July-2023_w4

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: July 28, 2023

✵✵✵✵✵✵

1

Âm Tính Trong “Kiếm Ma Inazuma”.

© Posted by Ha Nhan – Nhan Tử Hà.

Nguồn: © QGHC Úc châu. (June/2023)

dao-duc-kinh

Ảnh minh họa, © qghc Aus.

Thôi em nhé mình về cố quận
Uống thiên thu thấp thoáng trời xa
Thở hư không chìm trong huyền tẫn
Cười thơ ngây ẩn dưới trăng tà.

Có thể nói, không có cái gì sáng tạo bằng cái Không. Cho nên, Đạo Đức Kinh (1) mới nói ở chương I, câu B:

“Vô danh thiên địa chi thỉ ;
Hữu danh vạn vật chi mẫu.”

(Không tên là gốc của Trời Đất, có tên là mẹ của vạn vật).

Nói cách khác là “Hữu sinh ư vô.” (“Có” lại từ “Không” mà sinh ra.) Nhà Phật còn đi xa hơn nữa khi Long Thọ nói rằng:

“Dĩ hữu không nghĩa cố
Nhất thiết pháp đắc thành
Nhược vô không nghĩa cố
Nhất thiết tắc bất thành”
(2)

Nghĩa là:

Vì do có Tánh Không
Nên mọi pháp đều thành.
Nếu không có Tánh Không
Các pháp đều chẳng thành
… Đọc tiếp @ QGHC Úc châu.

    (*) Đạo Đức Kinh. Đạo Đức Kinh là quyển sách do Lão Tử viết ra vào khoảng năm 600 TCN. Theo truyền thuyết thì Lão Tử vì chán chường thế sự nên cưỡi trâu xanh đi ở ẩn. Ông Doãn Hỷ đang làm quan giữ ải Hàm Cốc níu lại ‘nếu ngài quyết đi ẩn cư xin vì tôi để lại một bộ sách!’ Lão Tử bèn ở lại cửa ải Hàm Cốc viết bộ ‘Đạo Đức Kinh’ dặn Doãn Hỷ cứ tu theo đó thì đắc đạo. Do đó, Đạo Đức Kinh còn được gọi là sách Lão Tử… Thân mời đọc tác phẩm này @ TẠI ĐÂY (Viewed 20/07/2023 NNQ)

    (*) Vua Oedipus. Oedipus, trong thần thoại Hy Lạp, vua của Thebes, người đã vô tình giết cha mình và kết hôn với mẹ mình. Homer kể lại rằng vợ và mẹ của Oedipus đã treo cổ tự tử khi sự thật về mối quan hệ của họ được biết đến, mặc dù Oedipus dường như vẫn tiếp tục cai trị tại Thebes cho đến khi ông qua đời. Trong truyền thống hậu Homeric, quen thuộc nhất từ Oedipus Rex của Sophocles (hoặc Oedipus Vua) và Oedipus tại Colonus (viewed 20/07/23)… Nguồn @ britannica.com

    (*) Anh em nhà Karamazov là tác phẩm cuối cùng của Fyodor Dostoevsky. Thoạt nhìn Anh em nhà Karamazov là cuốn tiểu thuyết về đề tài gia đình về loại gia đình ở đó không có những mối quan hệ trong sạch vững chắc không có nền móng đạo lý và tan rã trong hoàn cảnh của một xã hội đang băng hoại. Dostoevsky đã viết tác phẩm lớn nhất của ông về tình trạng hỗn loạn xã hội này, về sự tìm kiếm ‘ý nghĩa của tồn tại’ ở những con người đại diện cho các thế hệ thuộc quá khứ, hiện tại và tương lai của nước Nga… Nguồn @ vanthoconggiao.net (Viewed 20/07/2023)

    (*) Câu Chuyện Dòng Sông – Hermann Hesse (Dịch giả: Phùng Khánh & Phùng Thăng). Câu chuyện dòng sông là cuốn tiểu thuyết mang tính cách ngôn của Hermann Hesse kể về hành trình tâm linh của một người Ấn Độ tên là Siddhartha trong thời đại của Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Đây là tiểu thuyết thứ chín của Hesse, được viết bằng tiếng Đức, trong một ngôn ngữ đơn giản nhưng có vần điệu… Thân mời đọc tác phẩm này @ hoavouu.com (Viewed 20/07/2023 NnQ)

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NNQ sưu tầm).

    ❖ Tiêu Phong – bi kịch của một anh hùng. Hư Trúc là bóng dáng của quá khứ như tồn tại trong ý thức chung của mỗi con người, một hành trình từ tuổi thơ ấu vô tư, trong sáng bước vào đối diện với những trắc trở, hệ lụy, và cả những tai hoạ của cuộc đời; là cái ngưỡng ban đầu được giới thiệu với tính dục, của sự khổ đau đến từ thế giới bên ngoài… Tiêu Phong, anh ta chính là biểu hiện cho hiện tại của con người trưởng thành, con người làm đối tượng lý giải và cảm xúc cho tất cả tư duy loài người. Ý nghĩa lớn lao nhất của nó đối với tư tưởng chính là ở chỗ những khổ đau, mâu thuẫn, và tai họa – những điều đã trở thành đồng nghĩa với sự hiện hữu, ý thức, cũng như sinh lực của nó. Hành trình của nó là một sự bế tắc, là cái vòng vô vọng khép kín muốn giải thoát khỏi chính mình, như con rắn Ouroborous cố tự nuốt đuôi mình vậy… Đọc tiếp @ Tạp chí Da Màu

    ❖ Nổi loạn. Chẳng biết tự bao giờ, con người cứ muốn nổi loạn. Nổi loạn để thành thoát khỏi kiếp vượn, nổi loạn để đứng bằng hai chân, nổi loạn để thoát khỏi đời sống săn bắn hái lượm, nổi loạn để thoát khỏi đời sống chiếm hữu nô lệ, nổi loạn để thoát khỏi chế độ phong kiến áp bức bất công. Mới đây, trong chuyên đề đồng tính trên tạp chí Da Màu, nhà văn Đặng Thơ Thơ cũng đã trình bày một pho nhật ký nổi loạn chống lại nền luân lý xã hội truyền thống, cụ thể là nền luân lý Kitô đã đè nặng trên đầu trên cổ con người suốt hai ngàn năm nay… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Con Cá Mắc Cạn. Ngày xưa có một người lính thú:
Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu vai mang súng dài.
Một tay thì cấp hỏa mai,
Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền.
Thùng thùng trống đánh ngũ liên,
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa…

Đi ngược dòng sông vài ngày rồi lên bộ lẽo đẽo vượt suối, rồi lại xuống thuyền ngược dòng sông, rồi lại lên bộ, cứ như thế ròng rã một tháng trường mới tới nơi đồn trú. Đó là miền biên giới có thác chảy ào ào suốt ngày đêm, có núi chập chùng cao ngất chắn mất đường về. Dọc theo ngọn nguồn con sông chảy xiết là những khu rừng già âm u nhiều rắn độc, nhiều thú dữ.

Đau đớn thay cho người lính thú. Anh phải ở đây ba năm, ba năm dài những lo âu, thương nhớ. Bất trắc có thể xảy đến hàng ngày khiến anh bỏ thây nơi rừng núi hùng vĩ nhưng hiểm độc này. Anh mà ngã xuống chỉ một chiếc lá nhỏ cũng đủ phủ thây anh vì thân anh sẽ rữa nát trước chiếc lá để rồi mất tích vào đám bùn đen ẩm thấp dưới rừng. Đêm đến anh ngủ, những hình ảnh khủng khiếp đó ùa đến cùng tiếng thác nước để uy hiếp linh hồn anh. Ba năm… ba năm dài… Đọc tiếp @ Quốc Gia Hành Chánh Úc Châu

    ❖ Ngã và Vô Ngã. Đọc Darwin, tôi thấy thích thú vì những phát hiện mới mẻ của nhà khoa học, nhưng buồn vì cảm thấy mình hoàn toàn… vô nghĩa. Trong cuộc t(b)iến hóa này, không có tôi, cũng không có chúng ta. Chỉ có sự sống và một diễn trình vô cùng tận. “Darwin đã hàm ý rằng con người chỉ là một trong những sinh vật đã trải qua một quá trình tiến hóa từ những chủng loại tiền sinh khác cũng không khác gì bất cứ con thú nào khác đã từng sống trên địa cầu nầy.” Mỗi một con người = con người = loài người. Và nằm trong dòng sinh diệt miên man cùng với muôn loài. Riêng mà rất chung. Đọc Darwin, tôi cảm thấy mình đâm ra…vô ngã! Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Đường Tăng. Đêm cuối cuộc trường chinh đầy gian khổ, ngày mai vào yết kiến Như Lai để lên kiếp Phật. Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được. Suốt cuộc đời tâm nguyện tới cõi này, giờ đây khi sắp trút bỏ kiếp người, ông bỗng thấy lòng day dứt.

Nhiều ngày nay, thân thể Đường Tăng đã rã rời, đầu óc đầy mộng mị, tay biếng lần tràng hạt. Tâm linh như muốn níu chân dừng lại. Máu ông nhức nhối thấm lần cuối qua tim, cứa vào quá khứ đau xé. Ông nhớ tới những người sinh thành ra mình. Tinh cha, huyết mẹ tạo nên mà bao nhiêu năm nay ông không một lần thắp hương, không một lần nhắc nhở. Chặng đường dài tới đất Phật khiến trái tim ông dần chai sạn. Ông đã quá nhiều lần phải lạy lục, cầu khẩn các thần thánh lớn bé, đã quá nhiều lần giẫm đạp lên xác máu yêu ma xa gần, chỉ với một mục đích: “mau thành chính quả…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Giọt nước nghiêng mình (GS Nguyễn Văn Sâm). Ni sư đưa tay lượm vài cánh bông rơi rụng trên bàn bỏ vô dĩa đựng tách trà, ngó thẳng vô mặt người khách nữ, nói như khuyên giải: “Tiểu bang nầy lắm mưa, nhiều khi một mình ngồi ngó mưa rơi, ni nghĩ rằng từng giọt mưa là từng linh hồn con người nghiêng mình rớt xuống để nhập làm một với Đại Ngã là sông, biển. Chết là giai đoạn hủy xác, hồn về lại nơi phát sinh. Chết sống chỉ là những giai đoạn du hành rong chơi của tiểu linh hồn…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

2

Đông Nam Á trong mắt Trung Quốc.

Miến Điện, eo biển Malacca và Biển Đông.

© Nguyễn Lương Hải Khôi.

Nguồn: © usvietnam – oregon uni (May/2023)

eo-bien-Malacca

Eo biển Malacca. © vnexpress.

(Eo biển Malacca là một điểm yết hầu kết nối Ấn Độ Dương và Biển Đông. Căn cứ quân sự của Ấn Độ nằm trên chuỗi đảo Andaman và Nicobar ở cửa phía tây của eo biển. Ở cửa phía đông, trên Biển Đông, Trung Quốc đã xây các căn cứ quân sự khổng lồ trên các đảo nhân tạo ở đá Xu Bi và đá Chữ Thập. Ảnh Google Map, chú thích và minh hoa của tác giả)

Có những góc nhìn cho rằng Trung Quốc là bên thua cuộc trong cuộc đảo chính tại Miến Điện. Lập luận này dựa trên những tuyên bố ngoại giao của Trung Quốc, tuyên bố của những học giả Trung Quốc và những cảm xúc chống đối và nghi kỵ Trung Quốc trong xã hội dân sự Miến Điện và thậm chí trong cả một số lãnh đạo quân đội.

Tuy nhiên, nếu xét từ góc độ lợi ích địa chính trị, giới quân sự Miến Điện hiện đã bước vào tình thế cần Trung Quốc. Cuộc đảo chính và việc đàn áp đẫm máu người biểu tình hiện nay có thể thay đổi bàn cờ địa chính trị ở châu Á, đem lại lợi thế to lớn cho Trung Quốc… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Nguyễn Lương Hải Khôi nhận bằng tiến sỹ triết học tại Đại học Nihon, Tokyo, Nhật Bản năm 2014, giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm TpHCM từ 2005, research fellow tại Đại học Nihon (2008), Đại học Hiroshima (2015), Đại học Johns Hopkins (2017), hiện là research fellow tại Viện Nghiên cứu Toàn cầu (Global Studies Institute), Thư ký Tòa soạn của Tạp chí US Vietnam Review, Đại học Oregon.

