người lại về hưu ngang (“early retirement”), ngay từ lúc còn trẻ, không kể gì tuổi tác vì đã có khả năng làm dư ra một số tiền lớn đủ để tự sống một cách thoải mái mà không cần gì đến tiền hưu trí; các anh chàng chơi thể thao chuyên nghiệp hay làm chuyện này… Đọc tiếp @ vietbao.com

2

Sen Người – Sen Ta.

© Mai Thanh Truyết.

Nguồn: Petrusky Úc Châu. (Viewed 19/08/23)

hoa-sen

Bông Sen. © Ảnh petrusky.net.

Tôi chọn hoa sen cho những suy nghĩ trong ngày Lễ Xá Tội Vong Nhân vì hoa sen không bị ô nhiễm bởi môi trường xấu, do đó, cho dù có can qua bao nhiêu phong ba bão táp hiện tại, hoa sen Việt Nam sẽ có ngày vượt thoát và nở rộ trên quê hương.

Hôm nay đúng ngày Rằm Tháng Bảy, tôi quyết định ngừng tất cả mọi sinh hoạt trong 7 tháng qua năm Quý Tỵ để tự chiêm nghiệm lại chính mình. Trước hết, xin cám ơn Trời Đất, Tổ Tiên đã cho tôi còn sáng suốt, năng động, còn trí tuệ để chuyển tải những thông tin cần thiết qua bài viết, paltalk (*), internet, phỏng vấn trên truyền thanh, truyền hình khắp nơi đến bà con bên nhà.

Xin Cám Ơn tất cả.

Ngay từ giờ phút đầu tiên của Ngày Lễ Xóa Tội, tôi đã nghĩ gì?

Xin thưa, tôi đã nghĩ đến bông sen.

Tại sao tôi dùng chữ “bông” mà không dùng chữ “hoa”. Vì một lẽ rất dễ hiểu, tiếng “bông” là tiếng nói má tôi dạy lúc đầu đời, và tôi cũng biết tiếng “hoa” dùng trong văn chương có vẻ “văn hoa” hơn (?)… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

(*) Paltalk Paltalk is a proprietary video group chat service that enables users to communicate by video, Internet chat, or voice. It offers chat rooms and the ability for users to create their own public virtual chat room…

(*) Heat-producing flowers. Hoa của một số cây tạo ra đủ nhiệt để tăng nhiệt độ của chúng lên tới 35°C so với nhiệt độ không khí. Ba loài đã được chứng minh là điều chỉnh nhiệt độ của hoa trong một phạm vi hẹp bằng một cơ chế sinh lý chưa biết làm tăng tốc độ sinh nhiệt khi nhiệt độ không khí giảm. Thực vật sinh nhiệt chỉ xuất hiện trong các họ cổ xưa của thực vật có hạt (ancient families of seed plants) và dường như đã tiến hóa cùng với các loài bọ cánh cứng thụ phấn. Vì nhiều loài bọ cánh cứng cần nhiệt độ cơ thể cao để hoạt động nên môi trường ấm áp bên trong những bông hoa điều nhiệt có thể là phần thưởng tràn đầy năng lượng trong lúc hút nhụy hoa (Authors: Roger S Seymour, Paul Schultze-Motel @ scholar.google.com.au)

Ghi chú (*):
    – Roger S. Seymour, BA, Ph.D. Is Associate Professor of Zoology (University of Adelaide).
    – Paul Schultze-Motel, Ph.D. Is Postdoctoral Research Associate (University of Adelaide).

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

   ❖ Mưa Sài Gòn… Thành phố Sài Gòn trước kia có cung cách xây dựng, kiến trúc, cũng như quy hoạch phát triển thành phố (urbanization) dựa trên dân số khoảng nửa triệu dân vào những năm 50 của thế kỷ trước. Cầu cống và kinh rạch thoát nước dự trù giải quyết cho lượng nước mưa độ 2000mm/năm được điều tiết thẳng vào sông Sài Gòn chỉ sau một thời gian ngắn ngưng đọng ở những vùng thấp hơn mặt biển.

Ngày nay, với dân số ước tính trên 8 triệu, với diện tích xây dựng khu dân cư và đường xá chằng chịt thiếu hệ thống hóa khiến cho dòng chảy của mưa bị ngăn chận trong nhiều khu vực trước khi đổ ra sông Sài Gòn. Hệ thống cống rãnh không được nới rộng hay sửa chữa ở những vùng nội thành và ngoại ô trước khi trở thành khu đô thị; từ đó chuyện ngập lụt đường phố sau mỗi cơn mưa là câu chuyện “hằng ngày ở huyện…”  Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖Về Thăm Bidong trong mùa Vu Lan … Cúi xin Tam Bảo từ tôn, đem pháp mầu mật ngôn tiếp độ: Hết thảy được thọ Vô giá Cam lồ Pháp thực, được nghe Kinh pháp Vãng sinh Tịnh độ! Cung thỉnh các chúng cô hồn, vong hồn, oan hồn… Nương nơi pháp lực Diện Nhiên Vương Bồ Tát, theo đến pháp đàn nghe kinh thọ thực, thoát khổ luân hồi…

Lời kinh cầu não nề ai oán theo gió đưa rờn rợn, làm nổi gai trên da và trĩu nặng mi mắt. Những cánh hoa tưởng niệm ném xuống mặt biển mênh mông, những chiếc bong bóng màu thả lên bầu trời cao rộng như một biểu tượng siêu thoát. Những giọt nước mắt tiếc thương, những khuôn bồi hồi xúc động. Một vành khăn tang trắng ai đó thả trôi theo lượn sóng tàu…   Đọc tiếp @ Ong3A Blog

    ❖ Viện Đại Học Cao Đài và chúng tôi: Một duyên tình dang dở (GS. Nguyễn Văn Trường – GS. Mai Thanh Truyết). Trong cái nhìn giới hạn của chúng tôi thì Viện Đại Hoc Cao Đài được thành lập do sáng kiến của quí vị Thời Quân, nói riêng, Ngài Khai Đạo, và ông Bảo Học Quân trong ban thế đạo. Viện khởi đầu dự trù: một Phân khoa Nông Lâm Súc và một phân khoa Thần Học. Trên thực tế, Viện có thêm phân khoa Sư Phạm…

Về Phân Khoa Thần Học (theology), vì không là tín đồ, và cũng chưa là tín đồ nên chúng tôi hoàn toàn dốt. Cả hai phân khoa Nông Lâm Súc và Sư Phạm đều có hai cấp, mỗi cấp là hai niên học. Chương trình học được soạn thảo dựa trên cơ sở chương trình các Trường Nông Lâm Súc và Sư Phạm Sàigòn, nói cách khác là theo những tiêu chuẩn quốc gia…   Đọc tiếp @ Facebook

    ❖ Suy Niệm Về Sự Chết Nhân Tháng Các Linh Hồn. Chúng ta sắp bước vào tháng 11 là tháng mà toàn thể Giáo hội dùng và nhắc cho chúng ta nhớ cầu nguyện cho Các đẳng Linh hồn. Thành thử thiết tưởng đây là dịp để chúng ta cùng nhau suy niệm về sự chết…   Đọc tiếp @ Mai Thanh Truyết Blog

Thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại kỳ sau. NNQ

Leave a comment