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    (1) ❖ Phần Lan hóa là gì? (The Economist, Biên dịch: Phan Nguyên – 14/02/2022.). Khi châu Âu dần chia thành hai khối đối lập do Mỹ và Liên Xô dẫn đầu vào buổi bình minh của Chiến tranh Lạnh, Phần Lan có một vị thế đặc biệt. Mặc dù chống lại một cuộc xâm lược toàn diện của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nước này đã buộc phải nhượng lại những vùng lãnh thổ rộng lớn, chi trả bồi thường và cho hợp pháp hóa Đảng Cộng sản Phần Lan. Trong thời kỳ ngay sau chiến tranh, đất nước này có ít mối liên hệ với phương Tây và bị người láng giềng khổng lồ ở phía đông đe dọa. Một hiệp ước được ký với Liên Xô năm 1948 đã trở thành cơ sở cho chính sách “Phần Lan hóa”. Phần Lan sẽ được duy trì chủ quyền của mình nhưng phải giữ vị trí trung lập trong cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường, không tham gia NATO lẫn Hiệp ước Warsaw. Nguồn @ nghiencuuquocte org

    ❖ Biển Đông (Vùng Biển Quan Trọng Nhất Thế Giới! – Câu chuyện về “tứ ma” ở Biển Đông – Daniel Yergin). Biển đông là vùng biển quan trọng nhất đối với kinh tế thế giới, ít nhất một phần ba của thương mại toàn cầu phải thông qua con đường hàng hải này. Đây cũng là vùng nước nguy hiểm nhất , nơi mà quân đội Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể dễ dàng va chạm.

Trong Mare Liberum, hay The Freedom of the Seas. Grotius viết, giống như không khí và bầu trời, nước là tài sản chung của nhân loại. Không quốc gia nào có thể sở hữu chúng hoặc ngăn cản người khác đi qua chúng. “Mọi quốc gia”, ông tuyên bố, “được tự do đi lại đến mọi quốc gia khác và giao dịch với quốc gia đó…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Đóng góp của Nhật cho Việt Minh ở trận Điện Biên Phủ. Số là Nhật Bản xây dựng một nền công nghiệp hoành tráng ở vùng Mãn Châu. Năm 1945, khi Liên Xô đánh tới thì họ đầu hàng, không phá huỷ tài sản. Liên Xô giao toàn bộ khí tài và nền công nghiệp Nhật cho Mao Trạch Đông. Trước đó Mao bị Tưởng đánh cho không còn gì, bỗng chốc thành người khổng lồ, còn Tưởng thì bị Hoa Kỳ bỏ quên (do dồn sức tái thiết Châu Âu). Chỉ 4 năm sau, Tưởng chạy ra Đài Loan.

Stalin nhìn Hồ Chí Minh và nói với Mao: Vũ khí Nga chuyển tới Việt Nam rất khó vì xa xôi, đồng chí hãy lấy vũ khí của mình cho Việt Nam rồi Nga sẽ bù lại vũ khí mới. Thế là từng đoàn xe vận tải và đại bác của… Nhật Bổn… ùn ùn… bao vây Điện Biên… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Sau 1975 ĐH Vạn Hạnh được tiếp quản như thế nào? Thư viện ĐH Vạn Hạnh có hàng vạn cuốn phim quay lại bản gốc các cuốn sách cổ của các nền văn minh trong lịch sử. Nhà nghiên cứu muốn đọc văn bản gốc thì mượn phim rồi đọc trên màn hình ti vi của thư viện. Không dễ để được các trường đại học, thư viện, bảo tàng trên thế giới cho phép thu thập một lượng tư liệu quý với số lượng lớn đến thế… Đọc tiếp @ haingoaiphiemdam

    ❖ Việt Nam, Nhật, và giàn khoan 981* Về vai trò của Nhật đối với Việt Nam trong đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc, không khó để mỗi chúng ta có câu trả lời. Chúng ta chỉ cần tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra ở Châu Á thế kỷ 21 này, nếu chỉ có một cường quốc duy nhất là Trung Quốc, không tồn tại một cường quốc có bề dày lịch sử là Nhật Bản hoặc Nhật Bản chỉ là một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Sự tồn tại của Nhật Bản như hiện nay đã là một ích lợi lớn cho Việt Nam và các nước đang phát triển trong khu vực – một quốc gia với vai trò gìn giữ vai trò hòa bình, là đối trọng để kiềm chế các động thái hung hăng gây hấn của Trung Quốc, là động lực kinh tế, và là một nền dân chủ trưởng thành nhất trong cả khu vực… Nguồn @ Diễn Đàn Thế Kỷ

    ❖ Học tập tư duy sử học qua câu chuyện Chính phủ Trần Trọng Kim. Trên VOA Tiếng Việt, ngày 24/8, nhà nghiên cứu Cù Huy Hà Vũ đăng bài “Độc lập giả hiệu của Đế quốc Việt Nam”, phản biện một công trình của nhà nghiên cứu Phạm Cao Dương, một sử gia tại Đại học Sư phạm Sài Gòn trước 1975 và UC at Berkeley và một số đại học khác ở Mỹ sau 1975 (cuốn sách “Bảo Đại – Trần Trọng Kim và Đế quốc Việt Nam”, Truyền thống Việt, 2017)..

Trong công trình nghiên cứu nói trên, sử gia Phạm Cao Dương cho rằng chính phủ Đế Quốc Việt Nam do Trần Trọng Kim làm thủ tướng, ra đời vào tháng 4 năm 1945 và kết thúc vào tháng 8 năm đó, là một chính phủ độc lập của một nước Việt Nam độc lập. Tác giả Cù Huy Hà Vũ phản biện kết luận của sử gia Phạm Cao Dương (chú thích số 6 trong bài), cho rằng nền độc lập của Việt Nam mà chính phủ Đế Quốc Việt Nam đại diện chỉ là “giả hiệu”, bản thân chính phủ Đế Quốc Việt Nam chỉ là “bù nhìn”.

Trong bài viết này, chúng tôi không nhắm đến mục đích đưa ra kết luận về Chính phủ Trần Trọng Kim (“bù nhìn” hay “độc lập”), mà chỉ phân tích các lập luận của tác giả Cù Huy Hà Vũ trên cơ sở phương pháp khoa học lịch sử, và nhường kết luận về Chính phủ Trần Trọng Kim cho người đọc. Kết luận của phân tích này là: Bài viết của tác giả Cù Huy Hà Vũ sai về mặt logic tư duy, cả trong mạch lập luận chung của cả bài lẫn trong những chi tiết cụ thể. Đặt bài viết của tác giả Cù Huy Hà Vũ trong mạch giáo dục lịch sử ở Việt Nam 7 thập niên qua, chúng tôi sẽ nêu một vài vấn đề về giáo dục lịch sử ở Việt Nam hiện nay… Đọc tiếp @ Báo Quốc Dân (Viewed 07/07/23)

    ❖ Cuộc khủng hoảng trong tương lai gần và khả năng thích ứng của Việt Nam, Trung Quốc.‎‎ Tình huống xấu nhất của cuộc khủng hoảng vẫn chưa đến nhưng Trung Quốc đã lựa chọn rồi. Họ không có nhiều không gian cho những lựa chọn khác. Chúng ta hãy bắt đầu với việc Trung Quốc từ tháng 5/ 2022 quay trở lại chính sách mở cửa kinh tế, có vẻ muốn đảo ngược chính sách Zero Covid và đặc biệt là nới lỏng tín dụng cho bất động sản…

… Cũng giống Trung Quốc, Việt Nam chứng kiến sự nguy hiểm của tình thế gắn kết chặt chẽ giữa bất động sản và tài chính. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến tháng 4/2022, tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng là gần 2,3 triệu tỷ đồng, khoảng 94% dư nợ tín dụng bất động sản là cho vay trung và dài hạn, từ 10 đến 25 năm, trong khi nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Tổng cộng có 33 doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng có số phát hành trái phiếu lên đến hơn 276.000 tỷ đồng (12 tỷ USD) trong năm 2021. Hiện nay Việt Nam đang tìm cách gỡ mối liên kết này. Nhưng cũng giống như Trung Quốc, do cái bẫy thể chế, Việt Nam có khả năng không nhỏ là sẽ lại mở cửa cho bất động sản để giải quyết khó khăn ngắn hạn.

Việt Nam vẫn “khác” Trung Quốc ở một điểm, là nếu như Trung Quốc có dư tiền bạc để mặc dù tiêu một lượng lớn tiền dự trữ cho bất động sản và xuất khẩu bất động sản, họ vẫn dành một nguồn lực không nhỏ cho giáo dục đại học và khoa học công nghệ, trong đó đầu tư lớn cho trí tuệ nhân tạo. Còn Việt Nam thì không thế. Các đầu tư gần đây cho khoa học của nhà nước được tổ chức theo cách để đếm bài báo xuất bản được trên các tập san quốc tế, nhằm tăng vị trí trong các bảng “xếp hạng”. Cách này không tạo ra được bất kỳ sự thay đổi thực chất nào của đẳng cấp quốc gia…   Đọc tiếp @ Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ (Viewed 07/2023)

    ❖ Xây danh dự cho dân tộc Việt. Thế kỷ XIX, với một trái tim đập lạc nhịp với thế giới, cha ông ta đã thất bại khi đối đầu với làn sóng thực dân hóa. Ngày nay, chúng ta đối đầu với làn sóng toàn cầu hóa không thể bằng đôi mắt sợ hãi hay phòng thủ mà phải bằng “tinh thần toàn cầu” và ý thức xây dựng danh dự cho dân tộc thông qua những đóng góp của mình cho nhân loại chung…

Chúng ta thường chỉ nghĩ đến một Nhật Bản chỉ trong vòng 30 năm mà đuổi kịp Phương Tây về kinh tế và kỹ thuật, nhưng chúng ta gần như không nghĩ đến một Nhật Bản khác, một Nhật Bản của “khai hóa tinh thần”, cũng chỉ trong vòng 30 năm, các lãnh chúa của họ từ chỗ là những tên chúa đất sống ăn bám vào nông dân, đã tự mình học tập kinh doanh để trở thành tư sản; người nông dân của họ từ chỗ chỉ là “tá điền” của một lãnh chúa nào đó, tiến hóa đến chỗ trở thành “quốc dân”.

Và ngày nay, quan chức nhà nước của họ từ chỗ nghĩ rằng giá trị của bản thân nằm ở sự phục tùng của nhân dân, tiến hóa đến chỗ coi sự lễ phép của mình với mỗi người dân là giá trị đạo đức bình thường trong công việc. Thời Minh Trị kết thúc vào năm 1912, đến nay là 2009, chưa đầy 100 năm!   Đọc tiếp @ vietsciences (Luu y: Trang web starts by http, cho nen co the may PC cua ban cho rang khong an toan. Tuy nhien, mot so trang web xua chua co them https ma thoi. Viewed 07/2023 NNQ)

    ❖ Xây Dựng Lực Lượng Think Tanks Để Phát Triển. Khái niệm “think tank(s)” gần đây được dịch sang tiếng Việt bằng nhiều cách: “(Các) Vựa tư tưởng”, “(Các) Tổ tư duy”, “(Các) Bồn tư duy”, “Túi khôn”, “Nhóm tư duy chiến lược”… Người Trung Quốc dịch là “Trí khố” (智库 – zhì kù). Người Nhật Bản thì dùng luôn từ “Think tank(s)” trong tiếng Anh, phiên âm sang chữ Katakana (シンクタンク). Trong bối cảnh chưa có khái niệm thống nhất trong tiếng Việt, bài viết này giữ nguyên từ “Think tank(s)”.

Think tanks không phải là sở hữu riêng của các chính khách. Think tanks là hiện tượng phổ biến của “xã hội công dân”. Trong những xã hội có một nền văn hóa dân chủ phát triển cao, các nhóm lợi ích hùng mạnh sẽ không thể triệt hạ các nhóm yếu hơn bằng những trò đê hạ…

Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng của chất lượng chính sách, đối mặt với nhiều thử thách lớn, trong hầu hết các lĩnh vực, nhưng vẫn chưa thể định hình những chính sách có tính chiến lược một cách khoa học. Con đường để thoát hiểm phải bắt đầu bằng việc tái cấu trúc tiến trình xây dựng sách lược, trong đó có việc xây dựng tầng lớp tư duy chiến lược chuyên nghiệp dưới hình thức các think tanks. Đọc tiếp @ tuonglaivietnam (Viewed 07/2023)

July-2023_w3

✵✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: July 21, 2023

1

Vương, Trần, ‘Bound’

và những nút thắt của số phận.

© Ngô Ngọc Loan.

Nguồn: © vanviet.info (June/2023)

mot-phan-canh-nhac-kich-Bound

Diane Trần trong nhạc kịch “Bound”. © vanviet.info.

Vương là Karen Vương.

Trần là Diane Trần.

Văn hóa Việt thế nào?

‘Bound’ là tên vở nhạc kịch do Chu Bảo Long – Giám đốc Viện Houston Endowment viết kịch bản và Hoàng Nhược Đồng (Huang Ruo) đạo diễn.

Ngày 31 tháng Năm, năm 2012, sau phản ứng mãnh liệt của công chúng và đơn kiến nghị hơn 150.000 chữ ký, Thẩm phán Lanny Moriarty của Texas phải bác bỏ cáo buộc tội “khinh thường” đối với Diane Trần, một nữ sinh trung học 17 tuổi, trả tự do cho cô.

Diane Trần, học sinh lớp 11 trường Willis High School, bị kết án tù 24 giờ ở nhà tù Montgomery County và đóng $100 tiền phạt vì tội “truancy – trốn học.” Luật của Texas chỉ định, học sinh được phép vắng mặt không quá 10 ngày trong sáu tháng. Theo bản ghi nhớ của trường, Diane đã nghỉ 18 ngày trong năm học đó. Cũng chính Thẩm phán Lanny Moriarty trả lời CBS Atlanta sau khi giam giữ Diane rằng ông ta muốn đây là trường hợp “làm gương”: “Nếu chúng ta để một người muốn làm gì thì làm, thì những người còn lại sẽ như thế nào?”

Đọc tiếp…

Mọi chuyện đều có lý do của nó. Cha mẹ của Diane chia tay. Cả hai đều bỏ đi nơi khác sinh sống. Cô gái tuổi vị thành niên bỗng dưng trở thành “mẹ” của một người anh đang học Texas A&M University và một người em đang sống nhờ người thân. Cô gánh vác tất cả những gì cần phải có cho một gia đình. Diane làm việc toàn thời gian trong một cửa hàng giặt ủi và bán thời gian cho công ty tổ chức tiệc cưới. Dựa theo luật hiện hành cho trẻ vị thành niên của Texas, Diane đã bị cảnh cáo về những ngày vắng mặt ở lớp – một tội nhẹ theo luật tiểu bang.

Ngay sau khi truyền thông đưa tin về phiên xử Diane Trần, câu chuyện đáng thương của cô gái 17 tuổi trở thành một hiện tượng trên Internet. Nhiều tổ chức gây quỹ và các trang web được mở ra để giúp cô và kêu gọi ký đơn kiến nghị trên Change.org. Thậm chí một trang web có tên HelpDianeTran.com do Liên Minh Giáo Dục Trẻ Em Louisiana thành lập trong vòng chưa đến một tuần đã huy động hơn $100,000 từ khắp thế giới gửi vào tài khoản dưới tên Diane Trần.

diana-tran

Diane Trần. © YouTube.

✵✵✵✵✵✵

Hai năm sau, năm 2014, câu chuyện mang đầy bi kịch xã hội của một gia đình nhập cư được chuyển thành nhạc kịch trên sân khấu Seattle Opera với tên “Bound.”

Kịch bản của “Bound” do Chu Bảo Long, Giám đốc Viện Houston Endowment, Texas viết. Người diễn lại cuộc đời của Diane Trần là nữ nghệ sĩ Opera người Mỹ mang hai dòng máu Việt, Hoa: Karen Vương. Ngoài những tính chất chung như làm việc chăm chỉ, thông minh, người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai, Karen Vương hoàn toàn không có điểm tương đồng nào với Diane Trần.

Karen bước ra từ một gia đình học thức ở Los Angeles. Thuộc dòng dõi Trung Hoa, nhưng cha mẹ của Karen sinh ra ở Việt Nam, tốt nghiệp Đại học University of Tokyo, và Karen mô tả họ “rất châu Á” dù rời quê hương giữa những năm 70.

Cho dù lớn lên trong sự dạy dỗ nề nếp của gia đình, luôn đòi hỏi mọi thứ phải “excellent”, Karen Vương tự nhận cô không hoàn hảo. Là một người đam mê âm nhạc, Karen có thể hát Phantom of the Opera vào những lúc không thích hợp và hơi “ngông”, quậy phá ở những năm trung học. Tuy nhiên, ở những cột mốc quan trọng trong cuộc đời, Karen luôn có cha mẹ bên cạnh để nhắc nhở. Khi nhận thấy cô có đủ tài năng và cơ hội để trở thành một ca sĩ Opera, họ đã giúp cô biến tình yêu âm nhạc thành sự nghiệp.

Từng bị giằng xé giữa âm nhạc và nghề bác sĩ thú y, Karen đã chọn âm nhạc. Một khi đã đưa ra quyết định, Karen theo đuổi nó bằng cả trái tim và khối óc, đặc biệt sau khi cha mẹ cô cảnh báo, nếu đã chọn, cô phải kiên trì theo đuổi. Từ đó, Karen vào học những trường dành cho học sinh năng khiếu và trường nhạc.

Cô nhận Artist Diploma Program danh tiếng của Juilliard. Sau đó, cô được nhận vào Los Angeles Domingo-Thornton Young Artists trong hai năm; tốt nghiệp âm nhạc trường UCLA. Từ năm 2013-2019, Karen là nghệ sĩ của nhà hát Oper Frankfurt ở Đức, hát và diễn qua rất nhiều vai. Karen Vương giành giải lớn nhất của cuộc thi Marilyn Horne Lieder Competition năm 2011 và giải Eastern Regional Metropolitan Opera Council Auditions 2013.

Tất cả những vì sao may mắn đó không rơi vào bổn mệnh của Diane Trần – nhân vật thật ngoài đời của tác phẩm “Bound.” Tuy nhiên, Karen vẫn cảm nhận được sợi dây đồng cảm vô hình. Cô nói:

“Tôi rất cảm mến cô ấy (Diane). Tôi thấu hiểu. Khi bạn là con của những người nhập cư, bạn ý thức rất rõ về những gì gia đình bạn đã trải qua để mang về cho chúng ta cơ hội. Bạn không bao giờ quên tầm quan trọng của giáo dục, hoặc tầm quan trọng của cố gắng vượt qua nghịch cảnh khi mọi thứ khó khăn.”

Karen xuất hiện xuyên suốt 60 phút trong vở nhạc kịch. Cô hát trong tất cả phân đoạn, diễn xuất thần khi gặp lại “người mẹ” trở về sau nhiều năm đi xa, do Nina Yoshida Nelsen đóng.

karen-played-tran-meeting-mom-in-bound

Diane Trần gặp lại người mẹ sau nhiều năm biệt tăm trong một phân cảnh của ‘Bound’. (Ảnh: chụp từ video Bound – NV).

Kịch bản “Bound” của Chu Bảo Long qua tiếng đàn tranh của Vân-Ánh Vanessa Võ đã thể hiện cuộc đời của một Diane Trần bị giằng xé, cô đơn, phẫn uất, nhưng luôn thèm khát tình mẫu tử. Cảnh quang sân khấu đơn giản, thuần chất nhạc kịch. Đặc biệt, phân đoạn người mẹ trở về sau nhiều năm biệt tăm, quỳ lại bàn thờ có di ảnh cha mẹ của bà, có chút gì gợi nhớ “Dạ cổ hoài lang” năm xưa.

Mặc dù Karen rất toả sáng, cháy bỏng trong những vai diễn Opera của Hoàng Nhược Đồng, nhưng cô vẫn mong muốn đi tìm một vị trí mới cho mình. Cô không muốn nhốt bản thân vào một chiếc hộp mặc định nào đó. “Tôi cố gắng tìm vị trí của mình trong các phân đoạn người Mỹ.”

“Làm thế nào để chúng ta kể lại một câu chuyện mà không phải tuân theo khuôn mẫu? Nó có rất nhiều phần để có thể biến tấu. Có lẽ tôi sẽ tìm một đạo diễn nào có cùng tinh thần đó.” Karen Vương muốn nói đến vở nhạc kịch Madama Butterfly của Giacomo Puccini.

© Ngô Ngọc Loan.

Thân mời đọc thêm @ vanviet.info

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET (NnQ).)

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Charges dropped against honor student jailed for truancy after working two jobs to support siblings… as she REFUSES to accept $100,000 raised for her. Thẩm phán Lanny Moriarty đã hủy bỏ các tội bỏ các buổi học vượt quá mức qui định sau khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ cho Miss Tran. Liên minh Giáo dục Trẻ em Louisiana đã thành lập một trang web, HelpDianeTran.com, đòi công lý cho cô và quyên góp được hơn 100.000 đô la cho gia đình cô. Nhưng ABC đưa tin rằng cô đã từ chối nhận khoản quyên góp, nói rằng: “Có một số đứa trẻ khác ngoài kia đang vật lộn nhiều hơn… hơn tôi…” Nguồn @ dailymail.co.uk

    ❖ Texas Honor Student With Two Jobs Jailed for Missing Too Much School. Thẩm phán Texas, người đã bỏ tù một học sinh danh dự lớp 11 vì nghỉ học quá nhiều, đã trừng phạt không công bằng cô học sinh trung học, người phải làm hai công việc để hỗ trợ anh chị em của mình… Đọc tiếp @ abcnews

    ❖ “Miss Saigon”, Vết hằn năm tháng (Vương Trùng Dương).‎‎ Theo bản tin VOA, 23/11/2022, vở nhạc kịch “Miss Saigon” từng gây tiếng vang của hai biên kịch người Pháp là Claude-Michel Schönberg và Alain Boublil vừa bị huỷ diễn tại nhà hát Crucible ở trung tâm thành phố Sheffield của Anh vì bị chỉ trích có “những trò lố lăng và phân biệt chủng tộc”. Công ty New Earth Theatre, bao gồm một nhóm các nghệ sĩ người Anh gốc Đông và Đông Nam Á, ra thông báo nói rằng vở nhạc kịch “Miss Saigon” có chứa “những ẩn dụ tai hại, những trò lố lăng và phân biệt chủng tộc” nhằm vào người Việt Nam…

MissSaigonPoster

MissSaigonPoster, © wiki.

… Khi có đạo quân Hoa Kỳ vào tham chiến ở Việt Nam, nhiều cây bút đã viết về chuyện gái bán bar mồi chài, ăn nằm với chàng GI Mỹ, điển hình qua nhiều truyện ngắn của Nguyễn Thị Thụy Vũ. Thế nhưng, cái tựa với danh xưng của vở ca nhạc kịch với tên Miss Saigon như sự khai thác thị hiếu để tò mò, chú ý. Thông thường, Miss đi cùng với địa danh như Miss California, Miss London, Miss America, Miss Universe… trong những cuộc thi để nói về nhan sắc, hình ảnh “cô gái” được chọn lọc trong cuộc thi tuyển nào đó. Đem Miss Saigon để đưa ra hình ảnh cô gái bán bar, trong lúc đất nước chìm trong cảnh tao loạn, cô gái thuộc loại “Thương nữ bất tri vong quốc hận như lời thơ Đỗ Mục để làm danh xưng địa danh là thủ đô của đất nước! Nó không nói lên được cái gì đẹp đẽ, yêu thương, cao đẹp trong tình yêu, trong thuở chiến chinh với địa danh có ba trăm năm lịch sử gắn liền với mệnh hệ của quốc gia, dân tộc!

… Sài Gòn dù bị xóa tên, người Việt lưu vong hầu hết đều lưu luyến và gìn giữ tên gọi đó, nó không bị mai một trong ngôn ngữ, lời nói và trong tâm tưởng. Đưa ra hình ảnh người đàn bà Việt Nam gắn liến với cái tên đi vào “lịch sử” với khuôn mặt cô gái làng chơi, có làm tổn thương cho hàng triệu người Việt lưu vong? Phải chăng đó là sự bôi bẩn rẻ tiền, thiếu thận trọng để khai thác đề tài trên sân khấu?   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY (12/2022)

    ❖ Sự phản bội cuối cùng (Phim ‘The Last Day). Bộ phim Last days in Việt Nam đã được giới thiệu tại Hoa Kỳ. Nhà làm phim tài danh tiếng là bà Rory Kennedy đã sưu tầm tài liệu nhiều năm và hy vọng đoạt giải Oscar năm nay, ghi dấu 40 năm mất miền Nam. Ngôi sao chính được phỏng vấn trong phim là tiến sĩ Kissinger. Báo chí Việt ngữ khen ngợi. Truyền thông Hoa kỳ còn siêu hơn 1 bậc. Hầu hết đều hết lời xưng tụng. Các báo Mỹ miền Đông cho đến 5 sao. Báo miền Tây khó tính nhưng cũng phải bỏ ra 4 sao. Trên Amazon bình luận là tuyệt phẩm…

Ngày cuối ở Việt Nam là ngày cuối của ai. Đối với Việt Nam Cộng Hòa chăng. Không phải. Ngày cuối cùng của những người Việt bị bỏ rơi trong tòa đại sứ. Có phải không ? Không phải. Đó là ngày cuối của người Mỹ ở Việt Nam. Hoa Kỳ nghĩ thế nào. Nhà làm phim nghĩ sao? Tôi không biết. Theo tôi. Đúng là ngày cuối của người Mỹ tại Việt Nam… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY (06/2023)

2

Biển Đông.

Vùng Biển Quan Trọng Nhất Thế Giới! (Câu chuyện về “tứ ma” ở Biển Đông).

© Daniel Yergin, Dịch thuật Lê Nguyễn.

Nguồn: © diendankhaiphong.org (Viewed June/2023)

Bien_Dong

Bản đồ Biển Đông © wiki.

Biển đông là vùng biển quan trọng nhất đối với kinh tế thế giới, ít nhất một phần ba của thương mại toàn cầu phải thông qua con đường hàng hải này. Đây cũng là vùng nước nguy hiểm nhất , nơi mà quân đội Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể dễ dàng va chạm.

Các tàu chiến của Trung cộng và Hoa Kỳ đã có một vài lần suýt chạm nhau chỉ cách trong gang tấc và gần như không thể ngăn chặn được một số sự cố sắp xảy ra trong vài năm qua, quân đội Trung Quốc phải liên tục cảnh báo các máy bay phản lực Mỹ bay ở bên trên. Vào tháng 7, hai quốc gia đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân cạnh tranh nhau trong vùng biển đó. Điều được gọi là “sự cạnh tranh chiến lược” ngày càng tăng giữa Washington và Bắc Kinh khiến bóng ma của một tai nạn có thể gây ra một cuộc đối đầu quân sự lớn hơn làm các nhà chiến lược ở cả hai thủ đô vô cùng bận tâm.

Những căng thẳng này xuất phát từ sự bất đồng giữa hai nước về việc liệu Biển Đông có phải là lãnh thổ của Trung Hoa hay không, một cuộc cãi vã nói lên tranh chấp sâu sắc hơn về chủ quyền biển, cách quyết định chủ quyền và các quyền cơ bản đi lại trong các vùng biển đó. Do đó, thế đối đầu trên Biển Đông có nhiều mức độ phức tạp. Nó không chỉ đơn giản là về một vùng nước, hay một ranh giới duy nhất. Như Tommy Koh, một nhà ngoại giao cấp cao của Singapore, người dẫn đầu các cuộc đàm phán để thành lập Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, đã nói, “Biển Đông là về luật pháp, quyền lực và tài nguyên và về lịch sử…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Về tác giả: Daniel YERGIN là tác giả của “Bản đồ mới: Năng lượng, khí hậu và sự đụng độ của các quốc gia” (amazon.com/New-Map-Energy-Climate-Nations/dp/1594206430/), trong đó mô tả những căng thẳng hiện nay ở Biển Đông. Những cuốn sách trước đây của ông bao gồm The Quest và The Prize , từ đó ông đã nhận được giải thưởng Pulitzer.

Ghi chú:

Thân mời đọc thêm bài phỏng vấn “Daniel Yergin on Energy’s New Map” – Transcript of IMF podcast @ TẠI ĐÂY (Viewed 02/07/2023)

(1) Source: US set to reject certain Chinese maritime claims in South china sea.

(2) “Trịnh Hòa” Ông sinh năm 1371 tại tỉnh Vân Nam, miền nam Trung Quốc, được đặt tên là Mã Hòa (Ma He). Cha mẹ ông theo đạo Hồi và thuộc nhóm người Hồi thiểu số. Họ “Mã” của ông – là họ Trung Quốc xuất phát từ họ Muhammad – sau này được thay bằng họ “Trịnh”, là họ được Hoàng đế nhà Minh phong tặng khi ông đạt đến cấp bậc cao nhất mà một thái giám có thể có… Nguồn: © Đô đốc Trịnh Hòa: Sứ giả hòa bình hay tội phạm chiến tranh? (NCQT – 24/09/2019)

    Trịnh Hòa Là Ai? Trịnh Hòa (Zheng He / Cheng Ho), sinh năm 1371, tên thật là Mã Hòa (Ma Ho), thuộc dòng dõi một gia đình chiến tướng Mông Cổ từng viễn chinh rồi định cư ở Makkah, Ả Rập Saudi, và theo đạo Hồi. Trong triều nhà Minh, Trịnh Hòa được biết đến dưới tên gọi là Mã tam bảo Thái giám, có tài thủy chiến, thông thạo ngôn ngữ Ả Rập, am hiểu cả thiên văn, địa lý. Đến năm 1404, Thái giám Mã Hòa được hoàng đế Vĩnh Lạc (tức Minh Thành Tổ Chu Đệ, con thứ tư của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương) sắc phong cho đổi tên hoàng tộc thành Trịnh Hòa.

Cùng thời, một thái giám người Việt Nam tên là Nguyễn An (vốn là một kiến trúc sư, do Hồ Hán Thương con của Hồ Quý Ly cống nạp để được Bắc Triều sắc phong chức An Nam Quốc Vương) cũng từng được Minh Thành Tổ Chu Đệ giao cho trọng trách xây dựng thành Bắc Kinh (tên cũ là Yên Kinh) từ năm 1404, đến năm 1420 mới hoàn tất.

Năm 1405, Chu Đệ sai sứ sang Việt Nam đòi đất Lộc Châu. Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương sai Cát địa sứ Hoàng Hối Khanh cắt đất của 59 thôn ở Cổ Lâu dâng cho nhà Minh. Đó là giai đoạn khởi đầu thời Minh thuộc của Việt Nam ta, trước khi người anh hùng áo vải đất Lam Sơn Lê Lợi dấy binh dựng cờ khởi nghĩa giành lại độc lập cho nước nhà… @ © viettan.org

(3) John Stanley Melville Keay FRGS (sinh năm 1941) là một nhà sử học, nhà báo, người dẫn chương trình phát thanh và giảng viên người Anh chuyên về lịch sử phổ biến của Ấn Độ, Viễn Đông và Trung Quốc, thường tập trung đặc biệt vào quá trình thuộc địa và khám phá của người châu Âu. Đặc biệt, ông được nhiều người coi là một nhà sử học lỗi lạc của Ấn Độ thuộc Anh. Ông được biết đến với sự tinh tế trong phong cách và nghiên cứu tỉ mỉ về các nguồn tài liệu lưu trữ chính, bao gồm cả các nguồn tài liệu hàng thế kỷ chưa được xuất bản… Nguồn: © johnkeay.com

(4) Hugo Grotius (/ˈɡroʊʃiəs/; 10/04/1583 – 28/08/1645), với các tên khác như Huig de Groot hoặc Hugo de Groot, là một luật gia người Hòa Lan. Cùng với Alberico Gentili và Francisco de Vitoria, ông đã đặt nền móng cho Luật quốc tế dựa trên Luật tự nhiên. Một thần đồng trí tuệ từ tuổi thiếu niên, chỉ vì sự tham gia của ông vào các tranh chấp trong nội bộ phái Calvin của nước Cộng hòa Hòa Lan, ông đã bị bắt giam và sau đó trốn thoát bằng cách nấp giữa một kho sách. Ông đã viết hầu hết các tác phẩm chính của mình khi lưu vong ở Pháp (wiki.org).

(5) Alfred Thayer Mahan. (/məˈhæn/; 1840 – 1914) là một sĩ quan và nhà sử học hải quân Hoa Kỳ, người mà John Keegan gọi là ‘chiến lược gia quan trọng nhất của Mỹ trong thế kỷ 19.’ Cuốn sách The Influence của ông of Sea Power Upon History, 1660–1783 (1890) đã ngay lập tức được công nhận, đặc biệt là ở châu Âu, và với quyển tiếp theo, The Influence of Sea Power Upon the French Revolution and Empire, 1793–1812 (1892), khiến ông trở nên nổi tiếng thế giới và có lẽ là tác giả người Mỹ có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 19.

(6) Trận Uy Hải Vệ. Cảng Uy Hải từng là căn cứ cho Hạm đội Bắc Dương của Trung Quốc (Hạm đội Biển Bắc), được thành lập vào năm 1871 trong những năm cuối của triều đại nhà Thanh. Năm 1895, các lực lượng trên bộ và trên biển của Nhật Bản đã chiếm được cảng trong Trận Uy Hải Vệ, trận đánh lớn cuối cùng của Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất 1894–1895.

(7) Sir Ralph Norman Angell (1872 – 1967) là một nhà văn, nhà báo và Nghị sĩ Hạ nghị viện Vương quốc Anh thuộc Đảng Lao động. Angell là một trong các sáng lập viên chủ chốt của Union of Democratic Control (Liên minh kiểm soát Dân chủ). Ông phục vụ trong Hội đồng của Royal Institute of International Affairs – Viện Hoàng gia về các vấn đề quốc tế, là ủy viên chấp hành của ‘Ủy ban thế giới chống chiến tranh và chủ nghĩa phát xít – World Committee against War and Fascism’, ủy viên ban chấp hành của ‘Liên minh Hội Quốc Liên’ – League of Nations Union’. Ông được phong tước hầu năm 1931 và được thưởng giải Nobel Hòa bình năm 1933 (wiki).

(8) The Great Illusion (Norman Angell) Trong The Great Illusion, luận điểm chính của Angell, theo lời của nhà sử học James Joll, rằng ‘chi phí kinh tế của chiến tranh lớn đến mức không ai có thể hy vọng đạt được bằng cách bắt đầu một cuộc chiến mà hậu quả của nó sẽ rất thảm khốc.’ Vì lý do đó, rất khó xảy ra một cuộc chiến tranh toàn châu Âu, và nếu có thì cũng không kéo dài lâu. Ông lập luận rằng chiến tranh là phi lý về kinh tế và xã hội và chiến tranh giữa các nước công nghiệp là vô ích vì sự chinh phục không được đền đáp. J. D. B. Miller viết, ‘Ảo ảnh vĩ đại – là các quốc gia giành được chiến thắng nhờ đối đầu vũ trang, chủ nghĩa quân phiệt, chiến tranh hoặc chinh phục.’

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NNQ sưu tầm).

    ❖ Tản Mạn Về 4 Từ “NAM KỲ LỤC TỈNH”. Đối với người Việt miền Nam sinh vào nửa đầu thế kỷ 20, bốn từ Nam Kỳ Lục Tỉnh có một ý nghĩa máu thịt, với những ký ức về một thời kỳ đầy gian khó của cha ông. Chúng gợi lên hình ảnh những đồng lúa bạt ngàn, những chiếc ghe thương hồ chở theo những phận người lênh đênh sông nước, có khi kéo dài suốt cả một đời… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Cử Tri Bầu Donald Trump Và Sự Suy Giảm Của Nền Công Nghiệp Chế Tạo Hoa Kỳ. Việc Hoa Kỳ bỏ qua lĩnh vực sản xuất chế tạo đã gây tổn thất đến sáng kiến đổi mới và đời sống của các tầng lớp công nhân lao động. Các hậu quả, nhất là về mặt chính trị, có thể rất lớn.

Cử tri bỏ phiếu cho Donald Trump là ai? Họ có những ý muốn gì? Các nhà quan sát gọi họ là những kẻ tức giận, nhưng tức giận có nguyên nhân sâu xa và sự bất bình. Một cuộc thăm dò của Washington Post và ABC News vào tháng 12 năm 2015 xác nhận những gì chúng tôi đã cảm nhận được từ trước — những người ủng hộ ông nghiêng về nam giới, da trắng và nghèo. Các cuộc thăm dò khác cho chúng ta biết yếu tố quan trọng nhất trong dự đoán về cử tri bỏ phiếu cho Trump là họ không học qua đại học

Một cuộc khảo sát của Rand khám phá ra một đặc điểm chính khác: những cử tri đồng ý với tuyên bố “những cử tri như tôi không có tiếng nói gì về những gì chính phủ làm” có khả năng bỏ phiếu cho Trump cao hơn 86% so với những cử tri không đồng ý với tuyên bố đó. Họ cảm thấy mình không có tiếng nói và quyền lực. Những cử tri này cũng bất bình với các hiệp định thương mại và những người nhập cư cạnh tranh tìm việc làm, họ cũng có thể đang sống tại các nơi mà lịch sử phân biệt chủng tộc phổ biến… Nguồn @ diendankhaiphong.org

    ❖ Cuộc sống lưu đày của các vì vua yêu nước (vua Hàm Nghi). Lịch sử triều Nguyễn thời kỳ mất nước ghi đậm dấu ấn của ba vì vua yêu nước Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân. Họ yêu nước và phản ứng lại chính sách thuộc địa hóa của thực dân Pháp bằng những cách thức khác nhau, song cuối cùng đành chịu chung cảnh ngộ lưu đày. Dù không thành công, không thể đưa đất nước thoát vòng nô lệ, song những gì họ đã làm, đã trải qua là tấm gương sâu sắc về tinh thần yêu nước mà hậu thế có thể soi chung… Đọc tiếp @ diendantheky

    ❖ Cuộc sống lưu đày của các vì vua yêu nước (Phần 2). Thành Thái và Duy Tân là hai ông vua yêu nước, không cam tâm làm bù nhìn cho thực dân Pháp, mỗi người phản ứng một cách khác nhau nhưng đều phải trải qua một chuyến lưu đày không thời hạn. Đời sống của hai cựu hoàng trong thời gian lưu đày ra sao, không thấy có tài liệu nói đến một cách rõ ràng… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ ChatGPT đã đổ thêm dầu vào lửa… (David Ingram, NBC News, 5-3-2023) Cuộc chạy đua phát triển thế hệ AI tiếp theo không chỉ diễn ra giữa các công ty công nghệ như Microsoft và Google — mà còn giữa các quốc gia đang nỗ lực hết mình để thúc đẩy và phát triển công nghệ của riêng mình.

Tháng trước, trong khi thế giới công nghệ đang xôn xao về ChatGPT , thì bộ phận nghiên cứu của Bộ Quốc phòng đã đưa ra một thông báo về trí tuệ nhân tạo của riêng mình: Một bot AI đã điều khiển thành công máy bay chiến đấu F-16 trên bầu trời Nam California.

Tin này tương đối ít được ai chú ý, nhưng nó cho thấy một sự thật bị bỏ qua: Cuộc chạy đua phát triển thế hệ AI tiếp theo không chỉ giữa các công ty công nghệ như Microsoft và Google – mà còn giữa các quốc gia, những quốc gia đang nỗ lực hết mình để thúc đẩy và phát triển công nghệ của chính họ…   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Thực Hiện Khái Niệm Chiến Lược Của Nato Đối Với Trung Quốc. Trong bối cảnh cuộc chiến tranh xâm lược của Nga với Ukraine, Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid vào tháng 6 năm 2022 đã thiết lập giai điệu cho thập kỷ tiếp theo về tương lai chung của Liên minh. Các đồng minh đã nói rõ rằng họ coi Nga là mối đe dọa trực tiếp và tức thời nhất. Tuy nhiên, họ cũng rất chú ý đến việc giải quyết những thách thức bắt nguồn từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC). Các đồng minh đặt ra các hành động sẽ được thực hiện trên các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và quân sự. Bây giờ Liên minh phải thực hiện về các nhận thức đó… Đọc tiếp @ diendankhaiphong.org (Hans Binnendijk và Daniel S. Hamilton, Atlantic Council)

    ❖ Kỷ Niệm Về Một Kịch Thơ Đêm Cuối Năm Xa Nhà Đã 43 năm rồi, mà hình ảnh kỷ niệm vẫn còn hiển hiện trong đầu mỗi khi Tết đến. Tết năm Bính Thìn đó (1976), chúng tôi chỉ mới xa nhà hơn 6 tháng, sau cái ngày 15.6.1975, xách ba lô đi trình diện theo thông cáo của Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn-Định: “mang theo tiền bạc và vật dụng đủ xài trong một tháng”. Giấc mơ một tháng tan biến dần theo thời gian, lụi hụi cái Tết xa nhà đầu tiên đã lù lù đến. Nó nặng nề, khắc khoải hơn cả 6-7 cái tết về sau, khi đã dày dạn kiếp tù… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Chút ký ức sau 30.4.1975 (kỳ 2) – Gặp Hồ Hữu Tường. Hồi trẻ, lần đầu tiên tôi biết tên tuổi cụ Hồ Hữu Tường qua tác phẩm Phi Lạc Sang Tàu xuất bản khoảng năm 1945-1946. Cụ nổi tiếng với tập truyện này vì qua những câu chuyện nửa hư, nửa thực có hướng tiên đoán thời cuộc thế giới, cụ đã dự đoán trúng phóc một sự kiện xảy ra 3-4 năm sau đó: đó là sự kiện lực lượng quân sự của Mao Trạch Đông chiếm toàn bộ đại lục Trung Hoa năm 1949… Tại Trại Xuyên Mộc, cụ Hồ Hữu Tường ở cùng nhóm văn nghệ sĩ bị bắt năm 1976… Tôi không ở chung nhà với cụ, song vì lòng ngưỡng mộ đã lâu, nên mỗi trưa cùng xếp hàng ngồi trên mảnh sân rộng chờ trực trại gọi tên từng đội ra ngoài lao động, tôi thường dõi mắt nhìn theo cụ. Hình ảnh mà tôi vẫn nhớ đến bây giờ là một cụ già với vẻ hiền hậu, chất phác, phảng phất nét chịu đựng của một con người từng trải qua quá nhiều thăng trầm, cuối đời lại trở thành một người tù bệnh hoạn… Đọc tiếp @ phanba.wordpress

July-2023_w2

★ ✵✵✵ ★

Các bài viết sưu tầm: July 14, 2023

1

Hiệp định Genève 1954.

Diễn tiến, Nội dung và Hậu quả

© Đỗ Kim Thêm.

Nguồn: © kimthemdo.com (03/2021)

le-ky-HD-Geneve

Lễ ký Hiệp Định Geneve, © Ảnh Internet.

Bối cảnh

Hiệp định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954 được hình thành trong bối cảnh xung đột quốc tế và quốc gia, chia lãnh thổ Việt Nam thành hai miền Nam và Bắc, mở đầu cho cuộc di cư của non một triệu người từ Bắc vào Nam; ngược lại, 130.000 quân Việt Minh miền Nam tập kết ra Bắc và 10.000 ở lại để lo xây dựng cơ sở ban đầu cho cuộc chiến sắp tới. Các biến chuyển trọng đại này đã tạo nên khúc quanh cho lịch sử Việt Nam hiện đại.

Sử gia Hà Nội ca ngợi rằng chiến thắng Ðiện Biên Phủ của Việt Minh trong ngày 7 tháng 5 năm 1954 là nguyên nhân chính buộc cho Pháp phải mở ra hội nghị ngay ngày hôm sau tại Genève.

Sự thật khác hẳn. Đó là một tình cờ trùng hợp ngẩu nhiên trong lịch sử. Hội nghị đã được triệu tập từ ngày 26 tháng 4 năm 1954, nghĩa là trước khi Pháp bại trận. Theo kế hoạch đàm phán, ngày 8 tháng 5 năm 1954 mở đầu cho giai đoạn thứ hai để các Ngoại trưởng Liên Xô, Pháp, Anh, Mỹ và Trung Cộng thảo luận về các hậu quả của chiến tranh Cao Ly. Ngày Pháp đầu hàng tại Điện Biên Phủ cũng là ngày các ngoại trưởng tham dự giải quyết vấn đề Đông Dương và tất cả đều có các quan điểm dị biệt.

Việt Nam tham gia trong cuộc hội nghị, nhưng có hai phái đoàn, một làm đại diện cho chính phủ Quốc Gia Việt Nam của chế độ Bảo Đại, do Đặc sứ Nguyễn Quốc Định làm Trưởng đoàn, sau thay thế bởi Nguyễn Trung Vinh rồi Trần Văn Đỗ; hai làm đại diện cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (VNDCCH) do Thủ tướng Phạm văn Đồng, thay mặt cho Việt Minh…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Sáu Mươi Năm Nhìn Lại (Trọng Đạt). Một bài đăng trên tờ Constellation của Pháp năm 1966 có mô tả đêm 19/6/1946, Võ Nguyên Giáp cho Tự Vệ tấn công quân Pháp tại Hà Nội, cuối bài người ký giả kết luận. “Đó là trận đánh mở đầu của cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ (La guerre la plus longue du siècle), nó kéo dài từ hai mươi năm qua, và đất nước bị chia đôi mãi mãi…”  Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Hiệp Định Geneve 20-7-1954. Bài học gì cho Bộ Chính Trị ĐCSVN ngày nay? (LS Lưu Tường Quang).‎‎ Chúng ta không thể thay đổi lịch sử, nhưng diễn tiến lịch sử tại Hội Nghị Genève 1954 có thể cho ta bài học gi? Trái với luận điệu tuyên truyền “môi hở răng lạnh” mà cả Bắc Kinh và Hà Nội đều đã sử dụng, Trung Quốc giúp đỡ phe cộng sản tại Việt Nam trước và sau năm 1954 là vì quyền lợi của Trung Quốc. Trung Quốc coi Hội Nghị Genève là bàn đạp để Trung Quốc xác định vai trò đại cường trên diễn đàn quốc tế…   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Ai vi phạm hiệp định Genève 1954? (Trần Gia Phụng) Danh xưng chính thức đầy đủ của hiệp định Genève về Việt Nam là Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, được viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt, có giá trị như nhau. Ngoài Pháp và VNDCCH tức Việt Minh, các nước khác cùng ký vào hiệp định Genève còn có Anh, Liên Xô, Trung Cộng, Lào, Cambodia. Hai chính phủ QGVN và Hoa Kỳ KHÔNG KÝ VÀO BẢN HIỆP ĐỊNH NẦY…   Đọc tiếp @ Báo Tiếng Dân

2

Văn Hóa Nông Nghiệp Việt Nam.

© Vũ Tài Lục.

Nguồn: © nghiencuulichsu.com (Mar/2021)

anh-minh-hoa-vietnam-xua

Ảnh minh họa. © nghiencuulichsu.

Họ là những người quê mùa non nước Việt
Sống cần lao bên ruộng lúa đồng khoai
Lúa xanh rờn nhờ họ đổ mồ hôi
Nước Việt sống vì mồ hôi họ đổ

– Bàng Bá Lân

Tìm trong non một thế kỷ luân hãm, chiến tranh và hỗn loạn, người ta vẫn thấy tất cả đều hàm chứa tinh thần văn học Việt trong chứng minh rằng tinh thần văn hóa Việt vẫn tiếp tục làm chủ tể con đường lịch sử của dân tộc, mọi âm mưu nhằm phủ nhận hoặc triệt để cải tạo nó đều thất bại.

Văn hóa Việt thế nào?

Nói đến văn hóa Việt tức là nói đến văn hóa nông nghiệp…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

3

Gia Đình Bác Tám.

© Đoàn Xuân Thu.

Nguồn: © https://petruskyaus.net (Viewed 18/06/2023)

hoat-canh-gd-bac-8

Một hoạt cảnh gia đình Bác Tám. © dongsongcu.

Trước năm 1975, cứ 5 giờ sáng, hầu như gia đình ở nông thôn miền Nam nào cũng vặn ‘ra-dô’ ấp chiến lược để nghe chương trình: “Gia Ðình Bác Tám”. Ðề tài mỗi ngày là một câu chuyện nho nhỏ xảy ra hàng ngày trong tình làng nghĩa xóm. Mà không phải chỉ dân quê mới khoái nghe tiếng ếch, nhái kêu đêm mưa, tiếng gà gáy sáng, tiếng chó sủa khi khách ghé nhà thăm, dân tỉnh thành, lẫn Sài Gòn cũng thích nghe “Gia Ðình Bác Tám”! Với ông Tám: Lâm Hưng. Bà Tám: Kim Thương. Hiền: Thy Lan. Lành: Thanh Quang. Bà Năm Trầu: Diễm Kiều. Ông Chín Ðờn Cò: Minh Khánh. Cùng góp giọng của kịch sĩ Tú Trinh, Phi Thoàn, Thanh Hoài, Khả Năng và Bà Năm Sa Ðéc.

(Thân phụ của kịch sĩ Tú Trinh là ông Chín Trích chơi đờn cò lão luyện. Có lẽ vì thế mà trong chương trình Gia Ðình Bác Tám có nhơn vật ông Chín đờn cò hay chăng?)

Đọc tiếp…

Khi CSBV chiếm được Miền Nam, chúng dẹp luôn chương trình ‘Gia đình Bác Tám’. Nông thôn ngày nay không còn nghe thấy được những mẫu chuyện đầm ấm như xưa. Giờ thay bằng những câu chuyện thương tâm: Nhậu nhẹt say sưa chồng giết vợ, anh em ruột thịt chém giết nhau vì giành nhà, giành đất. Làng quê vắng vẻ, đìu hiu chỉ còn lại những ông bà già héo hon. Thanh niên lìa quê, tha phương lên Bình Dương làm cu li kiếm sống. Thiếu nữ có chút nhan sắc đi lấy chồng Ðài Loan để thoát nghèo!

Biết đến bao giờ có lại được khung ảnh yên lành, đầm ấm, yên bình đong đầy tình người ở nông thôn Miền Nam như trước năm 1975!

Có tài liệu cho biết đạo diễn chương trình Gia Ðình Bác Tám là nghệ sĩ Năm Châu (1906-1977). Ông Năm Châu là nghệ sĩ, soạn giả cải lương kỳ tài, giáo sư kịch nghệ của trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn. Ông Năm Châu cũng là người đầu tiên tổ chức nhóm chuyển âm phim cho hãng phim Mỹ Phương và hãng Mỹ Vân.

Chính vì vậy nói ông Năm Châu làm đạo diễn cho chương trình “Gia Ðình Bác Tám” nghe còn có lý.

Nhưng mới đây, anh bạn văn của tui lại nghe Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân khoe với ông Bác sĩ Ngô Thế Vinh là: “Với kinh nghiệm trước đó đã từng cộng tác với Ðài phát thanh Philippines thời còn là sinh viên ở Los Baños, năm 1972 khi về nước, Võ Tòng Xuân đã mạnh dạn đề nghị với Ðài phát thanh Sài Gòn xây dựng ‘Chương trình Gia Ðình Bác Tám’, là một chương trình giáo dục về canh nông với Võ Tòng Xuân viết kịch bản chuyên môn kiêm diễn viên chính.

(Anh bạn văn không biết Giáo sư Võ Tòng Xuân đóng vai gì? Nếu có thì ông Giáo sư rất là đáng nể. Mâm nào cũng có ổng hết ráo).

Rồi cũng nghe Giáo sư Võ Tòng Xuân nói: “Chương trình ‘Gia Ðình Bác Tám’ là những màn thoại kịch ngắn, duyên dáng và hấp dẫn, có sức cuốn hút rộng khắp, vào xa tới cả các mật khu”(?)

(Chuyện nầy ngộ nhe?! Ðài phát thanh Sài Gòn phát thì VC nằm trong bưng, sáng ở không, buồn buồn nó có ra-dô là nó vặn để nghe thôi!?)

gs-Nguyen-Duy-Xuan

GS Nguyễn Duy Xuân (1925-1986). © thnlscantho.

Ðể chứng tỏ chương trình nầy của mình làm đạo diễn và diễn viên chánh hay thiệt là hay nên đồng chí Ba Xuân, tức Dr Rice, tức đốc tờ Lúa) cũng có khoe: “Chú Sáu Dân tức Võ Văn Kiệt cũng đã từng là thính giả biết tiếng anh Ba Xuân. Ðồng chí Phạm Sơn Khai vào tiếp quản Ðại học Cần Thơ đã hỏi ngay giữa hội trường, “Giáo sư Võ Tòng Xuân Gia Ðình Bác Tám còn đây không?” Anh bạn văn của tui nghi giai thoại nầy là ba xạo vì Bảy Khai là dân tập kết, làm Trưởng phòng Tổ chức Ðại học Sư phạm Hà Nội. Sau tháng Tư 75, thấy êm êm mới bò về thì biết khỉ mốc gì về ‘Gia Ðình Bác Tám’ của Miền Nam.

Bảy Khai không có bằng cấp đại học gì ráo. Nên mỗi lần giới thiệu chỉ là trên răng dưới dế: đồng chí Viện trưởng Phạm Sơn Khai. Chẳng qua hồi 9 năm, Bảy Khai quen Sáu Dân nên được thay thế Giáo sư Nguyễn Duy Xuân về làm cha các giáo sư Viện Ðại học Cần Thơ còn kẹt lại.

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Duy Xuân sinh năm 1925 tại Ô Môn, Tỉnh Cần Thơ. Ông là cựu học sinh Collège de Can Tho. Sau khi đậu bằng Thành Chung, ông sang Pháp học Cử nhân Kinh tế. Qua Anh, lấy bằng Cao học; tiếp đến sang Mỹ lấy Tiến sĩ Kinh tế học đại học Vanderbilt.

Về Việt Nam năm 1963, Tiến sĩ Nguyễn Duy Xuân làm Tổng trưởng, Cố vấn Kinh tế cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Ðầu năm 1970, ông được mời về quê nhà Cần Thơ làm Viện trưởng Viện Ðại học.

gs-VoTongXuan-va-tt-VoVanKiet

Võ Tòng Xuân (trái) lần đầu gặp Võ Văn Kiệt. © Tư liệu Võ Tòng Xuân.

Anh bạn văn của tui cho biết trước cổng Khu Cái Răng trường Ðại học Cần Thơ trên đường Mạc Tử Sanh là căn biệt thự do Nhựt bồi thường chiến tranh cất cho ông Viện trưởng. Lúc đó, ảnh học trường Ðại học Sư phạm và Văn khoa Cần Thơ hay thấy Giáo sư Nguyễn Duy Xuân ưa mặc bộ đồ bốn túi màu cau khô từ trong đó đi ra. Sau 75, CS lấy căn biệt thự nầy để làm nhà khách cho các Ủy viên Bộ Chánh trị từ Hà Nội vào kinh lý tỉnh Hậu Giang.

Năm 1972, Giáo sư Nguyễn Duy Xuân đích thân mời ông Võ Tòng Xuân ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế Los Banos Philippines về trường Cao đẳng Nông nghiệp để giảng dạy.

Những ngày sau cùng của tháng Tư năm 1975, Giáo sư Nguyễn Duy Xuân làm Tổng trưởng Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên trong nội các của Thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Giáo sư Nguyễn Duy Xuân bị CS bắt đi đày ra ngoài Bắc. Mười một năm sau, 1986, giáo sư Nguyễn Duy Xuân qua đời. Ông được chôn trên một ngọn đồi, thuộc Trại Cải tạo Ba Sao Hà Nam khi ông chỉ mới 61 tuổi.

Tóm lại, trước năm 1975, Giáo sư Võ Tòng Xuân được Giáo sư Nguyễn Duy Xuân đỡ đầu. Sau 1975, nhờ ‘Gia Ðình Bác Tám’ nên Ba Xuân lại được Sáu Dân đỡ đầu.

Cùng là trí thức, cùng có bằng Tiến sĩ ngoại quốc như nhau nhưng Giáo sư Nguyễn Duy Xuân lại chết trong tù CS. Giáo sư Ba Xuân cũng ‘Xuân’ lại được đánh trống thổi kèn: Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhà Giáo Ưu Tú rồi Nhà Giáo Nhân Dân nên sống khỏe re, gáy te te. Thế nên hay cũng phải cần hên nữa!

© Đoàn Xuân Thu.

Thân mời đọc thêm @ petruskyaus

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET (NNQ).)

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Tư Đầm Dơi! Có những vùng đất khỉ ho cò gáy, chó ăn đá, gà ăn muối, bà con nhỏ lớn chưa hề nghe nói tới tên. Vì nó ở trong Hóc Bà Tó. Như Phá Tam Giang ngoài Trung nổi tiếng ít nhiều cũng nhờ bài “Chiều Trên Phá Tam Giang” của nhà thơ Tô Thùy Yên. Ðọc thơ, tôi mới chịu khó tìm hiểu Phá là gì? Thì ra: Phá Tam Giang là vùng nước mặn rộng lớn thuộc tỉnh Thừa Thiên. Phá Tam Giang rộng khoảng 52km2, trải dài trên đất của 4 quận: Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Hương Trà và Phú Vang. Phá Tam Giang có dải đất, cát chặn ở trước, ngăn cách với biển, thông ra biển bởi một dòng nước hẹp và chảy xiết.

Ðầm tương đối rộng lớn, đón nước từ nhiều sông rạch đổ ra, mùa mưa nước ngập sâu, mùa nắng nước cạn hơn. Ở Cà Mau, đầm Thị Tường (chắc tên của một ngươi phụ nữ) đột nhiên nổi tiếng, ít nhiều gì cũng do bút ký “Xa Ðầm Thị Tường” của nữ nhà văn nổi tiếng Nguyễn Ngọc Tư…   Nguồn @ TẠI ĐÂY

    ❖ Doctor Rice – Võ Tòng Xuân và Gia đình Bác Tám (Ngô Thế Vinh).‎‎ Miền Nam năm 1972, đang giữa cuộc chiến tranh Bắc Nam rất khốc liệt – giữa Mùa Hè Đỏ Lửa, Đại học Cần Thơ lúc đó là đại học duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được thành lập từ 31/03/1966 thời Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà phát triển mạnh, và đã có khóa tốt nghiệp đầu tiên ra trường (1970). Võ Tòng Xuân đã được GS Nguyễn Duy Xuân (1970-1975) – là Viện trưởng thứ hai sau GS Phạm Hoàng Hộ (1966-1970), viết thư mời ông về phụ trách khoa nông nghiệp – lúc đó trường vẫn còn là có tên là Cao Đẳng Nông nghiệp, với tư cách một chuyên gia về lúa…

Với kinh nghiệm trước đó đã từng cộng tác với Đài phát thanh Philippines thời còn là sinh viên ở Los Baños, năm 1972 khi về nước, Võ Tòng Xuân đã mạnh dạn đề nghị với Đài phát thanh Sài Gòn xây dựng “Chương trình Gia đình Bác Tám”, là một chương trình giáo dục về canh nông với VTX viết kịch bản chuyên môn kiêm diễn viên chính. Chương trình hàng ngày được phát thanh lúc 5 giờ sáng trước khi nông dân vác cuốc ra đồng, nhằm phổ biến kỹ thuật nông nghiệp phổ thông qua những màn thoại kịch ngắn duyên dáng và hấp dẫn có sức cuốn hút rộng khắp, vào xa tới cả các mật khu. Chú Sáu Dân cũng đã từng là thính giả biết tiếng Anh Ba Xuân qua chương trình này. Như một giai thoại, khi anh Bảy Khai tức Phạm Sơn Khai vào tiếp quản Đại học Cần Thơ đã hỏi ngay giữa hội trường: “GS Võ Tòng Xuân – Gia đình Bác Tám còn đây không?” Phạm Sơn Khai sau này giữ chức Viện Trưởng ĐH Cần Thơ trong suốt 10 năm từ 1976 – 1986, thay thế GS Nguyễn Duy Xuân, tuy tình nguyện ở lại nhưng vẫn bị bắt đi cải tạo và đã chết trong trại tù Ba Sao, Hà Nam Ninh 11 năm sau (1986)…   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY (01/2023)

    ❖ Ngấn lệ chiều áp lễ Giáng Sinh. Melbourne mùa Giáng Sinh tuyết chỉ rơi trên màn ảnh truyền hình. Thay vì tiếng nhạc tuần lộc kéo xe trượt tuyết, Jingle Bells, Jingle Bells, là tiếng hú còi inh ỏi “Cháy đâu? Cháy đâu?” của xe chữa lửa. Thay vì gió tuyết tràn qua khung cửa sổ, qua những dãy đồi thông, tùng, bách, là gió sa mạc từ phương bắc thổi về thành phố, mang theo tàn lửa, khói, bụi của hàng chục, trăm ngàn mẫu rừng bạch đàn đang phừng phừng bốc cháy.

Lúc ấy, tôi đang làm Santa Claus ở shopping centre. Công việc làm theo mùa, bắt đầu vào đầu tháng chạp, chấm dứt vào chiều áp lễ Giáng Sinh. Khách hàng đa số là trẻ con. Việc làm nhiều giờ, nóng kinh khủng; áo ướt đẫm, mồ hôi chảy thành dòng trên má. Cực hình. Hỏa ngục. Ấy là chưa kể đến những đứa trẻ nghịch ngợm, quậy phá, hò hét: “Á! Ông Santa Claus da màu!”   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Thân mời đọc “e-book của nhà văn Đoàn xuân Thu” @ TẠI ĐÂY (Định dạng lật trang PDF).

July-2023_w1

★ ✵ ✵ ✵ ★

Các bài viết sưu tầm: July 07, 2023

1

Lạ Gì…

(Truyện Trinh Thử. Trinh thử mượn chuyện loài vật để nêu lên hình ảnh người phụ nữ ở góa biết giữ lòng chung thủy đối với người chồng đã mất, đả kích hạng dâm dật giở trò ong bướm đối với người góa bụa, và phê phán những phụ nữ ghen tuông quá đáng.Trinh thử đề cao lối sống trong sạch, chỉ trích những kẻ keo bẩn ky cóp làm giàu một cách không chính đáng. Tác phẩm cũng chĩa mũi nhọn vào bọn quyền thần, và phản đối lối sống tùy thời của những kẻ chuyên luồn cúi. Luân lý ở đây có phần hợp với nhân dân lao động, nhưng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của lễ giáo phong kiến chính thống)

© Sao Khuê.

Nguồn: © chimvie3.free.fr (08/2020)

Bia sách Truyện Trinh Thử.. © thuvienpdf.

Quý vị đang đọc những dòng này, Sao Khuê bảo đảm quý vị là những người yêu tiếngViệt và chữ Việt. Chắc chắn quý vị chẳng lạ gì với câu ” Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”. Đó là hai câu trong truyện Kiều mà hầu như ai cũng biết vì nó chẳng… lạ gì, thế nhưng quý vị có biết câu ” Lạ gì gái đẹp tới nhà, chồng mày cũng muốn lân la với tình” không. Hình như là rất ít người biết câu này phải không ạ?

Quý vị biết nó nằm ở đâu không? Câu này cũng nằm trong truyện thơ. Truyện thơ cũng rất hay nhưng không được nổi tiếng nhiều như “Đoạn trường tân thanh” đâu vì thơ không mượt mà chải chuốt, tình tiết cũng không éo le, nhưng nhân năm nay là năm chuột nên xuân về, ngày rộng tháng dài, chúng ta cùng nhau:

Trước đèn lần dở Cảo thơm
Thử xem chuột đực bờm xơm thế nào…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ “Truyện Trinh Thử”.‎‎ Trinh thử mượn chuyện loài vật để nêu lên hình ảnh người phụ nữ ở góa biết giữ lòng chung thủy đối với người chồng đã mất, đả kích hạng dâm dật giở trò ong bướm đối với người góa bụa, và phê phán những phụ nữ ghen tuông quá đáng. Trinh thử đề cao lối sống trong sạch, chỉ trích những kẻ keo bẩn ky cóp làm giàu một cách không chính đáng. Tác phẩm cũng chĩa mũi nhọn vào bọn quyền thần, và phản đối lối sống tùy thời của những kẻ chuyên luồn cúi. Luân lý ở đây có phần hợp với nhân dân lao động, nhưng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của lễ giáo phong kiến chính thống…   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY (Viewed 12/06/2023)

   ❖ Bà huyện và đèo Ngang (Phí Ngọc Hùng). Người biên khảo đất La Sơn xuất thân Sorbonne năm 1936, qua gia sản Hán Nôm, ông vừa khảo luận xong về bà Hồ Xuân Hương, nay bắt qua bà huyện, vì hai bà cùng ở Tây Hồ. Thêm nữa, ông lễnh đễnh đến người đạo diễn Trần Văn Thủy quay phim Hà Nội trong mắt ai tình cờ tìm được mộ bà Đoàn Thị Điểm tại làng Nghi Tàm. Làng của bà huyện. Vì vậy ông nghĩ phải về Hà Nội để tìm hiểu một số nghi vấn văn học. Nếu như gặp bậc thức giả nào đấy văn kiến súc tích, sở kiến cao minh để ông kiến văn sở thị thì hay biết mấy. Để biên tác về bà huyện Thanh Quan, ông không theo cảm tính, nhưng đôi khi phải dựa dẫm vào tâm linh, như hỏi… đồng cô bóng cậu chẳng hạn…  Đọc tiếp @ chimvie3.free.fr

    ❖ Trèo lên cây bưởi hái hoa.

Trèo lên cây bười hái hoa…
Em lấy chồng rồi anh tiếc lắm thay!
…Giờ đây em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra…
Có lòng xin tạ ơn lòng
Xin đừng lui tới kẻo chồng em ghen

Vậy thì… bưởi tuy ngon, tuy hấp dẫn nhưng cần cẩn thận khi ăn (kẻo ngộ độc), khi sờ – cặp bưởi ở sexy-show (kẻo ủ tờ)…   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Trâu (Sao Khuê).  

– Bà ơi! Năm tới là năm con gì vậy bà?
– Năm con trâu cháu ạ.

Trâu to lớn nhưng chậm chạp hiền lành dễ cho người sai bảo. Ở Việt Nam và các nước châu Á, người ta nuôi trâu để cày ruộng, kéo xe. Trâu rất được việc nhờ khoẻ mạnh mà nuôi nó cũng chẳng tốn kém gì, chỉ cho bó cỏ là xong…

thap-muc-nguu-do

Thập mục ngưu đồ. © youTube.

Trâu còn được các thiền sư đưa vào Thiền đạo, nghe cô. Mười bức tranh chăn trâu mang tên “Thập mục ngưu đồ” minh hoạ những giai đoạn mà một hành giả Thiền Tông trải qua trên con đường giác ngộ. Kèm theo mỗi tranh là bài thơ ngắn, thí dụ ở bức tranh số 1: Nao nao vạch cỏ kiếm tìm trâu/Núi thẳm đường xa nước lại sâu/Kiệt sức mệt nhoài tìm chẳng thấy/Chỉ nghe réo rắt giọng ve sầu. Rồi tiếp là “tìm thấy dấu chân trâu”, “thoáng nhìn thấy trâu” (như thấy giềng mối của Đạo, “bắt được trâu” (nắm được tâm trí và tìm cách điều phục tâm trí không cho đi lang thang nữa), “thuần hoá được trâu” (ứng với tu tập đã đạt được mức ĐỊNH), thong dong thổi sáo “cưỡi con trâu về nhà”, “Về tới nhà” hay “Quên trâu còn người” diễn tả hành giả đã về tới nhà mình, tâm trí tĩnh lặng, bình an.

Bức tranh cuối, số 10, tiêu đề “thõng tay vào chợ” Mang bầu đi vào chợ, roi gậy trả lại nhà, nơi quán rượu hàng cá, hóa độ chuyển thành Phật hết. Mười bức tranh này mô tả con đường của thiền giả, khởi đầu phát tâm đi tìm Đạo nhưng tìm mãi chưa gặp sau đó lờ mờ thấy, để rồi duyên may biết được Đạo. Đạo nằm trong tâm trí của mình nhưng tâm trí con người khó mà yên, lúc nào cũng suy nghĩ lung tung như con trâu lồng lộn lúc mới bị người bắt được, sau cùng mới chịu êm và khi êm rồi thì không cần giữ trâu nữa. Khi người sống cuộc đời bình thường, thấy mọi vật như là chúng đã là ‘as it as’, chính là đã đạt đạo…     ❖   http://chimvie3.free.fr

2

Giờ Thứ 25.

(Giờ giữa tử sinh)

© Vương Trùng Dương.

Nguồn: © Việt Báo (09/06/2023)

Bia sách và bộ phim “Giờ Thứ 25.”. © Ảnh vietbao.

Lời Ngỏ: Về tên gọi nước Nga kể thời thời Sa Hoàng trở về trước. Liên Xô hay Liên Bang Xô Viết từ năm 1922 đến cuối năm 1991. Trong tác phẩm Giờ Thứ 25 của nhà văn Virgil Gheorghiu trong giai đoạn Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945) và những năm sau đó nhưng trong bản dịch và các bài viết ghi là Nga… Nay ghi lại là Liên Xô mới chính xác thời điểm.

Kể từ khi Putin xua quân xâm lược Ukraine ngày 24/2/2022, những vùng đất quân Nga xâm chiếm đã xảy ra những thảm cảnh vô cùng bi đát như cướp của, hãm hiếp phụ nữ rất man rợ! Những hình ảnh đó được loan tải trên hệ thống truyền thông, hầu hết các quốc gia trên thế giới lên án sự tàn ác, vô luân của quân Nga. Nhân đây, đề cập đến tác phẩm Giờ Thứ 25, cách đây hơn bảy thập niên, nhà văn Virgil Gheorghiu đã mô tả thú tính xác thịt của bọn quân xâm lược hãm hiếp phụ nữ thời đó và hiện nay man rợ như nhau.

Bài thơ “Trong Trại Cải Tạo” của Mai Trung Tĩnh ở trại tù Long Khánh năm 1976:

… Đêm là đêm của thở dài
Ngày là ngày của kẽm gai thân tù
Tàu đi rồi bỏ ta ư?
Đời ta chắc sẽ như ‘Giờ 25’
Thân tàn qua các trại giam
Thương chàng Mô-rít lầm than tháng ngày…

(Nhà thơ chú thích: Moritz là nhân vật trong tác phẩm Giờ Thứ 25 của nhà văn Virgil Gheorghiu…)

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NNQ sưu tầm).

    ❖ “Miss Saigon”, Vết hằn năm tháng. (Vương Trùng Dương).‎‎ Theo bản tin VOA, 23/11/2022, vở nhạc kịch “Miss Saigon” từng gây tiếng vang của hai biên kịch người Pháp là Claude-Michel Schönberg và Alain Boublil vừa bị huỷ diễn tại nhà hát Crucible ở trung tâm thành phố Sheffield của Anh vì bị chỉ trích có “những trò lố lăng và phân biệt chủng tộc…”

Miss Saigon Poster. © Ảnh wiki.

Khi có đạo quân Hoa Kỳ vào tham chiến ở Việt Nam, nhiều cây bút đã viết về chuyện gái bán bar mồi chài, ăn nằm với chàng GI Mỹ, điển hình qua nhiều truyện ngắn của Nguyễn Thị Thụy Vũ. Thế nhưng, cái tựa với danh xưng của vở ca nhạc kịch với tên Miss Saigon như sự khai thác thị hiếu để tò mò, chú ý… Đem Miss Saigon để đưa ra hình ảnh cô gái bán bar, trong lúc đất nước chìm trong cảnh tao loạn, cô gái thuộc loại “Thương nữ bất tri vong quốc hận” như lời thơ Đỗ Mục để làm danh xưng địa danh là thủ đô của đất nước! Nó không nói lên được cái gì đẹp đẽ, yêu thương, cao đẹp trong tình yêu, trong thuở chiến chinh với địa danh có ba trăm năm lịch sử gắn liền với mệnh hệ của quốc gia, dân tộc!

Sài Gòn dù bị xóa tên, người Việt lưu vong hầu hết đều lưu luyến và gìn giữ tên gọi đó, nó không bị mai một trong ngôn ngữ, lời nói và trong tâm tưởng. Đưa ra hình ảnh người đàn bà Việt Nam gắn liến với cái tên đi vào “lịch sử” với khuôn mặt cô gái làng chơi, có làm tổn thương cho hàng triệu người Việt lưu vong?. Phải chăng đó là sự bôi bẩn rẻ tiền, thiếu thận trọng để khai thác đề tài trên sân khấu?   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Tình Yêu Trong Tiểu Thuyết Kim Dung (Vương Trùng Dương).

    ❖ Người Góa Phụ giờ thứ 25 Phạm Tín An Ninh (Viewed 13/06/23).

    ❖ “Giờ thứ 25” Virgil Gheorghiu (Lê Ngọc Trụ và Võ Thị Hay chuyển ngữ). Thân mời đọc lại tác phẫm này dưới dạng PDF lật trang @   TẠI ĐÂY (Viewed 14/06/2023).

    ❖ Phim Giờ thứ 25 “La Vingt-cinquième Heure – The 25th Hour” (Phim dài 130 phút. Phụ đề Việt ngữ – 1967). Giờ thứ 25 là một bộ phim chiến tranh, với đạo diễn Henri Verneuil, do Carlo Ponti sản xuất với sự tham gia của Anthony Quinn và Virna Lisi. Bộ phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Virgil Gheorghiu. Cốt truyện bao gồm liên minh của Hungary với Đức Quốc xã, việc buộc phải nhượng Bessarabia và Bắc Bukovina cho Liên Xô vào năm 1940 và các sự kiện tiếp theo ở Trung Âu trong và sau Thế chiến II.

Bà con có thể xem bộ phim này @   TẠI ĐÂY (Viewed 13/07/2023 @ fsharetv.me – Xem lại ngày hôm nay NnQ)

3

STEM và Giáo Dục bậc Tiểu Học Úc.

(Bé Anh 10 tuổi đang thiết kế robot. Các nhà giáo dục hy vọng nhiều bé gái khác sẽ cùng tham gia. SBS)

© Sandra Fulloon (Presented by Thanh Ngôn).

Nguồn: © SBS (13/06/2023)

Anh-Luong-va-robot-doat-giai-nhi

Anh Luong bên ‘robot nghệ thuật’ và chiếc cúp. . © SBS / Sandra Fulloon.

Mặc dù ngày càng có nhiều lo ngại về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo hay còn gọi là AI, các nhà giáo dục cho biết việc dạy trẻ em viết mã và lập trình robot có thể mang lại lợi ích học tập lâu dài. Nhưng hiện nay số học sinh nữ đăng ký học giáo dục người máy và STEM (★) vẫn còn thấp.

Anh Luong là một bé gái 10 tuổi với hoài bão lớn. Cô bé muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một nhà phát minh và hiện cô bé đang trên đà phát triển tốt.

“Con đã thiết kế ‘robot nghệ thuật’ này cho những người khuyết tật để họ có thể vẽ bằng robot,” Anh nói với một nụ cười thật tươi khi thiết bị điều khiển từ xa của cô bé đánh dấu màu trên một tờ giấy lớn.

“Nếu ai đó bị mất tay thuận, họ có thể điều khiển robot bằng tay không thuận của mình.”

Sáng chế của Anh gần đây đã giành giải nhì tại cuộc thi robot quốc tế ở Hàn Quốc, ở hạng mục ‘Trí tuệ nhân tạo tự làm…’

Đọc tiếp…

“Sau khi gắn bút hoặc cọ vào, bạn có thể đặt robot lên khung và bắt đầu vẽ.

“Nó có thể tạo ra các mẫu khác nhau, chẳng hạn như hình tròn, hình bán nguyệt, hình chữ chi, đường kẻ và bạn có thể di chuyển bút lên hoặc xuống bằng thiết bị điều khiển từ xa.”

Mẹ của Anh, Jenny Tran, đã di cư từ Việt Nam đến Úc trước khi sinh bé Anh, rất tự hào về thành tích của con gái mình.

“Tôi thực sự rất vui mừng cho bé Anh, bởi vì bé đã nỗ lực rất nhiều vào con robot này và đó là một dự án khá lớn đối với độ tuổi còn nhỏ của bé. Tôi hy vọng thiết kế robot có thể giúp con bé phát triển hơn nữa,” Jenny Tran nói.

Tuy nhiên, trong số 100 sinh viên đăng ký mỗi học kỳ tại một trường dạy chế tạo người máy ở Sydney, do Andrei và Mila Loginovski thành lập, Anh là một trong vỏn vẹn 33 nữ sinh.

teacher-IT_Andrei-and-Loginovski

Các giáo viên thiết kế robot Andrei và Mila Loginovski. © SBS / Sandra Fulloon.

Bà Loginovski, 37 tuổi, đồng sáng lập của Thinklum Coding and Robotics School, cho biết: “Vẫn còn định kiến rằng robot không dành cho con gái.

Vì vậy, chúng tôi cố gắng giáo dục các bậc cha mẹ rằng nó dành cho tất cả mọi người. Tất cả chúng ta cần phải biết về người máy, cả lập trình và công nghệ người máy.”

Và không chỉ các cô gái trẻ bị tụt hậu trong giáo dục về người máy. Số lượng phụ nữ đăng ký các khóa học STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) ở bậc đại học cũng còn thấp.

Cơ quan giám sát công bằng STEM (Science, Technology, Engineering and Mathematics) của chính phủ liên bang thu thập dữ liệu về phụ nữ và trẻ em gái theo học các khóa học STEM. Trong năm 2022, chỉ có 36% đơn đăng ký các khóa học STEM ở trường đại học và 16% đăng ký các khóa học STEM dạy nghề là của phụ nữ.

Và phụ nữ chỉ chiếm 27% lực lượng lao động trong tất cả các ngành STEM, giảm 1% so với năm 2020.

Loginovski tốt nghiệp thạc sĩ về robot tại Đại học Kỹ thuật Belarut vào năm 2008 và di cư đến Úc vào năm 2014 cùng chồng là Andrei, thạc sĩ vật lý tại Đại học Belarut.

Họ đã mở một trường dạy chế tạo rô-bốt vào năm 2017 và hiện đang dạy viết mã và lập trình cho học sinh tiểu học tại một số địa điểm ở Sydney, với kế hoạch sẽ mở rộng ra toàn nước Úc.

“Hiểu biết về robot là điều cần thiết. Xung quanh chúng ta hiện có nhiều robot, và sẽ có nhiều robot hơn trong tương lai. Vì vậy, chúng ta cần học cách làm việc với robot, sửa chữa và lập trình robot,” bà Loginovski nói.

anh-minh-hoa-tre-em-va-robot

Dạy chế tạo robot có thể mang lại lợi ích học tập cho trẻ em. © Thinklum Coding and Robotics School (SBS).

Ở Trung Quốc, các nghiên cứu gần đây về trẻ em cũng đã xác định được những lợi ích học tập khác.

“Giáo dục robot hay lập trình robot thực sự liên quan đến các kỹ năng của thế kỷ 21, chẳng hạn như tư duy sáng tạo, tư duy tính toán, kỹ năng giải quyết vấn đề,” Yang Weipeng, Trợ lý Giáo sư tại khoa Giáo dục Mầm non, Đại học Giáo dục Hồng Kông, cho biết.

Ông Yang đang xem xét lợi ích của việc giảng dạy về robot tại 13 trường mẫu giáo ở Hồng Kông và gần đây đã công bố kết quả của một nghiên cứu trước đó, trên 101 trẻ em từ 4 đến 6 tuổi ở Bắc Kinh.

“Chúng tôi muốn trẻ học tư duy tính toán trong những năm đầu đời. Và nó không chỉ là về một kỹ năng cụ thể như cách viết mã, cách lập trình, mà thực sự là cách suy nghĩ.”

Tại Sydney, cậu bé 12 tuổi Harrison Raactivand đã thiết kế một robot nguyên mẫu mà một ngày nào đó có thể được nâng kích thước để giúp chữa cháy.

“Robot này được thiết kế để cứu mạng những người lính cứu hỏa,” cậu bé nói trong khi trình diễn mô hình có bánh xe, được gắn vòi dẫn nước, đèn và camera.

“Từ một thiết bị thông minh, người điều khiển nó có thể nhìn xuyên qua camera. Mục đích là để nhân viên cứu hỏa không cần phải đi vào tòa nhà nếu điều đó có thể gây nguy hiểm.”

Ấn tượng với khả năng cứu người của nguyên mẫu robot này, một hội đồng giám khảo quốc tế tại Hàn Quốc đã trao giải nhất cho ‘robot cứu hỏa’ của Harrison tại Cuộc thi Robot Quốc tế năm 2022, vượt qua nhiều thiết kế từ Úc, Châu Âu và Châu Á.

“Em cảm thấy rất tự hào vì em không nghĩ nó sẽ giành chiến thắng, mặc dù đây chắc chắn là sáng tạo tốt nhất của em,” Harrison Raactivand nói.

Mẹ của Harrison, Nicole Raactivand, cho biết việc học cách thiết kế và chế tạo robot đã giúp con trai bà phát triển mạnh ở trường và cũng mang lại những lợi ích lâu dài.

anh-minh-hoa-tre-em-va-robot

Harrison Raactivand, 12 tuổi, với nguyên mẫu robot ‘lính cứu hỏa’. © SBS / Sandra Fulloon.

“Tôi là một giáo viên tiểu học và tôi có thể thấy rằng robot là tương lai. Rất nhiều công việc sẽ liên quan đến viết mã, sử dụng máy tính một cách tự tin trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Và người máy liên quan đến tất cả những điều đó.”

Harrison năm nay bắt đầu học trung học và hy vọng một ngày nào đó sẽ áp dụng kiến thức của mình vào khám phá không gian, thiết kế xe tự hành để thu thập các mẫu đất trên sao Hỏa.

“Em muốn nghiên cứu về không gian và xa hơn thế nữa. Em rất say mê robot và tin rằng chúng sẽ giúp ích rất nhiều khi chúng ta mở rộng ngành công nghiệp vũ trụ của mình.”

Ngoài ra còn có các ứng dụng khác nữa. Ông Loginovski nói rằng ngày càng có nhiều nhu cầu về robot tiết kiệm sức lao động cho phép con người có nhiều thời gian hơn để sáng tạo.

Ông nói: “Ở nhà, chúng tôi có một robot hút bụi giúp dọn dẹp nhà cửa và chúng tôi có một robot lau cửa sổ.

“Trí tuệ nhân tạo cũng đang giúp nông dân sử dụng đất và nước hiệu quả.

“Và robot có thể được thiết kế để làm việc trong nhà kho, trong các vai trò nâng và hạ vật nặng mà nếu con người làm thì dễ bị thương.”

Loginovskis muốn giới thiệu chương trình giáo dục robot của họ đến các cộng đồng nông thôn và vùng sâu vùng xa, “Chúng tôi muốn trao cơ hội cho tất cả những bộ óc trẻ ở Úc thử sức với người máy, kể cả những người sống ở vùng nông thôn. Đó là thứ không phải lúc nào họ cũng dễ dàng tiếp cận được.”

Anh Luong cho biết robot cũng nằm trong kế hoạch tương lai của mình, “Khi lớn lên, em muốn trở thành một nhà phát minh, có thể sẽ bao gồm lãnh vực người máy, khoa học và toán học.”

Và cô bé đã nghĩ về sáng tạo tiếp theo của mình, “Nếu tạo ra một robot thông minh hơn, có lẽ con sẽ lập trình cho nó sử dụng sóng não. Con luôn thích ý tưởng điều khiển thứ gì đó bằng bộ não, chẳng hạn như di chuyển rô bốt về phía trước chỉ bằng một cử chỉ của ngón tay.”

© Sandra Fulloon (Presented by Thanh Ngôn).

Thân mời đọc thêm @ SBS

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET (NnQ).)

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NNQ sưu tầm).

STEM-in-early-childhood-education

Ảnh minh họa. © wa.edu.au.

    ❖ Ghi chú: (★) ‘STEM’ stands for Science, Technology, Engineering and Mathematics (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học). STEM là một phương pháp học tập và phát triển tích hợp các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Thông qua STEM, học sinh phát triển các kỹ năng chính bao gồm: giải quyết vấn đề. sáng tạo. phân tích quan trọng…

Thế giới đang thay đổi và công nghệ kỹ thuật số đã trở thành một phần cốt lõi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Những tiến bộ trong công nghệ tác động đến mọi thứ, đặc biệt là thế giới việc làm. Toàn bộ các lĩnh vực việc làm đang gia tăng hoặc biến mất, cho nên lực lượng lao động theo kịp với sự thay đổi này…   Nguồn @ education.gov.au

    ❖ Dự án “Phụ nữ cũng có thể lập trình” (Bích Ngọc, Sarah Abo).‎‎ Ally Watson và Marcellina Mardian đã theo đuổi nghề nghiệp mà mọi người vẫn nghĩ là dành cho “phái mạnh” trong hơn 10 năm qua. Hai cô quyết định thay đổi điều này và bắt đầu dự án “Code like a girl”, có thể tạm hiểu là “lập trình như một cô gái.”

Những trang web mà các lập trình viên thực hiện trông giống như những thứ diễn ra đằng sau hậu trường, nó không giống với giao diện mà chúng ta thường thấy trên máy tính của mình. Những dòng lệnh viết bằng ngôn ngữ như là JavaScript, C-Sharp và Ruby chính là những dãy nhà hình thành nên mạng internet…   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY ( 8/2022)

    ❖ Những kỹ năng làm việc cần thiết đến năm 2030 (Hương Lan). Trong tương lai, các kiến thức khoa học công nghệ, kỹ năng giải quyết tình huống, tư duy phản biện sẽ rất cần thiết, và một người lao động trung bình sẽ đổi việc ít nhất 17 lần qua 5 lĩnh vực khác nhau, một phúc trình dự báo.

anh-minh-hoa

Ảnh minh họa. © SBS.

Phúc trình New Work Smarts của Tổ chức Người Úc trẻ (FYA) đã dự báo, trong vòng hai thập kỷ tới rất nhiều công việc sẽ thay đổi do vấn đề tự động hóa. Phúc trình cũng đồng thời cảnh báo về những thiếu sót trong hệ thống giáo dục – một hệ thống mà vẫn đang tiếp tục đánh giá học sinh dựa trên quan niệm cũ về ‘sự thông minh’.

‘Cần phải thay đổi cách học’ Robokids, một chương trình tổ chức các buổi hội thảo sáng chế robot của trẻ em đồng thời cung cấp các dịch vụ giáo dục cho trường học nhằm hỗ trợ các học sinh tham gia vào việc học trong thế kỷ 21 với công nghệ mới nhất. “Chúng ta thực sự cần áp dụng phương thức học tập này càng sớm càng tốt, bắt đầu tại trường mẫu giáo và áp dụng xuyên suốt trong chương trình giảng dạy,” Michele Miller…   Đọc tiếp @ SBS

    ❖ Thiên tài và thằng khùng.‎‎‎‎

    ❖ Những công trình phục vụ loài người của tỷ phú Elon Musk

    ❖ A.I. Là Ai? (Ngu Yên). A.I. Dịch ra là Trí tuệ Nhân tạo. Artificial Intelligent. Nói nôm na là Trí Giả Nhân. A.I. là ai, mà một nhà bác học lớn lao của thời đại chúng tôi, Stephen Hawkings, phải đặt ra câu hỏi: Liệu trí tuệ nhân tạo sẽ thông minh hơn con người hay không? Đọc tiếp TẠI ĐÂY